1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại hà nội nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tại phòng khám ngoại trú nam từ liêm hà nội

128 357 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- MA THU THỦY TIẾP CẬN CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA PHỤ NỮ NHIỄM HIV TẠI HÀ NỘI: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NHÓM BỆNH NHÂN ĐI

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

MA THU THỦY

TIẾP CẬN CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA PHỤ NỮ NHIỄM HIV TẠI HÀ NỘI: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NHÓM BỆNH NHÂN

ĐIỀU TRỊ THUỐC KHÁNG VIRUS HIV (ARV) TẠI

PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ NAM TỪ LIÊM- HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

MA THU THỦY

TIẾP CẬN CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA PHỤ NỮ NHIỄM HIV TẠI HÀ NỘI: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NHÓM BỆNH NHÂN

ĐIỀU TRỊ THUỐC KHÁNG VIRUS HIV (ARV) TẠI

PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ NAM TỪ LIÊM- HÀ NỘI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC

Mã số:60 31 03 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thu Hương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian làm việc tích cực và nghiêm túc, luận văn “Tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng VIRUS HIV (ARV) tại phòng khám ngoại trú Nam Từ Liêm- Hà Nội” đã được hoàn thành Trước tiên tôi xin gửi

lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Thu Hương, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học đã dạy dỗ

và truyền đạt những tri thức quý báu trong suốt những năm qua, để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học của mình

Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì thời gian có hạn, trình độ năng lực của bản thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những góp ý của các thầy cô giáo khoa Xã hội học để tôi được rút kinh nghiệm trong những nghiên cứu sau đạt kết quả tốt hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Ma Thu Thủy

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Số bệnh nhân nữ nhiễm HIV đang điều trị ARV đến lĩnh

thuốc/tái khám hàng tháng tại PKNT Nam Từ Liêm… 17 Bảng 1.2 Bảng mã quan sát cán bộ Y tế……… 20 Bảng 1.3 Bảng mã quan sát bệnh nhân……… 21 Bảng 2.1 Đặc điểm bệnh nhân đang điều trị ARV ở PKNT Nam Từ

Liêm……… 34 Bảng 2.2 Đặc điểm tuổi của nhóm bệnh nhân điều trị ARV……… 35 Bảng 2.3 Cơ cấu trình độ học vấn……… 37 Bảng 2.4 Cơ cấu thu nhập theo tháng của nhóm bệnh nhân điều trị

ARV……… 40 Bảng 2.5 Tương quan giữa trình độ học vấn và thu nhập của nhóm bệnh

nhân điều trị ARV……… 41 Bảng 2.6 Cơ cấu số người trong gia đình bệnh nhân điều trị ARV đồng

nhiễm HIV……… 44 Bảng 2.7 Tỉ lệ đường lây nhiễm HIV của nhóm bệnh nhân điều trị

ARV……… 45 Bảng 2.8 Thời gian bắt đầu điều trị ARV của nhóm bệnh nhân nữ……… 49 Bảng 2.9 Kết quả quan sát bệnh nhân điều trị ARV khi đến tái khám lĩnh

thuốc định kỳ……… 51 Bảng 2.10 Đánh giá của bệnh nhân nữ điều trị ARV về địa điểm của các cơ

sở y tế……… 56 Bảng 2.11 Số lượng bệnh nhân nữ điều trị ARV được tư vấn, trợ giúp về

tâm lý, tình cảm ……… 59 Bảng 2.12 Thay đổi về tình trạng vận động của bệnh nhân nữ

Trang 5

Bảng 2.13 Số bệnh nhân nữ điều trị ARV bị tăng nặng và gián đoạn trong

quá trình điều trị……… 66 Bảng 2.14 Số bệnh nhân nữ điều trị ARV bị nhiễm trùng cơ hội trong 12

tháng qua……… 67 Bảng 3.1 Kết quả quan sát cán bộ y tế trong các buổi tái khám lĩnh thuốc

định kỳ tại phòng khám ngoại trú……… 79 Bảng 3.2 Mức độ bệnh nhân nữ điều trị ARV có người hỗ trợ khi bị ốm 81 Bảng 3.3 Mức độ bệnh nhân nữ điều trị ARV có người cho tiền khi cần

điều trị y tế……… 82 Bảng 3.4 Mức độ bệnh nhân nữ điều trị ARV có người để yêu và cảm thấy

mình được cần đến……… 85 Bảng 3.5 Tương quan giữa điểm tựa tinh thần và người hỗ trợ điều trị cho

nhóm bệnh nhân nữ điều trị ARV……… 86 Bảng 3.6 Tương quan giữa thu nhập và khoản tiền để dành cho việc chăm

sóc sức khỏe của bệnh nhân nữ điều trị ARV………… 90 Bảng 3.7 Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế đến quyết định điều trị của bệnh

nhân nữ điều trị ARV……… 92 Bảng 3.8 Bệnh nhân nữ điều trị ARV có bảo hiểm y tế trong thời điểm

hiện tại……… 93 Bảng 3.9 Quan điểm của bệnh nhân nữ điều trị ARV về việc nhập viện

trong thời điểm hiện tại (3 tháng gần đây)……… 95 Bảng 3.10 Nhận định của bệnh nhân nữ điều trị ARV về sự kỳ thị của xã

hội với việc điều trị ARV……… 98 Bảng 3.11 Quan điểm của bệnh nhân nữ điều trị ARV cho rằng điều trị

HIV/AIDS là sự yếu đuối và kém cỏi 100

Trang 6

DANH MỤC CÁC BIỂU

Trang

Biểu 2.1 Sự thay đổi việc làm của nhóm bệnh nhân đang điều trị ARV……… 38 Biểu 2.2 Tình trạng hôn nhân của nhóm bệnh nhân điều trị ARV……… 43 Biểu 2.3 Tỉ lệ bệnh nhân nữ điều trị ARV lỡ hẹn tái khám định kỳ trong 12

tháng gần đây……… ……… 53 Biểu 2.4 Đánh giá khả năng bệnh nhân nữ điều trị ARV gặp được bác sỹ

chuyên khoa khi cần……… 55 Biểu 2.5 Thay đổi về giai đoạn lâm sàng của bệnh nhân điều trị

ARV……… 62 Biểu 3.1 Tỷ lệ bệnh nhân nữ điều trị ARV có người hỗ trợ điều trị………… 84 Biểu 3.2 Tỷ lệ bệnh nhân nữ điều trị ARV tham gia các nhóm đồng đẳng…… 103

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn và cơ sở pháp lý 4

2.1 Ý nghĩa khoa học 4

2.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

2.3 Cơ sở pháp lý 5

3 Tổng quan nghiên cứu: 6

3.1 Những nghiên cứu về tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam 6

3.2 Nghiên cứu về nhóm phụ nữ nhiễm HIV 7

3.3 Nghiên cứu về tiếp cận chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV 8

3.4 Những nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ nhiễm HIV 11

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 12

4.1 Mục đích nghiên cứu 12

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 13

5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 13

5.1 Đối tượng nghiên cứu 13

5.2 Khách thể nghiên cứu 13

5.3 Phạm vi nghiên cứu 13

6 Câu hỏi nghiên cứu và giải thuyết nghiên cứu 14

6.1 Câu hỏi nghiên cứu: 14

6.2 Giả thuyết nghiên cứu 14

7 Phương pháp nghiên cứu 15

7.1 Phương pháp phân tích tài liệu 15

7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 16

7.3 Phương pháp quan sát 19

7.4 Phương pháp phỏng vấn sâu 22

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 23

1.1 Các khái niệm công cụ 23

1.1.1 Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ nhiễm HIV/AID đang điều trị thuốc kháng virus HIV 23

1.1.2 Chăm sóc sức khỏe và tiếp cận chăm sóc sức khỏe 25

Trang 8

1.2 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu 27

1.2.1 Lý thuyết gán nhán: 27

1.2.2 Thuyết nhu cầu 29

1.3 Vài nét về phụ nữ nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam 30

1.4 Địa bàn nghiên cứu 31

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NHÓM PHỤ NỮ NHIỄM HIV ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ 33

NAM TỪ LIÊM 33

2.1 Đặc điểm xã hội nhóm phụ nữ nhiễm HIV đang điều trị ARV 33

2.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học 33

2.1.2 Lý do nhiễm bệnh 45

2.2 Thực trạng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của nhóm bệnh nhân nữ nhiễm HIV điều trị ARV 48

2.2.1 Thời điểm bắt đầu điều trị ARV của nhóm bệnh nhân 48

2.2.2 Tiếp cận chăm sóc sức khỏe trong các buổi tái khám định kỳ 50

2.2.3 Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của nhóm phụ nữ nhiễm HIV 53

2.2.4 Đánh giá của nhóm phụ nữ nhiễm HIV về khả năng tiếp cận chăm sóc y tế 55

2.3 Tác động của việc điều trị ARV đến sức khỏe của nhóm phụ nữ nhiễm HIV 60

2.3.1 Đánh giá về sự thay đổi lâm sàng trong quá trình điều trị 61

2.3.2 Đánh giá về sự thay đổi chức năng vận động 64

2.3.3 Đánh giá về tăng nặng giai đoạn lâm sàng và gián đoạn trong quá trình điều trị 66

