chuanbikithithptqg.blogspot.com GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 9 NĂM HỌC: 2017 – 2018 Upload by: chuanbikithithptqg.blogspot.com Tháng 09 – năm 2017 Ngày soạn: 18 8 2017 Ngày dạy:23 8 2017 ĐỊA LÍ VIỆT NAM (tiếp theo) ĐỊA LÍ DÂN CƯ Tiết 1. Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm về dân tộc. Biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta. 2. Kĩ năng: Phân tích bảng số liệu, biểu đồ, thu thập thông tinh về một số dân tộc... 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc. Lấy ví dụ dẩn chứng ở trên địa bàn các em sinh sống Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, trực quan... II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam Tập trung về đại gia đình các dân tộc Việt Nam. HS: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan bài học. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 9A: 9B: 9C: 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Bài mới: Vào bài: Việt Nam Tổ quốc của nhiều dân tộc, các dân tộc đều là con cháu của Lạc Long Quân Âu Cơ cùng mở mang xây dựng non sông cùng chung sống lâu dài trên một đất nước. Các dân tộc sát cánh bên nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bài học đầu tiên của môn Địa lí lớp 9 hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu: Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1 + GV: Dùng tập tranh giới thiệu một số dân tộc tiêu biểu cho các miền đất nước. + GV: Bằng hiểu biết của bản thân cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên các dân tộc mà em biết? + GV: Trình bày một số nét về dân tộc kinh và một số dân tộc khác (ngôn ngữ, trang phục, tập quán, sản xuất...) Quan sát H1.1: cho biết dân tộc nào chiếm số dân đông nhất? Tỷ lệ bao nhiêu? Đặc điểm của dân tộc Việt và các dân tộc ít người ( kinh nghiệm sản xuất, nghề truyền thống..)? Kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết. Nêu 1 số đóng góp qtrọng của Việt kiều đối với sự phát triển KT XH nước ta? ( kiến thức thực tế) I. Các dân tộc ở Việt Nam Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng ( trang phục, phong tục, ngôn ngữ, tập quán sx...). Dân tộc Việt (kinh) có số dân đông nhất, chiếm 86,2% dân số cả nước. Người Việt là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế quan trọng. Các dân tộc ít người có trình độ kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sx và đs. Người Việt định cư ở nước ngoài là 1 bộ phận của cộng đồng các dân tộc. Hoạt động 2 Dựa vào bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam và sự hiểu biết của mình, hãy cho biết dân tộc Việt (kinh) phân bố chủ yếu ở đâu? Dựa vào vốn hiểu biết hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu? Học sinh trả lời => Giáo viên kết luận. ? Dựa vào SGK và bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam, hãy cho biết địa bàn cư trú cụ thể của các dân tộc ít người. ? Nêu lợi thế và hạn chế của địa bàn sinh sống các dân tộc ít người? + GV gọi học sinh lên bảng xác định 3 địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc tiêu biểu. Giáo viên chốt lại. ? Sự phân bố các dân tộc ít người đã có sự thay đổi gì. II. Phân bố các dân tộc 1. Dân tộc Việt (kinh) Phân bố rộng khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở đồng bằng, trung du, duyên hải. 2. Các dân tộc ít người Miền núi và cao nguyên là địa bàn cư trú chính của các dân tộc ít người. Trung du và miền núi phía Bắc gồm khoảng 30 dân tộc sinh sống: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông... Trường Sơn TN: Có khoảng 20 dân tộc( Êđê, Giarai, Ba Na, Cơ Ho...) Người Chăm, Khơme, Hoa ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Hiện nay sự phân bố các dân tộc có nhiều thay đổi. 4. Củng cố: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Cho ví dụ. Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta? 5. Hướng dẫn học ở nhà: Về nhà tìm hiểu thêm về dân tộc của mình. Và cho biết dân tộc mình có nết văn hoá nào? Sự phân bố dân cư ra sao? Nghiên cứu bài 2: Dân số và gia tăng dân số. Ngày soạn:1882017 Ngày dạy: 2582017 Tiết 2. Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Biết được số dân hiện tại và dự báo trong tương lai Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hiệu quả. Đặc điểm thay đổi dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số ở nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi. 2. Kĩ năng: Phân tích sự tăng dân số, nhận xét. Biết phân tích, so sánh tháp dân số năm 1989 1999. Rén KNS cơ bản: Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân, giải quyết vấn đề. 3. Thái độ: Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lý. Thấy rõ mqh giữa gia tăng dân số với vấn đề môi trường và chất lượng cuộc sống. II. Chuẩn bị: GV: Biểu đồ dân số của Việt Nam HS: Tài liệu, tranh ảnh và hậu quả bùng nổ dân số tới môi trường và chất lượng cuộc sống. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 9A: 9B: 9C: 2. Kiểm tra bài cũ: ?Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Nêu ví dụ. ? Nêu đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta? 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Dân số, tình hình gia tăng dân số là hậu quả kinh tế xã hội, chính trị của nó đã trở thành mối quan tâm không chỉ riêng mổi quốc gia, mà cả của cộng đồng quốc tế,ở mổi quốc gia chính sách dân số luôn có vị trí xứng đáng trong các chính sách của nhà nước. Sớm nhận rõ vấn đề này, ở nước ta Đảng và chính phủ đã đề ra mục tiêu dân số và ban hành loạt chính sách để đạt được mục tiêu ấy. Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1 Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào vốn hiểu biết của mình và SGK trả lời: ? Tính đến năm 2002, VN có dân số là bao nhiêu?( Năm 2012 VN có gần 86 triệu dân). ? Em có suy nghĩ gì về thứ tự diện tích và dân số Việt Nam so với thế giới. ? Cới dân số đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển KT XH? ( HS trao đổi) I. Số dân Diện tích đứng thứ 58 trên thế giới. Năm 2002 dân số VN là 79,7 triệu người. Đứng thứ 3 ở ĐNA và thứ 14 trên thế giới. Hoạt động 2 Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ bùng nổ dân số. ? Quan sát H2.1 nêu nhận xét về tình hình tăng dân số ở nước ta? ( pt liên tục) ? Vì sao tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng? HS trả lời => GV chuẩn kiến thức. ? Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì. ? Lợi ích của sự giảm tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số ở nước ta? Học sinh thảo luận và trả lời > Giáo viên bổ sung. ? Dựa vào bảng 2.1 xác định các vùng có tỷ lệ gia tăng dân số cao nhất, thấp nhất. HS trả lời => Giáo viên chuẩn kiến thức. II. Gia tăng dân số Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số. Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tốc độ gia tăng dân số có xu hướng giảm. Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống (ăn mặc, học hành, giải quyết việc làm...). Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có sự khác nhau giữa các vùng, miền: Vùng Tây Bắc có tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất (2,19%), thấp nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng (1,11%). Hoạt động 3 ? Dựa vào bảng 2.2 hãy nhận xét tỉ lệ 2 nhóm dân số nam nữ thời kỳ 1979 1999. ( Tỷ lệ nữ lớn hơn nam thay đổi theo thời gian. Sự thay đổi giữâ tỷ lệ tổng số nam và nữ giảm dần từ 3% => 2,6% => 1,4%). ? Cơ cấu theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 1999 + Nhóm 0 14 tuổi: giảm dần Nam từ 21,8 giảm xuống 20,1 >17,4 Nữ từ 20,7 giảm xuống 18,9 > 16,1 Nhóm 15 59 tăng lên Nhóm 60 trở lên tăng lên. => Giáo viên kết luận: III. Cơ cấu dân số Nước ta có cơ cấu dân số trẻ. Cơ cấu dân số theo giới tính: Đang có sự cân bằng về tỉ lệ Nam Nữ. Cơ cấu dân số theo độ tuổi: đang có sự thay đổi. => Tỷ lệ trẻ em giảm xuống, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên. 4. Cũng cố: ?Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số nước ta. ? Dựa vào Bảng 2.1 hãy cho biết số dân và tình hình tăng dân số ở nước ta. 5. Hướng dẫn học ở nhà: Về nhà học bài cũ và xem trước nội dung bài mới hôm sau học. Làm bài tập 3 SGK10. Tìm hiểu sự phân bố dân cư ở địa phương mà em sinh sống. Tìm hiểu ở địa phương em thuộc vào loại quần cư nào. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn:2582017 Ngày dạy:3082017 Tiết 3. Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ. I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Trình bày được tình hình phân bố dân cư ở nước ta. Phân biệt được các loại hình quần cư nông thôn và quần cư thành thị. Nhận biết quá trình đô thị hóa ở nước ta. 2. Kĩ năng: Sử dụng bản đồ lược đồ phân bố dân cư và đô thị hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết sự phân bố dân cư và đô thị ở nước ta. Phân tích các bảng số liệu về mật độ dân số của các vùng, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta. Rèn các KNS cơ bản: Tư duy, làm chủ bản thân, giải quyết vấn đề, tự nhận thức. 3. Thái độ: Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường đang sống, chấp hành các chính sách của Nhà nước về phân bố dân cư. II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam HS: Tranh ảnh về nhà ở, một số quần cư ở Việt Nam. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 9A: 9B: 9C: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày tình hình gia tăng dân số ở nước ta. Vì sao tỷ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng? ? Nêu hậu quả của sự gia tăng dân số ở nước ta? 