Mục tiêu của môn Toán không chỉ trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức toán học mà mục tiêu mới và quan trọng của việc dạy học toán là giúp học sinh tích cực ứng dụng các kiến thức và
Trang 1A- MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Giáo dục tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng đặt nền móng cho
sự phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân Cùng với các môn học khác, có thể nói môn Toán có một vai trò, vị trí hết sức quan trọng bởi: Các kiến thức và kỹ năng môn Toán có nhiều ứng dụng trong đời sống, cần thiết cho người lao động, cần để học tốt các môn học khác Thông qua môn học giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực Mặt khác, thông qua thực hành rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, giải quyết vấn đề, kỹ năng phân tích diễn đạt góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo hình thành các phẩm chất cần cù, sáng tạo của người lao động Mục tiêu của môn Toán không chỉ trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức toán học mà mục tiêu mới và quan trọng của việc dạy học toán là giúp học sinh tích cực ứng dụng các kiến thức và kỹ năng môn Toán vào việc giải quyết các tình huống thường gặp trong đời sống hàng ngày, nhằm hình thành tác phong học tập, làm việc có khoa học,
có tinh thần hợp tác, độc lập, sáng tạo và tự tin Như vậy dạy toán cho học sinh Tiểu học, giáo viên không chỉ chú ý dạy kiến thức tức là "dạy cái gì?" mà cái quan trọng cốt yếu nhất là dạy cách tư duy của toán học cho trẻ nghĩa là dạy cho trẻ phương pháp học Nhiều giải pháp được nghiên cứu và áp dụng nhằm đạt mục tiêu trên trong đó vấn đề đổi mới về phương pháp và hình thức dạy học là một giải pháp đáng được quan tâm nhất
Trong xu hướng phát triển giáo dục hiện đại, việc sử dụng trò chơi trong dạy học nói chung và môn Toán nói riêng được xem là một hình thức, một phương pháp dạy học tích cực bởi sử dụng trò chơi trong dạy học giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách nhẹ nhàng, hứng thú "Thông qua hoạt động vui chơi
để tiến hành hoạt động học tập " nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 1- 2 – 3, vì thế dạy học bằng trò chơi nó lôi cuốn học sinh tham gia, gây hứng thú học tập, góp phần làm cho tiết học trở nên sinh động, nhẹ nhàng, phát
Trang 2huy được tính chủ động, sáng tạo, tực giác cao của học sinh nâng cao hiệu quả tiết học
Tuy nhiên, qua thực tế dạy học ở tiểu học, tôi nhận thấy: Hiện nay việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Toán chưa được nhiều giáo viên quan tâm, sử dụng, việc sử dụng mới chỉ dừng lại ở mức độ hình thức mà chưa phát huy hiệu quả của trò chơi toán học Phần lớn giáo viên chưa được trang bị đầy đủ về nguyên tắc thiết kế và tổ chức trò chơi, chưa có hệ thống trò chơi toán khoa học
và phong phú, năng lực tổ chức còn nhiều hạn chế Vì thế, họ chưa mạnh dạn sử dụng trò chơi trong dạy học toán Chính vì những vấn đề trên, tôi mạnh dạn chọn
đề tài: " Một số trò chơi toán học cho học sinh lớp 1-2-3 trường Tiểu học Đông Tân- Thành Phố Thanh Hóa ".