CHƯƠNG 3: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA PHỤ NỮ NHIỄM HIV ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ NAM TỪ LIÊM 71

3.1 Khái quát về chính sách và chương trình chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ điều trị ARV tại địa bàn nghiên cứu 71

3.2 Khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc điều trị cho bệnh nhân HIV điều trị ARV của phòng khám ngoại trú 75

3.3 Sự hỗ trợ của gia đình trong quá trình điều trị bệnh của phụ nữ nhiễm HIV 80

3.3.1 Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thể chất 80

3.3.2 Hỗ trợ tuân thủ điều trị 83

3.3.3 Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần 85

3.4 Thách thức trong quá trình tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV 87

3.4.1 Ảnh hưởng của vấn đề tài chính đến việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe 88

Trang 9

3.4.3 Ảnh hưởng của sự kỳ thị và phân biệt đối xử 95 3.4.4 Ảnh hưởng của sự suy giảm các mô hình tự giúp trong cộng đồng đến tiếp cận chăm sóc sức khỏe của nhóm bệnh nhân 102

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 106

Trang 10

TYTT Trung tâm Y tế

UNAIDS Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về

HIV/AIDS UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Đại dịch HIV/AIDS được biết đến từ những năm 80 của thế kỷ trước Hơn 30 năm đã trôi qua, hiện nay cả thế giới vẫn phải đương đầu với đại dịch nguy hiểm này Ở Việt Nam, kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện từ năm 1990 ở thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay con số phát hiện nhiễm mới vẫn liên tục gia tăng Trong 6 tháng đầu năm 2015, số người xét nghiệm phát hiện mới nhiễm HIV 3.204 người, số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS là 1.326 người, số người nhiễm HIV tử vong là 438 và số tử vong báo cáo bổ sung quý II/2015 là 1.500 người Lũy tích số người nhiễm HIV đang còn sống 227.114 người, số bệnh nhân AIDS là 71.115 và số tử vong 74.442 người So sánh với cùng kỳ năm 2014, số ca nhiễm HIV phát hiện của năm 2015 giảm 47% (1.341 trường hợp); số AIDS được phát hiện giảm 49% (797 trường hợp); số trường hợp tử vong được phát hiện tăng gấp 2,2 lần (772 trường hợp) Trong số người nhiễm HIV phát hiện tập trung chủ yếu ở nam giới (66%), nữ giới (34%) Tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện tiếp tục có

xu hướng gia tăng trong nữ giới Tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện lây nhiễm HIV qua đường tình dục là 52%, lây truyền qua đường máu giảm còn 35,4% Xu hướng lây truyền qua đường tình dục ngày càng gia tăng liên tục

từ 2007 trở lại đây Nhìn chung, số người nhiễm HIV phát hiện mới tiếp tục

có xu hướng giảm, nhưng lũy tích số người nhiễm HIV còn sống tiếp tục gia tăng [1]

Chương trình điều trị bằng thuốc kháng virus HIV với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế đã được triển khai ở Việt Nam và mở rộng nhanh chóng từ năm 2004 Mạng lưới chăm sóc Y tế, điều trị HIV/AIDS không ngừng mở rộng từ trung ương đến địa phương, góp phần tăng cường mở rộng độ tiếp cận của dịch vụ Số người nhiễm HIV được tiếp cận điều trị ARV không ngừng

Trang 12

tăng nhanh qua các năm Tính đến cuối năm 2012, số người nhiễm HIV được tiếp cận và điều trị ARV đã tăng gấp 8 lần so với số bệnh nhân được điều trị năm 2012, chương trình phòng chống HIV/AIDS đã xác định mục tiêu điều trị cho khoảng 111.000 người có nhu cầu điều trị vào năm 2015 và 195.000 có nhu cầu điều trị vào năm 2020 [10]

Người có HIV/AIDS hiện được coi là nhóm dễ bị tổn thương trong cộng đồng và nhận được nhiều sự quan tâm của các tổ chức xã hội và y tế, đặc biệt các tổ chức phi chính phủ (NGO) Trong những năm gần đây, do có

sự thay đổi trong công tác truyền thông, nên tình trạng kỳ thị với người có HIV đã dần được cải thiện Nhưng bên cạnh đó, người có HIV vẫn còn gặp rất nhiều rào cản trong việc tiếp cận với cơ hội nghề nghiệp, hòa nhập cộng đồng, chăm sóc sức khỏe và có được cuộc sống bình thường như những người khác, đặc biệt là nhóm phụ nữ nhiễm HIV

Tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV đang ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây Hàng năm, ở Việt Nam có gần 2 triệu phụ nữ mang thai và tỷ lệ hiện mắc HIV/AIDS là 0,25% Theo Tổ chức Y tế Thế giới tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con ước tính khoảng 30% - 45% nếu không có can thiệp Do đó, mỗi năm có khoảng 1.500 đến 2.000 trẻ em bị nhiễm HIV được sinh ra Gần đây, với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, Việt Nam đang triển khai mở rộng các dịch

vụ đến các tỉnh và quận, huyện, xã phường nhằm tăng cường các hoạt động

dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như thông tin, giáo dục, truyền thông, tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện, cung cấp thuốc ARV và các dịch

vụ chăm sóc và điều trị liên quan đến HIV/AIDS [18]

Đứng về góc độ lâm sàng, nhóm phụ nữ dễ bị lây nhiễm HIV qua đường tình dục hơn là nam giới Ngoài nhóm phụ nữ hành nghề mại dâm, nhóm phụ nữ nhiễm HIV từ chồng/ bạn tình chung sống đang ngày càng gia

Trang 13

tăng Việc không chủ động được việc phòng tránh nhiễm HIV khiến phụ nữ gặp nhiều thiệt thòi trong việc tiếp cận với điều trị, chăm sóc ARV

Trong gia đình, người phụ nữ đóng vai trò vô cùng quan trọng Tuy nhiên, khi họ bị lây nhiễm HIV từ chồng/ bạn tình, nhưng thiếu được cung cấp những thông tin đầy đủ, tiếp cận với điều trị và chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất trong thời gian điều trị vẫn còn gặp phải nhiều rào cản

Trong Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2010 và tầm nhìn 2020 có một số mục tiêu, chỉ tiêu vẫn chưa được thực hiện sâu sát và triệt để như: Vẫn còn tiềm ần nhiều nguy cơ làm tăng tình hình dịch HIV/AIDS; Tỷ lệ bao phủ của các chương trình can thiệp cả địa bàn và số lượng can thiệp vẫn còn hạn chế, mức độ hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm có hành vi nguy cơ cao vẫn diễn ra ở các mức độ cho phép khả năng tạo ra lây nhiễm HIV vẫn còn đáng quan ngại; Tỷ lệ hiểu biết đầy đủ về

dự phòng lây nhiễm HIV của đại bộ phận người dân chưa cao, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa; Tỷ lệ tiếp cận điều trị thuốc đặc hiệu kháng VIRUS HIV (ARV),

dự phòng lây truyền từ mẹ sang con mới chỉ đạt được 40% - 50% nhu cầu

Với nhóm phụ nữ, chủ yếu những can thiệp trong thời gian vừa qua tập trung vào nhóm có hành vi nguy cơ cao (phụ nữ bán dâm) hoặc dự phòng lây truyền mẹ con, mà ít có chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, đặc biệt đánh giá khả năng tiếp cận với chăm sóc sức khỏe của nhóm phụ nữ bị lây nhiễm thụ động từ chồng hoặc bạn tình chung sống Ngoài những khó khăn của bản thân trong việc điều trị mãn tính một căn bệnh tấn công vào hệ miễn dịch, họ còn phải chăm sóc đến bạn tình/chồng cũng đang đồng nhiễm hoặc đồng điều trị ARV

Llý do quan trọng nhất mà chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng VIRUS HIV (ARV) tại phòng khám

Trang 14

ngoại trú Nam Từ Liêm - Hà Nội” là tìm hiểu một cách cụ thể việc tiếp cận

với chăm sóc sức khỏe của nhóm phụ nữ đã và đang điều trị thuốc ARV tại phòng khám ngoại trú Từ đó, chúng tôi cũng phần nào phân tích, đánh giá những yếu tố thuận lợi và thách thức ảnh hưởng đến việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe của nhóm phụ nữ đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Nam

Ngoài những vấn đề về chỉ số chăm sóc sức khỏe, luận văn còn nhìn nhận những vấn đề xã hội mà nhóm phụ nữ nhiễm HIV đang đối mặt, trong

đó có những phân tích về vấn đề bình đẳng giới, quan niệm xã hội… Những phân tích này hy vọng sẽ đóng góp phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ thêm một

số lý thuyết xã hội học, đặc biệt những lý thuyết liên quan đến hành vi

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Hàng năm, Ngân sách nhà nước phải dành ra một khoản không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức về phòng chống HIV/AIDS, xét nghiệm tìm những ca nhiễm mới trong cộng đồng; thực hiện các chương trình chăm sóc

hỗ trợ điều trị cho người nhiễm Nhiều tổ chức phi chính phủ đã đầu tư một khoản lớn để đồng hành cùng chính phủ Việt Nam thông qua các chương trình, dự án ngắn, trung và dài hạn Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những dự án viện trợ nước ngoài đang ngày càng bị cắt giảm Dịch HIV dường như đang quay trở lại bùng phát hơn và tập trung vào nhóm hành vi lây truyền qua đường tình dục

