1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nhằm nâng cao ý thức, kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh THPT

28 560 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 265 KB

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Một số kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nhằm nâng cao ý thức, kĩ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh trung học phổthông.. -

Trang 1

Phần A MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nhà trường không chỉ là nơi giáo dục nhân cách, trau dồi tri thức mà còn

là nơi giúp các em ngày một nâng cao kĩ năng sống Đây là một việc làm có tínhnhân văn Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh rất quan trọng và cần thiết Điều

đó giúp cho học sinh, đặc biệt là học sinh phổ thông, trong đó có học sinh THPTchuẩn bị bước vào đời tự tin, chủ động xử lí linh hoạt các tình huống trong cuộcsống Vì vậy, ngoài việc tăng cường quản lí học sinh, thì việc rèn luyện, bồidưỡng những kĩ năng cơ bản cho cuộc sống là điều hết sức cần thiết trong mỗinhà trường nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng Một trong những

kĩ năng được các nhà trường đang đặc biệt chú trọng là phòng tránh tai nạn đuốinước cho học sinh

Trong những năm gần đây, trên khắp mọi miền đất nước, những vụ đuốinước thương tâm đã cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em, tập trung chủ yếu ởcác vùng nông thôn, miền núi và đối tượng chủ yếu là các em học sinh, đặc biệt

là học sinh phổ thông Theo thống kê của cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tỉ lệ tainạn chết đuối nước ở trẻ em Việt Nam rất cao, chiếm 22,6%, cao gấp 10 lần sovới các nước phát triển

Nguy cơ đuối nước rình rập các em ở khắp mọi nơi, nhất là về mùa hè,trời nắng nóng, các em được nghỉ học, tham gia vào nhiều hoạt động vui chơi tự

do, tự phát Mặt khác, hệ thống sông, suối, ao, hồ chằng chịt ở khắp mọi nơi,nhất là ở nông thôn luôn tiềm ẩn những nguy cơ không an toàn cho các em Córất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở các em, nhưng phần lớn chủyếu vẫn là do sực lơ là, chủ quan của các bậc phụ huynh, chưa giám sát chặt chẽ,

để các em tham gia vào các cuộc vui chơi, picnic, đi biển, tắm sông, suối,…Bên cạnh đó kĩ năng phòng chống đuối nước của các em còn yếu, việc trang bịcho các em những kĩ năng ứng phó khi gặp sự cố, đặc biệt là các em ở vùngnông thôn, miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn vẫn chưa được quan tâm đúngmức Công tác tuyên truyền ở các trường học còn chưa được đáp ứng thườngxuyên,… Vì vậy, ngoài việc tăng cường quản lí học sinh, thì việc rèn luyện, bồidưỡng những kĩ năng cơ bản cho cuộc sống là điều hết sức cần thiết trong mỗinhà trường nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng

Vai trò giáo dục, tuyên truyền thường xuyên trong mỗi trường học là đểnâng cao trách nhiệm của trường học trong việc trang bị kĩ năng phòng, chốngđuối nước cho các em được tốt hơn, nâng cao được ý thức rèn luyện kĩ năng tựcứu khi gặp bất thường dưới nước Và mỗi giáo viên trong nhà trường là mộtcổng thông tin, tuyên truyền, giáo dục về kĩ năng phòng chống đuối nước chohọc sinh Đặc biệt giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai trò quan trọng nhấttrong các hoạt động tuyên truyền giáo dục kĩ năng phòng, chống đuối nước.Công tác tuyên truyền càng càng được nhân rộng thì nguy cơ tai nạn đuối nước

càng được giảm thiểu đáng kể Với ý nghĩa sâu sắc đó tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nhằm nâng cao ý thức, kĩ

Trang 2

năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh trung học phổ thông”

những mong đem lại hiệu quả thiết thực, giảm bớt được những tai nạn thươngtâm đã và đang xảy ra do đuối nước

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về vai trò, trách nhiệm của nhàtrường, của giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng trong công táctuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kĩ năng, ý thứcphòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh Từ nghiên cứu tìm hiểu về nguyênnhân, cách phòng, chống, xử lí tai nạn đuối nước để tuyên truyền trong nhàtrường nhằm nâng cao ý thức, kĩ năng cần thiết để phòng, chống những rủi ro cóthể xảy ra trên sông nước Công tác tuyên truyền trong trường học tới HS sẽ lanrộng đến phụ huynh, người thân, đến toàn xã hội để hạn chế tối đa những đángtiếc có thể xảy ra do đuối nước, xây dựng môi trường sống an toàn cho các em

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Một số kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nhằm nâng cao

ý thức, kĩ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh trung học phổthông

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

- Nghiên cứu lí luận về công tác tuyên truyền của nhà trường, của tất cả giáoviên nói chung và giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng trong công tác giáo dục kĩnăng phòng chống tai nạn đuối nước

- Nghiên cứu lí luận, các tài liệu về thông tin, tuyên truyền, giáo dục kĩ năngphòng, chống đuối nước cho học sinh, để các em trang bị cho mình, cho ngườithân xung quanh những kĩ năng cần thiết để phòng, chống những rủi ro bấtthường dưới nước được tốt hơn

- Khảo sát, điều tra, tổng hợp

Trang 3

Phần B NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 Vai trò, nhiệm vụ của nhà trường và giáo viên trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung và kĩ năng phòng chống đuối nước nói riêng

1.1 Vai trò của nhà trường

Hiện nay, tai nạn đuối nước, các vụ tử vong do đuối nước bởi thiếu kĩnăng cũng như hiểu biết đang là vấn đề bức bối và nhận được sự quan tâm rấtlớn từ xã hội Sở dĩ vậy, bởi điều đó ảnh hưởng đến chính tính mạng con người.Nhiệm vụ phòng, chống tai nạn đuối nước không phải của riêng ai, mà nó làtrách nhiệm của toàn xã hội Trong công tác phòng, chống đuối nước đó, vai tròcủa nhà trường cũng như vai trò của giáo viên là không thể thiếu để góp phầngiảm thiếu tai nạn này Ngăn chặn tai nạn đuối nước tất nhiên không chỉ là tráchnhiệm của riêng nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình và xã hội.Nhưng có thể nói, trong một môi trường mang tính giáo dục và phát triển conngười toàn diện như trường học thì nhà trường lại có vai trò tiên quyết

