Hình 3.3. So sánh tình hình phải trả người bán với các doanh nghiệp trong ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN (Trang 78 - 100)

Hình 3.3. So sánh tình hình phải trả người bán với các doanh nghiệp trong ngành

Nguồn: Phòng Kế toán Tổng công ty May Hưng Yên

Qua kết quả tính toán, nhóm phân tích nhận xét rằng: Số vòng quay phải trả người bán năm 2019 là 16.49 vòng, đồng nghĩa với thời gian bình quân một vòng quay phải trả người bán đạt 22 ngày năm 2019. Có thể đánh giá rằng, số vòng quay và thời gian bình quân một vòng quay phải trả người bán tương đối ổn định trong các

năm gần đây cho thấy chính sách về thanh toán với người bán của Tổng Công ty không thay đổi cho thấy uy tín của doanh nghiệp trong việc thanh toán khá tốt. So

sánh chỉ tiêu số vòng quay phải trả người bán với một số doanh nghiệp lớn trong ngành thấy rằng chỉ số này của Tổng Công ty đứng thứ hai trong ngành, chỉ sau MSH. Như vậy, về thanh toán với người bán, có thể nhận xét rằng uy tín của Tổng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Như vậy trong chương 3, tác giả đã đi tìm hiểu về thực trạng công tác phân tích BCTC tại Tổng công ty May Hưng Yên. Là một trong những Công ty kinh doanh may mặc, hiện nay Công ty đã góp phần làm tăng GDP cho đất nước. Trong những năm gần đây mặc dù nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nhưng ban lãnh đạo Tổng công ty đã xây dựng được chiến lược phát triển đúng đắn giúp DN không những vượt qua giai đoạn khó khăn này mà còn kinh doanh có lãi đem lại thu nhập và nâng cao đời sống cho lao động trong Tổng công ty

Luận văn cũng đã khái quát được đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán cũng như lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty. Đặc biệt luận văn đã đưa ra được thực trạng về hoạt động phân tích BCTC tại Tổng công ty. Từ quá trình nghiên cứu về thực trạng cho thấy việc việc phân tích BCTC của Tổng công ty cần được phải hoàn thiện cho phù hợp và ban lãnh đạo/ quản trị cần quan tâm nhiều hơn đên vấn đề này. Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp hoàn thiện ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN

4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu về thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty May Hưng Yên

4.1.1. Các kết luận qua nghiên cứu

 Về tổ chức phân tích

Trong những năm gần đây, Tổng công ty May Hưng Yên đã tiến hành hoạt động phân tích BCTC nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho nhà quản trị, đây là căn cứ quan trọng giúp nhà quản trị ra những chính sách, quyết định đúng đắn và có giá trị. Công ty đã biết vận dụng cơ sở lý luận chung về phân tích BCTC để tiến hành phân tích BCTC tại đơn vị mình. Tuy nhiên, công tác tổ chức phân tích của Công ty chưa được quan tâm đúng mực nên kết quả phân tích không đem lại hiệu quả nhiều và không phát huy được sự hữu ích của công cụ phân tích BCTC

 Về công cụ và kỹ thuật phân tích

Tổng công ty May Hưng Yên hầu hết mới chỉ sử dụng phương pháp so sánh trong quá trình phân tích BCTC và đã tuân thủ đầy đủ các yêu cầu, điều kiện của phương pháp này, bên cạnh đó có sử dụng phương pháp đồ thị và Dunpont. Trong đó, phương pháp so sánh được xem là phương pháp được sử dụng phổ biến trong toàn bộ hoạt động phân tích bởi ưu điểm của phương pháp này đơn giản, dễ tính toán và dễ dàng nhận biết sự biến động của từng khoản mục, từng chỉ tiêu phân tích. Tuy nhiên, Tổng công ty May Hưng Yên mới chỉ áp dụng hai hình thức so sánh đơn giản theo chiều ngang và chiều dọc vì vậy kết quả phân tích còn mang tính rời rạc, chưa có hệ thống và chưa khoa học, chưa thấy được sự phù hợp hay không của các chỉ tiêu phân tích. Mặt khác, số liệu sử dụng trong phân tích tại Công ty mới chỉ dừng lại trong 2 năm nên không thể biết được xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng trong những năm tới.