Trang 15

Ngày càng nhiều phụ nữ nhiễm HIV được phát hiện và được tiếp cận với chương trình điều trị Tuy nhiên, những vấn đề xoay quanh cuộc sống làm cho họ trở nên khó khăn hơn trong việc tuân thủ điều trị, hoặc điều trị hỗ trợ trong quá trình theo dõi sức khỏe Việc tìm hiểu, phân tích thực trạng tiếp cận chăm sóc sức khỏe của nhóm bệnh nhân này sẽ giúp cho xã hội có cái nhìn toàn diện hơn để có những chương trình cụ thể đồng hành, hỗ trợ họ trong việc điều trị Thực tế cho thấy nếu người nhiễm HIV có cuộc sống tính cực, được chăm sóc sức khỏe đầy đủ, tuân thủ điều trị sẽ góp phần đảm bảo cho việc sống khỏe, sống tốt của họ Từ đó sẽ nâng cao năng suất lao động, làm việc của họ, góp phần vào sự phát triển của xã hội

2.3 Cơ sở pháp lý

Việt Nam đã có những tiến bộ lớn trong việc ứng phó với HIV/AIDS Chính phủ đã thành lập Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS vào năm 1990, năm 2004 đã ban hành Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm

2000 và tầm nhìn năm 2020 bao gồm chín chương trình hành động đã được

đề ra nhằm cung cấp những hướng dẫn chi tiết thực hiện chiến lược Luật phòng chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) đã được ban hành trong năm 2006 và Nghị định 108/2007 NĐ-

CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người năm 2007 Kết quả của việc cấu trúc lại hệ thống quốc gia phòng chống HIV/AIDS trong năm 2005 là việc thành lập Cục Phòng chống HIV/AIDS trực thuộc Bộ Y tế, cũng như các Trung tâm phòng chống HIV/AIDS ở các tỉnh năm 2006

Trong giai đoạn 2008 - 2009, nhiều chính sách và văn bản pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung, ban hành, tạo ra khung pháp lý vững chắc và nhất quán hơn cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS Một số quyết định cũng

Trang 16

đã được ban hành nhằm tăng cường năng lực hệ thống phòng chống HIV nhằm thực hiện các văn bản, chính sách, bao gồm:

• Quyết định số 1107/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố, giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015

• Quyết định số 28/2008/QĐ-BYT thành lập Hệ thống biểu mẫu báo cáo định kỳ và cơ sở dữ liệu duy nhất cấp quốc gia cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS

3 Tổng quan nghiên cứu

3.1 Những nghiên cứu về tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam Người nhiễm HIV/AIDS là nhóm nhận được nhiều quan tâm của xã hội, các cơ quan Nhà nước cũng như của các nhà nghiên cứu, các tài liệu liên quan đến nhómnày trước hết tập trung vào việc tìm hiểu thực trạng, diễn biến của

họ trong xã hội Việt Nam

Trước hết là những báo cáo thường kỳ của các cơ quan nhà nước như

Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm, hay các cơ quan ở địa phương nhằm thống kê về số người có HIV/AIDS, người sử dụng ma túy ở từng địa phương và cả nước nói chung Bên cạnh đó, các tài liệu, nghiên cứu của các tổ chức khác tập trung vào tìm hiểu thực trạng nhóm người này cũng khá nhiều

Báo cáo tiến độ phòng, chống AIDS Việt Nam của Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (2013) đã trình bày một cách đầy đủ và chi tiết về những vấn đề liên quan đến HIV/AIDS ở Việt Nam như: tóm tắt tổng quan về tình hình dịch HIV tại Việt Nam, phân tích các ứng phó quốc gia về chính sách và các chương trình liên quan đến dự phòng, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ và nêu bật 4 bài học kinh nghiệm về thực

Trang 17

đương đầu và các giải pháp nhằm giải quyết các thách thức này, tóm tắt các

hỗ trợ chính từ các đối tác phát triển và đưa ra các nhận định về hệ thống theo dõi và đánh giá của Việt Nam về HIV/AIDS [20]

Tiếp đến là hàng loạt những tài liệu, nghiên cứu liên quan đến vấn đề HIV/AIDS ở Việt nam như: Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV của Ủy ban quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Sự thật về trẻ em và HIV của Bộ Giáo dục và Đào tạo; HIV/AIDS ở Việt Nam ước tính và dự báo của Bộ Y tế do PGS TS Nguyễn Thanh Long chủ biên; HIV/AIDS ở Việt Nam của J Stephen Morrison và Phillip Nieburg

… đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khá đầy đủ và toàn diện về thực trạng HIV/AIDS ở Việt Nam

3.2 Nghiên cứu về nhóm phụ nữ nhiễm HIV

Báo cáo nghiên cứu: Cơ hội và sự lựa chọn của phụ nữ nhiễm HIV trong chăm sóc sức khỏe sinh sản của Trung tâm nghiên cứu Phát triển Y tế cộng đồng (CCRD) Báo cáo nghiên cứu được thực hiện vào tháng 7 năm

2004 Mục tiêu của nghiên cứu nhằm: (1) mô tả những thiếu hụt so với nhu cầu và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS; (2) đưa ra một số khuyến nghị phù hợp để cải thiện chất lượng các dịch vụ CSSKSS và ngăn chặn sự gia tăng các trường hợp nhiễm HIV trong cộng đồng

Nghiên cứu định tính thu thập các thông tin từ các cuộc phỏng vấn sâu

và thảo luận nhóm với 49 đối tượng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Đối tượng tham gia nghiên cứu bao gồm phụ nữ hành nghề mại dâm (30), bạn tình nam giới (3), nhân viên y tế (5) và giám đốc dự án HIV/AIDS (2) Thông tin

về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ nhiễm HIV cũng được thu thập thông qua các chuyến khảo sát tại các cơ sở y tế tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Trang 18

Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS thường gặp khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe sinh sản Họ phải đối mặt với sự phân biệt đối xử, hành vi không đúng mực của nhân viên y tế và phải chi trả cho dịch vụ sức khỏe cao hơn khi điều trị tại bệnh viện Đôi khi họ còn

bị ngược đãi Khi phụ nữ nhiễm HIV/AIDS mang thai ngoài ý muốn họ cũng

ít được cung cấp các biện pháp tránh thai lâm sàng

Dịch vụ tư vấn và hướng dẫn về cách sử dụng thuốc ARV, cách tự chăm sóc và phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con được thực hiện tại các cơ sở y tế Tuy nhiên, những người nhiễm HIV/AIDS khi cần thông tin thường chỉ được hướng dẫn hoặc cung cấp thông tin rất sơ sài hoặc không đầy

đủ do sự hạn chế về kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm của tư vấn viên Các chương trình y tế dành cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV/AIDS và con của họ thường chỉ được cung cấp trong thời gian ngắn hoặc không đầy đủ, chủ yếu là

do chính sách khám thai một lần hoặc điều trị trong khi mang thai

Ngoài ra, các chương trình kế hoạch hóa gia đình thường cung cấp phương tiện tránh thai cho các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nhưng không theo dõi khách hàng sau khi nhận dịch vụ cũng như giám sát hiệu quả tránh thai Hơn nữa, các chính sách y tế hiện hành cho người nhiễm HIV không hỗ trợ họ như mong muốn vì còn thiếu các biện pháp thi hành luật [16]

3.3 Nghiên cứu về tiếp cận chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV

Nghiên cứu "Cải thiện chất lượng chăm sóc trong bệnh viện thông qua giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV" Sách do nhóm tác giả

Khuất Thị Hải Oanh, Kim Ashburn, Julie Pulerwitz, Jessica Ogden, Laura Nyblade biên soạn đã đưa ra các thông tin về giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV và nâng cao chất lượng chăm sóc trong các cơ sở y tế ở Việt Nam Nội dung của cuốn sách đã trình bày kết quả của chương trình

Trang 19

được xây dựng nhằm tác động vào hai nguyên nhân căn bản của kỳ thị liên quan đến HIV: 1, Sợ bị lây nhiễm thông qua tiếp xúc thông thường; 2, Phán xét về mặt đạo đức, xã hội và việc gắn HIV với một số hành vi và nhóm dân

cư vốn đã bị kỳ thị nhiều như mại dâm và sử dụng ma túy Kết quả cho thấy: giảm kỳ thị và phân biệt đối xử có thể góp phần cải thiện chất lượng chăm sóc cho bệnh nhân có HIV Ngoài ra các cách tiếp cận nhằm làm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử trong cơ sở y tế vừa phải tác động đến môi trường làm việc vừa với tới được tất cả các nhân viên làm việc trong cơ sở đó [11]

