Giáo án phụ đạo Ngữ văn lớp 9 học kỳ I năm học 20172018:BUỔI 1Ngày soạn: 2. 9. 2015Ngày dạy:..................CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠII. Mục tiêu cần đạt Hệ thống lại cho học sinh kiến thức về các phương châm hội thoại. Các trường hợp không tuân thủ phương châm hôị thoại. Nắm và hiểu được từ ngữ xưng hô, cách sử dụng từ ngữ xưng hô trong hội thoại. Phân biệt được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Hs có kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp, tạo lập văn bản. Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.II. Chuẩn bị: Gv: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án Hs: Ôn tập ở nhà, sách giáo khoa, vở ghi.III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:1. Ổn định tổ chức.2. Kiểm tra bài cũ? Lần lượt Hs lên bảng trả lời các khái niệm về các PCHT, cách dẫn trực tiếp, gián tiếp. Cho ví dụ minh hoạ.3. Nội dung ôn tập.Gv hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống lại các PCHT đã học Hoạt động I: Các phương châm hội thoại1.Lập bảng ôn tập các phương châm hội thoại:Các PCHTKhái niệmVí dụLượng Khi giao tiếp cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng nhu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa không thiếu.An: Cậu có biét bơi không?Ba: Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa.An: Cậu học bơi ở đâu vậy?Ba: Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu. Phân tích: Khi An hỏi câu “Học bơi ở đâu?” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời của Ba không mang đầy đủ nội dung mà An cần biết, vì vậy ngay trong nghĩa của “bơi” đã có “ở dưới nước”.Trả lời như thế là vừa thừa, vừa thiếu, nội dung lời nói không đúng yêu cầu giao tiếp. Chất Khi giao tiếp đừng nói điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. Ăn đơm, nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác. Ăn ốc, nói mò: vu khống, bịa đặt. Cãi chày, cãi cối: cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả. Khua môi múa mép: khoác lác, ba hoa, phô trương. Nói dơi, nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực. Hứa hươu, hứa vượn: hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa,Quan hệ Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. Ông nói gà bà nói vịt: mỗi người nói một đằng không ăn khớp nhau, không hiểu nhau. Khách: “ Nóng quá”Chủ nhà: “Mất điện rồi”.Chủ nhà hiểu đó không phải một thông báo mà là một yêu cầu: “Làm ơn bật quạt lên”. Nên mới đáp: “Mất điện rồi”.Cách thức Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.Câu tục ngữ:+ Ăn lên đọi, nói lên lời” Khuyên người ta nói năng phải rõ ràng, rành mạch.+ Dây cà ra dây muống:Chỉ cách nói dai` dòng, rườm rà.+ Luống buống như ngậm hạt thị:Chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch.Lịch sự Khi giao tiếp, cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. Dạo này mày lười lắm.Con dạo này không được chăm chỉ lắm Trong kho tàng tục ngữ ca dao VN có nhiều câu khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong cuộc sống và khuyên người ta nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn trong giao tiếp. Tiếng chào cao mâm cỗ.Hoặc: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Lời nói chẳng mất tiền muaLựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Kim vàng ai nỡ uốn câuNgười khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.Hoạt động của thầy và tròNội dungHoạt động II: Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp:? Em hãy lấy một tình huống giao tiếp. ? Phân tích mối quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp. Trong chuyện “Chào hỏi”. Câu hỏi của chàng rể “Bác làm việc vất vả lắm phải không?”. Trong tình huống khác có thể coi là lịch sự thể hiện sự quan tâm đến người khác. nhưng trong tình huống này, người ta đang làm việc trên cây cao mà chàng rể gọi tụt xuống để hỏi. Tức là đã quấy rối, đã làm phiền hà cho người đó. Câu hỏi có vẻ lịch sự hoá ra không lịch sự.2. Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp: Để tuân thủ các phương châm hội thoại, người nói phải được các đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nảo? Nói để làm gì? Nói ở đâu?)Hoạt động III: Các trường hợp không tuân thủ PCHT? Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại bắt nguồn từ đâu Phương châm hội thoại chỉ là những yêu cầu chung trong giao tiếp chứ không phải là những quy định có tính bắt buộc. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại thường là do những nguyên nhân sau:+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.Ví dụ: An: Cậu có biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào không?An hỏi.Ba: Đâu Khoảng thế kỉ XX.Câu trả lời của Ba không đáp ứng đúng yêu cầu như An mong muốn tức là đã không tuân thủ phương châm về lượng. Trong trường hợp này Ba không biết chính xác năm chế tạo chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới. Để tuân thủ phương châm về chất (thì Ba đã không nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực). Ba phải trả lời chung chung. Người nói muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.Gv Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”, không phải người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng. Xét về nghĩa tường minh thì câu này không tuân thủ phương châm về lượng bởi vì nó dường như không cho người nghe thêm một thông tin nào. Xét về nghĩa hàm ý thì câu này muốn nói: Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người; con người không nên chạy theo đồng tiền mà quên đi những thứ quan trọng hơn, thiêng liêng hơn trong cuộc sống. Tức là như vậy vẫn đảm bảo tuân thủ phương châm về lượng.Hoạt động VI: Xưng hô trong hội thoại? Kể tên các từ ngữ dùng để xưng hô trong Tiếng Việt? So sánh với các ngôn ngữ khác và rút ra nhận xét về từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt Tiếng việt có một hệ thống xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.Gv: Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm kháccủa tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.? Đọc lại ví dụ phần ngữ liệu SGK về cuộc đối thoại giữa Mèn và ChoắtHs: Đọc lại,a)Đoạn đối thoại thứ nhất giữa Dế Choắt và Dế Mèn:+ Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn: anh.+ Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt: chú máy.b) Đoạn đối thoại thứ hai giữa Dế Choắt và Dế Mèn:+ Trong cuộc đối thoại này, giữa Dế Choắt và Dế Mèn đều xưng hô với nhau là: Anh tôi. Đó là cách xưng hô bình đẳng. Hoạt động V: Luyện Tập? Vận dụng phương châm về lương để phân tích những câu thơ sau:a. Trâu là một loài gia súc nuôi ở trong nhà.b. Én là một loài chim có hai cánh.? Trên cơ sở phương châm về chất, em hãy chỉ ra những trường hợp nào là cần tránh trong giao tiếp:a.Nói có căn cứ chắc chắn là b.Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che dấu điều gì đó là c.Nói một cách hú hoạ, không có căn cứ là d.Nói nhảm nhí, vu vơ là e. Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là Hoạt động VI: Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp? Em hãy phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách đẫn gián tiếp.Dẫn trực tiếpDẫn gián tiếpLà nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật (không sửa đổi); sử dụng dấu hai chấm (:) để ngăn cách phần thường kèm theo dấu ngoặc kép.VD: Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thich hợp; không dùng dấu hai chấm; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.VD:3. Các trường hợp không tuân thủ PCHT+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội+ Người nói muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.4. Xưng hô trong hội thoại: Tiếng việt có một hệ thống xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.a. Đó là cách xưng hô bất bình đẳng, của một kẻ thế yếu cảm thấy mình thấp hèn cần nhờ vả người khác ở vị thế mạnh, kiêu căng, hách dịch.b. Đó là cách xưng hô bình đẳng. Luyện tậpBài tập 1:a. Thừa “ nuôi ở trong nhà” vì “gia súc” đã mang nghĩa thú nuôi trong nhà.b. Thừa “có hai cánh” vì tất cả các loài chim đều có hai cánh.Bài tập 2:a. “Nói có sách, mách có chứng”.b. “Nói dối”.c. “Nói mò”.d. “Nói nhăng nói cuội”.e. “Nói trạng”.5. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp: Trong cách dẫn trực tiếp, có thể đổi vị trí giữa hai phần: lời dẫn và lời được dẫn. Đặt lời dẫn lên trước, ngăn cách với phần lời dẫn bằng dấu gạch ngang hoặc dấu phẩy.+ “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” Cháu nói.+ “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”, cháu nói. 4. Củng cố: Các phương châm hội thoại, Xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp. 5. Dặn dò: Về nhà ôn tập lại các kiến thuéc đã học về Tiếng Việt, làm bài tập còn lại.V. Rút kinh nghiệm..........................................................................................................................................................................................................................................................................PHẦN KÝ DUYỆTVăn Hải, ngày ... tháng ... năm 2017
Trang 1- Phân biệt được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Hs có kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp, tạo lập văn bản Có ýthức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
2 Kiểm tra bài cũ
? Lần lượt Hs lên bảng trả lời các khái niệm về các PCHT, cách dẫn trựctiếp, gián tiếp Cho ví dụ minh hoạ
3 Nội dung ôn tập.
Gv hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống lại các PCHT đã học
Hoạt động I: Các phương châm hội thoại
1 Lập bảng ôn tập các phương châm hội thoại:
An: -Cậu có biét bơi không?
Ba: -Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa
An: -Cậu học bơi ở đâu vậy?
Ba: -Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu
* Phân tích: Khi An hỏi câu “Học bơi ở đâu?” mà Batrả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời của Ba khôngmang đầy đủ nội dung mà An cần biết, vì vậy ngaytrong nghĩa của “bơi” đã có “ở dưới nước”.Trả lờinhư thế là vừa thừa, vừa thiếu, nội dung lời nóikhông đúng yêu cầu giao tiếp
Chất
- Khi giao tiếpđừng nói điều
mà mình không tin là đúng hay
- Ăn đơm, nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyệncho người khác
- Ăn ốc, nói mò: vu khống, bịa đặt
- Cãi chày, cãi cối: cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ
gì cả
Trang 2không có bằng chứng xác thực.
