1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tạo hứng thú cho học sinh học Văn ở trường THCS

11 504 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 65,5 KB

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Long Hòa, ngày 05 tháng 03 năm 2013 CẢI TIẾN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Tên sáng kiến: “Tạo hứng thú cho học sinh học Văn ở trường THCS” - Tên tác giả: NGUYỄN THỊ HƯƠNG. - Thời gian đã triển khai thực hiện: Từ ngày 1/9/2010 đến ngày 5/3/2013. 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Usinxki đã khẳng định: “Sự học tập mà không có hứng thú và chỉ được tiến hành bằng sức mạnh cưỡng bức, thì sẽ giết chết lòng ham muốn học tập của con người, nó sẽ làm cho óc sáng tạo của họ thêm mai một và thờ ơ với hoạt động này”. Hơn nữa hiện nay trong nhà trường phổ thông thì hứng thú càng trở nên quan trọng hơn trong việc học tập Văn và khi học sinh có hứng thú học Văn thực sự, học sinh mới hiểu vai trò, vị trí và khả năng hấp dẫn của nó. Vậy làm thế nào để học sinh say mê, hứng thú trong giờ học Văn? Làm thế nào để phát huy được sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học Văn? Thực hiện được vấn đề này quả là không đơn giản, nó đòi hỏi mỗi giáo viên dạy Văn phải mất nhiều thời gian và công sức tìm tòi sáng tạo cho mỗi giờ lên lớp. Hơn nữa bản thân là giáo viên đang giảng dạy ở trường trung học cơ sở nên việc 1 tạo hứng thú cho học sinh trong học Văn là vấn đề rất cần thiết vì nó giúp tôi nâng cao hiệu quả, chất lượng học Văn của học sinh trong hiện tại và về sau. Chính vì lí do đó mà tôi chọn đề tài: “Tạo hứng thú cho học sinh học Văn ở trường trung học cơ sở” nhằm đưa ra một số biện pháp cụ thể để khêu gợi sự hứng thú của học sinh làm cho giờ học diễn ra sôi nổi hơn, không còn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề khi đến tiết học Văn. Từ đó giúp cho người học đạt hiệu quả cao hơn, đáp ứng được yêu cầu của phương pháp dạy học đổi mới. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Sáng kiến “Tạo hứng thú cho học sinh học Văn ở trường THCS” được triển khai thực hiện trong toàn trường từ năm học 2010-2011 đến năm học 2012-2013. 3. Mô tả sáng kiến: Một giờ dạy Văn học thực sự có hiệu quả, chất lượng là giờ dạy gây hứng thú, học sinh có niềm say mê, đồng cảm với một tác phẩm văn học nào đó đòi hỏi người giáo viên phải có những phương pháp để hướng dẫn các em tiếp nhận và chiếm lĩnh tri thức trong tác phẩm. Để làm được điều đó có hiệu quả thì người giáo viên phải có những phương pháp cụ thể: 3.1. Các biện pháp trong giờ học: 3.1.1. Lời dẫn vào bài mới: Người ta thường nói “vạn sự khởi đầu nan”. Đúng vậy sự khởi đầu của bất kì một công việc nào cũng rất quan trọng đặc biệt là trong dạy học và đặc biệt hơn là trong dạy học Văn. Rõ ràng ngay từ khi bước chân của giáo viên vào lớp với thái độ vui vẻ thân mật đối với học sinh, việc đánh giá công bằng đối với việc kiểm tra miệng là những yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp 2 để chuẩn bị bước vào bài học mới, nhưng sự hứng thú học tập của học sinh chỉ thực sự bắt đầu với phần giới thiệu bài mới. Để cho bước vào bài thực sự có kết quả vững chắc, giáo viên cần phải chuẩn bị cho lời vào bài thật công phu, nhằm để lại những ấn tượng sâu sắc trong học sinh ngay từ đầu bài học. Lời vào bài hấp dẫn là khâu khơi gợi tâm lí, tạo ngay một tâm thế hứng thú tìm hiểu bài mới của học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài “Động phong Nha” (Ngữ văn 6) Giáo viên có thể đặt câu hỏi để dẫn vào bài: Đến nay Việt Nam có rất nhiều di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Em nào có thể giới thiệu cho cả lớp biết các di sản đó? Sau khi học sinh trả lời giáo viên chốt dẫn vào bài: các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam gồm: Vịnh