MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tàiĐạo diễn Trần Chí Kông khi viết về âm thanh trong truyền hình: “Âm thanh cho ta một bầu không gian chân thực. Âm thanh phá vỡ 4 cạnh khung hình, vỡ người xem một thế giới rộng hơn. Âm thanh tạo một sự liên tưởng ý nhị” 9. Phóng viên Đài quốc gia NBC Bob Dotson cho rằng: những phóng viên tầm thường để khán giả thấy được sự kiện, phóng viên giỏi cho khán giả trải nghiệm. 12; tr.253Chính khả năng kể chuyện bằng hình ảnh và âm thanh (lời bình, âm nhạc, tiếng động) của truyền hình đã tạo ra “hiệu ứng cùng tham dự” giữa khán giả và phóng viên, làm cho người xem cảm thấy mình đang cùng phóng viên trực tiếp tham gia, chứng kiến sự việc chứ không phải được xem những gì mà phóng viên kể lại.Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật truyền hình, công nghệ thông tin và sự cởi mở trong tiếp thu và ứng dụng thành tựu khoa học, việc sử dụng tiếng động hiện trường trong tin tức truyền hình ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Ngoài âm thanh phỏng vấn, những tin tức trên đài truyền hình có thể bao gồm âm thanh tự nhiên. Đó là những âm thanh ghi lại được tại địa điểm diễn ra sự kiện: những tiếng rít của gió, tiếng còi cảnh sát, trẻ em la hét vì vui mừng… Một số đài truyền hình trên thế giới ưu tiên sử dụng âm thanh thực tế trong tin tức truyền hình, coi đó như một tiêu chuẩn để đánh giá tin tức.Chương trình Thời sự 19h của Đài truyền hình Việt Nam là một trong số những chương trình tổng hợp tin tức diễn ra trong ngày chính xác nhất, ngắn gọn nhất, đem đến cho công chúng cái nhìn tổng thể nhất về thời sự trong nước cũng như quốc tế trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, thể thao... Chương trình luôn luôn đổi mới mình để đáp ứng nhu cầu thông tin đa chiều của công chúng.Chương trình Thể thao 247 tổng hợp ngắn gọn các tin tức thể thao trong nước và quốc tế diễn ra trong ngày với phong cách trẻ trung, sôi động, cập nhật chính xác những thông tin cần thiết nhất tới khán giả yêu thể thao.Với những thế mạnh và sự nỗ lực không ngừng, chương trình Thời sự 19h được coi là một chương trình chuẩn mực về mọi mặt: thông tin, người dẫn, ngôn ngữ, âm thanh, cách thể hiện… Tương tự với bản tin Thể thao 247, bản tin này cũng được coi là một trong những kênh thông tin thể thao nhanh chóng, đáng tin cậy đối với công chúng báo chí yêu thể thao.Tuy nhiên, trước yêu cầu hết sức khắt khe của cuộc sống, chương trình Thời sự 19h và bản tin Thể thao 247 không tránh khỏi một số hạn chế, trong đó có những hạn chế về phương diện âm thanh. Những thế mạnh của âm thanh chân thực, sinh động từ hiện trường nhiều khi chưa được khai thác triệt để, thậm chí cách sử dụng còn thiếu linh hoạt, đôi khi sai sót ảnh hưởng tới việc tiếp nhận thông tin của khán giả.Tiếng động hiện trường trong tin tức truyền hình có vai trò lớn trong việc cung cấp “trải nghiệm” cho khán giả, nhưng trong thực tế nó lại chưa được sử dụng thường xuyên và số tác phẩm tin tức truyền hình sử dụng tiếng động thành công còn ít. Nhiều phóng viên, biên tập viên trong quá trình tác nghiệp chỉ chú trọng tới nội dung hình ảnh và lời bình của tin tức mà xem nhẹ yếu tố âm thanh, trong đó bao gồm tiếng động truyền hình. Do đặc trưng của báo truyền hình nên những khiếm khuyết đó không được thể hiện dưới dạng văn bản; nhưng trong quá trình tiếp nhận thông tin, khán giả vẫn có thể nhận ra và cảm thấy khó chịu. Hơn nữa, tiếng động hiện trường chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự xuất hiện của phóng viên, biên tập viên tại địa điểm xảy ra sự kiện; là yếu tố làm tăng tính chân thực cho tin tức truyền hình.Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về sử dụng tiếng động hiện trường nhưng chủ yếu trong các lĩnh vực như phim điện ảnh, phim tài liệu, ký sự, phóng sự truyền hình…còn việc nghiên cứu vai trò, cách sử dụng tiếng động hiện trường trong tin tức truyền hình nói chung trong thể loại Tin thể loại nòng cốt của truyền hình nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Tiếng động hiện trường có cần thiết cho Tin truyền hình không? Làm thế nào để sử dụng linh hoạt, hợp lý tiếng động trong thể loại này? Nên sử dụng với tần suất và dung lượng ra sao? Làm sao để kỹ năng tác nghiệp của chúng ta bắt kịp xu hướng truyền thông thế giới, để tạo ra những bản tin chân thực hơn, phản ánh thực tế sôi động đời sống khách quan hơn?... Đó là một số câu hỏi luôn được đặt ra trong thực tiễn nghề nghiệp của không ít phóng viên cũng như các nhà đài hiện nay. Vậy nên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng tiếng động hiện trường trong Tin truyền hình (Khảo sát chương trình Thời sự 19h và chương trình Thể thao 247 Đài Truyền hình Việt Nam từ tháng 32014 đến tháng 32015) với mong muốn phần nào giải đáp những câu hỏi đang được đặt ra trong thực tiễn hiện nay.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đạo diễn Trần Chí Kông khi viết về âm thanh trong truyền hình: “Âm
thanh cho ta một bầu không gian chân thực Âm thanh phá vỡ 4 cạnh khung hình, vỡ người xem một thế giới rộng hơn Âm thanh tạo một sự liên tưởng ý nhị” [9] Phóng viên Đài quốc gia NBC Bob Dotson cho rằng: những phóng
viên tầm thường để khán giả thấy được sự kiện, phóng viên giỏi cho khán giả
trải nghiệm [12; tr.253]
Chính khả năng kể chuyện bằng hình ảnh và âm thanh (lời bình, âmnhạc, tiếng động) của truyền hình đã tạo ra “hiệu ứng cùng tham dự” giữakhán giả và phóng viên, làm cho người xem cảm thấy mình đang cùng phóngviên trực tiếp tham gia, chứng kiến sự việc chứ không phải được xem những
gì mà phóng viên kể lại
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật truyền hình, công nghệthông tin và sự cởi mở trong tiếp thu và ứng dụng thành tựu khoa học, việc sửdụng tiếng động hiện trường trong tin tức truyền hình ngày càng được chútrọng nhiều hơn Ngoài âm thanh phỏng vấn, những tin tức trên đài truyềnhình có thể bao gồm âm thanh tự nhiên Đó là những âm thanh ghi lại được tạiđịa điểm diễn ra sự kiện: những tiếng rít của gió, tiếng còi cảnh sát, trẻ em lahét vì vui mừng… Một số đài truyền hình trên thế giới ưu tiên sử dụng âmthanh thực tế trong tin tức truyền hình, coi đó như một tiêu chuẩn để đánh giátin tức
Chương trình Thời sự 19h của Đài truyền hình Việt Nam là một trong
số những chương trình tổng hợp tin tức diễn ra trong ngày chính xác nhất,ngắn gọn nhất, đem đến cho công chúng cái nhìn tổng thể nhất về thời sựtrong nước cũng như quốc tế trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa -
Trang 2xã hội, thể thao Chương trình luôn luôn đổi mới mình để đáp ứng nhu cầuthông tin đa chiều của công chúng.
Chương trình Thể thao 24/7 tổng hợp ngắn gọn các tin tức thể thao
trong nước và quốc tế diễn ra trong ngày với phong cách trẻ trung, sôi động,cập nhật chính xác những thông tin cần thiết nhất tới khán giả yêu thể thao
Với những thế mạnh và sự nỗ lực không ngừng, chương trình Thời sự
19h được coi là một chương trình chuẩn mực về mọi mặt: thông tin, người
dẫn, ngôn ngữ, âm thanh, cách thể hiện… Tương tự với bản tin Thể thao 24/7,
bản tin này cũng được coi là một trong những kênh thông tin thể thao nhanhchóng, đáng tin cậy đối với công chúng báo chí yêu thể thao
Tuy nhiên, trước yêu cầu hết sức khắt khe của cuộc sống, chương trình
Thời sự 19h và bản tin Thể thao 24/7 không tránh khỏi một số hạn chế, trong
đó có những hạn chế về phương diện âm thanh Những thế mạnh của âmthanh chân thực, sinh động từ hiện trường nhiều khi chưa được khai thác triệt
để, thậm chí cách sử dụng còn thiếu linh hoạt, đôi khi sai sót ảnh hưởng tớiviệc tiếp nhận thông tin của khán giả
Tiếng động hiện trường trong tin tức truyền hình có vai trò lớn trongviệc cung cấp “trải nghiệm” cho khán giả, nhưng trong thực tế nó lại chưađược sử dụng thường xuyên và số tác phẩm tin tức truyền hình sử dụng tiếngđộng thành công còn ít Nhiều phóng viên, biên tập viên trong quá trình tácnghiệp chỉ chú trọng tới nội dung hình ảnh và lời bình của tin tức mà xem nhẹyếu tố âm thanh, trong đó bao gồm tiếng động truyền hình Do đặc trưng củabáo truyền hình nên những khiếm khuyết đó không được thể hiện dưới dạngvăn bản; nhưng trong quá trình tiếp nhận thông tin, khán giả vẫn có thể nhận