- Khua môi múa mép: khoác lác, ba hoa, phô trương
- Nói dơi, nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh, khôngxác thực
- Hứa hươu, hứa vượn: hứa để được lòng rồi khôngthực hiện lời hứa,
Quan hệ
- Khi giaotiếp, cần nóiđúng vào đềtài giao tiếp,tránh nói lạcđề
- Ông nói gà bà nói vịt: mỗi người nói một đằngkhông ăn khớp nhau, không hiểu nhau
Câu tục ngữ:
+ Ăn lên đọi, nói lên lời”
Khuyên người ta nói năng phải rõ ràng, rành mạch.+ Dây cà ra dây muống:
Chỉ cách nói dai` dòng, rườm rà
+ Luống buống như ngậm hạt thị:
Chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rànhmạch
Lịch sự - Khi giao
tiếp, cần chú ýđến sự tế nhị,khiêm tốn vàtôn trọngngười khác
- Dạo này mày lười lắm
Con dạo này không được chăm chỉ lắm!
- Trong kho tàng tục ngữ ca dao VN có nhiều câukhẳng định vai trò của ngôn ngữ trong cuộc sống vàkhuyên người ta nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhãnhặn trong giao tiếp
- Tiếng chào cao mâm cỗ
Hoặc: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”
- Lời nói chẳng mất tiền muaLựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Kim vàng ai nỡ uốn câuNgười khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
Hoạt động II: Quan hệ giữa phương châm hội
thoại và tình huống giao tiếp:
? Em hãy lấy một tình huống giao tiếp
? Phân tích mối quan hệ giữa phương châm hội
thoại và tình huống giao tiếp
- Trong chuyện “Chào hỏi” Câu hỏi của chàng
rể “Bác làm việc vất vả lắm phải không?”
2 Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp:
- Để tuân thủ các phươngchâm hội thoại, người nóiphải được các đặc điểm của
Trang 3Trong tình huống khác có thể coi là lịch sự thể
hiện sự quan tâm đến người khác nhưng trong
tình huống này, người ta đang làm việc trên cây
cao mà chàng rể gọi tụt xuống để hỏi Tức là đã
quấy rối, đã làm phiền hà cho người đó Câu hỏi
có vẻ lịch sự hoá ra không lịch sự
tình huống giao tiếp (Nói vớiai? Nói khi nảo? Nói để làmgì? Nói ở đâu?)
Hoạt động III: Các trường hợp không tuân thủ
PCHT
? Việc không tuân thủ các phương châm hội
thoại bắt nguồn từ đâu
- Phương châm hội thoại chỉ là những yêu cầu
chung trong giao tiếp chứ không phải là những
quy định có tính bắt buộc
- Những trường hợp không tuân thủ phương
châm hội thoại thường là do những nguyên nhân
sau:
+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao
tiếp
+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm
hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn
Ví dụ:
An: -Cậu có biết chiếc máy bay đầu tiên được
chế tạo vào năm nào không?-An hỏi
Ba: - Đâu! Khoảng thế kỉ XX
Câu trả lời của Ba không đáp ứng đúng yêu cầu
như An mong muốn tức là đã không tuân thủ
phương châm về lượng Trong trường hợp này
Ba không biết chính xác năm chế tạo chiếc máy
bay đầu tiên trên thế giới Để tuân thủ phương
châm về chất (thì Ba đã không nói những điều
mà mình không có bằng chứng xác thực) Ba
phải trả lời chung chung
- Người nói muốn gây sự chú ý để người nghe
hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó
Gv -Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”, không
phải người nói đã không tuân thủ phương châm
về lượng Xét về nghĩa tường minh thì câu này
không tuân thủ phương châm về lượng bởi vì nó
dường như không cho người nghe thêm một
thông tin nào Xét về nghĩa hàm ý thì câu này
muốn nói: Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống
chứ không phải là mục đích cuối cùng của con
3 Các trường hợp không tuân thủ PCHT
+ Người nói vô ý, vụng về,thiếu văn hoá giao tiếp
+ Người nói phải ưu tiên chomột phương châm hội
+ Người nói muốn gây sự chú
ý để người nghe hiểu câu nóitheo một hàm ý nào đó
Trang 4người; con người không nên chạy theo đồng tiền
mà quên đi những thứ quan trọng hơn, thiêng
liêng hơn trong cuộc sống Tức là như vậy vẫn
đảm bảo tuân thủ phương châm về lượng
Hoạt động VI: Xưng hô trong hội thoại
? Kể tên các từ ngữ dùng để xưng hô trong
Tiếng Việt
? So sánh với các ngôn ngữ khác và rút ra nhận
xét về từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt
- Tiếng việt có một hệ thống xưng hô rất phong
phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm
Gv: Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các
đặc điểm kháccủa tình huống giao tiếp để xưng
hô cho thích hợp
? Đọc lại ví dụ phần ngữ liệu SGK về cuộc đối
thoại giữa Mèn và Choắt
-Hs: Đọc lại,
a)Đoạn đối thoại thứ nhất giữa Dế Choắt và Dế
Mèn:
+ Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn: anh
+ Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt: chú máy
b) Đoạn đối thoại thứ hai giữa Dế Choắt và Dế
Mèn:
+ Trong cuộc đối thoại này, giữa Dế Choắt và
Dế Mèn đều xưng hô với nhau là: Anh - tôi Đó
là cách xưng hô bình đẳng
Hoạt động V: Luyện Tập
? Vận dụng phương châm về lương để phân tích
những câu thơ sau:
a Trâu là một loài gia súc nuôi ở trong nhà
b Én là một loài chim có hai cánh
? Trên cơ sở phương châm về chất, em hãy chỉ
ra những trường hợp nào là cần tránh trong giao
tiếp:
a.Nói có căn cứ chắc chắn là
b.Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che dấu
điều gì đó là
c.Nói một cách hú hoạ, không có căn cứ là
4 Xưng hô trong hội thoại:
- Tiếng việt có một hệ thốngxưng hô rất phong phú, tinh tế
và giàu sắc thái biểu cảm
a Đó là cách xưng hô bất bìnhđẳng, của một kẻ thế yếu cảmthấy mình thấp hèn cần nhờ
vả người khác ở vị thế mạnh,kiêu căng, hách dịch
b Đó là cách xưng hô bìnhđẳng
* Luyện tập Bài tập 1:
a Thừa “ nuôi ở trong nhà” vì
“gia súc” đã mang nghĩa thúnuôi trong nhà
b Thừa “có hai cánh” vì tất cảcác loài chim đều có hai cánh
Bài tập 2:
a “Nói có sách, mách cóchứng”
b “Nói dối”
c “Nói mò”
d “Nói nhăng nói cuội”
e “Nói trạng”
Trang 5d.Nói nhảm nhí, vu vơ là
e Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói
những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là
Hoạt động VI: Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp
? Em hãy phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách
đẫn gián tiếp
Dẫn trực tiếp Dẫn gián tiếp
Là nhắc lại nguyên
vẹn lời nói hay ý nghĩ
của người hoặc nhân
vật (không sửa đổi);
không dùng dấu haichấm; lời dẫn giántiếp không đặt trongdấu ngoặc kép
VD:
5 Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
- Trong cách dẫn trực tiếp, cóthể đổi vị trí giữa hai phần: lờidẫn và lời được dẫn Đặt lờidẫn lên trước, ngăn cách vớiphần lời dẫn bằng dấu gạchngang hoặc dấu phẩy
+ “Đấy, bác cũng chẳng
“thèm” người là gì?”- Cháunói
+ “Đấy, bác cũng chẳng
“thèm” người là gì?”, cháunói
-PHẦN KÝ DUYỆT
Văn Hải, ngày tháng năm 2015
BUỔI 3
Trang 6C TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1 Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số: 9A
2 Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3 Nội dung ôn tập:
Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh ôn lại khái niệm văn bản nhật dụng
Hoạt động 2: Hệ thống hoá nội dung văn bản nhật dụng đã học:
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Lê Anh Trà
I Khái quát
1 Xuất xứ
Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về
Người “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà.
2 Bố cục của văn bản
Văn bản có thể chia làm 2 phần:
- Từ đầu đến “rất hiện đại”: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa dân tộc nhân loại
- Phần còn lại: Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh
II Kiến thức cơ bản
1.Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa
- Hoàn cảnh: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy truân chuyên
+ Gian khổ, khó khăn
+ Tiếp xúc văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới
- Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng cứu nước
- Đi nhiều nước, tiếp xúc với văn hóa nhiều vùng trên thế giới
- Biết nhiều ngoại ngữ, làm nhiều nghề
- Học tập miệt mài, sâu sắc đến mức uyên thâm
2 Vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trang 7Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phóng cách sống vô cùng giản dị:
- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: chiếc nhà sàn nhỏ vừa là nơi tiếp khách, vừa là nơi làm việc, đồng thời cũng là nơi ngủ
- Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp…
- Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa…
Biểu hiện của đời sống thanh cao:
- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó
- Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời
- Đây là cách sống có văn hóa, thể hiện 1 quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp gắn liền với
sự giản dị, tự nhiên
Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa:
- Nguyễn Trãi: Bậc thầy khai quốc công thần, ở ẩn
- Nguyễn Bỉnh Khiêm: làm quan, ở ẩn
3 Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp trong cách sống của Hồ Chí Minh
- Kết hợp giữa kể và bình luận Đan xen những lời kể là những lời bình luận rất tự nhiên: “Có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh”…
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu
- Đan xen thơ của các vị hiền triết, cách sử dụng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa chủ tịch Hồ Chí Minh với các vị hiền triết của dân tộc
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại, hiệu đại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam,…
III Tổng kết
Về nghệ thuật:
- Kết hợp hài hòa giữa thuyết minh với lập luận
- Chọn lọc chi tiết giữa thuyết minh với lập luận
- Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
Trang 8- Nhận giải Nôben về văn học năm 1982.
