Từ khi có nhà nước dân chủ thì dân chủ còn với ý nghĩa là một hình thức nhà nước, trong đó chế độ bầu cử, bãi miễn các thành viên của nhà nước, có quản lý xã hội theo pháp luật nhà nước
Trang 1Khảo sát triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở địa phương A- Mở đầu
Dân chủ luôn luôn là khát khao của mọi người dân Việt Nam, điều đó được thể hiện rất rõ ràng khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời Trong Tuyên ngôn độc lập 1945 do Bác Hồ viết, đã khẳng định quyền tự do dân chủ của tất cả người dân Việt Nam
Như vậy, ngay từ khi thành lập nước, tự do dân chủ đã trở thành ưu tiên hàng đầu, là mục tiêu phấn đấu Tất cả các cuộc chiến tranh sau này dành thống nhất đất nước, cũng là để đảm bảo sự tự do, độc lập của đất nước, đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân
Để thực hiện mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” đối với nước ta hiện nay vấn đề đó đã được xây dựng và thảo luận sôi nổi trong các diễn dàn, đặc biệt là việc áp dụng dân chủ cụ thể ở các địa phương, cơ quan đơn vị Muốn hiểu bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề như sau:
B- Nội dung
I.Lý luân chung về dân chủ và dân chủ XHCN
1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin về dân chủ nhân dân XHCN
Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, dân chủ được tổ chức dưới hình thức nhà nước, ở đó nhà nước được nhân dân ủy quyền nắm và thực thi quyền lực Trong nhà nước đó thừa nhận sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân vào công việc quản lý nhà nước Mức độ phạm vi tham gia thực sự của quần chúng nhân dân vào công việc quản lý nhà nước, phản ánh được trình độ phát triển của nền dân chủ
Ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, khi có ngôn ngữ, chữ viết con người đã biết diễn đạt nội dung, dân chủ Trong xã hội Cộng sản nguyên thủy, con người đã biết
“cử ra và phế bỏ người đứng đầu” là do quyền và sức lực của người dân Nghĩa là dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân
Nhưng trong các thời kỳ khác nhau của xã hội có phân chia giai cấp, dân chủ không còn giữ nguyên nghĩa ban đầu của nó là quyền lực thuộc về nhân dân, mà bị chi phối bởi quan điểm lập trường, thái độ chính trị của giai cấp cầm quyền trong
xã hội Nó trở thành một hình thức nhà nước của một giai cấp thống trị nhất định trong xã hội Giai cấp thống trị cũ đã nhân danh cộng đồng, nhân danh lợi ích chung định ra pháp luật, thao túng mọi quyền hành, tước quyền làm chủ của nhân dân Bằng chứng là: trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giai cấp chủ nô lập ra nhà nước, lấy tên là nhà nước dân chủ - tức nhà nước dân chủ chủ nô thống trị đại đa số người lao động là giai cấp nô lệ Khi đó nhà nước chủ nô mới chính thức sử dụng danh từ “dân chủ”, tiếng Hy Lạp còn gọi là “Demos”, là “dân” và “Kratos”, là
“quyền lực” hoặc “sức mạnh” Có nghĩa là nhà nước dân chủ chủ nô có quyền lực
Trang 2của dân Nhưng “dân” lúc này theo quy định của pháp luật gồm có giai cấp chủ nô, tăng lữ, thương gia, một số trí thức và người tự do, còn đại đa số nhân dân trở thành nô lệ thì không được coi là dân
Đến chế độ phong kiến, mặc dù khát vọng về dân chủ của người dân vẫn cháy bỏng nhưng chế độ phong kiến không được thừa nhận là một chế độ dân chủ, (dẫu chỉ là hình thức) mà đó là một chế độ quân chủ
Trong chế độ TBCN, dù chế độ này có nhiều thành tựu to lớn, có mang tên chế độ dân chủ, nhà nước dân chủ thì về thực chất vẫn không phải là nhà nước thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân mà chỉ là nhà nước của giai cấp
Tư Sản
Chỉ đến khi CNXH ra đời, nhân dân lao động dành lại chính quyền và TLSX thì quyền lực thực sự của nhân dân mới trở lại với nhân dân Tức là nhà nước XHCN đã thiết lập nền dân chủ XHCN để thực hiện quyền lực của nhân dân Vì vậy dân chủ XHCN là nền dân chủ cao nhất, đầy đủ nhất, gấp triệu lần dân chủ TS
Tóm lại : Nhân loại từ lâu đời đã có quan niệm về dân chủ và quan niệm đó
là việc thực thi quyền lực của nhân dân
Quan điểm của Chủ nghĩa Mác -Lê Nin về dân chủ thể hiện ở những quan điểm sau:
Chủ nghĩa Mác – Lê Nin kế thừa những nhân tố hợp lý, những hoạt động thực tiễn và nhận thức của nhân loại về dân chủ Đặc biệt tán thành quan điểm : Dân chủ là một nhu cấu khách quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân
Khi xã hội có giai cấp và nhà nước – Tức là một chế độ dân chủ thể hiện chủ yếu qua nhà nước thì khi đó không có dân chủ chung chung, phi gia cấp siêu giai cấp, “dân chủ thuần túy” Trái lại, mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị xã hội Nên dân chủ trong xã hội có giai cấp nó mang tính giai cấp, gắn liền với các giai cấp đã thiết lập nên nền dân chủ đó, như : Dân chủ chủ nô, dân chủ TS, dân chủ vô sản (dân chủ XHCN) Do đó từ khi có chế độ dân chủ thì dân chủ luôn luôn tồn tại với tư cách một phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị
Từ khi có nhà nước dân chủ thì dân chủ còn với ý nghĩa là một hình thức nhà nước, trong đó chế độ bầu cử, bãi miễn các thành viên của nhà nước, có quản
lý xã hội theo pháp luật nhà nước và thừa nhận ở nhà nước đó “quyền lực thuộc về nhân dân” (còn dân là ai thì do giai cấp thống trị quy định) gắn liền với một hệ thống chuyên chính của xã hội
Với một chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng đều do một giai cấp thống trị cầm quyền chi phối tất cả các lĩnh vực của toàn xã hội, do vậy, tính giai cấp thống trị cũng gắn liền và chi phối tính dân tộc, tính chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… ở mỗi quốc gia, dân tộc cụ thể
2.Bản chất của dân chủ XHCN
Trang 3Chủ nghĩa Mác- Lê nin cho rằng, chuyên chính vô sản và XHCN về căn bản
là thống nhất Từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta thống nhất gọi chuyên chính VS là nên dân chủ XHCN(vẫn thực hiện nội dung cơ bản của chuyên chính VS vì Đảng ta quan niệm: “chuyên chính VS là quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động được thực hiện bằng nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng”)
Bản chất của dân chủ XHCN được thể hiện ở những điểm sau :
Bản chất chính trị: Chủ nghĩa Mác –Lê nin chỉ rõ, bản chất chính trị của nền dân chủ XHCN là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua Đảng của
nó đối với toàn xã hội nhưng không phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích riêng cho giai cấp công nhân mà chủ yếu để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : trong chế độ dân chủ XHCN thì bao nhiêu quyền lực đều là của dân, bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều là vì dân …Chế độ dân chủ XHCN, nhà nước XHCN…Do đó, về thực chất là của nhân dân, do dân và vì nhân dân
V.I Lê Nin còn nhấn mạnh rằng : dân chủ xã hội là chế độ mà nhân dân ngày càng tham gia nhiều vào công việc nhà nước do vậy, dân chủ XHCN vừa mang bản chất giai cấp công nhân, vừa mang tính chất nhân dân rỗng rãi và tính dân tộc sâu sắc
Bản chất kinh tế :Dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là quan hệ sản xuất XHCN đảm bảo, dựa trên chế độ công hữu về TLSX chủ yếu, đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của LLSX trên cơ sở khoa học, công nghệ hiện đại, nhằm thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động Bản chất kinh tế của nền dân chủ XHCN dù khác về bản chất kinh tế của các chế
độ tư hữu, áp bức, bóc lột nhưng cũng như toàn bộ nền kinh tế XHCN nó cũng là
sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử đồng thời loại bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm của các chế độ kinh tế trước đó, nhất là bản chất tư hữu, áp bức, bóc lột…
Thực hiện dân chủ trong kinh tế là tiền đề, cơ sở để thực hiện dân chủ về chính trị và văn hóa – tư tưởng Thực hiện dân chủ trên lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa
cơ bản
Bản chất tư tưởng văn hóa: Nền dân chủ XHCN lấy chủ nghĩa Mác- Lê nin làm nền tảng tư tưởng, đồng thời kế thừa, phát huy những tinh hoa, văn hóa, tư tưởng của nhân loại, do đó, đời sống tư tưởng - văn hóa của nền dân chủ CNXH rất phong phú, đa dạng, toàn diện và ngày càng trở thành một nhân tố hành đầu, thành mục tiêu và động lực cho quá trình phát xây dựng CNXH Bởi nó phát huy cao độ tính tự giác và sức sang tạo to lớn của con người trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ XHCN
Dân chủ là khát vọng muôn đời của con người Quan niệm về dân chủ được diễn đạt qua hai mệnh đề: “Dân là chủ” và “Dân làm chủ”
Trang 4Dân là chủ: nói đến vị thế của dân Dân làm chủ: đề cập đến năng lực và trách nhiệm của dân Cả hai đi đôi với nhau, thể hiện vị trí, vai trò, quyền và trách
nhiệm của dân Người nói :“Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nhà nước do nhân dân làm chủ”; “Chế độ ta là chế độ dân chủ Tức là nhân dân làm chủ”;“Nước ta
là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”.
Phản ánh đúng nội dung bản chất về dân chủ. Quyền hành và lực lượng đều
thuộc về nhân dân Xã hội đảm bảo điều đó được thực thi thì đó là một xã hội thực
sự dân chủ
Dân chủ thể hiện ở việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Trong đó lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất nổi bật nhất và được biểu hiện tập trung trong hoạt động của nhà nước
Dân chủ còn biểu hiện ở phương thức tổ chức xã hội thì phải có cấu tạo quyền lực xã hội mà ở đó người dân cả trực tiếp, cả gián tiếp qua dân chủ đại diện,
một hệ thống chính trị do “dân cử ra” và “do dân tổ chức nên”.
Hồ Chí Minh chú trọng đảm bảo quyền lực của các giai cấp, tầng lớp, các cộng đồng dân tộc trong thể chế chính trị nước ta:
+ Đối với giai cấp công nhân: công nhân có quyền thực sự trong các xí nghiệp, làm chủ về tư liệu sản xuất, quản lý, phân phối sản phẩm lao động
+ Đối với nông dân: nông thôn, nông dân thật sự nắm chính quyền, nông dân phải được giải phóng thì mới có dân chủ thực sự
+ Đối với tầng lớp trí thức: Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của trí thức trong tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam và cho rằng họ có nhiệm vụ rất quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc
+ Đối với phụ nữ: Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới vấn đề giải phóng phụ
nữ, để phụ nữ bình đẳng với nam giới, thực sự tham gia tích cực vào các công việc
xã hội
+ Đối với thanh thiếu niên: Hồ Chí Minh đề cao vai trò làm chủ đất nước của thanh thiếu niên
+ Đối với nhân dân tất cả các dân tộc: Hồ Chí Minh quan tâm đến việc đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, của các dân tộc, phải làm cho các dân tộc làm chủ đất nước nhằm phát triển kinh tế, văn hóa và thực hiện các dân tộc bình đẳng
về mọi mặt
Xây dựng các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị
-xã hội vững mạnh để bảo đảm dân chủ trong -xã hội
Trong việc xây dựng nền dân chủ, Hồ Chí Minh chú trọng đến xây dựng
Đảng với tư cách là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo toàn xã hội; xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; xây dựng Mặt trận với vai trò là liên minh chính trị tự nguyện của tất cả các tổ chức chính trị xã hội vì mục tiêu chung của sự phát triển của đất nước; xây dựng các tổ chức chính trị xã hội rộng rãi khác của nhân dân:
Trang 5+ Đảng trở thành hạt nhân chính trị của toàn xã hội và là nhân tố tiên quyết
để bảo đảm tính chất dân chủ của xã hội Do đó, dân chủ trong Đảng trở thành yếu
tố quyết định tới trình độ dân chủ của toàn xã hội
+ Nhà nước thể hiện chức năng quản lý xã hội của mình qua việc bảo đảm thực thi ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đối với sự phát triển của đất nước Nhà nước thể chế hóa toàn bộ bản chất dân chủ của chế độ
+ Các tổ chức mặt trận và đoàn thể nhân dân thể hiện quyền làm chủ và tham gia quản lý xã hội
Tất cả các tổ chức đó đều có một mục tiêu chung là đạt tới trình độ dân chủ cao, dân chủ xã hội chủ nghĩa Đó cũng là động lực cơ bản nhất để các giai cấp, tầng lớp trong xã hội phấn đấu trong sự nghiệp cách mạng Thực hành dân chủ
rộng rãi là trên nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc nòng cốt là liên minh
công - nông - trí thức
Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là quan điểm tư tưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là kim chỉ nam định hướng cho toàn
bộ quá trình tổ chức, xây dựng và hoạt động của Nhà nước ta Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân là bước phát triển mới và sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lê nin kết hợp chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa Việt Nam, tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây
Nhà nước của dân, do dân và vì dân theo Hồ Chí Minh là Nhà nước thực hiện quyền lực của nhân dân, dựa vào sức mạnh của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động Nhân dân theo quan niệm của Hồ Chí Minh là toàn dân, là tất cả đàn ông, đàn bà, người già người trẻ , không phân biệt giai cấp, dân tộc, đảng phái, tôn giáo, Người cho rằng “ trong bầu trời không có gì quí bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”
Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta (1946) do đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo, ngay từ Điều 1 đã khẳng định: "Tất cả quyền binh trong nước
là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo" Xuất phát từ lòng tin sâu sắc vào truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, cho dù trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn sau khi cách mạng mới thành công
- giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm đang hoành hành; Người đề nghị Chính phủ lâm thời "tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu ", “Tổng tuyển cử là dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người
có tài, có đức để gánh vác công việc Nước nhà Trong cuộc tổng tuyển cử hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều
có quyền đi bầu cử…Do bầu cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ, Chính phủ đó thật là chính phủ của toàn dân” Tức là Người đã thực hiện ngay dân chủ trực tiếp, điều mà nền dân chủ tư sản phải trải qua mấy trăm năm mới đạt được, mà không đợi đến lúc có đủ những điều kiện về kinh tế - xã hội cho phép
Trang 6Sự thành lập bộ máy nhà nước do dân cử bằng phổ thông đầu phiếu là sự kiện đầu tiên trong lịch sử nhà nước của Việt Nam Một Chính phủ như vậy nhất định thể hiện được truyền thống đoàn kết dân tộc, thể hiện ý chí thống nhất cao của toàn dân; Người nói: “Tôi có thể tuyên bố trước Quốc hội rằng, Chính phủ này tỏ
rõ tinh thần quốc dân liên hiệp, là một Chính phủ chú trọng thực tế và sẽ nỗ lực làm việc, để tranh thủ quyền độc lập và thống nhất lãnh thổ, cùng xây dựng một nước Việt Nam mới Chính phủ này là chính phủ toàn quốc có đủ tài Trung, Nam, Bắc tham gia” Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngay từ khi ra đời là Nhà nước dân chủ kiểu mới – Nhà nước của dân, do dân
vì dân Cơ sở xã hội của Nhà nước đó là toàn thể dân tộc Việt Nam, dựa nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam Đó là Nhà nước thực hiện chức năng chuyên chính vô sản nhằm bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Xây dựng một Nhà nước của dân theo Bác Hồ nghĩa là: Tất cả quyền binh đều thuộc về nhân dân, những vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia do nhân dân phán quyết; tức là nhân dân phải là người thực hiện quyền lực, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua các đại biểu của mình “Chính quyền từ xã đến chính phủ Trung ương do dân cử ra Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên” Đó là những hình thức cơ bản của nền dân chủ; dân chủ vừa là thành quả đấu tranh cách mạng của dân tộc, vừa là giá trị văn hóa, do đó theo Người: Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ sinh hoạt chính trị toàn dân làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia vào công việc của Nhà nước Như vậy, nền tảng xã hội sâu rộng, ý thức chính trị và khả năng tham gia vào đời sống chính trị của nhân dân
là yếu tố đảm bảo cho nền dân chủ mới Người coi yếu tố đầu tiên của dân chủ là:
Có việc gì thì ai cũng được bàn, cũng phải bàn Khi bàn rồi thì bỏ thăm, ý kiến nào nhiều người theo hơn thì được, ấy là dân chủ
Nhà nước do dân bởi vì “ lực lượng bao nhiêu là nhờ dân hết” Nhà nước muốn điều hành quản lý xã hội có hiệu quả thì phải dựa vào dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “dân như nước mình như cá”; phải “đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân…Chính phủ chỉ giúp kế hoạch cổ động” Vì vậy Đảng ta luôn chủ trương dựa vào dân, tạo điều kiện để nhân dân phát huy cao nhất quyền làm chủ, tham gia tích cực vào việc quản lý Nhà nước
Nhà nước vì dân, theo Hồ Chí Minh có nghĩa là mọi hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát và vì lợi ích của nhân dân; việc gì có lợi cho dân thì phải làm cho kỳ được; việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh Người chỉ rõ: chế
độ ta là chế độ dân chủ, nhân dân là chủ, Chính phủ là đầy tớ của nhân dân Cho nên chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy Việc
gì có lợi cho dân thì làm Việc gì có hại cho dân thì tránh Xây dựng một Nhà nước
vì dân là một nhà nước không đặc quyền, đặc lợi, phục vụ nhân dân tận tụy, một nhà nước trong sạch, chí công vô tư Bác đã dạy rằng: Phải xây dựng một nền
Trang 7chính trị liêm khiết, kiên quyết đấu tranh với ba thứ giặc nội xâm là: tham ô, lãng phí, quan liêu Một mặt Nhà nước phải thực hành dân chủ rộng rãi với nhân dân mặt khác phải thực hành chuyên chính với mọi hành động xâm hại đến lợi ích của
tổ quốc, quyền làm chủ của nhân dân Trong hàng loạt vấn đề được đề cập, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh vấn đề bản chất xã hội chủ nghĩa, tính dân chủ, tính nhân dân, tính nhân đạo của Nhà nước mà nhân dân ta xây dựng
Quan niệm của Hồ Chí Minh về một nhà nước của dân và vì dân còn phải là nhà nước “công bộc của dân, gánh vác công việc chung của dân chứ không phải để
đè đầu cưỡi cổ dân như thời Pháp, Nhật” Người chỉ rõ: bất kỳ ở địa vị nào, làm công tác gì, chúng ta đều là đầy tớ của nhân dân Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra Vì vậy chúng ta phải đền đáp xứng đáng cho nhân dân Người dạy, để thực sự là “đầy tớ của dân”, các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở phải thực sự gần dân, biết lắng nghe ý kiến nguyện vọng của nhân dân, làm việc gì cũng bàn bạc kỹ và học hỏi kinh nghiệm của nhân dân, thực sự yêu dân kính dân, tin cậy và trọng dân, ăn ở công bằng với dân và thực sự cần kiệm, liêm chính chí công vô tư
Nhà nước của dân, do dân phải là một nhà nước được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật, thể hiện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân Theo Người: “Pháp luật là phép của dân, dùng để ngăn cản những hành động có hại cho dân, để bảo vệ lợi ích chung của đại đa số nhân dân”
Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng những tư tưởng của Người về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân vẫn còn nguyên giá trị Giá trị trường tồn của những luận điểm đó không chỉ soi sáng mà còn là sự tiếp sức quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa
3 Quan điểm Đảng công sản về dân chủ XHCN
Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tổng kết thực tiễn quá trình cách mạng Việt Nam, nhất là trong hai mươi năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hình thành một quan niệm tổng quát về xã hội xã hội chủ nghĩa “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”
Trang 8Có thể xem đây là mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam Những đặc trưng trong mô hình vừa phản ánh tính phổ biến theo tinh thần học thuyết Mác-Lê nin về xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa thể hiện tính đặc thù của dân tộc, có tính đến các đặc điểm của thời đại Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu sâu và cụ thể hoá
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và do nhân dân làm chủ là 2 trong 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa
mà nhân dân ta xây dựng
Việc Đại hội XI của Đảng xác định dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta bắt nguồn từ chỗ ở nước ta tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều thể hiện lợi ích của nhân dân Đảng và Nhà nước gắn bó chặt chẽ với nhân dân, phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân Mọi cán bộ, công chức đều phải tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, có trách nhiệm hoàn thành tốt chức trách và nhiệm vụ được nhân dân giao phó Mọi hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân và lợi dụng dân chủ làm tổn hại lợi ích của nhân dân và Tổ quốc đều phải được phê phán và nghiêm trị
Dân chủ được Đại hội XI của Đảng xác định là một nội dung quan trọng và cần thiết trong hệ các mục tiêu chung của công cuộc đổi mới xuất phát từ những thành tựu và hạn chế, thời cơ và thách thức trong quá trình thực hiện dân chủ ở nước ta những năm qua Trong những thành tựu, trước hết phải nói đến sự phát triển và hoàn thiện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Năng lực nhận thức và thực hành dân chủ của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng được nâng cao Chúng ta đã tạo được những chuyển biến tích cực
và tương đổi ổn định trong nhận thức, phương pháp và phong cách làm việc, ứng
xử của cán bộ đảng viên và nhân dân theo hướng dân chủ Yêu cầu và điều kiện thực hiện dân chủ của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội ngày càng rộng lớn Ý thức xã hội về vị thế, quyền hạn và trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng cũng như mối tương quan với các tổ chức, các thiết chế trong việc xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng sâu sắc Các giá trị mới trong văn hoá chính trị, văn hoá dân chủ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử ngày càng cao Dân chủ không dừng lại ở quan điểm và định hướng mà còn trở thành phương pháp làm việc, phong cách giao tiếp và thái độ ứng xử của cán bộ, đảng viên và công chức với nhân dân cũng như của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên và công chức
Các thể chế và cơ chế dân chủ ngày càng bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân, tính tích cực chính trị của công dân ngày tăng, không khí dân chủ ngày càng lành mạnh và sự quan tâm và tham gia chính trị, tham gia quản lý nhà nước của nhân dân ngày càng rộng rãi Nhân dân ý thức rõ ràng và cụ thể hơn về quyền và trách nhiệm công dân của mình trước pháp luật, thực hiện đầy đủ hơn
Trang 9quyền và trách nhiệm của mình trong sản xuất và đời sống Các quyền dân chủ của nhân dân - từ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh đến trao đổi, phân phối và hưởng thụ kết quả lao động; từ tự do làm ăn đến tự do ngôn luận ngày càng hiện thực hoá Các quyền đề cử, ứng cử và lựa chọn của nhân dân trong các cuộc bầu cử mỗi ngày một đầy đủ và hoàn thiện hơn
Nội dung và hình thức, phương pháp và công cụ thực hiện dân chủ ngày càng sâu sắc và đa dạng Về nội dung, quá trình thực hiện dân chủ ngày càng mở rộng và phát triển đến về các lĩnh vực, các ngành, các cấp; cụ thể và chi tiết về tiêu chí và chuẩn mực Về hình thức, trong quá trình thực hiện dân chủ ngày càng tìm kiếm và khẳng định được những quy tắc, quy định và quy trình mới cho dân chủ ở
cả hình thức dân chủ gián tiếp và dân chủ trực tiếp Về tính chất, quá trình thực hiện dân chủ ngày càng toàn diện và triệt để, thiết thực và hiệu quả Cùng với việc hoàn thiện các hình thức dân chủ gián tiếp, nhất là đổi mới và hoàn thiện tổ chức
và hoạt động các cơ quan dân cử, là quá trình xúc tiến mạnh mạnh mẽ các hình thức dân chủ trực tiếp, nhất là ở cơ sở
Hệ thống các thể chế, cơ chế dân chủ hình thành và phát triển hơn, tạo nền tảng pháp lý cho quá trình thực hiện dân chủ Thực hiện dân chủ ngày càng trở thành quá trình xác định và thực hiện các cơ chế và thể chế về các quyền và lợi ích của Nhà nước và của nhân dân Đời sống xã hội ngày càng được tổ chức và vận hành trên cơ sở các thể chế; tính ổn định của hệ thống ngày càng cao; tính chủ quan, duy ý chí của các tổ chức và người lãnh đạo, quản lý được giảm thiểu Trong chủ trương và đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nội dung và chương trình hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, vấn đề thể chế và xây dựng thể chế ngày càng được chú trọng Thể chế, cơ chế quy định tổ chức và hoạt động của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp ngày càng hiện hữu và phát huy tác dụng Thể chế, quy chế quy định quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong các mối quan hệ chính trị và xã hội làm cho dân chủ ngày càng được xác định, ngày càng được lượng hoá, ngày càng được trở nên hiện thực
Với việc xây dựng các quy chế và pháp lệnh dân chủ cơ sở, dân chủ không còn dừng lại ở những nguyên tắc chung, trừu tượng, mà được cụ thể hóa ở từng cấp, ngành, địa phương và đơn vị Dân chủ ngày càng thoát ra khỏi tính hình thức
để trở nên thực chất hơn Dân chủ ngày càng thiết thực, thật sự và có kết quả rõ ràng Dân chủ và nhất là dân chủ ở cơ sở đang là chiếc chìa khoá vạn năng để giải quyết mọi vần đề khó khăn và bức xúc trong sản xuất và đời sống, trong xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc
Sau hơn 25 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự đoàn kết toàn dân, đất nước ta đã vươn lên giành nhiều thắng lợi mới Cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao Trong
Trang 10thế và vận hội mới Đảng tiếp tục lãnh đạo nhân dân xây dựng một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
II.Thực trạng về việc triển khai thực hiện qui chế dân chủ cơ sở
1 Tình hình chung
Trong những năm qua việc thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp nhà nước nói chung và thực hiện dân chủ đối với doanh nghiệp tôi đang công tác nói riêng
đã được triển khai thực hiện Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13/2/1999 về Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước và Nghị định số 87/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 về việc ban hành Qui chế thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần, công ty TNHH thì việc thực hiện dân chủ lại càng được thực hiện chặt chẽ hơn Hiện tai cơ quan gồm 44 CBCNV, gồm một tổ Văn phòng và 04 cụm trực thuộc nằm trên huyện Thăng Bình
Việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước nhằm mục đích:
- Cụ thể hóa phương châm ''dân biết, dân làm, dân kiểm tra'', phát huy quyền dân chủ thông qua tổ chức công đoàn và dân chủ trực tiếp của người lao động, phát huy sáng tạo của tập thể và cá nhân để nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng,chống vi phạm dân chủ, vi phạm kỷ luật, gây rối nội bộ, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Tạo động lực mạnh mẽ để phát triển doanh nghiệp nhà nước bền vững trên
cơ sở gắn bó chặt chẽ trách nhiệm giữa Giám đốc và công nhân, viên chức trong chăm lo đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tăng thu cho ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống, tạo thêm việc làm cho người lao động; phân định rõ ràng vềquyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của Giám đốc và công nhân, viên chức đối với kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; tạo môi trường thuận lợi để tăng cường đoàn kết, thực hiện tự phê bình và phê bình, kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa Giám đốc và công nhân, viên chức cũng như trong nội
bộ công nhân, viên chức, giữa cán bộ lãnh đạo quản lý với nhau; bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, của doanh nghiệp, của Giám đốc và của ngườilao động tương ứng với kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
2 Nội dung thực hiện
Thực hiện Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13/2/1999 của Chính phủ về Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước và Nghị định số 87/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 về việc ban hành Qui chế thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần, công ty TNHH cơ quan tôi đã thực hiện đối với từng nội dung như sau:
+Đối với Chi ủy chi bộ:
Khi tổ chức đại hội Chi bộ thực hiện theo đúng Điều 11, 12, 13 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam Thông qua đại hội ban hành Nghị quyết để thực hiện trong