Bảng 3.4. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN (Trang 59 - 62)

Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch năm 2019 so

với năm 2018 (lần) (lần) Mức Tỷ lệ (lần) (%) 1. ROE 0.30 0.26 -0.043 -14% 2. ROS 0.18 0.16 -0.020 -11% 3. ROA 0.18 0.16 -0.020 -11%

Nguồn: Phòng KT của Tổng công ty May Hưng Yên

Căn cứ vào bảng tính toán trên, nhóm phân tích đã chỉ ra rằng các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lợi của doanh thu, tài sản và VCSH đều giảm so với năm 2018 chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả kinh doanh tuy có lãi, nhưng không bằng cùng kỳ năm trước.

3.4.2. Phân tích cấu trúc tài chính

Tổng công ty May Hưng Yên luôn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững dựa trên cơ sở đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại, đảm bảo tăng trưởng ổn định và bền vững. Xây dựng và phát triển Tổng công ty thành một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tiềm lực tài chính vững mạnh, trình độ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Dệt May Việt Nam. Do đó, phân tích cấu trúc tài chính của Tổng công ty luôn được ưu tiên phân tích đầu tiên, để có cái nhìn tổng quan về quy mô tài sản, chuyển dịch về cơ cấu tài sản và tính hiệu quả của các quyết định đầu tư của công ty sau mỗi năm, từ đó đưa ra ưu điểm, nhược điểm trong chính sách của DN, tìm ra các giải pháp để khắc phục nhược điểm cũng như đề xuất để tăng cường lợi thế trong các ưu điểm, tối ưu hóa lợi nhuận của Tổng công ty cho các cổ đông và nâng cao giá trị của Tổng công ty.

Để phân tích đánh giá về cấu trúc tài chính, Tổng công ty phân tích về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn, qua đó có góc nhìn khái quát về tình hình hiện tại của công ty, để xác định được phương hướng phân tích, các các chỉ tiêu tài chính các được xem xét chi tiết và đi sâu nghiên cứu.

 Phân tích cơ cấu tài sản

Bên cạnh việc tổ chức, huy động vốn cho hoạt đông kinh doanh, các doanh nghiệp còn phải sử dụng số vốn đã huy động một cách hợp lý, có hiệu quả. Sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí huy động vốn mà quan trọng hơn còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được số vốn đã huy động. Điều đó đồng nghĩa với việc tăng lượng vốn huy động vào kinh doanh. Với cùng một lượng vốn đã huy động, nếu biết sử dụng hợp lý, doanh nghiệp sẽ có điều kiện đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu cho kinh doanh. Sử dụng hợp lý, có hiệu quả số vốn đã huy động được đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh hay bộ phận tài sản nào. Vì thế, phân tích tình hình sử dụng vốn bao giờ cũng được thể hiện trước hết bằng cách phân tích cơ cấu tài sản. Qua phân tích cơ cấu tài sản, các nhà quản trị sẽ nắm được tình hình đầu tư (sử dụng) số vốn đã huy động, biết được việc sử dụng số vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Căn cứ vào kết quả của bảng tính 3.6 nhóm phân tích nhận xét như sau:

Về tổng tài sản của DN năm 2019 có sự tăng so với năm 2018 cho thấy quy mô tài sản của Công ty đã tăng so với năm trước, cụ thể tổng tài sản của Công ty cuối năm 2019 đạt 695,475,467,058 đồng tăng 40,123,759,188 đồng so với cuối năm 2018 tức là tăng 6,1%. Để xem xét sự biến động của tài sản nhóm phân tích đã tiến hành phân tích sự tăng, giảm của từng khoản mục tài sản.

Về Tài sản ngắn hạn của Tổng công ty năm 2019 có sự tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2018 từ 457,683,056,032 lên 480,448,412,845 tăng 22,765,356,813, tuy nhiên tỷ trong về tài sản ngắn hạn trong cơ cấu tài sản lại giảm từ 70% xướng 69%. Trong đó, tỷ trọng của chỉ tiêu Đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm phần lớn (46% ở năm 2018 và 45% ở năm 2019) lý do là Tổng Công ty đã mở rộng đầu tư tài chính bằng lượng tiền mặt dư thừa để tối ưu hóa lợi nhuận từ nguồn tài chính nhàn rỗi.

Hàng tồn kho đã giảm nhẹ từ năm 2018 tới năm 2019 và có sự điều chỉnh theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể so với năm 2018, thì hàng tồn kho đã giảm từ 58,142,378,142 đồng xuống còn 47,940,114,149 đồng, giảm 10,202,263,993.

Về các khoản phải thu ngắn hạn, chính sách thanh toán của Tổng Công ty luôn có sự thống nhất với khách hàng và có sự ổn định trong quá trình thu hồi công nợ tỉ trọng trong tổng tài sản được giữ ổn định qua các năm ở mức 11-12%, nhờ vậy quá trình thu hồi công nợ luôn diễn ra theo đúng dự tính của Tổng Công ty và ước tính về để có những kế hoạch kinh doanh trong ngắn hoặc dài hạn.

Cùng với đó trong giai đoạn này, khoản đầu tư tài chính dài hạn của Tổng Công ty phần lớn đã đến hạn được chuyển sang các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hoặc đã đáo hạn, do đó các khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm mạnh từ 17% tương đương 110,471,426,093đồng xuống 14% tương đương 98,832,450,031đồng. Tuy nhiên sự tăng lên của Tài sản cố định do công ty đầu tư các máy móc, thiết bị mới nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty từ 70,208,668,991 đồng lên 93,130,887,314 đồng tức tăng 33,6% khiến cho tỷ trọng của Tải sản dài hạn không bị chênh lệnh nhiều giữa hai năm 2018-2019.

Bảng 3.5. Phân tích cơ cấu tài sản Tổng công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN (Trang 59 - 62)