Tóm lại, phương pháp phân tích mà Tổng công ty May Hưng Yên sử dụng vẫn còn đơn điệu nên chưa thể phản ánh được hết hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty. Mặc dù, việc phân tích BCTC tại DN diễn ra hàng năm nhưng kết quả phân tích đem lại chưa cao. Do vậy trong thời gian tới Công ty nên áp dụng thêm những phương pháp phân tích khác như phương pháp loại trừ, phương pháp đồ thị,... để quá trình phân tích đạt hiệu quả, phát huy chiều sâu của thông tin có thể đánh giá đúng tình hình tài chính của Tổng công ty, từ đó giúp các nhà quản trị có thể từ kết quả phân tích đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn.

 Về nội dung phân tích

Tổng công ty May Hưng Yên tuy có nhận thức được vai trò của phân tích BCTC nhưng nội dung thực hiện phân tích chưa thực sự đầy đủ và toàn diện. Tổng công ty mới chỉ thực hiện phân tích BCTC với một số nội dung như đánh giá khái quát tình hình tài chính, phân tích cấu trúc tài chính, phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên việc phân tích này chỉ sử dụng một số chỉ tiêu rất hạn chế, đơn giản thể hiện qui mô và tốc độ phát triển, chưa thể hiện được xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng.

Khi thực hiện phân tích, Nhóm phân tích có sự nhầm lẫn khi cho rằng phân tích các kết quả kinh doanh từ số liệu ở Báo cáo kết quả kinh doanh là nội dung của phân tích hiệu quả kinh doanh. Công ty cần nhận thức rằng: phân tích kết quả kinh doanh chỉ là phân tích các chỉ tiêu phản ánh quy mô của các hoạt động như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay, lợi nhuận sau thuế,... còn phân tích hiệu quả kinh doanh phải so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu ra dựa vào (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) với các yếu tố đầu vào (dựa vào Bảng cân đối kế toán).

Nội dung phân tích BCTC chưa đầy đủ, chỉ tập trung vào một số nội dung dẫn đến các chỉ tiêu tài chính vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phân tích. Ngoài ra, khi phân tích một số chỉ tiêu tài chính mới chỉ thực hiện so sánh sự biến động của các chỉ tiêu đơn lẻ chứ chưa đánh giá được các chỉ tiêu trong mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Có thể lấy ví dụ như, khi phân tích cấu trúc tài chính thì chưa phân

tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn hoặc khi phân tích sức sinh lợi thì không phân tích các nhân tố tạo nên khả năng sinh lợi của tài sản, doanh thu, VCSH.

Nguồn số liệu sử dụng trong quá trình phân tích còn hạn chế chủ yếu là dựa vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minh BCTC, những thông tin phi tài chính ít được sử dụng. Do đó, việc phân tích BCTC của Tổng công ty chưa thấy được ý nghĩa sâu sắc của từng chỉ tiêu trong việc đưa ra quyết định quản lý tài chính. Đây là những chỉ số hết sức quan trọng làm cơ sở cho việc đánh giá, so sánh hoạt động tại Công ty với ngành để thấy được vị trí hiện tại của Công ty trong ngành. Ngoài ra những chỉ tiêu phân tích như tình hình công nợ, tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, rủi ro tài chính, dự báo nhu cầu tài chính,.. không được Tổng công ty May Hưng Yên thực hiện phân tích cũng là một thiếu sót lớn khiến quá trình phân tích không thể trọn vẹn, đầy đủ và sâu sắc.

4.1.2. Các phát hiện qua nghiên cứu

Việc phân tích BCTC tại Tổng công ty May Hưng Yên những năm qua được đánh giá là chưa thực sự hiệu quả, công tác phân tích mới chỉ phục vụ cho nhà quản trị và thông tin mang lại chưa thực sự khách quan. Kết quả phân tích còn khá đơn giản và sơ sài. Quy trình phân tích của Tổng công ty chưa được rõ ràng, rành mạch và khoa học đặc biệt trong việc phân công trách nhiệm và quy trình thực hiện phân tích.

