Với những lý do đó tôi muốn xem xét, nghiên cứu một trong những hình thức của tư duy, góp phần làm phong phú thêm nhận thức về tư duy dưới góc độ tính chân lý của nó.. Ôngnói: “Toán học,
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, loài người đã dần dần hoàn thiện mình bằng cách nhận thức bản chất thế giới và cải tạo thế giới Để so sánh hay đánh giá trình
độ phát triển của loài người chúng ta thường xem xét tiêu chí đó là: con người nhận thức bản chất thế giới đến đâu? Và từ việc nhận thức đó con người đã cải tạo thế giới như thế nào để cho phù hợp với mục đích và nhu cầu của mình Suy luận với
tư cách là hình thức tư duy đóng vai trò là công cụ phương tiện chủ yếu để chủ thể thực hiện quá trình nhận thức Chúng không chỉ gắn kết các tri thức của chúng ta thành những tổ hợp phức tạp, tương đối hoàn thiện - các kết cấu tư tưởng, mà còn làm phong phú, giàu tri thức ấy, mạnh mẽ thêm những tri thức ấy Một khối lượng tri thức đồ sộ mà ngày nay loài người có được chính là nhờ vào phép suy luận đó Hơn nữa trong xã hội hiện đại với nền văn minh tri thức, suy luận, đặc biệt là suy luận biện chứng, ngày càng có vai trò quan trọng giúp nhận thức đi sâu khám phá đầy đủ hơn bản chất bên trong của hiện thực khách quan, góp phần chỉ đạo thực tiễn
Đặc biệt trong chương trình học logic đại cương tôi thấy suy luận, nhất là suy luận diễn dịch có những điểm đặc biệt cần chú ý, cần làm sáng tỏ để tránh sự hiểu lầm, tránh những quan điểm không đúng về suy luận
Với những lý do đó tôi muốn xem xét, nghiên cứu một trong những hình thức của tư duy, góp phần làm phong phú thêm nhận thức về tư duy dưới góc độ tính chân lý của nó
Những vấn đề về hình thức tư duy nói chung và vấn đề về suy luận nói riêng
đã được đặt ra ngay từ thời cổ đại Những vấn đề đó cho đến nay vẫn thu hút sự chú
ý của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới và được nhiều tác giả trong nước được bàn tới ở những khía cạnh nhất định nào đó Tuy nhiên tìm hiểu về những điểm đặc biệt trong suy luận logic qua sự khảo sát các tam đoạn luận thì hầu như tôi chưa
Trang 2thấy một tác giả nào bàn cụ thể về vấn đề đó cả Vì thế, tài liệu không có và đó là một trong những khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài này
Vấn đề nghiên cứu nêu ra trong đề tài này không phải là hoàn toàn mới, trái lại
nó đã được nêu ra trong một số cuốn sách như: Lôgic học đại cương của hai tác giả Nguyễn Thuý Vân và Nguyễn Anh Tuấn, Nxb CTQG., HN 2003 hay Giáo trình lôgic hình thức của tác giả PGS Bùi Thanh, HàNội.1998 hoặc một số giáo trình
lôgic học khác Nhưng vấn đề đó mới chỉ là nêu ra đại thể, sơ lược vì phải thực hiện nhiệm vụ phổ biến kiến thức chứ không phân tích, không được làm sáng tỏ
Trang 3II NỘI DUNG.