2 Hệ thống luận đề, luận điểm của văn bản.
* Luận đề: đấu tranh cho một thế giới hòa bình
* Luận điểm:
- Luận điểm 1: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất
- Luận điểm 2: Đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm
vụ cấp bách của toàn thể nhân loại
II Kiến thức cơ bản
1 Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
- Xác định cụ thể thời gian: “Hôm nay ngày 8-8-1986”
- Đưa ra những tính toán lý thuyết để chứng minh: con người đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
Dẫn chứng:
+ “Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng bốn tấn thuốc nổ - tất cả chỗ đó nổ tung sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”.+ Kho vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời
2 Tác động của cuộc đua chiến tranh hạt nhân đối với đời sống xã hội:
-Cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn.
-Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại ý chí của con người mà còn phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.
Dẫn chứng: Tác giả đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất Chỉ ra sự đối lập lớn giữa quá
Trang 9trình phát triển hàng triệu năm của sự sống trên trái đất và một khoảng thời gian ngắn ngủi để vũ khí hạt nhân tiêu hủy toàn bộ sự sống.
Tác giả đã đưa ra những lập luận cụ thể, giàu sức thuyết phục, lấy bằng chứng từ nhiều lĩnh vực: khoa học, xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục… là những lĩnh vực thiết yếu trong cuộc sống con người để chứng minh
3 Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình.
- Khẳng định vai trò của cộng đồng trong việc đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân
- Đưa ra lời đề nghị thực tế: mở nhà băng lưu trữ trí nhớ để có thể tồn tại được sau khi (giả thiết) chiến tranh hạt nhân nổ ra
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự hủy diệt của nó
- Kêu gọi mọi người: hãy ngăn chặn nguy cơ đó, bảo vệ con người, bảo vệ sự sống
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
I Khái quát
Bố cục:
Văn bản được chia làm 3 phần:
- Sự thách thức: Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực, về
tình trạng bị rơi vào hiểm họa của trẻ em trên thế giới
- Cơ hội: Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có
thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em
- Nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng
quốc tế cần làm vì sự sống còn, sự phát triển của trẻ em
II Kiến thức cơ bản
1.Sự thách thức
- Chỉ ra cuộc sống cực khổ nhiều mặt của trẻ em trên thế giới hiện nay
+ Trở thành nạn nhân chiến tranh, bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài Một số ví dụ: trẻ em các nước nghèo ở Châu Á, châu Phi bị chết đói; nạn nhân chất độc màu da cam, nạn nhân của chiến tranh bạo lực; trẻ em da đen phải đi lính, bị đánh đập; trẻ em là nạn nhân của các cuộc khủng bố ở Nga,… Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật
+ Chịu đựng những thảm họa đói nghèo, khủng hoảng kinh tế; tình trạng vô gia cư,nạn nhân của dịch bệnh, mù chữ, môi trường ô nhiễm…
- Đây là thách thức lớn với toàn thế giới
2 Cơ hội
Trang 10Điều kiện thuận lợi cơ bản để thế giới đẩy mạnh việc chăm sóc bảo vệ trẻ em:+ Hiện nay kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển, tính cộng đồng hợp tác quốc tế được củng cố mở rộng, chúng ta có đủ phương tiện và kiến thức để làm thay đổi cuộc sống khổ cực của trẻ em.
+ Sự liên kết của các quốc gia cũng như ý thức cao của cộng đồng quốc tế có Công ước về quyền của trẻ em tạo ra một cơ hội mới.
+ Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh, tăng cường phúc lợi xã hội
3.Nhiệm vụ
- Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em là nhiệm vụ hàng đầu
- Đặc biệt quan tâm đến trẻ em bị tàn tật có hoàn cảnh khó khăn
- Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ vì lợi ích của trẻ em
- Giữa tình trạng, cơ hộ và nhiệm vụ có mối quan hệ chặt chẽ Bản tuyên bố đã xácđịnh những nhiệm vụ câp thiết của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia: từ tăng cường sức khỏe và đề cao chế độ dinh dưỡng đến phát triển giáo dục trẻ em, từ cácđối tượng quan tâm hàng đầu đến củng cố gia đình, xây dựng môi trường xã hội; từbảo đảm quan hệ bình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội
+ Quan tâm việc giáo dục phát triển trẻ em, phổ cập bậc giáo dục cơ sở
+ Nhấn mạnh trách nhiệm kế hoạch hóa gia đình
+ Gia đình là cộng đồng, là nền móng và môi trường tự nhiên để trẻ em lớn khôn
và phát triển
+ Khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội
III Tổng kết.
- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề
cấp bách có ý nghĩa toàn cầu hiện nay
- Bố cục mạch lạc, hợp lý; các ý trong văn bản tuyên ngôn có mối quan hệ chặt chẽvới nhau
4 Củng cố: Khái quát lại những nội dung trọng tâm
5 Dặn dò: Về nhà ôn tập lại các kiến thức đã học.
V Rút kinh nghiệm
-PHẦN KÝ DUYỆT
Văn Hải, ngày tháng năm 2015
BUỔI 4
Trang 11- Nắm một cách có hệ thống nội dung, ý nghĩa và cách phân tích tác phẩm
“Chuyện người con gái Nam Xương”
II Chuẩn bị:
Gv: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án Hs: Ôn tập ở nhà, sách giáo khoa, vở ghi
III Tiến trình tổ chức ôn tập
1 Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số: 9A
2 Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3 Nội dung ôn tập:
- Quê: Huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương
b) Tác phẩm
* Truyền kỳ mạn lục: Tập sách gồm 20 truyện, ghi lại những truyện lạ lùng kỳ
quái
Truyền kỳ: là những truyện thần kỳ với các yếu tố tiên phật, ma quỷ vốn được lưu
truyền rộng rãi trong dân gian
Mạn lục: Ghi chép tản mạn.
Truyền kỳ còn là một thể loại viết bằng chữ Hán (văn xuôi tự sự) hình thành sớm ở
Trung Quốc, được các nhà văn Việt Nam tiếp nhận dựa trên những chuyện có thực
về những con người thật, mang đậm giá trị nhân bản, thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân về một xã hội tốt đẹp
-Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời và nỗi oan khuất của người phụ
nữ Vũ Nương, là một trong số 11 truyện viết về phụ nữ
- Truyện có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương” tại huyện Nam Xương (Lý Nhân - Hà Nam ngày nay)
Trang 12- Trương Sinh phải đi lính chống giặc Chiêm Vũ Nương sinh con, chăm sóc mẹ chồng chu đáo Mẹ chồng ốm rồi mất.
- Trương Sinh trở về, nghe câu nói của con và nghi ngờ vợ Vũ Nương bị oan nhưng không thể minh oan, đã tự tử ở bến Hoàng Giang, được Linh Phi cứu giúp
- Ở dưới thuỷ cung, Vũ Nương gặp Phan Lang (người cùng làng) Phan Lang được Linh Phi giúp trở về trần gian - gặp Trương Sinh, Vũ Nương được giải oan - nhưngnàng không thể trở về trần gian
PHÂN TÍCH
1 Nhân vật Vũ Nương.
* Tình huống 1: Vũ Nương lấy chồng.
Trước bản tính hay ghen của chồng, Vũ Nương đã “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hoà”
* Tình huống 2: Xa chồng
Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ chung thuỷ, yêu chồng tha thiết, một người
mẹ hiền, dâu thảo
Hai tình huống đầu cho thấy Vụ Nương là người phụ nữ đảm đang, thương yêu chồng hết mực
*Tình huống 3: Bị chồng nghi oan.
- Trương Sinh thăm mộ mẹ cùng đứa con nhỏ (Đản)
- Lời nói của đứa con: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cho tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít… Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến…”
Trương Sinh nghi ngờ lòng chung thuỷ của vợ chàng
- Câu nói phản ánh đúng ý nghĩ ngây thơ của trẻ em: nín thin thít, đi cũng đi, ngồi cũng ngồi (đúng như sự thực, giống như một câu đố giấu đi lời giải Người cha
nghi ngờ, người đọc cũng không đoán được)
- Tài kể chuyện (khéo thắt nút mở nút) khiến câu chuyện đột ngột, căng thẳng, mâuthuẫn xuất hiện
- La um lên, giấu không kể lời con nói Mắng nhiếc, đuổi đánh vợ đi Hậu quả là
Trang 13- Phân trần để chồng hiểu rõ nỗi oan của mình Những lời nói thể hiện sự đau đớn thất vọng khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công Vũ Nương không có quyền tự bảo vệ.
Hạnh phúc gia đình tan vỡ Thất vọng tột cùng, Vũ Nương tự vẫn Đó là hành độngquyết liệt cuối cùng
- Lời than thống thiết, thể hiện sự bất công đối với người phụ nữ đức hạnh
*Tình huống 4: Khi ở dưới thuỷ cung.