Hạ Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An, nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên và cả quần thể Phong Nha Kẻ Bàng. Nói đến di sản Phong Nha Kẻ Bàng không thể không nói tới động Phong Nha. Để biết tại sao động Phong Nha lại được công nhận là di sản văn hóa thế giới, chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này qua văn bản “Động Phong Nha” của tác giả Trần Hoàn. 3.1.2. Trong quá trình giảng dạy: Trong quá trình giảng dạy để gây hứng thú học tập cho các em giáo viên phải xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với yêu cầu bài học, hấp dẫn, sát với đối tượng, xác định vai trò, chức năng của từng câu hỏi, các yếu tố kết nối các câu hỏi, thứ tự câu hỏi. Giáo viên cũng cần dự kiến các phương án trả lời của học sinh để từ đó chủ động thay đổi hình thức, cách thức, mức độ hỏi, có thể dẫn dắt qua các câu 3 hỏi phụ tránh đơn điệu, nhàm chán, nặng nề, bế tắc để tạo hứng thú học tập cho học sinh và tăng hấp dẫn của giờ học. Ví dụ: Khi dạy bài “Sự tích Hồ Gươm” (Ngữ văn 6) Giáo viên có thể đưa ra các dạng câu hỏi: - Câu hỏi tìm tòi, phát hiện: ? Em hãy cho biết thể loại và phương thức biểu đạt của truyện? - Câu hỏi yêu cầu quan sát: ? Bức tranh ở sách giáo khoa minh họa cho đoạn truyện nào? Em hãy kể lại đoạn truyện đó? - Câu hỏi gợi mở: Trong tay Lê Lợi thanh gươm báu có sức mạnh tung hoành khắp các trận địa và cuối cùng không còn một tên giặc nào trên đất nước ta. Theo em đó là sức mạnh của gươm hay của con người? - Câu hỏi đánh giá: ? Thần đòi gươm và vua trả gươm giữa cảnh đất nước thanh bình. Điều đó có ý nghĩa gì? - Câu hỏi giải quyết vấn đề: ? Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc? - Câu hỏi suy đoán: ? Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyện khác đi như thế nào? - Câu hỏi gợi nhớ kiến thức: 4 ? Hãy nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và tên những truyền thuyết đã học? 3.1.3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học: Để một giờ học không đơn điệu đạt hiệu quả cao giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp vào trong quá trình dạy học: đàm thoại, thuyết trình, giải thích, đồ dùng trực quan mà mỗi phương pháp giáo viên phải sử dụng cho phù hợp với nội dung kiểu bài. Nghe nhạc, xem phim tư liệu phù hợp với nội dung bài học. Ví dụ : Dạy văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ – Ngữ văn 7 kết thúc bài học giáo viên cho học sinh nghe bài hát Bác Hồ một tình yêu bao la để củng cố lại kiến thức bài học và tạo cho học sinh cảm giác thoải mái, thư giãn sau 45 phút học. Bài có tranh minh họa giáo viên sưu tầm phóng lớn chiếu lên máy chiếu cho học sinh quan sát nhận xét. Mỗi câu chuyện kể phải nhấn mạnh những ý chính để gây ấn tượng cho các em. Những kiến thức khó hiểu giáo viên phải giải thích, thuyết trình cho học sinh hiểu. Đặc biệt những đoạn văn, đoạn thơ hay phải kết hợp với lời bình. Bên cạnh đó lời nói, phong cách của giáo viên là hết sức quan trọng, đây là một trong những yếu tố gây nên hứng thú học tập đối với học sinh. 3.1.4. Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học: Một giờ học sinh động giáo viên không thể không sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học. Thiết bị và đồ dùng dạy học phổ biến là sách giáo khoa, bảng phụ, tranh ảnh, băng đĩa, máy chiếu Các phương tiện đó giáo viên phải biết sử dụng cho phù hợp với nội dung từng bài học. Biết minh họa một cách nhuần nhuyễn, thú 5 vị thì sẽ kích thích được hứng thú học tập của các em. Qua quá trình dạy học đã cho thấy để sử dụng thành thạo các thiết bị đồ dùng đó để gây hứng thú học tập cho các em thì giáo viên cần thực hiện đảm bảo các yêu cầu, phương châm sau: - Yêu cầu sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: + Trước hết, thiết bị, đồ dùng đó phải thật cần thiết cho việc thực hiện bài dạy. Nó phải gắn liền với nội dung, phương