SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN ===***=== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN L
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN
===***===
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TẠO HỨNG THÚ
HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5
THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN
Người thực hiện : Lê Thị Hồng
Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thọ Lâm SKKN thuộc lĩnh vực(môn): Toán
THANH HÓA NĂM 2016
1.MỞ ĐẦU
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trang 2Dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam GPE - VNEN là mô hìnhtrường học áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam Đây là mô hình trường họcchuyển đổi từ dạy học truyền thụ của giáo viên sang tổ chức hoạt động họcgiúp học sinh tự học, tự khám phá kiến thức Nó khác hoàn toàn cách tổ chứcdạy học trước đây Để học sinh tiếp thu tốt nhất lượng kiến thức của bài học thìquá trình tự học, tự giáo dục của học sinh giữ vai trò trung tâm, còn giáo viên làngười hướng dẫn, đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu kiến thức.
Mà Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và pháttriển nhân cách của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổthông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân Để đạt được mục đích trên,giúp các em học tốt các môn học, giúp cho học sinh phát triển kĩ năng, kĩ xảo,năng lực và tư duy thì học có phương pháp là mục tiêu hàng đầu được đặt ratrong mỗi tiết học
Anaton Phranx – nhà văn Pháp đã từng nói: ‘‘Nghệ thuật dạy học lànghệ thuật thức tỉnh trong tâm hồn các em thiếu niên tính ham hiểu biết vàsau đó thỏa mãn được nó; mà ham hiểu biết đúng đắn và sinh động chỉ có thể
có được trong một đầu óc sảng khoái Nếu nhồi nhét kiến thức một cáchcưỡng bức thì chúng chỉ gây bực mình, khó chịu và làm rác bẩn trí óc màthôi Để tiêu hóa kiến thức, thì cần phải thưởng thức chúng một cách ngon
lành’’.(Tiểu thuyết Tội ác của Xinvextrơ Boonnarơ ) Vậy làm thế nào để dạy
học là nghệ thuật ? Làm thế nào để giúp học sinh ‘‘thưởng thức’’ ngon lành
và ‘‘tiêu hóa’’ kiến thức dễ dàng ? Câu trả lời là giáo viên phải tạo đượchứng thú học tập cho học sinh trong mỗi tiết học Có nhiều biện pháp để tạohứng thú học tập nhưng tôi nhận thấy trò chơi học tập là một hoạt động khiếncác em hứng thú nhất Thông qua các trò chơi có nội dung lí thú phù hợp vớikiến thức mà các em đã chủ động lĩnh hội được các kiến thức, đảm bảo đượcmục tiêu bài học
Trong Tài liệu hướng dẫn học môn Toán lớp 5 biên soạn theo mô hìnhtrường học mới VNEN, hoạt động cơ bản đều có trò chơi để khơi gợi, tạohứng thú cho học sinh Nhờ vậy mà mỗi tiết học Toán trước nay vốn dĩ khôkhan, nặng nề nay trở thành một ‘‘sân chơi’’ trí tuệ đầy lí thú với các em.Điều đó góp phần đáng kể mang lại hiệu quả cho việc dạy và học Từ nhữnglợi ích, hiệu quả thực tế trong quá trình tổ chức cho học sinh tham gia các tròchơi toán học mà tôi đã học hỏi, nghiên cứu và xin chia sẻ một số kinh
