1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Dạy học về cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân

57 563 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 811 KB

Nội dung

Trong trường tiểu học cùng với các môn học khác, môn Toán có vị trí quan trọng bởi vì: + Toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới khách quan, có một hệ

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Toán Tiểu học

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Toán Tiểu học

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Toán Tiểu học

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NĂNG TÂM

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Giáo dục Tiểu học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo và các bạn sinh viên trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện thuận lợi nhất, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS TS Nguyễn Năng Tâm, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo

em trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Mặc dù em đã cố gắng, nỗ lực để hoàn thành, song do thời gian và năng lực có hạn nên khóa luận còn những hạn chế và thiếu sót nhất định Em kính mong nhận được sự chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Hoàng Khánh Huyền

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Kết quả nghiên cứu đề tài: “Dạy học về cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân” là thành quả của việc tự tìm hiểu, tự nghiên cứu dưới sự chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn và tham khảo những tài liệu có liên quan

Em xin cam đoan khóa luận “Dạy học về cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân” là kết quả nghiên cứu của riêng em, đề tài không trùng với đề tài của tác giả khác

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Hoàng Khánh Huyền

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Mục đích nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

7 Cấu trúc đề tài 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1 Lý luận dạy học 4

1.1.1 Một số đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học 4

1.1.2 Một số khái niệm cơ bản 8

1.2 Dạy học cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân 15

1.2.1 Vai trò của dạy học cách ghi và đọc số tự nhiên 15

1.2.2 Yêu cầu dạy học cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân 15

1.2.3 Các giai đoạn dạy học cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân 16

1.2.4 Một số khó khăn trong dạy học cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân 16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 17

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁCH GHI VÀ ĐỌC SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ GHI SỐ THẬP PHÂN 18

Trang 6

2.1 Mục tiêu dạy học cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập

phân 18

2.2 Nội dung dạy học cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân 19

2.2.1 Dạy học phép đếm 19

2.2.2 Trình tự sắp xếp nội dung dạy học các số tự nhiên trong chương trình tiểu học 19

2.2.3 Giúp học sinh nắm được cách đọc các số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân 22

2.2.4 Giúp học sinh nắm vững cách viết số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân 24

2.3 Một số phương pháp dạy học cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân trong môn Toán ở Tiểu học 26

2.3.1 Phương pháp động não 27

2.3.2 Phương pháp thảo luận nhóm 29

2.3.3 Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề 30

2.3.4 Phương pháp trò chơi 31

2.4 Một số bài tập về cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân ở Tiểu học 33

2.5 Một số lưu ý khi dạy học cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân ở Tiểu học 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 37

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH DẠY HỌC CÁCH GHI VÀ ĐỌC SỐTỰ NHIÊN TRONG HỆ GHI SỐ THẬP PHÂN Ở TIỂU HỌC 38

3.1 Nguyên tắc đề xuất quy trình 38

3.2 Đề xuất quy trình thiết kế hoạt động dạy học cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân ở Tiểu học 40

Trang 7

3.3 Giáo án về dạy học cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số

thập phân ở chủ đề dạy học số tự nhiên ở Tiểu học 44

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 50

KẾT LUẬN 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 8

Học sinh tiểu học thuộc giai đoạn tuổi từ 6 đến 10 tuổi nên có những đặc điểm phát triển tâm lý, sinh lý riêng Vì thế, dạy học ở tiểu học cần có cái nhìn khoa học về tâm lý của trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp

Trong trường tiểu học cùng với các môn học khác, môn Toán có vị trí quan trọng bởi vì:

+ Toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới khách quan, có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức cơ bản rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt, lao động

+ Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn Toán rất to lớn, nó có nhiều khả năng để phát triển tư duy logic, biểu diễn và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, toàn diện, chính xác, phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt sáng tạo trong việc hình thành và rèn luyện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người

Số tự nhiên là một thành tựu toán học lâu đời nhất của loài người Ngày nay, số tự nhiên được sử dụng mọi lúc, mọi nơi của đời sống xã hội: Trong giao dịch, mua bán, thư tín, điện tử… khó có thể hình dung một xã hội không

có số tự nhiên Số tự nhiên ra đời do nhu cầu nhận biết số lượng của sự vật Nhu cầu đó xuất hiện ngay trong cả một xã hội đơn sơ nhất; khi xã hội càng

