NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN QUA
2.1.2.4 Một số điều cần lư uý khi xuất khẩu rau quả vào thị trường Nhật Bản
Nhà sản xuất nước ngoài
Nhà nhập khẩu
Nhà phân phối (trừ thị trường bán buôn)
Các thị trường bán buôn
Các nhà buôn trung gian Các thương nhân
bán lẻ khác Siêu thị Thương nhân
Người tiêu dùng
Nguồn: Jetro
2.1.2.4 Một số điều cần lưu ý khi xuất khẩu rau quả vào thị trườngNhật Bản Nhật Bản
Từ việc phân tích thị hiếu tiêu dùng, đặc điểm thị trường và hệ thống phân phối rau quả trên thị trường Nhật Bản, các nhà xuất khẩu rau quả cần lưu ý những vấn đề sau đây khi xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản:
Đối với hoạt động phân phối, cần hiểu rõ hệ thống đấu giá trên thị trường bán buôn và chi phí gia tăng trong khâu phân phối. Chi phí phân phối rau quả tươi khá cao do cần phải đảm bảo độ tươi mới cho rau quả, chi phí phân loại, đóng gói và giao hàng trong ngày trên thị trường bán buôn. Nhà xuất khẩu có thể thành công nếu với những chi phí này, họ vẫn có thể cung cấp rau quả tươi với mức giá thấp hơn rau sản xuất nội địa. Bên cạnh
đó, nhà xuất khẩu sẽ có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn nếu ký được hợp đồng trực tiếp với các nhà phân phối lớn để cung cấp rau quả tươi trực tiếp cho họ.
Với những mặt hàng rau quả không thông dụng đối với người tiêu dùng Nhật Bản, các nhà xuất khẩu cần phối hợp với các đối tác nhập khẩu để mở các chiến dịch quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng, đưa ra các hướng dẫn sử dụng và nhấn manh đến những tác dụng có lợi của sản phẩm.
Để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng của thị trường Nhật Bản, nhà sản xuất và xuất khẩu cần phải nghiên cứu các phương pháp trồng trọt phù hợp với các tiêu chuẩn Nhật Bản, kiểm tra nghiêm ngặt dư lượng thuốc trừ sâu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt quá trình thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ rau quả xuất khẩu. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu có thể tham khảo các tiêu chuẩn của Hiệp hội đông lạnh thực phẩm Nhật Bản để đảm bảo cung cấp những sản phẩm rau quả đông lạnh phù hợp.