Nhà trường không chỉ dạy cho học sinh lý thuyết đơn thuần mà còn nên

và cần phải phổ cập, giáo dục và trang bị cho các em những kĩ năng sống ápdụng vào thực tế cuộc sống Và trong những kĩ năng ấy không thể thiếu kĩ năngphòng chống đuối nước

Nhà trường luôn nhận được sự tin tưởng to lớn từ gia đình và xã hội Vìthế, cần đẩy mạnh việc tìm ra các biện pháp hợp lí, hiệu quả để cung cấp chohọc sinh Nhà trường cần có trách nhiệm thông tin, giáo dục về phòng, chốngđuối nước đến người dân và đặc biệt là học sinh

Ở các trường học hiện nay hầu hết cũng đã đưa việc rèn luyện kĩ năngsống nói chung và đang dần đưa việc rèn luyện kĩ năng phòng, chống đuối nướcnói riêng vào công tác giáo dục vì nhận ra tầm quan trọng, thiết yếu của nó,Thầy cô giáo phải là người trực tiếp quan tâm và giáo dục để nâng cao ý thứccủa học sinh trong các bài giảng của mình Vai trò của nhà trường là vô cùng tolớn trong việc phát triển con người Vì thế, tập trung vào giảng dạy, thực hành kĩnăng sống hẳn là công việc không thể thiếu, nhất là đối với việc rèn luyện một kĩnăng sống còn như phòng, chống tai nạn đuối nước

Nhiệm vụ của nhà trường cũng như các giáo viên là cần có những hànhđộng, biện pháp hiệu quả để giảm thiểu tình trạng đuối nước thương tâm xảy ra.Đồng thời, có công tác giảng dạy tích cực để nâng cao ý thức phòng tránh và kĩnăng thoát hiểm cho học sinh, đề ra các giải pháp và thực hiện một cách tíchcực, liên tục để đạt hiệu quả cao nhất, khắc phục, góp phần giảm thiểu tối đanhững vụ tai nạn thương tâm này

Ngày 21/4/2016, Bộ GD & ĐT vừa ra văn bản gửi các sở GD & ĐT, chỉđạo tăng cường giáo dục, tuyên truyền phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối

nước cho trẻ em, học sinh trong các trường (Số tư liệu: CTHSSV, Ngày ban hành: 21-4-2016).

Bộ GD & ĐT yêu cầu giám đốc các sở GD & ĐT triển khai quán triệt văn

Trang 4

bản chỉ đạo của Bộ đến từng giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh; triển khai cácbiện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinhtrong các trường.

Theo đó, nội dung công văn nêu rõ tích cực triển khai các hoạt độngphòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh, đặc biệt là triển khai các mô hìnhthí điểm dạy bơi trong các nhà trường Điều đó cho thấy các cấp lãnh đạo đã bắtđầu có hướng nhìn kịp thời và đúng đắn Đây sẽ là cơ sở để đưa môn bơi thànhmột môn học được đầu tư quan tâm đúng mức trong giáo dục

Tiếp theo đó, các trường cần tăng cường các biện pháp nhằm đẩy mạnhcông tác phòng chống tai nạn đuối nước, giảm nhẹ thảm họa rủi ro thường xảy

ra trên sông nước Chú trọng nâng cao chất lượng công tác bảo hiểm y tế chohọc sinh

1.2 Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác tuyên truyền phòng, chống đuối nước cho học sinh

- Trong nhà trường THPT, vai trò của người GVCN không hoàn toàngiống với các cấp học dưới

- GVCN là người sát cánh cùng những thăng trầm của học sinh, phát triển

con người cả về thể chất lẫn tâm hồn, kĩ năng sống, định hướng các em hướngtới tương lai Cũng chính vì vậy mà vai trò, trách nhiệm của người GVCN trongviệc giáo dục kĩ năng sống nói chung, và kĩ năng phòng chống đuối nước nóiriêng cần được thường xuyên lồng ghép vào các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15phút đầu giờ Tăng cường cung cấp thông tin về tai nạn đuối nước giúp các emnắm bắt được tình hình để ý thức sâu sắc được mối hiểm họa này

- Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, tìm hiểu, thu thập kiếnthức về phòng, chống đuối nước cho học sinh

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu dành cho HS, giúp các em tự tìm tòi, thuthập thông tin sẽ giúp các em nhớ lâu, ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng củavấn đề Góp phần củng cố kiến thức về phòng, chống đuối nước và kĩ năng xử líkhi gặp tai nạn này Thực hành kĩ năng sống hẳn là công việc không thể thiếunhất là đối với việc rèn luyện một kĩ năng sống còn như phòng, chống tai nạnđuối nước

- Kết hợp với Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch hành động thiết thựcnhằm tuyên truyền nâng cao ý thức, kĩ năng phòng, chống đuối nước, cách thoáthiểm khi gặp bất thường xảy ra trên sông nước, kĩ năng cứu đuối thông qua cácbuổi ngoại khóa, buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ,

2 Đuối nước và một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước

2.1 Đuối nước là gì ?

Theo tổ chức y tế thế giới, đuối nước là hiện tượng mà khí quản của ngườilớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới khó thở.Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong,nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh Ngoài ra, cũng có quan niệmngắn gọn, đuối nước là tìnhg trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước

Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan

Trang 5

bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động Hay nói cáchkhác: Chết đuối là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước Người tathống kê khoảng 4/5 trường hợp chết đuối mà trong phổi có nước và 1/5 còn lạichết nhưng phổi không có nước Sở dĩ có tình trạng chết đuối mà trong phổikhông có nước là do người không biết bơi bất ngờ bị chìm trong nước, nạn nhânhoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn làm cơ thể bị chìm Phản xạ co cơ nắpthanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thể thở được dẫn đến thiếuoxy trong não và bất tỉnh Từ chỗ co nắp thanh quản bị đóng nên nước cũngkhông vào phổi được Đó cũng gọi là chết đuối khô.