nghiệm có được thông qua đề tài: ‘‘ Một số biện pháp tổ chức trò chơi tạo
hứng thú học tập trong dạy học môn Toán lớp 5 theo mô hình trường học mới VNEN’’.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Giúp giáo viên hiểu rõ hơn về vai trò của trò chơi Toán học trong việc
tạo hứng thú học tập cho học sinh để từ đó tổ chức có hiệu quả các trò chơiToán học khi dạy học
- Góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Toán lớp 5 nói riêng vàcác môn học chung theo mô hình trường học mới VNEN
Trang 31.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các trò chơi được sử dụng, tổ chức trong Tài liệu hướng dẫn học Toánlớp 5 theo mô hình VNEN
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Nghiên cứu, xử lí,phân loại, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin : Điều trachất lượng môn Toán của học sinh lớp 5 trước và sau khi áp dụng sáng kiến
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Thống kê một số trò chơi trongTài liệu hướng dẫn học Toán 5
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm: Rút ra kết luận và đưa ra một
số đề xuất giúp cho việc dạy học môn Toán lớp 5 theo chương trình VNEN cóhiệu quả tốt hơn
2 NỘI DUNG
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 1.Đặc điểm của việc dạy học môn Toán lớp 5 theo mô hình VNEN
Mô hình VNEN là mô hình trường học mới hướng tới việc tạo điềukiện giúp người học phát huy tính tích cực, độc lập, phát triển năng lực tựhọc, năng lực tìm tòi, phát hiện, giải quyết vấn đề Trong đó, nhấn mạnh cácyếu tố: HS được học theo tốc độ phù hợp với trình độ nhận thức cá nhân; nộidung học thiết thực, gắn kết với thực tiễn đời sống hằng ngày của HS; kếhoạch dạy học được bố trí linh hoạt; môi trường học tập thân thiện, phát huytinh thần dân chủ, ý thức tập thể; chú trọng kĩ năng làm việc theo nhóm hợptác; tài liệu Hướng dẫn học có tính tương tác cao và tài liệu hướng dẫn HS tựhọc cũng như học theo nhóm
Việc dạy học môn Toán theo mô hình VNEN có một số đặc điểm sau:
1 Quán triệt mục tiêu giáo dục Bảo đảm Chuẩn kiến thức, kĩ năng củaChương trình môn Toán tiểu học hiện hành Có thể có những điều chỉnh vềnội dung theo hướng cơ bản, tinh giản, thiết thực
2 Thực hiện với những trường/ lớp dạy 2 buổi/ ngày
3 Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới PPDH và các hình thức dạy họctrên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng
tự học
của học sinh
4 Thể hiện quan điểm tích hợp các nội dung giáo dục, trong đó mônToán hỗ trợ, gắn bó với việc dạy học các môn học khác Hạn chế trùng lặpkhông cần thiết; tăng khả năng thực hành, vận dụng; chú ý tích hợp với hoạtđộng phát triển ngôn ngữ của học sinh
5 Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của học sinhtrong đời sống hằng ngày Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thựctiễn của học sinh, của cộng đồng
Trang 46 Giáo viên chủ động, linh hoạt điều chỉnh nội dung dạy học, vận dụngphù hợp với đặc điểm của học sinh và điều kiện, hoàn cảnh dạy học cụ thểcủa địa phương, của nhà trường.