Đó là một thế giới đẹp từ y phục, con người đến quang cảnh lâu đài Nhưng đẹp nhất là mối quan hệ nhân nghĩa
- Cuộc sống dưới thuỷ cung đẹp, có tình người
Tác giả miêu tả cuộc sống dưới thuỷ cung đối lập với cuộc sống bạc bẽo nơi trần thế nhằm mục đích tố cáo hiện thực
- Vũ Nương gặp Phan Lang, yếu tố ly kỳ hoang đường
- Nhớ quê hương, không muốn mang tiếng xấu
Thể hiện ước mơ khát vọng một xã hội công bằng tốt đẹp hơn, phù hợp với tâm lý người đọc, tăng giá trị tố cáo
- Thể hiện thái độ dứt khoát từ bỏ cuộc sống đầy oan ức Điều đó cho thấy cái nhìnnhân đạo của tác giả
- Vũ Nương được chồng lập đàn giải oan - còn tình nghĩa với chồng, nàng cảm kích, đa tạ tình chàng nhưng không thể trở về nhân gian được nữa Vũ Nương muốn trả ơn nghĩa cho Linh Phi, muốn trở về với chồng con mà không được
2 Nhân vật Trương Sinh
- Con nhà giàu, ít học, có tính hay đa nghi
- Cuộc hôn nhân với Vũ Nương là cuộc hôn nhân không bình đẳng
- Tâm trạng Trương Sinh nặng nề, buồn đau vì mẹ mất
Lời nói của Đản
- Lời nói của Đản kích động tính ghen tuông, đa nghi của chàng
- Xử sự hồ đồ, độc đoán, vũ phu thô bạo, đẩy vợ đến cái chêt oan nghiệt
- Mắng nhiếc vợ thậm tệ, không nghe lời phân trần
- Không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng
III Tổng kết
1 Về nghệ thuật
- Kết cấu độc đáo, sáng tạo
- Nhân vật: diễn biến tâm lý nhân vật được khắc hoạ rõ nét
- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc kết hợp tự sự + trữ tình + kịch
- Yếu tố truyền kỳ: Kỳ ảo, hoang đường
- Nghệ thuật viết truyện điêu luyện
Trang 144 Củng cố: Khái quát lại những nội dung trọng tâm
5 Dặn dò: Về nhà ôn tập lại các kiến thức đã học.
V Rút kinh nghiệm
-PHẦN KÝ DUYỆT
Văn Hải, ngày tháng năm 2015
Trang 15Biết cảm nhận , phân tích một tác phẩm văn xuôi trung đại Có kĩ năng để nhận
ra những khác biệt giữa truyện trung đại với truyện hiện đại
Có kĩ năng tổng hợp khái quát để đánh giá về ý nghĩa giá trị của tác phẩm
II CHUẨN BỊ:
G: Soạn giáo án, chuẩn bị hệ thống các bài tập
H: - Đọc lại các tác phẩm văn xuôi Trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn
9 Nắm chắc các giá trị nội dung và nghệ thuật của các truyện
III TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1 Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số: 9A
2 Kiểm tra bài cũ:
- Hãy kể tên các tác phẩm văn xuôi trung đại mà em đã được học trong chương trình? Cho biết trong các tác phẩm ấy em thích nhất tác phẩm nào? Tại sao?
3 Nội dung ôn tập:
Trong chương trình Ngữ văn, bộ phân văn học trung đại chiếm một số lượng không nhiều, nhưng các truyện văn xuôi trung đại là những câu chuyện có những vẻ đẹp riêng.Vậy vẻ đẹpcủa những tác phẩm này ở những điểm nào? Cách hiểu và phân tích những tác phẩm này như thế nào?
VĂN BẢN: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
- Quê: Hải Dương
- Sinh ra trong một gia đình khoa bảng
- Ông sống vào thời chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng nên có thời gian
muốn ẩn cư, sáng tác văn chương, khảo cứu về nhiều lĩnh vực
Trang 16- Thơ văn của ông chủ yếu là ký thác tâm sự bất đắc chí của một nho sĩ sinh không gặp thời.
* Một số tác phẩm chính:
Khảo cứu:
- Bang giao điển lệ
- Lê triều hội điển
- Vũ trung tuỳ bút là một tác phẩm văn xuôi xuất sắc ghi lại một cách sinh động và
hấp dẫn hiện thực đen tối của lịch sử nước ta thời đó Cung cấp những kiến thức vềvăn hoá truyền thống (nói chữ, cách uống chè, chế độ khoa cử, cuộc bình văn trongnhà Giám,…), về phong tục (lễ đội mũ, hôn lễ, tệ tục, lễ tế giáo, phong tục,…) về địa lý (những danh lam thắng cảnh), về xã hội, lịch sử,…
II Đọc - hiểu văn bản
1 Cuộc sống của chúa Trịnh và bọn quan lại
- Xây dựng nhiều cung điện, đền đài lãng phí, hao tiền tốn của
- Thích đi chơi, ngắm cảnh đẹp
- Những cuộc dạo chơi bày trò giải trí hết sức lố lăng tốn kém
- Việc xây dựng đền đài liên tục
- Mỗi tháng vài ba lần Vương ra cung Thuỵ Liên…
- Việc tìm thú vui của chúa Trịnh thực chất là để cướp đoạt những của quý trong thiên hạ để tô điểm cho cuộc sống xa hoa
Bằng cách đưa ra những sự việc cụ thể, phương pháp so sánh liệt kê - miêu tả tỉ mỉ sinh động, tác giả đã khắc hoạ một cách ấn tượng rõ nét cuộc sống ăn chơi xa hoa
vô độ của vua chúa quan lại thời vua Lê, chúa Trịnh
- “Cây đa to, cành lá… như cây cổ thụ”, phải một cơ binh hàng trăm người mới khiêng nổi
Trang 17- Hình núi non bộ trông như bể đầu non…
- Cảnh thì xa hoa lộng lẫy nhưng những âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn, tang tóc đau thương, báo trước điềm gở: sự suy vong tất yếu của một triều đại phong kiến
- Thể hiện thái độ phê phán, không đồng tình với chế độ phong kiến thời Trịnh - Lê
2 Thủ đoạn của bọn quan hầu cận
Được chúa sủng ái, chúng ngang nhiên ỷ thế hoành hành, vừa ăn cướp vừa la làng
Đó là hành vi ngang ngược, tham lam, tàn bạo, vô lý bất công
- Các nhà giàu bị vu cho là giấu vật cung phụng
- Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá thì thậm chí phải phá nhà, huỷ tường để khiêngra
- Dân chúng bị đe doạ, cướp bóc, o ép sợ hãi
- Thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phỉa đập bỏ núi non bộ - hoặc phá
bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ…
Tăng tính thuyết phục, kín đáo bộc lộ thái độ lên án phê phán chế độ phong kiến
- Bằng cách xây dựng hình ảnh đối lập, dùng phương pháp so sánh liệt kê những
sự việc có tính cụ thể chân thực, tác giả đã phơi bày, tố cáo những hành vi thủ đoạncủa bọn quan lại hầu cận
III Tổng kết
1 Về nghệ thuật
Thành công với thể loại tuỳ bút:
- Phản ánh con người và sự việc cụ thể, chân thực, sinh động bằng các phương pháp: liệt kê, miêu tả, so sánh
- Xây dựng được những hình ảnh đối lập
Ngô Gia Văn Phái
I Đọc, tìm hiểu chung về văn bản
- Văn chương của ông trong sáng, giản dị, tự nhiên mạch lạc
Trang 18- Viết 7 hồi đầu của Hoàng Lê nhất thống chí cuối năm 1786.
* Ngô Thì Du (1772-1840)
- Cháu gọi Ngô Thì Sĩ là bác ruột
- Học rất giỏi, nhưng không dự khoa thi nào Năm 1812 vua Gia Long xuống chiếucầu hiền tài, ông được bổ làm đốc học Hải Dương, ít lâu lui về quê làm ruộng, sángtác văn chương
- Là người viết tiếp 7 hồi cuối của Hoàng Lê nhất thống chí (trong đó có hồi 14).
- Tác phẩm có tính chất chỉ ghi chép sự kiện lịch sử xã hội có thực, nhân vật thực, địa điểm thực
- Là cuốn tiểu thuyết lịch sử - viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi
- Gồm 17 hồi
2 Chú thích
(SGK)
3 Tác phẩm
- Tác phẩm là bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Việt Nam khoảng
30 năm cuối thế kỷ XVII và mấy năm đầu thế kỷ XIX, trong đó hiện lên cuộc sốngthối nát của bọn vua quan triều Lê - Trịnh
- Chiêu Thống lo cho cái ngai vàng mục rỗng của mình, cầu viện nhà Thanh kéo quân vào chiếm Thăng Long
- Người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, lập nên triều đại Tây Sơn rồi mất Tây Sơn bị diệt, Vương triều Nguyễn bắt đầu (1802)
4.Bố cục
Hồi 14 có thể chia làm ba phần:
- Phần một (từ đầu đến “hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788)”): Được tin quan Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương lên ngôi hoàng đế và cầm quân dẹp giặc
- Phần hai (từ “Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh” đến “rồi kéo vào thành”): Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung
- Phần ba (còn lại): Hình ảnh thất bại thảm hại của bọn xâm lăng và lũ vua quan bán nước
II Đọc - hiểu văn bản
1 Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ
- Tiếp được tin báo, Bắc Bình Vương “giận lắm”
- Họp các tướng sỹ - định thân chinh cầm quân đi ngay; lên ngôi vua để chính danh
vị (dẹp giặc xâm lược trị kẻ phản quốc)
Ngày 25-12: Làm lẽ xong, tự đốc suất đại binh cả thuỷ lẫn bộ, đến Nghệ An ngày 29-12
- Gặp người cống sĩ (người đỗ cử nhân trong kỳ thi Hương) ở La Sơn
- Mộ thêm quân (3 xuất đinh lấy một người), được hơn một vạn quân tinh nhuệ.a) Nguyễn Huệ là người bình tĩnh, hành động nhanh, kịp thời, mạnh mẽ, quyết đoán trước những biến cố lớn
b) Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén mưu lược
Trang 19- Theo binh pháp “Quân thua chém tướng”.