2 Mục đích nghiên cứu:
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với hoạt động giao lưu Hình thành và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện
Góp phần gây hứng thú môn học cho học sinh, một môn học được coi là khó khăn, hắc búa thì việc đưa ra trò chơi toán nhằm mục đích để các học mà chơi, chơi mà học Trò chơi Toán học không chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó
3 Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 1-2-3 trường Tiểu học Đông Tân – Thành Phố Thanh Hóa năm học 2014-2015
4 Phương Pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
+ Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục …có liên quan đến nội dung đề tài
+ Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên , các loại sách tham khảo, toán tuổi thơ, giúp em vui học toán…
Trang 3- Phương pháp nghiên cứu thực tế:
+ Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các trò chơi Toán học + Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học
+ Tổ chức và tiến hành quá trình thực nghiêm sư phạm ( soạn giáo án đã thông qua các tiết dạy để kiểm tra tính khả thi của đề tài)
B NỘI DUNG TRÒ CÁC TRÒ CHƠI TOÁN HỌC CỦA HỌC SINH LỚP
3A TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG TÂN
I CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Muốn học sinh Tiểu học học tốt môn Toán thì mỗi giáo viên không chỉ phải truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc, làm cho học sinh học tập một cách thụ động Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhật và kết quả học tập của học sinh sẽ không cao
Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày
Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh Vì vậy người giáo viên phải gây hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập.Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất Các trò chơi có nội dung toán học lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em.Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm Khi tôi đưa ra được các trò chơi toán học cho học sinh lớp 1-2-3 một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày càng nâng cao
II- THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN
LỚP 1-2-3 Ở TIỂU HỌC
1 Thực trạng:
Trang 4* Thực trạng về nhận thức của giáo viên đối với việc dạy toán sử dụng trò chơi:
- Qua thực tế tìm hiểu, tham khảo ý kiến đồng nghiệp cho thấy: đa số giáo viên đều nhận thức chưa thật đúng đắn về sử dụng trò chơi trong dạy học Toán
Có ý kiến cho rằng trò chơi chỉ là một biện pháp củng cố kiến thức, họ nặng về hướng học sinh vào việc "học cái gì?" mà chưa chú ý tới các mặt giáo dục và phát triển khác Một số ít giáo viên coi trò chơi trong dạy học toán là phương pháp dạy học tích cực, là một hình thức dạy học nhẹ nhàng, hấp dẫn học sinh, đây là quan điểm đúng đắn song họ lại thiếu hiểu biết về lý luận thiết kế và tổ chức trò chơi nên chưa mạnh dạn áp dụng vào quá trình dạy học toán
Một số ít giáo viên lại cho rằng trò chơi chỉ thực hiện đối với các môn học mang tính khoa học tương đối như đạo đức, tự nhiên, xã hội còn với môn Toán thì đòi hỏi tính chính xác, tính khoa học tuyệt đối nên sử dụng trò chơi trong dạy học là không có hiệu quả
Qua dự giờ thăm lớp tôi thấy hầu như giáo viên sử dụng trò chơi chưa hợp
lý, kém chất lượng, cấu trúc trò chơi lỏng lẻo Phần lớn trò chơi được đưa vào dạy toán là trò chơi vận động nhằm củng cố tri thức, chưa tổ chức được các trò chơi suy luận nhằm phát hiện, hình thành tri thức mới hoặc phát triển khả năng
tư duy của toán học cho học sinh
Mặt khác việc lựa chọn trò chơi còn quá máy móc, hệ thống trò chơi còn quá nghèo nàn, đơn điệu phổ biến là trò chơi đơn giản như nối nhanh kết quả, tìm đúng sai, điền số vào ô trống Vì lẽ đó mà trò chơi chỉ mang tính giải toả tâm lý, củng cố một số tri thức đơn giản chưa phát huy được tính sáng tạo, bồi dưỡng toán cho học sinh