Trang 9

2

phát triển nhu cầu đó ngày càng tăng lên Do đó, việc dạy học số tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong việc dạy học toán Tiểu học Học sinh nắm được các kiến thức về số tự nhiên là cơ sở để tiếp thu các kiến thức khác và học sinh có thể vận dụng vào trong thực tế

Trong chương trình Toán Tiểu học, việc dạy học cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân được đưa chủ yếu vào lớp 4 và nền tảng của nội dung này được giáo viên dạy cho học sinh viết các số tự nhiên có 1, 2, 3 chữ số từ các lớp 1, 2, 3 Các số tự nhiên được trình bày theo từng số, bắt đầu

từ số 1 và theo thứ tự phép đếm

Với mong muốn tìm tòi và nghiên cứu về vấn đề dạy học cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân trong chủ đề số tự nhiên để nắm vững được phương pháp và quy trình dạy các bài học, trên cơ sở đó chuyển tải những kiến thức đó đến học sinh sao cho dễ hiểu và đảm bảo tính chính xác, đồng thời phát triển tư duy và tính tích cực học tập của học sinh, đưa học sinh vào hoạt động học tập có chủ đích được tổ chức vừa sức với các em Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trên, để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy họcToán ở Tiểu học, em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu:

“Dạy học về cách ghi và đọc STN trong hệ ghi số thập phân”

2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Dạy học về cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân trong chương trình môn Toán Tiểu học

Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học cách ghi và đọc số tự nhiên cho học sinh Tiểu học

3 Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn nội dung: Nghiên cứu trên cơ sở nội dung số học ở Đại học

và vận dụng trong dạy học số học trong môn Toán ở Tiểu học

- Giới hạn địa bàn: Trường Tiểu học Việt Hùng

Trang 10

3

4 Mục đích nghiên cứu

Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học môn Toán nói chung và xây dựng kế hoạch dạy học về cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ

ghi số thập phân trong chương trình môn Toán Tiểu học nói riêng

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về dạy học cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân ở Tiểu học và tính tích cực của học sinh

- Xây dựng kế hoạch dạy học

- Phân tích một số nội dung kiến thức có liên quan ở Đại học về số tự nhiên, phân tích các kiến thức, phương pháp dạy học về số tự nhiên (cách ghi

và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân)

7 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo thì khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đề tài

Chương 2: Nội dung và phương pháp dạy học về cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân

Chương 3: Đề xuất quy trình dạy học cách ghi và đọc số tự nhiên trong

hệ ghi số thập phân

Trang 11

1.1.1 Một số đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học

1.1.1.1 Đặc điểm của quá trình nhận thức ở học sinh tiểu học

a Tri giác ở học sinh tiểu học

- Cảm giác, tri giác là khâu đầu tiên của quá trình nhận thức cảm tính, nhưng cảm giác chỉ đem lại những mặt tương đối rời rạc, chỉ có tri giác mới đạt tới nhận thức toàn bộ của sự vật trực tiếp Chính vì vậy các nhà tâm lý học

đã đặc biệt chú ý tới khả năng tri giác của trẻ Như vậy, tri giác rất quan trọng đối với hoạt động nhận thức của trẻ

- Tri giác là quá trình nhận thức tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính, hình ảnh của sự vật hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan

- Ở các lớp đầu bậc tiểu học, do chưa biết phân tích, tổng hợp nên tri giác của các em thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn của trẻ Các em tri giác trên tổng thể, khó phân biệt những đối tượng gần giống nhau Tri giác của trẻ gắn với hành động trên đồ vật và không có tính chủ động cao dẫn đến việc phân biệt các đối tượng, đặc biệt là các đối tượng na ná giống nhau thiếu chính xác, dễ mắc sai lầm có khi còn lẫn lộn Tri giác về thời gian

và không gian còn hạn chế, do kinh nghiệm sống ít ỏi

b Sự chú ý của học sinh tiểu học

- Chú ý của học sinh tiểu học là điều quan trọng để các em tiến hành hoạt động học tập

Trang 12

5

- Chú ý là trạng thái tâm lý của học sinh giúp các em tập trung một hoặc một số đối tượng để tiếp thu các đối tượng này một cách tốt nhất Ở học sinh tiểu học có hai loại chú ý: Chú ý không chủ định và chú ý có chủ định

 Chú ý không chủ định là loại chú ý không có mục đích đặt ra từ trước, không có sự nỗ lực của ý chí