- Hiểu tướng sĩ, hiểu tường tận năng lực của bề tôi, khen chê đúng người, đúng việc
- Sáng suốt mưu lược trong việc xét đoán dùng người
- Tư thế oai phong lẫm liệt
- Chiến lược: Thần tốc bất ngờ, xuất quân đánh nhanh thắng nhanh (hơn 100 cây
số đi trong 3 ngày)
- Tài quân sự: nắm bắt tình hình địch và ta, xuất quỷ nhập thần
- Tầm nhìn xa trông rộng - niềm tin tuyệt đối ở chiến thắng, đoán trước ngày thắng lợi
d) Là bậc kỳ tài trong việc dùng binh: bí mật, thần tốc, bất ngờ
Trận Hà Hồi: vây kín làng, bắc loa truyền gọi, quân lính bốn phía dạ ran, quân địch
“rụng rời sợ hãi”, đều xin hàng, không cần phải đánh Trận Ngọc Hồi, cho quân lính lấy ván ghép phủ rơm dấp nước làm mộc che, khi giáp lá cà thì “quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao chém bừa…” khiến kẻ thù phải khiếp vía, chẳng mấy chốc thu được thành
Bằng cách khắc hoạ trực tiếp hay gián tiếp, với biện pháp tả thực, hình tượng người anh hùng dân tộc hiện lên đẹp đẽ tài giỏi, nhân đức
- Khi miêu tả trận đánh của Nguyễn Huệ, với lập trường dân tộc và lòng yêu nước, tác giả viết với sự phấn chấn, những trang viết chan thực có màu sắc sử thi
2 Hình ảnh bọn xâm lược và lũ tay sai bán nước.
a) Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:
- Không đề phòng, không được tin cấp báo
- Ngày mồng 4, quân giặc được tin Quang Trung đã vào đến Thăng Long:
+ Tôn Sĩ Nghị sợ mất mặt, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, nhằm hướng bắc mà chạy
+ Quân sĩ hoảng hồn, tranh nhau qua cầu, xô nhau xuống sông, sông Nhị Hà bị tắc nghẽn
b) Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước, hại dân:
- Vua Chiêu Thống vội cùng bọn thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền của dân để qua sông, “luôn mấy ngày không ăn”
Trang 20- Đuổi kịp Tôn Sỹ Nghị, vua tôi “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt” đếnmức “Tôn Sỹ Nghị cũng lấy làm xấu hổ”.
III Tổng kết
1.Về nội dung
Với cảm quan lịch sử và lòng tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện một cách chân thực, sinh động hình ảnh Nguyễn Huệ và hình ảnh thảm bại của quân xâm lược cùng bọn vua quan bán nước
4 Củng cố: Khái quát lại những nội dung trọng tâm
5 Dặn dò: Về nhà ôn tập lại các kiến thức đã học.
IV Rút kinh nghiệm
-PHẦN KÝ DUYỆT
Văn Hải, ngày tháng năm 2015
Trang 21BUỔI 6
Ngày soạn: 3 10 2015
Ngày dạy: 9A
ÔN TẬP SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
I MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Giúp HS ôn lại sự phát triển của từ vựng theo hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ
- Biết vận dụng những phương thức này vào làm bài tập
II TÀI LIỆU BỔ TRỢ:
- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9
III TIẾN TRÌNH ÔN TẬP
1 Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số: 9A
2 Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3 Nội dung ôn tập:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập phần lý thuyết
- GV: Gọi HS trình bày các
cách phát triển từ vựng trong
tiếng Việt
- HS: Thực hiện trả lời theo
yêu cầu của GV
- Mượn từ của tiếng nước ngoài là một cách
để phát triển từ vựng tiếng Việt
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập
* Bài tập 1 Từ bay trong tiếng việt có những
nghĩa sau ( cột A ), Chọn điền các ví dụ cho bên dưới vào ( cột B ) tương ứng với nghĩa của từ ở (côt A )
Di chuyển trên khôngChuyển động theo làn gió
Trang 22- Lời nói gió bay.
- Ba vuông phấp phới cờ bay dọc
- Mây nhởn nhơ bay - hôm nay trời đẹp lắm
- Vụt qua mặt trận - đạn bay vèo vèo
- Chối bay chối biến
* Bài tập 2 Xác định các từ mượn trong văn
bản dưới đây Cho biết những từ đó thuộcnguồn gốc ngôn ngữ nào? chúng được dùngtrong ngành khoa học nào?
“ Mặt Trời là thiên thể trung tâm của hệ MặtTrời, cũng là một hành tinh trong hệ Ngân
Hà Đó là một khối khí cầu tích nhiệt MặtTrời cách Trái Đất chừng 150 triệu km.Trong lòng Mặt trời không ngừng xẩy ra cácphản ứng hạt nhân tỏa ra nguồn nhiệt lượng
và hêli thứ bụi đó lại tiến hành phản ứng dâychuyền tiếp và phóng ra ánh sáng và nhiệt, do
đó mà Mặt trời biến thành một tinh cầukhổng lồ
Từ Hán - Việt Từ mượn Châu Âu
* Bài tập 3 Tìm một số từ ngữ theo mô hình
học + x ( ví dụ: học phí ).
Trang 23Hoạt động 3 : Ôn tập về sự phát
triển từ vựng
- GV: Tổ chức cho HS ôn tập
về tạo từ ngữ mới
- HS: Tìm hiểu, trả lời theo
yêu cầu của GV
? Hãy cho biết trong thời gian
gần đây có những tữ ngữ mới nào
được cấu tạo trên cơ sở các từ
sau: điện thoại, kinh tế, di động,
sở hữu, trí tuệ? Giải nghĩa của
những từ ngữ mới cấu tạo đó?
( Tra từ điển để biết nghĩa
những từ mới cấu tạo.)
+ Phương thức ghép: các từ ngữ mới chủyếu được tạo ra bằng cách ghép các tiếng lạivới nhau
Ví dụ: xe máy, xe tăng, , công nông
2 Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
a Tìm từ Hán Việt:
1a: Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp
thanh, yến thanh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân
Hoạt động 4 : Ôn tập về thuật
Trang 24hô hấp, từ láy, tuần hoàn, dựng hình, từ ghép, truyền lực, vào lĩnh vực khoa học thích hợp theo
4 Củng cố: Khái quát lại những nội dung trọng tâm
5 Dặn dò: Về nhà ôn tập lại các kiến thức đã học.
V Rút kinh nghiệm
Trang 25
Ngày dạy: 9A
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
I Mục tiêu cần đạt.
1 Kiến thức:
- Hs hiểu đợc tiểu sử, cuộc đời và thân thế sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du, nắm
đợc giá trị nội dung và nghệ thuật của TPTK qua các đoạn trích trong sgk
- Hs cảm nhận đợc những phẩm chất của ngời phụ nữ Việt Nam và số phân của họqua nhân vật Thuý Kiều
2 Kỹ năng: Hs có kỹ năng cảm nhận truyện thơ nôm trung đại, có kỹ năng phântích nhân vật
3 Thái độ: Hs có thái độ trân trọng ngợi ca ngời phụ nữ, thông cảm với nhữngnỗi đau mà họ phải gánh chịu, đồng thời có thái độ phê phán, tố cáo những bấtcông trong xã hội pk xa
II Chuẩn bị.
Thầy : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án
Trò : Đọc kỹ tác phẩm, tìm hiểu tác giả và những giá trị nội dung nghệ thuậtcủa TPVH trung đại
III Tiến trình lên lớp
1 ổn định tổ chức:
2 Kiểm tra.bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
? Cảm nhận của em về hình tợng nhân vật Quang Trung qua đoạn trích hồi HLNTC
3 Nội dung ụn tập:
I Giới thiệu tỏc giả
Nguyễn Du: (1765-1820)
- Tờn chữ: Tố Như
- Tờn hiệu: Thanh Hiờn
- Quờ: Tiờn Điền, Nghi Xuõn, Hà Tĩnh
- Cỏc anh đều học giỏi, đỗ đạt, làm quan to, trong đú cú Nguyễn Khản (cựng cha
khỏc mẹ) làm quan thượng thư dưới triều Lờ Trịnh, giỏi thơ phỳ.
Gia đỡnh: đại quý tộc, nhiều đời làm quan, cú truyền thống văn chương
ễng thừa hưởng sự giàu sang phỳ quý cú điều kiện học hành - đặc biệt thừa hưởngtruyền thống văn chương
Trang 26- Nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
Tác động tới tình cảm, nhận thức của tác giả, ông hướng ngòi bút vào hiện thực
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
+ Từ một cậu ấm cao sang, thế gia vọng tộc, từ một viên quan nhỏ đầy lòng hănghái phải rơi vào tình cảnh sống nhờ Muời năm ấy, tâm trạng Nguyễn Du vừa ngơngác vừa buồn chán, hoang mang, bi phẫn
+ Khi Tây Sơn tấn công ra Bắc (1786), ông phò Lê chống lại Tây Sơn nhưngkhông thành
+ Năm 1796, định vào Nam theo Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn nhưng bị bắtgiam 3 tháng rồi thả
+ Từ năm 1796 đến năm 1802, ông ở ẩn tại quê nhà
+ Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Trọng Nguyễn Du có tài, Nguyễn Ánh mờiông ra làm quan Từ chối không được, bất đắc dĩ ông ra làm quan cho triềuNguyễn
+ 1802: Làm quan tri huyện Bắc Hà
+ 1805-1808: làm quan ở Kinh Đô Huế
- Là người có trái tim giàu lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với những ngườinghèo khổ, với những đau khổ của nhân dân
Tác giả Mộng Liên Đường trong lời tựa Truyện Kiều đã viết: “Lời văn tả ra hình
như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phảithấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến dứt ruột Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đãkhéo, tả cảnh cũng hệt, đàm tình đã thiết Nếu không phải con mắt trong thấu cảsáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy”
Kết luận: Từ gia đình, thời đại, cuộc đời đã kết tinh ở Nguyễn Du một thiên tài kiệtxuất Với sự nghiệp văn học có giá trị lớn, ông là đại thi hào của dân tộc Việt Nam,
Trang 27là danh nhân văn hoá thế giới, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn họcViệt Nam.
