Quy định liên quan đến nhập khẩu và kinh doanh rau quả trên thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 42 - 44)

NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN QUA

2.1.3.1Quy định liên quan đến nhập khẩu và kinh doanh rau quả trên thị trường Nhật Bản

thị trường Nhật Bản

Mặt hàng rau quả muốn nhập khẩu và tiêu thụ thành công trên thị trường Nhật Bản phải đáp ứng được 2 nhóm quy định: quy định liên quan đến nhập khẩu và quy định liên quan đến kinh doanh rau quả trên thị trường Nhật Bản. Các quy định liên quan đến nhập khẩu là các quy định về kiểm dịch thực vật và vệ sinh thực phẩm mà hàng rau quả nhập khẩu phải đáp ứng được nếu muốn vượt qua khu vực ngoại quan để thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Các quy định liên quan đến kinh doanh rau quả là các quy định được áp dụng trong quá trình phân phối và tiêu thụ rau quả trên thị trường Nhật Bản. Cụ thể các quy định đó như sau:

a, Quy trình và quy định nhập khẩu

Việc nhập khẩu rau quả các loại phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ thực vật và Luật vệ sinh thực phẩm

* Luật bảo vệ thực vật

Theo Luật bảo vệ thực vật, để tránh tình trạng lây nhiễm các loại vi khuẩn, sâu bệnh..v..v..có khả năng gây tác hại cho cây trồng và mùa màng ở Nhật Bản thì các sản phẩm rau quả có nguy cơ chứa loài ruồi trái cây Địa Trung Hải, bọ cánh cứng vùng Colorado, cây trồng có rễ, cây trồng có đất..v..v..sẽ không được phép đưa vào thị trường Nhật Bản. Luật bảo vệ thực vật có quy định cụ thể về danh sách các sản phẩm từ những vùng có nguy cơ lây nhiễm cao và cấm nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản. Các sản phẩm có nguy cơ lây nhiễm sẽ bị khử nhiễm bằng cách đốt cháy, xông khói hay trả lại.

Hàng nhập khẩu phải có “Chứng nhận kiểm dịch thực vật” của nước xuất khẩu. Cùng với “Chứng nhận kiểm dịch thực vật”, nhà nhập khẩu phải nộp “Đơn xin giám định hàng nhập khẩu” tại cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản.

Có một số loại rau quả trong danh mục cấm nhập khẩu của Nhật Bản có thể được phép nhập khẩu nếu được xác nhận là đã đông lạnh, sấy khô hoàn toàn, muối hay qua quy trình chế biến tương đương. Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu phải trình “Chứng nhận kiểm dịch thực vật” của nước xuất khẩu và xác nhận rằng thực phẩm đã được đông lạnh nhanh ở nhiệt độ không quá -17,80C. Nếu rau quả nhập khẩu không nằm trong danh sách cấm nhập khẩu, nhà nhập khẩu chỉ cần xác nhận của nhà sản xuất nước ngoài rằng thực phẩm đã được đông lạnh ở nhiệt độ không quá -17,80C.

* Luật vệ sinh thực phẩm

Sau khi hoàn tất thủ tục kiểm dịch thực vật, nhà nhập khẩu cần nộp mẫu đơn “Khai báo nhập khẩu thực phẩm” theo Luật vệ sinh thực phẩm. Các bộ phận giám sát kiểm dịch thực phẩm tại các phòng thí nghiệm của Nhật Bản sẽ tiến hành kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm, thành phần và dư lượng các chất hoá học, chất phụ gia và chất phóng xạ có trong rau quả nhập khẩu nói chung và cả khả năng nhiễm khuẩn, vi khuẩn coll đối với rau quả động lạnh nói riêng.

Trước khi xuất khẩu, nhà xuất khẩu có thể gửi mẫu hàng đến giám định tại Phòng giám định của Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản hay các cơ quan chức năng của nước xuất khẩu. Kết quả giám định này có thể được coi là chứng từ hợp pháp cho nhập khẩu thực phẩm vào Nhật Bản. Nhà xuất khẩu cũng có thể sử dụng dịch vụ khai báo điện tử qua FAINS.

b, Các quy định về lưu thông trên thị trường Nhật Bản

Rau quả tươi và rau quả đông lạnh khi lưu thông trên thị trường Nhật Bản phải tuân thủ các quy định của Luật vệ sinh thực phẩm, Luật JAS, Luật đo lường, Luật bao bì và tái chế bao bì, Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.

* Luật vệ sinh thực phẩm

Luật vệ sinh thực phẩm cấm kinh doanh những loại thực vật chứa độc tố hoặc có những chất phụ gia có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ con

người. Luật này cũng quy định các thông tin cần thiết phải có trên nhãn mác rau quả đông lạnh và quy định về nhãn mác sản phẩm biến đổi gen.

* Luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản ( luật JAS)

Luật JAS ban hành vào tháng 5 năm 1970 quy định các tiêu chuẩn về chất lượng, đưa ra các quy tắc về việc ghi nhãn chất lượng và đóng dấu chất lượng tiêu chuẩn JAS. Luật JAS được áp dụng cho các mặt hàng như: đồ uống, sản phẩm chế biến, các mặt hàng nông nghiệp, lâm sản, thú nuôi..v..v.. Đối với sản phẩm rau quả, luật JAS quy định các tiêu chuẩn về chất lượng, các tiêu chuẩn nhãn mác phải thể hiện đầy đủ các thông tin của sản phẩm như: tên hàng hoá, nước xuất xứ, thành phần, nhà sản xuất, phương pháp bảo quản..v..v..

* Luật đo lường

Rau quả đông lạnh được đóng gói và bán lẻ phải ghi rõ trọng lượng tịnh của sản phẩm

* Luật bao gói và tái chế bao bì

Luật bao gói và tái chế bao bì khuyến khích tái sử dụng và tái chế các loại bao bì đã qua sử dụng, thu gom và chọn lọc các loại bao bì của người tiêu dùng cũng như cộng đồng đối với các loại bao bì bằng thuỷ tinh, giấy, chai PET và plastic.

* Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên

Từ tháng 4 năm 2001, Nhật Bản áp dụng quy định mới đối với bao bì bằng giấy không chứa nhôm, bao bì bằng plastic bên cạnh các quy định hiện hành đối với bao bì bằng thép, nhôm và chai PET.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 42 - 44)