1 Lôgic là gì? Sự cần thiết của nó
Tại sao có thể nói “Logic là chìa khóa mở vào chân lý?” (Logic - c’est done
la clé de là vérité)(1) Bởi chân lý của con người ít nhất - khởi từ mình - hữu Chủ Tri là suy lý - lý trí được biểu hiện bằng ngôn ngữ, và logic là hệ thống suy luận cao nhất của ngôn ngữ (nếu không có nó ngôn ngữ chỉ là những hạt cát rời rạc) Có nghĩa là, ngôn ngữ là đại biểu cao nhất, là tiên phong, là hệ thống chảy từ nguồn mạch tư duy đến cứu cánh vật thể, đưa lý trí của con người đạt tới chân lý
Cụ thể, logic là gì? Theo người Hy Lạp, “logic” khởi nguồn từ chữ “logos”
nghĩa là: trật tự của vật thể đến thời gian Theo quan niệm này có thể rút ra, logos
là:
1 Trong không gian: Là trật tự của vật thể sắp đặt một cách hệ thống
2 Trong thời gian: Là trật tự có tính kế tục
Trật tự trong không gian, chẳng hạn, một chiếc đầu tầu - nếu là “đầu kéo” thì luôn phải ở trước các toa tàu (nếu là “đầu đẩy” thì ở phía sau), nhưng với bánh lái các con tàu dưới nước, thì trái lại, bánh lái phải luôn ở phía sau
Trật tự thời gian, chẳng hạn, người ta phải nói một con người lớn lên từ trẻ -đến già, chứ không thể nói ngược lại, và một vật nếu chạy từ A -đến B, thì phải nói
nó vận động từ A đến B, chứ không thể nói ngược lại
Người Hy Lạp còn chỉ ra: “Logos đó là con số và lý trí, và là đo lường, là đối thoại…” (“logos” c’est le nombre, c’est la raison et la mesus c’est la discour)
(2) Nhưng trong đó, họ cũng đặc biệt nêu lên, “đối thoại” là cái hệ trọng nhất
Lần ngược thời cổ đại Hy Lạp, triết gia Socrate chủ trương tách rời môn vật
lý - quan sát ngoại vật, bằng cách quay vào chính tâm hồn mình qua phép biện chứng để thiết lập ngành triết học Cuộc đời triết học của Socrate là một cuộc đối thoại suy lý không ngừng
Trang 4Đến Platon, ông đề cao phép biện chứng lên ngôi chúa tể của tư tưởng Ông
nói: “Toán học, vũ trụ học, âm nhac không phải là khoa học thực sự… Khoa học cao nhất, cái xứng với tên gọi nhất là nhắm đối tượng của tư tưởng, đó là biện chứng”(3) Và “Biện chứng pháp có sức mạnh đạt tới điều thiện, không có khoa học cao hơn và nó vừa là công việc vừa là vành nguyệt quế”(4)
Ý tưởng của Platon rất rõ ràng, ông cho rằng “khoa học về điều thiện” - tức đạo đức, lớn hơn bất kỳ môn khoa học nhắm về cái gì khác làm đối tượng Và điều thiện thì chỉ có tư duy - lương tri mới đạt tới Và nó chỉ đạt tới bằng ngôn ngữ, từ
đó nó cũng sản sinh ra hiến pháp, tín điều, hay pháp luật cũng bằng ngôn ngữ
Còn Aristote thì gọi logic là suy tưởng của suy tưởng - cái lao lên nguyên lý
tối thượng Ông nói: “Logic luôn luôn theo đuổi từ cái trừu tượng đến cái cụ thể,
nó đi mãi đến tư tưởng tuyệt đối và nguyên lý tối thượng” Aristote gọi nó là “suy
tưởng của suy tưởng” (Aristote appelait la pensée de la pensé)(5)
Sau khi thiết định logic là mô thức cao nhất của tư tưởng, Aristote cho rằng ngôn ngữ đã dịnh danh hữu thể, và đưa hữu thể vào vòng nguyên lý của suy lý logic Như vậy logic không phải chỉ là mô thức suông chỉ chứa ngôn ngữ không nội
dung, mà logic dẫn tư duy đến hữu thể và chân lý Ông nói: “Hữu thể bao hàm nhiều chấp thuận, nhưng trong mỗi chấp thuận mọi định danh tự tạo thành trong quan hệ vào một nguyên lý duy nhất”(6)