Nghiên cứu về chỉ số đánh giá mức độ kỳ thị với người sống với HIV ở Việt Nam năm 2014 do UNAIDS tài trợ và thực hiện đã chỉ ra những tác động của kỳ thị với chăm sóc sức khỏe của người nhiễm HIV [19] Nghiên cứu đã chỉ ra những lo ngại về chất lượng của dịch vụ y tế và tính bảo mật của xét nghiệm HIV Kết quả Nghiên cứu về Chỉ số đánh giá mức độ kỳ thị với người nhiễm HIV cho thấy nỗi lo ngại về chất lượng và tính bảo mật của dịch vụ y tế: rất nhiều người nhiễm HIV đã không được thảo luận kế hoạch điều trị với nhân viên y tế Dịch vụ y tế đôi lúc không thân thiện cũng như đảm bảo các quy chuẩn đạo đức Một số người nhiễm (đặc biệt là người nghiện chích ma túy và người nhiễm HIV mới được chẩn đoán) nói rằng họ bị ép xét nghiệm hoặc được xét nghiệm HIV mà không biết Thêm vào đó, vẫn còn một tỷ lệ cao việc tiết lộ thông tin không được sự đồng thuận, có đến trên một phần ba người phỏng vấn và gần một phần hai người nghiện chích ma túy phải trải nghiệm điều này Với phần điều trị và tiếp cận điều trị, người phỏng vấn được hỏi về tình hình điều trị ARV hiện tại, khả năng tiếp cận điều trị ARV kể cả khi họ chưa cần điều trị ARV, tình hình điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội cũng như khả năng tiếp cận điều trị nhiễm trùng cơ hội Số liệu cho thấy, tỷ lệ người nhiễm HIV cảm thấy họ có thể tiếp cận được dịch vụ điều trị ARV (cho

dù họ có đang được điều trị hay không đang được điều trị) là rất cao, trên

Trang 20

97% người nhiễm và tỷ lệ người nhiễm HIV được tiếp cận dịch vụ điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội là trên 88% Thêm vào đó, 87% người nhiễm HIV hiện đang được điều trị ARV và 46,2% đang được điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội Khi phỏng vấn sâu, người nhiễm HIV cũng thể hiện lo ngại về điều trị ARV không còn miễn phí nữa trong tương lai; nếu như vậy, nhiều người sẽ không có khả năng tiếp cận ARV nếu họ phải tự chi trả Trong các cuộc phỏng vấn sâu, người nhiễm HIV cũng bày tỏ các quan ngại về việc bị

từ chối bảo hiểm y tế do tình trạng nhiễm HIV, điều này ảnh hưởng đến khả năng chi trả cho dịch vụ y tế khi họ cần và điều này càng làm họ lo lắng hơn khi điều trị ARV không còn được cung cấp miễn phí trong tương lai

Báo cáo cuối kỳ “The Influence of Stigma on Access to Health Services

by Persons with HIV Illness” của dự án “Stigma project” (dự án được thực hiện bởi 8 tổ chức quốc tế tại Ottawa và Edmonton từ năm 2003 đến 2006 thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính) Báo cáo này do các bác sỹ

và các nghiên cứu viên đến từ đại học Alberta; Ottawa; đại học Lethbridge và mạng lưới Canadian Aboriginal AIDS Network Theo báo cáo này, AIDS vẫn

là căn bệnh bị kỳ thị trong cộng đồng và gây ảnh hưởng đến việc bệnh nhân công khai cũng như mong muốn được hiểu rõ về bệnh tình của họ Những người tham gia trong nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, quan điểm tiêu cực về HIV/AIDS do sự thiếu hiểu biết, các phương tiện truyền thông đã mô tả về HIV/AIDS như một căn bệnh đáng sợ, và những người nhiễm HIV cũng vậy Những người nhiễm HIV thường bị đổ lỗi, gán tiếng xấu và chịu sự kỳ thị trong cộng đồng.Trong rất nhiều các kết quả nghiên cứu, một trong số đó chỉ

ra những tác động của kỳ thị và phân biệt đối xử với tiếp cận các dịch vụ y tế

và chăm sóc sức khỏe Sự thiếu thoải mái, không an toàn và kỳ thị là rào cản khiến người nhiễm HIV không muốn đến để chăm sóc y tế Ngược lại, những

Trang 21

cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ được nhiều người tham gia lựa chọn hơn Nghiên cứu cũng chỉ ra sự kỳ thị và phân biệt đối xử đang là rào cản lớn trong việc người nhiễm HIV quyết định tiếp cận chăm sóc, điều trị thuốc kháng virus ARV [31]

3.4 Những nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ nhiễm HIV Nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ và tâm lý xã hội ở người phụ nữ nhiễm HIV trầm cảm sau sinh của bác sỹ Nguyễn Mạnh Hoan (Bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai) được nhóm tác giả thực hiện năm 2014 Nghiên cứu này tập trung vào nhóm phụ nữ trong thời kỳ thai sản, trong đó có 135 phụ nữ nhiễm HIV Nghiên cứu tìm hiểu và so sánh tỷ lệ bị trầm cảm sau sinh của nhóm phụ nữ nhiễm HIV so với nhóm không nhiễm, trong tương quan về nhân trắc, thai kỳ, nghề nghiệp, thu nhập, tiền căn, hôn nhân gia đình và tâm lý sau sinh Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm nhiễm HIV có tỷ lệ bị trầm cảm sau sinh cao hơn nhiều so với nhóm không nhiễm (sau 1 tuần là 60,6% và 6 tuần là 61,2%, so với 10,4% và 8,7%) Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đặt ra vấn đề cần phải có những hỗ trợ tâm lý đặc biệt cho các bà mẹ nhiễm HIV khi chuẩn

bị và sau sinh [5]

Nghiên cứu về tiếp cận Dịch vụ Chăm sóc, Điều trị và Hỗ trợ cho phụ

nữ và trẻ em nhiễm HIV trong cộng đồng người dân tộc thiểu số tại Điện Biên, Kon Tum và An Giang do Trung tâm NCDS và SKNT thực hiện dưới

sự tài trợ của UNICEF và Cục phòng, chống HIV/AIDS, Vụ SKBMTE - Bộ

Y tế Các kết quả của nghiên cứu cho thấy, mặc dù Việt Nam đã có những chính sách mạnh mẽ để đảm bảo tính công bằng trong chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV, vẫn còn nhiều thách thức trong việc cung cấp các dịch

vụ liên quan đến HIV trong các nhóm dễ bị tổn thương bao gồm nhóm dân tộc thiểu số Các can thiệp, hoạt động tiếp cận dịch vụ công bằng cho các nhóm dễ bị tổn thương bao gồm cả phụ nữ và trẻ em nhiễm HIV thuộc cộng

Trang 22

đồng người dân tộc thiểu số chưa được đề cập nhiều Các kế hoạch hành động của địa phương cũng cho thấy sự quan tâm đến các nhóm dân tộc thiểu số còn hạn chế Hiện nay, các số liệu về HIV/AIDS ở phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu

số còn chưa đầy đủ, thiếu cập nhật [17] Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có

sự khác nhau rõ rệt về chất lượng các dịch vụ tại phòng khám ngoại trú, phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và tư vấn xét nghiệm tự nguyện tại các

cơ sở y tế có nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế so với cơ sở không có hỗ trợ

từ nguồn này Việc bố trí các điểm dịch vụ dường như chưa xem xét đến vị trí địa lý ở những vùng sâu, xa, vùng miền núi với tỷ lệ cao người dân tộc thiểu

số nhiễm HIV cũng như cộng đồng người dân tộc thiểu số nói chung

Do thiếu thông tin về HIV/AIDS, phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số, thiếu kiến thức về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con Đồng thời, sự thiếu thông tin còn gây hạn chế khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ của nhóm đối tượng này Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc, điều trị và hỗ trợ liên quan đến HIV/AIDS cho phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số nhiễm HIV/AIDS Các yếu

tố đó là tỷ lệ biết chữ thấp, sự khác biệt về văn hóa và bất đồng ngôn ngữ, những khó khăn về địa lý và điều kiện kinh tế, vấn đề phân biệt đối xử và kỳ thị Cũng vì những lý do trên, có một tỷ lệ bệnh nhân đã bỏ điều trị hoặc không thể theo dõi được (mất dấu) Tuân thủ điều trị vẫn còn là một thách thức đối với việc điều trị và theo dõi chăm sóc người dân tộc thiểu số nhiễm HIV/AIDS

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Qua nghiên cứu những phụ nữ đang điều trị thuốc ARV tại phòng khám Nam Từ Liêm, Hà Nội, đề tài hướng tới làm sáng tỏ khả năng tiếp cận với

Trang 23

chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV đang sử dụng thuốc kháng virus

HIV (ARV) tại Hà Nội hiện nay

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Mô tả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện tại cho bệnh nhân điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Nam Từ Liêm - Hà Nội

- Tìm hiểu đặc điểm xã hội và tình trạng sức khỏe của nhóm phụ

nữ nhiễm HIV/AIDS đang điều trị thuốc ARV tại phòng khám Nam Từ Liêm,

Hà Nội

- Phân tích khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tinh thần của nhóm phụ nữ nhiễm HIV đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Từ đó tìm hiểu các yếu tố tác động tới khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe của họ