pháp và ý đồ sư phạm của giáo viên. Đồ dùng, thiết bị phải hỗ trợ cho việc thực hiện các mục đích sư phạm chứ không phải để phô trương thiết bị. Khi cần thì mới dùng, khi không cần thì kiên quyết không dùng. + Sử dùng đồ dùng, thiết bị dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ. Tránh việc gây phân tán sự chú ý của học sinh. + Giáo viên phải hình dung được tác dụng của đồ dùng, thiết bị. Nếu có hiệu quả, tác dụng hơn hẳn thì mới dùng. Nếu không thì thôi. - Phương châm sử dụng đồ dùng, thiết bị: + Phương châm hàng đầu là thiết thực cốt yếu. Kiên quyết không dùng một cách hình thức. Cũng không tràn lan. + Phải kết hợp thô sơ và hiện đại, đơn giản và phức tạp. Tránh xu hướng chỉ dùng toàn những thứ đơn giản, cũng tránh cả việc dùng toàn những thứ đắt tiền, phức tạp nhưng không cần thiết. + Sáng tạo khi sử dụng đồ dùng thiết bị. Ngoài phần cung cấp của nhà trường (máy chiếu qua đầu, ti vi, máy vi tính) giáo viên cần mua sắm băng hình, băng tiếng, đĩa mềm, đĩa hình, đĩa tiếng. Ví dụ: Khi dạy bài “ Sông nước Cà Mau” (Đoàn Giỏi) 6 Giáo viên có thể lấy ngay tranh ở sách giáo khoa phóng lớn và tô màu. Trong quá trình tìm hiểu văn bản giáo viên cho học sinh quan sát tranh, tìm đọc đoạn văn có nội dung phù hợp. Giáo viên đặt câu hỏi: Bức tranh miêu tả cảnh gì? Dựa vào tranh em hãy tả lại cảnh ấy? Từ việc làm này giáo viên giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, rất riêng của chợ Năm Căn họp nổi trên mặt nước. 3.1.5. Củng cố bài học bằng trò chơi ô chữ : - Đồ dùng trò chơi ô chữ: + Một bảng phụ meka dán giấy decal, trên bề mặt được chia làm nhiều hàng, trong mỗi hàng chia các ô nhỏ. Mỗi ô nhỏ có chu vi 4a (với mỗi a = 3cm). + Những tấm che bằng decal chia sẵn ô tương ứng với ô của bảng meka trên. - Công việc của giáo viên: + Kẻ ô chữ theo đáp án và tấm che. + Viết sẵn đáp án lên tấm decal và dùng tấm che tương ứng có kẻ ô để che. + Từ hàng dọc viết bằng màu mực đỏ. 3.2. Các biện pháp ngoài giờ học: 3.2.1. Thành lập tủ sách văn học của lớp: Học sinh rất thích đọc sách, nhưng không phải em nào cũng có tiền mua sách đọc. Có một số em tìm đến thư viện trong giờ ra chơi, thời gian không nhiều và một số thư viện hiện nay cũng không có nhiều sách, để đủ đáp ứng cho nhu cầu của các em. Vì vậy, ta có thể tập hợp sách mà các em có được để lập thành tủ sách văn học của lớp. 7 - Trước hết cho học sinh tự kê khai các sách mà các em đang sở hữu nộp về cho giáo viên theo mẫu: TT TÊN SÁCH NGƯỜI SỞ HỮU - Ghi nhận lại, giao cho một số em trong ban điều hành lớp lập danh sách, bên cạnh tên sách là tên chủ nhân của cuốn sách. - Sau đó phô tô cho cả lớp mỗi em một danh sách. Học sinh nào muốn mượn thì liên hệ trực tiếp với chủ nhân cuốn sách. Khi các em mua thêm được sách mới, thì báo cho giáo viên biết để lập danh sách. Làm như thế các em có được nhiều sách để đọc. Đồng thời giáo viên có thể quản lí việc đọc sách của các em và có thể khuyên bảo kịp thời nếu các em mua phải quyển sách nội dung nhảm nhí. 3.2.2. Sinh hoạt ngoại khóa giới thiệu sách, xem phim tư liệu: - Mỗi một tháng giáo viên sẽ cho học sinh giới thiệu một cuốn sách mà các em tâm đắc trong tủ sách văn học của lớp hay thư viện ở trường cụ thể như sau: + Phân công nhiệm vụ cụ thể cho một học sinh. + Yêu cầu giới thiệu: Tên sách, tên tác giả, bố cục của cuốn sách, nội dung và vấn đề tâm đắc nhất trong cuốn sách đó. + Tổ chức tham luận trao đổi vấn đề xung quanh cuốn sách giới thiệu để các em khắc sâu bổ sung kiến thức. - Tăng cường cho học sinh xem phim ảnh có liên quan đến tác phẩm mà các em đã học để các em có thể khắc sâu kiến thức bài học. 3.2.3 Thành lập Câu lạc bộ Văn học: 8 Mục đích là giúp học sinh thấy được vị trí quan trọng của Văn học trong nhà trường và cuộc sống hàng ngày; là nơi gặp gỡ giao lưu của những học sinh yêu văn để cùng học hỏi, trao đổi kiến