Đến đây, logic, chiếc chìa khóa chân lý của chúng ta đã mở ra khá rõ Để
khẳng định điều hệ trọng đó, triết gia Peirce cho rằng: “Logic là học thuyết của chân lý, tính chất chân lý và phương pháp phát hiện chân lý”(7) Thật là một tôn
vinh hết cỡ với logic:
1 Logic không chỉ là học thuyết của chân lý mà còn là:
2 Logic là tính chất của chân lý Như vậy, logic như một cấu thành của tư duy tham gia trực tiếp như một song hành - song sinh cùng chân lý Nói dễ hiểu,
Trang 5mọi chân lý đều có hai mặt: khách thể và chủ thể Logic chính là chủ thể của chân
lý Chưa hết:
3 Logic là phương pháp phát hiện chân lý Với triết gia Kant, thì: “Logic là giáo luận là một hòa hợp của những nguyên tắc, để phục vụ một phán đoán dựa trên sự sử dụng thường nghiệm của những quan niệm”(8)
Theo Kant thì, nếu không có logic làm giáo luật kết hợp những khái niệm vào trong chuỗi của một nguyên tắc hòa hợp, thì con người không thể phán đoán
Tư duy chúng ta có thể có khái niệm về dòng suối, con sông và biển cả, nhưng nếu
nó không biết xâu chuỗi mọi thứ đó vào trong nguyên lý”nước chảy chỗ trũng” thì không thể suy lý: mọi dòng suối đều chảy về biển cả
Chính xem xét sự phát triển trong tính tất yếu của quy luật, mà Hegel định
nghĩa rằng: “Logic, sự phát triển của tư duy trong cái tính tất yếu của nó”(9) hay:
“Khoa học logic, là siêu hình học chân chính hay là triết học thuần túy tự biện”(10)
Hai định nghĩa trên, là cách Lênin lĩnh hội và ghi chép trong cuốn “Bút ký triết học” của mình Trong sách “Bách khoa các khoa học triết học”, Mat-xcơ-va xuất bản 1974 (tập 1, tr 107), có dẫn định nghĩa của Hegel về logic là: “Logic là khoa học của tư duy và những quy luật của nó” Còn trong cuốn “Những nhà triết học lớn của phương Tây” (Les Grands Philosophes de l’Occident), F Tomlin cho rằng: “Khoa học của lý trí - chỉ có nó là khoa học phổ quát, và Hegel cho nó một cái tên: đó là logic” (la science de la raison est done la seul science universelle, et
Hegel lui donne un nom: c’est la logique) (tr 221)
Theo đó thì Hegel coi: Logic vừa là khoa học của lý trí, vừa là khoa học phổ quát, nghĩa là Logic chính là con đường công lý nhất để đi tới chân lý Để khép lại, phần định nghĩa về logic, tôi xin dẫn ra những nghiên cứu của triết gia Morfaux
trong cuốn “Nhận thức và lý trí” (La connaissance et la raison): “Logic và toán học tham gia vào lĩnh vực khoa học hình thức Cả hai là mô thức đối thoại, có
Trang 6nghĩa những mô thức của tư duy tuân thủ một hòa hợp của những nguyên tắc cấu thành, theo đó sự phát triển theo sau, để tiếp diễn một cách chắc chắn, những quy trình chữ viết biểu tượng nào đó vận động với những ký hiệu trong ý nghĩa và trong những nguyên tắc sử dụng xác định đầy nghiêm ngặt Chúng và những khoa học hình thức - người ta nói thường xuyên là những ngôn ngữ hình thức - trong đó chúng thể hiện những yêu cầu“hình thức” - có nghĩa hình thành trung nguyên lý không mâu thuẫn từ bên trong (non contradiction intern) (tr 113)
Và:
“Logic là khoa học của “logos” nhưng trong đó không mang ý nghĩa là ngôn ngữ thường ngày: nó là khoa học của những yêu cầu của“logos”, cái là tư duy trật tự và liên quan (logos = tính toán, đối thoại, lý trí) Logic không phải là ngữ pháp, cũng chẳng phải là ngôn ngữ”