Giáo viên còn quá lệ thuộc vào tài liệu, chưa thật sự linh hoạt, sáng tạo để thiết kế, tổ chức trò chơi
Qua khảo sát thực tế lớp 1-2-3 Trường Tiểu học Đông Tân khi sử dụng các trò chơi chưa hợp lý, thì kết quả đạt được như sau:
Lớp Số
HS
Trang 51C 22 0 0 0 5 5 6 5 1 0 45,4 50 4,6
2- Nguyên nhân của thực trạng:
a) Về phía giáo viên:
- Do năng lực trình độ của giáo viên còn hạn chế Năng lực tổ chức và vận dụng các phương pháp mới (phương pháp trò chơi) chưa thật linh hoạt, sáng tạo
- Giáo viên chưa được trang bị đầy đủ hệ thống lý luận về trò chơi nên chưa mạnh dạn thiết kế và áp dụng các trò chơi trong dạy học toán
- Giáo viên còn vận dụng phương pháp trò chơi quá máy móc, đơn điệu lệ thuộc quá nhiều vào tài liệu gây sự nhàm chán đối với học sinh Việc đánh giá còn mang nặng tính thắng thua, chưa chú ý đến việc khuyến khích học sinh, hình thức khen, chê thiếu tính sư phạm nó tạo ra tâm lý hụt hẩng, tự ty và thiếu
tự tin cho một số học sinh
- Giáo viên chưa thật sự đầu tư, nghiên cứu để thiết kế được hệ thống trò chơi phong phú, hấp dẫn, phù hợp với nội dung tiết học và đối tượng học sinh,
mà đa số trò chơi sử dụng trong tiết toán là điền đúng sai, nối nhanh, điền số vào
ô trống Do trò chơi quá đơn điệu, gây sự nhàm chán cho học sinh, loại trò chơi
đó chỉ mang tính giải quyết bài tập chưa phát huy hết ý nghĩa đích thực của trò chơi, mới mang tính hình thức
- Trong quá trình chơi, do tổ chức quá lỏng lẻo, luật chơi không rõ ràng, khả năng bao quát học sinh của một số giáo viên còn kém vì thế trong khi chơi học sinh chưa thật tập trung, gây ồn, thiếu tính kỷ luật điều này gây tâm lý ngại
tổ chức, sử dụng trò chơi trong tiết học cho giáo viên
b) Về phía học sinh:
Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều, một số em hổng kiến thức toán cơ bản nên giảm hiệu quả trò chơi đặc biệt đối với những trò chơi có tính suy luận Do tính tự nhiên, khả năng kiểm soát, kiềm chế hành động của học sinh còn kém nên gây khó khăn cho việc tổ chức trò chơi trong học tập
c) Về cơ sở vật chất:
Sách giáo khoa và sách hướng dẫn chưa có định hướng rõ ràng, về trò chơi trong từng dạng bài, từng bài cụ thể
Trang 6Phương tiện phục vụ phần lớn do giáo viên tự tìm tòi, thiết kế hay mua sắm vì thế nó trở ngại cho giáo viên khiến họ ngại tổ chức sử dụng trò chơi trong tiết học toán
Phòng học chưa đạt tiêu chuẩn gây khó khăn cho việc sử dụng trò chơi Thời lượng giành cho tiết toán ngoại khoá hầu như chưa có nên việc tiến hành các trò chơi toán học mang tính suy luận còn hạn chế
III MỘT SỐ GIẢI PHÁP
- Nâng cao trình độ và nhận thức cho giáo viên, làm tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên, tổ chức tận cơ cở và trường học các buổi tổng kết kinh nghiệm để giáo viên trực tiếp tiếp tham gia thảo luận, không nên chỉ triển khai với các cấp lãnh đạo
- Cần trang bị đầy đủ hệ thống lý luận về thiết kế và tổ chức trò chơi toán học cho giáo viên; giúp giáo viên hiểu đúng hơn về ý nghĩa của trò chơi đối với học sinh
- Các tài liệu (sách giáo khoa, sách giáo viên) cần có định hướng về trò chơi cho giáo viên tham khảo, cần xây dựng được hệ thống trò chơi phù hợp với nội dung, với đối tượng và điều kiện dạy học
- Đôn đốc giáo viên trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Cần cập nhật các thông tin; áp dụng vào điều kiện thực tế để linh hoạt, sáng tạo hơn, không quá máy móc, rập khuôn, lệ thuộc quá nhiều vào tài liệu hướng dẫn Mỗi giáo viên là một tấm gương đi đầu trong việc tìm tòi, thiết kế các trò chơi; làm đồ dùng dạy học đơn giản bằng các nguyên liệu hiện có, động viên học sinh cùng thực hiện