- Đề xuất những khuyến nghị nhằm hỗ trợ nhóm phụ nữ nhiễm HIV đang điều trị ARV tại phòng khám có được khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe đầy đủ, toàn diện, chất lượng hơn

5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe của nhóm phụ nữ đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Nam Từ Liêm, Hà Nội

5.2 Khách thể nghiên cứu

Phụ nữ nhiễm HIV đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Nam Từ Liêm

5.3 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Phòng khám ngoại

trú Nam Từ Liêm, thuộc Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

- Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2014 đến

tháng 10/2015

Trang 24

- Giới hạn nghiên cứu: Vấn đề HIV/AIDS bao hàm nhiều khía

cạnh thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như Y tế công cộng (dịch tễ học); dự phòng, điều trị Về lĩnh vực xã hội, có những khía cạnh như tác động của việc tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV đến sự phát triển kinh tế, xã hội; những hệ lụy tiêu cực từ việc không kiểm soát được dịch; Trong luận văn này, phạm vi nghiên cứu chỉ là mô tả khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ điều trị ARV, và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của họ

6 Câu hỏi nghiên cứu và giải thuyết nghiên cứu

6.1 Câu hỏi nghiên cứu:

- Thực trạng tiếp cận chăm sóc sức khỏe (thể chất và tinh thần) của nhóm phụ nữ nhiễm HIV đang điều trị ARV như thế nào? Tác động của việc cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị đến tình trạng sức khỏe của nhóm phụ nữ nhiễm HIV?

- Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến hành vi tiếp cận chăm sóc sức khỏe của họ?

6.2 Giả thuyết nghiên cứu

Phụ nữ nhiễm HIV đang điều trị ARV hiện nay được tạo điều kiện thuận lợi để có thể tiếp cận dễ dàng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cả thể chất và tinh thần Nhờ vậy, họ được cải thiện về sức khỏe, giảm thiểu những tác động tiêu cực, gánh nặng đến gia đình, cộng đồng và xã hội

Các chương trình chăm sóc điều trị ARV nói riêng và chăm sóc sức khỏe nói chung hiện đang được cung cấp rộng rãi cho nhóm đối tượng đặc thù này

Ngoài những thuận lợi trong việc tiếp cận với chăm sóc sức khỏe tại phòng khám ngoại trú: Điều trị ARV miễn phí, môi trường chăm sóc y tế thân thiện, sự quan tâm hỗ trợ của gia đình và xã hội… thì một số yếu tố như: rào cản về kinh tế, sự kỳ thị từ bản thân và cộng đồng, thu hẹp các chương trình

Trang 25

dự án hỗ trợ điều trị đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe của họ

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Phân tích những tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu: nhằm mục

đích tìm hiểu tổng quan vấn đề nghiên cứu, xây dựng khung phân tích cho vấn đề nghiên cứu

Phân tích nội dung hồ sơ bệnh án của bệnh nhân nữ nhiễm HIV đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Nam Từ Liêm:

Mỗi bệnh nhân khi đăng ký điều trị tại phòng khám ngoại trú đều được lập bệnh án và có mã số bệnh nhân riêng biệt Hồ sơ bệnh án sẽ theo suốt quá trình theo dõi sức khỏe, điều trị, các vấn đề bất thường khi điều trị ARV Các nội dung trong bệnh án gồm có: Thông tin thăm khám giai đoạn bắt đầu đăng

ký điều trị và các lần tái khám định kỳ, các xét nghiệm cần thiết (thời gian bắt đầu đăng ký điều trị và các lần tái khám), phác đồ điều trị, thay đổi phác đồ,

số lượng thuốc trong các lần tái khám… Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi tập trung thu thập và phân tích các số liệu sau:

- Số liệu trong thời gian mới đăng ký điều trị: thời gian bắt đầu điều trị ARV, tình trạng sức khỏe ban đầu, người hỗ trợ điều trị

- Số liệu những lần tái khám, lĩnh thuốc định kỳ: Các nhiễm trùng

cơ hội mắc phải trong quá trình điều trị, dấu hiệu tăng nặng, số lần ngắt quãng điều trị

Các thông tin thu thập từ bệnh án được mã hóa và nhập vào phần mềm SPSS

Phân tích các báo cáo, số liệu bệnh nhân nữ nhiễm HIV điều trị ARV ở

các phòng khám ngoại trú trên địa bàn thành phố Hà Nội và phòng khám ngoại trú Nam Từ Liêm trong những năm gần đây: Số lượng bệnh nhân nhiễm HIV và bệnh nhân điều trị ARV (phân bố nhóm nam/nữ) tỷ lệ nữ bệnh nhân

Trang 26

gặp các vấn đề trong điều trị (các vấn đề tâm lý, gặp tác dụng phụ, tuân thủ điều trị ) so với nhóm bệnh nhân khác Số liệu về tình hình dịch HIV/AIDS trong những năm gần đây, đặc biệt tỷ lệ phụ nữ được phát hiện nhiễm mới, điều trị

Phân tích các kết quả nghiên cứu gần đây về nhóm người nhiễm HIV,

nhóm bệnh nhân được điều trị, các nghiên cứu về dư luận xã hội, kỳ thị của

xã hội với nhóm bệnh nhân đang điều trị ARV, đặc biệt là phụ nữ

7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Để thu thập thêm những thông tin nằm ngoài bệnh án để trả lời được các câu hỏi nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn những bệnh nhân có trong danh sách phân tích hồ sơ bệnh án Các nội dung phỏng vấn gồm có:

- Thông tin nhân khẩu học: Trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp hiện tại, thu nhập, khoản kinh phí dành cho việc điều trị

- Sự hỗ trợ điều trị từ người thân, gia đình: Người hỗ trợ điều trị hiện tại, người đồng điều trị ARV trong gia đình, khả năng được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần

- Đánh giá của bản thân bệnh nhân về khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Nhập viện, khám chữa bệnh

- Số lần cần sự trợ giúp và chăm sóc Y tế trong 12 tháng gần đây (bao gồm cả chăm sóc thể chất và tinh thần)

- Sự kỳ thị của chính bản thân nhóm bệnh nhân và xã hội

Khi tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi, chúng tôi đã thực hiện các bước như sau:

- Tính cỡ mẫu đại diện:

Hiện nay, tại phòng khám ngoại trú Nam Từ Liêm, có 153 bệnh nhân

nữ trên 18 tuổi hiện đang điều trị ARV và có đủ khả năng trả lời phỏng vấn

Trang 27

Số bệnh nhân này được sắp xếp ngẫu nhiên không theo bất kỳ quy tắc nào trong danh sách lấy thuốc Cụ thể:

Bảng 1.1: Số bệnh nhân nữ nhiễm HIV đang điều trị ARV đến lĩnh

thuốc/ tái khám hàng tháng tại PKNT Nam Từ Liêm

Ngày tái khám/lĩnh thuốc Số bệnh nhân

(Nguồn: Báo cáo của phòng khám ngoại trú Nam Từ Liêm)

Để tính toán được cỡ mẫu đại diện, với độ tin cậy 99,7% và sai số không vượt quá 10%, chúng tôi sử dụng công thức:

- Xác định bước nhảy:

Để xác định được bước nhảy trong chọn mẫu, chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, bước nhảy “k” được tính theo công thức sau:

K=

Để đảm bảo đủ số mẫu đại diện, bước nhảy k được xác định bằng 1

Trang 28

Từ danh sách này, chúng tôi xác định số ngẫu nhiên bằng cách sử dụng hàm RANDBETWEEN trong Excel Trong lần đầu tiên thực hiện, chúng tôi xác định được bước nhảy đầu tiên sẽ bắt đầu từ bệnh nhân thuộc số thứ tự 47 trong danh sách

Sau khi lựa chọn đủ mẫu theo danh sách, chúng tôi nhập các thông tin thu thập từ bệnh án trong suốt quá trình bắt đầu điều trị đến nay Khi nhập liệu, mỗi bệnh nhân sẽ được gán 1 mã số (theo mã số bệnh án) xuyên suốt tất

cả các biểu mẫu thu thập thông tin (bao gồm bệnh án điều trị, sổ theo dõi lịch lấy thuốc, bảng hỏi, biên bản phỏng vấn sâu)

Sau khi nhập bệnh án, chúng tôi tiếp tục tiến hành phỏng vấn 91 bệnh nhân trong danh sách Chúng tôi đã liên hệ với các cán bộ Y tế để phỏng vấn được chính những bệnh nhân trong danh sách chọn mẫu này (đồng thời thông tin bệnh án của họ cũng đã được thu thập và nhập vào cơ sở dữ liệu) vào các buổi tái khám, lĩnh thuốc Bệnh nhân đến tái khám, lĩnh thuốc sẽ xếp sổ lĩnh thuốc vào khu vực tiếp đón Khi đó, cán bộ Y tế sẽ đối chiếu mã bệnh án với danh sách chọn mẫu và đề nghị bệnh nhân gặp phỏng vấn viên để trao đổi Nguyên tắc giữ bí mật thông tin định danh của bệnh nhân được đảm bảo xuyên suốt quá trình thu thập dữ liệu Qua 4 buổi phỏng vấn, chúng tôi đã thu được đầy đủ 91 bảng hỏi như dự kiến ban đầu

