Trong khi đó văn học lại là môn rấtquan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn biết sử dụng từ đúng lúc
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN TAM ĐƯỜNG
TRƯỜNG MẦM NON NÀ TĂM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI.
Tôi là một giáo viên mầm non, rất tâm huyết với nghề dạy trẻ Tôi nhận thấy trẻ
em bây giờ rất thông minh và lanh lợi Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiếnthức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có Chính vì điều đó tôi đãluôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những phương pháptốt nhất cho bài giảng của mình Trong tất cả các môn học của trẻ tôi đặc biệt yêuthích bộ môn văn học
II LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Như chúng ta đó biết, muốn cho nền kinh tế ngàng càng phát triển thì điều đầutiên chúng ta nói đến phải là tri thức.Vậy làm thế nào để có vốn tri thức? Để có vốn trithức thì chúng ta phải phát triển ngôn ngữ, mà để có vốn ngôn ngữ thì chúng ta phảihọc ngay từ thủa lọt lòng
Mặt khác: "Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội " (Marx)
"Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng giao tiếp là một đặc trưngquan trọng của ngôn ngữ con người "(LÊNIN) Trong khi đó văn học lại là môn rấtquan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn
từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, khôngnhững thế mà việc dạy trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình,
từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độclập trong suy nghĩ Điều này khá quan trọng đối với trẻ dân tộc
Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức chơi mà học, học mà chơi: nhưtạo hình, hoạt động với đồ vật, môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, ócsáng tạo, nhân cách con người Trong đó việc cho trẻ “làm quen với văn học” là mộthoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt là lứa tuổi 5-
6 tuổi tại trường mầm non Nà Tăm nói chung và lớp MGL Bản Nà Tăm II nói riêng,
vì thông qua các hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học là loại hình nghệ thuậtđặc sắc Những nội dung trong bài thơ của trẻ là những sự vật gần gũi, những tìnhcảm trong gia đình, Điều đặc biệt quan trọng của việc cho trẻ dân tộc làm quen vớivăn học ở trường nói chung và ở lớp tôi nói riêng là không thể thiếu bởi: Nó phát triểnngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ tạo tiền đề về ngôn ngữ phổ thông Từ khi lọt lòng mẹđến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, đọc thì văn học là chiếc cầunối, là phương tiện dẫn dắt trẻ Nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên, ngônngữ trau chuốt của trẻ, ca dao, chuyện kể là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nóicho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên,
Trang 2yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việclàm tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác độc, phê phán những việc xấu, kính yêuBác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn… và cũng là phương tiện hình thành các phẩm chấtđạo đức trong sáng, ở giai đoạn này vốn từ và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh
mẽ, trẻ nói mạch lạc, nói diễn cảm, nói đúng câu, đúng từ và đúng ngữ pháp của tiếngphổ thông
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với văn học đặc biệt
là học sinh lớp tôi với tổng số 18/18 học sinh và 100% học sinh là người dân tộc Lào,phần đa vốn từ tiếng Việt của trẻ nghèo nàn, khả năng tiếp nhận các tác phẩm văn họccủa trẻ còn hạn chế Để các tác phẩm văn học trở thành phương tiện phát triển tìnhcảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ tiếng phổ thông cho trẻ dân tộc.Vì vậy để đạt được mục đíchcủa môn học: Làm quen với văn học bản thân tôi đã suy nghĩ, tìm ra một số biện pháp
để giảng dạy tốt môn: "Làm quen văn học cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi" phù hợp vớiđặc điểm học sinh bản Nà Tăm II , trường mầm non Nà Tăm
III PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
1 Phạm vi nghiên cứu
- Một số biện pháp nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi lớp MGL bản Nà Tăm IIngười dân tộc Lào học tốt môn Văn học
- Số lượng học sinh: 18 trẻ
2 Đối tượng nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ 5- 6 tuổi học tốt mônvăn học tại bản Nà Tăm II - Trường Mầm non Nà Tăm trên huyện Tam Đường, tỉnhLai Châu
IV MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ năm tuổi giúp choviệc nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng đặc biệt khó khăn Đáp ứng yêu cầu thựchiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi của ngành học Mầm non nói chung và của
xã Nà Tăm nói riêng Giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp, trong học tập, đặcbiệt qua bộ môn văn học
V ĐIỂM ĐỔI MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có những biện pháp phù hợp nhất tronggiáo dục trẻ đặc biệt là qua bộ môn văn học Sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần nângcao chất lượng học sinh ở môn văn học nói riêng và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻnói chung
Trang 3B PHẦN NỘI DỤNG.
I CƠ SỞ Lí LUẬN.
Văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi tại bản
Nà Tăm II thuộc trường Mầm non Nà Tăm, thông qua tác phẩm văn học trở thànhphương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạtgóy gọn biết sữ dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làmquen với những từ ngữ tiếng việt
Thông qua nội dung các tác phẩm giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn
và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ
Văn học vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của cuộc sống,những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe mẹ đọc những vần thơ vẫn cũn mơ hồ, thậmchí nhiều khi còn lẫn lộn giữa thơ với tiếng nói chuyện khác nhau ở xung quanh Khitrẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ 4 tuổi trở lên thì trẻ đó cảm nhận được nhữngbài thơ hay những vần thơ và những cảm nhận về giai điệu bài thơ: Tuy nhiên lòngyêu thích văn thơ ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau Có cháu yêu đến độ say
mê, có cháu lại rất thờ ơ khi nghe cô kể một câu chuyện hay đọc một bài thơ Và mức
độ yêu văn học phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh
và điều đặc biệt quan trọng là trẻ dân tộc thiểu số vốn ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ cònnhiều hạn chế, trẻ nghe mà không hiểu Vì thế cho nên giáo dục văn học là phươngtiện giáo dục ngôn ngữ (điều không thể thiếu), giáo dục đạo đức, góp phần phát triểntrí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ
Tất cả những nội dung trên cần được tiến hành thường xuyên đối với trẻ Đặcbiệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích văn học, hiểu văn học đối với trẻ giáo viênphải tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục văn học vớicác hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường Mầm non - Mẫu giáo một cách lôgíc, có hiệu quả
Bởi vậy, muốn thực hiện tốt việc lồng ghép phù hợp, nhuần nhuyễn, muốn cótrò chơi mới trong hoạt động giáo dục văn học hoặc trong các ngày, hội thi chúng tacần sử dụng đầy đủ phương pháp cơ bản của giáo dục văn học là:
Phương pháp trực quan thích giác: Là phương pháp đặc thù của giáo dục vănhọc, trong đó văn học gợi lên những tâm trạng, cảm xúc, tình cảm đa dạng, gần gũitrẻ
Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó cho nên hoạt động dạy trẻ làm quen vớivăn học là môn học không thể thiếu trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Ví vậy,việc nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học là vấn đề quan trọngtrong đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non
Nhờ được nghe, tiếp xúc với một số lượng văn học, có những hiểu biết sơ đẳng
về văn học, đó là khả năng mô tả cuộc sống xung quanh phong phú, hấp dẫn bằngnhững dạng thức khác nhau Bước đầu trẻ sẽ nhận biết được sự khác nhau về nội dung
và hình thức giữa các thể loại thơ, chuyện Không những giúp trẻ cảm nhận được cáiđặc sắc của cách diễn đạt hình tượng, nhà sư phạm còn cần giúp trẻ phân biệt đượchình tượng nghệ thuật với hiện thực, hình thành một số khái niệm văn học như: Thơ,
Trang 4chuyện, nhân vật, hình ảnh…, giúp trẻ trao đổi những điều đó được nghe và bộc lộnhững suy nghĩ của mình về tác phẩm, nhằm phát triển đời sống tinh thần của trẻ.
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, cần giúp trẻ nhận biết các mốiquan hệ biểu hiện giữa hoàn cảnh, trạng thái, tình huống và nhân vật; giữa lời kể, lờithuật, lời bạch trữ tình và ngôn ngữ nhân vật; Giữa không khí, âm sắc, giọng điệuchung của tác phẩm văn học và hành động văn học Chưa yêu cầu trẻ phải nhớ hếtmối quan hệ phức tạp và chưa đòi hỏi trẻ phân biệt quan hệ chính phụ trong truyện màchỉ nhằm giúp trẻ nhận ra tính liên tục của cốt truyện trong các mối liên quan đếnnhân vật trung tâm của tác phẩm
Với truyện kể, ta hãy giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng kể,lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói các loại nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đờithường (khẫu ngữ) và ngôn ngữ tiếng việt Qua tác phẩn văn học, trẻ quen dần tínhchất nhiều ý nghĩa và tinh luyện của ngôn ngữ văn hoá, dần dần tiến tới hiểu đượcnghĩa thực đến nghĩa bóng, từ nghĩa văn cảnh đến ý tưởng nhà văn muốn truyền đạtbằng tiếng phổ thông
Khi cho trẻ làm quen với tác phẩn văn học góp phần mở rộng nhận thức, pháttriển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ở trẻ hứng thú “đọc sách”
kỷ năng đọc và kể tác phẩm, phát triển ngôn ngữ tiếng phổ thông cho trẻ
II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
1 Thuận lợi.
- Năm học 2011- 2012 là năm học thực hiện nâng cao chất lượng dạy và học
- Được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục đào tạo huyện Tam Đường, sựquan tâm của các cấp lãnh đạo chính quyền ở địa phương, phụ huynh học sinh
- Được sự quan tâm của các đoàn thể, chi bộ, công đoàn nhà trường
2 Khó khăn.
- Địa bàn rộng, dân cư phức tạp, cha mẹ chưa có ý thức trong việc đưa và đóncon
- Số lượng học sinh là 18 trẻ 5- 6 tuổi, một cô đứng lớp
- Lớp 100% học sinh là con em người dân tộc Lào nên vốn từ về tiếng phổthông của trẻ còn nghèo nàn
- Nhận thức của trẻ chậm, không đồng đều
- Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy học không được trang cấp, đa số đồdùng do giáo viên làm bằng vật liệu phế thải và tự mua, không đảm bảo về chấtlượng, thẩm mĩ
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình
mà phó thác cho giáo viên chủ nhiệm
3 Thực trạng.
Khảo sát thực trạng của lớp:
Sau khi được nhà trường phân công nhiệm vụ đứng lớp và đăng ký đề tài tôi đãtrực tiếp khảo sát lại toàn bộ số trẻ trong lớp để nắm được khả năng ngôn ngữ của trẻnói chung và khả năng ngôn ngữ của trẻ về lĩnh vực văn học nói riêng để nắm được
Trang 5tình hình thực tế của lớp Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng học sinh và thực hiện đề tàiphù hợp có hiệu quả.
- Về ngôn ngữ: Khả năng nói tiếng phổ thông của trẻ không đồng đều
- Kĩ năng: Đọc thơ và kể chuyện diễn cảm của nhiều trẻ còn lúng túng chưađọc được diễn cảm theo yêu cầu của cô giáo
- Tính tích cực của trẻ: Trẻ còn có tính ỷ lại vào cô, trong tiết học chưa hănghái phát biểu, chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình
* Cơ sở vật chất
- Đồ dùng, đồ chơi còn thiếu, không đồng bộ
- Môi trường hoạt động của trẻ còn nhiều hạn chế, bố trí các góc và trang trớlớp chưa thật sự phù hợp
Qua các năm thực hiện chuyên đề cho trẻ làm quen TPVH giáo viên đã thực
sự có nhiều đầu tư vào việc nâng cao các phương pháp, hình thức cho trẻ LQTPVH đãchú trọng nhiều đến việc đọc, dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức
đa dạng và phong phú Song việc dạy trẻ đóng kịch và hiểu nội dung bài thơ, câutruyện còn có nhiều hạn chế
Chưa thực hiện trong việc chuyển thể từ chuyện kể sang kịch bản sân khấu,chưa cho trẻ được nhập vai Do vốn từ về tiếng phổ thông của trẻ còn hạn chế và côgiáo không chịu khó học hỏi tiếng dân tộc của trẻ Do vậy trong quá trình giảng giải
và truyền tải đến trẻ còn mang tính chất độc thoại
Một số giáo viên khi lên lớp tranh minh họa cho bài thơ còn hạn chế,truyện còn dạy chay Trẻ lại không biết tiếng phổ thông nên khi nghe cô
Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên khả năng cảm nhận các tác phẩm văn thơchuyện còn hạn chế giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họachưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linhhoạt sáng tạo kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, sử dụng đồdùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trêntiết học chưa cao
Một số giáo viên chưa thật sự hiểu nội dung câu chuyện, khai thác nộidung truyện không đúng nếu có cũng chỉ là mang tính hình thức, qua loa
Hầu hết các vở kịch còn thiếu các yếu tố phụ trợ như: Âm thanh, cảnh trí, trangphục…trẻ không hiểu ý của cô, làm cho hoạt động đóng kịch không thu hút được sựchú ý của trẻ
Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng kịchcho trẻ - nếu có thì chủ yếu là trong tiết học Cũn trong cỏc giờ chơi, các buổi sinhhoạt thì hầu như chưa có
Đối với ngành giáo dục Mầm non yêu cầu trẻ “học mà chơi, chơi mà học”thông qua các tác phẩm văn học một cách nhẹ nhàng, gần gũi hơn
III MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT MÔN VĂN HỌC Ở LỚP MGL NÀ TĂM II TRƯỜNG MẦM NON NÀ TĂM.
1 Giả thiết khoa học.
Trang 6Sức mạnh của tác phẩm văn học thật vô cùng to lớn Trong quá trình cho trẻtiếp xúc với tác phẩm, bằng tài năng sư phạm cùng với nghệ thuật đọc và kể chuyệnvăn học, cô giáo ở trường Mầm non sẽ hướng trẻ vào những vẽ đẹp nội dung và nghệthuật tác phẩm, gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ về hình tượng nghệ thuật được xâydựng bằng ngôn ngữ dân tộc.
Cấn phải dạy trẻ biết lắng nghe tác phẩm văn học, nghĩa là dạy trẻ tập trungrung động, cái rung động của mình chứ không phải của ngưới khác thông qua tácphẩm mà trẻ được nghe
Tác phẩm văn học thể hiện, hiện thực cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật.Bằng sức mạnh của tính hình tượng, sự biểu cảm của ngôn ngử, những hình tượngcon người, con vật, bức tranh thiên nhiên được vẽ nên bằng ngôn ngữ đã tác độngmạnh mẽ đến trẻ em Ấn tượng trẻ thu nhận được từ tác phẩm văn học khi nghe đọc,
kể tác phẩm phụ thuộc vào trình độ phát triển nhận thức thẩm mỹ của trẻ, vào khảnăng cảm nhận văn học trong sự thống nhất giữa nội dung và hỡnh thức nghệ thuậttác phẩm Chúng ta đều nhận thấy rằng, trẻ mẫu giáo có khả năng cảm nhận văn họcnghệ thuật trong thể hoàn chỉnh, thống nhất giữa nội dung và hình thức tác phẩm bằngcách nghe người lớn đọc, kể tác phẩm
Trẻ 5- 6 tuổi trong khi nghe kể những câu chuyện có tính hài hước đóbiểu hiện hành động điệu bộ cho thấy chúng hiểu không chỉ nội dung mà cả sự bấtbình thường của những tình tiết có tính hài hước của tác phẩm Qua quan sát, người tanhận thấy trẻ ở độ tuổi này rất thích xem chèo và chúng khoái trí cười theo khi xuấthiện những nói hóm hỉnh, sâu sắc của các nhân vật hề Người lớn thấy cảnh đó chắc làngạc nhiên vì sao một cô, cậu bé lại hiểu được những truyện khôi hài, khó hiểu dếnnhư vậy Nhưng rõ ràng là các em có khả năng bẩm sinh hiểu được sự hài hước
Đối với trẻ ở tuổi mẩu giáo lớn (5-6 tuổi) dân tộc, giáo viên cần chọn và đọccho trẻ những tác phẩm có nội dung và hình thức phù hợp hơn cho trẻ của lớp mình.Trên cơ sở những gỡ trẻ tiếp thu được ở giai đoạn trước, ở chúng sẽ tạo ra khả năngxâm nhập sâu hơn vào nội dung tác phẩm khiến chúng xác định thái độ đối với cácnhân vật, sự kiện phản ánh trong tác phẩm
Đối với trẻ mẫu giáo (5- 6 tuổi), ở giai đoạn này, cảm nhận thẩm mĩ đã có mộtbước phát triển trong tiếp nhận văn học Sự tiếp nhận tác phẩm đầy đủ hoàn thiệnhơn, biểu hiện trước tiên là sự hiểu biết những câu chuyện cổ tích, bài thơ, nhữngđoạn văn xuôi hay và và sự làm giàu tình cảm qua quá trình tích lũy hình tượng nghệthuật
Đối với trẻ mẫu giáo lớn thì sự quan tâm tới tác phẩm văn học sẽ giúp trẻ hiểuđược nội dung tác phẩm, các nhân vật trong tác phẩm trở nên gần gũi dễ hiểu hơn Sựcảm thông với nhân vật, sự lo lắng cho số phận của nhân vật của trẻ đã mang đặcđiểm cá tính hơn Sự hồi hộp, lo lắng này của trẻ em đã nếm trải ngay cả trong sự kiệnđời sống hàng ngày
Làm quen với tác phẩm văn học cũn bao hàm cụng việc cô giáo tổ chức để trẻhứng thú bước vào hoạt động văn học nghệ thuật một cách tự nhiên như đọc thơ diễncảm, kể lại truyện một cỏch sỏng tạo, húa thõn vào cỏc vai diễn trong trũ chơi đóng
Trang 7kịch…Để trẻ trở thành một cách chủ thể hoạt động văn học nghệ thuật một cách tíchcực, sáng tạo.
Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tuy mới chỉ là như vậy nhưng nó làviệc làm cao cả, có ý nghĩa lớn trog việc hình thành ở trẻ những phẩm chất cao quý,đẹp đẽ của con người, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ tiếng việt
Bản chất giàu xúc cảm và tình cảm là nét tâm lý nổi bật của trẻ thơ khiến trẻnhanh chóng bộc lộ cảm xúc, tình cảm khi nghe đọc và nhận thấy sự thể hiện hìnhtượng nghệ thuật tác động đến trẻ vô cùng mạnh mẽ Tính dễ xúc cảm có thể làm cóthể kêu lên trước một cảnh tượng thương tâm nào đó; Hay mọi hành động của nhânvật, hình ảnh, tiếng nói có tính hài hước đều gây được sự hứng khởi Chẳng hạn khi
cô giáo cho trẻ làm quen với bài thơ “Cháu yêu bà”, thì trẻ biết thể hiện tình cảm củamình khi đọc bài thơ bằng cách đưa hai tay trước ngực , Tiếp nhận của trẻ là tiếpnhận ngây thơ, triệt để.Trong tiếp nhận văn học trẻ thường vận dụng kinh nghiệm trựctiếp và nguyên hợp, không phân biệt sự khác nhau giữa chúng Trẻ em không đòi hỏi
lí lẽ mà đòi hỏi sự hợp lí về tình cảm trong khuôn khổ hạn hẹp của mình đặc biệt là trẻ
em dân tộc thiểu số Cho nên giáo viên khi giải thích cho trẻ cần nhất quán và tạodựng niềm tin phải có sự giải thích bằng cả tiếng dân tộc của trẻ Với niềm tin ngâythơ trẻ em có tôn giáo của mình Chúng luôn đứng về cái thiện, chia sẻ, bênh vựcnhững nhân vật tốt, dũng cảm và cao cả, những nhân vật nhỏ bé yếu ớt cần được bảo
vệ Chẳng hạn khi cô giáo tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch tác phẩm “chú Dêđen” trẻ rất thích nhân vật chú Dê đen và hứng thú ghi nhớ Đó là bởi trẻ tiếp nhậnngây thơ, không phân biệt thế giới nghệ thuật trong tác phẩm và hiện thực đời sống Tiếp nhận văn học của trẻ em ít bị ràng buộc bởi lí trí và chứa đựng tưởng tượngmạnh mẽ Ở trẻ em, tưởng tượng về cái có thật Do vậy trẻ em rất dễ dễ bị cuốn hútbởi những hình tượng hoang đường kì vĩ, tác động mạnh vào trí tưởng tượng của các
em như; Hình tượng cậu bé làng gióng vươn vai bỗng lớn thành một tráng sĩ, nhữngchi tiết về sự hóa thân kì diệu của nhân vật, cô Tấm, phép màu kì lạ của “Quả Bầutiên”… Như vậy trí tưởng tượng phát triển sớm ở trẻ mẫu giáo là một thứ của trờicho, có tính chất thiên nhiên, là tiền đề để cô giáo thực hiện tốt hoạt động đọc và kểtác phẩm Mặt khác còn phát triển ngôn ngữ tiếng phổ thông cho trẻ dân tộc, tạo tiền
đề cho trẻ bước lên lớp 1
2 Giải pháp đã sử dụng.
Qua áp dụng thực hiện chuyên đề: Làm quen văn học trong trường Mầm non
Nà Tăm Đây là một chuyên đề lớn, không kém phần quan trọng khi thực hiện chuyên
đề này giáo viên cần nghiên cứu kỹ tài liệu chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên thamgia dự giờ các tiết dạy thơ, chuyện để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân
Cô nên cho trẻ kể theo từng câu (đối với câu chuyện dài) Đặc biệt là đối với trẻdân tộc cô không chỉ áp dụng phương pháp đổi mới mà còn phải kết hợp phương pháp
cũ trong tiết dạy
Trẻ chủ yếu là dân tộc nên khi giảng giải cô cần có một ít vốn từ tiếng dân tộccủa trẻ, để khi giảng giải từ khó cô giảng giải bằng tiếng dân tộc trước sau đó giảnggiảng bằng tiếng phổ thông, cho trẻ nhắc lại để ghi nhớ sâu sắc hơn
Trang 8Thường xuyên nghiên cứu kỹ các bài soạn, soạn bài trước khi giảng dạy Tìmhiểu, phân tích nội dung bài thơ, câu chuyện.
Làm, mua sắm, sưu tầm đủ đồ dùng, đồ chơi phong phú hấp dẫn với trẻ và đảmbảo tính khoa học như: Tranh, con rối, vật thật …
Hơn thế tôi còn tích cực dạy tiếng việt cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày vàvào các buổi chiều Ngoài ra tôi năng học hỏi ngôn ngữ tiếng dân tộc nơi tôi đangsống và làm việc để giảng giải từ khó hiểu bằng tiếng của trẻ Như vậy mới giúp trẻhiểu được câu, từ tiếng việt, nên khi dạy trẻ thì mới dễ dàng hiểu nội dung bài, trẻ mớihứng thú học
Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp,hấp dẫn như qua tổ chức hội thi: “Bé đọc thơ diễn cảm”; câu đố, tham quan và đặcbiệt là là cho trẻ chơi trò chơi Để rồi từ chỗ trẻ trăm chú lắng nghe cô giới thiệu dẫnđến trẻ nắm bắt được nội dung tiết học một cách chủ động
Với từng bài dạy, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính lôgic,
để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương trâm: “lấy trẻ làm trung tâm” đểphát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tính liên hệ thực tiễn, sáng tạo phựhợp với từng nội dung của bài mà trẻ không bị áp đặt một cách gò bó Câu hỏi
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh trẻ về tầm quan trọng của việc cho con đihọc
Cùng với từng bài dạy, tôi dùng các thủ thuật khác nhau để dẫn dắt vào bài chuyểnhoạt động một cách linh hoạt ví như trong một tiết kể chuyện: “Bác gấu đen và haichú thỏ” vào đầu tôi cho trẻ chơi: “Trời nắng, trời mưa” Hỏi trẻ: “Con gì đi tắmnắng” Cô giới thiệu chuyện và kể cho trẻ cho trẻ nghe, sau đó cô kể kết hợp cho trẻtri giác bằng tranh, con rối, cho trẻ xem “Chương trình đồ rê mí, chúc bé ngủ ngon” từ
đó trẻ dễ nhận thấy, phân tích tính cách nhân vật, biết đâu là thiện ác, đâu là tốt đẹp xấu để trẻ hướng tới cái đích mà trẻ cần làm đó là biết yêu thương, giúp đỡ như trẻyêu bạn “thỏ trắng” giúp “Bác gấu đen” (chuyện “bác gấu đen và hai chú thỏ”) Làmnhững công việc nhỏ mà có lể giáo như lấy tăm, bưng nước mời ông bà, giúp cô laubàn, ghế…
- Hay với tiết dạy thơ : Chú bộ đội hành quân trong mưa
Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Xin chào toàn thể các bạn đó đến với hội thi “Bé
đọc thơ diễn cảm” với chủ đề "Ngành nghề”của
ngày hôm nay
- Để hội thi thành công tốt đẹp thì chúng ta không
thể không kể đến sự tham gia của ba đội chơi đó là:
Trang 9trình và ban giám khảo của hội thi hôm nay.
- Hội thi bé đọc thơ diễn cảm hôm nay diễn ra qua
3 phần thi:
+ Phần I: Hiểu biết
+ Phần II: Đọc thơ diễn cảm
+ Phần III: Tài năng
Trong mỗi phần thi đội nào giỏi nhất sẽ được 2
bông hoa điểm thưởng, 2 đội còn lại được 1 bông
hoa điểm thưởng Cả 3 phần thi đội nào được nhiều
bông hoa điểm thưởng nhất là đội thắng cuộc
Mở đầu chương trình 3 đội xin gửi đến hội thi bài
hát."Cháu thương chú bộ đội”
+ Vừa rồi các bạn đã hát tặng hội thi bài hát gì?
+ Bài hát nói đến ai?
+ Các con có yêu chú bộ đội không?
+ Yêu thương chú bộ đội các bạn sẽ làm gì?
- Cô chốt lại và giáo dục
- Trước khi đến với hội thi tôi xin đọc tặng hội thi
bài thơ."Chú bộ đội hành quân trong mưa “của nhà
Bây giờ tôi xin tuyên bố hội thi bắt đầu
Hoạt động 3: Đàm thoại - Giảng giải -Trích dẫn
Phần thi thứ nhất – Hiểu biết Ở phần thi này các
đội thi trả lời nhanh câu hỏi của BTC đưa ra Đội
nào có câu trả lời trước thì lắc xắc xô để dành
quyền trả lời
- Tôi vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Bài thơ này nói về ai?
- Trong bài thơ nói chú bộ đội làm gì? (Chú bộ đội
hành quân ra mặt trận)
- Các chú bộ đội hành quân dưới bầu trời như thế
nào? ( Trời mưa rất to )
- Khi các chú hành quân trong đêm có gì soi
đường?
+ Dù vất vả như vậy các chú có ngại không?
+ Các chú đi như thế nào?
(Từ dồn dập có nghĩa là bước nhanh bước liên tục)
Trang 10- Các con có yêu quý các chú bộ đội không?
=> Giáo dục: Các chú bộ đội gian nan vất vả anh
dũng, kiên cường, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tổ
quốc đất nước thanh bỡnh cỏc con được học hành
vui chơi dưới mái trường yên vui là nhờ công lao
to lớn của các chú bộ đội Vì vậy các con phải làm
gì? ( Phải học giỏi chăm ngoan, nghe lời cô giáo…
Biết yêu thương kính trọng các chú bộ đội
Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ.
Tiếp theo là phần thi" Đọc thơ diễn cảm" Trong
phần thi này, đội sẽ thi xem đội nào đọc thơ đúng,
đọc to, rừ ràng và diễn cảm nhất sẽ được thưởng
nhiều hoa hơn"
Trước tiên, tôi xin mời cả đội chơi cùng đọc bài thơ
1 lần nhé!
Cô cho cả lớp đọc 1, 2 lần, 1 lần nối tiếp nhau
- Cho trẻ đọc luân phiên theo tổ, nhóm, cá nhân
- Cô chú ý sửa sai, giữ đúng nhịp điệu, khuyến
khích trẻ thể hiện tình cảm khi đọc thơ
- Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ:
+ 3 đội chơi chúng ta vừa đọc diễn cảm bài thơ gì?
Do ai sáng tác?
Hoạt động 5: Trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Phần thi thứ III: Phần thi tài năng
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
+ Cách chơi: Cô sẽ mời mỗi đội 4 bạn đại diện lên
chơi Khi có hiệu lệnh" Trò chơi bắt đầu", từng bạn
ở mỗi đội sẽ lên gạch chân 1 chữ cái đó học", đội
nào gạch được nhiều, đúng chữ đó học hơn sẽ
được thưởng 2 bông hoa điểm thưởng
+ Luật chơi: Mỗi lần 1 bạn lên, chỉ được gạch 1 chữ
- Tổng kết số hoa của 3 đội chơi, công bố giải, trao
phần thưởng cho các đội
- Chúc sức khỏe và tuyên bố kết thúc hội thi
- Trẻ hát vận động bài “Làm chú bộ đội’’ Ra ngoài
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ chơi
Trang 11sân chơi.
Cô giáo khi dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện giọng của cô phải chuẩn xác, diễn đạttrôi chảy phù hợp với từng bài, cô phát âm không ngọng Khi dạy trẻ đọc thơ cô chú ýnghe trẻ đọc và phát hiện ra trẻ nói ngọng, đọc sai để sửa cho trẻ như cô đọc lại đểcho trẻ đọc theo nhiều lần và động viên trẻ “con đọc gần giỏi rồi” Thi đua giữa các tổvới nhau để phát hiện tổ nào đọc tốt hơn để dẫn đến nhiều trẻ đọc tốt
Cô dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện dùng các hình thức khác nhau, đan xen để trẻ hứng thútham gia hoạt động như: Cũng là hình thức cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân nhưng tôi dùngcác thủ thuật khác nhau để kích thích trẻ hào hứng (Trò chơi oẳn tù tì để trẻ dànhquyền đọc thơ, rút thăm…)
Dạy trẻ nói đủ câu, cô nói trước và cho trẻ nhắc lại nhiều lần hoặc cho trẻ khácgiúp đỡ các bạn
Trong giờ học cô luôn chú ý bao quát chung để tìm hiểu đặc điểm của từng trẻ
để gần gũi động viên trẻ giúp đỡ những trẻ còn yếu kém, đưa trẻ vào hoạt động vớicác bạn có nề nếp hơn, hứng thú hơn
Ngoài những hoạt động chung của tiết học Làm quen văn học tôi luôn tạo điều kiệncho trẻ được tiếp xúc và củng cố tích lũy những biểu tượng mà cô đó cung cấp cho trẻ
ở mọi lúc mọi nơi như dạo chơi ngoài trời, trong các môn học khác, trong vui chơiđồng thời đặt nền móng cho giờ học sau đặt kết quả cao
Trong lớp học có bảng Làm quen văn học tôi thường gắn các hình ảnh của nộidung câu chuyện hoặc bài thơ theo từng đoạn để trẻ dễ nhận đó là câu chuyện gì? Bàithơ nào? Và trẻ có thể đọc, kể với nhau
Bản thân tôi sẽ luôn học hỏi các đồng nghiệp và thực hành, kiến tập các chuyên
đề ở trường, huyện và tự bồi dưỡng mình để có thêm nhiều kinh nghiệm
Ví dụ với bài thơ “Ông mặt trời” Chủ điểm hiện tượng thiên nhiên
- Cô chuẩn bị tranh minh họa cho bài thơ
Hoạt động 1 Gợi mở gây hứng thú và giới thiệu bài:
- Trò chuyện cùng trẻ
- Cho trẻ hát bài hát : "Cháu vẽ ông mặt trời"