1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TẠO VIỆC làm CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN ở HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

125 233 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 782,91 KB

Nội dung

Những chủ trương, chính sách đó đã, đang đi vào thực tế cuộc sống nông thôn, từ đó mà nhiều cơ hội việc làm ở nôngthôn được tạo ra để giải quyết lao động tại chỗ, góp phần thúc đẩy phát

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của Giáo viên hướng dẫn.

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ học vị nào Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Lê Hữu Quang

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành được luận văn của mình, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tổ chức Xin gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế - Đào tạo sau đại học trường Đại học Kinh tế Huế cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, quan tâm, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS.Hà Thị Hằng,

là giáo viên hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tác giả trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.

Cô giáo đã giúp đỡ rất nhiều từ việc hình thành ý tưởng ban đầu cũng như theo sát động viên, góp ý, chỉnh sửa, cung cấp tài liệu để tác giả có thể hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất.

Cảm ơn UBND huyện, phòng Lao động thương binh và xã hội, Chi cục thống kê, các phòng ban chức năng huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế và lực lượng lao động tham gia điều tra Xin cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ và động viên, cổ vũ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để tác giả có thể hoàn thành luận văn.

Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Kính mong quý thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và những người quan tâm đến đề tài tiếp tục đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Lê Hữu Quan

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

CNH : Công nghiệp hóa

HĐH : Hiện đại hóa

GDTX : Giáo dục thường xuyên

LĐTBXH : Lao động thương binh xã hội

HTX : Hợp tác xã

NTTS : Nuôi trồng thủy sản

XKLĐ : Xuất khẩu lao động

LHTN : Liên hiệp thanh niên

CMKT : Chuyên môn kỹ thuật

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

4.1 Phương pháp chung 3

4.2 Phương pháp cụ thể 3

4.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 3

4.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: 3

4.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: 4

4.2.2 Phương pháp chuyên gia Error! Bookmark not defined. 4.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 4

4.2.5 Phương pháp so sánh – đối chiếu Error! Bookmark not defined. 5 Kết cấu luận văn 4

PHẦN II: NỘI DUNG 5

Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN 5

1.1 Cơ sở lý luận về việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn .5

1.1.1 Các khái niệm 5

1.1.1.1 Khái niệm việc làm 5

1.1.1.2 Khái niệm về giải quyết việc làm 8

1.1.1.3 Khái niệm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thônError! Bookmark not defined.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

1.1.1.3.1 Đặc điểm thanh niên nông thôn 11

1.1.1.3.2 Khái niệm về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn Error! Bookmark not defined.

1.1.2 Đặc điểm của giải quyết việc làm của thanh niên nông thôn Error! Bookmark not defined.

1.1.3 Nội dung giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn 13

1.1.3.1.Ban hành chủ trương, chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn Error! Bookmark not defined.

1.1.3.1.1 Hoàn thiện thể chế phát triển thị trường lao độngError! Bookmark not defined.

1.1.3.1.2 Kết nối cung cầu lao động Error! Bookmark not defined 1.1.3.1.3 Hỗ trợ lao động di chuyển Error! Bookmark not defined 1.1.3.1.4 Cho vay tín dụng ưu đãi cho sản xuất, kinh doanhError! Bookmark not defined.

1.1.3.1.5 Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoàiError! Bookmark not defined.

1.1.3.2 Hổ trợ các nguồn lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn 131.1.3.3 Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn 201.1.3.4 Liên kết với các doanh nghiệp giới thiệu việc làm cho thanh niên nông thôn 211.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn 22

1.1.4.1 Nhân tố tự nhiên Error! Bookmark not defined 1.1.4.2 Nhân tố về dân số Error! Bookmark not defined.

1.1.4.3 Nhân tố Giáo dục - Đào tạo và y tế 241.1.4.4 Chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước 24

1.1.5 Sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn Error! Bookmark not defined.

1.2.Cơ sở thực tiễn về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn 281.2.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn ở cácnước trong khu vực 28Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

1.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 28

1.2.1.2 Kinh nghiệm của Indonesia 30

1.2.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở Việt Nam 31

1.2.2.1 Kinh nghiệm của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 31

1.2.2.2 Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội 33

1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra đối với huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN Ở HUYỆN PHÚ VANG,TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 37

2.1 Đặc điểm tự nhiên, KT – XH của huyện Phú Vang, tỉnh TT Huế có ảnh hưởng đến việc giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn 37

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Phú Vang, tỉnh TT Huế 37

2.1.1.1 Vị trí địa lý 37

2.1.1.2 Khí hậu 38

2.1.1.3 Địa hình đất đai 39

2.1.1.4 Hệ thống thủy văn 39

2.1.1.5 Tài nguyên khoáng sản 40

2.1.2 Đặc điểm Kinh tế - Xã hội của huyện Phú Vang, tỉnh TT Huế 40

2.1.2.2 Dân số và lao động 43

2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng 43

2.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu có ảnh hưởng đến việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 44

2.1.3.1 Thuận lợi 44

2.1.3.2 Khó khăn 45

2.2 Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh TT Huế .46

2.2.1 Tình hình việc làm của thanh niên nông thôn ở huyện Phú Vang, tỉnh TT Huế 46

2.2.1.1 Số lượng thanh niên nông thôn trong độ tuổi lao động ở huyện Phú Vang, tỉnh TT Huế 46 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

2.2.1.4.Về cơ cấu việc làm của thanh niên nông thôn ở huyện Phú Vang, tỉnh TT Huế 592.2.1.5 Về hình thức làm việc 62

2.2.1.6 Về loại hình doanh nghiệp Error! Bookmark not defined.

2.2.3.3 Hoạt động hỗ trợ các nguồn lực tạo việc làm cho thanh niên nông thônhuyện Phú Vang, tỉnh TT Huế 722.2.3.4 Hoạt động giới thiệu việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Phú Vang,tỉnh TT Huế 732.2.3.5 Kết quả giải quyết tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện PhúVang, tỉnh TT Huế 732.3.Đánh giá chung về thực trạng tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện PhúVang trong thời gian qua 752.3.1 Những kết quả đạt được 752.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân 76

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN Ở HUYỆN PHÚ VANG,TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 79

3.1.Mục tiêu và phương hướng giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ởhuyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 79

3.1.1 Mục tiêu Error! Bookmark not defined.

3.1.1.1 Mục tiêu chung 843.1.1.2 Mục tiêu cụ thể 84

3.1.2 Phương hướng Error! Bookmark not defined DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Phú Vang năm 2016 39Bảng 2.2: Kết quả sản xuất của huyện Phú Vang giai đoạn 2011-2016 40Bảng 2.3 Số lượng thanh niên nông thôn (15 – 29 tuổi) ở huyện Phú Vang, tỉnh TTHuế 47Bảng 2.4: Giới tính của thanh niên nông thôn huyện Phú Vang năm 2016 48Bảng 2.5: Trình độ học vấn của thanh niên nông thôn huyện Phú Vang qua các năm2014-2016 53Bảng 2.6: Trình độ học vấn của thanh niên nông thôn huyện Phú Vang trên địa bànnghiên cứu năm 2016 55Bảng 2.9: Cơ cấu việc làm của thanh niên nông huyện Phú Vang phân theo hìnhthức làm việc 62Bảng 2.10: Cơ cấu việc làm của thanh niên nông thôn huyện Phú Vang phân theo

loại hình doanh nghiệp Error! Bookmark not defined.

Bảng 2.11: Tình hình thất nghiệp của thanh niên nông thôn huyện Phú Vang qua 3năm 2014-2016 64Bảng 2.12: Kết quả đào tạo nghề của huyện Phú Vang qua các năm 2014-2015 và 6tháng đầu năm 2016 71Bảng 2.13: Bảng tạo việc làm mới cho thanh niên nông thôn ở huyện Phú Vang quacác năm 2014-2016 73qua các năm 2014-2016 74Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giới tính của mẫu điều tra 49

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu độ tuổi của mẫu điều tra 51

Biểu đồ 2.3: Trình độ đào tạo và học vấn của mẫu điều tra 57

Biểu đồ 2.4: Nguyên nhân thất nghiệp của mẫu điều tra 66

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Những năm qua Đảng, nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách pháttriển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo việc làm tại chỗ cho lao động nôngthôn nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng Những chủ trương, chính sách đó

đã, đang đi vào thực tế cuộc sống nông thôn, từ đó mà nhiều cơ hội việc làm ở nôngthôn được tạo ra để giải quyết lao động tại chỗ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

xã hội ở nông thôn, giảm tỷ lệ phân biệt giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn,giảm sức ép lao động về các thành phố lớn, trung tâm kinh tế xã hội của đất nước,phân bổ cơ cấu lao động hợp lý hơn, giảm các tai tệ nạn xã hội, giữ vững truyềnthống văn hoá làng quê, xây dựng củng cố Đảng, chính quyền và hệ thống tổ chứcchính trị xã hội ở nông thôn Tuy vậy, thiếu việc làm đối với lao động nông thônnói riêng và thanh niên nông thôn nói chung vẫn diễn ra khá phổ biến Tình trạngthanh niên nông thôn chưa qua đào tạo nghề chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập bình quân

từ lao động các ngành nghề tại các vùng thường thấp hơn so với thành thị; cơ hộichuyển đổi việc làm, nghề nghiệp cũng khó hơn, điều kiện văn hoá, xã hội cũngchậm phát triển hơn Trước những khó khăn trong lập nghiệp tại địa phương, đa sốthanh niên nông thôn trong huyện rời quê hương đi làm ăn xa chiếm tỉ lệ lớn