2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đuối nước

2.2.1 Nguyên nhân khách quan

Do môi trường không an toàn, nơi sinh sống có nhiều ao, hồ, sông, suối,kênh, rạch,… Việt Nam vốn là một nước có mạng lưới sông ngòi dày đặc: Ngoàiđường bờ biển dài gần 3300 km, Việt Nam có số lượng ao, hồ, sông, suối kháphong phú, tập trung nhiều ở Nam Bộ và khu vực đồng bằng Bắc Bộ Nước ta

có trên 2300km con sông và kênh, rạch, mật độ vào khoảng 0,6km Điều này dùmang lại nhiều lợi thế nhưng là nguy cơ tiềm ẩn những rủi ro đuối nước cao chongười dân, nhất là học sinh khi di chuyển qua sông đi học

Các điều kiện tự nhiên từ môi trường sinh sống, đặc điểm thời tiết đặctrưng ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của bão, thiên tai lũ lụt cũng là mối hiểm hoạlớn cho học sinh,…

2.2.2 Nguyên nhân chủ quan

Học sinh không biết bơi, chưa được rèn luyện các kĩ năng, chơi ở nhữngkhu vực nguy hiểm như: có ao hồ, sông suối, chơi ở những hố nước các côngtrình xây dựng, bể, giếng có thành quá thấp, không có nắp đậy, tập bơi nhữngnơi không có biển báo an toàn, tập bơi quá nhiều khi sức khoẻ không đảm bảo,

đi ra đường khi ngập nước bị sa chân xuống hố sâu,… Thậm chí nhiều em biếtbơi, bơi giỏi vẫn có nguy cơ đuối nước nếu như lơ là, chủ quan

Ngoài ra, do nhận thức, hiểu biết chung của học sinh cũng như gia đình vàcộng đồng về phòng, chống tai nạn đuối nước còn thấp Điều này không chỉ phổbiến ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa mà nguy cơ ở các vùng thành thị thì tai nạnđuối nước đối với học sinh phổ thông cũng thường xuyên xảy ra Người dân vẫnthường chủ quan trước sự nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào Gia đình cònchủ quan, chưa đủ nhận thức về sự nguy hiểm của nó để cảnh báo học sinh làcon em của mình Khi gặp nguy hiểm lại không có cách để tự cứu mình nên dễdẫn đến tử vong

Do học sinh thiếu sự quan tâm, giám sát đầy đủ của phụ huynh, giáo viên,

… cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ đuối nước cao ởcác em Nhất là vào các dịp hè, các em được nghỉ hè hoặc lớp 12 kết thúc khoáhọc,… các em thường hay rủ nhau tắm sông, hồ hoặc đi chơi picnic, rủ nhau rabãi sông, ven biển chụp ảnh kỉ yếu,… không may trượt chân xuống nước hoặc kìnghỉ hè cũng là dịp vào mùa gặt lúa ở nông thôn các em có cơ hội phụ giúp việcđồng áng cùng với bố mẹ, làm việc trong thời tiết nắng nóng của mùa hè thường

Trang 6

sau khi hoàn thành công việc trong một buổi để giải toả cơn khát, cái nóng oibức là tắm sông, suối ngay lập tức,… Trong những trường hợp xảy ra tai nạnnhư thế cũng có phần do thiếu sự giám sát của gia đình, thiếu những kĩ năngphòng tránh cơ bản cần thiết,…

Hơn nữa, số lượng các phương tiện qua lại trên biển, sông, hồ nhất là ghe,đò,…chở học sinh qua sông đến trường thường chở quá số lượng quy định, lại

cũ kỹ, thiếu sự trang bị các phương tiện cứu hộ, thiếu kiểm tra, giám sát của các

cơ quan chức năng dẫn đến trường hợp đắm thuyền, lật đò

Do công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tai nạn đuối nước ởhọc sinh dù đã được tiến hành nhưng chưa được thường xuyên rộng rãi Một sốcấp chính quyền địa phương và nhà trường, xã hội chưa quan tâm đúng mức vềcông tác phòng chống tai nạn đuối nước Vì thế tôi lựa chọn đề tài này nhằmtuyên truyền nâng cao ý thức, kĩ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho họcsinh trung học phổ thông

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

1 Thực trạng chung

Thời gian qua phòng, tránh tai nạn đuối nước đang được dư luận xã hôiquan tâm, đặc biệt là nghành Giáo dục Người xưa có câu: “Có phúc đẻ con biếtlội, có tội đẻ con biết trèo”, cho thấy việc bơi lội quan trọng như thế nào, vì nóliên quan đến mạng sống con người Chúng ta có thể bắt gặp vấn đề này ở tất cảmọi phương tiện, trên báo chí không ngày nào vắng những tin tức đau lòng vềcác vụ đuối nước thương tâm Nói đến vấn đề này, thời gian qua, tình trạng họcsinh bị đuối nước liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là vào mùa hè, khi nhiệt

độ tăng cao Theo thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2012 có 1700 họcsinh tử vong vì đuối nước Cũng theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới(WHO), ở Việt Nam hàng năm có khoảng 6400 người bị đuối nước Trong đógần một nửa là sinh mạng của trẻ vị thành niên là học sinh bị “hà bá, thuỷ thần”cướp đi Số người tử vong do đuối nước ở Việt Nam rất cao, đứng thứ hai chỉsau tai nạn giai thông, và cao gấp 10 lần các nước phát triển, trung bình mỗingày có hàng chục người bị nạn đuối nước, trong đó số học sinh chết đuối luônchiếm phần lớn Trung tâm nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thươngcủa trường Đại học Y Tế công cộng cũng đã cho biết; đuối nước là nguyên nhângây tử vong hàng đầu cho học sinh từ 18 tuổi trở xuống, nam có nguy cơ chếtđuối cao gấp 1,4 lần nữ do tính cách hiếu động, tò mò, ham chơi, vui chơi bóng