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Cũng như các nước trên thế giới, sự phân bố dân cư của nước ta phụ thuộc vào nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội, lịch sử.... Tuỳ theo thời gian và lãnh thổ cụ thể, các nhân tố ấy tác động với nhau tạo nên một bức tranh phân bố dân cư như hiện nay. Đó là nội dung bài học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1: GV: Em hãy nhắc lại thứ hạng, diện tích lãnh thổ và dân số nước ta? GV: + So sánh mật độ dân số nước ta với thế giới năm 2003 gấp 5,2 lần. +Mật độ dân số năm 1999: 231 người km2 +Mật độ dân số năm 2002: 241 ngưòi km2 +Mật độ dân số năm 2003: 246 người km2 ? Em có nhận xét gì về MĐDS nước ta? GV: Quan sát H3.1, cho biết dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng nào? Thưa thớt ở vùng nào? Vì sao? Học sinh thảo luận trả lời => Giáo viên chốt lại. I. Mật độ dân số và phân bố dân cư. 1. Mật độ dân số Nước ta có mật độ dân số cao 246 ngườikm2 Mật độ dân số nước ta ngày càng tăng. 2. Phân bố dân cư: không đều. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị. Miền núi, Tây Nguyên dân cư thưa thớt. Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn. Hoạt động 2 HS đọc sgk:. GV: Cho biết sự khác nhau giữa các kiểu quần cư nông thôn các vùng? Học sinh trả lời => Gv nhận xét và kết luận. GV: Nêu những thay đổi của quần cư nông thôn hiện nay (Diện mạo làng quê, số người làm nông nghiệp ít...). ? Dựa vào hiểu biết và SGK nêu đặc điểm quần cư thành thị? ?Cho biết sự khác nhau về hoạt động kinh tế và nhà ở giữa quần cư nông thôn và thành thị? ( HS trao đổi + trả lời) ? Quan sát vào H3.1 nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị ở nước ta? Sau khi các nhóm thảo luận => Đại diện nhóm trình bày => GV bổ sung và kết luận. ? Ở địa phương em co những loại hình quận cư nào? Nơi em sống thuộc loại qcư nào? II. Các loại hình quần cư 1. Quần cư nông thôn Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số, tên gọi khác nhau. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. 2. Quần cư thành thị. Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp và dịch vụ, là trung tâm kinh tế, chính trị, VH, KHKT. Phân bố tập trung ở đồng bằng ven biển. Có MĐDS rất cao, kiến trúc hiện đại. Hoạt động 3 ? Thế nào là đô thị?( Xem bảng thuật ngữ) Dựa vào bảng 3.1 hãy: ? Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta? ? Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ? ? Nêu hậu quả của việc phát triển đô thị không đi đôi với việc phát triển KT XH và bảo vệ môi trường? ( HS trao đổi) III. Đô thị hoá Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục Trình độ đô thị hoá các đô thị nước ta còn thấp. phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ. 4. Cũng cố. ? Quan sát bảng 3.2 nhân xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số các vùng ở nước ta. ? Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta. 5. Hướng dẫn học ở nhà: Học bài cũ. Làm bài tập 3 SGK14 Tìm hiểu việc làm ở địa phương em đang sinh sống. ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 2582017 Ngày dạy: 192017 Tiết 4. Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG. I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động. Biết được sức ép dân số đối với việc giải quyết việc làm. Trình bày được hiện trang và chất lượng cuộc sống ở nước ta. 2. Kĩ năng: Phân tích biểu đồ, bảng số liệu trong sgk. 3. Thái độ: Biết lựa chọn công việc phù hợp với bản thân. Biết vận dụng và liên hệ thực tế ở địa phương đang sống. GD ý thức bảo vệ mt đi đôi với việc nâng cao CLCS ở nước ta. II. Chuẩn bị: GV và HS sưu tầm một số tranh ảnh về vấn đề mt và CLCS ở nước ta. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 9A: 9B: 9C: 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta? Nêu đặc điểm các loại hình quần cư? 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Nước ta có lưc lượng lao động đông đảo. Trong thời gian qua nước ta đã có nhiều cố gắng giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1 Dựa vào vốn hiểu biết và SGK : ? Cho biết nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh và hạn chế nào? Dựa vào H 4.1: nhận xét về cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn? Giải thích? ? Để nâng cao chất lượng cuộc sống cần có những biện pháp gì? ? Dựa vào H4.2: nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta. ( So sánh cụ thể tỉ lệ lao động từng ngành từ 1989 2003) GV (diễn giải phân tích) sau đó chốt lại kiến thức. I. Nguồn lao động và sử dụng lao động 1. Nguồn lao động Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh. Hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn. Tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn 75,8%. 2. Sử dụng lao động Phần lớn lao động còn tập trung trong các ngành (nônglâmngư nghiệp ). Cơ cấu lao động được thay đổi theo hướng đổi mới của nền kinh tế xã hội. Hoạt động 2 GV: Phân công học sinh thảo luận nhóm: Nhóm 1: Tại sao nói việc làm đang là vấn đề gay gắt đối với nước ta? Nhóm 2: Tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm rất cao nhưng lại thiếu lao động tay nghề ở các khu công nghệ cao? Nhóm 3: Để giải quyết việc làm theo em cần có giải pháp nào? + HS thảo luận và phát biểu => GV chốt lại. II. Vấn đề việc làm Nền kinh tế chưa phát triển (nguồn lao động dồi dào ). Chất lượng của lực lượng lao động thấp => Tạo sức ép lớn trong việc giải quyết việc làm( đặc biệt ở nông thôn). Hướng giải quyết: Phân bố lại lao động và dân cư. Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề. Hoạt động 3 GV: Dựa vào thực tế nói lên chất lượng cuộc sống của nhân dân đang có sự thay đổi? (nhịp độ tăng trưởng khá cao , xoá đói giảm nghèo, cải thiện về giáo dục, y tế..) GV: Quan sát H 4.3, em có nhận xét gì? III. Chất luợng cuộc sống Chất lượng cuộc sống được cải thiện (thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, phúc lợi). Chất lượng cuộc sống còn chênh lệch giữa các vùng, giữa các tầng lớp nhân dân. Tác động xấu đến mt: rác thải CL thực phẩm, sức khỏe... 4. Củng cố: ? Dựa vào bảng (SGK) nhận xét sự thay đổi lao động trong các thành phần kinh tế ở nước ta? ? Nêu 1 số giải pháp về giải quyết vđề mt và an toàn thực phẩm hiện nay? 5. Hướng dẫn học ở nhà: Về nhà chuẩn bị trước nội dung bài thực hành hôm sau học. Tìm được sự thay đổi của dân số qua tháp tuổi Trình bày được mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngày soạn:392017 Ngày dạy: 69 2017 Tiết 5. Bài 5: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ 1999 I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Biết cách phân tích và so sánh tháp dân số. Tìm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta. Xác lập mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 2. Kĩ năng: Rèn luyện, củng cố và hình thành ở mức độ cao kĩ năng đọc và phân tích , so sánh tháp tuổi để giải thích các xu hướng thay đổi cơ cấu theo tuổi. Các thuận lợi và khó khăn cho giải pháp chính sách dân số. 3. Thái độ: Biết tuyên truyền vận động xã hội về dân số... II. Chuẩn bị: GV: Lược đồ tháp dân số Việt Nam năm 1989 và năm 1999 HS: Tranh ảnh về dân số III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 9A: 9B: 9C: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? Để giải quyết việc làm theo em cần có những giải pháp nào? 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. GV nêu mục tiêu bài thực hành Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài thực hành. Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu thảo luận yêu cầu của bài tập 1. Nhóm 1: Hình dạng tháp tuổi. Nhóm 2: Cơ cấu dân số theo độ tuổi. Nhóm 3: Tỷ lệ dân số phụ thuộc. Sau khi các nhóm trình bày kết quả, bổ sung GV chuẩn xác kiến thức theo bảng sau: Năm Các yếu tố 1989 1999 Hình dạng của tháp Đỉnh nhọn, đáy rộng Đỉnh nhọn, đáy rộng chân đáy thu hẹp hơn 1989 Cơ cấu dân số theo tuổi Nhóm tuổi + 0 14 + 15 59 + 60 trở lên Nam Nữ Nam Nữ 20.1 25.6 3.0 18.9 28.2 4.2 17.4 28.4 3.4 16.1 30.0 4.7 Tỷ số phụ thuộc 86 72.1 GV giải thích: Tỷ số phụ thuộc ở nước ta năm 1989 là 86 (nghĩa là cứ 100 người trong độ tuổi lao động phải nuôi 86 người ở 2 nhóm tuổi kia). ? Nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta. Giải thích nguyên nhân ? Sau khi học sinh phát biểu => Giáo viên chuẩn xác. + Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một nội dung: 1. Cơ cấu dân số ở nước ta có thuận lợi như thế nào đối với sự phát triển kinh tế xã hội? 2. Cơ cấu dân số theo tuổi có khó khăn gì? 3. Biện pháp nào từng bước khắc phục khó khăn đó? + GV tổ chức các nhóm trình bày kết quả, bổ sung và chuẩn xác kiến thức. Bài tập 2: Sau 10 năm (1989 1999), tỷ lệ nhóm tuổi 0 14 đã giảm xuống (từ 39% 33.5%). Nhóm tuổi trên 60 có chiều hướng gia tăng từ 7.2% 8.1%. Tỷ lệ nhóm tuổi lao động tăng lên từ 53.8%58.4%. Do chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng cải thiện chế độ dinh dưỡng cao hơn trước, điều kiện y tế chăm sóc sức khoẻ tốt. ý thức về kế hoạch hoá gia đình trong nhân dân cao hơn. Bài tập 3: Thuận lợi: Cung cấp nguồn lao động mới Một thị trường tiêu thụ mạnh, trợ lực lớn cho việc phát triển và nâng cao mức sống. Khó khăn: Gây sức ép lớn đến vấn đề giải quyết việc làm. Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, nhu cầu giáo dục, y tế, nhà ở cũng căng thẳng. Biện pháp khắc phục: Có kế hoạch đào tạo hợp lí, hướngnghiệp dạy nghề. Phân bố lao động theo ngành nghề Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá... 4. Củng cố: Giáo viên nhận xét, đánh giá giờ học thực hành (ưu điểm, nhược điểm từng nhóm). Tuyên dương các nhóm làm tốt. 5. Hướng dẫn học ở nhà: Về nhà soạn trước nội dung bài 6 hôm sau học. Trình bày sơ lược về quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam và thấy được kinh tế nước ta có sự đổi mới. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn:392017 Ngày dạy: 892017 ĐỊA LÍ KINH TẾ Tiết 6. Bài 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Trình bày sơ lược về quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Thấy được chuyển dich cơ cấu kinh tế là nết đặc trưng của công cuộc đổi mới. 2. Kĩ năng: Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để nhận xét sự chuyển dich cơ cấu ở nước ta. Đọc lược đồ, bản đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm để nhận biết vị trí các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. 