 Chú ý có chủ định là loại chú ý có mục đích đặt ra từ trước và có sự

nỗ lực của ý chí

- Cả hai loại chú ý đều hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học Sự chú ý không chủ định chiếm ưu thế ở học sinh đầu bậc tiểu học, khả năng tập trung của các em còn hạn chế Các em còn chú ý đến những cái mới, lạ, hấp dẫn, trực quan đập vào mắt hơn là những cái cần quan sát Vì thế giáo viên tiểu học cần chú ý khi sử dụng đồ dùng trực quan

- Về cuối bậc tiểu học cấp độ chú ý của học sinh tiểu học ngày càng hoàn thiện hơn

c Trí nhớ của học sinh tiểu học

- Trí nhớ là quá trình các em ghi lại thông tin và cần thiết có thể tái hiện lại Ở học sinh tiểu học có hai loại trí nhớ: Trí nhớ không chủ định và trí nhớ

có chủ định

 Trí nhớ không chủ định là loại trí nhớ không có mục đích đặt ra từ trước, không cần sự nỗ lực của ý chí

 Trí nhớ có chủ định là loại trí nhớ có mục đích đặt ra từ trước và sử dụng biện pháp để ghi nhớ

- Ở học sinh tiểu học trí nhớ trực quan hình ảnh phát triển tốt hơn trí nhớ từ ngữ trừu tượng, hình tượng và trí nhớ máy móc được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ logic

Trang 13

6

d Tưởng tượng của học sinh tiểu học

- Tưởng tượng là quá trình học sinh tạo ra hình ảnh mới dựa vào các biểu tượng đã biết Ở học sinh tiểu học có hai loại tưởng tượng: Tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo

 Tưởng tượng tái tạo là học sinh hình dung ra những gì đã nhìn thấy,

đã cảm nhận, đã trải qua trong quá khứ

 Tưởng tượng sáng tạo là quá trình tạo ra hình ảnh hoàn toàn mới Tưởng tượng của học sinh tiểu học phát triển ngày càng phong phú hơn, song nhìn chung tưởng tượng của các em còn tản mạn, ít có tổ chức mà còn chịu tác động nhiều của hứng thú, kinh nghiệm sống và các mẫu hình đã biết

e Tư duy của học sinh tiểu học

- Tư duy của học sinh là một quá trình nhận thức giúp các em phản ánh được bản chất của đối tượng nghĩa là giúp các em tiếp thu được các khái niệm

ở các môn học Để tiếp thu khái niệm học sinh phải tiến hành thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa Tư duy của học sinh tiểu học chia làm 2 giai đoạn:

 Giai đoạn đầu tiểu học (lớp 1, 2, 3)

Tư duy của học sinh ở giai đoạn này chủ yếu là tư duy cụ thể (tư duy trực quan hình ảnh và trực quan hành động) Học sinh tiếp thu tri thức các môn học bằng cách tiến hành các thao tác tư duy với các đối tượng cụ thể hoặc là hình ảnh trực quan

Ví dụ: Khi học phép tính học sinh phải sử dụng que tính để tính toán Phân tích và tổng hợp phát triển không đồng đều khi các em học các môn:

Ví dụ: Khi học sinh làm bài tập toán, các em bị lôi cuốn vào các từ

“thêm vào”, “bớt đi” hoặc “kém”, tách khỏi điều kiện chung của bài tập từ đó dẫn đến kết quả sai lầm

Trang 14

7

Các thao tác tư duy đã liên kết với nhau thành tổng thể bằng tính thuận nghịch giúp học sinh tiếp thu được nguyên lý bảo toàn Từ đó, trong tư duy của học sinh có một bước tiến quan trọng đó là phân biệt được định tính và định lượng Đó cũng là điều kiện ban đầu để hoàn thành khái niệm số ở học sinh đầu tiểu học và học sinh nhận thức được tính quy luật

 Giai đoạn cuối tiểu học (lớp 4, 5)

 Ở giai đoạn này tư duy trừu tượng chiếm ưu thế hơn Học sinh tiếp thu tri thức các môn học bằng cách tiến hành các thao tác tư duy với các ký hiệu

 Các thao tác tư duy đã liên kết với nhau: Thao tác thuận và ngược Tính kết hợp nhiều thao tác, các thao tác đồng nhất

 Khái quát hóa: Học sinh biết dựa vào các dấu hiệu bản chất của đối tượng để khái quát hóa