đá rồi tắm sông, suối…

Đặc biệt gần đây vào ngày 15/4/2016, tại sông Trà Khúc, thuộc thônThanh Khiết, Nghĩa Hà, Quãng Ngãi có 9 học sinh đã bỏ mạng vì bị đuối nước,ngày 16/4/2016, em Trần Văn Minh (17 tuổi, xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa,Quãng Ngãi) bị tử vong khi tắm suối ở xã Ba Đông,… Những vụ việc này đã lêntiếng báo động cho tai nạn đuối nước, tang thương nối tiếp tang thương, sự việc

đã khiến mọi người ai cũng không khỏi xót xa, thương tiếc

Thực tế đuối nước ở học sinh không chỉ mới xảy ra gần đây, mà đó là vấn

đề nhức nhối, đau lòng xảy ra liên tục, hàng ngày, hàng tháng, hàng năm Nó đã

Trang 7

khiến cho Nhà trường và các bậc cha mẹ đau lòng, đã làm chấn động cả nước và

sự quan tâm của Cha mẹ cũng như của cộng đồng xã hội, kèm theo câu hỏi “Năm nào con em chúng ta cũng chết vậy sao?” Như một quy luật “đến hẹn lạilên” của “tử thần” Hình ảnh cả xóm nghèo nhuộm màu tang tóc, những dảikhăn trắng làm nao lòng mọi người, cha mẹ ngất xỉu bên quan tài của nhữngthiên thần áo trắng

Ở trường THPT Triệu Sơn 2, năm 2013 sau kì thi đại học kết thúc emHoàng Tùng Giang (Sinh năm 1995, trú xóm 11, xã Nông Trường, Triệu Sơn,Thanh Hoá) là học sinh lớp 12C4 cũng đã bị chết đuối sau khi cùng bạn bè tổchức đá bóng nhân dịp mới thi đại học xong, Khi đá bóng xong, thấy trời quánóng nên các em đã nhảy xuống sông để tắm thì gặp bất thường dưới nước (bảnthân em là một người bơi rất giỏi), em đã ra đi trong sự đau khổ tột cùng củangười mẹ tần tảo, lặn lội mưu sinh lo cho em ăn học chỉ chờ giấy báo kết quảĐại học, cùng với sự tiếc nuối của Thầy cô bè bạn…

Nói tới là đau lòng nhưng không thể nào né tránh bởi không chỉ dừng lại

ở đó, hàng ngày vẫn có biết bao nhiêu người vô tội phải ra đi, thế nhưng vấn đề

đó không phải là cá biệt và nó đang diễn ra ở khắp mọi nơi, nhất là những vùngquê, Gần đây số lượng các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chết vềđuối nước gia tăng, ta đã biết đuối nước là một trong ba nguyên nhân hàng đầugây tử vong do thương tích không chú ý Ở một số quốc gia tại Đông Nam Á,Tây Thái Bình Dương đuối nước được xem là nguyên nhân hàng đầu, xảy ra ởcác nước có thu nhập thấp và trung bình Đối với Việt Nam, chủ yếu ở Nam Bộ

và Đồng bằng Bắc Bộ

Nói đến “Đuối nước” ta tưởng chừng rất quen thuộc Nhưng tại sao nạn nhâncủa việc đuối nước lại chủ yếu là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.Những nguyên nhân vô cùng cơ bản như nhận thức của học sinh về tai nạn đuốinước còn thấp, mặc dù đuối nước là nguyên nhân hàng đầu cuả tử vong cho họcsinh từ 1-19 tuổi, nhưng nhận thức của cộng đồng người dân và những người cótrách nhiệm về vấn đề này còn nhiều hạn chế Vì vậy tai nạn đuối nước chưađược thảo luận rộng rãi và chưa được giải quyết một cách triệt để, đối với những

em học sinh lớn tuổi hơn, như học sinh trung học phổ thông tưởng chừng làkhông có vấn đề gì, nhưng chính những học sinh đó lại có nguy cơ đuối nước rấtcao, do tính tò mò, sự hiếu động của các em Đó là rủ nhau tắm sông, hồ, khi kếtthúc khoá học rủ nhau đi tham quan, đi pinic không may trượt chân xuống nước,

rủ nhau ra bãi sông, ven biển chụp ảnh lưu niệm,… và còn rất nhiều nhữnghành động tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có nguy cơ nguy hiểm rất cao.Tiếp đó là do thiếu sự giám sát của người lớn, đặc biệt, ghi nhận hầu hết họcsinh do không biết bơi, thiếu kĩ năng bơi lội Môi trường sống không an toàn,phương tiện vận tải đường thuỷ không đảm bảo yêu cầu Nước ta có đường bờbiển dài, hệ thống ao hồ, sông ngòi chằng chịt, có tới 2300 con sông và kênhrạch với chiều dài khoảng 198.000 km và gần 3.300 km chiều dài bờ biển Tuyvậy những người có trách nhiệm vẫn chưa có những giải pháp thiết thực, hànhđộng mạnh mẽ Bên cạnh những nguyên nhân đó, còn có nguyên nhân khách

Trang 8

quan là do thiên tai, như lũ lụt vào hàng năm, đặc biệt là vùng sông nước.

Qua những thực trạng đau lòng đó, vịêc “đuối nước” đã gây ra những tổnthất nặng nề cho chúng ta, nó làm nhức lòng cả xã hội từ gia đình, nhà trường,những nhà quản lý Những học sinh, thế hệ tương lai của đất nước đang ngàymột mất đi, đây là một tổn thất vô cùng nặng nề