3. Thái độ: Thấy được kinh tế nước ta ngày một phát triển ... II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ hành chính Việt Nam Bản đồ về sự chuyển dịch cơ cấu GDP từ 1991 đến 2002 HS: Tài liệu. Tranh ảnh về một số thành tựu phát triển kinh tế ở nước ta. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 9A: 9B: 9C: 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Nền kinh tế nước ta trải qua quá trình phát triển lâu dài và khó khăn. Năm 1986 nước ta bắt đầu đổi mới, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch rõ nét theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nền kinh tế đạt được những thành tựu và nhiều thách thức. Bài học hôm nay ta cùng tìm hiểu: Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1 GV yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ (chuyển dịch kinh tế trong SGK) ? Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở những mặt nào chủ yếu ? Dựa vào H6.1 phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, xu hướng này thể hiện ở mặt nào? Học sinh trả lời GV chuẩn xác kiến thức => Kết luận. Hoạt động 2 Dựa vào H6.2. Cho biết: Nước ta có mấy vùng kinh tế? (7 vùng) Xác định, đọc tên các vùng kinh tế trên bản đồ. Xác định phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm? Nêu ảnh hưởng của các vùng đó đến sự phát triển kinh tế xã hội? Hoạt động 3: ? Dựa vào vốn hiểu biết của mình , hãy cho biết nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu lớn nào? ? Những khó khăn nước ta cần vượt qua để phát triển kinh tế hiện nay là gì? I . Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới. ( HS đọc sgk) II. Nền kinh tế nước ta đang trong thời kì đổi mới 1. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Gồm 3 khía cạnh: Cơ cấu ngành Cơ cấu lãnh thổ Cơ cấu thành phần kinh tế a. Chuyển dịch cơ cấu ngành Năm 1991 nền kinh tế chuyển dịch từ bao cấp sang kinh tế thị trường. Trong cơ cấu GDP (nônglâmngư nghiệp) chiếm tỷ trọng cao nhất từ 40% giảm thấp hơn dịch vụ (1992), thấp hơn CN xây dựng (1994). Chứng tỏ nước ta đang chuyển từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp. Công nghiệp xây dựng: Tỷ trọng tăng nhanh nhất thể hiện chủ trương CNHHĐH gắn liền với đường lối đổi mới. Dịch vụ: ảnh hưởng khủng hoảng tài chính khu vực cuối 1997 > Hoạt động kinh tế đối ngoại tăng trưởng chậm. b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ Nước ta có 7 vùng kinh tế (3 vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, Miền Trung, Phía Nam). Có tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế xã hội và các vùng kinh tế lân cận. 2. Những thành tựu và thách thức Thành tựu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc Cơ cấu kinh tế chuyển theo hướng CNH. Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Khó khăn: Sự phân hoá giàu nghèo và còn nhiều xã nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt. Vấn đề việc làm còn nhiều bức xúc. Nhiều bất cập trong sự phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. Phải cố gắng lớn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. 4. Củng cố: GV khái quát lại bài học. Bài tập 2: Vẽ biểu đồ hình tròn: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 2002. 5. Hướng dẫn học ở nhà: Học bài cũ. Về nhà chuẩn bị nội dung bài 7 tiết hôm sau học. Thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và phân bố nông nghiệp ở nước ta như thế nào? Và ở địa phương chứng ta đang sinh sống như thế nào. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn:892012 Ngày dạy: 139 Tiết 7. Bài 7: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nhiệp. 2. Kĩ năng: Biết đánh giá giá trị kinh tế của các tài nguyên tự nhiên. Biết liên hệ thực tiễn địa phương.. 3. Thái độ: Thấy được sự phát triển kinh tế nước ta ảnh hưởng bởi các nhân tố ... II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. HS: Tài liệu. Tranh ảnh về nông nghiêp. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 9A: 9B: 9C: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Cho biết xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện rõ mặt nào? ? Nêu một số thành tựu và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế? 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Cách đây 4000 năm ở lưu vực sông Hồng tổ tiên ta đã chọn cây lúa làm nguồn sản xuất chính, đặt nền móng cho nông nghiệp nước nhà phát triển như ngày nay. Điều kiện kinh tế xã hội được cải thiện đã tạo điều kiện thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Để hiểu rõ các nhân tố trên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1 Hãy cho biết sự phát triển và phân bố nông nghiệp phụ thuộc vào những tài nguyên nào của tự nhiên? (Đất, khí hậu, nước, sinh vật). ? Vì sao nói nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào đất đai, khí hậu. Vai trò của đất đối với nông nghiệp? (Cơ thể sống cần có đủ 5 yếu tố cơ bản: Nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí, chất dinh dưỡng). Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận: Nhóm 1: Nước ta có mấy nhóm đất chính diện tích, phân bố chủ yếu, mỗi nhóm đất phù hợp với loại cây trồng nào Nhóm 2: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp hãy trình bày đặc điểm khí hậu của nước ta? Những đặc điểm đó có ảnh hưởng thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? Nhóm 3: Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp.Tài nguyên nước của VN có đặc điểm gì? Nhóm 4: Trong môi trường nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, tài nguyên sinh vật nước ta có đặc điểm gì? ( Đa dạng về hệ sinh thái, giàu có về thành phần loài sinh vật Sau khi học sinh thảo luận nhóm xong, đại diện nhóm trình bày. GV bổ sung. Chuyển ý: Nhờ thực hiện công cuộc đổi mới nền nông nghiệp ở nước ta đã phát triển tương đối ổn định và vững chắc, sản xuất tăng lên rõ rệt. Đó là thắng lợi của chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước. Ta cùng tìm hiểu vai trò to lớn của các nhân tố kinh tế xã hội. Hoạt động 2 GV. Kết quả của nông nghiệp đạt được trong những năm qua là biểu hiện của sự đúng đắn, sức mạnh của chính sách phát triển nông nghiệp đã tác động lên các nhân tố kinh tế. ? Đặc điểm dân cư và lao động của nước ta? có thuận lợi gì cho sx nông nghiệp?. ? Quan sát H17.2 kể tên một số cơ sở vật chất, kỹ thuật trong nông nghiệp để minh hoạ. Học sinh trả lời GV bổ sung. ? Nhà nước ta có những chính sách gì đối với sx nông nghiệp? Tác dụng? ? Sự phát triển công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp Tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh). ? Nêu một số ví dụ cụ thể để thấy rõ vai trò của thị trường đối với sản xuất một số hàng hoá của nông dân (Cây công nghiệp, cây ăn quả, gia cầm, lúa gạo, thịt lợn...). HS trả lời + GV chuẩn kiến thức: I. Các nhân tố tự nhiên 1. Tài nguyên đất: Là tài nguyên quí giá. Là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp. Có 2 nhóm đất chính: + Đất feralit: Phân bố ở miền núi, trung du, thích hợp trồng cây CN( cà phê, cao su, chè...). + Đất phù sa: phân bố ở đồng bằng, thích hợp trồng cây lúa nước và hoa màu. Hiện nay đất nông nghiệp đang bị thu hẹp. 2. Tài nguyên khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa cây trồng phát triển quanh năm, năng suất cao, nhiều vụ trong năm. Khí hậu phân hóa đa dạng: Trồng nhiều loại cây( cận nhiệt, ôn đới, nhiệt đới) Khó khăn: thiên tai, sâu bệnh... 3. Tài nguyên nước: Có nguồn nước phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước ngầm phong phú. Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu tạo ra năng suất và tăng sản lượng cây trồng. 4. Tài nguyên sinh vật: Là cơ sở thuần dưỡng, lai tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi cao với điều kiện sinh thái ở nước ta. II. Các nhân tố kinh tế xã hội 1. Dân cư và lao động: Lao động nông thôn chiếm tỉ lệ cao, có nhiều kinh nghiệm trong sx nông nghiệp. 2. Cơ sở vật chất kĩ thuật: Ngày càng hoàn thiện( sơ đồ) 3. Chính sách phát triển nông nghiệp: Các chính sách của Nhà nước đã khuyến khích, tạo mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp khai thác mọi tiềm năng phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại hướng xuất khẩu. 4. Thị trường: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất đa dạng sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. 4. Củng cố: ? Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta. ? Vai trò của nhân tố KT – XH đến sx nông nghiệp? 5. Hướng dẫn học ở nhà: Về nhà học bài cũ, làm bài tập 2. Tìm hiểu về sự phát triển và phân bố nông nhiệp nước ta. Ngày soạn:892012 Ngày dạy: 159 Tiết 8. Bài 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP. I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp. 2. Kĩ năng: Phân tích bảng số liệu, sơ đồ ma trận về phân bố cây công nghiệp chủ yếu theo vùng. Biết phân tích bản đồ nông nghiệp VN. Rèn các kĩ năng sống cơ bản: Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân. 3. Thái độ: Thấy được sự phát triển kinh tế và sự phân bố nông nghiệp ở nước ta hiện nay. II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ nông nghiệp Việt Nam, ... HS: Tài liệu. Tranh ảnh về nông nghiêp. III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: 9A: 9B: 9C: 2. Kiểm tra bài cũ ? Cho biết những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp nước ta? 