Xử lý thông tin định lượng:

Cũng như các số liệu thu thập từ bệnh án, các số liệu thu thập được từ phỏng vấn theo bảng hỏi được xử lý bằng chương trình xử lý thống kê SPSS 22.0 for Window Từ đó phân tích các số trung bình, trung vị, tần suất, tương quan theo những yêu cầu của nghiên cứu

Trang 29

7.3 Phương pháp quan sát

Mục đích của việc sử dụng phương pháp này để xác định thái độ, hành vi

trong một buổi tái khám/phát thuốc của bệnh nhân cũng như của các cán bộ y

tế làm việc tại đây

Số buổi quan sát: 04 Đây là số buổi tái khám/lĩnh thuốc trong 1 tháng của

bệnh nhân HIV điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú

Số lượng quan sát: 60 lượt khám Mỗi lượt khám chúng tôi quan sát cả bệnh

nhân và nhân viên Y tế

Cách thức tiến hành: Kết hợp quan sát có cấu trúc và phi cấu trúc Chúng tôi thực hiện việc quan sát bệnh nhân (bao gồm cả bệnh nhân nữ và bệnh nhân nam) và các cán bộ y tế cung cấp dịch vụ Các nội dung quan sát gồm có:

- Quan sát các bác sỹ/y tá/ cán bộ điều dưỡng: Thời gian dành cho một bệnh nhân/ tổng số bệnh nhân khám trong một buổi; Thái độ, nội dung

tư vấn và thăm khám cho bệnh nhân

- Quan sát bệnh nhân: Sự chủ động của bệnh nhân trong việc tìm hiểu, quan tâm đến tình hình sức khỏe bản thân; Thái độ khi tiếp xúc và trao đổi với nhân viên Y tế; khả năng đáp ứng với các đề nghị/ yêu cầu của cán bộ Y tế khi có xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng có thể ảnh hưởng đến việc điều trị và các loại thuốc bổ trợ cho quá trình điều trị ARV

Từ các kết quả quan sát, chúng tôi phân tích và so sánh sự khác biệt giữa nhóm bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ trong hành vi, thái độ, sự quan tâm tình trạng sức khỏe bản thân Đồng thời phần nào thấy được những tác động, ảnh hưởng từ môi trường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trực tiếp, định kỳ đến việc chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân điều trị bệnh mãn tính

Cụ thể, chúng tôi đã sử dụng hai bảng quan sát sau:

Trang 30

Hỏi bệnh nhân

Nội dung hỏi

Thông báo KQXN

Có kê đơn thuốc

Tự túc

Có nhìn vào

BN khi hỏi

Có tư vấn cho

BN

Nội dung

tư vấn

Hẹn ngày, giờ tái

1=nam

2=nữ

1=có 0=không

1=có 0=khô

ng

1=có 0=không

1=có 0= không

1=có 0=không

Lưu ý: mã số bệnh nhân gồm 4 chữ số, theo cấu trúc ngày lấy thuốc-số thứ tự quan sát Ví dụ: 15-06 được hiểu là bệnh nhân được quan sát vào ngày lấy thuốc 15 hàng tháng, số thứ tự quan sát là 06 Mã số của 2 bảng quan sát phải trùng khớp

Mã khám tổng thể: 1=đo huyết áp, nhiệt độ/ 2=cân/ 3=chiều cao/ 0=không khám

Mã nội dung hỏi: 1=có ho/ 2=có sốt/ 3=có tác dụng phụ/ 4=sụt cân/ 5=còn bao nhiêu viên thuốc/ 6=giờ uống thuốc

Trang 31

Bảng 1.3: Bảng mã quan sát bệnh nhân

số

Giới tính

Giờ vào khám

Giờ

ra

Bệnh nhân có hỏi KQXN

Có đeo khẩu trang

BN có thắc mắc xin tư vấn (SK)không

Thái độ khi tiếp xúc với

BS, y tá

Có mua thuốc được

kê ngoài (tại đó) không

Ghi chú

1=nam

2=nữ

1=có 0=không

1=có 0=không

1=có 0=không

1=có 0=không

Trang 32

7.4 Phương pháp phỏng vấn sâu

Để tìm hiểu rõ hơn nhu cầu, khả năng cũng như những khó khăn mà bệnh nhân gặp phải trong quá trình tiếp cận chăm sóc sức khỏe, chúng tôi thực hiện phỏng vấn 10 phụ nữ đang điều trị ARV thuộc các nhóm khác nhau (lây từ chồng, bạn tình chung sống; gái mại dâm; đang sống cùng bạn tình cùng điều trị HIV); và 3 cán bộ y tế tại phòng khám (1 bác sỹ, 1 điều dưỡng, 1 dược) Các nội dung chính xoay quanh các vấn đề:

- Người bệnh đang điều trị ARV nhìn nhận về bệnh HIV như thế nào? Vai trò của việc điều trị ARV, quan điểm của bệnh nhân về việc thăm khám định

kỳ, chữa các bệnh nhiễm trùng cơ hội và/ hoặc các bệnh lý/ vấn đề phát sinh trong quá trình điều trị (tác dụng phụ, dinh dưỡng, tuân thủ điều trị )

- Sự chủ động của bệnh nhân khi gặp các vấn đề về sức khỏe và điều trị kịp thời (đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng cơ hội)

- Đánh giá của bệnh nhân về sự đáp ứng của dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Phòng khám ngoại trú (bao gồm cả cơ sở vật chất/ đội ngũ nhân viên)

- Những định kiến, vấn đề xã hội có thể gây cản trở cho việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân điều trị ARV

- Phân biệt giới trong ưu tiên chăm sóc điều trị (đặc biệt trong các gia đình có cặp vợ/chồng hoặc bạn tình đồng điều trị)

- Vai trò của người hỗ trợ điều trị (nhắc nhở tuân thủ điều trị, chăm sóc dinh dưỡng, đưa đến phòng khám, động viên tinh thần, tạo điều kiện được chăm sóc sức khỏe…)

Trang 33

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Các khái niệm công cụ

1.1.1 Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ nhiễm HIV/AID đang điều trị thuốc kháng virus HIV

HIV/AIDS: Theo qui định tại Điều 2 của Pháp lệnh phòng chống

nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

(HIV/AIDS), thuật ngữ HIV và AIDS được hiểu như sau:

HIV là loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc

truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú

AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các

tác nhân gây bệnh và dẫn đến chết người [13]

Hiện nay, dưới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, HIV/AIDS được hiểu sâu sắc hơn như sau:

HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không

còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người

AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người

nhưng tựu chung lại trong khoảng thời gian trung bình là 5 năm [21]

Phụ nữ nhiễm HIV (người có H/ người sống chung với HIV): Là

những phụ nữ đã bị nhiễm HIV và đã được xét nghiệm có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với virus HIV Xét nghiệm HIV là việc thực hiện các

Trang 34

kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định tình trạng nhiễm HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người HIV dương tính là kết quả xét nghiệm

mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người đã được xác định là nhiễm HIV

Điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV)

ARV là viết tắt của Antiretrovaral là một loại thuốc được chế ra nhằm làm giảm sự sinh sôi nảy nở của HIV trong cơ thể Nếu điều trị ARV hiệu quả thì có thể làm chậm sự tiến triển hoàn toàn của AIDS trong nhiều năm, làm giảm nguy cơ lây truyền và làm tăng chất lượng sống của người nhiễm HIV/AIDS Thuốc ARV được khuyến khích sử dụng kết hợp để ngăn chặn hình thành kháng thuốc

Tác dụng của ARV: Ức chế sự nhân lên của virus HIV và kìm hãm lượng virus trong máu ở mức thấp nhất Thuốc ARV không chữa khỏi hoàn toàn bệnh HIV Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc và tử vong doc các bệnh nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân nhiễm HIV Bên cạnh đó, điều trị thuốc ARV để cải thiện chất lượng sống và tăng thời gian sống cho người bệnh, đồng thời ngăn cản sự tiến triển HIV sang AIDS ở bênh nhân nhiễm HIV

Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc và hỗ

trợ về y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV/AIDS

Điều trị ARV chủ yếu là điều trị ngoại trú và được chỉ định khi người bệnh có đủ tiêu chuẩn lâm sàng hoặc xét nghiệm và người bệnh đã sẵn sàng

điều trị Điều trị ARV là điều trị suốt đời, người bệnh phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả và tránh kháng thuốc

Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS đang điều trị thuốc kháng virus HIV: là

nhóm phụ nữ đang điều trị thuốc kháng virus HIV ở phòng khám ngoại trú Ngoài những nguyên tắc chung trong điều trị ARV, nhóm phụ nữ nhiễm HIV còn được quan tâm chăm sóc để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con Hiện nay, theo hướng dẫn của bộ Y tế, tất cả những phụ nữ nhiễm HIV có

Trang 35

thai đều được điều trị ARV sớm, thay vì chỉ điều trị dự phòng lây truyền mẹ con như trước

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tìm hiểu nhóm phụ nữ nhiễm HIV