Thiếu việc làm việc làm, thiếu định hướng nghề nghiệp vẫn là vấn đề xã hộitồn tại trong thanh niên nông thôn hiện nay và các năm tới Tỷ lệ thanh niên nôngthôn thất nghiệp, thiếu việc làm cao và đang có xu hướng tăng do chuyển đổi mụcđích sử dụng đất nông nghiệp và áp dụng kỹ thuật công nghệ sử dụng ít lao động.Một bộ phận thanh niên vi phạm pháp luật, nghiện hút ma tuý, mại dâm, nhiễmHIV;AIDS…mà nguyên nhân chủ yếu là do không có nghề nghiệp, việc làm

Huyện Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá, thuần nông thôncủa tỉnh Thừa Thiên Huế Toàn huyện có 18 xã và 2 thị trấn, năm 2015 dân số toànhuyện có 182.141 người Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các xãđồng bằng ven thành phố Huế, thị trấn, ven biển và ven các trục đường giao thông.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

Hiện nay, số người trong độ tuổi có khả năng lao động toàn huyện năm 2015

có 110.500 người, chiếm 60,67% dân số Bình quân mỗi năm nguồn lao động tăngthêm khoảng 4.000-5.000 người Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹthuật, lao động lành nghề thấp Nguồn lực lao động của huyện Phú Vang tuy dồidào song phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động được đào tạo thấp dẫn đến

tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng tăng cao, đặc biệt là lực lượng laođộng là thanh niên

Trong những năm qua, công tác giải quyết việc làm và phát triển thị trường laođộng nông thôn trên địa bàn huyện Phú Vang đã đạt được kết quả bước đầu rất quantrọng Cơ chế, chính sách về lao động, về việc làm được chú trọng, phù hợp với cơchế thị trường và từng bước hội nhập với thị trường lao động quốc tế Hệ thống vănbản quản lý nhà nước về lao động, việc làm được bổ sung và ngày càng được hoànthiện, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên dễ dàng có công việc ổn địnhnhư: các chương trình cho thanh niên vay vốn lập nghiệp tại địa phương, tổ chứccác sàn giao dịch việc làm hàng năm, các chương trình đào tạo nghề ngày càngđược chú trọng hơn, thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư giải quyết nhiều việclàm cho lao động là thanh niên Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ thanh niên có việc làmvẫn còn thấp Để thấy rõ thực trạng việc làm của lao động thanh niên nông thôntrọng huyện, những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó và cần có những giải pháp

gì để giải quyết tốt việc làm cho lao động thanh niên nông thôn nên tôi chọn đề tài :

“Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận văn thạc sĩ.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 M ục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về việc làm của thanh niên nông thôn huyệnPhú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyếtviệc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2 M ục tiêu cụ thể

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm và tạo việc làm cho

thanh niên nông thôn

+ Đánh giá thực trạng việc làm của thanh niên nông thôn để làm rõ những ưuđiểm, hạn chế của việc giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện PhúVang , tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm cho thanh niênnông thôn huyện Phú Vang đến năm 2020

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

3 1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc làm, giải quyết việc làm cho thanhniên nông thôn ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

4.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

Bao gồm phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp

4.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Đề tài thu thập thông tin, số liệu từ các nguồn: sách, tạp chí, luận văn; báo cáocủa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND huyện Phú Vang và các sở ban ngành, cácphòng chức năng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

4.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

Đề tài tiến hành điều tra bằng bảng hỏi để thu thập thông tin dữ liệu liên quanđến việc làm, tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Phú Vang.Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Đề tài được tiến hành điều tra 200 lao động

ở 10 xã bao gồm: Xã Phú Thượng, thị trấn Phú Đa, Phú Diên, Phú Hồ, Vinh Hà,Phú Thanh, Vinh Phú, Phú Thuận, Vinh Xuân, Phú Mỹ

4.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

4.2.3.1 Phương pháp chuyên gia

- Đề tài phỏng vấn cán bộ quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực việc làm trên địabàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

4.2.3.2 Phương pháp so sánh – đối chiếu

- Dựa trên kết quả, số liệu của địa phương khác so với huyện Phú Vang về vấn

đề tạo việc làm cho thanh niên nông thôn từ đó rút ra các kết luận cho đề tài nghiêncứu luận văn

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm và giải quyết việc làm cho

thanh niên nông thôn

Chương 2: Thực trạng việc làm của thanh niên nông thôn tại huyện Phú Vang,

tỉnh Thừa Thiên Huế

Chương 3: Một số giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

PHẦN II: NỘI DUNG

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM, GIẢI QUYẾT

VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN

1.1 Cơ sở lý luận về việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.

1.1.1 Các khái ni ệm

1.1.1.1 Khái niệm việc làm

Có rất nhiều khái niệm về việc làm đã được đưa ra Tuy nhiên, tùy thuộc vàotừng thời điểm, không gian và từng chủ thể có cách tiếp cận vấn đề, đưa ra các kháiniệm khác nhau về việc làm Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta

đã đưa ra rất nhiều định nghĩa nhằm làm sáng tỏ việc làm là gì? Ở các quốc gia khácnhau do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, chính trị, pháp luật…người ta quan niệm về việc làm cũng khác nhau Chính vì thế chưa có một địnhnghĩa chung và khái quát nhất về việc làm

Theo giáo trình Kinh tế lao động, về mặt lý luận, bản chất của việc làm đượcchỉ rõ: “Việc làm là phạm trù chỉ trạng thái kết hợp giữa sức lao động và nhữngđiều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ…) để sử dụng sức lao độngđó” Như vậy, việc làm được cấu thành bởi ba yếu tố là sức lao động, những điềukiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ ) để sử dụng lao động và môitrường kết hợp các yếu tố trên.[18]

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO): khái niệm việc làm chỉ đề cập trongmối quan hệ với lực lượng lao động Khi đó, viêc làm được phân thành 2 loại: Cótrả công (Những người làm thuê, học việc ) và không được trả công nhưng vẫn cóthu nhập (những người như giới chủ làm kinh tế gia đình Vì vậy, “Việc làm có thểđược định nghĩa như một trình trạng trong đó có sự trả công bằng tiền hoặc hiệnTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

vật, do có một sự tham gia tích cực, có tính chất cá nhân và trực tiếp vào nỗ lực sảnxuất” [5,314]

Theo khái niệm này, người có việc làm là người làm việc gì đó để được trảcông, lợi nhuận được thanh toán bằng tiền hoặc hiện vật, hoặc tham gia vào cáchoạt động mang tính tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập của gia đình (khôngnhận được tiền công hay hiện vật)

Chúng ta điều biết rằng, việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp, đó làcông việc của mỗi cá nhân nhưng lại gắn liền với xã hội Có việc làm, không nhữngngười lao động có thu nhập nuôi sống bản thân mà còn tạo ra một lượng của cải cho

xã hội Mác đã nói: “Với những điều kiện khác không thay đổi thì khối lượng và giátrị của sản phẩm tăng lên theo tỷ lệ thuận với số lượng lao động được sử dụng”

Ở nước ta quan niệm về việc làm được thể hiện ở Luật Lao động của NướcCộng hòa XHCN Việt Nam sửa đổi bổ sung năm 2012: Tại Điều 9, Chương 2 (việclàm) của Luật quy định: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không

bị pháp luật cấm”.[24,13]

Từ quy định trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về việc làm như sau: Việclàm là những hoạt động lao động trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội manglại thu nhập cho người lao động mà không bị pháp luật ngăn cấm

Dựa trên khái niệm việc làm của Bộ Luật lao động Việt Nam có thể hiểu có 3loại việc làm cơ bản, được thể hiện dưới 3 hình thức:

- Làm các công việc để nhận tiền lương, tiền công bằng tiền mặt hoặc hiện vật

- Làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụnghoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hành công việcđó

- Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dướihình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó Bao gồm sản xuất nông nghiệp,hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong giađình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

Theo quan niệm nêu trên, một hoạt động được coi là việc làm cần thỏa mãnhai tiêu thức:

+ Một là, hoạt động đó phải có lợi ích và tạo ra thu nhập cho người lao động

và cho các thành viên trong gia đình Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn mạnhtiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm

+ Hai là, hoạt động đó không được pháp luật ngăn cấm Điều này chỉ rõ tính

pháp lý của việc làm, quan niệm đã rõ ràng hơn so với quan niệm của tổ chức ILOđưa ra Hoạt động có ích không giới hạn về phạm vi, ngành nghề và hoàn toàn phùhợp với sự phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam trong quá trình phát triểnkinh tế nhiều thành phần Người lao động hợp pháp ngày nay được đặc vào vị tríchủ thể, có quyền tự do hành nghề, tự do liên kết kinh doanh, tìm kiếm việc làm,thuê mướn lao động trong khuôn khổ của pháp luật, không bị phân biệt đối xử dùlàm việc trong hay ngoài khu vực Nhà nước

Hai điều kiện đó có quan hệ chặc chẽ với nhau và là điều kiện cần và đủ đểmột hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm Tuy nhiên, khái niệm trên cũngthấy rõ hai hạn chế cơ bản:

+ Thứ nhất: không phải mọi hoạt động có ích và cần thiết cho gia đình và xã

hội đều tạo ra thu nhập mặc dù nó góp phần làm giảm chi tiêu cho gia đình thay vìthuê người làm công Ví dụ như: Hoạt động nội trợ không được coi là việc làmtrong khi đó hoạt động nội trợ tạo ra các lợi ích phi vật chất và gián tiếp tạo ra lợiích vật chất không hề nhỏ

+ Thứ hai: Khó có thể so sánh tỷ lệ người có việc làm giữa các quốc gia với

nhau vì quan niệm về việc làm giữa các quốc gia có thể khác nhau phụ thuộc vàoluật pháp, phong tục tập quán… Có những nghề ở quốc gia này thì cho phép vàđược coi đó là việc làm nhưng ở quốc gia khác bị cấm Ví dụ: đánh bạc ở Việt Nam

bị cấm nhưng ở Thái Lan, Mỹ đó lại được coi là một nghề, thậm chí là rất phát triển

vì nó thu hút khá đông tầng lớp thượng lưu…

Trong luận văn này, từ những phân tích trên, tác giả đồng tình với khái niệmviệc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiệnTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ .) để sử dụng sức lao động đó Đồngthời, việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.Trên cơ sở này sẽ hình thành một số đặc trưng của việc làm cũng như phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho thanh niên nông thôn.

1.1.1.2 Khái niệm về giải quyết việc làm

Nghiên cứu việc làm có quan hệ chặt chẽ với vấn đề giải quyết việc làm Giảiquyết việc làm có nhiều quan niệm khác nhau, có người cho rằng: Việc làm được tự

do lựa chọn, là sự đáp ứng tối ưu nhất nhu cầu về việc làm cho người lao động, nókhông những đem lại thu nhập cao cho người lao đồng mà còn đem lại năng suất laođộng cao cho xã hội Người lao động có thể lựa chọn công việc phù hợp với nhucầu vật chất cũng như năng lực sở trường để vừa đảm bảo thu nhập, vừa có điềukiện phát triển phong phú đời sống tinh thần

Có quan niệm cho rằng: mục tiêu của giải quyết việc làm là phải tạo ra việclàm đầy đủ cho người lao động và phải cao hơn, đó là tạo ra tự do trong lựa chọnviệc làm để triệt để giải phóng sức lao động và các nguồn lực xã hội Quan niệmkhác lại cho rằng: giải quyết việc làm là trách nhiệm của toàn xã hội và người laođộng nhằm cân bằng thị trường lao động, giúp người lao động có việc làm, có thunhập ổn định đầy đủ nhu cầu sinh tồn và phát triển của người lao động, gia đình và

xã hội

Như vậy, giải quyết việc làm thực chất là một quá trình tác động có chủ đíchcủa chủ thể xã hội và người lao động nhằm giúp người lao động có việc làm, việclàm đầy đủ, có thu nhập và phải hướng tới không ngừng nâng cao chất lượng việclàm, thu nhập cao, ổn định để người lao động có cuộc sống vật chất và tinh thầnngày càng cao

Hay nói cách khác “Giải quyết việc làm là một quá trình tạo ra môi trườnghình thành các chỗ làm việc và sắp xếp người lao động phù hợp với chỗ làm việc để

có các việc làm chất lượng, đảm bảo nhu cầu của cả người lao động và người sửdụng lao động, đồng thời đáp ứng được mục tiêu phát triển đất nước”.[17]

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

Giải quyết việc làm không chỉ là vấn đề kinh tế mà là vấn đề xã hội có liênquan đến công bằng xã hội và tiến bộ xã hội; nó không chỉ là sự quan tâm của ngườilao động, gia đình, mỗi quốc gia mà là vấn đề có tính chất toàn cầu.

Giải quyết việc làm còn có một ý nghĩa là tạo thêm được công ăn việc làm làmmới cho người lao động Ở đây là tạo thêm công ăn việc làm mới cho người laođộng mang tính chất là người lao động không có việc làm nay có việc làm chứkhông phải là người lao động đang đi làm có thêm việc làm khác nữa Với kháiniệm như vậy, theo cách hiểu trên thì giải quyết việc làm là tạo thêm việc làm mới

từ các cơ chế chính sách của nhà nước cũng như việc tuyển dụng thêm lao động củacác doanh nghiệp, công ty

Mục tiêu chính sách lao động và giải quyết việc làm của Đảng ta là hướng vàogiải phóng sức sản xuất và phát huy mọi tiềm năng sức lao động, khơi dậy tiềmnăng của mọi người và toàn xã hội, coi trọng giá trị sức lao động, mở rộng cơ hộicho mọi người đều phát triển Những quan điểm, tư tưởng của Đảng ta được thểhiện rõ trong các văn kiện đại hội của Đảng Đặc biệt tại Đại hội Đảng toàn quốclần thứ IX của Đảng ta khẳng định “Giải quyết việc làm là một trong những chínhsách cơ bản của quốc gia”

1.1.1.3 Khái niệm về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Với khái niệm giải quyết việc làm trên, giải quyết việc làm không chỉ lànhiệm vụ của nhà nước mà còn là trách nhiệm của người lao động, người sửdụng lao động, các tổ chức chính trị - xã hội và của toàn xã hội Trong đó, nhànước có vai trò, trách niệm rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế,ban hành các cơ chế, chính sách tạo việc làm, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộngsản xuất, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động

Từ những quan niệm chung về giải quyết việc làm cho người lao động, cóthể đưa ra cách tiếp cận và giải quyết việc làm cho thanh niên với tư cách là mộtlực lượng lao động đặc thù như sau:

Thứ nhất, giải quyết việc làm cho thanh niên là tạo ra chỗ làm việc phù hợp

với lứa tuổi, trình độ, tay nghề và sức khỏe của lao động thanh niên Ở độ tuổi từTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

16 đến 30, thanh niên đang trong giai đoạn phát triển và dần hoàn thiện về thểchất, tâm lý và nhân cách Thanh niên có thể được đào tạo nghề hoặc chưa quađào tạo, do đó trình độ tay nghề cũng chưa ổn định Giải quyết việc làm chothanh niên phải quan tâm đến sự phù hợp này, phải tính đến khả năng phát triểncủa thanh niên trong tương lai cả về thể chất, trí tuệ và tâm lý Bộ Luật Lao động

đã dành riêng Chương XI, mục I để quy định về “lao động chưa thành niên”.Điều 121 của Bộ luật này nhấn mạnh: Người sử dụng lao động chưa thành niênvào những công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo sự phát triển thể lực, trítuệ, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thànhniên về các mặt lao động, tiền lương, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.Cấm sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguyhiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động, Thươngbinh & Xã hội và Bộ Y tế ban hành

Thứ hai, giải quyết việc làm cho thanh niên phải tính đến yếu tố gia nhập

thị trường lao động thường xuyên, liên tục của lực lượng này hằng năm Vấn đềnày nếu không được tính toán đầy đủ, cộng với một tỉ lệ lao động thất nghiệp domất việc làm và một lượng lao động chưa tìm được việc làm hằng năm sẽ tạo áplực lớn về giải quyết việc làm cho người lao động của Nhà nước và xã hội

Thứ ba, trong giải quyết việc làm cho thanh niên, vấn đề tự tìm việc làm và

tự tạo việc làm sẽ khó khăn hơn các đối tượng lao động khác Nguyên nhân chủyếu là thanh niên trong giai đoạn phát triển, muốn khẳng định bản thân nhưngtâm lý chưa ổn định, chưa tự chủ về bản thân mà cần có sự định hướng nghềnghiệp từ phía gia đình, nhà trường, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên.Thêm vào đó, thanh niên còn thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn…nên trong giai đoạn đầu của thời kỳ này, thanh niên khó có khả năng tự tạo việclàm ổn định cho bản thân

Thứ tư, giải quyết việc làm cho thanh niên phải gắn với đào tạo thường

xuyên, liên tục, góp phần bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực có chất lượngphục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Bất kỳ lĩnh vực nào, người lao độngTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

cũng phải trải qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại để phù hợp với yêucầu công việc Với lao động thanh niên, điều này càng có ý nghĩa hơn Do đó,đào tạo nghề, nâng cao tay nghề và kỹ năng lao động gắn với giải quyết việt làmcho TNNT là xu hướng tích cực trong giai đoạn hiện nay.