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Việt Nam là 1 nước nông nghiệp Một trong những trung tâm xuất hiện sớm nghề trồng lúa ở Đông Nam Á. Vì thế đã từ lâu nền nông nghiệp nước ta được đẩy mạnh và được Đảng và Nhà nước coi là mặt trận hàng đầu. Từ sau đổi mới nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn. Để có được bước tiến nhảy vọt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, sự phát triển và phân bố nông nghiệp đã có những bước chuyển biến gì khác trước: Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1 I. Nghành trồng trọt ? Dựa vào bảng 8.1, nhận xét sự thay đổi tỷ trọng cây lương thực và cây công nghiệp, trong cơ cấu giá trị sản xuất nghành trồng trọt? Sự thay đổi đó nói lên điều gì ? HS: Nông nghiệp : + Đang phá thế độc canh cây lúa + Đang phát huy thế mạnh, nền nông nghiệp nhiệt đới ...) Gv chốt lại . Ngành trồng trọt phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng. Chuyển mạnh sang trồng cây hàng hóa, làm nguyên liệu cho CN chế biến để XK. HS Dựa vào hình 8.2: Trình bày các thành tựu trong sản xuất lúa thời kỳ 1980 – 2002? Gv chia lớp thành 4 nhóm : Mỗi nhóm phân tích 1 chỉ tiếu về sản xuất lúa . Yêu cầu : Tính từng chỉ tiêu như sau : (Vd: Năng suất lúa cả năm (tạha) từ 19802002 Tăng 24,1 tạ ha gấp 2,2 lần. Tương tự tính các chỉ tiêu còn lại. Diện tích Sản lượng) . + HS trình bàyGV kết luận: ? Nêu các thành tựu chủ yếu trong sx lúa? ? Dựa vào Sgk và vốn hiểu biết cho biết lợi ích kinh tế, của việc phát triển cây công nghiệp. (xuất khẩu, nguyên liệu chế biến, tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh cây, khắc phục mùa vụ, bảo vệ môi trường . HS. Dựa vào bảng 8.3 trình bày đặc điểm phân bố của cây công nghiệp hàng năm và lâu năm . GV hướng dẫn . Đọc theo cột dọc biết được 1 vùng sinh thái có các cây công nghiệp chính nào . Đọc theo cột ngang biết được các vùng phân bố chính của 1 loại cây công nghiệp . 1. Cây lương thực. Lúa là cây lương thực chủ yếu. Các chỉ tiêu về sản xuất lúa năm 2002 đều tăng lên rõ rệt so với các năm trước. Lúa được trồng ở khắp mọi nơi tập trung chủ yếu ở hai đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. 2. Cây công nghiệp. Vai trò: Phá thế độc canh, bảo vệ môi trường. Cây công nghiệp phân bố hầu hết trên 7 vùng sinh thái nông nghiệp cả nước. Tập trung nhiều nhất là ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. 4. Củng cố: Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta. 5. Hướng dẫn học ở nhà: Về nhà học bài cũ và chuẩn bị nội dung bài mới hôm sau học. Ngày soạn:1592012 Ngày dạy: 209 Tiết 9. Bài 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP. ( Tiếp theo) I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp. 2. Kĩ năng: Biết phân tích bản đồ nông nghiệp VN: Tìm hiểu sự phân bố 1số vật nuôi chủ yếu của nước ta. Rèn các kĩ năng sống cơ bản: Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân. 3. Thái độ: Thấy được sự phát triển kinh tế và sự phân bố nông nghiệp ở nước ta hiện nay. II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ nông nghiệp Việt Nam, ... HS: Tài liệu. Tranh ảnh về nông nghiêp. III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: 9A: 9B: 9C: 2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra 15 phút) ? Nêu đặc điểm của ngành trồng trọt nước ta? ? Nêu một số thành tựu trong sx lúa? Đáp án + thang điểm. Câu1: ( 4đ) Đặc điểm của ngành trồng trọt nước ta: + Ngành trồng trọt phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng. + Chuyển mạnh sang trồng cây hàng hóa, làm nguyên liệu cho CN chế biến để XK. Câu2: ( 6đ) Một số thành tựu trong sản xuất lúa ở nước ta: + Các chỉ tiêu về sản xuất lúa năm 2002 đều tăng lên rõ rệt so với các năm trước. + VN từ nước phải nhập LT trở thanh nước đưng thứ 2tg về XK gạo. + Lúa được trồng ở khắp mọi nơi tập trung chủ yếu ở hai đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. 3. Bài mới: Đặt vấn đề: ( Theo sgk) Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1 GV. Hãy cho biết tiềm năng của nước ta trong việc phát triển, và phân bố cây ăn quả? (khí hậu, tài nguyên, chất lượng, thị trường ) HS. Kể tên 1số cây ăn quả đăc trưng ở Bắc Bộ, Nam Bộ. HS.Tại sao Nam Bộ, trồng được nhiều cây ăn quả có giá trị? (Do điều kiện tự nhiên: khí hậu, diện tích, đất đai, vùng nhiệt đới điển hình...) Hoạt động 2 ? Dựa vào hình 8.2+ lược đồ: xác định vùng chăn nuôi trâu, bò chính. Vùng chăn nuôi lợn chính ? ? Mục đích nuôi trâu, bò? GV: Theo thống kê, VN đứng thứ 740 tg về nuôi trâu, thứ 5tg về nuôi lợn...... ? Cho biết hiện nay chăn nuôi gia cầm, lợn nước ta và trong khu vực đang phải đối mặt với nạn đại dịch nào? ( H5N1 Dịch gia cầm. Dịch lợn tai xanh.) I. Nghành trồng trọt 3. Cây ăn quả . Nước ta trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị cao, nhiều loại được đem đi xk. Đông Nam Bộ và ĐBSCL là 2 vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. II. Nghành chăn nuôi. Chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp . 1. Chăn nuôi trâu, bò. Chăn nuôi chủ yếu ở trung du và miền núi, chủ yếu lấy sức kéo, lấy thịt, sữa. Năm 2002, bò( 2triệu con), trâu( 3triệu con) 2. Chăn nuôi lợn: Lợn được nuôi tập trung ở 2 đồng bằng : ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long, là nơi có nhiều lương thực và đông dân . Đàn lợn tăng khá nhanh, đến năm 2002 có khoảng 23 triệu con. 3. Chăn nuôi gia cầm. Gia cầm phát triển nhanh ở đồng bằng. 4. Củng cố: Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta. 5. Hướng dẫn học ở nhà: Về nhà học bài cũ và chuẩn bị nội dung bài mới hôm sau học. Ngày soạn:1592012 Ngày dạy:22 9 Tiết 10. Bài 9 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN. I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta; vai trò của từng loại rừng. 2. Kĩ năng: Phân tích bản đồ, lược đồ lâm nghiệp hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để thấy được sự phân bố các loại rừng. Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để hiểu và trình bày sự phát triển của lâm nghiệp. Rèn các KNS: tư duy, giao tiếp, thể hiên sự tự tin... 3. Thái độ: Có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng. III. Chuẩn bị: GV: Bản đồ lâm nghiệp và thủy sản VN. HS: sgk, Át lát Địa lí VN. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp. 9A : 9B: 9C: 2. Kiểm tra bài cũ ? Nêu đặc điểm ngành chăn nuôi ở nước ta? ? Lợi ích của việc trồng cây công nghiệp? 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Dù khái niệm Rừng vàng, không còn như trước kia, nhưng nông nghiệp vẫn là 1 thế mạnh của nước ta, có 1 vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế Xã hội và giữ gìn môi trường, sinh thái. Sự phân bố và phát triển của nghành lâm nghiêp và thủy sản hiện nay như thế nào? Đó là vấn đề mà chúng ta tìm hiểu trong tiết học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1 GV: Dựa vào SGK và vốn hiểu biết, cho biết thực trạng,rừng nước ta hiện nay . + Rừng tự nhiên, liên tục bị giảm sút trong 14 năm (19761990) khoảng 2 triệu ha. Trung bình mỗi năm mất 19 vạn ha . GV Đọc bảng 9.1 cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta ( 3 loại rừng ) ? Cho biết chức năng của từng loại rừng, phân theo mục đích sử dụng?. HS trả lời+ GV chuẩn kt. Hoạt động 2. ? Dựa vào chức năng từng loại rừng cho biết sự phân bố các loại rừng . ? Dựa vào lược đố: Khai thác lâm sản tập trung chủ yếu ở đâu? Kể tên các trung tâm chế biến gỗ? ? Việc đầu tư trồng rừng, đem lại lợi ích gì . HS Bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế gió bão ...Góp phần bảo vệ đất đai, nguồn gen quí, cung cấp nhiều lâm sản.. GV Tại sao chúng ta khai thác phải kết hợp với trồng rừng và bảo vệ rừng . I. Lâm nghiệp 1. Tài nguyên rừng : Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp còn rừng chiếm tỉ lệ rất thấp. Độ che phủ rừng chỉ 35%. Hiện nay tổng diện tích rừng ở nước ta có gần 11,6 triệu ha. Trong đó 610 rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, 410 là rừng sản xuất . 2. Sự phát triển và phân bố nghành lâm nghiệp . Sự phân bố: Rừng phòng hộ, phân bố ở núi cao, ven biển . Rừng sản xuất phân bố ở núi thấp trung du . Rừng đặc dụng: phân bố môi trường, tiêu biểu điển hình cho các hệ sinh thái . Sự phát triển: Khai thác gỗ:Hằng năm khai thác 2,5 triệu m3 gỗ ở khu vực rừng sản xuất. + CN chế biến gỗ, lâm sản pt ở trung du và miền núi. Trồng rừng: Tăng độ che phủ rừng. Pt mô hình nông – lâm kết hợp. Phấn đấu đến năm 2015 trồng mơi đước thêm 5triệu ha rừng. 4. Củng cố: Xác định các vùng phân bố rừng chủ yếu ở hình 9.2. ? Nêu lợi ích của việc trồng rừng? 5. Hướng dẫn học ở nhà: Về nhà học bài cũ. Tìm hiểu về ngành thủy sản nước ta. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn:2292012 Ngày dạy:27 9 Tiết 11. Bài 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN.( Tiếp theo) I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Trình bày được sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản nước ta. 2. Kĩ năng: Phân tích bản đồ, lược đồ lâm nghiệp, thủy sản hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để thấy được sự phân bố các bãi tôm, cá; vị trí các ngư trường trọng điểm. Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để hiểu và trình bày sự phát triển của thủy sản. 3. Thái độ: Thấy được giá trị kinh tế của ngành lâm nghiệp và thủy sản để từ đó biết bảo vệ môi trường và khai thác hợp lí... II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ lược đồ lâm nghiệp và thủy sản VN. HS: Át lat địa lí VN. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp 9A: 9B: 9C: 2. Kiểm tra bài cũ. ? Nêu lợi ích của việc trồng và bảo vệ rừng? ? Trình bày sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta? 3. Bài mới: Đặt vấn đề: ( Theo sgk). Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1 GV: Nước ta có điều kiện tư nhiên thuận lợi, để phát triển nhanh khai thác thuỷ sản, như thế nào ? HS: Mạng lưới sông ngòi,ao hồ dày. Vùng biển rộng 1 triệu km2 Bờ biển,đầm,phá,rừng ngập mặn... ? Xác định trên H 9.1 các tỉnh trọng điểm nghề cá (Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ ) + HS Đọc tên, xác định 4 ngư trường trọng điểm trên lược đồ 9.2 và bản đồ. ? Cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. HS (Bão gió mùa đông bắc, ô nhiễm môi trường biễn,nguồn lợi bị suy giảm ... Hoạt động 2: ? So sánh số liệu trong bảng 9.2, rút ra nhận xét về sự phát triển nghành thuỷ sản? ? Đọc tên các tỉnh có SL khai thác, nuôi trồng thủy sản lớn ở nước ta? +Dựa vào SGK và vốn hiểu biết cho biết tình hình xuất khẩu thuỷ sản ở nước ta? HS làm việc cá nhân+ trả lời. GV kết luận: II. Nghành thuỷ sản. 1. Nguồn lợi thuỷ sản lớn: Có 4 ngư trường lớn là: Cà Mau Kiên Giang; Ninh Thuận Bình thuận BR V Tàu; Hải Phòng Q Ninh; 2 quần đảo H Sa Trường Sa. Có nhiều diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản: ao, hồ, mặt biển... Khó khăn: Thiên tai, ô nhiễm môi trường biển... 2. Sự phát triễn và phân bố nghành thuỷ sản . Sản xuất thuỷ sản nhanh, tỉ trọng sản lượng khai thác lớn hơn tỉ trọng sản lượng nuôi trồng . Các tỉnh dẫn đầu về khai thác là: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa V Tàu. Các tỉnh đẫn đầu về nuôi trồng: Cà Mau, An Giang và Bến Tre. XK thủy sản phát triển nhanh. Nghề nuôi trồng thuỷ sản đang rất phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông thôn và khai thác tiềm năng to lớn của đất nước . 4. Củng cố: Hướng dẩn học sinh vẽ biểu đồ ba đường biểu diễn thể hiện sản lượng thủy sản thời kì 19902002 Xác định các vùng phaqan bố rừng chủ yếu ở hình 9.2 Xác định các tỉnh trọng điểm nghề cá ở hình 9.2 5. Hướng dẫn học ở nhà: Học bài cũ. Nghiên cứu bài thực hành: Bài 10. Ngày soạn:2292012 Ngày dạy: 299 Tiết 10. Bài 10: THỰC HÀNH VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY. SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM. I. Mục tiêu bài học, 1. Kiến thức: HS thấy được sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóng cây. Sự tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỉ năng xử lí bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ (tính cơ cấu phần trăm ). Rèn luyện kỉ năng vẽ biểu đồ tròn, đường thể hiện tốc độ tăng trưởng . Rèn luyện kỉ năng đọc biểu đồ, rút ra nhận xét và giải thích . 3. Thái độ: Có ý thức tham gia tốt các hoạt động và ý thực thực hiện bài vẽ của mình... II. Chuẩn bị: GV: Biểu đồ vẽ ở bảng phụ ... HS: đồ dùng học tập, máy tính bỏ túi, thước kẻ, compa... III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức: 9A : 9B: 9C: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày sự phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta? 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh để chuẩn bị thực hành vẽ biểu đồ. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính + Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài . + Gviên nêu quy trình cho học sinh, cách vẽ biểu đồ theo các bước. + GV tổ chức cho học sinh tính toán . + Gv dùng bảng phụ Gv kẻ lên bảng, hoặc vẽ sẳn bảng phụ khung của bảng số liệu đã được xử lí (các cột số liệu được bỏ trống) Lưu ý : 1% ứng với 3,6 độ (Góc ở tâm) 1. Bài tập 1: Vẽ và phân tích biểu đồ hình tròn Bước 1: Lập bảng số liệu xử lí theo mẫu: Chú ý làm tròn số. Bước 2: Vẽ biểu đồ cơ cấu,theo quy tắc: Bắt đầu vẽ từ tia 12 giờ theo kim đồng hồ Bước 3: Đảm bảo chính xác: Phải vẽ các hình quạt với tỉ trọng của từng thành phần theo cơ cấu . Vẽ đến đâu tô màu, kẻ vạch đến đó. Đồng thời thiết lập bảng chú giải . Loại cây Cơ cấu diện tích gieo trồng Góc ở tâm tròn Biểu đồ tròn Tổng số Cây lươngthực Cây công nghiệp Cây thực phẩm, ăn quả 1990 2002 3600 258 48 54 3600 233 66 61 100,0 71,6 13,3 15,1 100,0 64,8 18,2 17,0 Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ: + Gv hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ đường trục tung trị số % . ? Nhận xét và giải thích câu hỏi sgk? Nhận xét : Cây lương thực diện tích gieo trồng tăng, từ 6474,6 (Năm 1990) lên 8320,3 (Năm 2002), tăng 1845,7 nghìn ha. Nhưng tỉ trọng giảm: Giảm từ 71,6% (1990) xuống 64,8% năm 2002 Cây công nghiệp: Diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọng cũng tăng từ 13,3% lên 18,2% . Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác: Diện tích trồng tăng 807,7 nghìn ha, và tỉ trọng tăng từ 15,1% lên 16,9%. 2. Bài tập 2: Vẽ và phân tích biểu đồ . Nhận xét và giải thích : Đàn gia cầm và đàn lợn tăng nhanh nhất. Đây là nguồn cung cấp thịt chủ yếu: Do nhu cầu về thịt, trứng tăng nhanh . Do giải quyết tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi . Hình thức chăn nuôi đa dạng, chăn nuôi theo hình thức cn ở hộ gia đình . Đàn bò tăng nhẹ, đàn trâu không tăng, chủ yếu nhờ cơ giới hoá trong nông nghiệp, nên nhu cầu sức kéo trong nông nghiệp đã giảm xuống. Song đàn trâu, bò được chú trọng chăn nuôi để cung cấp thịt, sữa . 4. Củng cố: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là: a. Trồng trọt được quanh năm, có khả năng thâm canh. b. Cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng. c. Phân hóa thời vụ và không gian. d. Tất cả các đặc điểm trên. Câu 2. Thể hiện cơ cấu diện tích cây trồng trong các nhóm cây bằng biểu đồ nào là tốt nhất a. Biểu đồ hình cột b. Biểu đồ hình tròn c. Biểu đồ miền d. Biểu đồ hình cột chồng Câu 3. Đặc điểm phát triển của ngành chăn nuôi gia súc ở nước ta là: a. Số lượng các loại gia súc nước ta đều tăng, nhưng nhịp độ tăng không đều. b. Tăng nhanh nhất là đàn lợn và gia cầm c. Tang khá là đàn bò d. Tăng chậm nhất là đàn trâu 5. Hướng dẫn học ở nhà: Chuẩn bị nội dung bài 11 để tiết sau học. + Nắm được vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta. + Hiểu được cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ. Ngày soạn:2992012 Ngày dạy: 410 Tiết 13. Bài 11 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. 2. Kĩ năng: Có kĩ năng đánh giá ý nghĩa kinh tế của các tài nguyên thiên nhiên, biết liên hệ thực tế ở địa phương. 3. Thái độ: Biết bảo vệ những nguồn tài nguyên quý giá của đất nước. II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam. HS: Átlát địa lí VN. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 9A : 9B: 9C: 2. Kiểm tra bài cũ. Làm bài tập thực hành số 2. 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quí giá của mỗi quốc gia, là cơ sở quan trọng hàng đầu để phát triển công nghiệp. Khác với nông nghiệp, phát triển và phân b
chuanbikithithptqg.blogspot.com GIÁO ÁN ĐỊA LÝ NĂM HỌC: 2017 – 2018 Upload by: chuanbikithithptqg.blogspot.com Tháng 09 – năm 2017 Ngày soạn: 18/ 8/ 2017 Ngày dạy:23/ 8/ 2017 ĐỊA LÍ VIỆT NAM (tiếp theo) ĐỊA LÍ DÂN CƯ Tiết Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM I Mục tiêu học Kiến thức: - Nêu số đặc điểm dân tộc - Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, xây dựng bảo vệ Tổ quốc - Trình bày phân bố dân tộc nước ta Kĩ năng: - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ, thu thập thông tinh số dân tộc Thái độ: - Giáo dục tinh thần tôn trọng đoàn kết dân tộc - Lấy ví dụ dẩn chứng địa bàn em sinh sống Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, trực quan II Chuẩn bị: GV: - Bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam - Tập trung đại gia đình dân tộc Việt Nam HS: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan học III Tiến trình dạy học: Ổn định tổ chức: 9A: 9B: 9C: Kiểm tra cũ: Không Bài mới: * Vào bài: Việt Nam - Tổ quốc nhiều dân tộc, dân tộc cháu Lạc Long Quân - Âu Cơ mở mang xây dựng non sông chung sống lâu dài đất nước Các dân tộc sát cánh bên xây dựng bảo vệ Tổ quốc Bài học môn Địa lí lớp hôm tìm hiểu: Hoạt động thầy trò Nội dung Hoạt động I Các dân tộc Việt Nam + GV: Dùng tập tranh giới thiệu số dân tộc tiêu biểu cho miền đất nước + GV: Bằng hiểu biết thân cho biết nước ta có dân tộc? Kể tên dân tộc mà em biết? + GV: Trình bày số nét dân tộc kinh số dân tộc khác (ngôn ngữ, trang phục, tập quán, sản xuất ) - Quan sát H1.1: cho biết dân tộc chiếm số dân đông nhất? Tỷ lệ bao nhiêu? - Đặc điểm dân tộc Việt dân tộc người ( kinh nghiệm sản xuất, nghề truyền thống )? - Kể tên số sản phẩm thủ công tiêu biểu dân tộc người mà em biết - Nêu số đóng góp qtrọng Việt kiều phát triển KT- XH nước ta? ( kiến thức thực tế) Hoạt động - Dựa vào đồ phân bố dân tộc Việt Nam hiểu biết mình, cho biết dân tộc Việt (kinh) phân bố chủ yếu đâu? - Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc có nét văn hoá riêng ( trang phục, phong tục, ngôn ngữ, tập quán sx ) - Dựa vào vốn hiểu biết cho biết dân tộc người phân bố chủ yếu đâu? Học sinh trả lời => Giáo viên kết luận ? Dựa vào SGK đồ phân bố dân tộc Việt Nam, cho biết địa bàn cư trú cụ thể dân tộc người ? Nêu lợi hạn chế địa bàn sinh sống dân tộc người? + GV gọi học sinh lên bảng xác định địa bàn cư trú đồng bào dân tộc tiêu biểu Giáo viên chốt lại Các dân tộc người - Miền núi cao nguyên địa bàn cư trú dân tộc người - Trung du miền núi phía Bắc gồm khoảng 30 dân tộc sinh sống: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông - Trường Sơn - TN: Có khoảng 20 dân tộc( Ê-đê, Gia-rai, Ba Na, Cơ Ho ) - Người Chăm, Khơ-me, Hoa cực Nam Trung Bộ Nam Bộ - Dân tộc Việt (kinh) có số dân đông nhất, chiếm 86,2% dân số nước - Người Việt lực lượng đông đảo ngành kinh tế quan trọng - Các dân tộc người có trình độ kinh tế khác nhau, dân tộc có kinh nghiệm riêng sx đs - Người Việt định cư nước phận cộng đồng dân tộc II Phân bố dân tộc Dân tộc Việt (kinh) - Phân bố rộng khắp nước, tập trung chủ yếu đồng bằng, trung du, duyên hải ? Sự phân bố dân tộc người có - Hiện phân bố dân tộc có nhiều thay đổi thay đổi Củng cố: - Nước ta có dân tộc? Những nét văn hoá riêng dân tộc thể mặt nào? Cho ví dụ - Trình bày tình hình phân bố dân tộc nước ta? Hướng dẫn học nhà: - Về nhà tìm hiểu thêm dân tộc Và cho biết dân tộc có nết văn hoá nào? Sự phân bố dân cư sao? - Nghiên cứu 2: Dân số gia tăng dân số Ngày soạn:18/8/2017 Ngày dạy: 25/8/2017 Tiết Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ I Mục tiêu học: Kiến thức: - Biết số dân dự báo tương lai - Hiểu trình bày tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân hiệu - Đặc điểm thay đổi dân số xu hướng thay đổi cấu dân số nước ta, nguyên nhân thay đổi Kĩ năng: - Phân tích tăng dân số, nhận xét - Biết phân tích, so sánh tháp dân số năm 1989- 1999 - Rén KNS bản: Tư duy, giao tiếp, làm chủ thân, giải vấn đề Thái độ: - Ý thức cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lý - Thấy rõ mqh gia tăng dân số với vấn đề môi trường chất lượng sống II Chuẩn bị: GV: Biểu đồ dân số Việt Nam HS: Tài liệu, tranh ảnh hậu bùng nổ dân số tới môi trường chất lượng sống III Tiến trình dạy học: Ổn định tổ chức: 9A: 9B: 9C: Kiểm tra cũ: ?Nước ta có dân tộc? Những nét văn hoá riêng dân tộc thể mặt nào? Nêu ví dụ ? Nêu đặc điểm phân bố dân tộc nước ta? Bài mới: * Đặt vấn đề: Dân số, tình hình gia tăng dân số hậu kinh tế xã hội, trị trở thành mối quan tâm không riêng mổi quốc gia, mà cộng đồng quốc tế,ở mổi quốc gia sách dân số có vị trí xứng đáng sách nhà nước Sớm nhận rõ vấn đề này, nước ta Đảng phủ đề mục tiêu dân số ban hành loạt sách để đạt mục tiêu Hôm tìm hiểu Hoạt động thầy trò Hoạt động Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào vốn hiểu biết SGK trả lời: ? Tính đến năm 2002, VN có dân số bao nhiêu?