 Học sinh xác lập mối quan hệ từ nguyên nhân đến kết quả tốt hơn

từ kết quả đến nguyên nhân

1.1.1.2 Hoạt động học của học sinh tiểu học

- Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của học sinh tiểu học Đây là hoạt động có đối tượng mới là tri thức khoa học của các lĩnh vực khoa học tưng ứng Hoạt động học quyết định sự hình thành cấu tạo tâm lý đặc trưng của lứa tuổi học sinh tiểu học đó là sự phát triển trí tuệ

Trang 15

8

- Hoạt động học là hoạt động do học sinh thực hiện nhằm tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của các môn học để hình thành và phát triển nhân cách người học theo mục tiêu giáo dục của nhà trường

- Hoạt động học bao giờ cũng có chủ thể và đối tượng Đối tượng của hoạt động học là tri thức khoa học mà loài người đã phát hiện ra Chủ thể của hoạt động học là mỗi học sinh đang tiến hành hoạt động học Học sinh trở thành chủ thể đích thực khi tác động vào tri thức và tiếp thu nó Hoạt động học không chỉ hướng vào tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn hướng vào tiếp thu tri thức của hoạt động học

1.1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.1.2.1 Số tự nhiên

a Lịch sử của số tự nhiên và vị trí của số 0

- Số tự nhiên có lẽ xuất hiện nhằm mục đích đếm các vật trong tự nhiên, bắt đầu từ số 1 Thành tựu lớn nhất chính là việc trừu tượng hóa, dùng các chữ số để chỉ lượng Từ đây hình thành hệ thống để đếm được với số lượng lớn Ví dụ, người Babylon phát triển một hệ đếm cơ bản với các số từ 1 đến 10 Người Ai Cập cổ có một hệ đếm riêng với các ký hiệu dành cho 1, 10,

100, 1.000, 10.000, 100.000, 1.000.000 Một hòn đá có niên đại từ những năm

1500 trước công nguyên được tìm thấy ở Karnak, nay được lưu giữ tại Louvre, Pháp, mô tả số 276 như 2 trăm, 7 chục và 6 đơn vị; và tương tự cho

số 4.622

- Thành tựu sau đó là việc phát minh ra số 0 Chữ số 0 được người Babylon sử dụng vào khoảng đầu những năm 700 trước công nguyên, nhưng không là phần tử quyết định Theo một bản ghi tìm thấy ở Kirsh, vào khoảng những năm 700 trước công nguyên, người ta dùng 3 cái móc để ghi chú cho một nơi chẳng có gì Một bản ghi khác lại cho rằng cũng ở thời điểm trên, chỉ một móc được dùng

Trang 16

9

- Ước chừng phát minh một cách độc lập, người Olmec và Maya dùng

số 0 làm số ngăn cách vào thế kỷ 1 trước công nguyên, nhưng họ chưa bao giờ đưa số 0 ra ngoài vùng Mesoamerica Số 0 với ý nghĩa như ngày nay xuất hiện vào năm 628 (sau công nguyên), gắn liền với tên tuổi của nhà toán học

Ấn Độ Brahmagupta Tuy nhiên, số 0 đã được dùng như một số bởi các nhà làm tính thời trung cổ, mà khởi đầu là Dionysius Exiguus năm 525; nhưng nhìn chung là không có chữ số La Mã để biểu diễn số 0 Để thay thế cho

“không có gì”, chữ Latinh “nullea” được sử dụng

- Nghiên cứu đầu tiên, có hệ thống về các số một cách trừu tượng (nghĩa là thay thế cho số lượng các thực thể) được ghi công cho các nhà triết học, toán học Hy Lạp, Pitago và Ác-si-mét Tuy nhiên, vào thời điểm ấy, những nghiên cứu tương tự cũng được tiến hành một cách độc lập ở Ấn Độ, Trung Quốc và vùng Mesoamerica

- Vào thế kỷ 19, người ta đã định nghĩa các số tự nhiên bằng lý thuyết tập hợp Với định nghĩa này, để thuận tiện hơn, người ta xem số 0 (tương ứng với tập rỗng) là một số tự nhiên Và ở đây, chúng ta theo quan điểm “tập số tự nhiên có chứa số 0” này, như các nhà nghiên cứu về lý thuyết tập hợp, logic

và khoa học máy tính Còn nhiều nhà toán học khác nghiên cứu về lý thuyết

số cơ bản lại thích theo truyền thống và loại bỏ số 0 khỏi tập số tự nhiên

Trang 17

10

c Định nghĩa

 Khái niệm về số tự nhiên

Bản số của một tập hợp hữu hạn là một số tự nhiên.(Xem [4], tr 65)

