0
Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Thực hiện tốt quy trình tín dụng và nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án các dự án cho vay

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHCT SƠN LA (Trang 49 -51 )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHCT SƠN LA

3.2.2 Thực hiện tốt quy trình tín dụng và nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án các dự án cho vay

định tài chính dự án các dự án cho vay

 Thực hiện tốt quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế các sai sót, hạn chế khả năng rủi ro và nâng cao chất lượng của từng khoản vay. Hiện nay tại chi nhánh NHCT Sơn La, quy trình tín dụng đã được ban hành tương đối chặt chẽ và cụ thể hoá theo từng loại tín dụng. Toàn bộ hệ thống NHCT đã bước đầu thực hiện quy trình tín dụng theo nguyên tắc Balse ( 2000), theo đó tách bạch về tổ chức 3 khâu: Quan hệ khách hàng, đánh giá rủi ro tín dụng và quyết định tín dụng. Tuy nhiên, cần chi tiết hơn nữa với từng loại cho vay, từng loại khách hàng, cần có các văn bản hướng dẫn chi tiết về hướng dẫn lập tờ trình… Trong quá trình thực hiện quy trình tín dụng cần chú ý:

+ Bám sát các cơ chế về tín dụng và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng của nhà nước.

+ Nên có những quy định rõ nội dung từng khâu công việc, trách nhiệm cụ thể của cán bộ liên quan trong khâu thẩm định, kiểm soát và xét duyệt cho vay.

+ Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, làm sai quy trình, nên tránh xu hướng buông lỏng các điều kiện tín dụng trong cạnh tranh nhằm lôi kéo, thu hút khách hàng có thể dẫn tới không bảo đảm chất lượng tín dụng, tăng nguy cơ rủi ro.

 Thẩm định là khâu quan trọng để giúp ngân hàng đưa ra các quyết định đầu tư một cách chuẩn xác, từ đó nâng cao được chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, bảo đảm hiệu quả tín dụng vững chắc. Do vậy, tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế ở địa bàn, từng loại khách hàng và dự án, phương án mà khi thẩm định các dự án, phương án cụ thể, cán bộ tín dụng cần vận dụng, xem xét linh hoạt các quy định trong quy trình thẩm định nhưng phải tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các vấn đề thuộc về nguyên tắc,

tránh thẩm định tuỳ tiện, sơ sài hoặc không chính xác, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm định, tái thẩm định.

Thẩm định gồm hai bước cơ bản là thu thập và xử lý thông tin. Cụ thể: + Thu thập thông tin: Ngân hàng có thể thu thập thông tin về khách hàng từ rất nhiều nguồn khác nhau như trực tiếp phỏng vấn người xin vay, các báo cáo tài chính, CIC,…Tuy nguồn cung cấp khá nhiều song độ tin cậy là chưa cao. Tại chi nhánh NHCT Sơn La, việc thu thập thông tin vẫn chủ yếu do khách hàng cung cấp như phỏng vấn khách hàng, các báo cáo tài chính… Đây là nguồn thông tin dễ tìm kiếm nhưng độ tin cậy là không cao vì để có thể vay được vốn tại ngân hàng, khách hàng thường cung cấp cho ngân hàng những thông tin sai lệch, thiếu trung thực. Do vậy, trong thời gian tới chi nhánh cần mở rộng phạm vi thu thập thông tin từ các nguồn khác như: cử cán bộ có kiến thức nghiệp vụ ngân hàng và có chuyên môn lĩnh vực khách hàng đang kinh doanh xuống cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để nắm bắt thông tin; cập nhật các thông tin về kinh tế - kỹ thuật, các thông tin dự báo phát triển của ngành, giá cả thị trường, tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành, sản phẩm…; ngoài ra cần thu thập thông tin từ các tổ chức tín dụng khác, từ CIC để biết được uy tín và vị thế của khách hàng trên thị trường.

+ Xử lý thông tin: Khi có được thông tin cần thiết, ngân hàng tiến hành phân tích thông tin để đưa ra quyết định cho vay. Ngân hàng nên tiến hành phân tích thông tin dựa vào những tiêu thức như quy mô doanh nghiệp, khả năng thanh toán, quan hệ tín dụng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ đó chấm điểm tín dụng để xếp hạng khách hàng.

Chi nhánh NHCT Sơn La đã xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng để xếp hạng đối với khách hàng ( chủ yếu là doanh nghiệp). Kết quả xếp hạng đã được sử dụng để xác định giới hạn tín dụng cho khách hàng, xác định mức độ rủi ro để có mức trích lập dự phòng hợp lý. Ngoài ra, đối với các dự án lớn, phức tạp, chi nhánh đã xem xét tập trung thông qua hội đồng tín dụng có đủ

số lượng các cán bộ có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm thực tế để bảo đảm năng lực xem xét đánh giá tương đối chuẩn xác về nội dung của các dự án. Tuy nhiên, chi nhánh cần định kỳ thực hiện xếp hạng lại tín dụng cho khách hàng, đánh giá lại món vay và tài sản thế chấp để từ đó có mức phân bổ dự phòng, điều chỉnh lại giới hạn cấp tín dụng cho khách hàng phù hợp hoặc thực hiện những biện pháp cần thiết nhằm thu hồi nợ trước hạn nếu phát hiện khoản vay, tài sản thế chấp có dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ vay.

Mặt khác, trong công tác thẩm định chi nhánh cần chú trọng hơn nữa công tác thẩm định phi tài chính. Bởi lẽ, ngay cả những bản nghiên cứu được lập hoàn hảo nhất cũng không thể bảo đảm sự thành công cho dự án nếu không có được khả năng quản lý thành thạo của người chủ dự án. Sự khác biệt, một cách căn bản giữa thất bại và thành công của một dự án chính là kỹ năng quản lý của người chủ dự án trong việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát và theo dõi mọi mặt của dự án. Do đó, chi nhánh cần phải đánh giá một cách thích đáng và đưa ra nhận xét về khả năng quản lý, uy tín, tư cách, tính trung thực và ý thức trả nợ của bên vay, của người chủ dự án.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHCT SƠN LA (Trang 49 -51 )

×