ra và cảm thấy khó chịu Hơn nữa, tiếng động hiện trường chính là minhchứng rõ ràng nhất cho sự xuất hiện của phóng viên, biên tập viên tại địa điểmxảy ra sự kiện; là yếu tố làm tăng tính chân thực cho tin tức truyền hình
Trang 3Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về sử dụng tiếng độnghiện trường nhưng chủ yếu trong các lĩnh vực như phim điện ảnh, phim tàiliệu, ký sự, phóng sự truyền hình…còn việc nghiên cứu vai trò, cách sử dụngtiếng động hiện trường trong tin tức truyền hình nói chung trong thể loại Tin -thể loại nòng cốt của truyền hình nói riêng chưa được quan tâm đúng mức Tiếng động hiện trường có cần thiết cho Tin truyền hình không? Làm thếnào để sử dụng linh hoạt, hợp lý tiếng động trong thể loại này? Nên sử dụngvới tần suất và dung lượng ra sao? Làm sao để kỹ năng tác nghiệp của chúng
ta bắt kịp xu hướng truyền thông thế giới, để tạo ra những bản tin chân thựchơn, phản ánh thực tế sôi động đời sống khách quan hơn? Đó là một số câuhỏi luôn được đặt ra trong thực tiễn nghề nghiệp của không ít phóng viên
cũng như các nhà đài hiện nay Vậy nên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng
tiếng động hiện trường trong Tin truyền hình (Khảo sát chương trình Thời sự 19h và chương trình Thể thao 24/7 - Đài Truyền hình Việt Nam từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015) với mong muốn phần nào giải đáp những câu hỏi
đang được đặt ra trong thực tiễn hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu
Qua khảo sát cho thấy cũng có một số cuốn tài liệu nghiên cứu về phầntiếng động hiện trường nói chung và ở một số loại hình báo chí truyền thôngnói riêng Có một số công trình tiêu biểu như sau:
- “Đổi mới cách viết tin và đưa tin trên Đài Tiếng nói Việt Nam”, Đài
Tiếng nói Việt Nam - Đề tài khoa học, Hà Nội, 2004
Đề tài tập trung phân tích những hạn chế trong cách viết và đưa tin của
Đài Tiếng nói Việt Nam như: hạn chế về cấu trúc viết tin, hạn chế về sử dụng
ngôn ngữ, hạn chế về sử dụng tiếng động, từ đó kiến nghị những giải pháp để
nâng cao chất lượng tin Trong cuốn tài liệu này, chủ yếu chỉ đề cập đến lĩnhvực phát thanh, không đề cập đến lĩnh vực truyền hình
Trang 4- “Tương đồng và dị biệt giữa tin phát thanh truyền thống và hiện đại”,
Lê Huy Nam - Luận văn thạc sỹ Đại học KHXHVNV Hà Nội, Hà Nội, 2006.Luận văn đã khẳng định Đài Tiếng nói Việt Nam đang ngày càng quan tâmđến tiếng động hiện trường trong tin tức phát thanh Ngoài ra, trong cuốn tài liệunày, tác giả cũng đã dành những dung lượng nhất định để phân tích và cho rằng
để hấp dẫn và sống động hơn, Tin cần sử dụng nhiều tiếng động, có thêm yếu tốbình và tốc độ đưa tin nhanh hơn thông qua việc qua đưa tin trực tiếp
- “Sự vận động, phát triển của tin phát thanh ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay”, Đinh Thị Thu Hằng - Luận án tiến sỹ truyền thông đại chúng, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, H, 2010
Luận án tập trung vào việc phân tích sự vân động và phát triển của Tinphát thanh ở Việt Nam hiện nay Và để làm rõ hơn vấn đề, tác giả cũng đãdành dung lượng nhất định để phân tích yếu tố góp phần quyết định chấtlượng của Tin phát thanh đó là tiếng động hiện trường Trong luận án, cũng
có đôi chỗ so sánh với tiếng động trong tin truyền hình nhưng với tần số rất ít.Khác với báo phát thanh, những nghiên cứu trực tiếp về vấn đề sử dụngtiếng động hiện trường trong truyền hình nói chung, trong thể loại Tin truyềnhình nói riêng còn rất hạn chế Dưới đây xin liệt kê một số công trình có liênquan ít nhiều đến đề tài khóa luận như sau:
- “Phóng sự trong chương trình Thời sự Đài truyền hình Việt Nam”,
Thái Kim Chung - Luận văn thạc sỹ Truyền thông đại chúng, Học viện Báochí và Tuyên truyền, H, 2005
Luận văn đề cập đến âm thanh (tiếng động hiện trường và lời bình) trongphóng sự thời sự Tác giả đưa ra một số ví dụ để chứng minh cho luận điểm
“tiếng động hiện trường là một trong những yếu tố quan trọng trong hình
thức thể hiện; trở thành vấn đề “sống còn” trong phóng sự thời sự” Tuy
nhiên, luận văn chưa đưa ra được một cách thuyết phục về khái niệm, vai trò
Trang 5cũng như những tiêu chí đánh giá chất lượng tiếng động hiện trường trong thểloại Tin mà mới chỉ khai thác tiếng động hiện trường trong phóng sự
- “Nâng cao chất lượng chương trình Thời sự của Đài Truyền hình
Việt Nam”, Nguyễn Thị Thu Hiền - Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại
chúng, H, 2011
Tác giả đã chỉ ra các yêu cầu đối với chất lượng chương trình thời sự củaĐài Truyền hình Việt Nam, trong đó có yêu cầu về âm thanh (lời bình, tiếngđộng hiện trường) và đi vào khảo sát chi tiết vấn đề sử dụng tiếng động hiệntrường trong một số tin, phóng sự thời sự Tuy nhiên, tác giả chủ yếu tậptrung khảo sát thể loại phóng sự thời sự; yếu tố tiếng động hiện trường trongtin thời sự chưa được nhắc đến một cách sâu sắc và kỹ lưỡng
- Tin truyền hình trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng,
Trịnh Văn Dũng - Khóa luận tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Báo in, Họcviện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2005
Khóa luận dành một mục nhỏ để cung cấp khái niệm và khẳng định vaitrò quan trọng của tiếng động hiện trường trong tin truyền hình thông qua việckhảo sát sơ bộ vấn đề sử dụng tiếng động hiện trường trong tin truyền hìnhtrên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng
Bên cạnh đó còn phải kể đến một số cuốn sách và các bài báo được đăngtải trên các tạp chí, các trang báo điện tử như:
- “Một ngày thời sự truyền hình” của tác giả - nhà báo Lê Hồng Quang,
NXB Hội Nhà báo Việt Nam, 2004
Cuốn sách đề cập đến âm thanh hiện trường, vai trò của âm thanh hiệntrường trong phóng sự truyền hình
- Chính luận truyền hình - Lý thuyết và kỹ năng sáng tạo tác phẩm của
TS Nguyễn Ngọc Oanh, NXB Thông Tấn, Hà Nội, 2014
Cuốn sách gọi tiếng động hiện trường là các âm thanh gốc, bao gồm lờinói của các nhân vật mang lại nội dung thông tin, tất cả các loại tiếng độngxảy ra tại hiện trường tại thời điểm đó Tuy nhiên, cuốn sách tập trung vào
Trang 6những thể loại thuộc dạng chính luận truyền hình như Bình luận truyền hình
vì vậy việc phân tích vai trò của tiếng động hiện trường trong thể loại Tintruyền hình hầu như chưa được nhắc tới
Nhiều tác giả nước ngoài là các phóng viên, biên tập viên kì cựu của cácđài truyền hình lớn như G Stuart Smith (Giám đốc tin tức của đài truyền hình
công cộng tại Đại học Florida, tác giả cuốn Going Solo: Doing Video
journalism in the 21st Century, University of Missouri Press, 6/2011); Robert
Thompson, Cindy Malone (tác giả cuốn The broadcast Journalism
Handbook: A Television News Survival Guide, 2004, Rowman & Littlefield
publishers, Inc)… trong các cuốn sách của mình cũng đã có đề cập tới “tiếng
động tự nhiên” (natural sound) hay tiếng động hiện trường Trong đó, họ đưa
ra các khái niệm, phân biệt dạng tiếng động theo nội dung, hình thức và chứcnăng với nhiều ví dụ sinh động; đưa ra những lưu ý khi sử dụng tiếng độnghiện trường trong tin truyền hình (bao gồm cả tin thời sự và tin thể thao).Giảng viên báo chí khoa Báo chí và Truyền thông mới Đại học
Mississippi Brad Schultz là tác giả của các cuốn Sports Broadcasting
(8/2001); Broadcast News Producing (8/2014); Sports Media: Reporting, Producing and Planning (9/2005); Media Relations in Sport (Sport Management Library) (9/2010); Media Relations in Sport (12/2013) Trong
mỗi cuốn sách kể trên, ông đều viết về tiếng động hiện trường trong tin tức.Khái niệm và cách sử dụng tiếng động hiện trường trong tin tức (đặc biệt làtin thể thao) đã được ông bổ sung và hoàn thiện dần qua mỗi cuốn sách Tuynhiên, những nghiên cứu đó còn mang tính chất khái quát chung chung, chưatập trung vào một thể loại cụ thể như Tin truyền hình
Bài báo “Làm phát thanh - truyền hình, âm thanh phải chuyên nghiệp!” đăng trên Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam, 18/6/2012 là chân dung nghề
nghiệp của kỹ sư Trần Công Chí - chuyên gia âm thanh cao cấp Đài Tiếng nóiViệt Nam - cũng đã nhắc tới âm thanh trong phát thanh, truyền hình nhưng lại
Trang 7chỉ nhắc đến âm thanh là âm nhạc trong phát thanh, truyền hình, hoàn toàn bỏqua các yếu tố lời bình và tiếng động hiện trường.