2 Các quy luật cơ bản của Lôgíc học.
2.1 Qui luật đồng nhất:
Một trong những quy luật cơ bản của lôgic hình thức Trong lôgic hình thức truyền thống, QLĐN được phát biểu như sau: A là A, hay A đồng nhất với chính nó QLĐN yêu cầu chủ thể tư duy phải bảo đảm tính xác định của tư tưởng, phản ánh tính cô lập và bất biến tương đối của mọi sự vật và hiện tượng Yêu cầu chủ thể tư duy không được phép đánh tráo khái niệm trong quá trình lập luận Các phép biến đổi hình thức tư duy phải bảo đảm nguyên tắc đồng nhất thức, nghĩa là không thay đổi giá trị chân lí của các hình thức được biến đổi Rõ ràng QLĐN của lôgic hình thức chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi nhất định và hạn hẹp Đó là phạm vi của tính đồng nhất trừu tượng Lôgic biện chứng không phủ nhận ý nghĩa của tính đồng nhất trừu tượng như trường hợp giới hạn của đồng nhất cụ thể, như kết quả trừu tượng hoá của tính đồng nhất cụ thể Tính đồng nhất cụ thể bao hàm cả sự khác biệt
do mối liên hệ phổ biến và sự vận động, phát triển không ngừng của mọi sự vật và hiện tượng Chính trong quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng,
Trang 7tính đồng nhất cụ thể có thể chuyển hoá từ sự vật thống nhất đa dạng cũ sang sự thống nhất đa dạng mới
Trong quá trình lập luận mọi tư tưởng lập luận phải đồng nhất với chính nó Cho A là tư tưởng thì AA hay AA
- Đồng nhất theo nghĩa thông thường : giống nhau về tính chất nào đó
Ví dụ : Có cô bán chợ đêm đông
Cô đi lấy chồng thì chợ vẫn đông
- Trong hiện thực : Đồng nhất bao giờ cũng tồn tại trong mối liên hệ khác biệt
Ví dụ : Sinh đôi đồng trứng
- Đồng nhất theo lôgic học nghĩa là tư duy phản ánh trạng thái A là A ấy phải đồng nhất với chính nó
+ Cơ sở quy luật : Trong hiện thực mọi sự vật biến đổi không ngừng nhưng trong trạng thái ổn định ngắn A phải đồng nhất với A
Yêu cầu quy luật :
+ Trong giới hạn suy luận hay 1 buổi thảo luận không được tuỳ tiện thay đổi đối tượng tư duy 1 cách vô căn cứ
+ Trong tư duy không được đồng nhất 2 khái niệm giống nhau , sự định nghĩa các khái niệm giống nhau đó gọi là đánh tráo khái niệm
+ Tư duy thường vi phạm quy luật đồng nhất trong các trường hợp sau :
- Sử dụng khái niệm không chính xác (từ ngữ đồng âm ,đồng nghĩa ,đa nghĩa,các sự kiện)
- Tuỳ tiện thay đổi đối tượng thảo luận (cố ý,vô tình )
Tác dụng , ý nghĩa :
+ Nắm vững thì ta tránh được sự mập mờ tư duy 2 nghĩa
+ Tránh các sai lầm ( sự thay thế các luận đề )
2.2 Quy luật không mâu thuẫn (mâu thuẫn)
Trang 8Nội dung : Trong quá trình lập luận về đối tượng không được vừa phủ định , vừa khẳng định 1 cài gì đó ở cùng 1 quan hệ
Ví dụ : Mọi loại xà phòng đều làm khô da bạn nhưng chỉ có xà phòng Lux làm da bạn trắng trẻo , mịn màng
Yêu cầu quy luật :
+ Không được có mâu thuẫn trực tiếp trong tư duy
+ Không được khẳng định dấu hiệu A rồi lại phủ định hệ quả dấu hiệu A Tác dụng , ý nghĩa:
+ Nhận thức sự mâu thuẫn của các sự vật ,hiện tượng trong thế giới khách quan
2.3 Quy luật loại trừ cái thứ 3:
a,Nội dung : Hai phán đoán mâu thuẫn với nhau không thể cùng giả dối , 1 trong 2 mâu thẫn phải chân thực
Ví dụ : Cái bảng này màu xanh
Cái bảng này không màu xanh
b,Yêu cầu suy luận :
+ Tư tưởng phải rõ ràng , dứt khoát , không có mâu thuẫn trong tư duy
+ Đứng trước 1 vấn đề đặt ra chúng ta phải trả lời dứt khoát hoặc là A hoặc là , không được trả lời 1 cách lơ lửng (vừa phải,vừa không phải)
c,Tác dụng,ý nghĩa:
+ Tác dụng : Nếu nắm chắc và vận dụng đúng quy luật này có vai trò quan trọng trong khoa học và hoạt động thực tiễn , giúp cho tư duy con người biết lựa chọn và giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn
+ Ý nghĩa : Quy luật bài chung thừa nhận những tính chất mâu thuẫn vốn có khi xem xét bản thân sự vật hiện tượng
Ví dụ: Ánh sáng vừa có tính chất sóng , vừa có tính chất hạt