 Xây dựng tập hợp số tự nhiên

Cách xây dựng tập hợp số tự nhiên ở Đại học

- Cách 1: Xây dựng số tự nhiên theo quan điểm của lý thuyết tập hợp

Trang 18

- Cần chú ý rằng “0” trong định nghĩa ở trên không nhất thiết là số 0 như ta thường hiểu “0” chỉ là một ký hiệu hình thức, chỉ “đối tượng” khởi đầu để xác định các số tự nhiên khác (bằng cách xây dựng các số liền sau) thỏa các tiên đề Peano Chẳng hạn, ta hoàn toàn có thể dùng ký hiệu “5” là đối tượng khởi đầu “1” là chữ số liền sau “5”, rồi “b” là chữ số liền sau

“1”,… để có được tập số tự nhiên với các số theo thứ tự là {5, 1, b, …}, tuy nhiên điều đó là không nên

Cách trình bày khái niệm số tự nhiên trong sách giáo khoa Toán tiểu học

- Sách giáo khoa Toán 1 đã vận dụng tư tưởng của cách 1 khi trình bày khái niệm số tự nhiên theo cách hiểu là số phần tử của một tập hữu hạn

Ví dụ 1: Khi hình thành số 2, sách Toán 1 sử dụng các mô hình biểu diễn đường cong khép kín (chỉ biểu đồ Ven minh họa cho 1 tập hợp), bên trong gồm 2 đồ vật (giống nhau) gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh (chỉ phần tử của tập hợp đó)

Trang 19

1.1.2.2 Ghi số và cấu tạo thập phân của số tự nhiên

- Người ta thường dùng các ký hiệu để ghi số Việc ghi số nhằm giúp cho việc biểu thị các số một cách thuận tiện và đơn trị, giúp cho việc tiến hành so sánh các số một cách nhanh chóng và trực tiếp, giúp cho việc thực hiện các phép tính một cách dễ dàng, đơn giản.(Xem [1], tr.82)

- Có hai hệ ghi số: Hệ ghi số theo vị trí và hệ ghi số không theo vị trí Ở Tiểu học, học sinh được học hệ ghi số theo vị trí, với mười chữ số theo cơ số

10 (còn gọi là hệ thập phân) Ngoài ra ở lớp 4 còn giới thiệu các chữ số La

Mã, nhằm nêu lên cách ghi số không theo vị trí.(Xem [1], tr 83)

- Dạy học về cấu tạo thập phân của số tự nhiên thường được tiến hành như sau:

 Phân biệt số và chữ số (Xem [1], tr 83)

Từ vòng số 20 đến vòng 100, học sinh biết dùng 10 chữ số để viết các

số có hai chữ số Từ vòng 100 đến vòng 1000 học sinh biết dùng vẫn 10 chữ

Trang 20

13

1 chục = 10 đơn vị Học sinh còn phân biệt được số chỉ chục và số chỉ đơn vị; chẳng hạn số 13 gồm có 1 chục và 3 đơn vị, chữ số 1 ở hàng chục, chữ số 3 ở hàng đơn vị

+ Trong vòng 1000, học sinh được học thêm đơn vị mới là “trăm” Số

ở hàng liền sau và bằng (1/10) lần đơn vị ở hàng liền trước nó

+ Những điều được học về số và chữ số, chữ số chỉ hàng, hàng và lớp được thể hiện dưới dạng phân tích một số thành tổng các số chỉ hàng Chẳng hạn:

45 = 40 + 5 hoặc 45 = 4 × 10 + 5 × 1

237 = 200 + 30 + 7 hoặc 237 = 2 × 100 + 3 × 10 + 7 × 1

1234 = 1000 + 200 + 30 + 4 hoặc 1234 = 1 × 1000 + 2 × 100 + 3 × 10 + 4 × 1 Cũng có khi người ta viết dưới dạng sau:

45 = 4 chục 5 đơn vị, hoặc 45 = 4 chục + 5 đơn vị

237 = 2 trăm 3 chục 7 đơn vị, hoặc 237 = 2 trăm + 3 chục + 7 đơn vị

Cách viết dưới dạng này thường dùng để ghi số đo đại lượng Chẳng hạn: 3m 25cm; 5 giờ 25 phút …

