Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 26 - 29)

a. Đối với mặt hàng rau

Trung Quốc vừa là nước nhập khẩu vừa là nước xuất khẩu rau hàng đầu thế giới, chiếm 15,8% thị phần xuất khẩu rau của thế giới. Các sản phẩm rau thế mạnh của Trung Quốc là các sản phẩm rau ôn đới và cận nhiệt đới như: bắp cải, su hào, tỏi, cà chua, rau đậu, măng tây, ngô rau. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu rau tươi, rau đã sơ chế hoặc bảo quản. Tổng kim ngạch xuất khẩu các loại rau của Trung

Quốc ở dạng tươi, sơ chế và chế biến tăng nhanh từ 2,64 tỉ USD năm 1999 lên 3,64 tỉ USD năm 2002, 4,64 tỉ năm 2003 và 9,69 tỉ USD năm 2006 (gấp gần 37 lần kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2006 là 263 triệu USD), bình quân tăng trên 30%/năm, trong đó xuất khẩu rau tươi của Trung Quốc chiếm 16,5% thị phần thế giới, xuất khẩu rau chế biến chiếm 15%. Đối với thị trường Nhật Bản, Trung Quốc hiện nay đang là nước có kim ngạch xuất khẩu rau quả vào thị trường Nhật Bản lớn nhất, chiếm trên 30% thị phần, trong khi đó thị phần của rau quả Việt Nam chỉ khoảng 0,4%.

Như vậy, có thể nói, Trung Quốc là một trong những quốc gia có mô hình sản xuất và xuất khẩu rau thành công nhất trên thế giới. Những bài học kinh nghiệm trong thúc đẩy xuất khẩu rau ra thị trường thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng của Trung Quốc và các vấn đề có thể vận dụng cho Việt Nam là:

- Đối với chủng loại xuất khẩu, Trung Quốc không chủ trương xuất khẩu dàn trải và đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu. Trung Quốc tập trung lựa chọn một số sản phẩm rau ôn đới và cận nhiệt đới dễ bảo quản và vận chuyển mà trong nước có lợi thế sản xuất để đẩy mạnh xuất khẩu như: các loại cà chua (chiếm 54% sản lượng toàn cầu), rau đậu các loại (chiếm 62% sản lượng toàn cầu), bí ngô (chiếm 23% toàn cầu), đậu Hà Lan (chiếm 17% toàn cầu).

- Những thị trường gần về vị trí địa lý là những thị trường chiến lược của rau xuất khẩu Trung Quốc, trong đó có thị trường Nhật Bản. Ở những thị trường này, Trung Quốc rất chú trọng các công tác xúc tiến xuất khẩu như: Marketing xuất khẩu, quảng cáo, tham gia tích cực các hội chợ, triển lãm….trong đó, công tác Marketing xuất khẩu được Trung Quốc đặc biệt coi trọng.

- Trung Quốc rất chú trọng đầu tư áp dụng kỹ thuật bảo quản rau xuất khẩu nhằm đảm bảo rau xuất khẩu giữ được độ tươi ngon lâu trong quá trình vận chuyện và tiêu thụ trên thị trường nước ngoài.

- Trung Quốc thực hiện hỗ trợ tín dụng và miễn thuế xuất khẩu rau cho các doanh nghiệp kinh doanh rau xuất khẩu nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình.

b. Đối với mặt hàng trái cây (quả)

Trung Quốc là nước xuất khẩu quả tươi lớn thứ sáu toàn thế giới. Kim ngạch xuất khẩu quả tươi của Trung Quốc tăng khá nhanh từ mức 425 triệu USD năm 1999 lên 751 triệu USD năm 2003 và hơn 1,5 tỉ USD năm 2006, bình quân tăng trên 20%/năm. Trung Quốc xuất khẩu các loại quả dưới dạng tươi là chính (chiếm 90%), các loại quả chế biến để xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 10%). Kinh nghiệm trong việc đẩy mạnh xuất khẩu trái cây và phát triển thị trường của Trung Quốc là:

- Trung Quốc tập trung các nỗ lực Marketing xuất khẩu để mở và giữ vững một số thị trường có vị trí địa lý gần so với Trung Quốc, trong đó có thị trường Nhật Bản (chiếm khoảng 28% tổng sản lượng trái cây xuất khẩu của Trung Quốc).

- Chú trọng khâu bảo quản quả tươi xuất khẩu trên cơ sở khuyển khích áp dụng cả các công nghệ hiện đại và các công nghệ truyền thống, hoặc kéo dài thời gian thu hoạch nhằm hạn chế tính mùa vụ cao của trái cây xuất khẩu, từ đó đảm bảo chủ động nguồn hàng xuất khẩu. Biện pháp này đã tạo lợi thế cạnh tranh hơn góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho trái cây Trung Quốc khi có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng rau quả trái mùa đang ngày càng tăng của người tiêu dùng.

- Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu trái cây bằng cách sử dụng các công cụ kinh tế như: miễn thuế xuất khẩu, phát triển biên mậu và khuyến khích xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch…

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w