Bài viết “Làm thế nào để có tác phẩm truyền hình hay” (ThS Nguyễn
Minh Hải - Khoa Báo chí; Khoa quay phim và Đạo diễn - Trường Cao đẳngTruyền hình - Đài Truyền hình Việt Nam, www.ctvmedia.vn, 18/4/2015)
khẳng định Tiếng động hiện trường là một trong những yếu tố quan trọng cấu
thành ngôn ngữ âm thanh của tác phẩm truyền hình Tuy nhiên, do đây chỉ là
một bài viết với dung lượng nhỏ nên mới chỉ dừng lại để nói một cách chungnhất về âm thanh trong truyền hình, dung lượng để phân tích sâu về tiếngđộng hiện trường của thể loại Tin, kỹ năng để sử dụng tốt tiếng động hiệntrường chưa được đề cập tới
Còn rất nhiều những bài viết khác về âm thanh trên truyền hình được đăngtải trên các trang báo, trang tin điện tử như: vtv.vn, vov.vn, truyenhinhnghean.vn,songtre.tv, journal.sonicstudies.org, 24hdansuneredaction.com,… Điểm chungcủa những bài viết này là đề cập chung đến âm thanh trên truyền hình, trong đótiếng động hiện trường là một bộ phận, một “linh kiện”, thành tố cấu tạo nên “âmthanh” Vì đặc điểm dung lượng bài viết nên nội dung đề cập đến tiếng động hiệntrường thường được nói ngắn gọn, không đi sâu phân tích
Tóm lại, xét về thể loại, yếu tố tiếng động hiện trường trong báo chítruyền hình được nghiên cứu sâu hơn ở các thể loại như phóng sự, ký sự,phim tài liệu…
Xét về nội dung, trong các nghiên cứu về âm thanh truyền hình, đa phầnyếu tố tiếng động hiện trường xuất hiện chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổngthể bài viết Yếu tố ngôn ngữ, lời bình, phỏng vấn và âm nhạc trong truyềnhình được coi trọng hơn
Rõ ràng, vấn đề sử dụng tiếng động hiện trường trong truyền hình là mộtvấn đề quan trọng Tuy nhiên sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng nhưphóng viên, biên tập viên nói chung mới dừng ở âm thanh trong truyền hình
Trang 8nói chung, và dừng ở góc độ đóng góp ý kiến hay nhận xét chung chung nênchỉ giải quyết được những hiện tượng đơn lẻ, không có tính toàn diện và hệthống Hiện nay vẫn chưa có đề tài nào trực tiếp đề cập vấn đề sử dụng tiếngđộng hiện trường trong thể loại Tin truyền hình Đó là khoảng trống, chúngtôi sẽ tiếp cận để nghiên cứu Với mong muốn khái quát và góp một phần vào
lý thuyết về tiếng động trong truyền hình nói chung và trong thể loại tintruyền hình nói riêng Trong khóa luận, chúng tôi sẽ kế thừa những ý tưởngkhai phá của những nhà nghiên cứu đi trước và coi đó là tiền đề lý luận vàthực tiễn để triển khai đề tài nghiên cứu của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Khóa luận hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiêncứu, khảo sát thực tiễn, chỉ ra thực trạng việc sử dụng tiếng động hiện trườngtrong Tin truyền hình hiện nay, những thành công, hạn chế và nguyên nhân
hạn chế thông qua việc khảo sát chương trình Thời sự 19h và chương trình
Thể thao 24/7 - Đài truyền hình Việt Nam; từ đó tìm ra những giải pháp nâng
cao chất lượng việc khai thác, sử dụng tiếng động trong Tin truyền hình
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, khóa luận phải thực hiện nhiệm vụ sau:
Một là: Làm rõ những vấn đề lý luận về tiếng động hiện trường trong
tin truyền hình như: khái niệm, vai trò của tin truyền hình, âm thanh - tiếngđộng trong tin truyền hình
Hai là: Tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích làm rõ thực trạng, thành
công, hạn chế và chất lượng việc sử dụng tiếng động hiện trường trong
chương trình Thời sự 19h và chương trình Thể thao 24/7 - Đài Truyền hình
Việt Nam phát sóng từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015
Trang 9Ba là: Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả việc khai thác, sử dụng tiếng động hiện trường trong Tin truyềnhình
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc sử dụng tiếng động hiện trườngtrong tin truyền hình
4.2 Phạm vi khảo sát
Khóa luận tập trung khảo sát yếu tố tiếng động hiện trường trong thể loại
tin trong 2 chương trình: chương trình Thời sự 19h và chương trình Thể thao
24/7 phát trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam
Thời gian khảo sát: từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015 (792 chương trình)
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận là các quanđiểm của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng,Nhà nước và các chủ trương, định hướng của ngành giáo dục về công tác báochí; một số lý thuyết về báo chí nói chung và báo chí truyền hình nói riêng
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Phương pháp này được sử dụng nhằm khái quát, hệ thống hóa, bổ sungmặt lý thuyết về truyền hình nói chung, tiếng động hiện trường trong tin truyềnhình nói riêng Đây chính là những lý thuyết cơ sở đánh giá các kết quả khảo sátthực tế và đưa ra những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp thống kê:
Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định tần số xuất hiện, mức
độ phát triển, chất lượng, hiệu quả những bản tin có sử dụng tiếng động hiện
trường trong chương trình Thời sự 19h và chương trình Thể thao 24/7 của Đài
truyền hình Việt Nam Phương pháp này được dựa chủ yếu vào việc tác giả
Trang 10phải lưu giữ, xem lại các chương trình liên quan đến vấn đề khảo sát từ tháng3/2014 đến tháng 3/2015 trên VTV1 hoặc phát lại trên kênh VTV2.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, khảo sát việc sử dụngtiếng động hiện trường trong tin truyền hình thông qua khảo sát chương trình
Thời sự 19h và chương trình Thể thao 24/7 - Đài truyền hình Việt Nam có ý
nghĩa và sự tác động như thế nào với nội dung tin tức và với khán giả
- Phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu, phỏng vấn bảng
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận
- Về mặt lý luận - nhận thức: Khóa luận hệ thống hoá và phân tích
chuyên sâu về vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tiếng động hiện trườngtrong tin truyền hình Qua đó, kết quả khóa luận mong muốn góp một phầnnhỏ làm phong phú hơn lý luận về cách khai thác, sử dụng yếu tố này trongthể loại Tin truyền hình
- Về mặt thực tiễn: Việc nghiên cứu đề tài này sẽ cho thấy một cách
nhìn cụ thể, bản chất hơn, chỉ ra sự cần thiết của việc sử dụng tiếng động hiệntrường trong tin truyền hình Từ đó gợi ý giúp các phóng viên, người quayphim, biên tập viên bổ sung hoặc thay đổi cách đưa tin truyền hình sao chochân thực hơn, hấp dẫn hơn Đồng thời, đặt ra những yêu cầu với các nhà báorèn luyện kỹ năng và kiến thức nhằm nâng cao hiệu quả trong sử dụng tiếng
Trang 11động hiện trường nói riêng và quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hìnhnói chung.
Bên cạnh đó, tác giả hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu íchcho những người quan tâm
7 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung khóa luậnđược chia thành 3 chương Cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tin truyền hình và tiếng động
hiện trường trong tin truyền hình
Chương 2: Khảo sát, đánh giá việc sử dụng tiếng động hiện trường
trong các bản tin của chương trình Thời sự 19h và chương trình Thể thao 24/7
- Đài Truyền hình Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả việc sử
dụng tiếng động hiện trường trong tin truyền hình
Trang 12Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG TIẾNG ĐỘNG HIỆN TRƯỜNG TRONG TIN TRUYỀN HÌNH
Một số cuốn tài liệu chia âm thanh tự nhiên thành ba dạng: geophony
- âm thanh tự nhiên từ nguồn phi sinh học (bao gồm hiệu ứng tiếng dòngnước chảy, tiếng sóng đại dương, tiếng gió làm cỏ cây xao động và âmthanh được tạo ra bởi trái đất như tiếng sông băng, tuyết lở hay động đất);
biophony - âm thanh của những động vật hoang dã và các âm thanh không
được tạo ra bởi con người trong môi trường tương đối yên tĩnh;
anthrophony - những âm thanh được tạo ra bởi con người (âm nhạc, sân
khấu, tiếng máy móc, điện tử…)
Như vậy có thể hiểu, tiếng động là một phần của âm thanh và âm
thanh bao chứa trong đó có tiếng động Và với cách phân chia như ở trên thì
có thể thấy tiếng động bao gồm cả tiếng động tự nhiên (do thiên nhiên, vạnvật chung quanh tạo nên) và tiếng động nhân tạo (do con người tạo nên)
Hiện trường
Theo Từ điển Tiếng Việt, “hiện trường” là nơi xảy ra sự việc hay hoạt
động nào đó [6; tr.460]
Trang 13Hiện trường là nơi diễn ra sự việc, sự kiện hay hoạt động thực tế nào
đó Trong truyền hình, thì hiện trường là nơi xảy ra sự kiện, vấn đề đang đượcphản ánh Để thực hiện tác phẩm truyền hình phóng viên truyền hình phải đếnhiện trường - nơi xảy ra sự kiện, không đến hiện trường không thể ghi hìnhđược sự kiện, vấn đề đang diễn ra, đây chính là điểm khác nhau đối với phóngviên báo viết Hiện trường là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một tinsinh động Phóng viên truyền hình phải đến hiện trường để ghi hình ảnh, traođổi với các nhân vật của tin Khán giả chỉ có thể tin tưởng và thích thú khiđược xem những hình ảnh hiện trường đúng với sự kiện, vấn đề đang diễn ra.Khái niệm “hiện trường” đối với âm thanh chính là không gian tự nhiên chứa
âm thanh nguyên bản (âm thanh tự nhiên/âm thanh gốc - phân biệt với âm
thanh giả lập), hay còn có thể hiểu là môi trường âm thanh (soundscape).
Từ hai khái niệm “tiếng động” và “hiện trường” đã phân tích ở trên,
có thể hiểu tiếng động hiện trường chính là âm thanh (có thể là tự nhiên
hoặc nhân tạo) được ghi âm lại trong chính môi trường âm thanh của nguồn phát âm.
Môi trường sống của chúng ta vô cùng sinh động, với sự tồn tại của conngười cùng vạn vật và mỗi hình thái đó trong quá trình tồn tại, mưu sinh, pháttriển đều phát ra những âm thanh sinh động khác nhau Âm thanh trong môitrường đó chính là tiếng động hiện trường - ở nơi cuộc sống đang hiện diện.Như vậy, tiếng động hiện trường bao gồm âm thanh của thiên nhiên (mưa,gió, nước chảy…), âm thanh do sinh hoạt con người tạo nên (tiếng dụng cụlao động, máy móc, tiếng reo hò…), tiếng động nhân tạo (tiếng động do conngười tạo nên)…
1.1.2 Sử dụng tiếng động hiện trường
“Sử dụng” là đem dùng vào mục đích nào đó [….; tr 906] Hành vi sửdụng chỉ xuất hiện trong thế giới con người và là hành động có mục đích, có
Trang 14tính toán nhằm mục đích đem lại hiệu quả tốt nhất Và động từ và hành động
“sử dụng” chỉ xuất hiện khi có đối tượng để khai thác Ví dụ: sử dụng cái bút,
sử dụng quyển vở… Trong trường hợp này, đối tượng đem ra để “dùng” haynói cách khác để “sử dụng” đó là cái bút hoặc quyển vở Và quyển vở hay cáibút được dùng vào việc ghi chép, học tập
Vậy, từ sự phân tích đó, có thể quan niệm “sử dụng tiếng động hiện
trường là việc dùng tiếng động hiện trường vào một việc gì đó nhằm một mục đích nhất định”.
Như vậy, cụ thể hóa khái niệm trên thì: “Sử dụng tiếng động hiện
trường là việc dùng các loại âm thanh (có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo) được ghi âm lại trong chính môi trường âm thanh của nguồn phát âm vào một việc gì đó nhằm một mục đích nhất định”.
1.1.3 Tin truyền hình
- Tin
Từ trước khi có báo chí, trong cuộc sống đã tồn tại tin tức với ý nghĩa
là những thông điệp về các sự việc, sự kiện, hiện tượng, tình huống mới xảy
ra hoặc mới xuất hiện, được chuyển tải dưới những hình thức như khói lửa,hay tiếng tù và, chiêng, thanh la, mõ…
Khi báo chí ra đời để đáp ứng nhu cầu thông tin của con người hiện đại,lúc này tin trở thành một thể loại cơ bản, thông dụng nhất, giữ vai trò quantrọng trong các thể loại báo chí Tin có nhiệm vụ thông tin nhanh về những sựkiện thời sự, có ý nghĩa trong đời sống với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, trựctiếp và dễ hiểu
So với các thể loại báo chí khác, tin là thể loại ra đời sớm nhất, đồngthời với sự xuất hiện của báo chí Sự xuất hiện của tin gắn liền với nhu cầunhận thức về cái mới của con người giúp con người hiểu biết về thế giới, từ
đó giúp họ hành động phù hợp với những lợi ích và sự tồn tại của chính bảnthân họ
Trang 15Khái niệm “tin” mà chúng tôi nghiên cứu trong khóa luận này với tưcách là một thể loại báo chí So với tất cả các thể loại khác, tin là thể loại phổbiến nhất, năng động nhất và thể hiện rõ nhất sự nhạy bén, tính xác thực củabáo chí trong việc phản ánh một hiện thực luôn vận động biến đổi Có lẽchính sự năng động của tin nên khi bàn đến thể loại này đã có nhiều ý kiến lígiải khác nhau Tác giả cuốn “Ký giả chuyên nghiệp” đã tổng kết và cho rằng:
“Định nghĩa về tin tức nói chung, tin truyền hình nói riêng cũng nhiều gần bằng số kí giả” [4; tr.76-77]
Ở nước ta, khái niệm tin báo chí đã được nhiều tác giả quan tâm nghiêncứu, tiêu biểu là:
Trong cuốn Tác phẩm báo chí tập I, tác giả Tạ Ngọc Tấn và Nguyễn Tiến Hài định nghĩa tin là “thể loại thông dụng nhất của báo chí Nó phản
ánh nhanh những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu” [8; tr.50].