( Năm 2012 VN có gần 86 triệu dân) ? Em có suy nghĩ thứ tự diện tích dân số Nội dung I Số dân - Diện tích đứng thứ 58 giới -Năm 2002 dân số VN 79,7 triệu người Đứng thứ ĐNA thứ 14 Việt Nam so với giới ? Cới dân số đông có thuận lợi khó khăn cho phát triển KT- XH? ( HS trao đổi) Hoạt động Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ "bùng nổ dân số" ? Quan sát H2.1 nêu nhận xét tình hình tăng dân số nước ta? ( pt liên tục) ? Vì tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số giảm số dân tăng? HS trả lời => GV chuẩn kiến thức giới ? Dân số đông tăng nhanh gây hậu ? Lợi ích giảm tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số nước ta? Học sinh thảo luận trả lời -> Giáo viên bổ sung ? Dựa vào bảng 2.1 xác định vùng có tỷ lệ gia tăng dân số cao nhất, thấp HS trả lời => Giáo viên chuẩn kiến thức - Ảnh hưởng tới chất lượng sống (ăn mặc, học hành, giải việc làm ) Hoạt động ? Dựa vào bảng 2.2 nhận xét tỉ lệ nhóm dân số nam- nữ thời kỳ 1979 - 1999 (- Tỷ lệ nữ lớn nam thay đổi theo thời gian - Sự thay đổi giữâ tỷ lệ tổng số nam nữ giảm dần từ 3% => 2,6% => 1,4%) ? Cơ cấu theo nhóm tuổi nước ta thời kì 1979 - 1999 + Nhóm - 14 tuổi: giảm dần Nam từ 21,8 giảm xuống 20,1 ->17,4 Nữ từ 20,7 giảm xuống 18,9 -> 16,1 Nhóm 15 - 59 tăng lên Nhóm 60 trở lên tăng lên => Giáo viên kết luận: III Cơ cấu dân số II Gia tăng dân số - Từ cuối năm 50 kỉ XX nước ta có tượng bùng nổ dân số - Nhờ thực tốt sách dân số kế hoạch hoá gia đình nên tốc độ gia tăng dân số có xu hướng giảm - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số có khác vùng, miền: Vùng Tây Bắc có tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao (2,19%), thấp vùng Đồng sông Hồng (1,11%) - Nước ta có cấu dân số trẻ - Cơ cấu dân số theo giới tính: Đang có cân tỉ lệ Nam- Nữ - Cơ cấu dân số theo độ tuổi: có thay đổi => Tỷ lệ trẻ em giảm xuống, tỷ lệ người độ tuổi lao động độ tuổi lao động tăng lên Cũng cố: ?Phân tích ý nghĩa giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên thay đổi cấu dân số nước ta ? Dựa vào Bảng 2.1 cho biết số dân tình hình tăng dân số nước ta Hướng dẫn học nhà: - Về nhà học cũ xem trước nội dung hôm sau học - Làm tập SGK/10 - Tìm hiểu phân bố dân cư địa phương mà em sinh sống - Tìm hiểu địa phương em thuộc vào loại quần cư Ngày soạn:25/8/2017 Ngày dạy:30/8/2017 Tiết Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ I Mục tiêu học Kiến thức: - Trình bày tình hình phân bố dân cư nước ta - Phân biệt loại hình quần cư nông thôn quần cư thành thị - Nhận biết trình đô thị hóa nước ta Kĩ năng: - Sử dụng đồ lược đồ phân bố dân cư đô thị Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết phân bố dân cư đô thị nước ta - Phân tích bảng số liệu mật độ dân số vùng, số dân thành thị tỉ lệ dân thành thị nước ta - Rèn KNS bản: Tư duy, làm chủ thân, giải vấn đề, tự nhận thức Thái độ: - Ý thức cần thiết phải phát triển đô thị sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường sống, chấp hành sách Nhà nước phân bố dân cư II Chuẩn bị: - GV: Bản đồ phân bố dân cư đô thị Việt Nam - HS: Tranh ảnh nhà ở, số quần cư Việt Nam III Tiến trình dạy học: Ổn định tổ chức: 9A: 9B: 9C: Kiểm tra cũ: ? Trình bày tình hình gia tăng dân số nước ta Vì tỷ lệ gia tăng tự nhiên giảm dân số tăng? ? Nêu hậu gia tăng dân số nước ta? Bài mới: * Đặt vấn đề: Cũng nước giới, phân bố dân cư nước ta phụ thuộc vào nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội, lịch sử Tuỳ theo thời gian lãnh thổ cụ thể, nhân tố tác động với tạo nên tranh phân bố dân cư Đó nội dung học hôm Hoạt động thầy trò Hoạt động 1: - GV: Em nhắc lại thứ hạng, diện tích lãnh thổ dân số nước ta? - GV: + So sánh mật độ dân số nước ta với giới năm 2003 gấp 5,2 lần +Mật độ dân số năm 1999: 231 người /km2 +Mật độ dân số năm 2002: 241 ngưòi/ km2 +Mật độ dân số năm 2003: 246 người/ km2 ? Em có nhận xét MĐDS nước ta? - GV: Quan sát H3.1, cho biết dân cư nước ta tập trung đông đúc vùng nào? Thưa thớt vùng nào? Vì sao? Học sinh thảo luận trả lời => Giáo viên chốt lại Hoạt động - HS đọc sgk: - GV: Cho biết khác kiểu quần cư nông thôn vùng? Học sinh trả lời => Gv nhận xét kết luận GV: Nêu thay đổi quần cư nông thôn (Diện mạo làng quê, số người làm nông nghiệp ) ? Dựa vào hiểu biết SGK nêu đặc điểm quần cư thành thị? ?Cho biết khác hoạt động kinh tế nhà quần cư nông thôn thành thị? ( HS trao đổi + trả lời) ? Quan sát vào H3.1 nêu nhận xét phân bố đô thị nước ta? Sau nhóm thảo luận => Đại diện nhóm trình bày => GV bổ sung kết luận ? Ở địa phương em co loại hình quận Nội dung I Mật độ dân số phân bố dân cư Mật độ dân số - Nước ta có mật độ dân số cao 246 người/km2 - Mật độ dân số nước ta ngày tăng Phân bố dân cư: không - Dân cư tập trung đông đồng bằng, ven biển đô thị - Miền núi, Tây Nguyên dân cư thưa thớt - Phần lớn dân cư nước ta sống nông thôn II Các loại hình quần cư Quần cư nông thôn Là điểm dân cư nông thôn với quy mô dân số, tên gọi khác Hoạt động kinh tế chủ yếu nông nghiệp Quần cư thành thị - Các đô thị nước ta phần lớn có quy mô vừa nhỏ, có chức hoạt động công nghiệp dịch vụ, trung tâm kinh tế, trị, VH, KHKT - Phân bố tập trung đồng ven biển - Có MĐDS cao, kiến trúc đại cư nào? Nơi em sống thuộc loại qcư nào? Hoạt động III Đô thị hoá ? Thế đô thị?( Xem bảng thuật ngữ) - Số dân thành thị tỉ lệ dân thành thị Dựa vào bảng 3.1 hãy: tăng liên tục ? Nhận xét số dân thành thị tỉ lệ dân - Trình độ đô thị hoá đô thị nước ta thành thị nước ta? thấp ? Cho biết thay đổi tỉ lệ dân thành thị - phần lớn đô thị thuộc loại vừa phản ánh trình đô thị hoá nước ta nhỏ nào? Lấy ví dụ minh hoạ? ? Nêu hậu việc phát triển đô thị không đôi với việc phát triển KT- XH bảo vệ môi trường? ( HS trao đổi) Cũng cố ? Quan sát bảng 3.2 nhân xét phân bố dân cư thay đổi mật độ dân số vùng nước ta ? Nêu đặc điểm loại hình quần cư nước ta Hướng dẫn học nhà: - Học cũ - Làm tập SGK/14 - Tìm hiểu việc làm địa phương em sinh sống Ngày soạn: 25/8/2017 Ngày dạy: 1/9/2017 Tiết Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I Mục tiêu học: Kiến thức: - Trình bày đặc điểm nguồn lao động việc sử dụng lao động - Biết sức ép dân số việc giải việc làm - Trình bày trang chất lượng sống nước ta Kĩ năng: - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu sgk Thái độ: - Biết lựa chọn công việc phù hợp với thân - Biết vận dụng liên hệ thực tế địa phương sống - GD ý thức bảo vệ mt đôi với việc nâng cao CLCS nước ta II Chuẩn bị: - GV HS sưu tầm số tranh ảnh vấn đề mt CLCS nước ta III Tiến trình dạy học: Ổn định lớp: 9A: 9B: 9C: Kiểm tra cũ: - Trình bày đặc điểm phân bố dân cư nước ta? - Nêu đặc điểm loại hình quần cư? Bài mới: * Đặt vấn đề: Nước ta có lưc lượng lao động đông đảo Trong thời gian qua nước ta có nhiều cố gắng giải việc làm nâng cao chất lượng sống người lao động Hoạt động thầy trò Hoạt động - Dựa vào vốn hiểu biết SGK : ? Cho biết nguồn lao động nước ta có mặt mạnh hạn chế nào? - Dựa vào H 4.1: nhận xét cấu lao động thành thị nông thôn? Giải thích? ? Để nâng cao chất lượng sống cần có biện pháp gì? Nội dung I Nguồn lao động sử dụng lao động Nguồn lao động - Nguồn lao động dồi tăng nhanh - Hạn chế thể lực trình độ chuyên môn - Tập trung chủ yếu khu vực nông thôn 75,8% ? Dựa vào H4.2: nhận xét cấu thay Sử dụng lao động đổi cấu lao động theo ngành nước ta ( So sánh cụ thể tỉ lệ lao động ngành từ - Phần lớn lao động tập trung 1989- 2003) ngành (nông-lâm-ngư nghiệp ) GV (diễn giải- phân tích) sau chốt lại kiến - Cơ cấu lao động thay đổi theo thức hướng đổi kinh tế- xã hội Hoạt động GV: Phân công học sinh thảo luận nhóm: II Vấn đề việc làm * Nhóm 1: Tại nói việc làm vấn đề gay gắt nước ta? * Nhóm 2: Tại tỉ lệ thất nghiệp thiếu việc làm cao lại thiếu lao động tay nghề khu công nghệ cao? * Nhóm 3: Để giải việc làm theo em cần có giải pháp nào? + HS thảo luận phát biểu => GV chốt lại Hoạt động - GV: Dựa vào thực tế nói lên chất lượng sống nhân dân có thay đổi? (nhịp độ tăng trưởng cao , xoá đói giảm nghèo, cải thiện giáo dục, y tế ) GV: Quan sát H 4.3, em có nhận xét gì? - Nền kinh tế chưa phát triển (nguồn lao động dồi ) - Chất lượng lực lượng lao động thấp => Tạo sức ép lớn việc giải việc làm( đặc biệt nông thôn) - Hướng giải quyết: Phân bố lại lao động dân cư Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ Đa dạng hoá loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề III Chất luợng sống - Chất lượng sống cải thiện (thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, phúc lợi) - Chất lượng sống chênh lệch vùng, tầng lớp nhân dân - Tác động xấu đến mt: rác thải CL thực phẩm, sức khỏe Củng cố: ? Dựa vào bảng (SGK) nhận xét thay đổi lao động thành phần kinh tế nước ta? ? Nêu số giải pháp giải vđề mt