SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM GIÚP ĐỠ HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ VƯỢT QUA RÀO CẢN TÂM LÍ VƯƠN LÊN HỌC TẬP TỐT Ở TR
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM GIÚP ĐỠ HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ VƯỢT QUA RÀO CẢN TÂM LÍ VƯƠN LÊN HỌC TẬP TỐT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CẨM THỦY 2.
Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm.
THANH HÓA, NĂM 2016
Trang 24 Phương pháp nghiên cứu 3
1 Cơ sở lí luận của vấn đề 3
2 Thực trạng của vấn đề 4
3 Giải pháp và tổ chức thực hiện 5
4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 7
Trang 3ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM GIÚP ĐỠ HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU
SỐ VƯỢT QUA RÀO CẢN TÂM LÍ VƯƠN LÊN HỌC TẬP TỐT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CẨM THỦY 2.
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống Theo thống kê có đến 28dân tộc anh em, trong đó 7 dân tộc có số dân đông đảo là: Kinh, Mường, Thổ, Khơ
mú, Thái, Mông, Dao Ngoài người Kinh có địa bàn cư trú rộng khắp tỉnh, các tộcngười còn lại (dân tộc thiểu số) sống chủ yếu tập trung ở 11 huyện miền núi Vì thế,thực hiện chủ trương của Đảng, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2013 Uỷ bannhân dân tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định số 1438/QĐ- UBND về việc phê duyệt Đề
án nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2013-2020 Đề án xác định mục tiêu chung của giáo dục Tỉnh nhà là “tập trung mọi nỗlực và điều kiện để giảm nhanh sự chênh lệch về chất lượng giáo dục, đào tạo cáccấp học, bậc học ở 11 huyện miền núi so với mặt bằng chung toàn tỉnh; củng cố,phát triển mạng lưới trường, lớp, các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thôngdân tộc bán trú, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên tạo sự chuyển biếnnhanh về chất lượng giáo dục; nâng cao mặt bằng dân trí, chất lượng nguồn nhânlực, góp phần ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng đáp ứng yêu cầu phát triểnnhanh và bền vững kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi”
Trên địa bàn 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có 25 trường Trung học phổthông, 11 Trung tâm giáo dục thường xuyên Học sinh trên địa bàn 11 huyện nóichung, Trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy 2 nói riêng đa phần là người dân
Trang 4tộc thiểu số Ở cấp học dưới (Tiểu học, Trung học cơ sở), học sinh chỉ có điều kiệngiao tiếp trong một không gian hẹp Bạn bè trong trường, lớp chủ yếu là người dântộc thiểu số, có cùng điều kiện sống, tương đồng về văn hóa, ngôn ngữ…Lên cấpTrung học phổ thông, học sinh có môi trường học tập mới, thầy mới, bạn mới, yêucầu về kiến thức, kĩ năng đối với học sinh cao hơn trước Buộc học sinh người dântộc thiểu số phải hòa nhập vào môi trường mới Trong khi đó, hầu hết các em cònrất bỡ ngỡ, rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp Có nhiều em nói tiếng Kinh chưa
