Bảng 3.12. Phân tích tình hình các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN (Trang 72 - 74)

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Phải thu ngắn hạn KH 26, 653,796,126 38.7% 41,118,131,089 47.9% 2. Trả trước cho người bán 5, 173,287,382 7.5% 8,249,933,83 7 9.6% 3. Phải thu về cho vay

ngắn hạn

30,

682,400,000 44.6% 37,682,400,000 43.9% 4. Các khoản phải thu

khác 13, 888,365,886 20.2% 12,635,785,215 14.7% 5. Dự phòng PT ngắn hạn khó đòi (7, 536,521,577) -10.9% (13,877,721,577 ) -16.2% Tổng các khoản phải thu ngắn hạn 68, 861,327,817 100% 85,808,528,564 100%

Nhóm phân tích nhận xét rằng: Quy mô tổng các khoản phải thu gần như không thay đổi ở cuối năm 2019 so với 2018 tuy nhiên đã có những biến động tương đối mạnh từ năm 2018 tới 2019 về cả quy mô tổng và chi tiết từng khoản mục trong các khoản phải thu ngắn hạn, đáng lưu ý nhất là dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi đã tăng đột biến từ (7,536,521,577) đồng năm 2018 lên (13,877,721,577) đồng năm 2019. Sự tăng bất thường từ các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi được giải thích do các khoản cho vay quá hạn trên 3 năm, theo quy định được trích lập 100% vào các khoản phải thu khó đòi, cụ thể Công ty Cổ phần Châu Giang 8.682 triệu đồng, Công ty Cổ phần sản xuất nhập khẩu Dệt may 4.000 triệu đồng. Trong đó Công ty cổ phần sản xuất nhập khẩu dệt may là công ty đã được Tổng Công ty đầu tư nắm giữ 233,434 cổ phiếu, chiếm 5,45% và là cổ đông lớn của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa Tổng công ty May Hưng Yên và Công ty cổ phần sản xuất nhập khẩu dệt may là đối tác uy tín, và có thể coi khoản 4.000 triệu đồng là một khoản đầu tư hỗ trợ Công ty cổ phần sản xuất nhập khẩu dệt may dưới hình thức cho vay. Còn với công ty cổ phần Châu Giang vốn là đối tác lâu năm với doanh nghiệp, thuộc công ty liên kết với Tổng Công ty và sẽ được đề cập lại ở phần tiếp theo để giải thích chi tiết hơn về khoản dự phòng trên, tuy nhiên cũng cần rất lưu ý về khả năng có thể không thu hồi được số dự phòng trên.

Ngoài ra Tổng Công ty đang bị chiếm dụng vốn khá lớn từ hoạt động cho vay khi các khoản phải thu về cho vay ngắn hạn cũng tăng mạnh 16,258,900,000 đồng. Tổng Công ty cần có những đánh giá và chính sách thắt chặt các khoản cho vay, nhằm đảm bảo an toàn tài chính của Tổng Công ty, tránh các hoạt động tài chính ẩn chứa nhiều rủi ro và sai lệch với giá trị cốt lõi của Tổng Công ty là dệt may.

Tổng Công ty vẫn đang tích cực và cố gắng trong quá trình thu hồi công nợ, cho thấy Tổng Công ty vẫn đang hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, sự bền vững trong giá trị cốt lõi của doanh nghiệp vẫn đảm bảo được nguồn tài chính lành mạnh, bù lấp tốt các hoạt động tài chính của Tổng Công ty bên cạnh đó, cần cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng giữa việc đầu tư vào giá trị cốt lõi để phát triển cũng như nghiên cứu các khoản mục đầu tư tài chính lành mạnh để phát huy tối đa lợi thế của doanh nghiệp, hạn chế tối đa sự thất thoát tài chính từ rủi ro đầu tư và không thể thu hồi.

Để làm rõ hơn về tình hình công nợ, nhóm phân tích còn tiến hành so sánh chỉ số phải thu khách hàng của các doanh nghiệp cùng ngành, số liệu được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.13. So sánh tình hình phải thu với cùng ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN (Trang 72 - 74)