đã điều trị ARV trên 1 tháng (nghĩa là đã qua giai đoạn khởi liều và điều trị

ổn định) và điều trị ngoại trú (không nằm viện để chăm sóc nội trú)

1.1.2 Chăm sóc sức khỏe và tiếp cận chăm sóc sức khỏe

Theo tổ chức Y tế thế giới: “Sức khoẻ là trạng thái hoàn toàn thoải mái

về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ bao gồm là tình trạng không

có bệnh hay thương tật” [21]

Chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS là quá trình theo dõi dịch, bệnh từ khi phát hiện ra họ đã nhiễm HIV nhằm duy trì, điều chỉnh các khả năng bình thường của cơ thể, tạo được trạng thái thoải mái về vật chất, tinh thần cho họ, hạn chế sự phát triển của HIV để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân

Điều trị người nhiễm HIV/AIDS là sử dụng tổng hợp các phương tiện (thuốc, phương tiện vật lý, biện pháp vệ sinh, tập luyện thể dục, thể thao, lao động, dưỡng sinh tâm lý học, các kinh nghiệm y học cổ truyền ) nhằm góp phần làm ổn định sức khỏe, hạn chế sự tàn phá của dịch bệnh, kéo dài sự sống của bệnh nhân HIV/AIDS trong điều kiện chưa có thuốc đặc trị cho bệnh nhân HIV/AIDS

Khi chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV/AIDS, cần bình đẳng, không

kỳ thị với người bệnh Chăm sóc, điều trị chu đáo, không né tránh, sợ hãi gây cảm giác xa lánh cho bệnh nhân.Bảo đảm vệ sinh, an toàn trong ăn uống, sinh hoạt Vì điều trị cho bệnh nhân HIV là ngoại trú, nên cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình với cán bộ, nhân viên y tế trong việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân, bảo đảm chăm sóc điều trị trực tiếp, liên tục và báo cáo kịp thời khi người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS

Trang 36

Đối với phụ nữ nhiễm HIV đang điều trị ARV, ngoài các vấn đề chăm sóc sức khỏe chung nói trên, cần lưu ý đến những nhu cầu đặc thù khác, đó là:

- Chăm sóc dinh dưỡng, đặc biệt là nhóm bệnh nhân mang thai, nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi

- Chăm sóc sức khỏe sinh sản

- Khả năng được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc trong quá trình điều trị, đặc biệt là giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc lên cơ thể

- Chăm sóc sức khỏe tâm lý, nhu cầu tìm nhóm bạn đồng đẳng, chuyên gia tư vấn để hỗ trợ nâng cao sức khỏe tinh thần cũng như giải quyết

những vấn đề trong cuộc sống

Từ định nghĩa này, khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi tập trung tìm hiểu khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (thể chất và tinh thần) mà họ nhận được trong suốt quá trình điều trị Đồng thời đánh giá sự hỗ

trợ trong quá trình chăm sóc sức khỏe của họ

Tiếp cận chăm sóc sức khỏe

Bertrand và cộng sự định nghĩa tiếp cận “là mức độ những gói dịch vụ hợp lý đến được và được sử dụng bởi các cá nhân ở một địa điểm nhất định nào đó” [24] Tiếp cận có nhiều phương diện khác nhau bao gồm phương diện vật chất, hành chính, kinh tế, nhận thức và tâm lý Trong cung cấp dịch vụ, khi một bên có phát sinh nhu cầu và một bên có khả năng cung cấp sẽ có tương tác giữa 2 bên - đó là khi bên có nhu cầu đã tiếp cận được dịch vụ và nhu cầu được đáp ứng Tuy nhiên, vẫn có giả định rằng có những trường hợp

có cung và có cầu nhưng vẫn chưa dẫn tới việc sử dụng dịch vụ Điều này có thể do cung chưa thực sự phù hợp với cầu hoặc có những rào cản hạn chế việc

sử dụng các dịch vụ này, ngay cả khi họ có nhu cầu Đó có thể là chi phí (giá dịch vụ, chi phí đi lại, các chi phí khác liên quan, chi phí cơ hội cho thời gian

Trang 37

bỏ ra), khả năng cung cấp dịch vụ (cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, thái độ và môi trường của cơ sở cung cấp), những chuẩn mực xã hội và định kiến giới

Tiếp cận chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ nhiễm HIV hiện nay chủ yếu tại các phòng khám ngoại trú, những cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa cho người nhiễm HIV Đánh giá về khả năng tiếp cận với chăm sóc sức khỏe với nhóm đối tượng đặc thù này thông qua khả năng được điều trị ARV sớm, các dịch vụ chăm sóc thăm khám định kỳ (cả về sức khỏe thể chất và tinh thần), khả năng đáp ứng nhu cầu của cơ sở y tế, những yếu tố thuận lợi cũng như những rào cản ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của họ

1.2 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu

1.2.1 Lý thuyết gán nhán:

Lý thuyết gán nhãn hiệu (Labeling Theory) là lý thuyết nghiên cứu hành vi ứng xử của con người theo phương pháp phân tích tương tác biểu tượng qua đó khẳng định hành vi tuân thủ hay lệch lạc của một người là do kết quả của quá trình người khác xác định hay gán nhãn hiệu Lý thuyết này nhấn mạnh đến tính tương đối trong việc đánh giá hành vi lệch lạc, cùng một hành vi có thể định nghĩa khác nhau trong các tình huống khác nhau

+ Bản chất mơ hồ của sự dán nhãn sai lệch: Các nhà lý thuyết dán nhãn gợi ý rằng: tội ác hay bất cứ hành vi lệch lạc nào tốt nhất phải được coi như

“mơ hồ về mặt chủ quan” Bởi vì cùng một hành vi nhưng trong các bối cảnh khác nhau lại được đánh giá khác nhau Chúng ta không thể phân loại hành vi được coi là “tội phạm” hay “lệch lạc” tách rời bối cảnh, bởi vì cách định nghĩa hành vi dựa trên sự đánh giá chung của xã hội

Các luật lệ và quy chế trong xã hội phải được coi chủ yếu như các sản phẩm chính trị Trong xã hội có một nhóm đặt ra các quy định, luật lệ và những người vi phạm các luật lệ đặt ra sẽ bị coi là lệch lạc hay tội phạm

+ Quá trình dán nhãn

Trang 38

Việc gán cho một người là lệch lạc hay phạm tội có nghĩa là chủ thể và những người xung quanh phải tự thích nghi với một “bản sắc bị tước đoạt”

Nó để lại hậu quả quan trọng đối với sự tham gia xã hội thêm vào đó là hình ảnh tự thân của con người Một quá trình bêu xấu xảy ra, họ bị dán nhãn là một loại người nào đó Hành vi trong quá khứ của chủ thể được xem xét trong cái nhìn hoàn toàn mới, còn tương lai được dự báo trên cơ sở lệch lạc hiện tại Kết quả của quá trình này là khóa các cá nhân vào những vai trò sai lệch và hướng họ theo những tiến trình lệch lạc Sản sinh ra sự lệch lạc nhiều hơn là ngăn chặn nó “khuyếch đại lệch lạc”

+ Hành vi bị dán nhãn

Lệch lạc sơ cấp: Là hành vi của cá nhân bị lệch lạc đi nhưng chỉ là lệch lạc tạm thời và không lặp đi lặp lại có tính chất định kì Cá nhân có hành vi lệch lạc sơ cấp là những cá nhân mà xã hội cho rằng có thể chấp nhận được

Sự dán nhãn ở xu hướng lệch lạc sơ cấp là rất quan trọng vì nó làm cho các hiện tượng bề ngoài có vẻ giống nhau có thể tách thành những gì mà xã hội chấp nhận hoặc không chấp nhận được

Lệch lạc thứ cấp: Lệch lạc thứ cấp là hành vi lệch lạc của cá nhân có tính đặc trưng và cá nhân tổ chức đời sống của mình xung quanh hành vi lệch lạc đó, tiến đến mức cao hơn so với lệch lạc sơ cấp Xã hội nói chung không chấp nhận những hành vi lệch lạc như vậy Những áp lực xã hội mạnh mẽ có

xu hướng thúc đẩy hành vi cá nhân cho phù hợp với cái nhãn [25]

Trong xã hội chúng ta thường vô tình hay cố ý dán nhãn cho người khác

mà không thể lường hết được hậu quả của việc đó Sự kì thị với những người

có HIV có thể xuất hiện cả ở những người là cán bộ y tế, vốn là những người

có nhiều kiến thức về căn bệnh này nhất Nhiều cán bộ y tế khi được phỏng vấn đều biết rằng HIV rất khó lây, nhưng trước áp lực của dư luận xã hội, về

Trang 39

dán nhãn nó còn như một yếu tố của tiềm thức, của tâm lí chứ không đơn thuần chỉ là hậu quả về mặt ý thức xã hội

1.2.2 Thuyết nhu cầu

Một trong những người tiên phong phát triển lý thuyết nhu cầu có tính chất tổng hợp và hòa hợp là Abraham Maslow (1908 - 1970) Lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người được ông phát triển vào năm 1943 và tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau Trong lý thuyết này, ông đã giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần Đặc biệt, trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, A.Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về năm cấp bậc nhu cầu của con người từ thấp đến cao