Nguyễn Du là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, là ngôi sao chói lọinhất trong nền văn học cổ Việt Nam
Những tác phẩm chính:
Tác phẩm chữ Hán:
- Thanh Hiên thi tập (1787-1801)
- Nam Trung tập ngâm (1805-1812)
- Dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung quốc)
nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn
- Lúc đầu có tên: “Đoạn trường Tân Thanh”, sau đổi thành “Truyện Kiều”
Kết luận: Là tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Nôm
+ Tước bỏ yếu tố dung tục, giữ lại cốt truyện và nhân vật
+ Sáng tạo về nghệ thuật: Nghệ thuật tự sự, kể chuyện bằng thơ
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc
+ Tả cảnh thiên nhiên
* Thời điểm sáng tác:
- Viết vào đầu thế kỷ XIX (1805-1809)
- Gồm 3254 câu thơ lục bát
- Xuất bản 23 lần bằng chữ Nôm, gần 80 lần bằng chữ quốc ngữ
- Bản Nôm đầu tiên do Phạm Quý Thích khắc trên ván, in ở Hà Nội
Năm 1871 bản cổ nhất còn được lưu trữ tại thư viện Trường Sinh ngữ Đông Pháp
Dịch ra 20 thứ tiếng, xuất bản ở 19 nước trên toàn thế giới
- Năm 1965: kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du, Truyện Kiều được xuất bản
bằng chữ Tiệp, Nhật, Liên Xô, Trung Quốc, Đức, Ba Lan, Hunggari, Rumani,CuBa, Anbani, Bungari, Campuchia, Miến Điện, Ý, Angieri, Ả rập,…
* Đại ý:
Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo; là tiếngnói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án những thế lựcxấu xa và khẳng định tài năng, phẩm chất, thể hiện khát vọng chân chính của conngười
2 Tóm tắt tác phẩm:
Phần 1:
+ Gặp gỡ và đính ước
Trang 28+ Mắc mưu Sở Khanh, vào lầu xanh lần 1
+ Gặp gỡ làm vợ Thúc Sinh bị Hoạn Thư đầy đoạ
+ Vào lầu xanh lần 2, gặp gỡ Từ Hải
+ Mắc lừa Hồ Tôn Hiến
a) Giá trị nội dung:
* Giá trị hiện thực: Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội phong kiếnbất công tàn bạo
* Giá trị nhân đạo: Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch củacon người,khẳng định và đề cao tài năng nhân phẩm và những khát vọng chânchính của con người
b) Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ
- Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn chuyện đến miêu
tả thiên nhiên con người
Truyện Kiều là một kiệt tác đạt được thành tựu lớn về nhiều mặt, nổi bật là ngôn
ngữ và thể loại
CHỊ EM THUÝ KIỀU
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
I.Tìm hiểu chung về văn bản
- Bốn câu đầu: Vẻ đẹp chung của chị em Vân - Kiều
- Bốn câu tiếp theo: Vẻ đẹp của Thuý Vân
- Mười hai câu còn lại: Vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều
Trang 29II Đọc, tìm hiểu văn bản
1 Giới thiệu vẻ đẹp chung của chị em Kiều - Vân
“Đầu lòng hai ả tố nga” Sự kết hợp giữa từ thuần Việt với từ Hán Việt khiến cho
lời giới thiệu vừa tự nhiên vừa sang trọng
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ muời phân vẹn mười
Hình ảnh ẩn dụ, ví ngầm tượng trưng, thể hiện vẻ đẹp trong trắng, thanh tao, trangnhã đến mức hoàn hảo Nhưng mỗi người vẫn mang một vẻ đẹp riêng
Mai: mảnh dẻ thanh tao
Tuyết: trắng và thanh khiết.
Tác giả đã chọn 2 hình ảnh mỹ lệ trong thiên nhiên để ngầm so sánh với ngườithiếu nữ
2 Vẻ đẹp của Thuý Vân.
- Trang trọng khác vời
- Khuôn trăng đầy đặn: Khuôn mặt đầy đặn, đẹp như trăng rằm.
- Nét ngài nở nang: lông mày sắc nét, đậm.
- Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Tác giả đã sử dụng các biện pháp ẩn dụ, so sánh đặc sắc, kết hợp với những thànhngữ dân gian để làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Vân, qua đó, dựng lên một chân dungkhá nhiều chi tiết có nét hình, có màu sắc, âm thanh, tiếng cười, giọng nói
Sắc đẹp của Thuý Vân sánh ngang với nét kiều diễm của hoa lá, ngọc ngà, mâytuyết,… toàn những báu vật tinh khôi, trong trẻo của đất trời
Thuý Vân là cô gái có vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu
Vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp hài hoà với thiên nhiên, tạo hoá Thiên nhiên chỉ
“nhường” chứ không “ghen”, không “hờn” như với Thuý Kiều Điều đó dự báomột cuộc đời êm ả, bình yên
3 Vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều.
- Nghệ thuật đòn bẩy: Vân là nền để khắc hoạ rõ nét Kiều
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh đòn bẩy để khẳng định vẻ đẹp vượt trội củaThuý Kiều
- Làn thu thuỷ, nét xuân sơn.
- Hoa ghen- liễu hờn
- Nghiêng nước nghiêng thành
Nghệ thuật ẩn dụ, dùng điển cố: “Nghiêng nước nghiêng thành”
- Sắc: Kiều là một trang tuyệt sắc với vẻ đẹp độc nhất vô nhị
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Trang 30Tác giả đã hết lời ca ngợi tài sắc của Kiều: một người con gái có tâm hồn đa cảm, tài sắc toàn vẹn.
- Chữ tài chữ mệnh khéo mà ghét nhau
- Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Qua vẻ đẹp và tài năng quá sắc sảo của Kiều, dường như tác giả muốn báo trướcmột số phận trắc trở, sóng gió
Ca ngợi vẻ đẹp chuẩn mực, lý tưởng của người phụ nữ phong kiến
Bộc lộ tư tưởng nhân đạo, quan điểm thẩm mỹ tiến bộ, triết lý vì con người: trântrọng yêu thương, quan tâm lo lắng cho số phận con người
4 Củng cố: Khái quát lại những nội dung trọng tâm
5 Dặn dò: Về nhà ôn tập lại các kiến thức đã học.
V Rút kinh nghiệm
Trang 31
2 Kỹ năng: Rốn cho học sinh cú kỹ năng tạo lập văn bản tự sự cú kết hợp cỏc yếu
tố miờu tả, biểu cảm và nghị luận
3 Thái độ: Giỏo dục học sinh ý thức luyện tập
II Chuẩn bị: Gv: Nghiên cứu nội dung chuyên đề, soạn giáo án.
Hs: Chuẩn bị chuyên đề theo hớng dẫn của giáo viên
III Tiến trình lên lớp:
1 ổn định tổ chức:
2 Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là văn bản tự sự, đặc điểm của văn bản tự sự
? Vai trũ của cỏc yếu tố miờu tả, nghị luận trong văn bản tự sự
3 Bài mới:
* Hoạt động I: Văn bản tự sự
? Thế nào là văn bản tự sự
- Hs nêu khái niệm Gv khái quát chốt kiến thức
? ở lps 8 em đã tìm hiểu những kiến thức nào về
+ Các hình thức đối thoại, độc thoại và độc
thoại nội tâm trong văn bản tự sự
+ Ngời kể chuyện trong văn bản tự sự
? Miêu tả trong văn bản tự sự gồm các yếu tố
- Hs: Làm cho văn bản tự sự thêm sinh động, hấp
dẫn ngời đọc, ngời nghe
? Yếu tố nghị luận có vai trò nh thế nào
- Làm cho câu chuyện mang đậm tính triết lý
? Em hãy cho biết vai trò của ngôi kể trong văn
bản tự sự
- Ngôi thứ nhất:
- Ngôi thứ ba:
? Những u điểm, hạn chế của các ngôi kể này
- Hs: Trả lời, Gv khái quát chốt kiến thức
* Hoạt động II: Thực hành văn bản tự sự
Gv yêu cầu học sinh theo dõi SGK trang 105
? Đọc đề bài số 1:
Đề I: Tởng tợng mình đợc gặp gỡ và trò chuyện
với ngời lính lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu“Bài thơ về tiểu
đội xe không kính của Phạm Tiến Duật Hãy viết“Bài thơ về tiểu
th cho một ngời bạn kể lại cuộc gặp gỡ và trò
chuyện đó?
I Văn bản tự sự.
II Thực hành văn bản tự sự.
Trang 32Hoạt động 1 Tìm hểu đề bài.
? Kiểu văn bản cần tạo lập
- Hs: Văn bản tự s
Gv: Văn bản tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và
nghị luận
? Tình huống của đề bài này
- Hs: Cuộc gặp gỡ với ngời lính lái xe trong bài
+ Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc đợc kể
+ Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc đợc kể
Gv: Lu ý Vận dụng linh hoạt các hình thức đối
thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn
- Nghị luận về tình cảm của em với ngời lính,
những suy nghĩ của em về chiến tranh và những hi
sinh của những ngời lính
+ Kết bài: Suy nghĩ, ấn tợng về sự việc đợc kể
Hoạt động 3 Gợi ý phần thân bài
? Em gặp ngời chiến sĩ lái xe trong hoàn cảnh nào
- Đi thăm quan viện bảo tàng quân đội
- Tuổi tác, trang phục, huân huy chơng, màu da,
mái tóc, khuôn mặt (miêu tả)
? Diễn biến của cuộc trò chuyện
- Em hỏi ngời chiến sĩ lái xe những gì, ngời chiến
sĩ lái xe kể cho em nghe những gì về chiến tranh,
về tiểu đội xe không kính, về tinh thần ý chí và lí
tởng chiến đấu của họ
Gv: Lu ý: Cần miêu tả thái độ của ngời kể chuyện
qua ánh mắt, cử chỉ, lời nói Với nhân vật
Tôi-ngời kể chuyện cần bày tỏ thái độ, tâm trạng khi
đợc nghe những câu chuyện có thực về đời sống,
chiến đấu của ngời lính
? Em sẽ đa yếu tố nghị luận vào nh thế nào
- Nghị luận về lí tởng chiến đấu, quy luật của
chiến tranh: Chiến tranh, bom đạn của kẻ thù
không thể đè bẹp đợc tinh thần chiến đấu, ý chí,
quyết tâm giải phóng miền nam của những ngời
+ Thân bài:
- Tình huống gặp ngời chiến
sĩ lái xe
- Hình ảnh ngời chiến sĩ lái
xe qua cái nhìn của em
- Diễn biến cuộc trò chuyện
- Cuộc trò chuyện cần căn cứvào nội dung của bài thơ: Bàithơ về tiểu đội xe khôngkính Thông qua đó làm nổibật đợc những phẩm chất tốt
đẹp của ngời lính trongkháng chiến chống Mỹ cứunớc
4 Viết bài hoàn chỉnh.
1 Mở bài
- Giới thiệu nhân vật: em vàngời lính lái xe
- Tình huống truyện: Gặp gỡ
và trò chuyện trong hoàn
Trang 33chiến sĩ lái xe.