1.1.2 Đặc điểm thanh niên nông thôn

Thanh niên nông thôn là những người đang trực tiếp lao động sản xuất, nôngnghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhưng sinh sống ở nông thôn Về tuổi đời, thanhniên nông thôn là những người từ 16-30 tuổi Là tầng lớp thanh niên, thanh niênnông thôn cũng mang đầy đủ phẩm chất của lứa tuổi thanh niên nói chung

Tuy nhiên, do đặc trưng của lao động nghề nghiệp và môi trường văn hoá xãhội nông thôn, nên thanh niên nông thôn có nhiều điểm khác biệt với thanh niênkhác (thanh niên công nhân, học sinh), có thể kể ra một số đặc điểm điển hình củathanh niên nông thôn:

Thứ nhất, Hầu hết thanh niên nông thôn gắn liền với sản xuất nông nghiệp.

Ngay cả những người lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ ở nông thôncũng trực tiếp gắn với nông nghiệp và sản phẩm là nông nghiệp Trong khi đó, đặctrưng của sản xuất nông nghiệp, nhất là ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển

và trình độ khoa học thấp, còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên

Vì vậy, so với các nhóm thanh niên lao động trong các lĩnh vực công nghiệp

và dịch vụ khác, thanh niên nông thôn thường có trình độ học vấn phổ thông và vốnhiểu biết khoa học kỹ thuật thấp hơn, các kỹ năng lao động cơ bắp nhiều hơn laođộng trí óc

Thứ hai, Thanh niên nông thôn là những người sinh sống ở vùng nông thôn,

hầu hết trong số đó là những người sinh ra và lớn lên trong các làng quê, phạm vitiếp xúc xã hội thường giới hạn trong các quan hệ làng xóm, ít mở ra xã hội rộnglớn Vì vậy họ chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường sống văn hoá – xã hộinông thôn, đặc biệt là các phong tục, tập quán, lối sống cộng đồng nông thôn Dovậy, các đặc trưng tâm lý nông dân sớm được hình thành và ổn định trong tầng lớpthanh niên nông thôn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

Trước đây và hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp – nông thôn.

Vì vậy, lực lượng chủ yếu trong thanh niên là thanh niên nông thôn, đồng thời họcũng là lao động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất ở nông thôn Do sự phát triển củakhoa học hiện nay, do thành quả của sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thônmới, trình độ học vấn phổ thông và nghề nghiệp của tầng lớp thanh niên nông thônđược nâng cao hơn so với trước đây Tuy nhiên, do yêu cầu của sự nghiệp CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn nên đa số thanh niên nông thôn có nhu cầu được họctập, đào tạo, bồi dưỡng về nghề nghiệp, kiến thức, xã hội để nâng cao năng suất laođộng, cải thiện đời sống của mình và góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp Đây

là những nhu cầu chính đáng của tầng lớp thanh niên nông thôn mới, cần phải đượcđáp ứng

Thứ ba, Thanh niên nông thôn có thời gian nông nhàn cao, nhất là khi chưa đến mùa vụ.

Sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ bởi các quiluật sinh học và điều kiện tự nhiên của từng vùng (khí hậu, đất đai,…) Do đó, quátrình sản xuất mang tính thời vụ cao, thu hút lao động không đồng đều Chính vìtính chất này đã làm cho việc sử dụng lao động ở các vùng nông thôn trở nên phứctạp hơn

Thứ tư, Thanh niên nông thôn có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp.

Lao động nông thôn đa dạng, ít chuyên sâu, trình độ thấp Sản xuất nôngnghiệp có nhiều việc gồm các khâu với các tính chất khác nhau Hơn nữa mức độ ápdụng máy móc thiết bị vào sản xuất còn thấp vì thế mà sản xuất nông nghiệp chỉ đòihỏi về sức khỏe, sự lành nghề và kinh nghiệm Mỗi lao động có thể đảm nhận nhiềucông việc khác nhau nên lao động nông thôn ít chuyên sâu hơn lao động trong cácngành công nghiệp và một số ngành khác Bên cạnh đó, phần lớn lao động nôngnghiệp mang tính phổ thông, ít được đào tạo, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào kinhnghiệm và sức khỏe, tổ chức lao động đơn giản, công cụ lao động cũng thô sơmang tính tự chế cao Lực lượng chuyên sâu, lành nghề, lao động chất xám khôngTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

đáng kể, phân bố lao động không đồng đều, vì vậy mà hiệu suất lao động thấp, khókhăn trong việc tiếp thu công nghiệp hiện đại vào sản xuất.

Nghiên cứu và tìm hiểu đầy đủ các tính chất của lao động nông thôn từ đó cóthể tìm ra những biện pháp sử dụng tốt nhất nguồn lao động trong nông nghiệp nóiriêng và nông thôn nói chung

1.1.3 N ội dung giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

1.1.3.1 Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về tạo việc làm cho lao động nông thôn

Quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh về vấn đề dân tộc, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: “vấn đề dân tộc,đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nướcta; giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực của sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủnghĩa; công tác dân tộc là một bộ phận quan trọng của đường lối cách mạng ViệtNam; chính sách dân tộc là một bộ phận hữu cơ trong chính sách phát triển kinh

tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta”

Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội X về vấn đề dân tộc, chính sáchdân tộc và miền núi, với sự quyết tâm của các ngành ở Trung ương và các ngành,các cấp ở địa phương cùng với sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc đãtạo ra được những chuyển biến đáng kể về phát triển KT-XH, xây dựng cơ sở hạtầng và giải quyết được việc làm cho đồng bào, những vấn đề xã hội bức xúc ởmiền núi, vùng đồng bào các DTTS Nhiều mô hình sản xuất kinh doanh có hiệuquả đã được hình thành và phát triển; đời sống của đại đa số đồng bào các dântộc đã được cải thiện và nâng lên; cơ cấu kinh tế miền núi đã có bước chuyểnbiến tích cực, tạo đà phát triển mới theo hướng sản xuất hang hoá và từng bướcchuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Cùng với quá trình pháttriển KT-XH Nhìn chung, vấn đề ổn định chính trị và an ninh, quốc phòng ởvùng núi khó khăn đã được thực hiện tốt; đồng bào các dân tộc luôn tin tưởngTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

vào đường lối đổi mới, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước.

Trong các chương trình mục tiêu quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn ưu tiêncho vùng đồng bào các DTTS và miền núi, như: Chương trình xoá đói giảmnghèo, chương trình 134, Chương trình nước sạch cho nông thôn miền núi,Chương trình 135 hỗ trợ phát triển cho các xã miền núi đặc biệt khó khăn.Những Chương trình trên đã đạt được kết quả tốt, góp phần tích cực giúp đồngbào các dân tộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có hiệu quả hơn, tạo thêmviệc làm, tăng cường bảo vệ rừng, môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai, từngbước chuyển sang sản xuất hàng hoá để thoát đói, giảm nghèo, vươn lên làmgiàu

Để giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động miền núinói riêng, vấn đề quan trọng là nhà nước phải tạo các điều kiện và môi trườngthuận lợi để người lao động tự tạo việc làm trong cơ chế thị trường thông quanhững chính sách cụ thể, thuận lợi cho việc kết hợp tư liệu sản xuất và sức laođộng, cụ thể có các chính sách sau:

Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm

Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động

và Luật Việc làm về chính sách việc làm công, hỗ trợ đưa người lao động đi làmviệc ở nước ngoài, hỗ trợ tạo việc làm cho lao động và Quỹ quốc gia về việc làm.Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách người lao động có nhu cầu thamgia chính sách việc làm công; niêm yết công khai tại trụ sở, các nơi sinh hoạtcộng đồng và thông báo trên các phương tiện truyền thông của cấp xã Ủy bannhân dân cấp xã phối hợp với nhà thầu (nếu có), các tổ chức chính trị - xã hội,đại diện cộng đồng dân cư hưởng lợi từ dự án, hoạt động thực hiện chính sáchviệc làm công lựa chọn người lao động tham gia chính sách việc làm công trongdanh sách người lao động đăng ký tham gia theo thứ tự ưu tiên:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

Thứ nhất, các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật Việc làm gồm:

Người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồiđất nông nghiệp; người chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm

Thứ hai, người lao động thuộc hộ gia đình hoạt động sản xuất nông nghiệp

Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”

Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết là: không ngừng nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biếnnhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độsản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chínhtrị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới; xây dựng nền nông nghiệp phát triểntoàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất,chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninhlương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài

Mục tiêu đến năm 2020: Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản đạt 3,5 4%/năm; nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiệnnay Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nôngthôn qua đào tạo đạt trên 50%

-+ Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn, trước hết là hệthống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa 2 vụ, mởrộng diện tích tưới cho rau màu, cây công nghiệp, cấp thoát nước chủ động chodiện tích nuôi trồng thủy sản, làm muối; đảm bảo giao thông thông suốt 4 mùatới hầu hết các xã

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

+ Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời pháttriển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