Việc phân tích Báo cáo tài chính mới chỉ dừng lại trong việc phục vụ nhu cầu nội bộ của Tổng công ty. Kết quả phân tích chưa được lập thành bộ hồ sơ, lưu lại, mới chỉ dừng ở việc báo cáo kết quả phân tích với Ban Giám đốc, Ban kiểm soát. Kết quả phân tích chưa được công bố rộng hơn cho các nhà đầu tư, cho các tổ chức tín dụng có quan hệ vay vốn với Tổng công ty. Hơn nữa, việc phân tích tình hình tài chính chỉ dừng lại ở phân tích Báo cáo tài chính thôi thì chưa đủ, chưa cho cái nhìn sâu sắc rõ nét hơn về các mặt của tình hình tài chính. Việc mở rộng phạm vi phân tích là cần thiết với DN, như so sánh một số chỉ tiêu quan trọng với các doanh nghiệp trong cùng ngành, để thấy được vị trí của doanh nghiệp mình.

Đội ngũ phân tích BCTC của Tổng công ty May Hưng Yên vẫn còn thiếu về số lượng, chưa có trình độ chuyên môn sâu về phân tích, quá trình tổ chức công tác

phân tích chưa thật sự nghiêm túc. Ngoài ra, do quá trình phân tích BCTC tại Tổng công ty mới được thực hiện cách đây vài năm nên thời gian phân tích chưa nhiều, bên cạnh đó chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn đến kết quả phân tích chưa thực sự hiệu quả.

Điều này được thể hiện qua các bước của quá trình phân tích như sau

- Chuẩn bị phân tích: Trong giai đoạn này, nhóm phân tích của Tổng công ty chủ yếu là những người kiêm nhiệm của công tác kế toán nên họ chỉ tập trung vào công tác kế toán của DN mà công tác phân tích không được để ý nhiều, công tác chuẩn bị cho quá trình phân tích được làm một cách rất sơ sài, thông tin thu thập chủ yếu là các báo cáo tài chính sử dụng để phân tích, bên cạnh đó phân công thực hiện phân tích chưa cụ thể.

- Tiến hành phân tích: Trong giai đoạn này, việc tiến hành phân tích chưa được quan tâm sâu sắc, nhóm phân tích chỉ phân tích hạn chế một số nội dung và một số chỉ tiêu. Do giai đoạn chuẩn bị không được chuẩn bị một cách chu đáo, cụ thể, chi tiết và khoa học dẫn đến việc phân tích không đạt kết quả cao như mong muốn. Cơ sở số liệu phục vụ cho quá trình phân tích đơn thuần chỉ là hệ thống BCTC của Tổng công ty không có sự liên hệ nhiều với các thông tin phi tài chính. Công việc phân tích không được phân chia, giao nhiệm vụ rõ ràng cho từng người nên chưa phản ánh một cách chính xác toàn bộ tình hình tài chính hiện tại của Tổng công ty. Thông tin do quá trình phân tích đem lại chưa thực sự hiệu quả và khách quan, thông tin chỉ dừng lại ở việc tính toán, đánh giá chưa cụ thể không chỉ rõ được những nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Có thể nói DN chưa biết khai thác hết chiều sâu của thông tin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kết thúc phân tích: Do cả công tác chuẩn vị và tiến hành phân tích không có kế hoạch một cách chi tiết, cụ thể, khoa học và có hệ thống nên kết quả của quá trình phân tích không thể cho biết chính xác thực trạng tài chính tại Công ty, kết quả chỉ được báo cáo nội bộ, tính ứng dụng chưa cao.