Tác giả Đinh Văn Hường trong bài giảng Thể loại tin (tại khoa Báo chí,
trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) định
nghĩa: Tin là một trong những thể loại thuộc nhóm thông tấn báo chí, trong
đó, thông báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác
và nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định [5; tr.15]
Tác giả Đức Dũng trong các nghiên cứu của mình khẳng định:…Tin là
thể loại phổ biến nhất, năng động nhất và thể hiện rõ nhất sự nhạy bén, tính xác thực của báo chí trong việc phản ánh một hiện thực luôn vận động, biến đổi.”, tin “có nhiệm vụ thông tin kịp thời về những sự việc, sự kiện thời sự”,
và “tin có nhiệm vụ phản ánh các sự kiện mới chứ không có nhiệm vụ đi sâu
vào giải quyết các vấn đề… [1, tr.68]
Tuy lí giải về tin ở nhiều góc độ khác nhau, song nhìn chung ở họ đều
có những điểm tương đồng khi nhận thức về thể loại này Nói đến tin là nói
Trang 16tới 3 yếu tố chính: đối tượng phản ánh là sự kiện mới; sự kiện mới đó phải là
sự kiện có ý nghĩa xã hội; cách thể hiện phải ngắn gọn, cô đúc, dễ hiểu Tin
tức mang tính tư tưởng (tính khuynh hướng chính trị), mang quan điểm củanhà báo, của cơ quan báo chí, của giới lãnh đạo, cầm quyền
Xuất phát từ lí luận và thực tiễn đó, để tiện cho quá trình nghiên cứu
của mình, xin đưa ra một khái niệm về thể loại tin như sau: Tin là một thể loại
báo chí phản ánh những sự kiện mới xảy ra, đang xảy ra hoặc sắp xảy ra được mọi người quan tâm với cách thể hiện thông tin nhanh, ngắn gọn và được đăng trên báo chí, nhất là báo hàng ngày.
- Tin truyền hình
Là một trong những thể loại ra đời sớm nhất, từ những năm 20 của thế
kỷ XX - cùng với sự ra đời của loại hình báo chí truyền hình, đến nay tintruyền hình vẫn tồn tại và ngày càng phát triển
Tin truyền hình là một thể loại báo chí, chính vì vậy nó cũng mang đầy
đủ những đặc điểm của thể loại tin nói chung, đó là thông báo những sự kiệnmới, có ý nghĩa xã hội bằng hình thức ngắn gọn nhất, trực tiếp nhất Điều làmnên sự khác biệt giữa tin truyền hình với tin ở các loại hình báo chí khác đó lànhững sự kiện mới được chuyển tải thông qua hình ảnh và âm thanh
Hình ảnh và âm thanh là ngôn ngữ để chuyển tải nội dung thông tin củatin truyền hình Đây là đặc trưng của loại hình báo chí truyền hình Với đặctrưng này các thể loại báo chí truyền hình nói chung và tin truyền hình nóiriêng đã tạo nên cho mình một thế mạnh và sức hấp dẫn rất lớn Nếu như ởbáo viết, việc thể hiện tin tức thông qua các con chữ, ở phát thanh là âm thanh(lời nói, tiếng động) thì ở truyền hình đặc điểm thể hiện của tin là sự kết hợpgiữa hình ảnh và âm thanh Hình ảnh trong tin truyền hình là cuộc sống thực,
là sự hiện thực được ghi lại qua máy thu hình
Hình ảnh của tin truyền hình là các chi tiết phản ánh bản chất sự kiện,
nó tạo được ấn tượng, kích thích tò mò và thôi thúc người xem tiếp tục theo
Trang 17dõi thông tin đó Lợi thế về hình ảnh giúp tin truyền hình vượt trội so với tintrên các loại hình báo chí khác Nó là những “cú chộp” bản chất, lột tả đượcmột phần lớn diễn biến của sự kiện cũng như góc độ tâm lý của nhân vật đượcphản ánh trong tin, thông qua việc phản ánh các chi tiết diễn biến.
Ngoài hình ảnh, lời bình thì tiếng động hiện trường cũng là một kênhđem lại nội dung cơ bản của thông tin trong tin truyền hình Lời bình làm cho
ý nghĩa của hình ảnh trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn, thông tin trong đó cũng trởnên sinh động và hấp dẫn hơn
Như vậy, so với tin trên các loại hình báo chí khác thì rõ ràng tin truyềnhình có những ưu thế riêng Tuy nhiên, trong cùng một loại hình nhưng tintruyền hình do có đặc điểm riêng về thể loại nên nó cũng có thế mạnh mà cácthể loại khác không thể có Cùng là sự kết hợp giữa hình ảnh và âm thanhtrong tác phẩm nhưng tin truyền hình lại có một sự hấp dẫn hơn so với phóng
sự, ký sự… bởi tính thời sự cập nhật bởi “nghệ thuật của điểm chốt” Nghĩa
là, chỉ cần một vài thông điệp với cách thể hiện ngắn gọn, tin truyền hình đã
có thể nhanh chóng giúp công chúng biết có sự kiện gì xảy ra
Để tiện cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một khái niệm như
sau: “Tin truyền hình là một thể loại của loại hình báo chí truyền hình, phản
ánh những sự kiện, sự việc mới, có ý nghĩa xã hội, vừa xảy ra, đang hoặc sắp xảy ra, được thể hiện ngắn gọn, cô đúc, dễ hiểu thông qua hình ảnh và âm thanh”.
1.1.4 Sử dụng tiếng động hiện trường trong Tin truyền hình
Trên cơ sở những phân tích riêng lẻ các khái niệm về “Tin truyềnhình”, “Sử dụng tiếng động hiện trường” ở trên, chúng tôi kết hợp lại và kếthợp với thực tiễn sôi động xin đưa ra một quan niệm về “sử dụng tiếng độnghiện trường trong Tin truyền hình như sau”: “Sử dụng tiếng động hiện trườngtrong tin truyền hình là việc dùng (đưa) tiếng động hiện trường vào tin truyền
Trang 18hình một cách có tổ chức, theo một ý đồ nhất định nhằm đạt được hiệu quảthông tin cao nhất”.
Như vậy, cụ thể hóa khái niệm trên thì: “Sử dụng tiếng động hiện
trường trong Tin truyền hình là việc dùng các loại âm thanh (có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo) được ghi âm lại trong chính môi trường âm thanh của nguồn phát âm vào một việc gì đó nhằm mục đích làm cho Tin đó thêm chân thực, sinh động”.
Trong khuôn khổ khóa luận này, chúng tôi chỉ nghiên cứu tiếng độnghiện trường trong Tin là tiếng động được ghi lại ở nơi diễn ra sự kiện - diễn raTin đó, chứ không phải tiếng động hiện trường ở một nơi khác được tận dụng,đưa vào vào sự kiện đang nói tới để cung cấp thêm thông tin
1.2 Các dạng tiếng động hiện trường
Có nhiều cách để phân biệt các dạng tiếng động hiện trường nhưng dựatheo nguồn gốc xuất xứ nơi tạo ra tiếng động hiện trường, có thể chia thành:tiếng động tự nhiên và tiếng động nhân tạo
Theo ThS Trương Thị Kiên, đối với báo phát thanh, tiếng động tự
nhiên là dạng tiếng động do vạn vật hoặc con người tạo nên trong quá trình
vận động, phát triển Chẳng hạn, tiếng chim hót, tiếng nước chảy róc rách,
tiếng ồn của đám đông ở chợ, tiếng xe cộ trên đường phố, những đoạn âmnhạc vô tình lọt vào micro, tiếng mưa gió, sấm chớp, tiếng nói cười trong mộthội thơ, tiếng trống mõ trong một buổi chầu văn… đều là những tiếng động tựnhiên, có thể do vạn vật hoặc con người tạo nên.[10]
Định nghĩa này được đưa ra để phân biệt với tiếng động nhân tạo là
những âm thanh được con người tạo ra bằng cách mô phỏng tiếng động tự nhiên… Ví dụ: gõ tay vào bàn để tạo nên tiếng giày của người đi trên sàn
nhà; huýt sáo để tạo tiếng chim hót; dùng ống hút thổi vào thau nước để tạotiếng nước sôi; chuyển động những mảnh vải dày để tạo tiếng gió bão; tạotiếng đóng cửa bằng sự va chạm của hai miếng gỗ; tạo tiếng mưa nhỏ bằng
Trang 19cách lấy chổi tre quét lên giấy báo hoặc vò giấy gói đồ nhè nhẹ; tạo tiếngngựa đi bằng cách lấy hai quả dừa khô gõ vào nhau theo nhịp đi; tạo tiếngchạy của tàu điện bằng cách kéo lê xích sắt trên một tấm tôn; giả tiếng gàgáy, tiếng chó sủa [10]
Tuy nhiên, trong truyền hình, để đảm bảo tính chân thực, khách quancủa tin tức, việc sử dụng tiếng động hiện trường đặt ra yêu cầu sử dụng âmthanh gốc - những âm thanh do vạn vật hoặc con người tạo ra trong quá trìnhvận động và phát triển (tương đương với khái niệm “tiếng động tự nhiên”trong phát thanh); không sử dụng âm thanh giả lập (tương đương khái niệm
“tiếng động nhân tạo” trong phát thanh)
Trên cơ sở những nghiên cứu nêu trên, kết hợp với thực tiễn, để phục
vụ cho quá trình nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi chia tiếng động hiện trường 2dạng như sau:
- Tiếng động tự nhiên:
Tiếng động tự nhiên là dạng tiếng động do vạn vật tạo nên trong quátrình vận động, phát triển Chẳng hạn, tiếng chim hót, tiếng sóng vỗ, tiếngnước suối chảy…
- Tiếng động nhân tạo:
Nhân có thể hiểu là người Nhân tạo có thể hiểu một cách đơn giản đó
là do con người tạo ra Với cách lập luận như vậy, tiếng động nhân tạo làtiếng động do con người tạo nên trong quá trình vận động, phát triển
Tuy nhiên, trong phần tiếng động nhân tạo lại có thể chia thành nhiềudạng thức khác nhau Thứ nhất đó là dạng tiếng động do con người phải tác
động một lực vào hành động mới có thể tạo ra một âm thanh nào đó Ví dụ:
âm nhạc, âm thanh ồn ào trên đường phố, tiếng máy móc ở các công trườngxây dựng… Thứ hai, tiếng động do con người giao tiếp với xã hội tạo ra.Chẳng hạn như âm thanh khi của con người tạo ra trong quá trình giao tiếp xãhội Ví dụ như tiếng trò chuyện của hai nguyên thủ trong cuộc gặp gỡ cấp