+ Phát triển ngành trồng trọt, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung,thực hiện đầu tư thâm canh, áp dụng các giống và quy trình sản xuất mới có năngsuất, chất lượng cao

+ Phát triển nhanh ngành chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, báncông nghiệp, an toàn dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của từng vùng

+ Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo,làm giàu rừng Cho phép khai thác lợi ích kinh tế từ rừng sản xuất là rừng tựnhiên theo nguyên tắc bền vững, lấy nguồn thu từ rừng để bảo vệ, phát triển rừng

và làm giàu từ rừng

+ Triển khai có kết quả chương trình khai thác hải sản trong chiến lược pháttriển kinh tế biển, gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốcphòng

+ Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ ở các vùng nông thôn theo quyhoạch, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chếbiến tinh, chế biến sâu gắn với vùng nguyên liệu và thị trường, đẩy mạnh sảnxuất tiểu thủ công nghiệp, triển khai chương trình bảo tồn và phát triển làngnghề

+ Xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn gắn với phát triển các đôthị

+ Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, côngnghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, côngnghiệp hóa nông thôn

+ Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức KH - KT sản xuất nông nghiệptiên tiến, hiện đại cho nông dân; đào tạo nghề cho bộ phận con em nông dân đểchuyển nghề, xuất khẩu lao động; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thứccho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

+ Ðổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực,phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần củanông dân Sửa đổi Luật Ðất đai theo hướng: tiếp tục khẳng định đất đai là sở hữutoàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch để sử dụng cóhiệu quả.

+ Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sứcmạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, nhất là hội nông dân

Đề án 1956/QĐ-TTg: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”

Xuất phát từ thực tế đại bộ phận lao động ở khu vực nông thôn nước tachưa được qua bất kỳ một lớp đào tạo nào về CMKT, quá trình lao động của họchủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thói quen Chính vì thế không thể đáp ứng đượcyêu cầu mới của sản xuất nông nghiệp nói riêng, quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước, hội nhập Quốc tế cũng như nâng cao mức sống nói chung Từnhững yêu cầu đó, ngày 27 tháng 11 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã kýQuyết định phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm2020

Đối tượng của đề án bao gồm:

Thứ nhất, Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn

và sức khỏe phù hợp với nghề cần học Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đốitượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi

Thứ hai, Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền

và công chức chuyên môn xã; cán bộ nguồn, cán bộ bổ sung nguồn

Đề án đã đưa ra một số chính sách cụ thể đối với từng đối tượng của đề ánnhư: Chính sách đối với người học; chính sách đối với giáo viên, giảng viên dạynghề; chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề, dạy nghề cho lao động nông thôn

Chính sách đối với giáo dục - đào tạo

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

Chính sách đối với giáo dục đào tạo có ý nghĩa quyết định đối với việc làmcủa người lao động Thực tiễn cho thấy, chỉ khi nào được trang bị kiến thức, kỹnăng đầy đủ, người lao động mới có hi vọng có khả năng tìm được việc làm.Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của giáo dục đào tạo, Đảng ta chỉ rõ:

“Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầunhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Coi trọng cả bamặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả ” Mặc dù lựclượng lao động rất đông đảo, nhưng phần lớn đều là lao động phổ thông, chưaqua đào tạo về CMKT Trong xu thế hội nhập, mở cửa hiện nay, yêu cầu đặt rađối với nước ta không chỉ là phải chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sangnền kinh tế công nghiệp hiện đại mà còn phải thực hiện bước chuyển từ nền kinh

tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức Chính vì vậy sẽ dẫn đến một thực tế là

sẽ có một bộ phận lớn lao động phổ thông dư thừa và thiếu nghiêm trọng đội ngũlao động có chất xám Điều đó đặt ra nhiệm vụ to lớn cho giáo dục và đào tạo làphải đào tạo đội ngũ lao động có chất xám nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cótrình độ cao trong giai đoạn hiện nay

Để giải quyết được khó khăn trên đòi hỏi Nhà nước phải tập trung đầu tưcho Giáo dục và Đào tạo, phải có chính sách và giải pháp hữu hiệu để khắc phụcngay những yếu kém, bất cập trong giáo dục, phát triển mạng lưới trường học cóchất lượng rộng khắp cả nước từ cấp phổ thông đến đại học và sau đại học, đầu

tư xây dựng cơ sở vật chất trong giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên Phát triển mạng lưới các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề chongười lao động, phải thực sự xem giáo dục đào tạo là “quốc sách hàng đầu”trong tất cả các chính sách để phát triển đất nước Thực tế nhiều nước trên thếgiới đã chứng minh vai trò của giáo dục và đào tạo trong phát triển bền vững đấtnước, chính vì thế, năm 1994, UNESCO đã tổng kết: “Những quốc gia nào coinhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức và khả năng cần thiết để làm giáo dục mộtcách có hiệu quả thì số phận quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó còn tồi tệhơn cả sự phá sản ”.[18]

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

Chính sách đối với đất nông nghiệp

Đất đai có vị trí đặc biệt quan trọng, bởi vì nó vừa là tư liệu lao động, vừa

là đối tượng lao động của quá trình sản xuất xã hội Đối với nước ta, đất đai làđối tượng cơ bản nhất để phát triển sản xuất, tạo việc làm, đặc biệt là khu vựcnông nghiệp, nông thôn Theo luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhànước thống nhất, thay mặt nhân dân quản lý, Nhà nước giao quyền sử dụng đấtlâu dài cho nhân dân Đây chính là cơ sở pháp lý để người nông dân yên tâmcanh tác, phát triển sản xuất trên mảnh đất của mình, đồng thời, họ có quyềnchuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp mảnh đất của mình,điều này mở ra cơ hội có được nguồn vốn để người nông dân đầu tư vào sản xuấtnông nghiệp

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa IX) khẳng định:

“Quyền sử dụng đất đai bước đầu trở thành một nguồn vốn để Nhà nước và nhândân phát triển sản xuất kinh doanh ” [10] Bên cạnh đó, những năm trở lại đâynhờ có chính sách dồn điền đổi thửa đã mở ra phương hướng khắc phục tìnhtrạng đất phân tán và manh mún đang tồn tại ở nước ta hiện nay, chính sách dồnđiền đổi thửa có ý nghĩa rất lớn trong việc thay đổi lối sản xuất nhỏ lẻ, thủ công

và mang nặng tính tự cung tự cấp đã ăn sâu trong tiềm thức của người nông dân,

mở ra cơ hội ứng dụng những thành tựu của KH - KT, cơ khí hóa sản xuất nôngnghiệp Hơn thế nữa, nó còn góp phần cơ cấu lại lực lượng lao động ở nước ta,

đó chính là mục tiêu giảm tỷ trọng lao động sản xuất trong nông nghiệp, tăng tỷtrọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ, thực hiện thành công sựnghiệp công CNH, HĐH đất nước Nhờ có chính sách đúng đắn về đất đai, đã tạo

ra tiềm năng mới để giải phóng sức sản xuất, tạo cơ hội để giải quyết nhiều hơnnữa việc làm cho người lao động, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.Khuyến khích những người có điều kiện chuyển đổi và mở rộng các hình thứcsản xuất trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, trong đó việc pháttriển các mô hình trang trại có thuê mướn nhân công lao động được ưu tiên hàngđầu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sáchđối với đất nông nghiệp chưa thật sự phát triển theo chiều sâu và chưa thật sựphổ biến, người dân chưa mạnh dạn trong thực hiện chủ trường này Vì vậy,trong thời gian tới cần có những biện pháp cụ thể hơn nữa để chủ trương đượcthực hiện có hiệu quả và người dân thực sự được hưởng lợi từ nó

1.1.3.2 Hổ trợ các nguồn lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

- Phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển nghề truyền thồng, chuyển đổi

cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn tạo việc làm cho thanh niên nông thôn đượctạo điều kiện vay từ Qũy Quốc gia giải quyết việc làm Chính sách thị trườnggiúp cho việc sản xuất kinh doanh của thanh niên nông thôn phát triển thuận lợinhư giuos quảng bá, trưng bày sản phẩm, giới thiệu ấn phẩm, tham gia hội chợ

- Taoh điều kiện về thủ tục đầu tư và xây dựng, đền bù giải phóng mặtbằng, ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất đối với các tổchức cá nhân có các dự án xây nhà cho thuê, bán cho thanh niên nông thôn theophương thức trả góp với thời hạn và giá cả hợp lý ở những khu vực nông thôn

- Tư vấn, hỗ trợ thanh niên nông thôn lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp,đào tạo, bồi dưỡng về khởi sự doanh nghiệp, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹthuật, biểu dương, tôn vinh các doanh nghiệp trẻ tiêu biểu, làm kinh tế giỏi

- Khuyến khích thanh niên nông thônđi lao động có thời hạn ở nước ngoài

- Chính sách thuế, tín dụng ưu đãi để đào tạo bồi dưỡng doanh nhân trẻ vàkhỏi sự doanh nghiệp, mở rộng làng nghề, phát triển sản xuất kinh doanh; tự tạoviệc làm, xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút thanh niên nông thôn vàolàm việc

- Hướng dẫn hỗ trợ thanh niên ngoại thành lập dự án, Ngân hành Chínhsách Xã hội có trách nhiệm thẩm định dự án; Đoàn thanh niên phối hợp vớingành lao động, thương binh và xã hội và các doanh nghiệp có chức năng xuấtkhẩu lao động để vận động; tư vấn, hướng dẫn thanh niên nông thôn vay vốnxuất khẩu, tham gia hỗ trợ ngân hàng trong quá trình thu hồi vốn vay

1.1.3.3 Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

- Hỗ trợ trong việc đào tạo, hướng nghiệp, DN cho TNNT, đặc biệt là đốivới những thanh niên có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông và trung học cơsở; tạo điều kiện cho TNNT có cơ hội rộng rãi cho sự lựa chọn các ngành, nghềđào tạo 2-3 năm hoặc những khóa ngắn hạn… để nâng cao trình độ cho thanhniên nông thôn.