2.1.2 Những đặc điểm nội dung và phương pháp dạy học môn Toán lớp 5 theo mô hình VNEN so với toán 5 hiện hành.
Mô hình trường học mới VNEN vẫn thực hiện theo chương trình Tiểuhọc chung của cả nước tức là giữ nguyên nội dung, chuẩn kiến thức, kĩ năng
và kế hoạch dạy học theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Về cơbản nội dung Tài liệu hướng dẫn Toán 5 theo chương trình VNEN giống nhưnội dung
Toán 5 hiện hành Tuy nhiên cũng có một số điều chỉnh về cấu trúc nội dung
và phương pháp dạy học trong một số bài học
Tài liệu hướng dẫn học được xây dựng trên cơ sở sách giáo khoa, vởbài tập và sách hướng dẫn giáo viên Tài liệu được viết ra dưới dạng các hoạtđộng học tập: hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng.Học sinh sử dụng Tài liệu hướng dẫn học thay cho sách giáo khoa Đây là tàiliệu được dùng chung cho cả học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh (3 trong1) Như vậy nội dung, yêu cầu và thời lượng học môn Toán 5 không thay đổi.Mỗi bài học môn Toán lớp 5 mô hình VNEN được cấu trúc theo một đơn vịkiến thức hoàn chỉnh, nhằm giải quyết trọn vẹn, liên tục một vấn đề: hìnhthành, cũng cố, vận dụng, ứng dụng kiến thức vào thực tế Tài liệu Hướng dẫnhọc Toán vừa là tài liệu học của học sinh và tài liệu dạy của giáo viên
Thông thường, một bài học Toán học trong hai tiết, các bài kiểm tra bốtrí một tiết; với bài học bố trí hai tiết, hết tiết một là hết hoạt động cơ bản và
đã đáp ứng cơ bản mục tiêu của bài học Tuy nhiên không bắt buộc mọi tiếthọc mọi giáo viên phải thực hiện máy móc điều này Giáo viên có toàn bộquyền bố trí thời gian để học sinh đạt được mục tiêu bài học, nắm được bài.Mỗi bài học được thiết kế với các nội dung chính sau:
- Mục tiêu bài học;
- Hoạt động cơ bản;
- Hoạt động thực hành;
- Hoạt động ứng dụng
Phần hoạt động cơ bản giúp HS học qua trải nghiệm, học qua việc làm thực
tế, học qua tìm tòi, khám phá, phát hiện với sự hỗ trợ, giúp đỡ thích hợp với GV
Phần hoạt động thực hành thể hiện các hoạt thực hành của HS nhằmcủng cố, rèn luyện, phát triển các kiến thức, kĩ năng vừa học
Phần hoạt động ứng dụng khuyến khích HS bước đầu biết vận dụngkiến thức trong thực tế cuộc sống Nhấn mạnh sự quan tâm, hỗ trợ HS học tập
từ phía gia đình và cộng đồng Khuyến khích HS mở rộng vốn kiến thức quacác nguồn thông tin khác nhau (từ gia đình, cộng đồng thôn xóm, …)
Bắt dầu của mỗi hoạt động đều có một hình vẽ (lô gô) cùng với những
“Lệnh” thực hiện để HS dễ dàng nhận ra yêu cầu và các hình thức tổ chứcthực hiện hoạt động học tập : học cá nhân, theo cặp, nhóm nhỏ hoặc toàn lớp
Trang 5(Cụ thể ở trang đầu của TLHD ) Trong thiết kế bài học, trước mỗi hoạt độngđều có các lô gô chỉ dẫn HS nhìn lô gô biết hoạt động đó thực hiện cá nhân,hay nhóm đôi, nhóm lớn hoặc chung cả lớp Giáo viên nên hiểu lô gô hướngdẫn chỉ có tác dụng định hướng cho các nhóm HS hoạt động, không máy móc
mà có thể điều chỉnh để hoạt động học của học sinh đạt hiệu quả Lô gô làmviệc cá nhân hiểu là cá nhân làm việc là chính Nhưng khi làm xong có thể đổi
vở cho bạn để kiểm tra bài làm của nhau, hoặc báo cáo với nhóm kết quảmình đã làm được Lô gô làm việc nhóm chủ yếu nhắc nhở HS hoạt động theonhóm có sự tương tác trong nhóm để cùng giải quyết môt nhiệm vụ học tậpnào đó Có lô gô hoạt động nhóm, thì mỗi học sinh vẫn phải suy nghĩ, phảilàm việc cá nhân, nhóm không làm thay, học thay cá nhân Như vậy rất cần sựđiều chỉnh linh hoạt của giáo viên để hoạt động học diễn ra tự nhiên, hiệu quả
2.1.3 Hình thức dạy học theo mô hình VNEN:
Trong dạy học Toán người giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt và lựachọn các phương pháp vào từng hoạt động của các dạng bài học, để hướngdẫn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức mới, hướng dẫn học sinh thựchành hình thành và rèn luyện kĩ năng, hướng dẫn học sinh giảng giải kết hợpviệc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, hay trò chơiToán, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới trong dạy học Toán 5 Tổ chức dạy họctheo hướng phát huy tính tích cực chủ động là mấu chốt của vấn đề đổi mới
Vì vậy, khi giảng dạy theo chương trình VNEN giáo viên cần nắm vững quytrình 5 bước dạy của giáo viên và 10 bước học tập của học sinh để tổ chứcdạy học Cụ thể:
1 Qui trình 5 bước dạy của giáo viên:
Bước 1: Tạo hứng thú cho học sinh
Bước 2 Tổ chức cho học sinh trải nghiệm
Bước 3 Phân tích khám phá rút ra kiến thức mới
Bước 4 Thực hành
Bước 5 Ứng dụng
Cơ bản trong một bài học, giáo viên nên chú ý phương pháp dạy mộtcách có hệ thống, từ phần gợi động cơ tạo hứng thú à trải nghiệmà phântích à khám phá rút ra bài học à thực hành vận dụng bài học một cách sángtạo không nhất thiết phải lặp lại một cách máy móc tất cả các ví dụ trong sáchgiáo khoa
Trong đó phần 1 rất quan trọng vì nó có chức năng : Khơi dậy hứng thú, đam
mê của học sinh với bài mới Giúp học sinh tái hiện, kết nối những kiến thức
và kĩ năng học sinh đã có với kiến thức, kĩ năng mới qua các hoạt động cụ thểnhư : quan sát, thảo luận, phân tích một cách thú vị qua các trò chơi hay quacâu hỏi
2 10 Bước học tập của học sinh:
+ Bước 1 Chúng em làm việc nhóm Nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng
học tập cho cả nhóm
+ Bước 2 Em đọc tên bài học rồi viết tên bài học vào vở ô li
Trang 6(lưu ý không được viết vào sách).
+ Bước 3 Em đọc mục tiêu của bài học.
+ Bước 4 Em bắt đầu hoạt động cơ bản
(nhớ xem phải làm việc cá nhân hay theo nhóm)
+ Bước 5 Kết thúc hoạt động cơ bản em gọi thầy, cô giáo để báo cáo những
gì
em đã làm được để thầy, cô ghi vào bảng đo tiến độ
+ Bước 6 Em thực hiện hoạt động thực hành:
- Đầu tiên em làm việc cá nhân
- Em chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn (giúp nhau sửa chữa những bài làmcòn sai sót)
- Em trao đổi với cả nhóm Chúng em sửa cho nhau, luân phiên nhauđọc (lưu ý không làm ảnh hưởng đến nhóm khác)
+ Bước 7 Chúng em đánh giá cùng thầy, cô giáo.
+ Bước 8 Hoạt động ứng dụng (gắn liền với gia đình và địa phương).
+ Bước 9 Kết thúc bài, em viết vào bảng đánh giá (nhớ suy nghĩ kĩ khi viết
và lưu ý về đánh giá của thầy, cô giáo)
+ Bước 10 Em đã học xong bài mới hoặc em phải học lại phần nào.
Sở giáo dục, Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường để vận dụng vàoquá trình giảng dạy Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện tổ chức, giảng dạytheo mô hình trường học mới giáo viên cũng nhận được sự đồng thuận caocủa cha mẹ học sinh
+ Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sâu sắc qua cácbuổi thăm lớp dự giờ, xây dựng các bước dạy cũng như bài dạy, môn học,cách tổ chức lớp học theo đúng với mô hình học tập VNEN
+ Tài liệu hướng dẫn học theo mô hình VNEN giúp giáo viên dễ dàng hơn khi tổ chức dạy học trên lớp, khắc phục được tình trạng truyền thụ kiến thức Dựa vào thời lượng, có thể soạn bài bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp đối tượng học sinh, đặc điểm, điều kiện cụthể của địa phương
- Về phía học sinh:
+ Trong những năm học trước ở lớp dưới các em đã được học theo môhình VNEN do đó lên lớp 5 các em đã nắm vững và luôn thực hiện theo 10bước học tập, học theo nhóm là chính nên học sinh tự giác, mạnh dạn, biếtchia sẻ, phát huy được tính năng động sáng tạo Nhiều học sinh đã có ý thức
Trang 7tự giác, mạnh dạn hơn trước, biết chia sẽ, biết cách tổ chức trong học nhóm vàbước đầu thực hiện được các bước học tập theo mô hình mới.