Gv: Lu ý: Khi kể cần sử dụng linh hoạt các hình
thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm vào
trong văn bản tự sự
Hoạt động 4: Viết bài
Gv: Tổ chức cho học sinh viết bài sau đó tổ chức
nhận xét đánh giá theo bố cục: Mở bài, thân bài,
kết bài
1 Mở bài
- Giới thiệu nhân vật: em vàngời lính lái xe
- Tình huống truyện: Gặp gỡ và trò chuyện trong
hoàn cảnh nào?
2 Thân bài
* Diễn biến sự việc theo trình tự: Câu chuyện xảy
ra ở đâu? diễn ra nh thế nào?
- Nhân vật ngời chiến sĩ lái xe: ngoại hình, phẩm
chất, suy nghĩ, hành động
- Nội dung cuộc trò chuyện: + Em hỏi về động lực
thôi thúc ngời chiến sĩ ra trận? Tuyến đờng Trờng
Sơn nh thế nào? Bom đạn Mĩ ác liệt ra sao? Tại sao
những chiếc xe không kính?
+ Ngời chiến sĩ kể về khó khăn, gian khổ
của ngời lính lái chiếc xekhông kính giọng kể
hóm hỉnh, lạc quan thể hiện chất ngang tàng,
- Nêu kết thúc câu chuyện
- Cảm nghĩ về ngời lính, về chiến tranh, về tơng
Hoạt động 2: Gợi ý phần thân bài
? Tình huống dẫn đến giấc mơ của em
- Sau khi làm xong rất nhiều bài tập chuẩn bị cho
kỳ kiểm tra 8 tuần học kỳ I
- Sau khi gúp mẹ làm việc nhà
- Gần đến ngày ngời thân về
? Không gian của giấc mơ nh thế nào
? Ngời thân em gặp trong mơ là ai
- Bố, mẹ, anh, chị, ông bà ngoại
Lu ý: Ngời thân là những ngời ruột thịt, tại sao em
lại nhớ ngời ấy
? Hình ảnh ngời thân trong giấc mơ của em hiện
lên nh thế nào ( Chú ý sự thay đổi của ngời thân
sau bao năm xa cách)
- Trang phục, đồ dùng mang theo
? Tâm trạng của em nh thế nào khi gặp ngời thân
cảnh nào?
2 Thân bài
* Diễn biến sự việc theo trìnhtự: Câu chuyện xảy ra ở đâu?diễn ra nh thế nào?
3 Kết luận
- Nêu kết thúc câu chuyện
- Cảm nghĩ về ngời lính, vềchiến tranh, về tơng lai
Đề II: Kể lại giấc mơ trong
đó em gặp ngời thân xa cách
đã lâu ngày
* Gợi ý dàn ý:
- Tình huống dẫn đến giấcmơ
- Hình ảnh ngời thân sau baonăm xa cách
- Cuộc trò chuyện của emvời ngời thân
- Tình huống kết thúc giấcmơ
* Viết bài hoàn chỉnh.
Trang 34(miêu tả nội tâm).
? Tình cảm của ngời thân đối với em nh thế nào
? Em và ngời thân đã trò chuyên với nhau nh thế
nào
- Chuyện công việc, chuyện gia đình, chuyện học
tập
? Ngời thân cho em món quà gì, vì sao
? Tâm trạng của em nh thế nào khi nhận đợc quà
? Tình huống nào làm giấc mơ của em chợt tỉnh
- Mẹ gọi, chuông đồng hồ báo thức, tiếng chuông
nhà thờ
- Nghị luận về tình cảm gia đình: Cha con, anh
em
Đề III: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em
đã đọc, đã nghe kể, hoặc đã xem trên màn ảnh.
* Gv: Tổ chức cho học sinh kể lại đoạn trích hồi
14 - Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia Văn
Phái)
Đánh Ngọc hồi quân Thanh bị Thua trận
Bỏ Thăng Long Chiêu Thống trốn ra ngoài.
* Gợi ý viết bài
? Sự việc đợc kể:
- Cuộc tiến công của vua Quang Trung cùng các
t-ớng sĩ ra thành Thăng Long để đánh đuổi quân
xâm lợc nhà Thanh và lật nhào ngai vàng thống trị
của tên vua hèn nhát, bất tài Lê Chiêu Thống
? Em sẽ kể lại các sự việc nào
- Thời điểm quân Thanh sang xâm lợc nớc ta
- Thái độ của via Qung trung khi nghe tin này
- Việc vua Quang Trung lên ngôi hoàng đế
- Việc vua Qung Trung tổ chức kến lính ở Nghệ
An Sau đó Vua Quang Trung đọc lời phủ dụ và
hạ lệnh xuất quân vào ngày 30 tháng chạp
* Diễn biến các trận đánh của vua Quang Trung
- Trận sông Gián và sông Thanh Quyết
- Trận Hà Hồi(3/1 ÂL)
- Trận Ngọc Hồi(Sáng mồng 5/1 ÂL)
- Trận đánh thành Thăng Long( Tra mồng 5/1 ÂL)
- Sự thất bại của quân Thanh và Lê Chiêu Thống
* ý nghĩa lịch sử ( Sử dụng yếu tố nghị luận)
* Lu ý: Có thể đề bài yêu cầu đóng vai nhân vật
Quang Trung hoặc ngời lính trong quân đội của
Quang Trung kể lại nội dung của đoạn trích này
Trong trờng hợp này ngời kể chuyện vẫn xng Tôi
Đề IV: Kể lại một kỷ niệm sâu sắc của em với
Kể lại nội dung diễn biến câu chuyện theo trình tự
Đề III: Kể lại một trận chiến
đấu ác liệt mà em đã đọc, đãnghe kể, hoặc đã xem trênmàn ảnh
- Thời điểm quân Thanhsang xâm lợc nớc ta
- Thái độ của via Qung trungkhi nghe tin này
- Việc vua Quang Trung lênngôi hoàng đế
- Việc vua Qung Trung tổchức kén lính ở Nghệ An.Sau đó Vua Quang Trung
đọc lời phủ dụ và hạ lệnhxuất quân vào ngày 30 thángchạp
* Diễn biến các trận đánhcủa vua Quang Trung
- Trận sông Gián và sôngThanh Quyết
- Trận Hà Hồi(3/1 ÂL)
- Trận Ngọc Hồi(Sáng mồng5/1 ÂL)
- Trận đánh thành ThăngLong( Tra mồng 5/1 ÂL)
- Sự thất bại của quân Thanh
và Lê Chiêu Thống
Đề IV: Kể lại một kỷ niệm
sâu sắc của em với ngời bạnthân
Trang 35nhất định(Không gian, thời gian, )
- Quan hệ của em với ngời bạn thân
- Kỷ niệm nào là sâu sắc nhất (Kể kết hợp với tả)
- Rút đợc bài học nhẹ nhàng nhng sâu sắc qua câu
chuyện(Phơng thức nghi luận)
III Kết bài:
Rút ra bài họ về tình bạn
* Yêu cầu: Văn bản tự sự có kết hợp yếu tố miêu
tả, biểu cảm và nghị luận Sử dụng linh hoạt các
hình thức đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm
* Hoạt động IV: Thực hành tổng hợp
Gv: Tổ chức cho học sinh đọc bài viết, yêu cầu cả
lớp nghe và nhận xét u nhợc điểm của mỗi bài viết
trên các phơng diện sau:
- Bố cục của bài viết: Mở bài, thân bài, kết bài
- Cách tạo tình huống, cách diiễn đạt, ngôn ngữ,
cách tạo lập các đoạn văn
- Bài viết đã sử dụng linh hoạt các phơng thức
biểu đạt cha
- Các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại
nội tâm có đợc sử dụng một cách có hiệu quả
không
- Bài viết có sinh động hấp dẫn không
Sau khi đã tổ chức cho học sinh thực hành, giáo
viên nhận xét, bổ sung, rút kinh nghiệm và chốt
kiến thức
gian )
III Kết bài: Rút ra bài học về
tình bạn
* Thực hành tổng hợp
4 Củng cố: Khỏi quỏt lại những nội dung trọng tõm
5 Dặn dũ: Về nhà ụn tập lại cỏc kiến thức đó học.
V Rỳt kinh nghiệm
Trang 36
1 Kiến thức: Củng cố cho học sinh kiến thức tổng hợp về những tỏc phẩm văn họcTrung đại Việt Nam đó học ở lớp 9.
2 Kỹ năng: Rốn cho học sinh cú kỹ năng phõn tớch cảm nhận tỏc phẩm văn học
II Chuẩn bị: Gv: Nghiên cứu nội dung chuyên đề, soạn giáo án.
Hs: Chuẩn bị chuyên đề theo hướng dẫn của giáo viên
III Tiến trình lên lớp:
1 ổn định tổ chức:
2 Kiểm tra bài cũ:
? Kể tờn những tỏc phẩm văn học Trung đại đó học ở lớp 9
-Cỏch dựng truyện
-Xõy dựng nhõn vật kết hợp tự sự, trữ tỡnh và kịch
-Sỏng tạo từ cốt truyện dõn gian “Vợ chàng Trương”
-Cú giỏ trị như là một tiểu thuyết lịch sử viết theo kiểu chương hồi bằng chữ Hỏn
-Lời trần thuật kết hợp với miờu tả chõn thực, sinh động
3./”Truyện Kiều.”
