Bảng 3.5. Phân tích cơ cấu tài sản Tổng công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN (Trang 62 - 65)

Cuối năm 2018 Cuối năm 2019 Chênh lệch cuối năm 2019/2018

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ

trọng (%)

Tỷ lệ

(đồng) (%) (đồng) (%) (đồng) (%)

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 457,683,056,032 69.8% 480,448,412,845 69.1% 22,765,356,813 -0.8% 5.0%

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 30,369,324,665 4.6% 26,621,883,756 3.8% (3,747,440,909) -0.8% -12.3% II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 298,200,000,000 45.5% 310,900,000,000 44.7% 12,700,000,000 -0.8% 4.3% III. Các khoản phải thu ngắn hạn 68,861,327,817 10.5% 85,808,528,564 12.3% 16,947,200,747 1.8% 24.6% 1. Phải thu ngắn hạn KH 26,653,796,126 4.1% 41,118,131,089 5.9% 14,464,334,963 1.8% 54.3% 2. Trả trước cho người bán 5,173,287,382 0.8% 8,249,933,837 1.2% 3,076,646,455 0.4% 59.5% 3. Phải thu về cho vay ngắn hạn 30,682,400,000 4.7% 37,682,400,000 5.4% 7,000,000,000 0.7% 22.8% 4. Các khoản phải thu khác 13,888,365,886 2.1% 12,635,785,215 1.8% (1,252,580,671) -0.3% -9.0% 5. Dự phòng PT ngắn hạn khó đòi (7,536,521,577) -1.1% (13,877,721,577) -2.0% (6,341,200,000) -0.8% 84.1% IV. Hàng tồn kho 58,142,378,142 8.9% 47,940,114,149 6.9% (10,202,263,993) -2.0% -17.5% V. Tài sản ngắn hạn khác 2,110,025,408 0.3% 9,177,886,376 1.3% 7,067,860,968 1.0% 335.0%

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 197,668,651,838 30.2% 215,027,054,213 30.9% 17,358,402,375 0.8% 8.8%

I. Các khoản phải thu dài hạn - 10,000,000,000 10,000,000,000 0.0% 0.0% II. Tài sản cố định 70,208,668,991 10.7% 93,130,887,314 13.4% 22,922,218,323 2.7% 32.6% III. Tài sản dở dang dài hạn 8,889,140,206 1.4% - (8,889,140,206) -1.4% -100.0% IV. Đầu tư tài chính dài hạn 110,471,426,093 16.9% 98,832,450,031 14.2% (11,638,976,062) -2.6% -10.5% V. Tài sản dài hạn khác 8,099,416,548 1.2% 13,063,716,868 1.9% 4,964,300,320 0.6% 61.3%

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 655,351,707,870 100.0% 695,475,467,058 100.0% 40,123,759,188 6.1%

 Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm giúp Tổng công ty tìm hiểu được sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ. Sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không cũng như có phù hợp với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không? Phân tích cơ cấu nguồn vốn cung cấp thông tin cho Tổng công ty về sự thay đổi nguồn vốn, một xu hướng cơ cấu nguồn vốn hợp lý trong tương lai

Cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty thể hiện qua bảng Phân tích cơ cấu nguồn vốn. Dựa trên tính chất cân đối của tài sản và nguồn vốn, năm 2019 cùng với lượng giảm của tổng tài sản thì tổng nguồn vốn của Công ty cũng tăng một lượng là 40,123,759,188 đồng tương ứng với giảm 6,1%. Nguyên nhân tăng lên cụ thể là do những yếu tố sau:

Về nợ phải trả: Nợ phải trả ngắn hạn đã tăng mạnh trong năm 2019. Sự thay đổi giá trị nợ ngắn hạn của Tổng Công ty là điều hợp lý so với sự gia tăng của tài sản, Tổng Công ty đã sử dụng các khoản vay nợ ngắn hạn để tập chung đầu tư nâng cấp máy móc,thiết bị nhằm tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng dự trữ hàng tồn kho song song với đầu tư các khoản tài chính ngắn hạn. Tuy nhiên cần lưu ý đối với các khoản nợ ngắn hạn đòi hỏi Tổng Công ty có nghĩa vụ thanh toán trong thời gian ngắn, nếu không đáp ứng được sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn gây ra những áp lực đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhất là khi sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn do thời gian thu hồi vốn lâu. Vì vậy, Tổng Công ty cần có biện pháp tích cực trong việc đẩy mạnh khả năng thanh toán trong ngắn hạn nhưng đồng thời tìm kiếm các khoản nợ dài hạn có điều kiện và thời gian dài hơn để không lỡ những cơ hội đầu tư, góp phần vào đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Nợ dài hạn của Tổng Công ty năm 2019 so với năm 2018 tăng mạnh 8%, tương đương 21,528,051,351 đồng, so về tỉ trọng thì chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.

Về vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu tăng lên đáng kể, tăng 18,459,223,630

đồng tức là tăng 4.8%, tuy nhiên tỷ trọng VCSH trong tổng nguồn vốn không có sự dịch chuyển đáng kể từ 59% năm 2018 xuống 58% năm 2019 tức là giảm 1%.

Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn nhóm phân tích đã đưa ra nhận xét rằng VCSH tăng lên chứng tỏ khả năng độc lập về mặt tài chính của Công ty là cao và khả năng thanh toán những khoản nợ phải trả tương đối tốt. Đồng thời nhóm phân tích đã chỉ ra cơ cấu nguồn vốn của Công ty là tương đối tốt, VCSH chiếm tỷ trọng cao cho nên khả năng độc lập về mặt tài chính cao tuy nhiên các khoản nợ phải trả cũng chiếm tỷ trọng tương đối trong cơ cấu nguồn vốn, điều này giúp cho phần thuế TNDN của Tổng công ty phải nộp ngân sách ít hơn khi sử dụng nguồn VCSH để tài trợ cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi sử dụng nguồn vốn vay nợ thị Tổng công ty phải chi trả chi phí lãi vay và đây là một khoản chi phí hợp lý để làm giảm thu nhập tính thuế của DN. Việc sử dụng VCSH vay nợ của đối tác chứng tỏ Tổng công ty đang phát huy tốt ưu điểm của đòn bẩy tài chính để tạo ra “lá chắn thuế”.

Bảng 3.6. Phân tích cơ cấu nguồn vốn Tổng công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w