+ Học sinh có cơ hội chia sẻ những trải nghiệm, được thực hành và vậndụng kiến thức,kĩ năng đã học vào đời sống hàng ngày
+ Học sinh chủ yếu làm việc theo nhóm nhỏ, được tranh luận và đánhgiá lẫn nhau
* Khó khăn:
- Đối với giáo viên :
+ Do việc thay đổi hình thức dạy học nên một số giáo viên còn lúngtúng trong việc tổ chức hoạt động nhóm Bên cạnh đó, giáo viên chưa quantâm sâu sát đến từng đối tượng học sinh trong khi các em học nhóm, nhất làhọc sinh yếu Chưa tổ chức các hoạt động phù hợp với từng nhóm, từng họcsinh một cách cụ thể dẫn đến kết quả chưa cao Bên cạnh đó, một số giáo viên
tổ chức các hoạt động dạy học còn mang tính rập khuôn chưa có tính chủđộng sáng tạo
+ Giáo viên chưa linh hoạt và làm chủ thời gian trong việc hỗ trợ từng
cá nhân, từng nhóm để em nào cũng cảm thấy mình được thầy cô quan tâm
+ Giáo viên chưa điều hành hợp lí hoạt động giữa các cá nhân, cácnhóm học sinh Chính vì vậy mà nhịp độ học tập có độ chênh lệch nhau
- Đối với học sinh:
+ Học sinh còn quen phong cách chờ đợi giáo viên hướng dẫn từngthao tác, từng nhiệm vụ học tập nên việc làm quen với Tài liệu hướng dẫn họccòn lúng túng
+ Một số em chưa đủ mạnh dạn để hỏi thầy cô những nội dung, yêucầu chưa hiểu trong tài liệu, các em sẽ không làm việc dẫn đến hiệu quả thảoluận trong các nhóm chưa cao
+ Một số học sinh ( nhóm trưởng) chưa thực sự mạnh dạn để đặt cáccâu hỏi gợi mở cho các bạn trong nhóm, chưa đủ tự tin để bảo nhau điều hànhhoạt động nhóm
- Đối với phụ huynh:
+ Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự vào cuộc và chưa có nhiềuhiểu biết về mô hình trường học mới VNEN Vì vậy, khi học sinh chia sẻ cácbài tập ứng dụng với người thân thì kết quả chưa cao, còn mang tính đại khái
2.2.2 Thực trạng ban đầu của lớp 5A1.
Năm học 2014 – 2015 tôi được phân công trực tiếp chủ nhiệm và giảng
dạy lớp 5A1 Tổng số học sinh của lớp là 26 em Có 12 em nữ Các em phân
bố rải rác ở các thôn Ngay từ đầu năm học mới, sau khi nhận lớp, tôi đã bắttay ngay vào khảo sát, tìm hiểu học sinh Hết mỗi học kì, tôi đều tổng kết,đánh giá chất lượng Năm học 2014 – 2015 lớp 5A1 do tôi trực tiếp chủnhiệm và giảng dạy đã có kết quả khảo sát môn Toán như sau:
- Về chất lượng môn Toán:
Trang 8Trung bình(Điểm 5- 6)
Yếu(Điểm 1- 4)
HS biết điều hành nhóm tốt, mạnh dạn, tự
HS biết diễn đạt rõ các câu hỏi, trả lời đủ ý 5 19.2
HS biết đặt câu hỏi nhưng chưa đủ câu, đủ ý 8 30.8
HS còn nhút nhát, thiếu tự tin, thụ động
Qua kết quả trên, tôi nhận thấy rằng: Chất lượng học tập của các emcòn thấp, số lượng khá giỏi còn thấp, số học sinh yếu vẫn còn.Trong giờ họccác em còn chưa thực sự tự giác tham gia hoạt động, hợp tác nhóm Một số
em còn ỷ lại chờ đợi sự giúp đỡ của các bạn trong nhóm và của giáo viên
Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em họcsinh có hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục, tôi đã mạnhdạn cải tiến nội dung, phương pháp trong giảng dạy, đưa những kiến thứcđược coi là khô khan của môn Toán thành những trò chơi học tập nhằm mụcđích để giúp các em học mà chơi, chơi mà học Vì vậy tôi nhận thấy rằng tổchức có hiệu quả các trò chơi vào giờ học Toán ở tiểu học nói chung và giờhọc Toán của lớp 5 nói riêng là rất quan trọng và cần thiết