2 Một số những khó khăn, hạn chế trong công tác tuyên truyền phòng, chống tai nạn đuối nước của nhà trường hiện nay

2.1 Công tác tuyên truyền của nhà trường

Mỗi dịp năm học sắp kết thúc và kì nghỉ hè sắp đến, học sinh thường cónhững dự định tham gia vào nhiều hoạt động vui chơi tự do, nghỉ hè luôn là thờiđiểm được học sinh, sinh viên háo hức chờ đợi, bởi đây là thời gian các em tạmgác lại chuyện đèn sách để vui chơi thoả thích, tự thưởng cho mình bằng nhữngchuyến du lịch khám phá thiên nhiên, học hỏi cuộc sống thực tế qua các chuyếntham quan dã ngoại…sau một năm phấn đấu nỗ lực học tập Còn gì sảng khoáicho bằng khi được tắm và ngâm mình trong dòng nước mát lạnh vào những buổitrưa hè nóng nực để quên đi những lo toan, muộn phiền trong cuộc sống Đốivới học sinh lớp 12 chuẩn bị kết thúc khoá học, chia tay mái trường, thầy cô,bạn bè, các em thường hay có dự định đưa nhau đi chụp ảnh kỉ yếu, có thể tự ý

tổ chức chụp ảnh ở một số địa điểm như: ven biển, sông, suối,… Tuy vậy, đôilúc vì quá mải mê vui chơi hoặc thiếu trang bị kiến thức về đuối nước có thể dẫnđến một số tai nạn đáng tiếc

Đối mặt với vấn đề này, nhà trường, địa phương và toàn xã hội cần phải

có những biện pháp hữu ích để ngăn chặn tình trạng đuối nước xảy ra Trong đó,công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao kĩ năng, ý thức phòng chống tainạn đuối nước ở các trường phổ thông là một biện pháp quan trọng không thểthiếu Một thực tế đáng buồn là; công tác tuyên truyền giáo dục về phòng chốngtai nạn đuối nước cho học sinh cũng như kĩ năng cứu đuối đã chưa nhận được sựquan tâm đúng mức Ở nhiều nhà trường vẫn chưa chú trọng nhiều đến việc tiếnhành công tác tuyên truyền cho học sinh Có nhiều trường học đã phải chứngkiến học sinh chết đuối Tuy vậy, công tác tuyên truyền vẫn diễn ra khá lơ là,thưa thớt Đôi khi chỉ là tuyên truyền cho có chứ chưa thực sự nghiêm túc Cónhững nơi đã có ý thức tuyên truyền nhưng lại không thực sự quan tâm đếnnhững giải pháp cần có để phòng tránh tai nạn đuối nước Điều đó đã làm ảnhhưởng đến ý thức và kĩ năng của học sinh trong nhà trường Thực tế sự lơ là, hờihợt của một số nhà trường trong công tác tuyên truyền phòng chống tai nạn đuốinước đã và đang tiếp tục diễn ra ở một số nơi trên đất nước Đó là một thựctrạng đáng buồn cần được cải thiện và quan tâm

2.2 Khó khăn

Công tác tuyên truyền, giáo dục cũng vấp phải rất nhiều khó khăn trởngại Để phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền, cần phải có một lực lượng thanhniên tình nguyện hoặc những người có kiến thức sâu rộng, hiểu biết về tai nạnđuối nước, năng nổ tham gia Ví dụ; Tuyên truyền bằng cách in các pano, băngrôn, tờ rơi, treo dán tại các bảng tin trong trường học, nơi đông người qua lại thì

Trang 9

cần phải có đội ngũ những người có thời gian và tình nguyện hoạt động hếtmình vì mọi người, vì nhà trường, vì học sinh thân yêu Lập kế hoạch xây các bểbơi mini để tiện cho việc tổ chức các lớp dạy kĩ năng bơi Nhưng thực tế, việc

đó còn gặp nhiều khó khăn đối với một số trường học ở nông thôn , khuôn viêntrường học chật hẹp, kinh phí khó khăn, kinh tế nhà trường chưa đáp ứng được,

… Đôi khi, nhận thức của xã hội đối với vấn đề đuối nước ở học sinh còn hạnchế, dẫn đến công tác tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn trong việc giảng dạy

và phân tích vấn đề Nền giáo dục đã nhiều lần đề xuất việc đưa môn bơi lội vàomột phần trong môn thể dục Nhưng học bơi như thế nào trong khi nhà trường

và địa phương không có hồ bơi Đó chính là những khó khăn mà công tác tuyêntruyền hiện đang mắc phải và khó giải quyết

Vì những hạn chế, khó khăn trên mà tình trạng đuối nước ở học sinhkhông hề giảm mà còn có xu hướng tăng Thực tế, ngày càng nhiều em học sinh

bị đuối nước, những cái chết thương tâm đã để lại cho gia đình, nhà trường và xãhội những nỗi đau, mất mát không gì bù đắp được

- Chương trình giáo dục phổ thông lẫn công tác tuyên truyền của nước tavẫn có một khoảng trống về những nội dung, bài học lí thuyết, kĩ năng bơi lội, kĩnăng phòng, chống – cứu đuối,…, cũng như tuyên truyền nâng cao nhận thức vềtình trạng đuối nước ở học sinh Đó là một lỗ hổng lớn mà nghành giáo dụcnước ta cần có những biện pháp cấp thiết và hữu hiệu để nhanh chóng bù đắp,cải thiện

Thực trạng ấy khiến vấn đề tuyên truyền, giáo dục nâng cao kĩ năng, ýthức phòng, chống tai nạn đuối nước ở các trường phổ thông trở nên bức thiếthơn bao giờ hết Trong đó trách nhiệm giáo dục của nhà trường, của giáo viênchủ nhiệm, đội ngũ cán bộ giáo viên chính là khâu quan trọng nhất

III CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Giải pháp 1 Tăng cường vai trò của BGH nhà trường trong công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức, kĩ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh

* Tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo về công tácphòng, tránh đuối nước của nhà trường đến tận giáo viên, học sinh và cha mẹhọc sinh; phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyêntruyền, phổ biến các biện pháp phòng, tránh đuối nước trên các phương tiệnthông tin đại chúng; phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việcgiáo dục các kĩ năng về phòng, tránh tai nạn đuối nước cho học sinh

Trang 10

* Tập trung triển khai tốt các biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích và đuốinước cho học sinh trong các nhà trường.