“tròn vành, rõ chữ” nên rất khó khăn trong học tập Điều này tạo nên rào cản tâm lírất lớn khiến nhiều em chán học, không tích cực tham gia các phong trào củatrường, lớp Kết quả học tập thường không cao, có khoảng cách khá xa với học sinhngười Kinh Nhiều em thiếu tự tin dẫn đến tự cô lập mình và cảm thấy cô độc trongmôi trường học tập mới Hậu quả là các em chán học, bị bạn bè xấu rủ rê bỏ học,thậm chí có khi còn vi phạm pháp luật… Vì thế, những lớp có nhiều học sinh dântộc thiểu số thường có nguy cơ không duy trì được sĩ số, phong trào học tập khôngtốt, kết quả thi đua không cao
Mặc dù được Nhà nước quan tâm như cấp gạo, hỗ trợ chi phí học tập…nhàtrường và các thầy cô giáo cũng thường xuyên có chính sách khuyến khích học tậpđối với đối tượng học sinh này, nhưng nhìn chung vẫn chưa khắc phục được hiệntượng trên Là giáo viên chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã xác định vấn đề cốt lõi đểkhắc phục triệt để tình trạng trên là phải có biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện
để học sinh người dân tộc thiểu số mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động, trang bịcho học sinh người dân tộc thiểu số những kĩ năng cơ bản để hòa nhập nghĩa làgiúp các em vượt qua được rào cản tâm lí để vươn lên học tập tốt Xuất phát từ
nhận thức trên, tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh người dân tộc
thiểu số vượt qua rào cản tâm lí vươn lên học tập tốt ở trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy 2” để nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài “Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh người dân tộc thiểu số vượt
qua rào cản tâm lí vươn lên học tập tốt ở trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy 2” để nghiên cứu, tôi muốn tìm tòi những giải pháp tối ưu giúp cho học sinh
người dân tộc thiểu số mạnh dạn, tự tin, có những kĩ năng cơ bản để giao tiếp, đểhòa nhập, để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt hiệu quả cao hơn Giúp các em chủđộng tham gia học tập vui chơi giải trí và thụ hưởng cuộc sống tinh thần lànhmạnh Cao hơn hết là thực hiện mục tiêu giáo dục, đặc biệt là giáo dục học sinhmiền núi, học sinh người dân tộc thiểu số theo chủ trương của ngành giáo dục vàcủa Nhà nước
3 Đối tượng nghiên cứu.
Trang 5Trong phạm vi đề tài, bản thân tôi sẽ nghiên cứu các biện pháp cụ thể nhằmgiúp học sinh người dân tộc thiểu số vượt qua những rào cản tâm lí để tham gia mộtcách tích cực, chủ động có hiệu quả các phong trào văn hóa, văn nghệ thể dục thểthao của lớp, nhà trường Từ đó, học sinh người dân tộc thiểu số có thể tự tin họctập, rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội.
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, bản thân tôi thực hiện các phương pháp nghiên cứu như:phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết, phương pháp điều tra khảo sátthực tế, thu thập thông tin, thống kê, xử lí số liệu
II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 Cơ sở lí luận của vấn đề
Tâm lí học Mác xít cho rằng cần phải tìm hiểu lứa tuổi thanh niên (từ 14, 15đến 25 tuổi, trong đó giai đoạn từ 14,15 đến 17,18 tuổi là thanh niên mới lớn- giaiđoạn đang ngồi trên ghế nhà trường Trung học phổ thông) một cách phức tạp, phảikết hợp quan điểm tâm lí học xã hội với việc tính đến những quy luật bên trong của
sự phát triển
Theo các nhà nghiên cứu, giai đoạn học ở trường Trung học phổ thông, họcsinh đã phát triển hài hòa, cân đối, đạt được sự tăng trưởng về thể lực Chiều cao,trọng lượng tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh, não có trọng lượng và chức năngtương đương não người lớn Đa số các em đã qua thời kì phát dục, giới tính đã biểuhiện rõ rệt cả về hình thể lẫn chức năng Nhìn chung, thời kì này học sinh có sứckhỏe tốt, vai trò của lứa tuổi này trong gia đình đã dần được khẳng định Nhiều em
đã được bàn việc gia đình Với nhiều gia đình ở vùng nông thôn hiện nay, do điềukiện kinh tế khó khăn, bố mẹ phải đi làm ăn xa thì bản thân các em còn phải quánxuyến công việc gia đình Ngoài việc đến trường, nhiều em phải thay bố mẹ chămsóc ông bà già hoặc em nhỏ
Cùng với việc khẳng định vai trò trong gia đình, ở nhà trường Trung học phổthông, các em được thầy cô cư xử như những người lớn thực thụ Các em đượctham gia vào Hội Liên hiệp thanh niên hoặc được kết nạp vào Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh Ngoài xã hội, vai trò các em có sự thay đổi đáng kể như:
đủ 15 tuổi được làm chứng minh nhân dân, đủ 18 tuổi được tham gia bầu cử, nếu
có động cơ phấn đấu rõ ràng, có thành tích xuất sắc trong học tập, lao động, các emcòn được xem xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam…v.v
Bên cạnh đó, giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường Trung học phổ thông còn làgiai đoạn hình thành hứng thú học tập có liên quan đến xu hướng nghề nghiệp Vìthế, việc chăm sóc, hỗ trợ, tư vấn để các em học tập tốt, lựa chọn được nghề nghiệpphù hợp với năng lực, sở trường và yêu cầu của xã hội là việc làm đặc biệt quantrọng
Trang 6Học sinh người dân tộc thiểu số, nhất là những em sống ở địa bàn miền núi,vùng sâu, vùng xa do điều kiện nên nhiều em đi học muộn, hoặc một số do lưu bannên vào Trung học phổ thông có khi muộn 2- 3 tuổi Theo nhà nghiên cứu NguyễnThị Hương: “Sự phát triển tâm lí của học sinh người dân tộc thiểu số ở trườngTrung học phổ thông cũng có tất cả đặc điểm và quy luật chung của sự phát triểntâm lí con người” Tuy nhiên, do các em sống ở miền núi cao, hoàn cảnh kinh tế- xãhội, điều kiện hưởng thụ sự giáo dục của gia đình khác với học sinh người Kinhnên sự phát triển tâm lí của các em cũng có những đặc điểm riêng Hầu hết học sinhngười dân tộc thiểu số ở trường Trung học phổ thông có vốn tiếng phổ thông cònhạn chế Chính sự hạn chế về khả năng ngôn ngữ đã làm cho các em hạn chế khảnăng tư duy và nhận thức khoa học, không mạnh dạn, ngại giao tiếp.Vì thế, đa sốhọc sinh người dân tộc thiểu số thường mặc cảm, sợ phải thể hiện trước đám đông,trong giờ học thường rất ít phát biểu ý kiến Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến khảnăng tiếp thu bài học ở lớp và việc tự học ở nhà Chính vì vậy, việc giúp đỡ họcsinh người dân tộc thiểu số vượt qua rào cản tâm lí để vươn lên học tập tốt ở trườngTrung học phổ thông là việc làm hết sức cần thiết
Mặc dù có tầm quan trọng kể trên nhưng hiện nay các tài liệu về lĩnh vực nàycòn rất hạn chế, có thể nói là rất hiếm Tác giả Nguyễn Thị Hương trong cuốn:
“Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trườngtrung học phổ thông” (Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên- Module THPT11) cũng đã có nghiên cứu về vấn đề này Nhưng nhìn chung, nội dung nghiên cứurất rộng, lại tập trung vào những vấn đề lí luận là chủ yếu Để có những cách làm
cụ thể cho các thầy cô giáo tại các cơ sở giáo dục nhằm giúp đỡ học sinh người dântộc thiểu số đòi hỏi phải có sự tìm tòi, sáng tạo của những người trực tiếp làmnhiệm vụ giáo dục
2 Thực trạng của vấn đề
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục, bản thân tôi được giao làmcông tác chủ nhiệm lớp 11C Lớp có tổng số: 39 học sinh, trong đó có 19 học sinhngười dân tộc thiểu số (đều là dân tộc Mường) Năm học trước có 43 học sinh,trong đó có 22 học sinh người dân tộc thiểu số Như vậy, tỉ lệ bỏ học của học sinhngười dân tộc thiểu số rất cao (3 trong số 4 học sinh bỏ học khi đang học lớp 10 làhọc sinh người dân tộc thiểu số) Tỉ lệ học sinh có học lực yếu hoàn toàn rơi vàođối tượng học sinh người dân tộc thiểu số Qua tìm hiểu, nghiên cứu, bản thân tôinhận thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do đặc điểm môi trường sống, họcsinh người dân tộc thiểu số ít có điều kiện tiếp xúc với bên ngoài để học hỏi, cậpnhật kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống Nhiều em rất tự ti trong giao tiếp khi vốntiếng phổ thông hạn chế Đôi khi để diễn đạt một vấn đề trước đám đông là cả mộtđiều khó khăn Trong các giờ học, thường các em ít đóng góp ý kiến xây dựng bài.Thực tế chỉ có khoảng 2- 3 học sinh người dân tộc thiểu số thường xuyên phát biểu
Trang 7xây dựng bài và chủ động tham gia các hoạt động khác của lớp (chiếm khoảng10,5- 15,7% số học sinh người dân tộc thiểu số) Ở những buổi sinh hoạt tập thể,học sinh người dân tộc thiểu số tham gia chưa thực sự nhiệt tình Điều đó làm ảnhhưởng rất lớn đến phong trào thi đua của lớp, kết quả trong các đợt thi đua của lớpcũng không cao Tuy nhiên ưu điểm của đối tượng học sinh này là chân thực, mộcmạc Bản chất của học sinh người dân tộc thiểu số là hiền lành, chất phác Trongquan hệ với thầy cô và bạn bè thường rất trung thực, nghĩ thế nào thì các em nói
thế ấy Hầu hết các em có sức khỏe tốt, nhiều em có năng khiếu thể dục thể thao
Để phát huy những ưu điểm, khắc phục những khó khăn trên, đòi hỏi phải có
sự nỗ lực của nhiều người làm công tác giáo dục, nhưng quan trọng và trực tiếpnhất là giáo viên chủ nhiệm Thời gian thuận lợi cho việc giúp đỡ học sinh vượt quarào cản tâm lí chính là các hoạt động ngoại khóa, các hội thi văn nghệ - thể dục thểthao, những buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là giờ sinh hoạt cuối tuần.Nhất là trong điều kiện hiện nay, các giờ sinh hoạt cuối tuần ở nhiều nhà trườngtrong đó có trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy 2 chưa đạt hiệu quả cao Phầnlớn giáo viên chủ nhiệm dùng quỹ thời gian này để tổng kết, đánh giá ưu khuyếtđiểm tuần qua và đề ra phương hướng tuần tới Hình thức sinh hoạt này dễ gây áplực về các lỗi mà các em mắc phải trong tuần qua khiến các em sợ hãi Vì thế, cùngvới các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thaotôi đã dùng thời gian của tiết sinh hoạt cuối tuần để giúp đỡ học sinh vượt qua ràocản tâm lí cho học sinh, đối tượng tôi đặc biệt chú trọng là học sinh người dân tộcMường
3 Giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1 Giáo viên phải luôn gần gũi, quan tâm, có sự hiểu biết sâu sắc về bản thân
và gia đình học sinh người dân tộc thiểu số.
Thông qua nhiều hình thức, nhiều “kênh” khác nhau như: dùng phiếu điều trathông tin, trao đổi với phụ huynh học sinh qua điện thoại, cùng ban cán sự lớp trựctiếp đến thăm gia đình học sinh…giáo viên chủ nhiệm có hiểu biết chính xác, sâusắc về hoàn cảnh gia đình, bản thân từng học sinh người dân tộc thiểu số để có cáchthức phù hợp trong việc giúp đỡ từng đối tượng học sinh Qua thăm hỏi, trò chuyệntạo sự gần gũi, thân thiện giúp học sinh có cảm giác tin cậy và được tin cậy Nhờ
đó, khi có những vướng mắc về chuyện gia đình, trong quan hệ với bạn bè hoặc cónhững khó khăn trong học tập, học sinh người dân tộc thiểu số sẵn sàng tìm sự giúp
đỡ từ phía thầy cô giáo của mình Tránh trường hợp học sinh tự giải quyết nhữngvướng mắc kể trên theo cách của mình mà đa phần là rất bồng bột, cảm tính, nhiềukhi gây hậu quả nghiêm trọng
3.2 Khuyến khích học sinh người dân tộc thiểu số tham gia hoạt động tập thể, rèn luyện kĩ năng tự tin, làm cho học sinh thực sự cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
Trang 8Giáo viên chủ nhiệm tổ chức các trò chơi trong một giờ sinh hoạt cuối tuần.Mục đích của việc tổ chức trò chơi trước hết là để cho tất cả các thành viên tronglớp được tham gia hoạt động giải trí sau một tuần học tập, lao động Trong đó,những học sinh người dân tộc thiểu số có điều kiện hòa đồng, thể hiện mình, tự tinhơn khi giao tiếp, vui vẻ, hứng thú trong các hoạt động tập thể…hơn thế nữa làtránh được sự nhàm chán của một giờ sinh hoạt cuối tuần mang tính truyền thống.
Trò chơi 1: Trò chơi “Bạn giỏi, tôi cũng vậy!”
- Mục đích: tạo mối thân thiện giữa các thành viên trong lớp, rèn luyện kĩ năng tựtin
- Số lượng học sinh tham gia: cả lớp
- Tổ chức: giáo viên là trọng tài
- Địa điểm: tại phòng học của lớp
- Chuẩn bị: 2 tờ giấy Ao, 3 bút lông
- Cách chơi: giáo viên chia số học sinh lớp thành 2 đội Các đội cử 1 đội trưởng và
1 thư ký (đều là người dân tộc thiểu số) sau đó đưa ra yêu cầu: Hãy viết vào giấy
Ao tên những tộc người thiểu số ở Việt Nam Thời gian cho cả 2 đội là 5 phút Hếtthời gian, các đội dán sản phẩm lên bảng Giáo viên đánh dấu từng cặp câu trả lờiđúng giống nhau Sau một cặp câu trả lời đúng đội 1 sẽ hô to: “Bạn giỏi”!, đội 2đáp lại: “Tôi cũng vậy”! Đến cặp câu sau đó, đội 2 lại hô: “Bạn giỏi”!, đội 1 đáplại: “Tôi cũng vậy”! …cứ luân phiên như thế đến hết Giáo viên xác định đội thắngchung cuộc khi đội nào kể tên được nhiều dân tộc thiểu số nhất Đội thắng sẽ đượcđội bạn hô 3 lần: Bạn giỏi! Bạn giỏi! Bạn giỏi! Trường hợp hai đội hòa nhau thì sẽhô: “Bạn giỏi- tôi cũng vậy” 3 lần và cuối cùng tất cả cùng hô: chúng ta đều giỏi!
và cùng vỗ tay tán thưởng
Trò chơi 2: Xem trang phục đoán dân tộc.
- Mục đích: tạo điều kiện cho học sinh trong lớp vui chơi, tăng sự hiểu biết của cácthành viên người Kinh trong lớp đối với đồng bào các dân tộc ít người Tiếp tục tạomối thân thiện giữa các thành viên, rèn luyện kĩ năng tự tin cho học sinh
- Số lượng người tham gia: cả lớp
- Địa điểm: phòng học của lớp
- Chuẩn bị: giáo viên chuẩn bị hình ảnh
- Cách chơi: giáo viên chia lớp thành 2 đội, cử 1 học sinh làm thư ký ghi chépđiểm Giáo viên lần lượt trình chiếu hình ảnh trang phục của một số dân tộc ítngười ở Việt Nam Hai đội quan sát trang phục và trả lời đó là trang phục của dântộc nào Mỗi câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được 10 điểm Trả lời sai không bịtrừ điểm Đội thắng chung cuộc là đội có tổng điểm cao nhất
* Lưu ý: để tránh sự nhàm chán, giáo viên cần linh hoạt trong cách thức tổ chức cáctrò chơi
3.3 Tạo điều kiện để học sinh người dân tộc thiểu số được bộc lộ năng khiếu.
Trang 9Mục đích của giáo dục ngày nay hướng tới tạo điều kiện cho học sinh thamgia học tập bộc lộ năng khiếu, sở trường, vận dụng kiến thứcđã học vào điều kiệnthực tiễn của cuộc sống Như đã nêu ở trên, đa số học sinh người dân tộc thiểu số
có sức khỏe tốt, nhiều em có năng khiếu thể dục thể thao như: Bóng chuyền, bóng
đá, đẩy gậy, nhảy cao, nhảy xa, chạy… Điều quan trọng là giáo viên chủ nhiệmphải khuyến khích, tạo cơ hội để học sinh tham gia Trong quá trình làm công tácchủ nhiệm bản thân tôi đã cố gắng thực hiện điều này Trước hết, luôn động viêncác em nghiêm túc luyện tập trong các giờ Thể dục, Quốc phòng để phát huy sởtrường của mình
Thứ hai, khi nhà trường tổ chức các phong trào văn nghệ- thể dục thể thao,tôi luôn tạo điều kiện để học sinh chủ động đăng kí tham gia Đối với những họcsinh còn e dè, nhút nhát, thiếu tự tin tôi sẽ gặp gỡ, trao đổi, động viên khích lệ chohọc sinh hiểu đây thực sự là sân chơi lành mạnh, bổ ích để các em rèn luyện sứckhỏe, vui chơi sau những giờ học tập, lao động mệt nhọc… Khi đã tham gia, cóđiều kiện bộc lộ năng khiếu, được bạn bè cổ vũ, được ban tổ chức ghi nhận, biểudương, trao thưởng công khai…học sinh, nhất là đối tượng học sinh người dân tộcthiểu số càng tự tin hơn để tham gia các hoạt động tiếp theo
3.4 Tổ chức các “Hoạt động trải nghiệm”.
Là một hoặc một chuỗi hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu trực tiếp hoặc giántiếp của học sinh trong một hoặc một số lĩnh vực nhằm đạt được mục đích nào đó.Trong trường hợp này, tôi hướng cho học sinh lớp chủ nhiệm có những hoạt độngtìm hiểu về đồng bào dân tộc Mường từ trang phục, nhà ở, phong tục tập quán, lốisống (vì đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số ở lớp toàn là người dân tộcMường)…giúp học sinh có những trải nghiệm thú vị Học sinh người Kinh hiểuhơn về những người bạn của mình Học sinh người dân tộc Mường có điều kiệngiới thiệu, quảng bá nét đặc sắc của dân tộc mình, tăng thêm lòng tự hào dân tộc và
ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình Quan trọng hơn hết là tăng cường mốiđoàn kết trong tập thể lớp, giúp học sinh người dân tộc thiểu số hòa đồng được vớibạn bè, tự tin trong các hoạt động và đạt kết quả cao trong học tập, khắc phục tìnhtrạng bỏ học do thiếu tự tin không thể hòa nhập được với bạn bè
Cách thức tiến hành: giáo viên chia học sinh lớp thành 4 nhóm thực hiện cácphần việc:
Nhóm 1: Tìm hiểu và giới thiệu về trang phục của dân tộc Mường
Nhóm 2: Tìm hiểu và giới thiệu về nhà sàn của dân tộc Mường
Nhóm 3: Tìm hiểu và giới thiệu về phong tục cưới của dân tộc Mường
Nhóm 4: Tìm hiểu và giới thiệu về một lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộcMường
Các nhóm bầu trưởng nhóm (là học sinh người dân tộc Mường), cử thư ký đểghi chép, cử người sẽ đại diện nhóm trình bày trước lớp vào dịp sinh hoạt cuối tuầntheo yêu cầu của giáo viên Cuối tuần, giáo viên chủ nhiệm sẽ tổ chức để các nhóm
Trang 10trình bày sản phẩm của mình dưới hình thức một cuộc thi Nhóm nào có bài viếthay, độc đáo, thuyết minh lưu loát thì thắng cuộc (khuyến khích những sản phẩm cótranh ảnh, video kèm theo).
Yêu cầu: sản phẩm của nhóm là một bài viết (không quá một trang giấy khổA4) có thể viết tay hoặc đánh vi tính Các nhóm trình bày theo mẫu sau:
Tên nhóm:
- Nhóm trưởng: ……….nơi cư trú………dân tộc…………
- Nhiệm vụ được giao:………
3.5 Khen ngợi kịp thời khi học sinh có tiến bộ Khi học sinh chưa tiến bộ như mong đợi cần tiếp tục động viên khuyến khích (tránh chỉ trích gay gắt hoặc nhắc lại nhiều lần những lỗi lầm của học sinh)
Trong quá trình giáo dục, giáo viên tuyệt đối không nên “tiết kiệm lời khen”Cần phải biết khen ngợi kịp thời khi học sinh nhất là học sinh người dân tộc thiểu
em tự hoàn thiện khả năng giao tiếp của mình Cô hi vọng các thành viên trong lớpcũng phát huy tinh thần của bạn!” …v.v
Trong trường hợp học sinh chậm tiến bộ hoặc quá trình rèn luyện vẫn cònmắc lỗi, giáo viên cần kiên trì không nên chỉ trích gay gắt hoặc nhắc đi nhắc lạinhững lỗi lầm mà các em mắc phải Thực tế trong quá trình giáo dục cho thấy, khihọc sinh càng bị chỉ trích gay gắt thì nguy cơ chống đối giáo viên, chống đối tậpthể càng cao hoặc chí ít thì các em cũng cảm thấy chán nản, muốn buông xuôikhông tiếp tục phấn đấu nữa
4 Hiệu quả của SKKN
Khi áp dụng những biện pháp trên bản thân tôi nhận được kết quả rất khảquan trong hoạt động giáo dục thể hiện qua các mặt sau:
4.1 Tỉ lệ học sinh người dân tộc thiểu số tự tin, sẵn sàng tham gia các hoạt động tăng nhiều
Trang 114.2 Trong hoạt động nhóm, tỉ lệ học sinh người dân tộc thiểu số tự tin làm trưởng nhóm tăng đáng kể.
4.4 Xếp loại thi đua của lớp được cải thiện, nhiều học sinh người dân tộc thiểu
số trong lớp đạt giải cao trong các kì thi cấp tỉnh về các môn thể dục thể thao như:
TT Họ và tên Dân tộc Đạt giải/huy chương
1 Trương Thị Liễu Mường HC vàng môn Bóng chuyền
2 Trương Thị Diễm Mường HC vàng môn Bóng chuyền
3 Trương Thị Tình Mường Giải khuyến khích Erobic
III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1 Kết luận:
Từ những nghiên cứu trên cho thấy:
- Muốn học sinh người dân tộc thiểu số (trong đó có học sinh người dân tộcMường) vươn lên học tập tốt ở trường Trung học phổ thông, nhất thiết các nhà giáodục phải có biện pháp giúp đỡ các em vượt qua những rào cản về tâm lí
- Để giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số vượt qua rào cản tâm lí vươn lên họctốt ở trường Trung học phổ thông đòi hỏi các thầy cô giáo nhất là các thầy cô giáochủ nhiệm phải công bằng, kiên trì, không ngừng học hỏi, tìm tòi nghiên cứu để tìm
ra những giải pháp tối ưu nhất