Đó là nhu cầu cơ bản (basic needs); nhu cầu về an toàn (safety needs); nhu cầu về xã hội (social needs); nhu cầu được quý trọng (esteem needs) và nhu cầu được thể hiện mình (self - actualizing needs)

Abraham Maslow cho rằng, những ước muốn của con người có được một cách bẩm sinh và chúng phân bố theo một thứ tự tăng dần Những nhu cầu sinh lý cơ bản (ăn, ngủ, được bảo vệ khỏi sự khắc nghiệt của môi trường) cần phải được đáp ứng đầu tiên Tiếp theo đó, những nhu cầu về an toàn và an ninh trở thành những nhu cầu cao nhất: chúng ta cần đến một trật tự, một sự chắc chắn và một tính cấu trúc nào đó trong cuộc sống của mình Khi những nhu cầu này được đáp ứng thì loại nhu cầu thứ ba, được thuộc về một nhóm nào đó và được thương yêu, sẽ đóng vai trò quan trọng Xếp thứ tư trong nấc thang này là nhu cầu được tôn trọng - tự coi trọng mình và được người khác coi trọng Khi tất cả những nhu cầu đó được đáp ứng thì nhu cầu thứ năm và

Trang 40

là cao nhất sẽ xuất hiện: đó là nhu cầu tự thể hiện bản thân, hay là ước muốn trở thành những gì mà mình mong muốn và có thể

Trong nghiên cứu này, tiếp cận với chăm sóc sức khỏe là một nhu cầu thiết yếu của người đang điều trị ARV Việc mang trong mình căn bệnh mãn tính, điều trị hàng ngày, với rất nhiều các vấn đề y tế và xã hội tác động, thì việc tiếp cận với chăm sóc sức khỏe dễ dàng sẽ hỗ trợ cho người bệnh kéo dài được cuộc sống và duy trì chất lượng cuộc sống như mong đợi Các nhu cầu trên ảnh hưởng và có mối liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình sinh hoạt, điều trị, chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân điều trị ARV nói chung và bệnh nhân nữ nói riêng

1.3 Vài nét về phụ nữ nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam

Tại Việt Nam, phụ nữ nhiễm HIV lây nhiễm chủ yếu qua chồng, bạn tình Trong đó có nhóm phụ nữ hành nghề mại dâm và nhóm vợ, người yêu lây thụ động từ chồng/ bạn tình Một số là phụ nữ nghiện ma túy, bị lây qua

đường sử dụng chung bơm kim tiêm

Chính vì thụ động trong việc bị lây nhiễm, nên thường họ phát hiện bị nhiễm HIV khá muộn, chủ yếu trong quá trình mang thai, sinh con, hoặc khi tình trạng sức khỏe trở nên suy yếu rõ rệt Do đó, quá trình điều trị cũng trở nên khó khăn hơn, gặp nhiều rào cản hơn

Sự kỳ thị cũng khiến cho người chồng/ bạn tình của họ không chia sẻ kết quả xét nghiệm HIV cho vợ hoặc bạn tình của mình (sợ bị bỏ rơi, lên án ), nên

khả năng được điều trị sớm cũng gặp nhiều hạn chế

Tại Việt Nam, theo số liệu giám sát trọng điểm, tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai là 0,4%, với số trẻ sinh ra hàng năm là 1,5 triệu đến 2 triệu thì mỗi năm có khoảng 6000 trẻ sinh ra có phơi nhiễm với HIV Tỷ lệ lây truyền HIV

từ mẹ sang con nếu không có bất kỳ sự can thiệp nào để dự phòng là khoảng

Ngày đăng: 13/10/2017, 22:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Thị Bắc (2015), Chăm sóc, hỗ trợ của gia đình cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị tại các phòng khám ngoại trú và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015, Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăm sóc, hỗ trợ của gia đình cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị tại các phòng khám ngoại trú và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015
Tác giả: Nguyễn Thị Bắc
Năm: 2015
3. Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng (1997), Xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học
Tác giả: Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
4. Nguyễn Văn Định (2012), Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, Luận án tiến sỹ Y tế công cộng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An
Tác giả: Nguyễn Văn Định
Năm: 2012
5. Nguyễn Mạnh Hoan (2014) Nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ và tâm lý xã hội ở người phụ nữ nhiễm HIV trầm cảm sau sinh, Bệnh viên Đa Khoa Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ và tâm lý xã hội ở người phụ nữ nhiễm HIV trầm cảm sau sinh
8. Lê Thị Bích Liên, Lê Thị Bình (2012), Kiến thức, thực hành trong điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS và một số hoạt động hỗ trợ của cộng đồng tại trung tâm y tế huyện Từ Liêm, Hà Nội, Tạp chí Y học thực hành (907), số 3/2014, 69 - 73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức, thực hành trong điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS và một số hoạt động hỗ trợ của cộng đồng tại trung tâm y tế huyện Từ Liêm, Hà Nội
Tác giả: Lê Thị Bích Liên, Lê Thị Bình
Năm: 2012
11. Khuất Thị Hải Oanh, Kim Ashburn, Julie Pulerwitz, Jessica Ogden, Laura Nyblade (2008) Cải thiện chất lượng chăm sóc trong bệnh viện thông qua giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải thiện chất lượng chăm sóc trong bệnh viện thông qua giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV
14. Nguyễn Thị Thanh Sương, Nguyễn Văn Quý (2006), Tình hình nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú Trung tâm phòng chống bệnh xã hội Thừa Thiên Huế, Tham luận tại hội nghị quốc gia về HIV/AIDS 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú Trung tâm phòng chống bệnh xã hội Thừa Thiên Huế
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Sương, Nguyễn Văn Quý
Năm: 2006
15. Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO) (2004), Giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS tại nơi làm việc ở Việt Nam, Báo cáo sau dự án Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS tại nơi làm việc ở Việt Nam
Tác giả: Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO)
Năm: 2004
22. Phan Thanh Xuân (2015), Hiệu quả can thiệp dự phòng lây truyền HIV ở phụ nữ mang thai tại hai quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 - 2012, Trường đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả can thiệp dự phòng lây truyền HIV ở phụ nữ mang thai tại hai quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 - 2012
Tác giả: Phan Thanh Xuân
Năm: 2015
23. Vũ Văn Xuân-Nguyễn Quý Thái- Trần Văn Tiến (2013), Nghiên cứu thông tin phản hồi của người nhiễm HIV/AIDS về sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng, Tạp chí Y học thực hành 3/2013, 29 - 32Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thông tin phản hồi của người nhiễm HIV/AIDS về sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng
Tác giả: Vũ Văn Xuân-Nguyễn Quý Thái- Trần Văn Tiến
Năm: 2013
24. Bertrand, J., K. Hardee, R Magnani, and M. Angle (1995) Access, quality of care and medical barriers in family planning programs. The International Family Planning Perspective Sách, tạp chí
Tiêu đề: Access, quality of care and medical barriers in family planning programs
25. Erving Goffman (1963) Stigma: Notes on the Management of Spoiled Identity. Prentice-Hall Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stigma: Notes on the Management of Spoiled Identity
26. James Coleman (1994), Foundations of Social Theory, Havard University Press 27. Neil J. Smelser (1998), The rational and the ambivalent in the social sciences, American Socialogy Review 63, 1 - 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Foundations of Social Theory", Havard University Press 27. Neil J. Smelser (1998), "The rational and the ambivalent in the social sciences
Tác giả: James Coleman (1994), Foundations of Social Theory, Havard University Press 27. Neil J. Smelser
Năm: 1998
28. Nyblade, Laura và đồng nghiệp (2003), Disentangling HIV and AIDS stigma in Ethiopia, Tanzania and Zambia, International center for Research on Women Sách, tạp chí
Tiêu đề: Disentangling HIV and AIDS stigma in Ethiopia, Tanzania and Zambia
Tác giả: Nyblade, Laura và đồng nghiệp
Năm: 2003
29. Parker R. and Aggleton P. (2003). HIV and AIDS-related stigma and discrimination: a conceptual framework and implications for action. Social Science and Medicine,57, 13 - 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: HIV and AIDS-related stigma and discrimination: a conceptual framework and implications for action
Tác giả: Parker R. and Aggleton P
Năm: 2003
31. Stigma Project (2007), The Influence of Stigma on Access to Health Services by Persons with HIV Illness,Final reportNguồn thông tin từ Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Influence of Stigma on Access to Health Services by Persons with HIV Illness
Tác giả: Stigma Project
Năm: 2007
1. Bộ Y tế (2015), Báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2015 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2015 Khác
9. LIFE-GAP Project (2010), Ước tính nguy cơ lây nhiễm HIV trong quan hệ bạn tình lâu dài tại Việt Nam Khác
10. Nguyễn Thanh Long, Dương Thúy Anh (2013), Đặc điểm dịch tễ học, tình trạng lâm sàng và sử dụng dịch vụ của bệnh nhân HIV/AIDS người lớn Khác
12. Quốc hội (2006), Luật phòng chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w