* Tham mưu với địa phương xây dựng bể bơi tại trường hoặc cụm trường cóquy mô phù hợp; đồng thời tăng cường công tác xã hội hoá, huy động nguồn lựchợp pháp khác để đầu tư xây dựng bể bơi phục vụ việc dạy và học bơi cho họcsinh, nhằm hạn chế tình trạng học sinh bị đuối nước

* Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc quản lý, giáo dụchọc sinh về ý thức phòng, tránh tai nạn đuối nước; khuyến cáo các học sinh,không tắm, không bơi ở những nơi nguồn nước không đảm bảo vệ sinh; sôngsuối, thác ghềnh hiểm trở và những nơi nguy hiểm

* Xây dựng cơ chế phối hợp với ngành Thể dục, thể thao trong việc khai thác,

sử dụng có hiệu quả các công trình thể thao trên địa bàn, trong đó có các bể bơi,

có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được học bơi

* Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện công tác phòng,tránh tai nạn đuối nước cho học sinh

* Khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh chủ động tham gia các lớp học bơitrong dịp hè

* Hướng dẫn học sinh nâng cao ý thức và hành vi vệ sinh trong và sau khi tắm,bơi để phòng, chống một số bệnh thường gặp

* Khi HS tham gia các hoạt động tắm, bơi cần có sự giám sát của người lớn

* Khuyến cáo học sinh không nên tắm bơi ở những nơi có nguồn nước khôngđảm bảo vệ sinh, không an toàn như: sông, suối, thác, ghềnh hiểm trở,…

* Phối hợp với cha mẹ học sinh trong công tác tuyên truyền để giảm thiểu nhữngrủi ro có thể xảy ra trên sông nước,

* Phát huy vai trò của đội ngũ GVCN trong việc giúp học sinh hình thành ý thức

về nguy cơ đuối nước đang rình rập đến sức khoẻ, tính mạng con người Giáodục các kĩ năng và kiến thức về phòng, chống đuối nước cho học sinh, tự đềphòng, cảnh giác, bảo vệ bản thân Phối hợp tổ chức các lớp dạy bơi chính khoá

và ngoại khoá nhằm nâng cao kĩ thuật bơi, kĩ năng phòng, chống đuối nước

* Về lâu dài, trong chương trình giảng dạy trên lớp ở các nhà trường cần đưamôn bơi lội vào chương trình giáo dục thể chất thường xuyên để xoá “mù bơi”cho HS, cách phòng tránh tai nạn đuối nước, kĩ năng xử lí đuối nước để tăngthêm kiến thức và hoàn thiện kĩ năng Đồng thời, ngoài công tác giảng dạy,trường nên thường xuyên mở các cuộc thi tìm hiểu để HS tự tìm tòi, thu thậpthông tin tìm hiểu kiến thức kĩ năng sống cho mình Kích thích sự khám phá, tựhọc, tự nâng cao ý thức của mình để phòng chống tai Đặc biệt, trong giai đoạntrước kì nghỉ hè, thời gian mà học sinh có khả năng xảy ra tai nạn liên quan đếnđuối nước, nhà trường nên tăng cường công tác trang bị kĩ năng cho HS

* Ngoài dạy phương pháp phòng, chống đuối nước, nhà trường nên chú trọngvào việc dạy học sinh các phương pháp, kĩ năng cứu người chết đuối Bởi chúng

ta học kĩ năng chống đuối nước không chỉ là để bảo vệ bản thân mà còn để bảo

vệ người xung quanh

* Truyền thông và tuyên truyền luôn là một phương pháp hiệu quả Vì thế, nhà

Trang 11

trường cũng nên chú trọng về mảng thông tin tuyên truyền được rộng rãi,thường xuyên hơn tới giáo viên và học sinh Nhà trường nên phối hợp chặt chẽvới các cấp chính quyền địa phương để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáodục Có thể thành lập các tổ chức thanh niên, học sinh để phục vụ tốt cho côngtác bảo vệ, tuyên truyền.

* Phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổbiến trên các phương tiện thông tin các biện pháp phòng, chống tai nạn đuốinước ở học sinh

2 Giải pháp 2 Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh

Trong các buổi sinh hoạt 15 phút hay sinh hoạt cuối tuần, sau khi giải quyếtxong các nội dung công việc khác, giáo viên chủ nhiệm có thể tuyên truyền,giáo dục học sinh theo chủ đề này Nội dung tuyên truyền cụ thể như sau:

* Khuyến cáo các em học sinh không nên chơi đùa gần ao, hồ, sông suối, nhữngnơi tiềm ẩn rủi ro đuối nước

* Nếu biết bơi, chỉ bơi ở những nơi có người và phương tiện cứu hộ, tuân thủcác quy định của bể bơi, khu vực bơi

* Khi đi tắm biển hay sông, người biết bơi hay không cũng chỉ nên tắm gần bờ,đặc biệt là ở biển, vì dù biết bơi cũng rất khó để bơi do sóng biển đánh liên tục.Nhiều người thường nằm trên phao khi tắm biển Điều này cũng khá nguy hiểm

vì sẽ dễ bị cuốn ra xa mà không biết, nhiều khả năng ta sẽ bị sóng đánh úp,những cơn sóng dồn dập khiến ta không biết xử lý như thế nào và sẽ bị uốngnước nhiều, mất sức

* Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tịên giaothông đường thuỷ như mặc áo phao

* Một số kĩ năng cần biết để phòng ngừa, xử lý tai nạn đuối nước (Cụ thể xemphụ lục 1)

3 Giải pháp 3 GVCN kết hợp với giáo viên bộ môn trong nhà trường nhằm tăng cường vai trò của giáo viên bộ môn trong công tác tuyên truyền

* Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ GVBM trong việc giáo dục các kĩnăng về đuối nước bảo vệ sự an toàn cho học sinh Khéo léo lồng ghép nhữngkiến thức, kĩ năng cơ bản, cách xử lí đuối nước trong một số bài giảng của mình

* Tất cả các giáo viên cần hành động thiết thực, kết hợp cùng BGH nhà trường

và GVCN để nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình đối với học sinh

* Tăng cường tuyên truyền trong các tiết tự chọn, các buổi ngoại khóa, sinh hoạttập thể,

* Thu thập tài liệu, câu hỏi tìm hiểu về cách phòng, chống, xử lí tai nạn đuối thêm kiến thức, kĩ năng phòng, chống đuối nước, kĩ năng cứu đuối

4 Giải pháp 4 GVCN phối hợp với nhà trường, gia đình và xã hội để nâng cao hiệu quả tuyên truyền cho học sinh

Vấn đề đuối nước ở học sinh năm nào cũng được nhắc đến nhưng vẫnkhông hề giảm Chính vì vậy, chúng ta cần có các giải pháp phòng chống tai nạnđuối nước thiết thực và hiệu quả hơn bằng cách nâng cao nhận thức của phụ

Trang 12

huynh về phòng, chống đuối nước.