Trang 20cao, tiếng cười nói trong một quán café, tiếng la hét của đám đông hay tiếng
hò reo cổ vũ… (không phải một đoạn phỏng vấn)
Như vậy có thể thấy tiếng động hiện trường rất phong phú Thực tếtiếng động hiện trường xuất hiện bao giờ cũng có những bối cảnh cụ thể Vớinhững sản phẩm báo chí, đặc biệt là phát thanh và truyền hình, tiếng độnghiện trường cũng được khai thác và sử dụng có mục đích trong những hoàncảnh cụ thể Chẳng hạn, tiếng động hiện trường có thể xuất hiện đồng thời(song hành) cùng với lời nhân chứng tại hiện trường Đó có thể là âm thanh tựnhiên hay âm thanh nhân tạo phát ra cùng thời điểm ghi hình nhân chứng tạihiện trường (phóng viên hiện trường, người được phỏng vấn, nhân vật quantrọng…) Cũng có khi, tiếng động làm nền cho lời nhà báo: những âm thanhphát ra tại hiện trường ghi hình, thường có âm lượng thấp, được dùng để minhhọa cho lời bình của phóng viên, biên tập viên Và cũng có thể, tiếng độnghiện trường độc lập (không kèm với lời nói): âm thanh mang thông tin liênquan đến nội dung tin bài, xuất hiện riêng rẽ, không đi kèm với lời bình, lờidẫn của phóng viên/biên tập viên, thường xuất hiện ở mức âm lượng lớn hoặcvừa phải
1.3 Vai trò của tiếng động hiện trường trong Tin truyền hình
Theo Từ điển tiếng Việt, “vai trò” là tác dụng, chức năng của ai hoặc cái
gì trong sự hoạt động, sự phát triển chung của một tập thể, một tổ chức.[6;1130] Vậy tìm hiểu vai trò của tiếng động hiện trường trong tin truyền hìnhchính là tìm hiểu hay chỉ ra những tác dụng, chức năng của tiếng động hiệntrường trong sự tồn tại, phát triển của thể loại tin truyền hình
- Tiếng động hiện trường góp phần cung cấp thông tin, thể hiện những sắc thái biểu cảm của sự kiện đó
Tiếng động hiện trường dù ngắn hay dài đều chứa đựng thông tin Đó
có thể là thông tin về thời gian, không gian, địa điểm, quang cảnh, hiện trạng,hoàn cảnh hay tâm trạng, tính cách của nhân vật…
Trang 21Ví dụ như buổi trưa hè có tiếng ve kêu râm ran, hoặc tiếng gió, tiếng lácây xào xạc, tiếng chân người hoặc tiếng xe chạy… Những âm thanh này cóthể giúp cho người tiếp nhận hình dung ra bối cảnh đó là ở một khu làng quêtrưa hè không gian tương đối vắng vẻ Hay, tiếng loa phát thanh buổi sớm sẽ
dễ nghe hơn tiếng loa phát thanh buổi chiều bởi nó không bị lẫn nhiều vớinhững âm thanh xe cộ, bán mua giờ tan tầm…
So với báo in, báo truyền hình đã tiến được những bước dài trong cáchthể hiện, rút ngắn thời gian tiếp nhận thông tin của công chúng báo chí Trongbáo in, nhà báo phải sử dụng ngôn từ làm phương tiện chuyển tải thông tinduy nhất và chủ yếu Ngôn từ cung cấp thông tin, đồng thời phải cung cấphình ảnh, vừa phải “kể”, vừa phải “vẽ” ra quang cảnh trong trí tưởng tượngcủa người đọc Đối với báo truyền hình, ngôn từ chính là hình ảnh, lời bình và
âm thanh Chúng trực tiếp đưa thông tin tới người đọc đồng thời qua hai kênhthị giác và thính giác Vì vậy, sử dụng tiếng động hiện trường hợp lý sẽ gópphần làm rõ hơn chủ đề, nội dung tác phẩm
Một thế mạnh của truyền hình là gợi cảm xúc thông qua hình ảnh.Nhưng không chỉ có thế, âm thanh nói chung tiếng động hiện trường nói riêngcũng có khả năng như vậy Tiếng động hiện trường có thể làm cho người tavui, buồn, có thể làm dấy lên sự thương cảm hay phẫn nộ…
- Tiếng động hiện trường làm tăng tính chân thực cho tin truyền hình:
Theo từ điển tiếng Việt, “chân thực” (hay chân thật) là phản ánh đúng
với bản chất của hiện thực khách quan [6;158]
Báo chí là phương tiện để phản ánh sự thật, phản ánh cuộc sống và thôngqua sự thật thúc đẩy xã hội phát triển Tính chân thực của báo chí là thật mộttrăm phần trăm, sự thật được nêu rõ bản chất, có tên người, địa chỉ, chi tiết rõràng cụ thể, người đọc, người nghe, người xem có thể tìm đến tận nơi đểchiêm nghiệm, học hỏi, đúc kết, rút kinh nghiệm [11]
Trang 22Tính chân thực là một đặc trưng quan trọng của báo chí, bao gồm trong
đó có báo truyền hình Tiếng động hiện trường là một trong nhiều yếu tố gópphần làm tăng tính chân thực cho truyền hình Nói về tiếng động hiện trườngtrong phóng sự, nhà báo Lê Hồng Quang trong cuốn “Một ngày thời sựtruyền hình” viết: “Âm thanh, kể cả những âm thanh có vẻ tầm thường nhất
là một phương pháp cổ điển để dẫn người xem đến nơi xảy ra sự kiện Âmthanh chính là hơi thở cuộc sống, làm cho phóng sự sinh động hơn, thựchơn.” [7; 102]
Sự xuất hiện của tiếng động hiện trường không chỉ bổ sung thông tin chonội dung tin tức, mà còn là bằng chứng xác thực nhất cho sự xuất hiện, chứngkiến sự kiện của phóng viên tại hiện trường
Biên tập viên Kiều Minh (Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC) cho rằng:
“Tiếng động truyền hình là yếu tố quan trọng trong tin truyền hình Nó chứngthực sự có mặt của phóng viên, biên tập viên tại nơi diễn ra sự kiện Trêntruyền hình, chỉ có thể loại tọa đàm tại trường quay (talk) mới không có tiếngđộng hiện trường Nếu có, đó thường là những tiếng động không mong muốn
bị lọt vào micro Nếu một tin tức không có tiếng động hiện trường, có thể mặcđịnh đó là tin do phóng viên khai thác, không phải do chính anh ta thực hiện.”
Trong báo in, tính chân thực thể hiện ở số liệu, thông tin sự kiện về thờigian, địa điểm, thông tin cụ thể của nhân vật về tuổi tác, nghề nghiệp, địachỉ… Tuy nhiên, tin tức trên báo in chỉ là con chữ, là những trích dẫn đượcbiên tập nhiều lần hoặc không khí tại sự kiện được nhà báo miêu tả lại Côngchúng không thể biết được thái độ, cảm xúc của nhân vật, phóng viên khi tiếpxúc với sự kiện đó Điều này khác với thể loại tin truyền hình: sự xuất hiệncủa phóng viên, nhân vật phỏng vấn tại địa điểm diễn ra sự kiện… cùng vớitiếng động hiện trường sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện cho khán giả về sự kiện
đó, cho phép họ “trải nghiệm” không khí sự kiện mà không cần lời bình dẫndắt, miêu tả dài dòng
Trang 23Tiếng động hiện trường làm tăng sự gợi cảm, tính chân thực của truyềnhình, tác động và nhận thức, tình cảm của người xem truyền hình Ian Masters
- BTV kì cựu của kênh truyền thanh Cardiff-based Thomson Foundation,người đào tạo các phát thanh viên trên toàn thế giới - coi việc thiếu tiếng độnghiện trường thực sự là một trong những lỗi phổ biến nhất trong các tin tứctruyền hình "Các nhà báo không nên viết những đoạn lời bình dài và khôngnên diễn tả âm thanh bằng lời quá nhiều như vậy Tôi nhớ đã xem một đoạntin ngắn về cuộc hành trình cuối cùng của một đầu máy hơi nước trên mộtkênh truyền hình nước ngoài Người quay phim đã ghi lại những hình ảnhtuyệt vời, làn khói trắng xóa khi đầu máy xì hơi và âm thanh chân thực lúc đó.Tuy vậy, lời bình của phóng viên lại át thứ âm thanh kì diệu đó đi, họ đã viếtquá nhiều về nó Âm thanh cuối cùng của đầu máy hơi nước đã tự nói lênnhiều điều hơn những gì phóng viên kia lảm nhảm".[13; tr.133]
Tiếng động hiện trường chính là “gia vị” của tin tức, làm tăng tính chânthực cho tin truyền hình và đưa khán giả đến gần hơn với nơi xảy ra sự kiện
- Tiếng động hiện trường định hướng và thu hút sự chú ý của khán giả:
Một trong những đặc trưng của truyền hình là độ tập trung không cao Nóivậy bởi, sự chú ý của khán giả thường xuyên bị phân tán bởi nhiều yếu tố khácnhau trong nội tâm cũng như xung quanh Không phải lúc nào họ cũng chú tâmtuyệt đối vào tivi khi tin tức bắt đầu Chính vì vậy, tiếng động hiện trường được
sử dụng hợp lý đặc biệt là ở ngay đầu một tin với âm lượng phù hợp sẽ tạo được
sự chú ý nhất định từ khán giả Tiếng động kiến người ta quay lại nhìn tivi khingười ta lơ đãng hay đang đọc sách hoặc trò chuyện với ai đó
Ngoài việc thu hút sự chú ý, tiếng động hiện trường còn có khả năngđịnh hướng được thông tin, sự chú ý của khán giả
Ví dụ như đưa tin về một đám cháy lớn, mở đầu tin là hình ảnh kèmtheo tiếng người la hét, tiếng công nhân cứu hỏa gọi nhau, tiếng vòi rồng xả
Trang 24nước…, tất cả “chưa hề” có một chút lời bình nào nhưng những âm thanh đóngay lập tức dễ dàng thu hút sự quan tâm của khán giả và cũng rất nhanh chỉtiếng động đó (tiếng la hét, kêu gào…) đã nhanh chóng định hướng thông tincho người xem biết rằng đó là một sự kiện gì đó gấp gáp, nguy kịch…
Tiếng động hiện trường có vai trò như lời dẫn dắt đặc biệt Nói vậy bởinếu sử dụng hợp lý, chưa cần đến lời bình tiếng động dẫn đường giúp khángiả biết mình sắp được dẫn dắt đến đâu Trong nhiều trường hợp, thay bằng
hệ thống lời dẫn, một chuỗi âm thanh tự nhiên có thể cho người nghe hiểuđược hoàn cảnh giao tiếp của nhà báo, hiểu được không gian, thời gian, nộidung tiếp theo sau của câu chuyện…