2.4 Qui luật lí do đầy đủ:
Trang 9Quy luật cơ bản của lôgic hình thức Trong lôgic hình thức truyền thống, QLLDĐĐ được phát biểu như sau: mọi ý nghĩa chân thực đều phải có căn cứ chân thực, hoặc là được rút ra từ những tiên đề chân thực (bằng suy diễn, quy nạp, loại tỉ ), hoặc là được bảo vệ bằng những luận cứ chân thực (bằng chứng minh) QLLDĐĐ bảo đảm tính vững chắc của tư duy đúng đắn Vì nó yêu cầu ý nghĩa chân thực phải được bảo vệ bằng nhiều tiên đề hoặc luận cứ chân thực khác Như vậy, tính vững chắc của tư duy đúng đắn chỉ có thể bảo đảm bằng hệ thống lập luận hợp lôgic Nhưng cũng như mọi quy luật khác của lôgic hình thức, QLLDĐĐ mang tính chất trừu tượng và hình thức Hơn nữa, phạm vi tác dụng rốt cuộc cũng bị hạn chế căn bản Vấn đề là ở chỗ, tư duy xét về bản chất không thể tự bảo vệ được tính chân thực của nó Bởi vì, chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn tối cao của chân lí khách quan
Mỗi tư tưởng được thừa nhận là chân thực nếu nó có lí do đầy đủ Cơ sở lôgic cua quy luật này là phạm trù nhân quả cho nên quy luật này yêu cầu lập luận cho những tư tưởng chân thực Nó không lập luận cho những tư tưởng giả dối => Đây là cơ sở để phân biệt tư duy khoa học với tư duy không khoa học
Ví dụ 1 : Nếu cho dòng điện qua dây dẫn thì trong dây dẫn xuất hiện dòng điện
Cơ sở lôgic Hệ quả lôgic
=> Không phạm quy luật
Ví dụ 2 : Con người không có ăn thì chết
Cơ sở lôgic Hệ quả lôgic
=> Phạm quy luật
c, Tính chất, ý nghĩa:
Thông thường cơ sở logic trùng với nguyên nhân hiện thực nhưng cũng có nhiều trường hợp cơ sở logic không trùng với nguyên nhân hiện thực vì vậy trong thực tiễn cần phân biệt cơ sở logic với nguyên nhân của hiện thực trong việc xem
Trang 10xét đánh giá bản chất của sự vật, hiện tượng nhằm tránh và loại bỏ các sai lầm logic trong quá trình tư duy
3 Suy luận lôgíc và nhận thức khoa học.
Hơn bất kỳ ngành khoa học nào khác, toán học có đối tượng nghiên cứu là các quan hệ và cấu trúc dưới dạng trừu tượng và khái quát nhất, nên toán học cũng
là địa hạt mà logichình thức được ứng dụng một cách đầy đủ và rộng rãi nhất Và đến lượt minh, toán học cung cấp các kiểu mô hình trừu tượng và các phương pháp
xử lý trong các mô hình trừutượng đó cho các ngành khoa học khác trong việc phân tích và nghiên cứu các đối tượng của mình Logic hình thức là công cụ của tư duy trừu tượng, do đó nó cũng là công cụ quan trọng của mọi nhận thức khoa học.Hệ thống các quy luật của Iôgich hình thức đã được sử dụng khá ổn định trong suốt hơnhai nghìn năm nay, và dường như tính đúng đến của nó không còn phải bàn cãi Với các phương pháp tiên đề hóa và hình thức hóa của đầu thế kỷ XX, logic hình thức, dưới dạng cổ điển của nó, đã được chứng minh là phi mâu thuẫn và đầy đủ Thế nhưng, nếu như nócó thể là đầy đủ tự nó, thì cũng vẫn đáng hoài nghi tính đầy
đủ của nó với tư cách là công cụ của tư duy và nhận thức Như đã nói ở trên, logic hình thức là logic hai giá trị, nó đòi hỏi mọi phán đoán mà nó xét phải có giá trị đúng hoặc sai Nhưng trong thực tiễn nhận thức của đời sống, ta lại thường gặp nhiều phán đoán mà tính đúng sai khó được xác định rõ ràng Vậy trong các trường hợp đó, liệu có thể tiến hànhcác lập luận logic được không? Tất nhiên là không, nếu
ta dùng lại ở logic hình thức cổ điển Có thể mở rộng để có những logic khác trong
đó cho phép tiến hành các lập luận trên những tri thức mà tính đúng sai không được xác định rõ ràng hoặc chỉ rõ ràng ở những mức độ khác nhau? Người ta đã phát triển nhiều lý thuyết theo hướng đó, như logic nhiều giá tri, logic modal, logic mờ (fuzzy), logic xác suất Ngay trong phạm vi hai giá trị của logic hình thức cũng có không ít vấn đề không thể giải quyết một cách dễ dàng Đa số những vấn đề này đều liên quan đến tính trừu tượng khácực đoan của bản thân logic hình thức khi đòi