Cần khẳng định rằng, vấn đề quan trọng nhất để giảm nguy cơ đuối nước

ở học sinh chính là ở các bậc làm cha, làm mẹ, bởi lơ là đối với các em đồngnghĩa với thảm họa đuối nước có thể xảy ra bất cứ lúc nào Các gia đình cần tạomôi trường an toàn, cần quan tâm sát sao tới các em trong các cuộc vui chơi,tham quan, picnic vào các dịp nghỉ hè hay tham gia giúp bố mẹ việc đồng ángtrong thời tiết oi bức vào mùa hè, hoặc tổ chức vui chơi bóng đá các em sẽ rủnhau tắm sông, hồ, ao, suối dễ bị chuột rút kể cả biết bơi hay không biết bơi,hoặc kể cả những nơi nước cạn, Khi cho các em tham gia các cuộc vui chơipicnic phải có sự giám sát của người lớn Ngoài việc thường xuyên giám sát concái, cha mẹ cần chủ động dạy cho các em biết bơi và giải quyết các tình huốngnguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước Vì thế, tôi thường trao đổi nộidung này với phụ huynh học sinh để kết hợp giáo dục các em

Bên cạnh đó, cần từng bước đưa môn bơi an toàn vào trong trường họcmột cách rộng rãi, đẩy mạnh xã hội hoá công tác dạy bơi Trong cộng đồng cầnđẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống đuối nước ở học sinh với nhiềuhình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với cha mẹ học sinh

Mọi người trong cộng đồng xã hội cũng cần tìm hiểu kiến thức, kĩ năng sơcứu người bị đuối nước đúng cách để áp dụng kịp thời khi xảy ra

5 Giải pháp 5 GVCN kết hợp với các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường

để trang bị cho học sinh một số kĩ năng xử lí khi gặp tai nạn đuối nước trong các buổi sinh hoạt ngoại khoá

5.1 Hướng dẫn kĩ năng bơi trong trường học

Bơi không chỉ là một môn thể thao rất tốt cho sự phát triển cơ thể mộtcách toàn diện, bơi lội còn là một trong những kỹ năng sống quan trọng nhấtphải trang bị cho học snh Nhưng một số báo cáo lại cho thấy rằng, trong các tainạn thương tích ở học sinh thì đuối nước đang chiếm tỷ lệ gần như cao nhất.Thực tế này đặt ra một vấn đề đáng quan tâm đó là việc đưa môn bơi lội trởthành một trong những bộ môn giáo dục trong nhà trường Trang bị kỹ năngsống, kỹ năng tự giảm thiểu rủi ro cho bản thân là việc nên làm song song với

việc trang bị kiến thức văn hoá cho tương lai của đất nước…

Nơi tập bơi – Chọn một hồ có nước cạn, tốt nhất là ngang ngực

Dụng cụ : có khá nhiều loại dụng cụ hỗ trợ tập bơi có thể mua để tập càng

Trang 13

tốt, không có cũng không sao nhưng tối thiểu cần có một kính bơi để bảo

vệ mắt cũng như nhìn ngó khi tập bơi, tránh đụng chạm mọi người

5.1.3 Tự học bơi ếch

Nói chung bơi ếch là một sự kết hợp 3 động tác tay, chân và thở lặp lạitheo chu kỳ đều đặn Nó gần như một phản xạ tương tự như tập chạy xe đạp, banđầu chưa quen sẽ vấp váp nhưng khi đã biết thì cả đời cũng không bao giờ quênđược

Để tập bơi thì quan trọng nhất là phải chiến thắng được nỗi lo sợ nước.(Xem cụ thể ở phụ lục 2)

5.2 Sáu bước tập bơi cụ thể như sau

5.2.1 Bước 1 Trước tiên bạn phải tạo cho mình cảm giác thoải mái trong nước.

Chọn một địa điểm mà không có sóng và có độ sâu kha khá Đây có thể là nơi

an toàn nhất để bắt đầu tập bơi Nếu như bạn có 1 người hướng dẫn giỏi đi kèmthì còn gì bằng, người này sẽ thông báo cho bạn biết nếu bạn bơi vào nơi không

an toàn Và lời khuyên chân thành là bạn nên nhờ 1 người biết bơi đi theo bạn,

đề phòng mọi bất trắc xảy ra

5.2.2 Bước 2 Đi sâu hơn vào trong nước cho đến khi mực nước gần như là lên

đế đầu của bạn Điều này cho phép bạn trải nghiệm cách thức cơ thể của bạnlàm việc dưới nước như thế nào, và luôn đảm bảo rằng bạn sẽ cảm thấy an toànkhi đặt chân xuống Thực hành đi bộ và di chuyển cơ thể dưới nước bằng nhiềucách khác nhau

5.2.3 Bước 3 Đây là bước cần có sự can đảm của bạn Hãy hít thật sâu trước

khi cho đầu của bạn bị ngập nước, bây giờ là lúc bạn phải nín thở và nhắm mắtlại và bắt đầu hụp xuống nước Đeo kính có thể giúp cho nước không vào mắtkhi bạn mở mắt và bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn Điều quan trọng là bạn khôngđược để nước vào mũi Khi bạn cảm thấy thoải mái và thuận tiện với thao tácnày, hãy uốn cong đầu gối của bạn và nhún đầu vào nước Bạn có thể thở ratrong khi đang bơi trong nước và hít thở khi nhô lên khỏi mặt nước

