Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCT Sơn La (Trang 53 - 54)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHCT SƠN LA

3.2.4Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng

Chất lượng và hiệu quả tín dụng phụ thuộc phần lớn vào trình độ cán bộ tín dụng ngân hàng. Vì vậy, trình độ tín dụng phải được chuẩn hoá, không ngừng nâng cao. Chi nhánh nên có nhiều chương trình đào tạo dưới hình thức: bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức tập huấn, thi tình huống, đặc biệt là trình độ thẩm định dự án, phương án vay vốn, lựa chọn khách hàng, vận dụng các chế độ thể lệ tín dụng đã ban hành. Đội ngũ cán bộ thẩm định phải gồm những người am hiểu chuyên ngành, có kinh nghiệm tư vấn dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Mặt khác, chi nhánh cũng nên có các chương trình phối kết hợp chặt chẽ với các bên liên quan ( ngoài ngân hàng ) để thẩm định chính xác các dự án trước khi cho vay.

Bên cạnh đó, chi nhánh cần nhận thức rằng cho vay thương mại là một nghệ thuật hơn là một ngành khoa học và tự mình phải thu hút, thuê, giữ lại những cán bộ cho vay vừa có kỹ năng, vừa có năng lực về kỹ thuật. Do đó, chi nhánh nên có chính sách tuyển dụng cán bộ một cách công bằng và hợp lý để có thể thu hút được những người thật sự có năng lực về làm việc cho ngân hàng. Ngoài ra, chi nhánh cần có chính sách về đãi ngộ hấp dẫn, đối xử công bằng, thưởng phạt nghiêm minh: Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn để giữ cán bộ, tránh tình trạng chảy màu nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có năng lực và kinh nghiệm trong thời gian qua. Đối với

cán bộ có sai phạm, tuỳ theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc phải xử lý kỷ luật. Có như vậy, không những kỷ cương trong hoạt động tín dụng và uy tín của chi nhánh sẽ ngày càng nâng cao mà chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chi nhánh cần chú trọng nâng cao nhận thức về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm cho nhân viên ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng. Yêu cầu mỗi cán bộ của chi nhánh phải luôn tự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc. Cán bộ ở cương vị càng cao, càng phải gương mẫu trong việc thực hiện quy chế cho vay, quy định về bảo đảm tiền vay, quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng và các văn bản có liên quan khác. Có như vậy, không những giữ vững được phẩm chất đạo đức mà ý thức trách nhiệm của cán bộ ngân hàng cũng được nâng lên, xử lý công việc hiệu quả hơn, khắc phục được tư tưởng ỷ lại, trông chờ tạo ra chuyển biến tích cực trong quản lý.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCT Sơn La (Trang 53 - 54)