an toàn thực phẩm nay? Hướng dẫn học nhà: - Về nhà chuẩn bị trước nội dung thực hành hôm sau học - Tìm thay đổi dân số qua tháp tuổi Trình bày mối quan hệ dân số phát triển kinh tế xã hội đất nước Ngày soạn:3/9/2017 Ngày dạy: 6/9 /2017 Tiết Bài 5: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ 1999 I Mục tiêu học Kiến thức: - Biết cách phân tích so sánh tháp dân số - Tìm thay đổi xu hướng thay đổi cấu dân số theo tuổi nước ta 10 HD học nhà: - Sưu tầm tìm hiểu ngành kinh tế tỉnh công nghiệp, nông nghiệp để tiết hôm sau tìm hiểu Ngày soạn:6/4/2013 Ngày dạy:18/4 Tiết 53 Bài 42: ĐỊA LÍ TỈNH (THÀNH PHỐ) (Tiếp theo) I Mục tiêu học Kiến thức: - Trình bày phát triển phân bố số ngành kinh tế tỉnh VP: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ Kĩ năng: - Nhận biết thực tế địa phương Thái độ: - Tham gia cải tạo, xây dựng quê hương; bồi dưỡng đức tính tốt đẹp quê hương đất nước II Chuẩn bị: GV: Soạn HS: Tư liệu học tập Tranh ảnh địa phương III Tiến trình dạy: Ổn định tổ chức: Kiểm tra cũ: ? Trình bày đặc điểm dân cư VP? ? Nêu đặc điểm chung kinh tế tỉnh ta? Bài mới: Hoạt động thầy trò Nội dung IV Kinh tế ? Em cho biết vị trí ngành công Các ngành kinh tế nghiệp kinh tế địa phương? a Công nghiệp Học sinh trả lời > Giáo viên bổ sung - có cấu đa dạng; Cơ khí, dệt may, hóa chất chế biến LT- TP Hãy kể số sản phẩm chính? - Tỉ trọng CN tăng mạnh - Phân bố CN: Nhiều khu CN xây dựng như: Khu CN Khai Quang, Bình Xuyên - Các sản phẩm CN đa dạng, số làng nghề truyền thống dần khôi phục, phát triển như: đá Hải Lựu, rèn Lý Nhân, mộc 126 Bích Chu, Thanh Lãng, Lũng Hạ - Minh Tân, đan lát Triệu Đề, gốm Hương Canh; ươm tơ, dệt lụa, mây tre đan xuất như: Nguyệt Đức, Trung Kiên, An Tường, Bắc Bình, Liễn Sơn… tạo thu nhập giải việc làm cho hàng vạn lao động địa phương - Phương hướng phát triển CN: Phấn đấu đến năm 2015 tỉnh có đủ yếu tố tỉnh công nghiệp theo hướng đại; trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020 b Nông nghiệp ? Hãy nêu vị trí ngành nông nghiệp - VP vốn tỉnh nông, kinh tế NN đóng tỉnh ta? vai trò quan trọng trong kinh tế tỉnh - Cơ cấu NN: ? Tỉ trọng ngành trồng trọt sản + Trồng trọt: Lúa quan trọng nhất, xuất nông nghiệp? có lương thực khác: khoai, ngô, sắn, rau, hoa, ? Sự phát triển phân bố ngành + Chăn nuôi; Đa dạng, vùng núi nuôi trâu, chăn nuôi? bò; lợn, gia câm động (Trâu, bò, lợn, gia cầm ) + Lâm nghiệp: Trồng rừng bảo vệ rơngf đẩy mạnh, đặc biệt Tam Đảo, Lập Thạch c Dịch vụ: - Đa dạng, đảng phát triển mạnh: Gtvt, Bưu viễn thông, du lịch V Trung tâm kinh tế tỉnh: - TP Vĩnh Yên, thị xã phúc Yên VI Bảo vệ tài nguyên môi trường: + HS trao đổi Củng cố: Học sinh kể số ngành công nghiệp có địa phương toàn tỉnh Học sinh kể số ngành nông nghiệp có địa phương toàn tỉnh HD học nhà: Về nhà cuẩn bị nội dung thực hành hôm sau học Chuẩn bị đồ dùng học tập bút chì, màu, thước để vẽ biểu đồ 127 Ngày soạn: 18/4/2013 Ngày dạy: 23/4/2013 Tiết 54 Bài 44: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ĐỊA PHƯƠNG I Mục tiêu học Kiến thức: - HS hiểu rõ tầm quan trọng ĐKTN phát triển kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc - Hiểu rõ phát triển kinh tế Tỉnh qua bảng cấu kinh tế Kĩ năng: - Biết phân tích mối quan hệ thành phần tự nhiên - Biết vẽ nhận xét biểu đồ cấu kinh tế Thái độ: - Có thái độ trước tình hinh kinh tế địa phương nơi sống II Chuẩn bị - GV: Bảng cấu kinh tế Vĩnh Phúc 2000- 2010 - HS: Sưu tầm tài liệu tham khảo kinh tế VP III Tiến trình dạy học Ổn định tổ chức: 9A: 9B: 9C: Kiểm tra: Không Bài mới: Hoạt động thầy trò Nội dung Hoạt động 1 Bài tập 1: + HS thảo luận theo câu hỏi: Phân tích mối qua hệ cácthành ? Địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu, sông phần tự nhiên; ngòi tỉnh ta? - ĐH: Làm cho khí hậu phân hóa theo độ ? Khí hậu có ảnh hưởng tới sông ngòi? cao VD: Ở vùng núi Tam Đảo có nhiệt độ ? Địa hình, khí hậu có ảnh hưởng tới thổ thấp nơi khác (mùa hạ mát, mùa nhưỡng? đông lạnh) ? ĐH, KH, Thổ nhưỡng có ảnh hưởng tới + Quyết định hướng chảy sông ngòi phân bố sinh vật tỉnh? - KH: Quyết định chế độ nước sông + Đại diện nhó trình bày + bổ sung: Các sông địa bàn tỉnh có mùa GV gợi ý: nước rõ rệt (mùa lũ – mùa cạn) phù hợp với 128 Hoạt động + HS dựa vào bảng cấu kinh tế sau: Ngành Năm 2000 Năm 2010 kinh tế Tổng số 100,00 100,00 NLN, thuỷ sản 28,94 13,5 CN, XD 40,68 59,0 Dịch vụ 30,38 27,5 + HS tự vẽ theo bàn hoàn thành vào ghi mùa khí hậu - Thổ nhưỡng: Thay đổi theo độ cao Vùng núi, trung du có đất Feralít (LT, TĐ), đồng có đất phù sa ( VT, YL, ven sông Lô) - Sinh vật : Thay đôie theo độ cao, khí hậu VD: Vùng núi TTam Đảo có thực vật ôn đới cận nhiệt Các nơi khác có TV nhiệt đới phát triển Bài tập 2: Vẽ biểu đồ cấu kinh tế - HS vẽ biểu đồ tròn - Nhận xét biểu đồ Củng cố: - HS hoàn thành thực hành Hướng dẫn học nhà - Ôn tập kiến thức HK II Giờ sau ôn tập Ngày soạn:20/4/2013 Ngày dạy: 7/4 Tiết 55: ÔN TẬP I Mục tiêu day: Kiến thức : - Hệ thống hoá kiến thức vùng Đông Nam Bộ, Đồng sông Cửu Long Kĩ : - Đọc phân tích lược đồ, tranh, biểu đồ, Thái độ: - Học sinh có ý thức lúc học tập tìm hiểu nội dung II Chuẩn bị: Chuẩn bị GV: Các nội dung câu hỏi ôn tập 129 Chuẩn bị HS : sách giáo khoa III Tiến trình lên lớp : Ổn định tổ chức: 9A: 9B: Kiểm tra cũ : Kết hợp ôn tập Bài mới: Hoạt động thầy trò Ôn tiết 46 + GV hệ thống kiến thức bản: ? Vì công nghiệp lại phát triển mạnh ĐNB? HS tham khảo thêm 1số câu hỏi (GV HD trả lời) ? Trình bày thuận lợi để vùng Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh công nghiệp lớn nước? ? Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội Đông Nam Bộ? ? Trình bày tình hình sản xuất công nghiệp Đông Nam Bộ? + GV hệ thống kiến thức bản: 9C: Nội dung I Vùng Đông Nam Bộ - VTĐL có nhiều thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế nước - Có nhiều TNTN đẻ phát triển kinh tế: Đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo, biển nhiều hải sản, thềm lực địa có dầu khí - Dân cư: Đông dân, tỉ lệ dân thành thị cao nước, tập trung nhiều lao động lành nghề, động Có nhiều di tích lịch sử văn hóa - Kinh tế: Công nghiệp phát triển, nhiều trung tâm lớn (TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bà Rịa- Vũng Tàu) + Là vùng trọng điểm công nghiệp lớn nước (cao su, điièu, hồ tiêu ) - Vị trí vai trò vùng kinh tế trọng điển phía Nam: Tên tỉnh, TP thuộc vùng, diện tích, dân số, Vai trò * ĐK phát triển kinh tế công nghiệp ĐNB: - VTĐL thuận lợi (DC) - Có nhiều TNTN, đặc biệt dầu mỏ - Nông sản phong phú để phát triển CN chế biến - Lđ dồi dào, lành nghề tập trung đông - Thị trường rộng lớn, sức mua lớn Nguồn đầu tư từ nước lớn - TT kinh tế là: TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bà Rịa- Vũng Tàu II Vùng ĐBS Cửu Long - Đặc điểm VTĐl - Là vùng giàu tà nguyên để phát triển nông nghiệp: Diện tích rồng, dất phù sa, nguồn nước dồi dào, sinh vật phong 130 ? Nêu mạnh khó khăn tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế xã hội ĐBSCL? ? Đồng sông cửu Long có điều kiện thuận lợi để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nước? ? So sánh giống khác sản xuất lương thực Đồng sông Hồng ĐBSCL ? Nước ta có thuận lợi để phát triển kinh tế biển? + HS khai thác hoạt động kinh tế biển phú Nhưng có nhiều khó khăn (lũ lụt, hạn hán, ngập mặn ) - Kinh tế: Là vùng trọng điểm sx lương thực lớn nước * Thế mạnh khó khăn TNTN để phát triển kinh tế ĐBSCL: + Thuận lợi: - Tài nguyên đất: Địa hình rộng gần triệu ha, thấp phẳng, chủ yếu đất phù sa (1,2 triệu đất phù sa ngọt, 2,5 triệu đất phèn, đất mặn) - Tài nguyên khí hậu: Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi - Tài nguyên nước: với hệ thống sông Cửu Long dồi nguồn nước - Tài nguyên sinh vật: đa dạng phong phú chủng loài, đặc biệt hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển - Tài nguyên khoáng sản: Than bùn, đá vôi - Tài nguyên biển - đảo: Ngư trường đánh bắt rộng lớn, nguồn lợi thủy sản dồi dào, khả du lịch tốt + Khó khăn: - Hiện tượng diện tích đất bị ngập chua mùa lũ, xâm lấn nước mặn vào sâu lãnh thổ - Khí hậu phân hóa mùa khô triệt để dẫn đến tình trạng thiếu nước mùa khô - Hiện tượng ngập lũ mùa mưa - Thời tiết phân hóa diễn biến bất thường III.Phát triển tổng hợp kinh tế biển Tiềm năng: - Đường bờ biển dài Vùng biển rộng Có nhiều bãi tôm, bãi cá lớn SV biển phong phú, đa dạng Có nhiều cảnh đẹp, Bờ biển khúc khuỷu vũng vịnh để xây dựng cảng biển - Phát triển nhiều ngành kinh tế biển Các ngành kinh tế biển - Khai thác, nuôi trồng chế biến hải sản - Du lich biển đảo - Khai thác khoáng sản biển 131 - Tổng hợp gtvt biển Bảo vệ tai nguyên môi trường biển đảo - GV Hướng dẫn ? Vì phải bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo? ? Nêu số phương hướng để bảo vệ tài nguyên môi trường biển- đảo? Củng cố - GV hệ thống kiển thức HD học nhà - Ôn tập + sau kiểm trs học kì II Ngày soạn: 27/4/2013 Ngày dạy: 4/5 Tiết 56 KIỂM TRA HỌC KÌ II I Mục tiêu học Kiến thức: - Giúp HS khắc sâu kiến thức học địa lí vùng kinh tế nước ta Kinh tế biển – đảo Kĩ - Biết phân tích, trình bày vấn đề địa lí Biết vẽ biểu đồ địa lí Thái độ: - Có ý thức tự giác, tích cực học tập II Chuẩn bị: GV: Nhận đề kiểm tra HS: Ôn tập III Tiến trình lên lớp Ổn định tổ chức: 9A: 9B: 9C: Kiểm tra Không Bài ĐỀ KIỂM TRA KỌC KÌ II ( Theo đề đáp án sở GD) Củng cố - GV thu chấm - Nhận xét kiểm tra 132 HD học nhà - Ôn tập hè Ngày soạn: 22/ 04/ 2012 Ngày giảng: 24/ 04/ 2012 Tiết 52 ÔN TẬP HỌC KÌ II I Mục tiêu day: Kiến thức : Hệ thống hoá kiến thức phát triển tổng hợp môi trường biển đảo, địa lí địa phương Kĩ : Đọc phân tích lược đồ, tranh, biểu đồ, Thái độ: Học sinh có ý thức lúc học tập tìm hiểu nội dung II Phương pháp giảng dạy: Nêu giải vấn đề, vấn đáp, thuyết trình III Chuẩn bị giáo cụ: Chuẩn bị GV: Các nội dung câu hỏi ôn tập Chuẩn bị HS : sách giáo khoa IV Tiến trình lên lớp : Ổn định lớp 