5.2.4 Bước 4 Tập nổi trên mặt nước: cơ thể của chúng ta luôn nổi trên nước, vì

thế bạn có thể thực hành điều này bằng cách giữ hơi thở của bạn và thư giãn cơthể Chân của bạn có thể sẽ nổi lên và đầu của bạn sẽ uốn cong xuống vào trongnước, nhưng cơ thể của bạn sẽ không chìm Đây là một cách tuyệt vời để thựchành bởi vì bạn có thể nổi trên mặt nước một thời gian khá dài, mà không cầnphải bơi Chỉ cần nghỉ ngơi, và thực hành làm cách nào để di chuyển khuôn mặtcủa bạn lên khỏi mặt nước bất cứ khi nào bạn cần phải thở (cố gắng làm điềunày mà không cần đặt chân xuống, để bạn biết rằng bạn có thể thực hiện điềunày ở một nơi khác có mực nước sâu hơn)

5.2.5 Bước 5 Hãy nhận biết rằng phần còn lại của bơi lội là cách sử dụng các

phương pháp khác nhau để di chuyển cơ thể của bạn trong nước Cơ bản nhất làphong cách bơi trực giác (gọi là "doggy paddle"), đây là cách bơi thân thuộc củahầu hết mọi người Khi bạn cảm thấy mình nổi thoải mái trong nước rồi, hãy thử

Trang 14

chuyển động chân và cánh tay của bạn mà không cần chạm vào mặt đất, và xembạn có thể đẩy mình về phía trước không?

5.2.6 Bước 6 Đạp chân của bạn lên và xuống một cách nhanh chóng, và có lẽ

bạn sẽ thấy mình di chuyển về phía trước mạnh mẽ hơn nữa Khi bạn cảm thấythoải mái với giai đoạn này, bạn đã sẵn sàng để tìm hiểu một số cách bơi khác

cụ thể hơn

5.3 Một số kỹ năng cứu người khi đuối nước

Nếu không thể cứu người đuối nước được do không đủ sức, không có khảnăng, thì cần “kêu cứu thật to” nhờ người hỗ trợ

Người sắp chết đuối thường rất hoảng loạn nên có một ý chí giành giậtmạng sống vô cùng quyết liệt, do đó họ vùng vẫy với một sức mạnh ghê gớm và

ôm cứng tất cả những gì có trong tầm tay, nhất là khi thấy có người cứu hộ xuấthiện, họ liền tìm cách ôm chặt lấy Vì thế, việc cứu hộ sẽ vô cùng khó khăn.Phải xác định là có đủ khả năng khống chế được nạn nhân, lúc ấy mới tiếp cậnnạn nhân, nếu không cả hai sẽ bị nguy hiểm tới tính mạng

- Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần bình tĩnh, hô hoán,kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân Đồngthời, cần nhanh chóng tìm bất kì vật dụng nào để có thể cứu gián tiếp như: câysào, phao, áo, quần, dây nịt,… Hãy cho những người bị đuối nước bám vào cácvật dụng này để người trên bờ kéo dần vào Như vậy, việc cứu nạn sẽ hiệu quảhơn Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi vàkhông biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước

- Sau khi đưa người bị đuối nước vào bờ, lập tức kiểm tra đường thở, nếutrong miệng, mũi, có dị vật cần móc ra ngay, rồi nghiêng người nạn nhân để chodịch thoát khỏi đường thở Nếu nạn nhân ngừng thở, ngừng tim, cần hồi sức tim,phổi bằng cách: Đặt nạn nhân nằm ngửa, hồi sức hô hấp bằng cáchlấy tay bịtmũi nạn nhân, hít một hơi thật sâu rồi ngậm kín mệng nạn nhân thổi một hơi dàirồi buông ra Tiếp tục làm thêm hai lần như vậy Sau đó tiến hành ép tim lồngngực bằng cách đan hai tây vào nhau, đặt lên vị trí 1/3 xương ức về phía ngựctrái và ép liên tục khoảng 30 lần Luân phiên hai lần hồi sức hô hấp – 30 lần éptim như vậy cho đến khi có nhân viên y tế hoặc người đưa đi cấp cứu ở các cơ

sở y tế Và thực hiện các việc làm sau:

5.3.1 Vớt người

- Mặc dù có biết bơi hay không, khi gặp một người bị té xuống nước sâu, ta phảibiết kêu gọi những người xung quanh tới trợ giúp Nhưng luôn luôn phải để ý tớinạn nhân và cố gắng với sáng kiến và khả năng của mình tìm tòi mọi cách để vớt

họ lên

- Trong trường hợp nạn nhân ở gần bờ, không phải lúc nào cũng có sẵn phaocứu hộ bên mình, ta có thể tận dụng một chiếc gậy, một cây sào hoặc xa hơnmột chút thì dùng một cuộn dây buộc một đầu vào một vật gì đó nổi lên đượctrên mặt nước như can nhựa, thùng nhựa, chai nước suối, thùng dầu ăn đều cóthể dùng cứu họ được Ta hãy thực hiện bằng cách níu chặt lấy một thân cây,một mô đất hoặc một vật gì chắc chắn rồi ném hoặc đưa vật hiện có cho nạn

Ngày đăng: 13/10/2017, 21:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nhà sách NAM TRUNG YÊN, Sách "DẠY CON TẬP BƠI", TS Phạm Anh Tuấn, Gíam đốc Trung tâm E - Bơi, Hà Nội 12/5/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: DẠY CON TẬP BƠI
1. Văn bản của Bộ GD&ĐT (số tư liệu: 1761/BGDĐT-CTHSSV, Ban hành ngày 21/4/2016) gửi các sở GD&ĐT, chỉ đạo tăng cường giáo dục, tuyên truyền phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh Khác
2. Gíao trình bơi lội, nhà xuất bản Đại học Sư Phạm, xuất bản năm 2004 Khác
4. Gíao trình bơi lội - Biên soạn: PGS Nguyễn Văn Trạch, TS Nguyễn Sĩ Hà, GV Phạm Ngọc Hân. (Lưu hành nội nội bộ năm 2006) Khác
5. Bài viết của Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, giám đốc Trung tâm E - Bơi Khác
6. Các tư liệu thông tin trên báo, mạng internet, đài phát thanh truyền hình về các tai nạn xảy ra trên sông nước… Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w