Tiếng động hiện trường không chỉ cung cấp thông tin mà nếu sử dụnghợp lý sẽ góp phần làm đa dạng hóa âm thanh, tạo sự sinh động cho tác phẩm
Âm thanh nói chung, tiếng động hiện trường nói riêng là một trong nhữngnguồn “tài nguyên” phong phú của truyền hình Muốn tạo nên sự sống độngcho tác phẩm truyền hình cần sử dụng đa dạng các thành tố âm thanh trong đó
có tiếng động hiện trường
- Tiếng động hiện trường làm nền cho lời bình trong tin truyền hình:
Tiếng động hiện trường không chỉ đứng độc lập để cung cấp thông tin
mà tiếng động hiện trường cũng có thể làm nền cho lời bình của Tin Điềunày nếu được xử lý tốt góp phần làm cho thông tin thêm sâu sắc, chân thực
Và khi đã “làm nền” cho lời bình sẽ góp phần làm cho lời bình thêm sinhđộng và thuyết phục hơn
Ví dụ như khi đưa tin về làng nghề làm mộc, kèm với lời bình củaphóng viên là tiếng búa gõ, tiếng bào gỗ, tiếng đục đều đều khi chạm trổ họatiết…; âm thanh ở một làng làm cốm là tiếng chày giã cốm mỗi sớm mai; âmthanh của một lớp học là tiếng học sinh đọc bài, ca hát…
Trang 25Tiếng động hiện trường với âm lượng thấp được sử dụng làm nền cholời bình trong tin truyền hình, đặc biệt có thể thấy nhiều ở thể loại tin lễ tân,tin hội nghị…
- Tiếng động hiện trường góp phần kết nối các chi tiết của tin
Tiếng động hiện trường được sử dụng khi bắt đầu lời bình hay đoạnphỏng vấn có thể giúp BTV chuyển cảnh một cách khéo léo, hình ảnh có thểthay đổi từ toàn cảnh đến trung - cận cảnh, từ góc phố này sang góc phố kiahay đi tới một không gian hoàn toàn khác… mà nội dung tin tức đề cập
Như mọi yếu tố khác trong tin tức, tiếng động hiện trường có thể góp
phần thúc đẩy tình tiết phát triển mà không gián đoạn mạch chảy đó “Sử
dụng tiếng động hiện trường để kết nối các chi tiết trong tin, như “vữa giữa các hàng gạch”, không phải thứ sẽ “phá vỡ” lời bình.”[15]
1.4 Yêu cầu về sử dụng tiếng động hiện trường trong Tin truyền hình
- Tiếng động hiện trường được sử dụng phải đem lại thông tin
Thông tin đó là chức năng đầu tiên của báo chí Một tác phẩm báo chíchỉ có giá trị khi đem lại thông tin Thông tin trong tác phẩm đó là sự hòaquyện trong nội dung và hình thức của tác phẩm Đó là ở chủ đề, vấn đề, cách
sử lý các cho tiết, cách kết cấu, sử dụng ngôn ngữ… Truyền hình cũng là mộtloại hình báo chí nên tác phẩm truyền hình cũng phải thỏa mãn những yêu cầu
đó mới có giá trị với công chúng Tuy nhiên điểm làm nên sự khác biệt lớngiữa truyền hình và các loại hình báo chí khác đó chính là ngôn ngữ trong tácphẩm đó Nội dung thông tin trong tác phẩm truyền hình được thể hiện bằnghình ảnh và âm thanh Hay nói cách khác, hình ảnh và âm thanh hòa quyệnlàm nên một sản phẩm truyền hình thông qua một chủ đề nào đó Vậy nên, bất
kỳ một thành tố nào trong hai ngôn ngữ đó đều có nhiệm vụ đem tới thôngtin, nếu không sẽ không có giá trị Tiếng động hiện trường - một thành tố của
âm thanh, chỉ có giá trị khi đem lại thông tin cho tác phẩm đó
Tiếng động không chỉ cho người ta biết Cái gì? Mà nó còn đem lạinhiều giá trị hơn thế nữa Có người cho rằng, tiếng động hiện trường đóng vai
Trang 26trò là “trạng từ” Nói vậy bởi nó có khả năng từ bổ sung thông tin về thờigian, nơi chốn, mức độ, cách thức cho một động từ, một tính từ, một cụm từhoặc một phó từ khác Trạng từ thường trả lời một trong bốn câu hỏi: thế nào,khi nào, ở đâu, hoặc đến mức nào.
Dù truyền hình kế thừa kinh nghiệm xử lí, thể hiện âm thanh của báophát thanh, ngôn ngữ của hai thể loại này vẫn có nhiều điểm khác biệt Đốivới tin phát thanh, BTV chỉ cần xử lí lời bình sao cho chi tiết, cụ thể, mô tảđược nhiều yếu tố xuất hiện tại hiện trường thì trong tin truyền hình, hình ảnh
đã “nói” gần hết, lời bình, BTV chỉ bổ sung thêm những gì khán giả khôngthể thấy qua màn ảnh nhỏ Chính vì vậy, tiếng động hiện trường với vai tròmột trạng từ trong câu tin chính là công cụ hữu ích để giúp lời bình trong tintruyền hình cô đọng, súc tích hơn
Một ví dụ đơn giản với trạng từ: Khi đưa tin về một giải điền kinh, thay
vì nói “Anh ấy chạy rất nhanh” thì BTV có thể sử dụng tiếng động hiệntrường (tiếng bước chân của vận động viên trên đường đua, tiếng hò reo củakhán giả khi vận động viên bứt phá lao về đích…) Lúc này, tiếng động hiệntrường đã có thể thay thế cho cụm tính từ “rất nhanh” mà BTV muốn thể hiện
- Thời lượng và vị trí sử dụng tiếng động hiện trường trong tin phải hợp lý
Việc sử dụng phần tiếng động hiện trường dài hay ngắn; ít hay nhiều;
sử dụng ở đầu, giữa hay cuối Tin hoặc suốt toàn bộ thời lượng của Tin đóphụ thuộc vào ý đồ của mỗi phóng viên và sự kiện đang được đề cập tới
Mặc dù như đã trình bày ở phần trước, tiếng động hiện trường có vaitrò và nhiều giá trị quan trọng Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý ở những
vị trí không phù hợp sẽ dễ dàng khiến cho Tin đó trở nên nặng nề Khán giả
dễ “rối loạn” hoặc bị phân tán khi phải tiếp nhận nhiều âm thanh chưa đượccẩn trong chau chuốt
Tiếng động hiện trường có thể dùng như một “mốc” đánh dấu giữa cácđoạn lời bình (thay thế cho dấu chấm câu trong văn viết) Với những tin dài,
Trang 27khối lượng thông tin lớn, tiếng động hiện trường tạo khoảng nghỉ thích hợpcho khán giả (dùng như dấu phẩy) Tiếng động hiện trường khi được sử dụngthích hợp sẽ củng cố thêm thông tin cho lời bình
- Âm lượng tiếng động hiện trường phải phù hợp
Không có quy tắc nào cho BTV, PV khi sử dụng tiếng động hiện trườngtrong tin truyền hình Tuy nhiên, tiếng động hiện trường trong tin tức cũng giốngcác dấu câu trong văn viết, sử dụng khéo léo sẽ tạo ra nhịp điệu cho câu chuyện;
sử dụng tùy tiện sẽ khiến nội dung thông tin rời rạc, vô nghĩa
Tin có thể bị phá vỡ khi tiếng động hiện trường quá to, át đi lời bìnhcủa biên tập viên hay lời phỏng vấn nhân vật Vị trí thích hợp cho tiếng độnghiện trường lúc này là những khoảng nghỉ tự nhiên của biên tập viên nhân vật
Tiếng động hiện trường phải liên quan và bổ trợ cho nội dung tin tức.Trong quá trình dựng phim, đây chính là yếu tố giúp BTV phân biệt tiếngđộng hiện trường với tiếng ồn và tạp âm
Tiếng động hiện trường trong tin truyền hình mang tính ngẫu nhiên, vìvậy phóng viên, biên tập viên phải dự đoán ngay từ khi nhận đề tài để chủđộng ghi âm, tính đến hiệu quả tác động và sự kết hợp hài hoà của tiếng độngvới các âm thanh khác trong từng cảnh của tin đó
Tóm lại, tiếng động hiện trường có vai trò quan trọng trong tác phẩmbáo chí, đặc biệt là báo truyền hình Cùng với lời bình, lời phỏng vấn, tiếngđộng hiện trường còn cung cấp thêm thông tin cho tác phẩm truyền hình nóichung và tin truyền hình nói riêng Bên cạnh đó, tiếng đọng hiện trừng còn
“đánh thức” cảm xúc của người xem, tạo sự “nhiệt tình” trong tiếp nhận thôngtin của khán giả
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, khóa luận đã xây dựng cơ sở lý thuyết và thực tiễn về tintruyền hình và sử dụng tiếng động hiện trường trong thể loại tin truyền hình
Trang 28Tin truyền hình là thể loại được coi là mũi nhọn của báo truyền hình vàluôn là thể loại được chú trọng trong suốt lịch sử phát triển của loại hình báochí này Bên cạnh những đặc điểm của thể loại tin báo chí nói chung, tintruyền hình còn mang những đặc điểm riêng như tính thời sự cao, ngắn gọnhơn, trực tiếp hơn, sinh động, chân thật nhờ sử dụng lời phát biểu của nhânchứng và tiếng động hiện trường…
Tiếng động hiện trường trong tin truyền hình được xác định là những
âm thanh tự nhiên và tiếng động nhân tạo truyền đi và được ghi lại tại hiệntrường của sự kiện, địa điểm được nhắc tới trong tin tức Sử dụng tiếng độnghiện trường trong tin tức truyền hình là đem tiếng động hiện trường dùng vàotin truyền hình một cách có tổ chức, theo một ý đồ nhất định
Tiếng động hiện trường đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại, pháttriển của thể loại tin truyền hình: tiếng động tham gia cung cấp thông tin, thểhiện những sắc thái biểu cảm của sự kiện đó; tiếng động hiện trường làm tăngtính chân thực cho tin truyền hình; định hướng và thu hút sự chú ý của khángiả; làm nền cho lời bình của tin; chúng cũng kết nối các chi tiết trong tin tức
Để hoàn thành các vai trò đó, tiếng động hiện trường được sử dụngphải đem lại thông tin; âm lượng, thời lượng, vị trí sử dụng tiếng động phảiphù hợp Nếu không đạt được những tiêu chí này, tiếng động hiện trường cóthể bị coi là âm thanh nhiễu, tiếng ồn gây khó chịu cho khán giả, làm cảntrở quá trình chuyển tải thông tin