- Hỗ trợ để chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật, tổ chức sản xuất kinhdoanh cho thanh niên nông thôn

- Tập trung dạy nghề cho thanh niên nông thôn, bộ đội xuất ngũ Khuyếnkhích đào tạo nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất như có chế độ ưu đãi đối vớidoanh nghiệp đã tạo điều kiện để người lao động được nâng cao trình độ taynghề

- Chú trọng giáo dục ý thức kỷ thuật, kỹ năng lao động, tay nghề chothanh niên nông thôn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; đồng thời có biệnpháp quản lý, giáo dục, giúp đỡ họ

- Bảo đảm cơ cấu hợp lý trong đào tạo công nhân kỹ thuật, trung cấpchuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ở khu vực nông thôn Có chính sách khenthưởng, sử dụng và đãi ngộ hợp lý để thu hút tài năng trẻ ở khu vực nông thôn

1.1.3.4 Liên kết với các doanh nghiệp giới thiệu việc làm cho thanh niên nông thôn

- Phát triển các Trung tâm giới thiệu, xúc tiến việc làm cho thanh niênnông thôn Hướng dẫn, định hướng các Trung tâm này trong việc:

+ Thu thập, phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động, baogồm: nhu cầu tuyển lao động, tiêu chuẩn lao động, nhu cầu cần việc làm, tiềnlương, tiền công trên địa bàn huyện và cả nước cho thanh niên nông thôn

+ Tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến quan hệ laođộng cho thanh niên nông thôn huyện Phú Vang

+ Tổ chức các chương trình kết nối giữa nhà trường với doanh nghiệp đểgiới thiệu việc làm cho thanh niên nông thôn; cung ứng và tuyển dụng lao độngtrẻ theo yêu cầu của doanh nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

+ Cung ứng các dịch vụ lao động là thanh niên nông thôn cho các vănphòng đại diện, tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật và địnhhướng của huyện Cung cấp các thông tin cần thiết cho thanh niên Việt Nam laođang lao động ở nước ngoài.

+ Thực hiện tư vấn quan hệ lao động, tuyên truyền phổ biến pháp luật laođộng, tư vấn pháp luật thanh niên nông thôn và người sử dụng lao động

+ Tổ chức dạy nghề và liên kết dạy nghề cho thanh niên nông thôn

- Hỗ trợ kinh phí cho các xã tổ chức các hội chợ việc làm tạo điều kiệncho thanh niên ngoại thành có nhiều cơ hội gặp gỡ với người sử dụng lao động.Đảm bảo việc tiếp cận hằng ngày của thanh niên nông thôn với thông tin về việclàm Liên kết giữa công tác giới thiệu việc làm – bảo hiểm thất nghiệp và hội chợviệc làm đảm bảo cập nhật thông tin hằng ngày về thị trường lao động cho thanhniên nông thôn Nhà nước, chính quyền huyện nên tạo điều kiện để xã hội hóahội chợ việc làm cho khu vực nông thôn, hợp đồng với các tổ chức, cá nhân có

đủ năng lực để tổ chức hội chợ việc làm

- Định hướng các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, internet…

về việc giới thiệu việc làm, kết nối giữa các thanh niên nông thôn với các nhàtuyển dụng Hỗ trợ tư vấn trực tuyến qua các phương tiện này vào các thời giannhất định, để doanh nghiệp có thể tuyển dụng ở nhiều vị trí công việc, thanh niênnông thôn có thêm nhiều cơ hội việc làm nếu không có điều kiện đến trực tiếp

1.1.4 Các nhân t ố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta có rất nhiềunhân tố khác nhau ảnh hưởng đến việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên.Trong phạm vi đề tài, xin đề cập đến một số nhân tố có tác động mạnh mẽ đến việclàm và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn như sau:

1.1.4.1 Các điều kiện tự nhiên

Nếu nơi nào đó có điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái thuận lợi, sẽ cónhiều dự án, nhiều chương trình kinh tế - xã hội được đầu tư và như vậy nơi đó sẽTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

có điều kiện hơn trong giải quyết việc làm cho người lao động Ngược lại, khôngthể có sự thuận lợi trong giải quyết việc làm tại chỗ đối với người lao động sống ởnhững nơi điều kiện tự nhiên bất lợi (sa mạc, vùng núi cao, hải đảo ).

Giải quyết việc làm vừa là nhiệm vụ bức xúc, vừa là chiến lược lâu dài Vấn

đề đặt ra là phải bảo đảm cho môi trường nhân tạo hoà hợp với môi trường thiênnhiên, coi đây là một mục tiêu chính quan trọng trong giải quyết việc làm, đồng thờiphải có giải pháp khắc phục tác động với thiên tai, sự biến đổi khí hậu bất lợi và hậuquả chiến tranh còn lại đối với môi trường sinh thái nước ta Vấn đề này cần đượcxuyên suốt trong toàn bộ chiến lược về việc làm thể hiện trong từng vùng, từngngành, từng lĩnh vực, từng cộng đồng dân cư để con người thực sự làm chủ đượcmôi trường sống của mình hoặc hạn chế được đến mức thấp nhất những tác độngxấu của biến động môi trường Như vậy, bảo vệ và cải thiện môi trường không chỉ

là mục tiêu trong giải quyết việc làm mà còn là điều kiện để phát triển bền vững

1.1.4.2 Tốc độ gia tăng dân số

Dân số, lao động, việc làm và nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự pháttriển kinh tế xã hội của đất nước Tăng trưởng dân số với tốc độ và quy mô hợp lý lànguồn cung cấp nhân lực vô giá Tuy nhiên, nếu dân số phát triển quá nhanh, quy

mô phát triển lớn, vượt quá khả năng đáp ứng và yêu cầu của xã hội, thì tăng trưởngdân số không phải là yếu tố tích cực mà lại là gánh nặng cho nền kinh tế

Ngoài ra, vấn đề di dân và tác động di dân, đặc biệt là di dân từ nông thôn ra

đô thị gây ra các áp lực kinh tế-xã hội và chính trị còn nguy hiểm hơn so với tỷ lệgia tăng dân số nhanh chóng Quá trình đô thị hoá gây ra hậu quả trực tiếp đến vấn

đề việc làm, để có thể thu hút hết số lao động này, cần phải nhanh chóng tạo ra một

số lượng lớn chỗ làm việc

Ở nước ta, nhân tố dân số đã được Ðảng và Nhà nước ta thể hiện trong kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, đặt con người vào vị trí trung tâmtrong chiến lượt phát triển xã hội, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sựphát triển Tuy nhiên, khi nguồn lực này tăng quá nhanh vừa chưa sử dụng hết lại làlực cản, gây sức ép về đời sống và việc làm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

1.1.4.3 Sự phát triển của Giáo dục - Đào tạo và hệ thống y tế

Giáo dục - Đào tạo và Y tế có ảnh hưởng lớn đến chất lượng lực lượng laođộng và cơ cấu của lực lượng lao động theo trình độ, ngành nghề và do đó nó ảnhhưởng đến giải quyết việc làm Giáo dục - Đào tạo tốt sẽ tạo ra lực lượng lao động

có học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có phẩm chất đạo đức, tác phong tốt,

có cơ cấu theo trình độ và ngành nghề phù hợp với cấu lao động Điều đó sẽ tạođiều kiện thuận lợi cho giải quyết việc làm Ngược lại, khi Giáo dục - Đào tạokhông tốt, chất lượng của lực lượng lao động thấp, không đáp ứng được nhu cầu thịtrường do đó gây cản trở cho giải quyết việc làm

Thực tế cho thấy rõ điều này, do chương trình nội dung còn nặng về lý thuyết,nhẹ thực hành nên học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường kỹ thuật dạynghề không làm được việc ngay Nhiều doanh nghiệp thừa nhận rằng họ phải đàotạo lại từ 6 tháng đến 1 năm số lao động này mới đảm nhận được công việc