2.2.3 Những nguyên nhân dẫn đến việc tổ chức trò chơi Toán học chưa thực sự hiệu quả.
Trong quá trình giảng dạy và dự giờ các đồng nghiệp trong trường Tôinhận thấy rằng giáo viên chưa thường xuyên tổ chức các trò chơi Toán chohọc sinh trong giờ dạy và khi tổ chức các trò chơi đó thì hiệu quả chưa cao domột số nguyên nhân sau đây:
- Khi tổ chức trò chơi giáo viên chưa hiểu hết mục đích, dụng ý của tròchơi trong tài liệu hướng dẫn học Giáo viên chưa hiểu trò chơi đó vận dụngkiến thức gì cho tiết học Khi tổ chức các trò chơi thì giáo viên giao việc chohọc sinh chưa rõ ràng, cụ thể Thời gian quy định cho mỗi hoạt động chơichưa rõ ràng
- Do thời gian của mỗi tiết học là có hạn mà khi tổ chức trò chơi giáoviên chưa căn chuẩn được thời gian chơi phù hợp Bên cạnh đó, các trò chơi
để phát huy tính chủ động của học sinh thì giáo viên để học sinh tổ chức theohình thức cả lớp hoặc nhóm và khi thực hiện để trò chơi sôi nổi và hiệu quả
Trang 9thì trước khi học sinh chơi giáo viên cần phải dành thời gian hướng dẫn chocác quản trò – việc này cũng chiếm lượng thời gian nhất định nên giáo viênngại vận dụng và tổ chức trò chơi.
- Để chuẩn bị cho một trò chơi trong tiết học người giáo viên phảichuẩn bị rất nhiều( đồ dùng học tập, các thiết bị dạy học, hình thức tổ chức,cách tổ chức….) Trong khi đó, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ cho việc tổchức trò chơi Vì vậy mỗi giáo viên khi tiến hành dạy học đều ngại vận dụnghơn
- HS chưa nắm được cách chơi, luật chơi, học sinh chưa mạnh dạn, tựtin để tham gia trò chơi
Chính vì những nguyên nhân đó bản thân tôi cần nhận thấy phải có những biện pháp tổ chức trò chơi môn Toán 5 theo mô hình trường học mớiVNEN
2.3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN 5 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI VNEN.