- Cần có chính sách thay thế, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học: Cần trang bị các đồ dùng sử dụng trò chơi hoặc các nguyên vật liệu để giáo viên thuận lợi hơn khi làm các đồ dùng, thiết kế phòng học, bàn ghế đảm bảo cho môi trường học tập diễn ra thuận lợi hơn
- Tăng thời lượng dạy học môn Toán, cần có những buổi học toán ngoại khoá để tổ chức được các trò chơi toán mang tính sáng tạo, bồi dưỡng tư duy,
Trang 7năng khiếu toán cho học sinh hoặc cần triển khai tốt mô hình dạy học tự chọn vào nhà trường tiểu học
- Cần tạo điều kiện về mọi mặt thời gian cho giáo viên: Bởi hiện nay giáo viên tiểu học chẳng hạn ở địa bàn chúng tôi: 100% giáo viên đứng lớp phải dạy hết tất cả các môn văn hoá, kiêm chủ nhiệm và mỗi tuần phải dạy thêm 3 - 5 buổi học tăng buổi, ngoài ra còn sinh hoạt chuyên môn, họp hội đồng, sinh hoạt đội sao, văn hoá, văn nghệ Hầu như cả tuần phải đến trường ngày hai buổi
Vì thế không thể có thời gian để giáo viên nghiên cứu sáng tạo trong việc thực hiện đổi mới phương pháp, buộc giáo viên phải lệ thuộc vào tài liệu là chủ yếu Như vậy cần bố trí và sử dụng lực lượng lao động (giáo viên) phù hợp với mức
độ yêu cầu công việc của họ để hiệu quả đạt được cao hơn, tránh áp lực cho giáo viên
- Để trò chơi được tiến hành tốt, mọi học sinh đều tham gia chơi một cách chủ động thì yêu cầu giáo viên phải biết lựa chọn trò chơi có nội dung phù hợp, hình thức chơi đơn giản; có nghệ thuật tổ chức, thuyết phục và khuyến khích học sinh, phải chú ý tới tất cả các đối tượng
1 Cách phân loại trò chơi học tập toán:
Cách 1: Phân loại theo số lượng người tham gia:
Trò chơi tập thể
Trò chơi cá nhân
Cách 2: Phân loại theo tính chất hoạt động:
Trò chơi trí tuệ
Trò chơi vận động
Cách 3: Phân loại theo mục đích dạy học:
Trò chơi hình thành tri thức mới
Trò chơi củng cố kiến thức, luyện tập kỷ năng
Trò chơi luôn rèn luyện tư duy, hoạt động sáng tạo (trong giờ ôn tập, ngoại khoá)
Cách 4: Phân loại theo các mạch kiến thức của toán Tiểu học:
Trò chơi tính toán
Trang 8Trò chơi về vẽ hình, dán hình, cắt ghép hình
Trò chơi về giải toán, giải đố
Trò chơi gắn với đo đại lượng
2 Cấu trúc của một trò chơi học tập:
Một trò chơi học tập có cấu trúc gồm bốn phần:
a) Mục đích trò chơi:
Mục đích trò chơi chính là nội dung chủ yếu của trò chơi, là mục đích học tập cần đạt tới kiến thức, kỹ năng, hoạt động sáng tạo của việc tổ chức trò chơi Việc xác định đúng mục đích giúp giáo viên lựa chọn đúng trò chơi phù hợp đối tượng
b) Tên trò chơi:
Là hình thức thể hiện trò chơi Tên trò chơi có khả năng gây chú ý, lôi cuốn, hấp dẫn người tham gia Vì thế cần lựa chọn những "Đề trò" có tính hài hước, dí dỏm
c) Luật chơi:
Đây là những quy tắc trò chơi đòi hỏi bất kỳ ai tham gia chơi đều phải tuân theo nhằm đảm bảo cho cuộc chơi diễn ra có hiệu quả và đạt được mục đích đề ra Người tham gia chơi phải tôn trọng luật chơi nhằm giải quyết các tình huống, vì thế "luật chơi" không quá đơn giản nhưng cũng không được quá khó, thiếu tính sư phạm
d) Thưởng phạt:
Vấn đề thưởng phạt không kém phần quan trọng trong mỗi trò chơi Nó chính là động cơ khích lệ người chơi, giúp các em cố gắng, nhạy bén, linh hoạt, hứng thú hơn trong quá trình xử lý tình huống để giành phần thắng Chính vì thế
mà giáo viên cần có hình thức thưởng phạt hợp lý, nhẹ nhàng, hấp dẫn, cần đánh giá một cách khách quan, công bằng, phân minh tạo tinh thần thoải mái, thích thú, đưa lại cho học sinh niềm tin vào giáo viên, niềm vui trong lao động học tập Tránh hiện tượng đánh giá phiến diện; đề cao đội thắng và chê trách đội thua làm các em thiếu tự tin, tự ty gây tâm lý hụt hẫng cho các em chưa đạt yêu cầu trong cuộc chơi
3 Nguyên tắc tổ chức trò chơi học tập:
Trang 9a) Nguyên tắc trò chơi học tập:
Trò chơi phải đảm bảo tính mục đích nghĩa là phải xác định rõ mục đích cần cung cấp tri thức nào, củng cố những kiến thức và kỹ năng gì, phát triển hoạt động sáng tạo nào cho học sinh để học sinh từ đó đề ra các nhiệm vụ học tập tương ứng cho học sinh
Trò chơi phải đảm bảo tính vừa sức tức là phải phù hợp với năng lực, trình độ học sinh, trò chơi không nên quá khó hoặc quá dễ; phù hợp với nội dung bài học, chương trình
Trò chơi phải đảm bảo tính khả thi; phù hợp với điều kiện dạy học, hoàn cảnh thực tế về thời gian, không gian các thiết bị phục vụ trò chơi Đảm bảo sự kết hợp giữa các yếu tố cấu thành trò chơi trong sinh hoạt của các em với nội dung kiến thức; trò chơi được sử dụng các thiết bị đơn giản; tự tạo ra bằng các vật liệu địa phương, tận dụng các nguyên liệu gần gũi sẵn có
b) Nguyên tắc tổ chức trò chơi:
Tổ chức trò chơi là bước quan trọng, có thể tiến hành tổ chức đồng loạt, theo từng nhóm hoặc theo tổ chức, theo cá nhân Trò chơi có thể là trò chơi vận động, trò chơi trí tuệ Có thể được tiến hành vào đầu tiết học, giữa tiết học hay giờ chơi, giờ học ngoại khoá Song khi tổ chức trò chơi cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Đảm bảo cho mọi học sinh hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách chơi
- Đảm bảo trò chơi được tổ chức một cách tự nhiên, gây hứng thú cho học sinh; thu hút được mọi học sinh tham gia
- Đảm bảo luân phiên các trò chơi một cách hợp lý
- Đảm bảo thời gian, không gian không kéo dài thời gian chơi làm phân tán tập trung và giảm tính kích thích của trò chơi, song cũng không nên vội vàng quá khiến học sinh chơi một cách thiếu bình tĩnh, tính toán và thực hiện trò chơi một cách hủ hoá, khiến trò chơi đạt hiệu quả không cao
4 Các bước tiến hành một trò chơi học tập:
a) Bước 1: Chuẩn bị
Trang 10Giáo viên lựa chọn trò chơi, dự kiến cách chơi, phương tiện phục vụ trò chơi hoặc có thể giao cho học sinh chuẩn bị những đồ dùng đơn giản
b) Bước 2: Công bố luật chơi
Đây là bước đóng vai trò quan trọng giúp học sinh nắm được mục đích chơi, cách chơi, ai chơi trực tiếp, ai cổ động, ai đánh giá, đánh giá như thế nào; phần thưởng là gì? Thời gian chơi bao lâu nên giáo viên cần diễn đạt ngắn gọn, chính xác để học sinh nắm vững luật chơi Lời hướng dẫn cần sinh động hấp dẫn có tác dụng lôi cuốn học sinh sẵn sàng tham gia vào trò chơi
c) Bước 3: Tổ chức và điều khiển hoạt động chơi
Giáo viên phải phát lệnh để học sinh tiến hành chơi, trong quá trình học sinh tiến hành chơi giáo viên cần giám sát tỉ mỉ để có thể có những pha gợi động cơ, hướng đích cho học sinh đồng thời phát hiện những mặt tiêu cực xảy ra trong quá trình chơi để khắc phục ngay, đảm bảo tính kỷ luật cao trong khi chơi
d) Bước 4: Tổng kết cuộc chơi
Giáo viên cần quan tâm chi tiết từng bước hoạt động trò chơi để đánh giá kết quả, cùng học sinh tìm ra đội thắng trong cuộc chơi Cần có cách thức đánh giá phù hợp, không quá đề cao đội thắng tránh gây sự căng thẳng, tự ty, nản chí đối với đội thua, không nên so sánh, suy bì mà tỏ ra hài lòng với kết quả mà học sinh tìm ra Thông qua việc đánh giá một cách khách quan, công bằng, lời khen ngợi của giáo viên sẽ tạo niềm tin tưởng, niềm vui trong học tập cho học sinh; tạo hứng thú học tập cho các em
5 Về thời gian, thời điểm, địa điểm tổ chức trò chơi Toán:
- Thời gian: Thời gian chơi phụ thuộc vào mục đích, tính chất của trò chơi nhưng thường diễn ra trong khoảng 5 - 10 phút
- Thời điểm: Có thể tổ chức vào đầu tiết (trò chơi hình thành tri thức), giữa tiết (trò chơi luyện tập, củng cố tri thức) hoặc cuối tiết học (củng cố, khắc sâu tri thức, rèn luyện kỹ năng) Đôi khi tổ chức vào giờ chơi, giờ ngoại khoá (trò chơi suy luận, củng cố, mở rộng tri thức, phát triển tư duy sáng tạo)
- Địa điểm: Trò chơi được sử dụng trong tiết học thường tổ chức trong lớp; trò chơi trong tiết toán ngoại khoá có thể tổ chức ngoài phòng học