Một hạn chế lớn nhất đối với công tác phân tích BCTC của Công ty là dù đã thấy được tầm quan trọng của phân tích BCTC song Tônge công ty vẫn chưa đưa ra

một mực tiêu cụ thể nào, chưa cói nó là một hoạt động chính thức, mang ý nghĩa cung cấp thông tin phục vụ quản lý, có thể định hướng và dự báo trong tương lai. Vì vậy, quá trình thực hiện còn sơ sài, phân tích chủ yếu là phân tích tĩnh, việc tính toán chỉ dựa vào một số chỉ tiêu đặc trưng trong từng thời kỳ để đánh giá một cách khái quát, sơ lược về tình hình tài chính của Tông công ty; khi phân tích chỉ đưa ra những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát, chưa cụ thể và thiếu tính toán toàn diện. Do đó Tổng công ty cần phải nhìn nhận rằng phân tích tài chính xét cho cung là nhằm phát hiện ra những vấn đề tài chính nảy sinh trong hoạt động kinh doanh, nhằm đảm bảo đưa ra những dự đoán chính xác về nhu cầu tài chính của Tổng công ty tại những thời điểm cần thiết.

4.2. Giải pháp hoàn thiện và điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty May Hưng Yên

4.2.1. Hoàn thiện tổ chức phân tích

Để công tác tổ chức phân tích BCTC thực sự hiệu quả đòi hỏi Tổng công ty phải xây dựng được quy trình phân tích một cách có hệ thống, khoa học, chi tiết và phù hợp hơn với đặc điểm kinh doanh, cơ chế hoạt động và cơ chế quản lý kinh tế tài chính của DN. Mỗi một giai đoạn của quá trình phân tích Tổng công ty cần phải xây dựng thật cụ thể và kỹ lưỡng như sau:

Về công tác chuẩn bị: Phải phân công cụ thể bộ phận chịu trách nhiệm phân tích và quy định cụ thể về hệ thống chỉ tiêu tài chính cần phân tích, giải thích rõ nội dung, ý nghĩa và phương pháp tính toán các chỉ tiêu đó. Đây là khâu đầu tiên trong cả quá trình phân tích, như vậy trong khâu đầu tiên này đòi hỏi cần phải xây dựng tốt để quá trình phân tích đạt hiệu quả. Do đó trong khâu này cần phải xác định rõ thời gian, phạm vi và nội dung phân tích.

- Về thời gian phân tích: theo năm với phân tích BCTC thường niên và theo niên độ 5 năm/ lần để có thể thấy được xu hướng tài chính DN

- Về phạm vi phân tích: tại Tổng công ty May Hưng Yên

- Về nội dung phân tích: tất cả các nội dung phản ánh tình hình tài chính tại Tổng Công ty May Hưng Yên.

Vê tiến hành phân tích: phải tuân thủ theo kế hoạch đã đề ra theo một trình tự nhất định từ thu thập thông tin, tính toán các chỉ tiêu phân tích, tổng hợp kết quả và đưa ra nhận xét đánh giá kết quả đạt được. Thông tin thu thập cần kết hợp cả thông tin nội bộ và các thông tin thu thập bên ngoài. Những thông tin thu thập được phải đáng tin cậy để quá trình phân tích BCTC đem lại thông tin thật sự hữu ích và có giá trị cao

4.2.2. Hoàn thiện công cụ và kỹ thuật phân tích

Hiện nay Tổng công ty May Hưng Yên đang sử dụng phương pháp so sánh, tuy nhiên phương pháp so sánh được sử dụng chưa thực sự hoàn chỉnh số liệu so sánh mới chỉ dừng lại so sánh trong vòng 2 năm gần đây. Để thông tin thực sự hiệu quả có thể đánh giá được xu hướng và nhịp điệu tài chính của Tổng công ty trong những năm tới thì thông tin thu thập phải là từ 4 đến 5 năm.

Khi Tổng công ty đã thực hiện so sánh các thông tin, chỉ số trong thời gian từ 4 -5 năm thì kết hợp với phương pháp đồ thị để minh họa các kết quả tính toán nhằm phản ánh một cách trực quan sự thay đổi của các chỉ tiêu tài chính qua các thời kỳ. Phương pháp đồ thị kết hợp với phương pháp so sánh để đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN qua thời gian.

4.2.3. Hoàn thiện phân tích cấu trúc tài chính

Khi phân tích cấu trúc tài chính, Tổng công ty đã thực hiện phân tích cơ cấu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN (Trang 78 - 100)