Vấn đề sử dụng tiếng động hiện trường trong tin tức truyền hình thểhiện trên các bình diện được xác định là nguồn gốc, tần suất và thời điểm xuấthiện, nội dung, hình thức của tiếng động hiện trường Về nguồn gốc, tiếngđộng hiện trường trong tin tức truyền hình được chia thành bốn dạng: tiếngđộng tự nhiên, tiếng động nhân tạo, âm thanh khi giao tiếp và sự im lặng.Khóa luận đã phân biệt rõ khái niệm "tiếng động tự nhiên" và "tiếng độngnhân tạo" trong báo truyền hình khác với báo phát thanh, thống nhất lại cáchgọi tên dạng thức tiếng động trong phạm vi khóa luận Ở bình diện hình thức,tiếng động hiện trường xuất hiện dưới ba dạng: tiếng động làm nền cho lời
Trang 29nhân chứng, tiếng động làm nền cho lời bình và tiếng động độc lập Trong đó,chúng tôi xem xét yếu tố tần suất, vị trí tiếng động hiện trường xuất hiện và
âm lượng tiếng động nhằm làm rõ hơn các khía cạnh của yếu tố tiếng độnghiện trường trong tin truyền hình
Đây cũng chính là những điểm tựa để chúng tôi tiến hành khảo sát thựctiễn trong những chương sau
Chương 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG ĐỘNG HIỆN TRƯỜNG
TRONG TIN TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY
(Khảo sát chương trình Thời sự 19h và chương trình Thể thao 24/7 từ tháng
Trong số các chương trình thời sự nêu trên thì Thời sự 19h là chương
trình được nhiều người quan tâm theo dõi nhất bởi đây là khung “thời gianvàng” để lên sóng, khi đó, mọi người đã kết thúc các công việc lao động, họctập trong một ngày và có nhiều thời gian tập trung để theo dõi chương trình
Thời gian đầu, do điều kiện về nhân lực cũng như kỹ thuật còn khókhăn, Đài truyền hình Việt Nam chỉ phát sóng khoảng 2 đến 3 giờ mỗingày trong đó khoảng 30 phút dành cho chương trình thời sự Đến nay, Đài
Trang 30truyền hình Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ Giờ đây, Đài có
hàng chục chương trình thời sự mỗi ngày và đặc biệt chương trình Thời sự
19h vẫn được duy trì và có thời lượng phát sóng lớn hơn nhiều so với thời
lượng các bản tin khác trong ngày Hiện, chương trình Thời sự 19h có thời
lượng 45 phút/chương trình
Nội dung trong chương trình Thời sự 19h tương đối phong phú, đa
dạng, được chọn lọc rất kĩ từ rất nhiều thông tin quan trọng từ mọi miền tổ
quốc Chương trình Thời sự 19h luôn giữ đúng vai trò của mình trong việc
làm cầu nối giữa Đảng và Chính phủ với nhân dân Những phóng viên củaBan thời sự luôn kịp thời có mặt tại các điểm nóng, ở mọi miền Tổ quốc để
kịp thời phản ánh, đưa tin đến khán giả Chương trình Thời sự 19h gồm 2
phần là mảng thời sự trong nước và thời sự quốc tế Tổng số tin, bài trong 2phần này khoảng 20 đến 25 tin, bài/ngày Trong đó, thể loại Tin chiếm đa sốvới khoảng 15 đến 20 tin, còn lại các tác phẩm khác thuộc thể loại phóng sựhoặc phỏng vấn Tin, bài trong chương trình chủ yếu do phóng viên của Đài
cùng đội ngũ phóng viên thường trú thực hiện Ngoài ra, chương trình Thời
sự 19h còn có sự đóng góp tin, bài của các phóng viên của các đài Phát thanh
và Truyền hình địa phương
Chương trình Thời sự 19h cập nhật các đường lối, chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước; những hoạt động quan trọng của lãnh đạo Đảng
và Nhà nước; những sự kiện quan trọng của đất nước, của các ban ngành luônđược thông tin một cách cập nhật Cùng với đó nhiều sự việc, hiện tượng diễn
ra trong cuộc sống gây ảnh hưởng đến người dân; những cách làm sáng tạo,những tấm gương người tốt việc tốt qua chương trình cũng được biểu dươngđúng lúc… Thông tin cập nhật, đa dạng từ chương trình đã giúp nhân dânhiểu và tích cực hưởng ứng
Bên cạnh đó, chương trình cũng cập nhật những thông tin quốc tế vềvấn đề hoà bình, tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục,… nổi bật của
Trang 31các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua đội ngũ phóng viên thườngtrú có kinh nghiệm ở nước ngoài.
Hiện nay để cạnh tranh được với thông tin của các loại hình báo chítruyền thông khác, chương trình đã được quan tâm đầu tư về nhiều mặt đặcbiệt có sự thay đổi lớn trong việc cải tiến về nội dung cũng như hình thức thểhiện Trường quay hiện đại, phương tiện kỹ thuật hiện đại với đội ngũ dẫnchương trình nhiệt tình, kinh nghiệm và nhiều góc quay được liên tục thay đổitrong ghi hình… Điều này đã góp phần tạo nên những nét thể hiện mới lạ đốivới khán giả
Chính vì sự cố gắng không ngừng nghỉ đó, mà từ khi ra đời đến nay,chương trình thời sự ngày một khẳng định vị trí là người bạn tin cậy tronglòng khán giả xem truyền hình, đảm bảo những sai sót được hạn chế đến mứctối thiểu
Để đạt có được những thành quả như trên là cả một sự nỗ lực khôngngừng nghỉ, vượt qua những áp lực lớn của đội ngũ phóng viên, biên tập viêntruyền hình để hoàn thành nhiệm vụ
2.1.2 Chương trình Thể thao 24/7
Thể thao 24/7 (tiếng Anh: Sports 24/7 - Sport 24 hour for a week; có
nghĩa là Thể thao cập nhật 24 giờ trong suốt 7 ngày) là một chương trình phát
sóng trên kênh VTV1, VTV2, VTV3, sau chương trình Thời sự - Đài truyền
hình Việt Nam vào mỗi buổi tối Chương trình này được phát sóng đầu tiênvào ngày 1 tháng 3, 2005 để cập nhật các tin tức thể thao trong 24 giờ trên 1tuần lễ
Chương trình Thể thao 24/7 tổng hợp ngắn gọn các tin tức thể thao
trong nước và quốc tế diễn ra trong ngày với phong cách trẻ trung, sôi động,cập nhật chính xác những thông tin cần thiết nhất tới khán giả yêu thể thao
Hiện nay, Thể thao 24/7 cập nhật hầu hết các bộ môn thể thao, nhưng
điển hình là bóng đá, bơi lội,
Trang 32Thể thao 24/7 được phát sóng 19:50 sau khi kết thúc thời sự VTV (hoặc
22:45 sau khi kết thúc thời sự VTV phát lại trên VTV2 vào mỗi đêm) Bản tinthường được thực hiện có hậu kỳ
So với các chương trình Thể thao khác, bản tin Thể thao 24/7 ngắn gọn
hơn, chỉ gói gọn trong khoảng thời lượng từ 5 - 7 phút (chưa bao gồm hìnhhiệu và tin tổng hợp lịch thi đấu, bảng tổng sắp…) Tuy thời lượng ngắnnhưng nội dung tin thường bao gồm đầy đủ tin ngắn, tin tổng hợp, tin lời, tin
hình, bình luận và phóng sự Phóng sự trong chương trình Thể thao 24/7 có
chủ đề chủ yếu là thể thao trong nước (vai trò của các huấn luyện viên đối với
sự thành bại của một môn thể thao, cuộc sống ngoài sân đấu của các vận độngviên, bình luận về những vụ tai tiếng (scandal) mới nhất trong làng thể thao
như cá độ, bán độ bóng đá… Người dẫn chương trình của chương trình Thể
thao 24/7 thường là những người trẻ tuổi, có ngoại hình năng động, phong
cách dẫn sôi nổi, hài hước phù hợp với không khí của các bản tin thể thao.Được khán giả yêu mến và nhớ đến có thể kể đến biên tập viên Gia Hiền,Quốc Khánh…
Thời gian, thời lượng và tần số phát sóng:
- Thời gian phát sóng: 19h50 tối các ngày trong tuần trên kênh VTV1
- Đài Truyền hình Việt Nam
- Thời lượng phát sóng: khoảng 8 phút 30 giây/1 chương trình.
- Tần suất phát sóng: 7 chương trình/tuần.
Kết cấu:
- Hình hiệu chương trình: 15 giây
- Tin thể thao trong nước: khoảng 3 - 4 phút
- Tin thể thao quốc tế: khoảng 3 - 4 phút
- Lịch thi đấu, bảng tổng sắp…: khoảng 15 - 30 giây
2.2 Khảo sát việc sử dụng tiếng động hiện trường trong Tin truyền hình hiện nay
Trang 332.2.1 Tần suất Tin đã sử dụng tiếng động hiện trường trong 2 chương trình khảo sát
Đối với chương trình Thời sự 19h và chương trình Thể thao 24/7, từ
tháng 3/2014 đến tháng 3/2015, tác giả đã tiến hành khảo sát tổng cộng 792
số phát sóng, tương đương 8372 tin (Chương trình Thời sự 19h có: 6336 tin; Bản tin Thể thao 24/7 có: 2036 tin).
Trong đó: 73% tin thông tin về thời sự và thể thao trong nước, 23% tin
tức thông tin về thời sự và thể thao quốc tế.(Biểu đồ 1)
1974 tin) Tin kinh tế có tỉ lệ thấp nhất, chiếm 9,1% tổng số tin tức khảo sát,
tương đương 762 tin (Biểu đồ 2)
Trang 34Tin chính trị, ngoại kin chính trị, ngoại h trị, ngoại ế
Tin chính trị, ngoại VH - XH - XH XH - XH
Tin chính trị, ngoại trị, ngoại hể thao trị, ngoại hao
Kết quả khảo sát cho thấy, 84,8% tin tức trong chương trình Thời sự
19h và bản tin Thể thao 24/7 có sử dụng tiếng động hiện trường (7096 tin);
15,2% tin(1276 tin) không có sự xuất hiện của yếu tố này
11099
Biểu đồ 3 Tần suất sử dụng tiếng động hiện trường trong tin truyền hình
(Khảo sát chương trình Thời sự 19h và bản tin Thể thao 24/7 từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015)
Số lần TĐHT xuất lần chính trị, ngoại TĐH - XHT xuấtrị, ngoại hiện chính trị, ngoại
Trong số 1276 tin không sử dụng tiếng động hiện trường đã bao gồm
918 tin là tin lời, tin ảnh, tin lịch thi đấu Đây là những tin do biên tập viêntrường quay trực tiếp thể hiện lời bình, có thể sử dụng yếu tố âm nhạc để hỗ
Trang 35trợ Như vậy, có 358 tin thuộc nhiều thể loại (tin chính trị, tin kinh tế, tin vănhóa - xã hội, tin thể thao) không sử dụng tiếng động hiện trường.