Cũng như Giáo dục - Đào tạo, Y tế cũng có ảnh hưởng đến chất lượng của lựclượng lao động Vấn đề Y tế có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người lao động,nếu công tác phòng, điều trị bệnh của một số địa phương tốt, chứng tỏ rằng công tác

y tế được quan tâm đảm bảo Chính điều này, góp phần tạo nên một lực lượng laođộng có sức khỏe, thể lực tốt, có nhiều cơ hội trong tìm kiếm cũng như tạo việc làmcho mình

1.1.4.4 Chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước

Để giải quyết việc làm cho người lao động, cho thanh niên vấn đề quan trọng

là nhà nước phải tạo các điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc kết hợp tư liệusản xuất và sức lao động, có thể đưa ra các nhóm chính sách sau:

Chính sách khuyến khích phát triển các ngành, lĩnh vực, hình thức, vùng, miền

có khả năng thu hút nhiều lao động như: Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa vànhỏ, chính sách phát triển khu vực kinh tế không chính thức, chính sách di dân vàphát triển vùng kinh tế mới, chính sách đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài,chính sách khôi phục và phát triển làng nghề…

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

Các chính sách liên quan đến những vấn đề thuộc về tổ chức sản xuất, kinhdoanh như: vốn, lựa chọn và chuyển giao công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng, thịtrường tiêu thụ sản phẩm…

Các chính sách tạo việc làm cho các đối tượng là người có công như: thươngbinh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, đối tượng người nghèo, người tàn tật…

Có thể khẳng định rằng, thành tựu trong nông nghiệp, nông dân, nông thônkhông chỉ góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị - xã hội nông thôn vànâng cao đời sống nông dân trên phạm vi cả nước, mà còn ngày càng tạo thêmnhững tiền đề vật chất cần thiết, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Quán triệt sâu sắc và vận dụng hiệu quảnhững quan điểm chỉ đạo của Đảng là cơ sở vững chắc để công tác việc làm, giảiquyết việc làm cho thanh niên nông nghiệp nước ta có những bước phát triển mới.Giải quyết việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi quốcgia nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển kinh tế xã hội Chínhsách việc là vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt chính trị xã hộicũng như giáo dục con người Việc hoạch định và thực thi không tốt chính sách việclàm sẽ dẫn đến những hậu quả, những thiệt hại trực tiếp cả về kinh tế, chính trị và

xã hội cho đất nước

Thứ nhất, giải quyết việc làm cho thanh niên là đáp ứng quyền lợi của thanh

niên, quyền có việc làm và nghĩa vụ phải làm việc của thanh niên trong độ tuổi laođộng, có khả năng lao động như Hiến pháp nước CHXHCNVN đã ghi nhận Cóviệc làm đồng nghĩa với có thu nhập, nâng cao vị thế của từng người lao động tronggia đình và ngoài xã hội

Thứ hai, giải quyết việc làm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế

tiêu cực xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và bình ổn xã hội Nếu không có việclàm sẽ không có thu nhập và không có điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu chínhđáng về vật chất và tinh thần

Thứ ba, giải quyết việc làm nhằm đảm bảo cho thanh niên tham gia hoạt động

kinh tế và các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tạo khả năng cho thanh niên nhận đượcTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

những khoản thu nhập thiết yếu để tái sản xuất sức lao động của chính bản thânmình, cũng như nuôi sống gia đình mình.

Thứ tư, thông qua giải quyết việc làm cho thanh niên, các doanh nghiệp, công

ty người sử dụng lao động được lựa chọn sức lao động trẻ cần thiết theo khối lượng

và chất lượng đòi hỏi của doanh nghiệp Nhưng không phải lúc nào cũng sẵn có lựclượng thanh niên cần thiết trong một khu vực, chính vì vậy nhờ việc giải quyết việclàm sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về ngành nghề, nơi nào đang dư thừa lao độngthanh niên và nơi nào thì khan hiếm lao động trẻ cũng như việc thanh niên cần phảitrang bị những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp gì để có thể kiếm được việc làm

Thứ năm, giải quyết việc làm cho thanh niên còn đảm bảo việc phân chia, sắp

xếp lại lao động trẻ hoạt động kinh tế thường xuyên trong trường hợp cải cách, sắpxếp lạo các doanh nghiệp Ở Việt Nam, vẫn đang cổ phần hóa, sắp xếp lại cácdoanh nghiệp đã làm cho lao động trẻ mất việc Nhưng bên cạnh đó cũng cho phépthành lập nhiều doanh nghiệp mới đã giải quyết nhiều việc làm mới cho lao độngtrẻ

Thứ sáu, thanh niên có nhiều việc làm hơn sẽ đóng góp tích cực vào sự phát

triển kinh tế – xã hội, tác động tích cực đến tăng tưởng kinh tế và thu nhập dân cư,đồng thời kinh tế tăng trưởng cũng làm tăng đầu tư và qua đó làm tăng việc làm.Ngược lại, nếu thanh niên nông thôn còn thất nghiệp kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đếnmức sống cá nhân và gia đình họ, từ đó sẽ ảnh hưởng chung cho xã hội Vì vậy, giảiquyết việc làm luôn được xem là mục tiêu KT-XH quan trọng trong khi hoạch địnhchiến lược phát triển cũng như xây dựng chính sách KT-XH Như vậy, giải quyếtviệc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triểnkinh tế lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc củanhân dân

Tóm lại, giải quyết việc làm cho thanh niên có quy hoạch, kế hoạch hợp lý sẽ

có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội nói chung và bản thân thanh niên nói riêng.Nhưng nếu không có sự sắp xếp, giải quyết hợp lý thì giải quyết việc làm cho thanhTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

niên sẽ tạo cho bản thân thanh niên tính ỷ lại, trông chờ vào sự sắp xếp công việccủa nhà nước, là thói quen ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ người Việt Nam.

1.1.5 S ự cần thiết phải tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

Tạo việc làm cho người lao động là vấn đề cấp bách của toàn xã hội, nó thểhiện vai trò của xã hội đối với người lao động, sự quan tâm của xã hội về đờisống vật chất, tinh thần của người lao động và nó cũng là cầu nối trong mối quan

hệ giữa xã hội và người lao động

- Thứ nhất, tạo việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của

mọi quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển KT - XH.Chính sách việc làm vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt chínhtrị xã hội cũng như giáo dục con người Việc hoạch định và thực thi không tốtchính sách việc làm sẽ dẫn đến những hậu quả, những thiệt hại trực tiếp cả vềkinh tế, chính trị và xã hội cho đất nước

- Thứ hai, tạo việc làm là vấn đề chính để người lao động có việc làm và có

thu nhập để tái sản xuất sức lao động xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phầnnâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế các tiêu cực xã hội, góp phần xóa đóigiảm nghèo và bình ổn xã hội, đảm bảo cho thanh niên tham gia hoạt động kinh

tế và các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tạo khả năng cho thanh niên nhận đượcnhững khoản thu nhập thiết yếu để tái sản xuất sức lao động của chính bản thânmình, cũng như nuôi sống gia đình mình và do đó hạn chế được những phát sinhtiêu cực do thiếu việc làm gây ra

- Thứ ba, thông qua tạo việc làm cho lao động, các doanh nghiệp, công ty,

người sử dụng lao động được lựa chọn sức lao động trẻ cần thiết theo khối lượng

và chất lượng đòi hỏi của doanh nghiệp Nhưng không phải lúc nào cũng sẵn cólực lượng lao động cần thiết trong một khu vực, chính vì vậy nhờ việc tạo việclàm sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về ngành nghề, nơi nào đang dư thừa laođộng và nơi nào thì khan hiếm lao động cũng cần phải trang bị những kiến thức

và kỹ năng nghề nghiệp gì để có thể kiếm được việc làm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

- Thứ tư, tạo việc làm cho lao động còn đảm bảo việc phân chia, sắp xếp lại

lao động hoạt động kinh tế thường xuyên trong trường hợp cải cách, sắp xếp lạicác doanh nghiệp Ở Việt Nam, vẫn đang cổ phần hóa, sắp xếp lại các doanhnghiệp đã làm cho lao động mất việc Nhưng bên cạnh đó cũng cho phép thànhlập nhiều doanh nghiệp mới đã giải quyết nhiều việc làm mới cho lao động

- Thứ năm, tạo việc làm đáp ứng nhu cầu tìm việc, nhu cầu lao động của

con người vì lao động là phương tiện để tồn tại chính của con người.Lao động cónhiều việc làm hơn sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển KT - XH, tác độngtích cực đến tăng tưởng kinh tế và thu nhập dân cư, đồng thời kinh tế tăng trưởngcũng làm tăng đầu tư và qua đó làm tăng việc làm Ngược lại, nếu lao động miềnnúi còn thất nghiệp kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến mức sống cá nhân và gia đình

họ, từ đó sẽ ảnh hưởng chung cho xã hội Do đó, mọi chủ trương chính sáchđúng đắn là phải phát huy cao độ khả năng nguồn lực con người, nếu có saiphạm thì nguồn lao động sẽ trở thành gánh nặng, thậm chí gây trở ngại, tổn thấtcho nền kinh tế cũng như xã hội Vì vậy, tạo việc làm luôn được xem là mục tiêu