-Nguyễn Du
Tỏc phẩm mang giỏ trị hiện thực
và nhõn đạo sõu sắc: bức tranh hiện thực về một xó hội bất cụng, tàn bạo; là tiếng núi thương cảm trước số phận và bi kịch của con người; tố cỏo những thế lực xấu xa; khẳng định và đề cao tài năng,phẩm chất và những khỏt vọng chõn chớnh của con người
Tỏc phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật nghệ thuật văn học dõn tộc trờn tất cả mọi phương diện ngụn ngữ cũng như thể loại, là thành tựu nghệ thuật tiờubiểu của văn học dõn tộc
-Truyện thơ Nụm mang dỏng dấp của một truyện
để kể nhiều hơn để đọc; ngụn ngữ mộc mạc, bỡnh
Trang 37chính: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài và Kiều Nguyệt Nga nết na, hiền hậu, ân tình.
dị, gần với lời ăn tiếng nói bình dân Nam Bộ; tính cách nhân vật bộc lộchủ yếu qua hành động, cử chỉ, lơi nói
*Phần thống kê này các em nên sử dụng SƠ ĐỒ TƯ DUY đã được hình thành ở tiết 41 “Ôn tập văn học trung đại” để hệ thống kiến thức được tốt hơn.
*Yêu cầu chung: Nắm vững thông tin về tác giả, thể loại, các giá trị nội
dung và nghệ thuật
a./Với tác phẩm thơ (truyện thơ):
-Thông tin về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ
-Học thuộc lòng
-Nắm và phân tích nội dung , nghệ thuật đặc sắc
-Ý nghĩa Chủ đề-Tư tưởng của tác phẩm
(Lưu ý lựa chọn những câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ hay để cảm thụ)b./ Với tác phẩm truyện:
-Thông tin về tác giả, tác phẩm
-Tóm tắt nội dung các sự việc
-Nắm và phân tích các giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc.
-Ý nghĩa chủ đề –tư tưởng của tác phẩm
Phần 2:Một số gợi ý về nội dung:
Câu 1./Hiện thực xã hội phong kiến với bộ mặt xấu xa của giai cấp thống trị:
Các văn bản truyện kí trung đại phản ánh sinh động , chân thực xã hội phong kiến, phơi bày bộ mặt xấu xa độc ác của giai cáp thống trị:
-“Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” : Phản ảnh cuộc sống ăn chơi xa xỉ
hoang phí vô độ, ham thích hưởng lạc không màng việc nước, để mặc muôn dân đói khổ lầm than Quan lại xu nịnh, “thừa gió bẻ măng”, tác oai tác quái, vơ vét, cuớp đoạt của cải của dân Báo trước sự suy vong tất yếu
-“Hoàng Lê nhấ thống chí- hồi 14”: Phản ánh sự nhu nhược, đớn hèn, bán
nước cầu vinh rồi thất bại thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống Sự suy vong tất yếu của triều đại nhà Lê
- “Mã Giám Sinh mua Kiều”: Qua nhân vật Mã Giám Sinh, Tú Bà vốn là
những kẻ “buôn thịt bán người”,
ỉ thế đồng tiền chà đạp, coi rẻ nhân phẩm và số phận con người Đồng tiền làm băng hoại mọi giá trị đạo đức trong xã hội
Xã hội phong kiến thối nát, mục rỗng Quan lại vua chúa ăn chơi hưởng lạc trên
mồ hôi nước mắt của nhân dân Trong xã hội ấy, kẻ xấu, kẻ ác lộng hành Đời sốngnhân dân đen tối, cơ cực, đói khổ lầm than, thân phận và nhân phẩm người phụ nữ
bị chà đạp
Câu 2./ Người phụ nữ đau khổ, bị chà đạp:
*Số phận bi kịch:
Trang 38+ Đau khổ, oan khuất: Vũ Nương bị nghi oan, không minh oan được, phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.
+ Tình yêu tan vỡ: Mối tình trong sáng của Kim Trọng và Thúy Kiều bỗng chốctan vỡ
+ Nhân phẩm bị chà đạp: Vũ Nương bị chồng mắng mỏ, bị bức tử; Thúy Kiều
bị xem như một món hàng đem ra mua bán, bị giam hãm ở lầu Ngưng Bích trong nỗi cô đơn tuyệt vọng
Câu 3./ Chủ đề người anh hùng:
a./Người anh hùng lý tưởng với đạo đức cao đẹp giả gửi gắm qua hình tượng Lục Vân Tiên:
+ Lí tưởng theo quan niệm tích cực của nho gia: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi- Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
+ Lí tưởng theo quan niệm đạo lí của nhân dân: trừng trị cái ác, cứu giúp người hoạn nạn
b./Người anh hùng dân tộc qua hình tượng Nguyễn Huệ (Hoàng Lê nhất thống hồi 14):
chí-+ Lòng yêu nước nồng nàn
+ Quả cảm, mưu lược, tài trí
+ Nhân cách cao đẹp
Câu 4./ Nhân vật vua Quang Trung:
+ Vị hoàng đế có trí tuệ sáng suốt:
+Sáng suốt trong việc lên ngôi vua: Trong tình thế khẩn cấp, vận mệnh đất
nước ngàn cân treo sợi tóc, Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi hoàng đế rồi lập tức lên đường ra Bắc tiêu diệt quân Thanh
+Sáng suốt trong việc nhận định tình hình thời cuộc và thế tương quan giữa ta và địch: Trong lời phủ dụ quân lính trước khi lên đường, Quang Trung
đã khẳng định chủ quyền độc lập, lên án hành động xâm lăng trái đạo trời của giặc; nêu rõ dã tâm của quân Thanh; nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm; kêu gọi binh sĩ đồng tâm hiệp lực; đồng thời ra kỉ luật nghiêm cho quân sĩ
+Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người: thể hiện qua cách sử trí
với tướng sĩ, khen chê đúng người, đúng việc
+Sáng suốt với tầm nhìn xa trông rộng:Giặc còn đang ở Thăng Long, Bắc
Hà còn nắm trong tay kẻ thùvậy mà Quang Trung đã tin tưởng “Chẳng qua mươi ngày là có thể đuổi được quân Thanh” Đối với Quang Trung, việc đánh giặc không khó, cái khó là dẹp yên”việc binh đao” sau chiến tranh
Trang 39+ Vị tướng có tài thao lược hơn người:
+Biết chớp thời cơ, tổ chức một chiến dịch thần tốc có một không hai trong lịch sử
+Khẩn trương lên đường, tuyển quân trên đường đi, tổ chức hành quân thần tốc
+chọn tướng tài chỉ huy, chia quân, phối hợp bố trí các cánh quân
+Tổ chức cách đánh của mũi quân quan trọng do chính ông chỉ huy một cách kì tài Ông cho dùng những tấm gỗ bện rơm bên ngoài, “cứ mười người khênh một bức, lưng dắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ “nhất”
+ Quang Trung là vị lãnh tụ có khí phách lẫm liệt:
+Thân chinh cầm quân ra trận: đốc thúc chiến dịch, đương đầu với hòn tên mũi đạn.Hình ảnh của vua quang Trung trong trận chiến ở đồn Ngọc Hồi vào sáng sớm mồng năm thật lẫm liệt, hào hùng
+Chỉ huy một chiến dịch vĩ đại như vậy mà vua Quang Trung vẫn ung dung tỉnh táo Hình ảnh vua Quang Trung cưỡi voi đốc thúc binh sĩ là một hình ảnh tuyệt đẹp
Câu 5./Nhân vật Lục Vân Tiên:
-Là người có lí tưởng đạo đức cao đẹp: sẵn sàng làm việc nghĩa một cách vô tư, không màng danh lợi
-Lục Vân tiên tài ba dũng cảm: một mình, không vũ khí, giữa đường đánh tan một đảng cướp hung bạo
-Lục Vân Tiên trọng nghĩa khinh tài: đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga
Câu 6./ Những nét chính về tác giả Nguyễn Du và giới hiệu ngắn gọn “Truyện Kiều”:
*Tác giả Nguyễn Du:
thiên động địa ấy tác động mạnh tới nhận thức tình cảm của Nguyễn Du để ông
hướng ngòi bút của mình vào hiện thực, vào “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
b Gia đình:
Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan và có truyềnthống văn chương Nhưng gia đình ông cũng bị sa sút Nhà thơ mồ côi cha năm 9tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi Hoàn cảnh đó cũng tác động lớn tới cuộc đời NguyễnDu
c Cuộc đời:
Trang 40Nguyễn Du có năng khiếu văn học bẩm sinh, ham học, có hiểu biết sâu rộng vàtừng trải, có vốn sống phong phú với nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnhđời, nhiều con người số phận khác nhau Ông từng đi sứ sang Trung Quốc, quanhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn với nền văn hoá rực rỡ Tất cả những điều đóđều có ảnh hưởng tới sáng tác của nhà thơ.
Nguyễn Du là con người có trái tim giàu lòng yêu thương Chính nhà thơ đã
từng viết trong Truyện Kiều “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” Mộng Liên
Đường Chủ Nhân trong lời Tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn Du
với con người, với cuộc đời: “Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột…” Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng
nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy
Về sự nghiệp văn học của Nguyễn Du:
- Xuất xứ Truyện Kiều :
* Viết Truyện Kiều Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện
của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc)
* Tuy nhiên phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, mang ý nghĩa quyếtđịnh thành công của tác phẩm:
- Nội dung : Từ câu truyện tình ở TQ đời Minh biến thành một khúc ca đau
lòng thương người bạc mệnh (“Truyện Kiều” của Ng.Du vượt xa tác phẩm củaThanh Tâm Tài Nhân ở tinh thần nhân đạo)
+ Ngôn ngữ: Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật
2 Hoàn cảnh: Sáng tác vào thế kỷ XIX (1805-1809)