Trong Tài liệu hướng dẫn học Toán 5 trong đa số các bài học đều đượcthiết kế trong hoạt động đầu tiên của hoạt động cơ bản là các trò chơi Toánhọc Các trò chơi được sử dụng trong tài liệu có nội dung phù hợp với từngbài, từng đơn vị kiến thức Mỗi trò chơi đều có tên và được hướng dẫn cáchthức chơi rất tỉ mỉ, cụ thể Trò chơi được thiết kế phù hợp với năng lực, tâm línhận thức của học sinh, dễ chơi, dễ thực hiện với hình thức nhóm nhỏ Do đó,khi tổ chức dạy học Toán 5 thay vì mất rất nhiều thời gian, công sức đểnghiên cứu, xây dựng, thiết kế trò chơi như chương trình hiện hành thì giảngdạy Toán 5 theo Tài liệu hướng dẫn học chương trình VNEN giáo viên chỉcần định hướng, tổ chức trò chơi có sẵn trong tài liệu cho học sinh Nếu trongchương trình hiện hành khi tổ chức trò chơi thì giáo viên mất nhiều thời gian
để phổ biến luật chơi, cách chơi và làm vai trò ‘‘ quản trò’’ thì trong chươngtrình VNEN vai trò làm ‘‘ quản trò’’ là học sinh Chính điều này giúp họcsinh tự tin và thể hiện được khả năng tổ chức, lãnh đạo của mình Qua đó, mộtđiều dễ nhận thấy trò chơi được tổ chức theo mô hình VNEN diễn ra khá tựnhiên, sôi đông, vui vẻ không gò bó, hình thức hay mang tính áp đặt Nhưvậy, trong dạy học Toán 5 theo chương trình VNEN khi tổ chức trò chơi thìgiáo viên chủ yếu là chú trọng việc tổ chức trò chơi có sẵn trong tài liệu họccòn việc thiết kế, xây dựng trò chơi có thể sử dụng khi giáo viên cảm thấy cầnthay thế trò chơi trong Tài liệu hướng dẫn học với mục đích phù hợp hơn vớiđối tượng học sinh của lớp và với kiến thức bài
Để việc tổ chức trò chơi mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổchức và thiết kế trò chơi bản thân mỗi giáo viên cần hiểu được vai trò quantrọng của trò chơi trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh Bên cạnh đó,giáo viên cần nắm vững mục đích, cấu trúc, cách thức tổ chức của các trò chơinói chung để từ đó biết vận dụng linh hoạt trong từng trò chơi với từng bài,từng đơn vị kiến thức Toán cụ thể tránh sự rập khuôn, máy móc không đáng
Trang 10có Việc lựa chọn, đào tạo được ‘‘quản trò’’ giỏi cũng mang lại hiệu quả tíchcực trong việc
tổ chức trò chơi Sau đây tôi xin được phân tích cụ thể cho từng biện pháp để
tổ chức trò chơi Toán 5:
2.3.1 Nhận thức đúng về vai trò, tác dụng của trò chơi Toán học.
Mỗi giáo viên khi tổ chức trò chơi cần hiểu được rằng: Hoạt động vuichơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình hoạt động bảnthân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi
Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luậtcủa trò chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu củahành động trò chơi, luật của trò chơi có thể tường minh có thể không
Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn vớikiến thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gần với nội dung bài học,giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơihọc sinh được vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống củatrò chơi Do đó, học sinh được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức
kỹ năng đã học Như vậy trong trò chơi học tập các kỹ năng môn toán đượcđưa vào trò chơi
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúphọc sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực Giúp học sinh rèn luyệncủng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ quahoạt động chơi Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạtđộng trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành mộthoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn Trò chơi không chỉ
là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục
Trò chơi trong mỗi bài học Toán lớp 5 được thiết kế nhằm khơi gợi, tạohứng thú từ đó để học sinh trải nghiệm, phân tích, khám phá rút ra bài học vàthực hành vận dụng kiến thức bài học một cách sáng tạo vào việc giải quyết
các bài tập và ứng dụng vào các hoạt động thực tiễn
2.3.2 Nắm vững cách tổ chức trò chơi trong môn Toán lớp 5 theo mô hình VNEN.
Để trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức
và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
a Tổ chức, thiết kế trò chơi toán học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, nội dung từng bài học:
Khi tổ chức, thiết kế trò chơi trong dạy Toán có hiệu quả cao thì đòi hỏingười giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảocác yêu cầu sau:
+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục
+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học
+ Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí học sinh lớp 5, phù hợp với khảnăng người hướng dẫn, sự chuẩn bị của GV và cơ sở vật chất của nhà trường.+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú