Cùng với đó là đi sâu phân tích thực trạng công tác tổ chức khai tháchoạt động du lịch trong thời gian qua và các điều kiện để phát triển hoạt động dulịch ở Đường Lâm đánh giá các điều k
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI XUÂN NHÀN
Hà Nội, 2013
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH 4
MỞ ĐẦU 5
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 5
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
3 Phương pháp nghiên cứu 8
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
5 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 8
6 Kết cấu đề tài 10
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHO MỘT LÀNG CỔ 11
1.1 Một số khái niệm cơ bản 11
1.1.1 Làng và Làng cổ 11
1.1.2 Điều kiện hình thành một “làng cổ” có thể khai thác cho hoạt động du lịch” 11
1.2 Mô hình phát triển du lịch Làng Cổ 16
1.2.1 Khái niệm về mô hình, mô hình phát triển 16
1.2.2 Mô hình phát triển du lịch làng cổ 17
1.2.3 Các nhân tố trong mô hình phát triển du lịch làng cổ 17
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình phát triển du lịch làng cổ 22
1.2.5 Các tiêu chí đánh giá một mô hình phát triển du lịch làng cổ 24
1.3 Kinh nghiệm phát triển mô hình du lịch tại một số điểm du lịch trong và ngoài nước ……… 25
1.3.1 Trong nước 25
1.3.2 Ngoài nước 33
1.3.3 Một số bài học kinh nghiệm thu được từ công tác nghiên cứu các mô hình phát triển du lịch trong và ngoài nước 36
Tiểu kết chương 1 38
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KHAI THÁC MÔ HÌNH DU LỊCH LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM 39
2.1 Khái quát về làng cổ Đường Lâm và những điều kiện phát triển du lịch của làng cổ Đường Lâm 39
2.1.1 Khái quát chung 39
2.1.2 Lịch sử hình thành và quá trình được công nhận là di tích cấp quốc gia 39
2.1.3 Tài nguyên du lịch 40
Trang 42.1.4 Lượng khách du lịch đến làng cổ 48
2.2 Thực trạng mô hình khai thácdu lịch tại làng cổ Đường Lâm trong thời gian qua 49 2.2.1 Các thành tố tham gia xây dựng lên mô hình du lịch của làng cổ Đường Lâm 49
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình phát triển của làng cổ Đường Lâm 54
2.2.3 Thực trạng các thành tố trong mô hình du lich làng cổ Đường Lâm 55
2.3 Đánh giá chung về mô hình khai thác du lịch hiện tại của làng cổ Đường Lâm 71
2.3.1 Các ưu điểm của mô hình khai thác hiện tại 71
2.3.2 Các hạn chế của mô hình khai thác hiện tại và nguyên nhân 72
Tiểu kết chương 2 76
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHO LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM 77
3.1 Phương hướng phát triển du lịch của làng cổ Đường Lâm 77
3.1.1 Phương hướng phát triển du lịch nói chung 77
3.1.2 Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội 78
3.1.3 Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của thị xã Sơn Tây nói chung và xã Đường Lâm nói riêng 80
3.2 Đề xuất xây dựng mô hình phát triển du lịch làng cổ Đường Lâm 80
3.2.1 Đề xuất mô hình du lịch làng cổ Đường Lâm 81
3.2.2 Về mô hình phát triển du lịch làng cổ Đường Lâm 85
Tiểu kết chương 3 104
KẾT LUẬN 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
PGS: Phó Giáo sư
TS: Tiến sĩ
HDV: Hướng dẫn viên
UBND: Ủy ban nhân dân
CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 2.1: Những lễ hội lớn ở Đường Lâm ……… 47Bảng 2.2: Số lượng du khách tới tham quan làng cổ Đường Lâm …….…… 49Hình 1.1: Mô hình hệ thống du lịch……… 18Hình 1.2: Các bên liên quan trong một mô hình du lịch ……… 19Hình 2.1: Các thành tố trong mô hình du lịch làng cổ Đường Lâm hiện tại … 53Hình 3.1: Các thành tố trong mô hình phát triển du lịch làng cổ Đường Lâm 83
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong vòng 20 năm qua, ngành Du lịch tăng trưởng nhanh và ngày càng cóđóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân “Ngành công nghiệp không khói” ngàycàng được đầu tư phát triển trên toàn thế giới và du lịch Việt Nam cũng nằm trong
sự phát triển ấy Hiện nay, du lịch chiếm khoảng 10% hoạt động kinh tế thế giới và
là một trong những nguồn tạo công ăn việc làm chính Theo các chuyên gia du lịch,trong những thập niên đầu của thế kỷ 21 sẽ diễn ra một xu hướng chuyển dịch hoạtđộng du lịch sang khu vực Châu á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.Khách du lịch thế kỷ 21 sẽ đặc biệt chú ý tìm hiểu các giá trị văn hoá truyền thống,đặc biệt là các làng quê đặc trưng cho nền văn hoá của một quốc gia hay một vùngnào đó Chính vì vậy, làng Việt cổ ở Đường Lâm sẽ là một trong những điểm dulịch đặc biệt hấp dẫn
Đường Lâm cách trung tâm thị xã Sơn Tây khoảng 4 km Làng cổ ở ĐườngLâm mang những giá trị đặc trưng của một làng Việt cổ ở vùng châu thổ sôngHồng Nếu coi phố cổ Hà Nội, phố cổ Hội An là "Bảo tàng lối sống đô thị" thì làng
cổ ở Đường Lâm là "Bảo tàng lối sống nông thôn, lối sống nông nghiệp"
Bên cạnh những công trình kiến trúc nghệ thuật như chùa Mía, đình MôngPhụ, cùng các ngôi đình, miếu, nhà thờ dòng họ trong xã, làng cổ ở Đường Lâm còngiữ được nhiều ngôi nhà mang đặc trưng nhà ở dân gian vùng châu thổ sông Hồng.Hiện ở làng Mông Phụ có khoảng 100 nhà cổ/350 ngôi nhà, ở Cam Thịnh có 17/182ngôi nhà, ở Đoài Giáp có 8/124 ngôi nhà, Phụ Khang có 13/340 ngôi nhà Đó lànhững ngôi nhà tiêu biểu về kiểu kiến trúc, vật liệu (là gỗ, đá ong, ngói ri ) vớingoại thất và nội thất còn giữ được kiểu dáng kiến trúc ban đầu
Không gian văn hoá làng cổ ở Đường Lâm hợp thành từ những công trình sởhữu chung của cộng đồng như đình, chùa, đền miếu, nhà thờ họ, hàng trăm ngôi nhàcổ hài hoà với cảnh quan thiên nhiên ở vùng đồi gò thấp bán sơn địa, cùng với
Trang 8những phong tục tập quán và nếp sống của cư dân nông nghiệp vùng đồng bằngchâu thổ sông Hồng.
Như vậy có thể nói, Đường Lâm có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, đặcbiệt sau khi là làng cổ đầu tiên ở nông thôn trong cả nước được xếp hạng di tíchquốc gia Nếu được tổ chức khai thác một cách khoa học, hợp lý, làng Việt cổ ởĐường Lâm hoàn toàn có thể trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về ĐườngLâm của các nhà khoa học trong ngoài nước như: Viện Sử học Việt Nam, ViệnKhoa học - Xã hội Việt Nam; Cục Tài sản văn hoá Nhật Bản, Trường đại học NữChiêu Hoà và tổ chức Jica của Nhật Bản Các công trình khoa học này hầu hết tậptrung đề cập đến vấn đề liên quan đến giá trị văn hoá của Đường Lâm, việc bảo tồn
- tôn tạo các giá trị văn hoá - lịch sử ở Đường Lâm
Nhận thức được tiềm năng phát triển du lịch ở Đường Lâm, ngay từ năm 2002,
Sở Du lịch Hà Tây (nay là Hà Nội) đã tiến hành thực hiện dự án đầu tư: "Cải tạo hạtầng giai đoạn I (giao thông ngoại vi) phục vụ bảo tồn và tôn tạo Làng Việt cổ đá ongĐường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây" Cho đến nay, một số công trình đầu tư cơ
sở hạ tầng như đường giao thông, bãi đỗ xe đã đưa vào sử dụng và bước đầu pháthuy được hiệu quả đầu tư Tuy nhiên, cho đến nay, việc phát triển du lịch ở ĐườngLâm chưa tương xứng với tiềm năng Nguyên nhân chính là do phát triển du lịch ởĐường Lâm chủ yếu là tự phát, các hoạt động du lịch chưa được tổ chức khoa học,chuyên nghiệp, thiếu sự lên kết và hợp tác giữa các bên; đặc biệt là các điều kiện sẵnsàng đón tiếp khách du lịch vẫn chưa được chuẩn bị đầy đủ Đến với Đường Lâm,chúng ta có thể nhận thấy ngay sự nghèo nàn về dịch vụ và sự thiếu thông tin hướngdẫn tại điểm đến Khách du lịch và công ty du lịch sẽ phải tự “bơi” khi tới đây Điềunày làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của tour du lịch
Đề tài “Xây dựng mô hình phát triển du lịch Làng Cổ Đường Lâm” tập trungnghiên cứu những bài học kinh nghiệm của các làng cổ trong việc xây dựng môhình hợp lý cho hoạt động du lịch và bảo tồn, đồng thời là những đánh giá, thực
Trang 9trạng của du lịch làng cổ hiện nay và những vấn đề còn tồn tại, đi sâu phân tích sự
liên quan của 4 bên: Công ty du lịch, khách du lịch, người dân địa phương và chính
quyền cũng như chính sách phát triển của địa phương Mục tiêu tiến tới xây dựng
một mô hình du lịch phù hợp để áp dụng triển khai trong thực tế để khai thác đúngtiềm năng du lịch ở đây, với mục tiêu phát triển Đường Lâm trở thành điểm đến củakhách du lịch quốc tế muốn tìm hiểu về văn hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài mô hình du lịch hiện tại của làng cổ ĐườngLâm là những vấn đề lí luận và thực tiễn để xây dựng mô hình phát triển du lịch chođiểm đến du lịch là làng cổ Đường Lâm Đề tài tập trung chủ yếu đánh giá các mặttồn tại và những mặt mạnh mà du lịch làng cổ đã làm được và những điều đanghướng tới Cùng với đó là đi sâu phân tích thực trạng công tác tổ chức khai tháchoạt động du lịch trong thời gian qua và các điều kiện để phát triển hoạt động dulịch ở Đường Lâm (đánh giá các điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách du lịch); đề xuấtcác giải pháp tổ chức, khai thác hoạt động du lịch nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế
du lịch địa phương và của ngành Du lịch Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài: không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứuxây dựng lên mô hình phát triển du lịch trong địa bàn xã Đường Lâm mà còn chú ýtới việc bảo tồn và sử dụng hợp lý cũng như là phát triển tài nguyên du lịch tại làng
cổ với nguyên tắc bảo tồn và phát triển lâu dài
Phạm vi không gian nghiên cứu: đề tài có phạm vi không gian nghiên cứu làcác làng trong khuôn viên di tích làng cổ Đường Lâm bao gồm 9 làng: Mông Phụ,Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Đông Sàng, Hàn Tân, Hưng Thịnh, Văn Miếu vàPhụ Khang
Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài có thời gian nghiên cứu 3 năm: 2011,
2012 và 2013 và các đề xuất đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Trang 103 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài, trong khoảng thời gian 3 năm nghiên cứu, cácphương pháp nghiên cứu đã được ứng dụng bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu thực địa: Bao gồm các hoạt động nghiên cứu thựcđịa, phân tích thu thập các thông tin thực địa để phục vụ cho quá trình xây dựngthông tin thực trạng của mô hình
- Phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn: Thông qua các buổi tiếp xúcnói chuyện với các cá nhân, đoàn thể của làng cổ để có được những nét khái quát vềthực trạng và ý kiến người trong cuộc
- Phương pháp phân tích hệ thống: Đề tài có sử dụng những lập luận phân tích
từ việc tìm ra được mô hình, hệ thống cho hoạt động du lịch
- Phương pháp phân tích xu thế: Đề tài thực hiện phân tích đánh giá xu thế đểtìm ra phương hướng phát triển và những giải pháp để xây dựng mô hình phát triểncho làng cổ
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có mục địch nghiên cứu là đề xuất mô hình phát triển du lịch làng cổ Đường Lâm phục vụ tốt cho công tác bảo tồn di sản và phát triển du lịch
Từ mục đích nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Phân tích thực trạng mô hình du lịch hiện tại của làng cổ Đường Lâm, những
điều đã và chưa làm được và chỉ ra các nguyên nhân tồn tại ấy
- Đề xuất các giải pháp để phát triển mô hình du lịch cho làng cổ Đường Lâm
để phát triển du lịch làng cổ Đường Lâm phục vụ tốt cho công tác bảo tồn di sản và phát triển du lịch
5 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Công trình nghiên cứu: “Giải pháp tổ chức, khai thác các hoạt động du lịch
làng Việt cổ ở Đường Lâm, thị xã Sơn Tây” Công trình nghiên cứu này được Sở Du
Lịch Hà Tây cũ nay là thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện vào năm 2004
Trang 11Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những tiềm năng du lịch của làng cổĐường Lâm bao gồm những tiềm năng du lịch nhân văn và những tiềm năng du lịch
Chỉ ra được những hạn chế, bất cập của làng cổ lúc bấy giờ như: thiếu sự đầu tư
về dịch vụ bổ xung trong du lịch, những nét cổ đang dần biến mất, môi trường đangdần bị ô nhiễm, họa động trùng tu gặp khó khăn Từ đó đưa ra các kiến nghị để nângcao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo và sử dụng các tài nguyên du lịch
Các hạn chế của công trình liên quan đến đề tài: Do công trình nghiên cứunày mang tính lý luận cao với mục đích chỉ ra được thế mạnh của du lịch ĐườngLâm do đó chưa đi sâu vào phân tích và xây dựng nên một mô hình du lịch cụ thể
để có thể tập trung khai thác có chiều sâu tiềm năng du lịch ở đây Tuy công trìnhchỉ ra được thế mạnh của du lịch Đường Lâm nhưng chưa đưa ra được các sảnphẩm du lịch đặc trưng của điểm đến để từ đó có những bước phát triển sâu hơn vềviệc nghiên cứu mô hình phát triển cho phù hợp
- Công trình nghiên cứu: “Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích lịch sử văn
hóa Đường Lâm”
Công trình nghiên cứu này được Sở du lịch Hà Tây, ủy ban nhân dân tỉnh HàTây, Viện Khoa hoc Xã hội Việt Nam thực hiện vào tháng 11, 12/ 2004 Đối tượngnghiên cứu thực chất là tóm tắt và tập hợp các bài tham luận của các nhà nghiên cứu
Trang 12về văn hóa, du lịch, bảo tồn để hướng tới bảo tồn, tôn tạo và phát triển khu di tíchlàng cổ, đề xuất các công trình xây dựng và xây dựng các sản phẩm du lịch.
Qua quá trình nghiên cứu bằng việc phân tích các số liệu thống kê, thu thập
và sử lý dữ liệu và phân tích xu thế, để tài đã:
Đi sâu phân tích các thế mạnh của làng cổ Đường Lâm như là 1 điểm đến du lịch.Phân tích giá trị nhân văn tại điểm đến như là lễ hội, thực phẩm, các yếu tố lốisống… của làng cổ
Đề xuất xây dựng, bảo tồn các công trình tại Đường Lâm, đi vào khai thác và
sử dụng cho du lịch như: đình Mông Phụ, chùa Mía, các nhà cổ, nhà thờ cụ GiangVăn Minh… và đặc biệt có đề xuất xây dựng khu Văn Thánh Đường Lâm – mộtkhu di tích tưởng niệm với một phối cảnh tổng thể
Các hạn chế của công trình liên quan đến đề tài:
Do tính chất công trình là nghiên cứu để chỉ ra các tiềm năng du lịch cho nêncông trình không đề cập tới công tác quản lý du lịch và mô hình phát triển du lịchcủa điểm đến cũng như là định hình một sản phẩm du lịch đặc trưng cho điểm dulịch mà chỉ dừng ở việc là nhận thức thế mạnh của du lịch Đường Lâm
Với những tài liệu có thể tiếp cận được, tôi xin đề xuất đề tài:” Xây dựng mô
hình phát triển du lịch tại làng cổ Đường Lâm” với mục đích xây dựng lên một cái
nhìn cụ thể về tiềm năng du lịch của làng cổ, đặc điểm mô hình du lịch hiện tại củalàng cổ và các đề xuất xây dựng mô hình du lịch cho làng cổ để sản phẩm du lịchđặc trưng của làng cổ có thể phát huy được hết tiềm năng của nó
6 Kết cấu đề tài
Đề tài có kết cấu 3 chương:
Chương 1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình phát triển du lịch cho một làng cổ
Chương 2 Thực trạng khai thác mô hình du lịch làng cổ Đường Lâm
Chương 3: Đề xuất xây dựng mô hình phát triển du lịch cho làng cổ Đường Lâm.
Trang 13CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHO MỘT LÀNG CỔ
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Làng và Làng cổ
Làng là một khối dân cư ở nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống riêng
về nhiều mặt, và là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong kiến
“Làng Cổ” là để chỉ một khối dân cư ở nông thôn đã có sự tồn tại và cố kết
cộng đồng được một thời gian dài Họ làm thành một đơn vị có đời sống riêng về
nhiều mặt và các nét văn hóa lâu đời vẫn được bảo tồn và gìn giữ tạo lên những nét
đặc trưng cho làng cổ ấy
1.1.2 Điều kiện hình thành một “làng cổ” có thể khai thác cho hoạt động du lịch”
Khi nói về “làng cổ du lịch”, có nghĩa là nói về một làng cổ với những nét đặc trưng được khai thác như là một điểm đến trong du lịch Trước hết, để hiểu rõ về
khái niệm làng cổ du lịch, chúng ta đi tìm hiểu về một điểm đến du lịch:
- Điểm đến du lịch là một khái niệm cơ bản nhất trong hoạt động du lịch, nó là cái tất yếu phải có để có được một sản phẩm du lịch
- Theo PGS TS Trần Đức Thanh trong ‘Nhập môn khoa học Du lịch’ [11,
tr112] có định nghĩa về điểm đến du lịch như sau : ‘Theo định nghĩa chung nhất, điểm du lịch là những chỗ hoặc cơ sở mà khách du lịch hướng đến và lưu trú Điểm
du lịch có thể là những chỗ không có dân cư Đó là nghĩa rộng của điểm du lịch Tuy nhiên trong kinh tế du lịch, điểm du lịch là một nơi, một vùng hay một đất nước có sức hấp dẫn đặc biệt đối với dân ngoài địa phương và có những thay đổi nhất định trong kinh tế do hoạt động du lịch đó gây nên.”
Theo định nghĩa trên thì điểm đến du lịch có thể là bất cứ điểm lớn hay nhỏ cótài nguyên du lịch (tài nguyên tự nhiên, nhân văn ) và có hoạt động du lịch phát triển
Cũng theo PGS.TS Trần Đức Thanh thì điểm du lịch có thể chia thành 4nhóm chính: Điểm du lịch thiên nhiên, điểm du lịch văn hóa, điểm du lịch đô thị vàđiểm đầu mối giao thông
Trang 14Một điểm đến du lịch là một thành phố, thị xã, hoặc khu vực nào đó mà thunhập phụ thuộc một mức độ đáng kể đến các khoản thu tích luỹ từ du lịch Nó cóthể chứa một hoặc nhiều địa điểm du lịch và có thể một số "bẫy du lịch”
Suy ra có nghĩa là bất kì địa điểm nào có sự sử dụng các dịch vụ cho hoạtđộng du lịch và sinh lời cho địa điểm đó thì được gọi là một điểm du lịch
- Với những hiểu biết của mình, tác giả xin đưa ra khái niệm cho một điểm
du lịch như sau: Điểm du lịch là một nơi có thể chứa một hay vài địa điểm mà dukhách có thể tới và sử dụng các sản phẩm du lịch được tạo ra từ tài nguyên du lịch ở
đó và có sự tiêu dùng đóng góp cho kinh tế của điểm đến đó
Như vậy, “Làng Cổ Du Lịch” là để chỉ một để chỉ một khối dân cư ở nông
thôn đã có sự tồn tại và cố kết cộng đồng được một thời gian dài Họ làm thành một
đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt và các nét văn hóa lâu đời vẫn được bảo tồn
và gìn giữ tạo lên những nét đặc trưng cho làng cổ; những nét đặc trưng ấy chính làthành tố tạo lên sản phẩm du lịch tại làng cổ và có sự trải nghiệm sản phẩm từ dukhách và đóng góp cho kinh tế của bản thân chính làng cổ ấy
Để hiểu rõ về vấn đề các điều kiện để một làng cổ có thể khai thác cho doạtđộng du lịch, chúng ta đi tìm hiểu về: Các yếu tố để một điểm Làng Cổ du lịch trởthành một điểm đến
Theo Luật Du lịch của nước CHXHCN Việt Nam [9,điều 24 Mục 1] về quy
định về Điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch) do Chủ tịch nướcTrần Đức Lương kí ban hành ngày 14-6-2005 thì điều kiện để một địa điểm đượccông nhận thành một điểm du lịch như sau :
1, Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan củakhách du lịch
2, Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng đảm bảo phục
vụ ít nhất 1 trăm nghìn lượt khách tham quan một năm
Trang 15Như vậy với một điểm đến cần có được hai yếu tố cơ bản là tài nguyên dulịch, sức chứa và khả năng tiếp nhận du khách Tuy nhiên điểm du lịch có nhữngđiều kiện khác nhau do đó cũng có những vị trí khác nhau trên bản đồ du lịch Vớinhững điểm du lịch có tài nguyên du lịch lớn, khả năng tiếp cận tốt và sức chứa lớn
dễ dàng có thể trở thành điểm du lịch quốc gia ví dụ như vịnh Hạ Long, bãi biểnNha Trang, thành phố Hà Nội và vì sự đặc biệt về tài nguyên cũng như là khảnăng tiếp cận và sức chứa thấp hơn cho nên có nhiều điểm du lịch đã có những vị tríthấp hơn trên bản đồ du lịch như là Sapa, nước khoáng Kim Bôi
Theo Nhập môn khoa học du lịch của PGS.TS Trần Đức Thanh [11, 117] có đưa ra những điều kiện cần thiết để hình thành điểm du lịch bao gồm :
tr116-1, Phải có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, độc đáo và có sức hấp dẫnđối với du khách Điều này có ý nghĩa là điểm đó có thể có nguồn nước khoáng cókhả năng chữa bệnh, có thế giới động thực vật hoang dã phong phú, có nơi nghỉngơi, có nơi trú chân, có bãi tắm đẹp, có hang động kì vĩ Những vùng núi hoặcbán sơn địa có khả năng đáp ứng điều kiện này một cách tốt nhất
2 Phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh cần thiết
3, Phải được xây dựng tốt, có lối đi lại thuận tiên và luôn được duy trì tốt
4, Phải có cơ sở lưu trú như khách sạn, motel, nhà nghỉ, camping, bungalow
5, Phải có cửa hàng và các quầy bán hàng đặc biệt là hàng thực phẩm
6, Phải được trang bị đa dạng và đầy đủ như nơi tập luyên trang thiết bị y tế,nơi chơi thể thao, bể bơi
Cũng theo PGS.TS Trần Đức Thanh thì trên thực tế điểm du lịch hành thànhđưới sự tác động của 3 nhóm nhân tố :
Nhóm thứ nhất là các yếu tố liên quan đến sức hấp dẫn của tài nguyên dulịch Nhóm này bao gồm vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, các nhân tố kinh tế, xã hội
và chính trị (không khí chính trị hòa bình, chính sách của nhà nước, tiến bộ kỹ thuật
Trang 16trong công nghiệp, nông nghiệp, mức giá, chất lượng dịch vụ, các sự kiện có tínhđịnh kỳ, quảng cáo du lịch, cải tiến giao thông ).
Nhóm thứ hai gồm cá nhân tố bảo đảm giao thông cho khách đến điểm dulịch (bao gồm những điều kiện đã và có khả năng xây dựng, phát triển mạng lưới vàphương tiện giao thông khác nhau)
Nhóm thứ ba gồm những nhân tố liên quan đến việc đảm bảo cho khách lưulại tại điểm du lịch Đó là các cơ sở ăn uống (cửa hàng ăn uống, điểm tâm, giải khát,các nhà ăn, tiệm uống ) Các cơ sở lưu trú (hotel, motel, camping ), các cơ sở vuichơi giải trí
Như vậy có thể đưa ra một nhận xét chung về các điều kiện để một làng cổ
có thể trở thành một làng cổ du lịch - một điểm đến dựa trên các tiêu chí sau :
1, Có tài nguyên du lịch đặc biệt và hấp dẫn Đó là nguồn nhân văn phong
phú của điểm đến, có thể là tài nguyên du lịch hữu hình hoặc vô hình; nó có thể lànhững kiến trúc độc đáo hay là những lễ hội đặc biệt hay cũng có thể chỉ là nhữngnét đẹp văn hóa mà du khách không thể hình tượng ra được
2 Có khả năng đưa tài nguyên đó vào khai thác : Các tài nguyên du lịch như
đã nói này phải có khả năng khai thác phục vụ cho du lịch ở một cấp độ nào đó.Chúng ta không thể xếp các tài nguyên mặc dù rất tốt nhưng lại chưa sẵn sàng choviệc phục vụ cho du lịch vào nhóm này Khả năng khai thác tài nguyên du lịch nàycũng có thể được nhắc tới như là việc sức chứa của điểm đến
Loại tài nguyên du lịch của điểm đến cũng sẽ quyết định sức chứa cho nó.Nhiều loại tài nguyên chúng ta chỉ có thể cho phép hoạt động du lịch dừng lại ở một
số lượng nhất định để đảm bảo tài nguyên ấy không bị mai một
Tài nguyên du lịch còn phải được xếp vào danh mục nhà nước cho phép khaithác và sử dụng cho mục đích du lịch Có nhiều tài nguyên rất đặc biệt và rất giá trịcho hoạt động du lịch nhưng chưa sẵn sàng hoặc không thể khai thác cho hoạt động
du lịch được thì cũng không thể xếp tài nguyên du lịch được Ví dụ như nhiều làng
Trang 17có truyền thống đốt pháo ngày tết, dùng thuốc phiện làm thuốc… đây là những tậptục đã bị cấm hoặc nhà nước không khuyến khích phát triển.
Một làng cổ du lịch có khả năng khai thác được khi và chỉ khi du khách cóthể đến được với nó Nếu một tài nguyên du lịch rất đặc biệt nhưng chúng ta không
có cách tiếp cận đại trà thông thường thì chắc chắn nó sẽ không phù hợp Ví dụ như
du lịch một làng cổ dân tộc thiểu số trên khu vực dãy Hoàng Liên Sơn cách tầm50km từ đương quốc lộ và chưa có đường để xe đi lại và rất khó có thể tiếp cậnhoặc là chi phí quá đắt thì chúng ta chỉ có thể xếp vào dạng tiềm năng chứ chưa thể
đi sâu khai thác được
Chi phí và thời gian mà du khách bỏ ra để đi tới một làng cổ cũng chính làmột vấn đề quan trọng Ví dụ như Việt Nam chẳng hạn, chúng ta có một hãng hàngkhông không hề rẻ chút nào và chưa kết nối được nhiều với các thành phố lớn trênthế giới Du khách mặc dù rất muốn tham quan Việt Nam nhưng họ luôn phải bỏ ramột chi phí quá lớn và một thời gian quá dài để di chuyển và điều này chắc chắn sẽảnh hưởng đến quyết định du lịch của họ Thay vì đi tới Việt Nam, họ sẽ tham quanmột nước tương tự trong khu vực nhưng có đường bay thuận tiện hơn và rẻ hơn như
là Thái Lan hoặc Malaysia
Do vậy, với một điểm đến là làng cổ, chúng ta hoàn toàn có thể phân loai khả
năng tiếp cận của nó theo 4 tiêu chí : Có khả năng tiếp cận kém, khả năng tiếp cận
trung bình, khả năng tiếp cận thuận lợi và khả năng tiếp cận rất thuận lợi.
3 Các điều kiện về dịch vụ cung cấp cho hoạt động du lịch Một điểm đến
sẵn sàng đón khách khi có các hệ thống nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, có các nhà hàngphục vụ đồ ăn đảm bảo vệ sinh, có hệ thống giao thông bên trong điểm đến đảm bảo
an toàn và sạch sẽ, có hệ thống nhà nghỉ, điểm lưu trú đảm bảo về chất lượng, có hệthống an ninh phục vụ cho du lịch tương đối hoàn chỉnh để có thể đảm bảo mộtchuyên đi an toàn cho du khách Ngoài ra cần có những dịch vụ bổ trợ như y tế, giảikhát
Trang 18Tóm lại, với các điều kiện để một “Làng cổ” trở thành một điểm đến cho dulich và trở thành “Làng cổ du lịch” thì “làng cổ” đó phải đảm bảo các tiêu chí: có tàinguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng đưa tài nguyên đó vào khai thác và du khách
có khả năng tiếp cận được với làng cổ đó thuận lợi và phải có các điều kiện về dịch
vụ cung cấp cho hoạt động du lịch
1.2 Mô hình phát triển du lịch Làng Cổ
1.2.1 Khái niệm về mô hình, mô hình phát triển
Mô hình theo Từ điển tiếng Việt [30, “mô hình”] được hiểu là: vật cùng hình
dạng nhưng được làm thu nhỏ lại nhiều lần, mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật khác để tiện trình bày, nghiên cứu.
Như vậy, mô hình cũng có thể là hình thức diễn đạt hết sức gọn các đặctrưng chủ yếu của một đối tượng theo một phương tiện nào đó để nghiên cứu đốitượng ấy Trong một mô hình, các thành phần cấu tạo lên một mô hình ấy chính làcác bên liên quan trong hoạt động mà mô hình ấy mô phỏng; vị trí, vai trò của cácbên liên quan trong mô hình ấy cũng thể hiện vị trí và vai trò của chúng trong thựctiễn khách quan
Phát triển: Theo Từ điển tiếng Việt [30, “phát triển”] được hiểu là: biến đổi hoặc
làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao,đơn giản đến phức tạp
Triết học Mác Lênin cũng có định nghĩa về phát triển như sau:
“Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu”
Như vậy, Mô hình phát triển là sự tổng thể hóa các mối liên kết quan hệ củacác bên liên quan tới một hoạt động nào đó và mô tả rõ vị trí, vai trò của các bênliên quan trong một hoạt động thực tiễn với một mục đích là hoạt động thực tiễn sẽmang lại hiệu quả mong muốn
Trang 191.2.2 Mô hình phát triển du lịch làng cổ
Với những hiểu biết về mô hình và phát triển trong luận văn này, tác giả xinđưa ra một định nghĩa về mô hình phát triển du lịch làng cổ hay mô hình du lịchlàng cổ như sau:
Mô hình phát triển du lịch làng cổ là một sự tổng thể hóa các mối quan hệ của các bên liên quan tới hoạt động du lịch trong một làng cổ với những giá trị đặc trưng; miêu tả rõ ràng các công việc, cách thức vận hành của các bên liên quan với các sản phẩm du lịch đặc trưng, chia sẻ lợi nhuận với mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững tại làng cổ ấy
Một mô hình hoạt động tốt khi các mối quan hệ trong mô hình được đảm bảobền vững, các bên tham gia vào hoạt động của mô hình đều có lợi và tài nguyên dulịch cũng được đẩm bảo
Với một làng cổ du lịch, các giá trị của làng cổ ấy chính là được thể hiện quacác Sản phẩm du lịch của làng nghề ấy Như vậy việc nghiên cứu phát triển và xâydựng một mô hình quản lý cho phù hợp cũng phải đi từ việc xác định cho đúng cácsản phẩm du lịch thế mạnh của một điểm du lịch
1.2.3 Các nhân tố trong mô hình phát triển du lịch làng cổ
Theo cách tiếp cận của hệ thống thì mô hình du lịch đầy đủ có thể được trìnhbày như sau:
Trang 20Nguồn :Dự án ‘Xây dựng Năng lực cho Phát triển Du lịch ở Việt Nam ‘ trang 234
Theo trên, một mô hình hê thống du lịch có thể vận động và phát triển dựa trên 2 yếu tố là cung và cầu của thị trường Ngoài ra với một điểm du lịch, lượng khách du lịch quốc tế và nhu cầu của họ cũng chính là một điểm quan trọng cho việc xác đinh lượng cầu của thị trường
Với một hoạt động du lịch tại một làng cổ, các bên tham gia vào hoạt độnggồm có bốn nhân tố chính: Khách du lịch, các nhà cung ứng dịch vụ, người dân địa
Trang 21phương và chính quyền địa phương do đó khi đi nghiên cứu về mô hình du lịch làng
cổ, chúng ta đi nghiên cứu mối quan hệ tổng hợp của bốn nhân tố trên xung quanhmột nhân tố cốt lõi đó là : các sản phẩm du lịch của làng cổ đó Mối quan hệ đó cóthể được thể hiện qua hình 1.2 như sau:
Hình 1.2 Các bên liên quan trong một mô hình du lịch tại điểm đến
Các sản phẩm du lịch : Được hình thành từ các thế mạnh và tiềm năng du
lịch sẵn có của một điểm đến; sản phẩm du lịch chính là cốt lõi của một mô hình dulịch vì nó quyết định tất cả các thành phần khác Khách du lịch đến với điểm du lịchchính là vì sản phẩm của điểm đến ấy vì nó sẽ quyết định trải nghiệm mà họ sẽ cótại điểm đến Các sản phẩm ấy không thể tự nó sinh ra được mà để thành được mộtsản phẩm có hình hài thì bản thân các cấp chính quyền địa phương và các nhà cungứng dịch vụ du lịch cộng với người dân địa phương phải hợp tác với nhau để có thểtạo hình ra một sản phẩm hoàn chỉnh tạo ra một trải nghiệm khác biệt Các công ty
du lịch sẽ có trách nhiệm cùng chính quyền các cấp quảng bá hình ảnh của điểm đến
để thu hút khách du lịch tới để trải nghiệm và người dân địa phương sẽ là chủ sở
Khách du lịch
Các sản Phẩm du lịch
Các cấp quản lý
Các nhà cung ứng các dịch vụ Người dân địa
phương
Trang 22hữu của sản phẩm ấy và cũng sẽ phải là người có được lợi ích từ việc khai thác cácsản phẩm ấy Các công ty du lịch và các nhà cung ứng dịch vụ cho hoạt động dulịch của khách tại điểm đến sẽ là người đóng góp vào thu nhập của địa phương bằngcách đóng thuế và sử dụng các dịch vụ tại điểm đến Trong một số trường hợp, cácnhà cung ứng dịch vụ nhỏ lẻ sẽ được một người trung gian đứng ra gom lại và bánlại cho khách hàng và họ được gọi là các công ty du lịch Các công ty du lịch gomcác dịch vụ thuộc các loại khác nhau: ăn uống, lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn… đểhình thành lên một chương trình du lịch hay một sản phẩm du lịch hoàn thiện Họ sẽ
có các chiến lược kinh doanh, quảng cáo, tiếp thị để khách hàng biết đến sản phẩm
ấy và khách du lịch sẽ đưa ra quyết định du lịch của mình Các công ty du lịch này
sẽ là người chịu trách nhiệm cho khoản chi trả của du khách và là người đảm bảocho sự trải nghiệm của du khách đúng như những gì họ đã mong muốn và tri trả
Khách du lịch với đặc điểm là chủ thể của hoạt động và là người bỏ tiền tri
trả cho chuyến đi, mục đích của chuyến đi tới điểm đến chính là động lực khiến dukhách tri trả phải được hoàn thành ở một mức độ nhất định và đương nhiên là toàn
bộ các mối quan hệ của một mô hình phát triển du lịch đều xoay quanh việc làm saoduy trì hoặc gia tăng số lượng khách du lịch một cách bền vững lâu dài Hoạt độngcủa khách du lịch tại điểm đến có thể là hoạt động tìm hiểu văn hóa, tham quannghiên cứu hay có thể là hoạt động vui chơi tắm biển hay có thể là hoạt động nghỉdưỡng để phục hồi sức khỏe hoặc chữa bệnh… Trong tính bền vững của một môhình thì việc đảm bảo rằng khách du lịch có được những trải nghiệm như hoặc vượt
sự mong muốn của họ chính là yếu tố đánh giá cho sự hấp dẫn của sản phẩm du lịchbằng thực tế
Khách du lịch có mối quan hệ khăng khít với các nhà cung ứng dịch vụnhưng họ lại ít khi có mối liên hệ trực tiếp gì đối với các nhà quản lý mà họ chỉ cảmnhận được tác động của cá cấp quản lý thông qua mối tương tác đối với sản phẩm
và các nhà cung ứng dịch vụ cũng như người dân
Trang 23Các nhà cung ứng các dịch vụ: trong một mô hình kinh doanh du lịch, họ có
thể là các công ty, tổ chức, cá nhân địa phương cung cấp những dịch vụ cho hoạtđộng du lịch Nó có thể là dịch vụ vận chuyển tại điểm đến như việc đi xe trâu thămlàng tại một số làng Bắc Bộ, thăm bản bằng voi ở buôn Đôn… Họ có thể là nhữngngười cung cấp các dịch vụ như bán hàng ăn uống, kinh doanh nhà nghỉ, khách sạntại điểm đến, bán hàng nông sản… Với đặc điểm là một hoạt động kinh tế đanghành thì hoạt động du lịch có sự hiện diện của rất nhiều nghành sản suất, phânphối từ bán lẻ với bán buôn với mục đích cuối cùng là tạo ra một sản phẩm du lịchhoàn thiện
Trong một mô hình du lịch dựa vào cộng đồng thì mối quan hệ giữa ngườidân địa phương và các nhà cung ứng dịch vụ rất khăng khít và đôi khi chúng takhông nhận ra được sự khác biệt khi đôi khi một số người dân địa phương đứng ra
là người cung cấp các dịch vụ cho các công ty du lịch và du khách Tuy nhiên, họkhông phải là tất cả người dân địa phương và chỉ là một tổ chức, một nhóm dân cưđịa phương hay một vài gia đình đơn lẻ Làm sao để du lịch mang lại lợi ích chotoàn bộ cộng đồng địa phương là một điều quan trọng nhất trong một mô hình dulịch dựa vào cộng đồng hoàn thiện và phát triển
Người dân địa phương : Họ chính là những người chủ sở hữu văn hóa của
địa phương và xét trên một phương diện nào đó họ cũng chính là chủ của những tài
nguyên du lịch trên địa bàn sinh sống của họ Do đó, hoạt động du lịch tại 1 địa
phương muốn phát triển bền vững thì phải là hoạt động mang lại lợi ích cho côngđồng địa phương của điểm du lịch Các lợi ích ấy có thể là sự gia tăng thu nhập chocộng đồng địa phương, tạo ra công ăn việc làm cho địa phương… Hoạt động du lịchtại một địa phương mà không mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương ấy mà lạimang tới nhiều ảnh hưởng tiêu cực thì sớm muộn sẽ vấp phải sự phản đối từ cộngđồng địa phương và có thể bị tẩy chay
Các cấp quản lý: Trước hết, hoạt động du lịch dưới sự kiểm soát quản lý của
chính quyền các cấp, các bộ, ban nghành Các hoạt động ấy cũng phải đảm bảo
Trang 24nguyên tắc của các lĩnh vực khác như bảo vệ môi trường, phải đảm bảo không ảnhhưởng đến thuần phong mỹ tục, phải đảm bảo không làm biến đổi tài nguyên theochiều hướng xấu đi.
Các nhà quản lý cũng chính là người làm nhiệm vụ điều tiết, phân phối cáchoạt động trong lĩnh vực du lịch tại một điểm đến Với vai trò là người chịu tráchnhiệm cho tất cả các hoạt động tại khu vực về mặt an ninh, trật tự, an toàn cho dukhách, đảm bảo các bên cung cấp các sản phẩm cho du khách phải làm theo đúngnhư thỏa thuận… Họ là người luôn sát cánh cùng các doanh nghiệp để tạo điều kiệntốt nhất cho các doanh nghiệp phát triển và cũng là người đứng bên cạnh khách dulịch khi có vấn đề xảy ra, là người quan tâm đến cộng đồng địa phương để hướngtới sự phát triển bền vững
Như vậy khi nghiên cứu về mô hình du lịch của làng cổ, chúng ta đi sâu vàonghiên cứu mối liên hệ của 4 yếu tố xung quanh sản phẩm một mô hình cho du lịchlàng cổ có thể hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả Trên hết, mô hình đó phải đitheo được chiều hướng đảm tồn được các giá trị vật thể và phi vật thể của làng cổ :phát triển bền vững
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình phát triển du lịch làng cổ
Với đặc trưng là sự thu nhỏ lại hoạt động du lịch của một điểm đến, một môhình phát triển du lịch làng cổ cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố vĩ môlẫn vi mô ảnh hưởng tới lượng khách tham quan điểm đến như:
- Yếu tố vĩ mô: Là những yếu tố mang tính chất vĩ mô, không do các thành tốtrong mô hình du lịch đó quyết định được:
+ Kinh tế: Tình hình kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động du lịch của dukhách, kinh tế khó khăn khiến hoạt động du lịch cũng bị ảnh hưởng lớn, du khách
có thể không đi du lịch vì không có tiền hoặc chọn đi du lịch ở những điểm du lịch
rẻ hơn, thuận tiện hơn và đương nhiên sức chi trả cho các dịch vụ du lịch sẽ giảm đi.Ngược lại nếu kinh tế phát triển tốt, du lịch là nhu cầu không thể thiếu và du khách
có thể đi tới những nơi xa hơn, đắt hơn và có sức chi trả cao hơn
Trang 25+Chính trị và an ninh: Đây là một điều kiện tiên quyết cho quyết định du lịchcủa du khách Du khách chỉ đi du lịch tới nơi mà an toàn bản thân họ được đảm bảo.Nếu tình hình an ninh chính trị của quốc gia, vùng có làng cổ không tốt và có thểảnh hưởng đến chuyến đi cũng như sự an toàn của du khách thì du khách sẽ chọnnhững điểm đến khác thay thế.
+ Sự phát triển của công nghệ: Sự phát triển công nghệ như: sự phát triển củacác phương tiện vận chuyển tới điểm đến, giá cả của các phương tiện vận chuyển,
sự phát triển của khoa học, kĩ thuật có thể áp dụng cho du lịch… đều có ảnh hưởngtới hoạt động du lịch của một điểm đến Ví dụ như việc công nghệ phát triển, thay
vì phải đi tầu 38 tiếng Nam ra Bắc thì sẽ chỉ còn tầm 10 tiếng thì du lịch trong nước
sẽ có nhiều biến chuyển tốt hơn; sự phát triển của điện thoại và điện thoại di động,điện thoại thông minh … cũng góp phần đáng kể vào sự phát triển của một điểmđến du lịch và ảnh hưởng đến mô hình du lịch của điểm đến ấy
+ Các yếu tố toàn cầu như thiên tai, dịch họa: Một mô hình phát triển du lịchcũng sẽ phải biến đổi khi các yếu tố khách quan biến đổi làm tăng hoặc giảm lượngkhách tham quan tới điểm đến ấy Ví dụ như dịch cúm H5N1, Sars… đã làm chohoạt động du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng và du khách hạn chế đi du lịch tới cácquốc gia có dịch
- Các yếu tố vi mô: Là các yếu tố do bản thân các nhân tố trong một mô hình dulịch đó mang lại ví dụ như:
+ Đặc điểm của tài nguyên du lịch: Đây là phần cốt lõi tạo ra một sản phẩm dulịch cho điểm đến Tài nguyên ấy phải đảm bảo 3 tiêu chí: Đặc sắc, có khả năng đưavào khai thác và có thể tiếp cận được bên cạnh 3 tiêu chí ấy, 1 tiêu chí sản phẩmquan trọng khác chính là khả năng cung ứng dịch vụ của các bên liên quan
+ An ninh tại điểm đến: Đây là một yếu tố quan trọng cho du lịch phát triển tạimột điểm du lịch Nếu điểm du lịch ấy không an toàn, có nhiều hoạt động chèo kéo,lừa khách, “chăn dắt” thì mô hình du lịch phải có sự biển đổi để có được một độingũ nhân lực đảm bảo cho hoạt động tham quan của du khách tại điểm đến được
Trang 26thuận lợi hay là việc liên kết các bên liên quan sẽ phải chặt chẽ hơn để đảm bảođược sự an toàn cho du khách.
+ Sự đồng thuận phát triển du lịch của cả người dân và chính quyền các cấp:Đây là một điều rất quan trọng cho sự phát triển của một điểm đến và đương nhiên
mô hình du lịch là đại diện cho nó Nếu người dân hoặc chính quyền địa phươngkhông đồng tình sẽ nảy sinh nhiều hoạt động ảnh hưởng đến hành trình của chuyếntham quan của du khách, nếu chính quyền các cấp không muốn phát triển du lịch thìđương nhiên hoạt động du lịch tại điểm đến gặp rất nhiều khó khăn và không thểphát triển được
+ Sự hợp tác tốt giữa các bên liên quan: Đây là một phần quan trọng nhất để đưađược hình ảnh của làng cổ tới với du khách đúng như những gì du khách mongmuốn Sự hợp tác tốt này thể hiện ở mức phân chia lợi nhuận hợp lý và bền vững
1.2.5 Các tiêu chí đánh giá một mô hình phát triển du lịch làng cổ
Với một làng cổ du lịch có một mô hình được đánh giá là Mô hình phát triển(tốt) thì sẽ đảm bảo được các tiêu chí sau :
1 Đảm bảo mang được hình ảnh làng cổ tới với du khách : đây là một tiêu chí quan
trọng với mục đích là đưa tới khách hàng đúng hình ảnh mà làng cổ đó muốn đưa ra.Đây cũng chính là yếu tố thể hiện rõ vẻ đẹp đặc trưng của điểm đến Một điểm đếnchưa mang lại cho du khách cảm nhận hình ảnh đúng như điểm đến đó mong muốnthì mô hình du lịch hiện tại của điểm đến đó chưa được liệt vào hàng phát triển
Việc đảm bảo mang được hình ảnh tới với du khách cũng chính là việc sảnphẩm du lịch của làng cổ đó được phát triển đạt được mức mong đợi của du khách.Đây lại là sự tổng hợp nhiều yếu tố liên quan tới sản phẩm và về cơ bản sản phẩmchính là sự thể hiện hữu hình của một mô hình du lịch,
2 Thể hiện rõ nét vai trò và vị trí của các thành phần trong mô hình và thực tế
khách quan và các thành phần đó thể hiện được hết sức mạnh của mình Mô hình
du lịch làng cổ sẽ được đánh giá là phát triển khi mọi thành tố làm tròn được công
Trang 27việc của mình, các vị trí, vai trò của các thành tố thể hiện đúng nhu cầu và thực tếkhách quan Thực tế là một mô hình dù có phát triển đến đâu mà một vài thành tốtrong mô hình đó không có khả năng thể hiện vai trò và đóng góp vào sự phát triểnthì mô hình đó là chưa hoàn thiện
3 Mô hình làng cổ du lịch được đánh giá là phát triển khi nguyên tắc phát triển
bền vững được tuân theo tức là việc phân chia quyền lợi tỉ lệ thuận với đóng góp và khả năng đóng góp Với một làng cổ du lịch, yếu tố bảo tồn các nét đẹp truyền
thống sẽ được quan tâm nhiều hơn vì đây chính là những yếu tố hấp dẫn thu hútkhách du lịch của làng cổ
4 Mô hình làng cổ được đánh giá là phát triển khi có được sự phát triển số lượng
khách, chất lượng và sự phù hợp giữa số lượng với sức chứa của làng cổ Một điểm
du lịch có ít khách du lịch thì chắc chắn là mô hình không tốt ; nhưng đôi khi mộtđiểm có rất nhiều khách du lịch nhưng lại không có đóng góp gì cho kinh tế địaphương và thậm chí tạo ra được những áp lực về sức chứa và ảnh hưởng đến cáckhách du lịch khác thì cũng lại là một điều cần cân nhắc
Như vậy, việc nghiên cứu đánh giá một mô hình phát triển tốt hay khôngchính là phụ thuộc vào việc mô hình ấy có đạt được các tiêu chí nêu ra cho một môhình phát triển hay chưa
1.3 Kinh nghiệm phát triển mô hình du lịch tại một số điểm du lịch trong
Trang 28trong và ngoài nước khi tham quan Hà Nội muốn có cơ hội đi thăm làng gốm BátTràng dày lịch sử này và có thể nói đây là làng nghề có sự phát triển du lịch khá tốt.
Đảng ủy và UBND xã Bát Tràng ngoài việc quan tâm tới hoạt động thươngmại sản suất gốm sứ còn rất quan tâm tới phát triển hoạt động du lịch tại địaphương Các doanh nghiệp kinh doanh gốm sứ ở đây cũng vậy, ngoài việc tập trungphát triển hoạt động kinh doanh thì họ còn tập trung phát triển du lịch như là công
ty gốm sứ Minh Hải, công ty gốm sứ Gốm Việt… là những ví dụ Những năm gầnđây tại làng Bát Tràng có thêm một chợ Gốm Sứ là nơi bà con có thể giới thiệu vàbán các sản phẩm một cách chuyên nghiệp và đa dạng hóa các loại hình mua sắmcho khách du lịch khi tham quan làng gốm Bát Tràng
Với sự tích cực của các hộ cá thể điển hình và sau đó nhân rộng ra cả lànggốm, khách du lịch ngoài tham quan xưởng gốm và quy trình sản xuất có thể thamgia vào công đoạn tạo, nặn, vuốt để làm ra các sản phẩm gốm sứ hoặc tham quancác lò gốm sứ to nhỏ khác nhau trong làng với đặc trưng của các làng nghề Bắc Bộ.Các món quà lưu niệm nhỏ mà du khách có thể tự mình làm ra sau 1 ngày đã có thểđược tráng men và nung thành phẩm Du khách chỉ cần 24 tiếng để có được sảnphẩm mà mình ưng ý và gia chủ có thể đưa sản phẩm tới tận khách sạn du khách cưtrú trên địa bàn Hà Nội
Hoạt động tham quan làng gốm diễn ra khá thú vị, chúng ta có thể thăm mộtkhu vực văn hóa lịch sử được coi như là nhà bảo tồn các sản phẩm cổ Bát Tràngmang tên Vạn Vân với những sản phẩm gốm sứ từ thế kỉ 15 đến18 Hình ảnh của lògốm cổ truyền cách đây 500 năm cũng được dựng lên một cách đầy sáng tạo Đáng
kể hơn, đây chính là một khu di tích của 1 cá nhân được sự hỗ trợ về mặt kinh phí
và kiến thức từ chính quyền địa phương Không ít du khách đến đây mà cứ ngỡ làmột khu di tích do nhà nước quản lý Hoạt động tham quan có thể kết thúc với hoạtđộng tham quan kết hợp mua sắm tại chợ gốm sứ Bát Tràng Du khách đi đâu cũng
có thể gặp được những sản phẩm đa chủng loại và am hiểu về loại hình làng nghềcủa nông thôn Bắc Việt Nam xưa Với dịch vụ ăn uống, một số nhà hàng và các gia
Trang 29đình cũng sẵn sàng đón khách với độ sang trọng và vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn Một
số nhà hàng cũng có khả năng phục vụ cho khách du lịch nước ngoài tham quan nhưThủy Toan, nhà hàng Hana Để có thể đi lại trong một khu vực rộng lớn như trên, dukhách ngoài việc đi bằng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy… còn có thể đi dulịch bằng một loại hình phương tiện đặc biệt của đồng bằng Bắc Bộ: xe trâu, bò kéo
và điều này cũng để lại không ít ấn tượng cho du khách
Về hoạt động xúc tiến và hợp tác các bên, mặc dù du lịch không phải làmảng sản suất chính của làng nghề nhưng nó đang được đầu tư rất lớn Chúng ta cóthể tìm thấy trên mạng rất nhiều công ty tour tổ chức tour Bát Tràng chứng tỏ sứchấp dẫn của làng nghề này Các gia đình có khoảng không thường tận dụng làm nơidạy khách du lịch vẽ, vuốt, nặn các sản phẩm gốm sứ và họ thậm trí còn là nhữngthầy dậy, những hướng dẫn viên rất giỏi trong lĩnh vực dạy nghề này Họ cũng tựquảng bá rất nhiều cho mình qua các website hoặc thông qua các công ty du lịch.Chính quyền địa phương cũng tham gia vào hoạt động này một cách tích cực vớiviệc không ngừng cải thiện đường xá, giao thông, trật tự an ninh khu vực và kiểmsoát an toàn sản xuất của các hộ kinh doanh sản xuất và đảm bảo du khách tới BátTràng không gặp phải bất kì điều trở ngại gì
Hiện tại, có nhiều ý kiến khẳng định rằng sản phẩm “Tham quan kết hợpmua sắm và trải nghiệm nghề gốm sứ tại làng gốm Bát Tràng” đang vận hành rấthiệu quả và du khách đều có sự đánh giá cao đối với làng nghề này Điều nàychứng tỏ rằng mô hình du lịch hiện tại của Bát Tràng là mô hình phát triển tiên tiến
Phố cổ Hội An
Đây là một mô hình rất gần gũi đối với làng cổ Đường Lâm vì đô thị cổ Hội
An và làng cổ Đường Lâm có rất nhiều điều tương đương với nhau về mặt tàinguyên Đô thị cổ Hội An hiện đang là một di sản văn hóa của thế giới với nét đẹpcủa một “đời sống văn hóa đô thị cổ” và một nét đẹp không bị pha tạp nhiều dođược gìn giữ và bảo vệ khá tốt đang thu hút rất nhiều khách du lịch đặc biệt lànhững khách du lịch phương Tây Làng cổ Đường Lâm nếu được quy hoạch và phát
Trang 30triển hợp lý thì hoàn toàn có thể có khả năng thành công giống như những gì diễn ra
1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả
và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấpdẫn của Việt Nam
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống
ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo Phần lớn những ngôi nhà ởđây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bốdọc theo những trục phố nhỏ hẹp Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những côngtrình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển
và cả suy tàn của đô thị Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn,giao thoa văn hóa Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bênnhững ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phongcách kiến trúc Pháp Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc,Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú Cuộc sốngthường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng,nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển Hội Anđược xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị
Trang 31Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 cuối năm 1999, Tổ chức Giáodục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội
An là một di sản văn hóa thế giới, dựa trên hai tiêu chí:
- Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời
kỳ trong một thương cảng quốc tế
- Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảotồn một cách hoàn hảo
Nhận thức được giá trị to lớn dành cho du lịch vủa mình, chính quyền tỉnhQuảng Nam và thành phố Hội An cùng với Tổng Cục Du Lịch (nay là bộ Văn hóaThể thao và Du lịch) đã có những chiến lược phát triển du lịch tại phố cổ Hội Anngay từ cuối những năm 1990
- Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân trong khu vực phát triển và đầu tư vào
du lịch một cách có tổ chức với mục đích là đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục
vụ cho du khách như là quán, hàng ăn, nhà hàng, khách sạn, quán bar… Tỉnh cũng
có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dulịch bằng cách hạn chế các phiền hà trong thủ tục hành chính
- Lập khu vực bảo vệ nghiêm ngặt tại phố cổ theo như luật di sản thế giới và có
kế hoạch trùng tu các công trình trong phố cổ đảm bảo đời sống dân cư trong phố cổ
và đảm bảo các công trình không bị biến đổi Đặc biệt là lỗ lực của thành phố phụchồi các nhà cổ và các hội quán trong thành phố
- Phục hồi các làng nghề truyền thống gần phố cổ như làng gốm, làng rau TràQuế, làng gốm Thanh Hà, làng hoa Cẩm Hà, mộc Kim Bồng, nghề làm đèn lồng.Chính những làng nghề ấy đã thổi thêm sức sống cho hoạt động du lịch tại phố cổHội An và nhiều trong số đó đã trở thành những sản phẩm lưu niệm giá trị
- Quy hoạch đô thị rõ ràng và hợp lý Hầu hết các khách sạn đều nằm cách trungtâm phố cổ 1 đến 2 km (trong tầm đi bộ) và nằm bên kia sông Thu Bồn Với khoảngcách xa với trung tâm của phố cổ tạo điều kiện cho hoạt động du lịch được phát
Trang 32triển một cách bền vững không ảnh hưởng đến mĩ quan và lối sống (có thể so sánh
sự khác biệt với phố cổ Hà Nội – nơi mà bây giờ đây đã trở thành một trung tâm lưutrú lớn và đã dần mất đi rất nhiều nét cổ kính) Tại trung tâm phố cổ vẫn có những
cơ sở kinh doanh du lịch như các cửa hàng lưu niệm, các nhà hàng ăn uống có sựphối cảnh và quy hoạch rất phù hợp với kiến trúc phố cổ Các nhà hàng, quán bar,
và nhà của những gia đình tập trung tại khu vực phố cổ đều có được sự hài hoà rấttốt với khu vực Đây là một điều mà làng cổ Đường Lâm rất cần học tập từ phố cổHội An
- Phục hồi các lễ hội cổ truyền tại phố cổ Hội An: lễ hội làng tại các đình, chùa,miếu trong khu vực phố cổ, các lễ hội cổ truyền của dân tộc như 3 tháng 3, 5 tháng
5, 15 tháng 7, đặc biệt là lễ hội rằm trung thu và tết nguyên đán được tổ chức kháchu đáo và để lại cho du khách rất nhiều các ấn tượng khó có thể phai mờ từ khu dulịch phố cổ Bên cạnh đó, một số loại hình văn hoá dân gian cũng được giới thiệutrong chương trình du lịch của phố cổ như là nghệ thuật Tuồng, múa Chăm pa cổtruyền, nhã nhạc cung đình Huế…
Với toàn bộ sự quan tâm của các cấp nghành và sự năng nổ của các công ty lớnnhỏ tại khu vực, du lịch Hội An đã có những bước tiến đáng kể Khách du lịch ở tạiHội An không cảm thấy buồn chán mà ngược lại họ được chiêm ngưỡng một đô thị
cổ rất đặc trưng cùng với những công trình văn hoá được lưu giữ khá nguyên vẹn,với các làng nghề và loại hình văn hoá dân gian đặc sắc, với các lễ hội và các hoạtđộng trong lễ hội truyền thống mà còn có thể mua sắm rất nhiều vật phẩm tại đâynhư đèn lồng, gốm sứ, gỗ chạm khắc… đặc biệt là nghề thủ công nghiệp may mặccho khách du lịch phát triển rất mạnh với rất nhiều cơ sở may đo quần áo với giá cảrất cạnh tranh và chất lượng rất tốt
Về mặt bảo tồn khu di tích, mặc dù rất nhiều di tích nhà cổ do tư nhân quản lý
và sinh sống tại đó nhưng ban quản lý di tích phố cổ Hội An đã bảo tồn và pháttriển khu di tích khá thành công Với việc bán vé thắng cảnh theo ô và các hộ nàolàm tốt thì sẽ được nhiều tiền hơn các hộ khác, chính điều này đã làm nên một cuộc
Trang 33“cạnh tranh” bảo tồn bản thân giữa các chủ nhà cổ vì khoản lợi nhuận vô cùng tolớn cho du khách mang lại Hàng năm, riêng tiền vé thắng cảnh của phố cổ Hội An
đã lên tới hàng chục tỉ đồng, nếu 1 khu di tích được khách tham quan nhiều thì họhoàn toàn có thể làm giàu bằng bán vé tham quan không thôi chứ chưa cần tính đếncác dịch vụ khác
Một điều tích cực về mô hình du lịch ở đây là ban quản lý di tích không “cấm”các gia đình sửa chữa không gian bên trong nhà cổ (vì bản thân là nhu cầu sử dụngcủa nhiều gia đình) Ngược lại, ho khuyến khích các gia đình cải tạo nhưng phảitheo hướng bảo tồn các nét kiến trúc cổ và có quy định về xây dựng trong khu vựcphố cổ rất nghiêm ngặt Chính từ những tiền đề trên mà ở Hội An chúng ta có thểnghỉ tại một khách sạn rất sang trọng và cổ chỉ có 2 phòng với 1 mức giá không hề
“Việt Nam” Đây chính là minh chứng cho việc bản thân Phố cổ Hội An đã có đượcnhững sản phẩm du lịch độc đáo, có sức hấp dẫn và trên hết là tạo thêm việc làm, cóthêm thu nhập cho chủ nhà cổ mà vẫn gìn giữ được những nét kiến trúc cho nhà cổ
Về các sản phẩm thủ công, thủ công nghiệp…: UBND tỉnh Quảng Nam và banQuản lý khu di tích phố cổ Hội An kết hợp với nhiều làng nghề đã phục hồi đượcnhiều gia đình làm nghề ngay tại khu phố Hội để du khách có thể tham quan chiêmngưỡng và thậm chí là mua những đồ thủ công mỹ nghệ ấy; chính điều này là làmkhôi phục lại một đặc trưng của phố cổ Hội An: phố nghề
Về mặt tổ chức du lịch: Phố cổ Hội An đã khôi phục được rất nhiều các lễ hộiđặc trưng, đã vận động mọi nhà treo đèn lồng vào buổi tối đặc biệt các ngày đặc biệttrong tháng; đây là những thời điểm quý báu để không những giới thiệu về văn hóacủa mảnh đất con người và văn hóa Hội An mà còn là nét đẹp văn hóa để thu hútkhách du lịch trong và ngoài nước
Làng lụa Vạn Phúc
Có lẽ đây là một làng du lịch tuy có một tài nguyên du lịch rất tập trungnhưng chưa có cách thu hút cách du lịch nhất của miền Bắc của Việt Nam, nói mộtcách khác, kết quả của điểm du lịch này chưa xứng với các tiềm năng vốn có
Trang 34Vạn Phúc là một làng lụa nổi tiếng nằm cạnh sông Nhuệ hiền hoà và cáchtrung tâm Hà Nội chừng 12km Với giao thông thuận tiện và cơ sở hạ tầng rất tốtnhưng đây mãi mới chỉ là một điểm mua sắm chứ chưa thành một điểm du lịch.
Khi đến với làng lùa Vạn Phúc, chúng ta khó có thể tham quan được nhiều
mà cái đầu tiên có lẽ là cái duy nhất ở đây đập vào mắt chúng ta là hình ảnh của Phốlụa chứ không hẳn là làng lụa Các shop liền kề nhau và không hề có không giancủa một làng quê Chúng ta ngoài hoạt động mua sắm thì ít có khả năng tham quanđược bất cứ điều gì khác ở đây Một gia đình sản xuất lụa truyền thống nhất của khuvực là gia đình ông Triệu Văn Mão- nơi mà các khách du lịch hay ghé qua Khi đếnvới gia đình, chúng ta có thể vào phòng “truyền thống” của gia đình với vô số hìnhảnh và giấy khen các loại của cụ Mão, nhưng lại không hề có các sản phẩm trưngbày để chứng tỏ cho du khách thấy giá trị của yếu tố truyền thống làng nghề ấy.Quy trình sản suất lụa của gia đình cũng không thể nào hoàn chỉnh được, chúng ta
có thể thấy một nong tằm nhưng chừng đó là không thể đủ để dệt một mét vải chứđừng nói là một cơ sở Thực tế như tất cả chúng ta đều biết rằng các gia đình ở đâyhoàn toàn nhập tơ sợi từ các nơi khác như là từ Trung Quốc, Hưng Yên, HòaBình… về và dệt tại làng chứ không hề có sản suất tơ tằm vì chi phí sản suất quácao Và đây có lẽ cũng là yếu tố mấu chốt cơ bản của việc chúng ta không thể cómột làng nghề đúng nghĩa Khi không thể có tơ tằm thì du khách cũng chẳng thểnào có thể tưởng tượng ra hoạt động làm sợi vải từ tơ tằm diễn ra như thế nào và nétđẹp từ ngày trước đến bây giờ của làng lụa đã đi vào văn thơ Việt Họ chỉ thấy đượcmột vài cái máy công nghệ từ những năm 70 của thế kỉ 19 đang dệt từng miếng vảivới những con thoi đưa qua đưa lại – điều mà chả cần nói thì ai cũng có thể tưởngtượng được
Về các điểm tham quan trong làng nghề thì du khách cũng khó có thể thamquan bất kì một điểm di tích náo đó Chùa thì chỉ mở cửa vào ngày rằm và mùng 1,đình làng cũng nằm trong điều kiện tương tự, các nhà thờ họ thì nằm cùng với cácgia đình trong làng Chúng ta gần đây đón nhận một điểm tham quan nữa đó là chợlụa ngay cạnh đình làng với một nhà truyền thống nhỏ giống như 1 khu trưng bày
Trang 35kiêm mua sắm nhỏ, nhưng khu chợ này về cơ bản chả khác gì làng vì làng đã làchợ rồi Do đó, du khách khi đến với làng lụa Vạn phúc thì chỉ có hoạt động là thamquan sơ qua làng nghề và mua sắm là chủ yếu và thời gian dừng lại điểm du lịchnày là tương đối ngắn Khách du lịch tới làng nghề chủ yếu là với mục đích muasắm trong khoảng thời gian khoảng 45 phút tới 1 tiếng.
Lý do của việc du lịch tại điểm đến này chưa thật phát triển là do sự chưađồng bộ trong việc phát triển một sản phẩm du lịch tại làng nghề Nói là làng nghềnhưng chỉ có mỗi hoạt động dệt lụa với máy móc không thôi thì có thể gọi là “khucông nghệp”, điều này có những lý do khách quan và chủ quan như việc đất đai biếnđộng do đó dân cư xung quanh không còn trồng dâu nữa và rằng việc tơ sợi từTrung Quốc có giá rẻ hơn nhiều lên họ thay vì tự sản suất tơ sợi quay ra nhập khẩu
tơ sợi… Nhưng với một cốt lõi cơ bản là sản phẩm du lịch chưa được hệ thống hoá
và linh hoạt hoá và có được sự quan tâm của các cấp quản lý
Thiết nghĩ, du lịch làng lụa Vạn Phúc sẽ chỉ dừng lại ở việc mua sắm lụa màthôi Trên thực tế, lụa ở đây không hề rẻ hơn so với các chợ tại Hà Nội Các bà conphần vì thương hiệu lụa nổi tiếng, phần vì phải trả giá thuê tương đối cao cho cácmặt bằng cửa hàng cho nên giá lụa cũng đã bị đẩy lên khá nhiều
Hiện trạng tình hình khai thác du lịch cho làng lụa Vạn Phúc là rất yếu.Trong những năm gần đây chứng kiến một sự sụt giảm lượng khách tương đối lớntrong khi các làng nghề khác như sơn mài Hạ Thái , gốm Bát Tràng thì lượng kháchtăng lên đều đặn
Vậy đâu là bài học kinh nghiệm từ làng lụa Vạn Phúc: Đó là việc không đưa
ra được sản phẩm du lịch độc đáo đặc trưng và từ đó không thể có được sự liên kếtgiữa các thành tố bên trong của một mô hình du lịch của làng lụa này để xây dựnglên một mô hình du lịch hoạt động tốt
1.3.2 Ngoài nước
Trang 36Kinh nghiệm tổ chức, quy hoạch thiết kế một công viên lịch sử văn hóa trênkhu di chỉ khảo cổ Chi Sơn Nham tại Đài Loan:
Khu di tích lịch sử Chi Sơn Nham là một khu di tích khảo cổ có sự xuất hiệncủa hàng loạt các di chỉ khảo cổ cách đây khoảng 4000 năm nằm tại thung lũng ĐàiBắc – nay thuộc thành phố Đài Bắc, Đài Loan Các di vật được phát hiện trong khu
di tích vô cùng phong phú như cỗ quan tài đá phiến thuộc văn hoá Ty Nam, đồ gỗ,gốm sứ, đồ xương, vỏ sò, vỏ trấu, đồ gỗ, đồ đan bện… và với những sự đặc biệttrong cụm di tích này thì năm 1993 nó đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoácấp 2
Chính quyền thành phố Đài Bắc đã tiến hành xây dựng “Công viên di tíchlịch sử văn hoá Chi Sơn Nham” Trong điều kiện trình độ nhận thức của người dânngày càng được nâng cao và sự quan tâm của nhân dân với khu di tích này cũngđược thể hiện qua vô vàn các ý kiến đóng góp của người dân Bước đầu tiên quyhoạch và lấy ý kiến của nhân dân đã nhận được những phản hồi khá mạnh mẽ Và
có nhiều ý kiến góp ý thẳng thắn đã đưa ra một nhận định rằng quy hoạch ban đầucoi nhẹ tự nhiên và chưa làm tốt công tác điều tra nghiên cứu tổng hợp Và cuốicùng chính quyền thành phố phải tiến hành đình chỉ thực hiện kế hoạch ban đầu, táitiến hành công tác điều tra môi trường tự nhiên và điều này thực sự khiến hướngphát triển của khu di tích được mở rộng sang bảo tồn và nghiên cứu môi trường tựnhiên Tháng 5 năm 1995, Cục Dân Chính đã giao cho Đại Học Đài Loan và Việnnghiên cứu Trung ương tiến hành nghiên cứu toàn diện về tài nguyên và môi trườngcủa Chi Sơn Nham và đã có sự tham ra rất tích cực của người dân khu phố và địaphương và thành công của nghiên cứu chính là điển hình cho một sự kết hợp giữangười dân và nhà khoa học Cuộc điều tra một mặt cung cấp nhiều cứ liệu cho việcxây dựng quy hoạch và còn là nguồn tư liệu quý giá của nội dung trưng bày trongviện bảo tàng Văn hoá Chi Sơn Nham chuẩn bị được thành lập Quá trình điều tracũng chứng tỏ rằng hoạt động của đoàn thể phong trào Thần gian tại khu di tích cóảnh hưởng lớn đến khu di tích và công tác bảo tồn di tích dù chưa trực tiếp phá hoạikhu di tích nhưng bề mặt nhựa nhân tạo đã làm thay đổi lượng nước mưa thâm nhập
Trang 37vào thổ nhưỡng và làm tổn hại nhất định tới khu di tích và môi trường tự nhiên.Đoàn thể này còn cho phủ một lớp bê tông trên bề mặt của di tích để phục vụ chohoạt động ca múa của quần chúng và điều này làm phá hoại nghiêm trọng việc bảotồn di tích Kết quả trên đã buộc đoàn thể này phải rời khỏi khu vực này và ý nghĩaquan trọng của việc này nằm ở chỗ: Quan niệm sai lầm hay sự thiếu hiểu biết vềcông tác bảo vệ môi trường tự nhiên đang rất phổ biến trong nhân dân Các cấp lãnhđạo, các đơn vị tuyên truyền văn hoá khoa học cần nhanh chóng tìm mọi biện phápnâng cao kiến thức bảo vệ tự nhiên trong quần chúng, tạo lên phong trào yêu quýbảo vệ tự nhiên Đợt điều tra này còn được thực hiện một cách toàn diện trên nhiềulĩnh vực và nó đã cung cấp những kiến thức tổng hợp vượt trên những nhận thứctrước nay về khu di tích Chi Sơn Nham và nó là tiền đề cho việc quy hoạch xâydựng khu di tích sau này.
Sau khi thu được kết quả cụ thể thì chính quyền thành phố đã cho giao choCông ty tư vấn công trình cảnh quan Thanh Niên nghiên cứu bảo vệ môi trường và
kế hoạch trưng bày Công viên di tích lịch sử Chi Sơn Nham Dự án nghiêng về xây
dựng trung tâm khôi phục, đề ra phương sách chống sự xâm lấn của các động thựcvật bên ngoài và định ra khu vực hạn chế hoạt động của con người, khôi phục sựphát triển của di tích lưu tán khắp nơi Khôi phục tài nguyên môi trường: vạch kếhoạch quản lý cảnh quan khu vực xung quanh khu di tích, hạn chế độ cao của cáccông trình xung quanh khu di tích… Đề án đưa ra trưng bày 6 tuyến du lịch tươngđối hoàn chỉnh theo những chủ đề khác nhau Ví dụ tuyến lịch sử có truyền thuyếtxung quanh Chi Sơn Nham như các truyền thuyết về đá voi, ngựa đá, nghiên mựcđá… Từ những câu truyện này có thể lý giải được những quan niệm tinh thần củangười xưa Tuyến địa chất (dưới lòng đất) giới thiệu tình hình địa chất địa mạo cũngnhư các di vật phát triển tại các điểm của di tích Tuyến lịch sử đời Thanh: Kháiquát các di tích lịch sử đời Thanh như Huệ Tế, vườn Hoài Cổ, khu mộ táng… vàchủ điểm của khu di tích chính là làm nổi bật lên giá trị lịch sử nhân văn của khu ditích
Trang 38Một bài học khác rút ra ở đây đó là việc xây dựng quy hoạch khu di tích theosản phẩm du lịch có vị trí rất quan trọng của điểm di tích này Họ là biết phải tiếnhành cải tạo, phục dựng, bảo tồn những điểm cốt nõi để phục vụ cho từng sản phẩm
du lịch được coi là thế mạnh đặc trưng của điểm khảo cổ khác biệt với các điểm dulịch khác
Một bài học khác trong công tác xây dựng khu di tích Chi Sơn Nham là quátrình quản lý, tôn tạo và xây dựng khu di tích: ở đây chính là sự phối hợp giữa rấtnhiều các cơ quan, ban nghành cùng tham gia vào công tác bảo tồn và xây dựng.Hơn thế nữa, sức mạnh quần chúng cũng rất được chú ý khi mà bản kế hoạch banđầu đã bị đình chỉ thực hiện khi mà các tầng lớp nhân dân phát hiện ra các lỗ hổngtrong quy hoạch Cách thức tiến hành xây dựng mô hình du lịch của khu di tích nàycũng là một điều đáng chú ý vì nó có được sự tham gia của tất cả các đoàn thể,người dân, nhà nghiên cứu… và sản phẩm của khu di tích được xây dựng xoayquanh những chủ đề nhất định tạo lên được một sự tập trung các di tích theo chủ đềmong muốn Đây có lẽ là bài học quan trọng nhất đối với việc xây dựng các sảnphẩm du lịch của làng cổ Đường Lâm sau này
1.3.3 Một số bài học kinh nghiệm thu được từ công tác nghiên cứu các mô hình phát triển du lịch trong và ngoài nước
- Tạo ra một sản phẩm du lịch đặc trưng thế mạnh cho điểm đến: Một điểm đếnmuốn phát triển thì phải có sản phẩm đặc trưng làm nổi bật lên giá trị của các tàinguyên du lịch của điểm đến Đây là điều cốt lõi cho các hoạt động du lịch và cũng
là trung tâm của một Mô hình phát triển du lịch
- Tính linh hoạt trong hoạt động trùng tu và bảo tồn các di tích: Chúng ta có thểnhận ra bải học này từ du lịch Hội An, sự phát triển các công trình phục vụ cho hoạtđộng du lịch: nhà hàng, khách sạn ngay tại trong khu phố cổ không những cải thiệndịch vụ du lịch mà còn là tăng thêm nét đẹp cho khu phố cổ Hội An
- Tạo lập được các “liên minh” của điểm đến – tăng cường kết hợp điểm đến vớimột điểm đến khác trong khu vực để đa dạng sản phẩm du lịch cho khách du lịch tớivới một điểm đến
Trang 39- Trao quyền quản lý tài nguyên cho người dân địa phương với sự quản lý vĩ mô
từ các cấp quản lý: đây là một bài học nhìn thấy rất rõ ở làng nghề Bát Tràng và phố
cổ Hội An; với quan điểm người dân là chủ di sản và họ có trách nhiệm bảo vệ gìngiữ di sản nhưng kèm với đó là việc tạo điều kiện để du lịch mang cho họ thêm thunhập Ví dụ ở Hội An, người dân sở hữu nhà cổ có quyền đăng kí cho khách thamquan với ban quản lý và khi du khách vào tham quan nhà cổ thì sẽ phải trả vé (Phố
cổ Hội An có vé chung cho phố và 5 điểm tham quan, nếu du khách muốn thamquan điểm nào thì điểm đó sẽ thu 1 phần nhỏ của vé đó Làm như thế ở Đường Lâm
có thể khó vì Hội An là “Phố” còn Đường Lâm là “Làng” nhưng rõ ràng chúng tathấy được rằng để người dân tự chủ trong điều kiện quản lý vĩ mô chính là mộtphương pháp rất đáng học tập
- Hoạt động nghiên cứu về điểm đến cần được trú trọng: Đây là bài học về khuChi Nham Sơn và Hội An mà không chỉ du lịch Đường Lâm mà cả du lịch VạnPhúc cũng phải học tập Họ có thể phục hồi lại nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc nhưng
đã mai một Những lễ hội, những sự thành công của công tác bảo tồn, phục dựng đãlàm đẹp thêm một bức tranh tổng thể của du lịch một điểm đến
- Phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân vào công tác quản lý khu di tích:việc tham gia tích cực của quần chúng nhân dân, tầng lớp trí thức, nghiên cứu …vào hoạt động bảo tồn, phục dựng các yếu tố văn hóa đặc sắc đã bị mai một hay làviệc tham gia xây dựng, duy tu, bảo tồn và phát triển du lịch là một điều chúng tanên học tập từ bài học Chi Nham Sơn Người dân là chủ của tài nguyên ấy và làngười có thể biết rõ về tài nguyên ấy hơn ai hết và cũng chính họ sẽ là người thamgia vào hoạt động du lịch trong một mô hình du lịch Vì vậy, tối đa hóa được sứcmạnh nhân dân chính là một yếu tố thành công của một mô hình du lịch
Trang 40Tiểu kết chương 1
Tóm lại, mô hình phát triển du lịch làng cổ là một sự tổng thể hóa các mốiquan hệ của các bên liên quan tới hoạt động du lịch trong một làng cổ với những giátrị đặc trưng; miêu tả rõ ràng các công việc, cách thức vận hành của các bên liênquan với các sản phẩm du lịch đặc trưng, chia sẻ lợi nhuận với mục tiêu bảo tồn vàphát triển bền vững tại làng cổ ấy
Chương 1 của đề tài đã đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố quan trọng ảnhhưởng đến một mô hình làng cổ du lịch bao gồm các yếu tố vĩ mô và vi mô Trongphân tích một mô hình, đề tài đi sâu phân tích 4 yếu tố chính đó là : Các cấp lãnhđạo, các nhà cung ứng, người dân địa phương, khách du lịch với mối quan hệ tươngtác với sản phẩm du lịch
Từ việc nghiên cứu về mô hình phát triển, chương 1 đã chỉ ra được các luậnđiểm để có thể đánh giá một mô hình được coi là mô hình phát triển Từ những bàihọc từ các công tác nghiên cứu mô hình du lịch của một số điểm đến trong nước vàquốc tế, nhiều bài học về phương thức xây dựng mô hình phát triển đã được rút ra
và có ý nghĩa lớn đối với việc xây dựng mô hình phát triển du lịch làng cổ ĐườngLâm sau này