9a……………………………………………………………………… 9b……………………………………………………………………… Kiểm tra cũ : Nội dung mới: a Đặt vấn đề: Chương trình địa lí lớp khép lại có vài vấn đề khó lí giải cho em Đó vấn đề làm để có kiến thứ vững thi học kì sau, vấn đề em quan tâm Vậy hôm thầy tròng tìm hiểu giải đáp số khó khăn qua tiết ôn tập hôm b Triển khai dạy: 133 GV Biết đảo quần đảo lớn (tên, vị trí) Các đảo lớn: Cát Bà, Cái Bầu, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quý, Phú Quốc, Thổ Chu, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa GV Phân tích ý nghĩa kinh tế biển, đảo việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng - Ý nghĩa phát triển kinh tế - Ý nghĩa an ninh quốc phòng GV Trinh bày hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo phát triển tổng hợp kinh tế biển - Khai thác, nuôi trồng chế biến hải sản: tiềm thực trạng - Du lịch biển – đảo: tiềm thực trạng - Khai thác chế biến khoáng sản biển: tiềm thực trạng - Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển: tiềm thực trạng GV Trình bày đặc điểm tài nguyên môi trường biển, đảo; số biện pháp bảo vệ tài nguyên biển, đảo - Sự giảm sút tài nguyên ô nhiễm môi trường biển, đảo - Một số biện pháp để bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo Chủ đề 4: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG Nội dung 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ CỦA TỈNH (thành phố) GV Nhận biết vị trí địa lí, ý nghĩa phát triển kinh tế - xã hội - Vị trí địa lí: thuộc vùng nào, tên tỉnh láng giềng, thành phố lớn gần - Ý nghĩa vị trí địa lí phát triển kinh tế - xã hội GV Nêu giới hạn, diện tích - Diện tích tỉnh (thành phố) - Các đơn vị hành trung tâm trị tỉnh (thành phố) Nội dung 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN GV Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, thực vật, khoáng sản tỉnh (thành phố) Đánh giá thuận lợi khó khăn tự nhiên phát triển kinh tế - xã hội tỉnh (thành phố) - Địa hình: đặc điểm địa hình, dạng chủ yếu phân bố, ý nghĩa kinh tế - Khí hậu: Một số nét đặc trưng khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, khác biệt mùa,…) Ảnh hưởng khí hậu tới sản xuất đời sống - Thủy văn: Đặc điểm sông ngòi, hồ, nước ngầm ý nghĩa kinh tế - Đất: Các loại đất chính, phân bố đất giá trị kinh tế - Khoáng sản: Các loại khoáng sản phân bố Ý nghĩa khoáng sản phát triển ngành kinh tế Kết luận: nhận xét chung đặc điểm tự nhiên Thuận lơi khó khăn chủ yếu điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên phát triển kinh tế tỉnh (thành phố) Nội dung 3: DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG GV Trình bày đặc điểm dân cư: số dân, gia tăng dân số, cấu dân số, phân bố dân cư 134 - Số dân gia tăng dân số: số dân, gia tăng tự nhiên gia tăng giới; nguyên nhân - Kết cấu dân số: đặc điểm kết cấu dân số theo giới tính, kết cấu dân số theo độ tuổi, kết cấu dân số theo lao động, kết cấu dân tộc - Phân bố dân cư: mật độ dân số, phân bố dân cư, loại hình cư trú GV Đánh giá thuận lợi khó khăn dân cư lao động với phát triển kinh tế - xã hội - Tác động số dân, gia tăng dân số tới đời sống sản xuất - Ảnh hưởng kết cấu dân số theo độ tuổi kết cấu dân số theo lao động tới phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh hưởng phân bố dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội Nội dung 4: KINH TẾ GV Trình bày giải thích đặc điểm kinh tế tỉnh (thành phố) so với nước - Đặc điểm chung: + Nhận định chung trình độ phát triển kinh tế tỉnh (thành phố) so với nước + Tình hình phát triển kinh tế năm gần đây, đặc biệt thời kì Đổi Mới Sự thay đổi cấu kinh tế Thế mạnh kinh tế tỉnh (thành phố) - Các ngành kinh tế: + Ngành kinh tế có nhiều người tham gia: Tình hình phát triển phân bố Nguyên nhân + Ngành kinh tế đưa lại thu nhập cho địa phương: Tình hình phát triển phân bố Nguyên nhân Củng cố: Dặn dò: - Về nhà ôn lại kiến thức học ôn tập học kì II để chuẩn bị cho tiết hôm sau kiểm tra học kì - Chuẩn bị đồ dùng học tập 135 Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 53 / 04/ 2012 / 05/ 2012 KIỂM TRA HỌC KÌ II I Mục tiêu: Căn vào chuẩn kiến thức kĩ năng: 1.Kiến thức: - Nội dung 6: Vùng Đông Nam Bộ + 1.3 Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội vùng tác động chúng tới phát triển kinh tế - xã hội 1.4 Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế vùng - Nội dung 7: Vùng Đồng Sông Cửu Long + 1.3 Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội tác động chúng tới với việc phát triển kinh tế vùng + 1.4 Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế vùng - Nội dung 8: Phát triển tổng hợp bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo + 1.4.Trình bày đặc điểm tài nguyên môi trường biển, đảo; số biện pháp bảo vệ tài nguyên biển, đảo 2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ vận dụng, hiểu nội dung, xữ lý số liệu vẽ biểu đồ 3.Thái độ: Có ý thức lúc làm kiểm tra II Hình thức kiểm tra: Tự luận III.Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp 9a………………………………………………………… 9b………………………………………………………… IV Khung ma trận đề kiểm tra: ĐỀ CHẲN Chủ đề (nội dung, Vận dụng chương)/ Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu cấp độ thấp nhận thức cấp độ cao Chủ đề số tiết Chuẩn KT, KN Chuẩn KT, KN Chuẩn KT, KN (lý thuyết 3/tổng số kiểm tra : 6.1.3 kiểm tra : kiểm tra : 136 tiết): Số câu: Số điểm: Tỉ lệ : 100 % Chủ đề số tiết (lý thuyết 2/tổng số tiết): Số câu: Số điểm: Tỉ lệ : 100 % Chủ đề số tiết (lý thuyết 2/tổng số tiết): Số câu: Số điểm: Tỉ lệ : 100 % Tổng số câu: Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 100% Chuẩn KT, KN kiểm tra : Chuẩn KT, KN kiểm tra : 7.1.4 Chuẩn KT, KN kiểm tra : Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 100% Chuẩn KT, KN kiểm tra : Số câu:1 Số điểm: Tỉ lệ : 20% Số câu:1 Số điểm: Tỉ lệ : 50% ĐỀ LẺ Chủ đề số tiết Chuẩn KT, KN Chuẩn KT, KN (lý thuyết 3/tổng số kiểm tra : kiểm tra : 6.1.4 tiết): Số câu: Số câu: Số điểm: Số điểm: Tỉ lệ : 100 % Tỉ lệ: 100% Chủ đề số tiết Chuẩn KT, KN Chuẩn KT, KN (lý thuyết 2/tổng số kiểm tra : 7.1.3 kiểm tra : tiết): Số câu: Số câu: Số điểm: Số điểm: Tỉ lệ : 100 % Tỉ lệ: 100% Chủ đề số tiết Chuẩn KT, KN Chuẩn KT, KN (lý thuyết 2/tổng số kiểm tra : kiểm tra : tiết): Số câu: Số điểm: Tỉ lệ : 100 % Tổng số câu: Số câu:1 Số câu:1 Tổng số điểm: 10 Số điểm: Số điểm: Tỉ lệ: 100% Tỉ lệ : 30% Tỉ lệ : 40% V Đề kiểm tra hướng dẩn chấm Đề kiểm tra Chuẩn KT, KN kiểm tra : Chuẩn KT, KN kiểm tra : 8.1.4 Bài tập Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 30% Số câu:1 Số điểm: Tỉ lệ : 30% Chuẩn KT, KN kiểm tra : Chuẩn KT, KN kiểm tra : Chuẩn KT, KN kiểm tra : 8.1.4 Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 100% Số câu:1 Số điểm: Tỉ lệ : 30% 137 ĐỀ CHẲN Câu 1: (3 điểm) Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội vùng tác động chúng tới phát triển kinh tế - xã hội ? Câu 2: (4 điểm) Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế vùng? Câu 3: (3 điểm) Nêu số nguyên nhân dẩn tới suy giảm tài nguyên ô nhiểm môi trường biển đảo nước ta Sự suy giảm tài nguyên ô nhiểm môi trường biển, đảo dẫn đến hậu gì? ĐỀ LẺ Câu 1: (3 điểm) Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội tác động chúng tới với việc phát triển kinh tế vùng? Câu 2: (4 điểm) Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế vùng? Câu 3: (3 điểm) Nêu số nguyên nhân dẩn tới suy giảm tài nguyên ô nhiểm môi trường biển đảo nước ta Sự suy giảm tài nguyên ô nhiểm môi trường biển, đảo dẫn đến hậu gì? HƯỚNG DẨN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II ĐỀ CHẲN Câu 1: (3 điểm) - Đặc điểm: đông dân, mật độ dân số cao, tỉ lệ dân thành thị cao nước, TP Hồ Chí Minh thành phố đông nước - Thuận lợi: + Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, động + Nhiều di tích lịch sử- văn hóa có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch Câu 2: (4 điểm) - Nông nghiệp: + Vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nước + Vai trò, tình hình sản xuất lương thực thực phẩm phân bố - Công nghiệp: + Bắt đầu phát triển + Các ngành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, khí nông nghiệp số ngành công nghiệp khác (tỉ trọng cấu công nghiệp vùng, trạng phân bố) - Dịch vụ: + Bắt đầu phát triển + Các nganh chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch (tình hình phát triển) Câu 3: (3 điểm) - Thực trạng + Diện tích rừng ngập mặn giảm + Sản lượng đánh bắt giảm + Một số loài có nguy tuyệt chủng - Nguyên nhân + Ô nhiểm môi trường biển 138 + Đánh bắt khai thác mức - Hậu + Suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển + Ảnh hưởng xấu đến du lịch ĐỀ LẺ Câu 1: (3 điểm) - Đặc điểm: đông dân; người Kinh, có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa - Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa; thị trường tiêu thụ lớn - Khó khăn: mặt dân trí chưa cao (dẫn chứng) Câu 2: (4 điểm) - Công nghiệp: + Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng trưỡng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn GDP vùng + Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng + Một số ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, điên, khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm + Tên trung tân công nghiệp lớn - Nông nghiệp: + Chiếm tỉ trọng nhỏ giữ vai trò quan trọng + Là vùng trọng điểm công nghiệp nhiệt đới nước ta (tên số công nghiệp chủ yếu phân bố) - Dịch vụ: + Chiếm tỉ trọng cao cấu GDP + Cơ cấu đa dạng: tình hình phát triển số ngành dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, du lịch) Câu 3: (3 điểm) - Thực trạng + Diện tích rừng ngập mặn giảm + Sản lượng đánh bắt giảm + Một số loài có nguy tuyệt chủng - Nguyên nhân + Ô nhiểm môi trường biển + Đánh bắt khai thác mức - Hậu + Suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển + Ảnh hưởng xấu đến du lịch VI Kết kiểm tra rút kinh nghiệm Kết kiểm tra Lớp 0-