- Trong cách viết số tự nhiên:

 Ở mỗi hàng có thể viết được chữ số Cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên liên tiếp nó

Trang 21

+ Số “Chín trăm chín mươi chín” viết là 999

+ Số “Hai nghìn không trăm linh năm” viết là 2005

Nhận xét: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số

đó Chẳng hạn, số 999 có ba chữ số 9, kể từ phải sang trái mỗi chữ số 9 lần lượt nhận giá trị là 9, 90, 900

Viết số tự nhiên với các đặc điểm trên được gọi là viết số tự nhiên trong

 Cấu tạo thập phân của số tự nhiên:

+ Kể từ phải sang trái là lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu, lớp tỷ; mỗi lớp gồm 3 hàng (xem bảng)

Trang 22

= 54 chục + 5 đơn vị

= 54 × 10 + 5 × 1 Hoặc 545 = 5 trăm + 45 đơn vị

= 500 + 45

= 5 × 100 + 45

1.2 Dạy học cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân

1.2.1 Vai trò của dạy học cách ghi và đọc số tự nhiên

- Rèn kỹ năng đọc, viết các số tự nhiên

- Hình thành được biểu tượng về số tự nhiên có nhiều chữ số cho học sinh

- Giúp HS xác định hàng tương ứng với từng chữ số trong các số đó

- Rèn kỹ năng viết số tự nhiên dựa vào cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong số đó

- Rèn kỹ năng đọc, viết số tự nhiên có nhiều chữ số cho học sinh giúp

áp dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày

1.2.2 Yêu cầu dạy học cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân

- Nắm vững các đặc điểm đặc trưng của hệ thập phân

- Biết đọc, viết các số tự nhiên và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của mỗi chữ số ở từng hàng

Trang 23

16

- Biết mối quan hệ giữa đơn vị của hai hàng liền kề nhau

- Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ

giai đoạn là:

- Giai đoạn hình thành cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân

- Giai đoạn nắm chắc và vận dụng cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân

1.2.4 Một số khó khăn trong dạy học cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân

- Đọc, viết số tự nhiên là cơ sở giúp học sinh học môn Toán Do đó đòi hỏi học sinh phải được trang bị kiến thức về đọc, viết số một cách cơ bản, có

hệ thống qua các vòng số, qua các lớp

- Đọc, viết số tự nhiên ở bậc tiểu học, học sinh vừa phải thực hiện nhiệm vụ cùng củng cố kiến thức toán học đã lĩnh hội, đồng thời vận dụng kiến thức ấy vào đọc, viết, so sánh các số, thực hiện các phép tính

- Học sinh khó hiểu rõ về khái niệm hệ ghi số thập phân

- Học sinh khó xác định các hàng tương ứng với từng chữ số trong số

tự nhiên có nhiều chữ số

- Học sinh gặp khó khăn trong viết số tự nhiên có nhiều chữ số dựa vào cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong số đó

Trang 24

17

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của khóa luận đã tìm hiểu về đặc điểm quá trình nhận thức, hoạt động học, năng lực học Toán của học sinh tiểu học, và tìm hiểu một số khái niệm về số tự nhiên, ghi số và hệ ghi số thập phân để làm cơ sở triển khai

ở chương 2 về nội dung và phương pháp dạy học cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân

Trong quá trình tham khảo và tìm hiểu tài liệu em đã đưa vào chương 1 một số nội dung cơ bản về số tự nhiên và một số đặc điểm tâm lý cơ bản của học sinh giúp giáo viên có biện pháp giảng dạy hợp lý và hiệu quả nhất Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, phương tiện dạy học cần phải phù hợp, được sự ủng

hộ của các cấp quản lý… cũng là nhân tố góp phần quan trọng mang lại hiệu quả trong quá trình giảng dạy

Trang 25

18

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁCH GHI VÀ ĐỌC SỐ

TỰ NHIÊN TRONG HỆ GHI SỐ THẬP PHÂN

2.1 Mục tiêu dạy học cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân

- Về kiến thức: Giúp học sinh hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về:

 Nhận biết đặc điểm của hệ thập phân (ở mức độ đơn giản) Phân biệt

số và chữ số trong hệ thập phân

 Sử dụng 10 ký hiệu (10 chữ số) để viết số trong hệ thập phân

 Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể

 Học sinh thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán

 Tạo hứng thú học tập

Trang 26

 Bồi dưỡng phẩm chất của người lao động mới

2.2 Nội dung dạy học cách ghi và đọc số tự nhiên trong hệ ghi số thập phân

2.2.1 Dạy học phép đếm

Về kiến thức: Phép đếm là sự thiết lập tương ứng 1-1.(Xem [1], tr 79)

Về thực hành: Học sinh chỉ tay vào từng phần tử của nhóm đối tượng cần đếm theo thứ tự chỉ tay mà đọc tên các số bắt đầu từ một: “một”, “hai”,…

Số đọc đến cuối cùng trong phép đếm là số lượng của nhóm đối tượng đã cho

Quy tắc đếm: Không đếm sót, không đếm thừa, không đếm lặp

Ngoài việc đếm số lượng một nhóm đối tượng đã nêu trên thì học sinh còn sử dụng việc đếm miệng, lúc này không có thao tác chỉ tay nữa, học sinh nhớ lại thứ tự các số trong dãy số và đọc lại tên các số trong dãy số theo thứ tự liên tiếp Với nhiệm vụ này thì học sinh được thực hiện nhiều dạng bài tập đếm

+ Đếm bắt đầu từ: “một”, “hai”, “ba”, …

+ Đếm tiếp từ một số: “mười lăm”, “mười sáu”, …

+ Đếm từng chục: “mười”, “hai mươi”, “ba mươi”, …

2.2.2 Trình tự sắp xếp nội dung dạy học các số tự nhiên trong chương trình tiểu học

- Số tự nhiên là tập số đầu tiên các em học sinh được tiếp cận Đó là cơ

sở nền tảng để mở rộng các tập số tiếp theo và các phép toán trong toán học

Trang 27

20

- Số tự nhiên là tập số các em dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống như số nhà, số điện thoại… Vì thế nội dung dạy học của số tự nhiên có vai trò khá quan trọng, nó xuyên suốt chương trình Toán tiểu học, được các em bắt đầu tiếp cận ngay từ đầu lớp 1 với những dạng bài đơn giản như nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau đến những nội dung phức tạp hơn Nội dung của lớp học trước sẽ

là tiền đề và cơ sở cho lớp học sau Nội dung này ngày càng được mở rộng qua từng cấp học và kết thúc vào cuối học kỳ I của chương trình lớp 4 Cụ thể, việc hình thành số tự nhiên được tiến hành theo các vòng số và được biên soạn ở từng lớp như sau:

Ngày đăng: 08/09/2017, 11:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thụy, Vũ Quốc Chung (2007), Giáo trình Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học
Tác giả: Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thụy, Vũ Quốc Chung
Nhà XB: NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội
Năm: 2007
[2]. Bùi Văn Huệ (Chủ biên) (2001), Giáo trình tâm lý học Tiểu học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học Tiểu học
Tác giả: Bùi Văn Huệ (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
[3]. Nguyễn Tiến Tài, Nguyễn Hữu Hoan (2001), Số học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số học
Tác giả: Nguyễn Tiến Tài, Nguyễn Hữu Hoan
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
[4]. Trần Diên Hiển (Chủ biên), Bùi Huy Hiền, Các tập hợp số, Nhà xuất bản Giáo dục, NXB Đại học Sƣ phạm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tập hợp số
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
[5]. GS.TSKH Nguyễn Bá Kim - Phương pháp dạy học môn Toán, Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Toán
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm 2006
[6]. Phạm Minh Hạc (1989), Giáo trình tâm lí học tập I, Nhà xuất bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lí học tập I
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 1989
[7]. Phạm Minh Hạc (1989), Giáo trình tâm lí học tập II, Nhà xuất bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lí học tập II
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 1989
[8]. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên), Sách giáo khoa Toán lớp 1, Nhà xuất bản Giáo dục 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Toán lớp 1
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục 2012
[9]. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên), Sách giáo khoa Toán lớp 2, Nhà xuất bản Giáo Dục 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Toán lớp 2
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục 2012
[10]. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên), Sách giáo khoa Toán lớp 3, Nhà xuất bản Giáo Dục 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Toán lớp 3
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục 2012
[11]. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên), Sách giáo khoa Toán 4, Nhà xuất bản Giáo dục 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Toán 4
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục 2012
[12]. Trần Diên Hiển, Giáo trình Lý thuyết số, Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết số
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w