KT - XH quan trọng trong khi hoạch định chiến lược phát triển cũng như xâydựng chính sách KT - XH

Như vậy, tạo việc làm cho người lao động là biện pháp trung tâm của mọiquốc gia, nó cho phép không chỉ giải quyết các vấn đề kinh tế mà còn cả các vấn

đề xã hội Có việc làm sẽ xóa đói giảm nghèo, góp phần làm ổn định chính trị, anninh, giảm tệ nạn xã hội Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác tạoviệc làm cho lao động nhằm phát huy tiềm năng nguồn lực lao động, tạo ra sự ổnđịnh về đời sống vật chất và tinh thần của lao động, đồng thời góp phần giữ vững

ổn định an ninh, trật tự

1.2 Cơ sở thực tiễn về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

1.2.1 Kinh nghi ệm giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn ở các nước trong khu vực

1.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

Tính đến thời điểm năm 2011 dân số của Trung Quốc là 1347,7 triệu người,với lực lượng lao động là 785,8 triệu người Trung quốc là một nước nông nghiệpvới số dân nông thôn chiếm trên 70% dân số (năm 2011) Số lượng nông dân vẫncao và không giảm qua các năm Trung Quốc là một nước thực hiện CNH, HĐHkhá thành công trong hơn hai thập kỷ qua, nhiều vùng nông thôn, diện tích canh tácngày càng bị thu hẹp đã dẫn tới có khoảng 100-120 triệu lao động nông thôn không

có việc làm và thiếu việc làm ở mức nghiêm trọng Dòng lao động nông thôn nhập

cư vào thành phố rất lớn trong các năm đầu CNH, HĐH, vấn đề giải quyết việc làm

ở các thành phố trở nên gay gắt Trước tình hình đó, chính phủ Trung Quốc rất coitrọng giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn ngay tại địa phương qua việcphát triển doanh nghiệp hương trấn, để thực hiện phương châm “ly nông bất lyhương” Đây là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc rất nhỏ Có tới 99% xí nghiệphương trấn có không quá 50 lao động Chính quyền Trung Quốc xếp các doanhnghiệp này vào một khu vực riêng Trong bối cảnh lúc đó của một nền kinh tế thiếuhàng hóa, thừa lao động, các xí nghiệp hương trấn đã có tác dụng rất tích cực tạo racông việc và thu nhập, tăng sức mua trong nông thôn và cung cấp những mặt hàngcần thiết Cụ thể số lao động trong các doanh nghiệp này đã tăng từ 28 triệu năm

1978 đến 135 triệu của năm 1996

Chính phủ Trung quốc có chính sách hỗ trợ, phát triển hệ thống các lớp, cơ sởdạy nghề nhằm đáp ứng cho phát triển doanh nghiệp hương trấn Đồng thời, khuyếnkhích các doanh nghiệp hương trấn mở các lớp dạy nghề bên cạnh doanh nghiệp đểđào tạo lao động Doanh nghiệp hương trấn đã sử dụng những người lao động ởnông thôn có chuyên môn, dám nghĩ, dám làm, trưởng thành từ thực tiễn để đào tạotay nghề cho những người vừa tốt nghiệp các cấp

Chính phủ Trung Quốc có chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạo, dạynghề, tích cực đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật cho các khu vực đô thị hóanhanh như Thẩm Quyến, ngoại thành Bắc Kinh, Thượng Hải… để tạo điều kiện cholao động ở nông thôn chuyển sang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, các cụm kinh tế mở… CácTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

thành phố mới phát triển của Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao 35%/năm) nên thu hút một lượng lao động nông thôn rất lớn vào các ngành côngnghiệp và dịch vụ Trong khi đó, nguồn lao động ở nông thôn dồi dào, có trình độvăn hóa khá cao Vì vậy, đào tạo lao động ở nông thôn để đáp ứng nhu cầu sử dụngcủa các vùng đô thị hóa nhanh, ngành mới phát triển mạnh như điện tử, công nghiệplắp ráp, chế tạo, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, ngành sắt thép… đượcchính phủ và chính quyền các địa phương rất quan tâm.

(30-1.2.1.2 Kinh nghiệm của Indonesia

Indonesia là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, gồm trên 17.500 hòn đảo lớnnhỏ nằm ở khu vực giữa Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương; phía Bắc giápMalaysia, phía Đông giáp Timor Leste và Papua New Guinea, phía Đông Nam vàNam trông sang Australia qua biển, phía Tây trông ra Ấn Độ Dương

Các điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, dân số… có phần giống với điều kiệnvùng núi, nông thôn Việt Nam Về địa hình, phần lớn là vùng đất thấp ven biển, đấtđai màu mỡ; các đảo lớn có núi Diện tích tự nhiên 1.919.440 km2 Khí hậu biển,nhiệt đới, gió mùa, nóng và ẩm Nhiệt độ trung bình là 260C Dân số khoảng 237,5triệu người (đông thứ 4 thế giới) (2010)

Từ những năm 60 của thế kỷ XX, Indonesia đã quan tâm đến tạo việc làm vàgiáo dục, đào tạo nhằm xoá đói, giảm nghèo cho nông dân Nhà nước thực hiện

“Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, thành lập chương trình “BISMAS” và

“INMAS” - các tổ chức cấp phát tín dụng cho nông dân (Trong chương trìnhBISMAS, nhà nước đóng vai trò chính trong cấp cho nông dân vốn đầu tư với lãisuất ưu tiên) vào phân bón, giống, kỹ thuật nông nghiệp thông qua mạng lưới các tổchức tín dụng nhằm tăng mức sử dụng đất nông nghiệp và giống mới, phát triểnthủy lợi, xây dựng đường xá và mua sắm phương tiện vận chuyển trong nôngnghiệp, hệ thống kho chứa lương thực để mua lúa tại chỗ cho nông dân Nhà nướccòn đầu tư đào tạo nông dân phương thức canh tác mới, quy hoạch lại đồng ruộng,đưa công cụ cơ khí bán cơ khí vào lao động sản xuất nông nghiệp, loại bỏ phươngthức canh tác cổ tryền Chương trình INMAS cấp vốn với lãi suất thông thường choTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

những hộ nông dân có từ 5 ha trở lên, chủ yếu là các điền chủ nhỏ Người nông dânđược vay tín dụng của nhà nước để mua nguyên liệu, nhiên liệu và thiết bị phục vụnông nghiệp Ngược lại, họ có nghĩa vụ bán thóc cho nhà nước ngoài phần nộp thuếthu nhập theo luật pháp Nhà nước Chương trình phát triển nông thôn được nhànước đặc biệt quan tâm bằng cách tăng cường chi phí cho phát triển nông thôn,Nhờ chính sách tạo việc làm ở nông thôn nên tỷ lệ nghèo khổ ở nông thôn,miền núi giảm nhanh hơn so với thành thị Trong lĩnh vực giáo dục, chính phủ mộtmặt tăng cường giáo dục phổ thông, mặt khác đưa ra chương trình quốc gia về đàotạo kỹ năng hướng nghiệp cho thế hệ thanh niên bước vào độ tuổi lao động.

Hiện nay, Indonesia là một trong những nước có nền kinh tế lớn nhất ĐôngNam Á Năm 2010, GDP của Indonesia tăng 6,2%, dự trữ ngoại tệ năm 2010 đạtmức cao kỷ lục 81,3 tỷ USD Về công nghiệp: tổng giá trị các sản phẩm côngnghiệp chiếm 47% GDP Sản phẩm công nghiệp chính: dầu mỏ và khí tự nhiên,hàng dệt, hàng thêu, giày dép, bít tất, sản phẩm mỏ, ximăng, phân bón, gỗ dán, cao

su, thực phẩm, du lịch Về nông nghiệp: Tổng giá trị các sản phẩm nông nghiệpchiếm 15,3% GDP Sản phẩm nông nghiệp chính: gạo, sắn, lạc, cô ca, càphê, dầu cọ(là quốc gia sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới), cùi dừa khô, gia cầm, thịt bò, thịtlợn, trứng Về dịch vụ: Tổng giá trị lĩnh vực dịch vụ chiếm 37,7% GDP

1.2.2 Kinh nghi ệm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở Việt Nam

1.2.2.1 Kinh nghiệm của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh đất chật, người đông, trên 80% dân số sống ở vùngnông thôn và gần 50% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp

Thành phố Bắc Ninh được thành lập từ năm 2006, là thành phố trực thuộc tỉnhtỉnh Bắc Ninh Thành phố gồm có 19 xã, phường Là thành phố trẻ nhưng thành phốBắc Ninh có điều kiện xây dựng đô thị bài bản theo hướng hiện đại, phát triển tiềmnăng về TM- DV, CN- TTCN Bắc Ninh là thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh, điliền với những quy định thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, các trung tâmthương mại…Vì vậy một số lượng lớn lao động vùng nông thôn mà đặc biệt là laoTrường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 05/10/2017, 09:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w