Tổng thời lượng dành cho tiếng động là 3342 phút 30 giây trong tổng
số 20.988 phút, chiếm 15,93% thời lượng tin Điều đó cho thấy, thời lượngchủ yếu trong ngôn ngữ tin truyền hình là dành cho lời nói
Tiếng động hiện trường trong các tin tức kể trên bao gồm 1) Tiếngđộng đồng thời với lời nhân chứng tại hiện trường, 2) Tiếng động làm nền cholời nhà báo, 3) Tiếng động độc lập (không kèm với lời nói) Trong đó, tiếngđộng độc lập và tiếng động đi kèm lời nhà báo - vốn thể hiện đậm đặc nhấtđặc tính của ngôn ngữ tiếng động được sử dụng nhiều (3627 phút 31 giâytrong tổng số 3931 phút 54 giây), chiếm 92.2% tổng thời lượng tiếng độnghiện trường
2.2.2 Thực trạng việc sử dụng tiếng động hiện trường trong chương trình Thời sự 19h
Thời gian khảo sát từ tháng 3/2014 tới tháng 3/2015, trong tổng số
6336 tin được phát sóng trong chương trình Thời sự 19h có 86,1% tin (tương
đương 5455 tin) có sử dụng tiếng động hiện trường; 13,9% tin (881 tin) không
sử dụng tiếng động hiện trường Trong số đó, có 538 tin (chiếm 8,5%) là tinlời (tin công báo, điện đàm…), tin ảnh (tin dự báo bão, tin về các chỉ số kinhtế…) do biên tập viên trực tiếp thể hiện lời bình Như vậy, có 343 tin thời sự(chiếm 5,4%) hoàn toàn không có tiếng động hiện trường
Tổng thời lượng dành cho tiếng động hiện trường trong các tin thời sự
là 2718 phút 24 giây trong tổng số 17.820 phút, chiếm 12,3% thời lượng
chương trình
a Về tần suất sử dụng tiếng động hiện trường trong chương trình Thời sự 19h
Trang 36Sự im lặng im nền cho lời nhà báo lặn chính trị, ngoại g
Tiếng động trong các tin kể trên bao gồm: tiếng động đồng thời với lờinhân chứng tại hiện trường, tiếng động làm nền cho lời nhà báo, tiếng độngđộc lập (không kèm với lời nói), nhiễu, tiếng ồn và sự im lặng Trong đó,tiếng động làm nền cho lời bình là dạng tiếng động xuất hiện nhiều nhất(81,1% tiếng động hiện trường là âm thanh nền) “Sự im lặng” hiếm hoi xuấthiện trên tin tức truyền hình (0,1%)
b Về các dạng thức tiếng động hiện trường sử dụng trong Tin của chương trình Thời sự 19h
Qua khảo sát cho thấy: Tiếng động tự nhiên xuất hiện với tần suất thấp,
chỉ chiếm 5,2% tổng số tiếng động hiện trường trong chương trình Thời sự
19h; Tiếng động nhân tạo chiếm 43.5% tổng số tiếng động hiện trường trong
tin thời sự Trong tiếng động nhân tạo thường gặp là tiếng nhạc (13,7%), tiếngchụp ảnh (6,2%) và 23.6% còn lại là các âm thanh khác: tiếng máy móc, tiếng
xe cộ ồn ào…
Trong số tiếng động hiện trường đó, âm thanh khi giao tiếp có tỉ lệ lớnnhất (chiếm 51,2% tống số TĐHT) Cụ thể, âm thanh khi giao tiếp thường gặptrong các tin thời sự là tiếng phát biểu (chiếm 29,4% số lượng TĐHT), tiếng
vỗ tay (15,2%), tiếng trò chuyện (6,6%)…còn lại là những âm thanh khác
Trang 37r Tiến chính trị, ngoại g trị, ngoại ò chuyện chuyện chính trị, ngoại Tiến chính trị, ngoại g chụp ản chính trị, ngoại h Tiến chính trị, ngoại g độn chính trị, ngoại g n chính trị, ngoại hân chính trị, ngoại trị, ngoại ạo khác
Tiến chính trị, ngoại g độn chính trị, ngoại g trị, ngoại ự im lặng n chính trị, ngoại hiên chính trị, ngoại
Trang 38c Về cách thức sử dụng tiếng động hiện trường trong Tin của chương trình Thời sự 19h
Qua khảo sát cho thấy, tiếngđộng hiện trường trong tin truyềnhình thường xuất hiện nhiều nhất
ở giữa tin (57,4%) Tiếng độnghiện trường kéo dài xuyên suốt tin(21,8%) hoặc xuyên suốt lời bình(19,6%) - tức chỉ bị gián đoạn khi có các yếu tố khác xuất hiện: phỏng vấn,hình ảnh đồ họa…
Âm lượng của tiếng động hiện trường trong các tin thời sự thường ởmức nhỏ, làm nền (74%) hoặc ở mức vừa phải (20,8%) Có thể là cùng mộttiếng động hiện trường nhưng âm lượng được tăng giảm linh hoạt tùy theomục đích sử dụng của phóng viên 1,9% tiếng động hiện trường trong tin thời
sự quá to, gây khó chịu cho người xem
Thời lượng của tiếng động hiện trường trong tin thời sự chủ yếu kéo dài
từ 3 - 8 giây (36,1%) hoặc dưới 3 giây (16,5%) Tiếng động hiện trường hiếmkhi xuất hiện với thời lượng từ 13 - 15 giây (3,9%)
1.9%
3.3%
20.8%
74.0%
Biểu đồ 7 Âm lượng của tiếng động hiện trường trong tin thời sự
(Khảo sát chương trình Thời sự 19h từ tháng 3/2014 - 3/2015)
To, ngoại gây khó chịu cho n chính trị, ngoại gười xem nền cho lời nhà báo Bằn chính trị, ngoại g với lời bìn chính trị, ngoại h Vừa phải Nhỏ, ngoại làm nền cho lời nhà báo n chính trị, ngoại ền chính trị, ngoại 14.3%
41.7%
13.8%
14.3%
15.9%
Biểu đồ 6 Vị trí của tiếng động hiện trường trong tin thời sự
(Khảo sát chương trình Thời sự 19h từ 3/2014 - 3/2015)
Trang 39Biểu đồ 8 Thời lượng của tiếng động hiện trường trong tin thời sự
(Khảo sát chương trình Thời sự 19h từ tháng 3/2014 - 3/2015)
Dưới 3 giây
Từ 3 - XH 8 giây
Từ 9 - XH 12 giây
Từ 13 - XH 15 giây r
T ên chính trị, ngoại 15 giây Bằn chính trị, ngoại g trị, ngoại hời lượn chính trị, ngoại g lời bìn chính trị, ngoại h Bằn chính trị, ngoại g trị, ngoại hời lượn chính trị, ngoại g tin chính trị, ngoại trị, ngoại ức
d Việc sử dụng tiếng động hiện trường trong các dạng Tin phân theo yếu tố địa lý (Tin trong nước, Tin quốc tế) trong chương trình Thời sự 19h
Tiếng động hiện trường trong những tin tức được trích dẫn dưới đâyđược đặt trong dấu ngoặc vuông, viết hoa, in đậm để phân biệt với lời bình vàcác thông tin khác
Tin thời sự trong nước
Qua khảo sát cho thấy, tin trong nước chiếm 76,2% thời lượng phát
sóng của chương trình Thời sự 19h (tương đương 4828 tin) Trong đó, tin
chính trị chiếm từ khoảng 62 - 85% thời lượng phát sóng mỗi chương trình
Cá biệt, chương trình Thời sự 19h ngày 23/5/2015 chỉ có 2 tin văn hóa - xã
hội, còn lại là tin chính trị
Dù đã có nhiều biện pháp cải cách công tác sản xuất tin truyền hình,trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều tin không có tiếng động hiện trường, hoặcmắc lỗi khi sử dụng với nhiều lý do khác nhau
Một số ví dụ tiêu biểu cho tin tức truyền hình không có tiếng động hiệntrường có thể kể đến các tin do đài truyền hình tỉnh, đài địa phương thực hiện
và gửi tư liệu về cho Đài Truyền hình Việt Nam Chất lượng âm thanh, hìnhảnh không đạt yêu cầu từ trong quá trình thực hiện tại đài địa phương hoặc cóthể giảm do quá trình gửi tin bài
Trang 40Cùng là “không có tiếng động hiện trường” nhưng ở các tin tức khác
nhau, sự im lặng lại mang ý nghĩa khác nhau Tin “Phó chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Thị Kim Ngân chia buồn với nhân dân Singapore trước sự ra đi của ngài Lý Quang Diệu”, phát sóng trong chương trình Thời sự 19h ngày
26/3/2015 là một ví dụ xuất sắc cho việc sử dụng tiếng động hiện trườngtrong tin tức truyền hình Một tin ngắn tưởng như không có tiếng động hiệntrường, kì thực, đó là sự im lặng trước sự ra đi mãi mãi của một chân dungchính trị lớn Tiếng màn trập máy ảnh kéo dài vài giây cùng đèn flash lóe lên
ở cuối tin tức đã chứng minh sự có mặt của tiếng động hiện trường tại đó
Tin thời sự quốc tế
Tin quốc tế phát sóng trong chương trình Thời sự 19h có thể là tin mua
lại, khai thác lại từ các đài truyền hình lớn, các nguồn tin có độ tin cậy như
AP, AFP, BBC, WSJ, Reuters…
Tin quốc tế cũng có những mẫu chung cho các tin lễ tân chính trị, tương
tự như tin lễ tân Việt Nam Tuy nhiên với thời lượng ngắn, thông tin cô đọng,súc tích, tin chính trị quốc tế (đặc biệt các tin chiến tranh, nội chiến, khủng bố,tin văn hóa - xã hội) khá “được lòng” người xem Một trong các yếu tố tạo nênsức hấp dẫn cho tin chính trị quốc tế chính là tiếng động hiện trường
Ví dụ: Tin “Ucraina xuất hiện dấu hiệu căng thẳng trở lại” (phát trên chương trình Thời sự 19h ngày 23/2/2015)
[34:14 - 34:18 XE CỨU THƯƠNG HỤ CÒI] Ít nhất 2 người thiệt mạng và 15 người khác bị thương trong vụ đánh bom tại thành phố Kharkov miền Đông Ucraina [34:24 - 34:26 TIẾNG KHÓC NẤC] Theo người đứng đầu Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ucraina Alexander Turchinov , đã có 4 người bị bắt giữ sau cuộc tấn công này [34:32 - 34:34 TIẾNG XÔN XAO] Thành phố Kharkov cũng đã ban bố cảnh báo khủng bố ở mức cao nhất và một chiến dịch chống khủng bố mới sẽ được triển khai tại thành phố này Tổng thống Ucraina Poroshenko đã lên án vụ đánh bom tại thành phố