thức, tài liệu và kinh nghiệm trong lĩnh vực Văn học trong nhà trường. Góp phần xây dựng nền tảng kiến thức về Văn học trong trường học để từ đó học sinh có hứng thú với học Văn. Trong Câu lạc bộ này học sinh không chỉ gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm kiến thức Văn học với các bạn cùng trang lứa mà cả với các thầy cô những người có kinh nghiệm trong giảng dạy để từ đó bồi đắp thêm tình yêu và sự hứng thú với việc học Văn. 4. Kết quả, hiệu quả mang lại: Qua thực tiễn giảng dạy nhiều năm rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng những biện pháp nêu trên tôi thấy đã đạt những kết quả, hiệu quả tích cực sau: Chất lượng dạy và học Văn học được nâng cao rõ rệt. Ở phương diện là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tôi thấy mình vững vàng hơn trong chuyên môn, tự tin say mê hơn với sự nghiệp trồng người. Ai đó đã từng nói “Nghiệp văn là nghiệp khổ” nhưng tôi chẳng thấy khổ chút nào mà ngược lại, tôi thấy mình sung sướng hạnh phúc vì được cống hiến, góp sức mình làm đẹp cho đời. Đối với các em học sinh, các em bước đầu đã ý thức được tầm quan trọng của văn học và say mê học, đa số các em đều hứng thú học Văn, kết quả học tập của các em được nâng lên. * Kết quả cụ thể như sau: - Tỉ lệ học sinh khá, giỏi bộ môn được tăng lên rõ rệt: Từ 31 % năm học 2009-2010 lên 35% năm học 2010-2011 9 Từ 36 % năm học 2010-2011 lên 40% năm học 2011-2012 Từ 40 % năm học 2011-2012 lên 45% học kì I năm học 2012-2013 - Đặc biệt là học sinh yếu kém giảm mạnh: Từ 15 % năm học 2009-2010 xuống 12% năm học 2010-2011 Từ 12 % năm học 2010-2011 xuống 10% năm học 2011-2012 Từ 10 % năm học 2010-2011 xuống 8% học kì I năm học 2012-2013 5.Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng: Đây là sáng kiến thuộc lĩnh vực chuyên môn, trong công tác giảng dạy của giáo viên ở các trường THCS, do đó sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả giáo viên đang giảng dạy môn Ngữ văn cấp THCS trong toàn huyện và toàn tỉnh. 6. Kiến nghị, đề xuất: Lý thuyết luôn gắn liền với thực hành, từ “trực quan sinh động” sẽ phát triển thành “tư duy trừu tượng”. Để nâng cao chất lượng dạy và học chúng ta cần quan tâm tới việc tăng cường các phương tiện thiết bị cần thiết cho việc giảng dạy và học tập bộ môn. Với yêu cầu đó tôi đưa ra một số kiến nghị sau: - Lãnh đạo ngành GD&ĐT quan tâm hơn nữa trong công tác đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho các trường THCS trong toàn huyện. - Mỗi trường phải có một phòng nghe nhìn. - Bổ sung phương tiện cần thiết cho việc giảng dạy: tranh ảnh (chân dung các tác giả văn học, kênh hình trong các tiết văn bản sách giáo khoa phóng lớn), đĩa CD, máy ghi âm, phim tư liệu, để tạo điều kiện hơn cho giáo viên trong giảng dạy và đồng thời giúp cho học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức trong nội dung bài 10 [...].. .học thông qua các đồ dùng trực quan nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn - Thay thế trang thiết bị, đồ dùng dạy học đã cũ không còn sử dụng được Ý kiến xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Người viết Nguyễn Thị Hương 11 . động này”. Hơn nữa hiện nay trong nhà trường phổ thông thì hứng thú càng trở nên quan trọng hơn trong việc học tập Văn và khi học sinh có hứng thú học Văn thực sự, học sinh mới hiểu vai trò, vị trí và. học Văn. Từ đó giúp cho người học đạt hiệu quả cao hơn, đáp ứng được yêu cầu của phương pháp dạy học đổi mới. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Sáng kiến Tạo hứng thú cho học sinh học Văn ở trường. trong học Văn là vấn đề rất cần thiết vì nó giúp tôi nâng cao hiệu quả, chất lượng học Văn của học sinh trong hiện tại và về sau. Chính vì lí do đó mà tôi chọn đề tài: Tạo hứng thú cho học sinh học

Ngày đăng: 04/04/2015, 09:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w