1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương quản trị kinh doanh du lịch

96 234 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 195,05 KB

Nội dung

Như vậy có thể hiểu sản phẩm du lịch được hợp thành bởi những bộphận sau xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến đi du lịch: – Dịch vụ vận chuyển; – Dịch vụ lưu trú, ă

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH DU LỊCH

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH DOANH DU LỊCH

1.1 Một số khái niệm cơ bản

Du lịch

Các bạn đã bao giờ nghe thấy từ du lịch chưa? Hay Dl theo các bạn là gì?

“Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”, lời một chuyên gia về du lịch đã nhận định.

- Thuật ngữ du lịch

+ Thời Hy Lạp cổ đại, "du lịch" là "tơ nớt", dịch ra tiếng việt là du lịch.Theo họ tơ nớt là 1 vòng tròn, đi từ điểm A, B, C sau đó quay lại điểm A

VD Khi 1 người bạn bảo tôi sắp đi du lịch Nha trang, thì mọi người sẽ nói

đi du lịch vui vẻ nhé, về nhớ mua nhé

+ Thời Trung Quoc, Du lịch đối với họ có 5 từ:

1 Thực: ăn những món ăn ngon

2 Trú: ở những nơi sang trọng

3 Hành: đi đến nơi có danh lam thắng cảnh đẹp để tìm hiểu, khám phá

4 Lạc: vui chơi, giải trí

5 Y: y tế, thăm khám theo phương pháp cổ truyền

- Người Phương Tây

Theo người Phương Tây " du lịch" gồm 4S

Hỏi theo các bạn 4S là gì?

Sea ( biển), Sand ( bãi cát), Sun ( nắng), Sex (quan hệ tình dục)

Trang 2

Người Phương Tây quan niệm nắng đẹp nhấtở biển đặc biệt ở biển ĐịaTrung Hải Biển nơi có bãi cát dài để tắm nắng Sex, quan hệ mại dâm,người Phương Tây sống rất thoáng, với họ có biển, có nắng, có bãi cát đẹp,cảnh đẹp lãng mạn như vậy là phải có sex.

VD: Ở Pathaya bờ biển của Thái Lan nổi tiếng có 4S, ở đây chủ yếu làkhách Phương Tây, đặc biệt là khách Đức, không có sex họ cảm thấykhông thoải mái, thiếu thốn

VD: Tại sao Sapa ở Việt Nam lại thu hút nhiều khách nước ngoài đến nhưvậy, đặc biệt là khách nam? Chợ Tình sapa là gì?

+ Chợ Tình được coi là di sản của người Mông, đọc vợ chồng A Phủ, cónhân vật Mỵ, lầm lũi, như con rùa nơi xó cửa, và các bạn lên Sapa sẽ bắtgặp những em Mỵ, Chị Mỵ, Cô Mỵ lầm lũi như thế, cơ hội gặp nhau của họrất quý Vì vậy sáng chủ nhật hàng tuần là cơ hội cho họ gặp nhau và sángchủ nhật chợ Sapa họp, đường đi đến chợ rất khó khăn đường đèo núi, nên

họ đi từ sáng thứ bày, chiều thứ bảy họ tới nơi, những cặp vợ chồng ngồinghe kể chuyện, khề khà bên chén rượu còn những đôi trau gái, nam nữ thìgiao lưu, giao duyên với nhau bằng điệu khèn, điệu múa, tiếng hát, cácchàng trai làm thế nào để các cô gái đồng ý theo mình về nhà Từ đó kháiniệm Chợ Tình ra đời mang ý nghĩa nhân văn như thế

+ Nhưng tiếng anh lại dịch word by word " Chợ tình" có nghĩa là Lovemarket Vì vậy người Phương Tây đến du lịch Sapa rất nhiều, đặc biệt lànam

Trai Việt thì thấy các cô gái dân tộc xấu xì, quần áo, đầu tóc bù xù, lấm lemkhông hấp dẫn nhưng ngược lại trai tây lại rất mê hoặc bởi vẻ đẹp hoang dạinhư vậy Và ở Sapa chuyện các cô gái người Mông đi với trai Tây rất bìnhthường, người tình 1 đêm và rất nhiều các cô gái Mông lấy chồng Tây.Chính điều này thu hút khách du lịch Tây đến du lịch nhiều ở Sapa

Trang 3

" Đi 1 ngày đàng học 3 sàng dại, lọc đi lọc lại được 1 sàng khôn"? conngười ta phải trải qua vấp ngã, trải qua cái dại mới trưởng thành và khônlên được.

Người Phương Tây quan niệm giàu có khi có tiền và chia sẻ tiền với ngườikhác, giàu sự hiểu biết, anh đã đi được bao nhiêu nước? Giàu không nằm ởbằng cấp

Vậy Du lịch trong Luật DLVN 2005: Du lịch là tất cả các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, nghỉ dưỡng trong 1 khoảng thời gian nhất định.

Khách du lịch?

Theo các em khách du lịch là gì?

- Khách là từ nơi khác đến, để tham quan, nghỉ ngơi, tìm hiểu, giải trí, nghỉ

dưỡng tại điểm đến

Khách đến để kiếm tiền, học tập không gọi là khách du lịch Theo Luật DLVN2005

Tại sao trong con mắt của cộng đồng địa phương: Khách du lịch là con ngườilắm tiền, ngốc nghếch?

Vì trong khi người dân địa phương làm việc quần quật vất vả không đủ ăntrong khi đó khách du lịch không làm gì chỉ thấy chụp choẹt, cười nói không

lo kiếm tiền mà chỉ tiêu tiền,

Trang 4

Ngốc nghếch ở chỗ dân địa phương chặt chém mà không biết, đặc biệt là đitaxi vì không biết đường lái xe trở đi lòng vòng để lấy tiền.

- Phân loại khách du lịch

+ Khách du lịch thuần tuý: nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí

+ Khách du lịch kết hợp: đi học, đi làm, đi công tác kết hợp đi du lịch

Chúng ta cực kỳ mong muốn phát triển loại khách du lịch này Loại hình dulịch MICE tour, du lịch công vụ

Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch đượctạonên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sửdụng các nguồn lực : cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, mộtvùng hay một quốc gia nào đó

Như vậy có thể hiểu sản phẩm du lịch được hợp thành bởi những bộphận sau (xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến đi du lịch):

– Dịch vụ vận chuyển;

– Dịch vụ lưu trú, ăn uống;

- Dịch vụ tham quan, giải trí;

– Hàng hoá tiêu dùng và đồ lưu niệm

– Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch

Theo luật Du lịch Việt Nam: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần

thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch

Đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch

- Những đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch: 4 đặc trưng

Trang 5

+ Sản phẩm du lịch về cơ bản là vô hình, không cụ thể, không tồn tại dưới dạngvật thể, thành phần chính là dịch vụ

(80-90%), hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ Do vậy việc đánh giá chất lượng sảnphẩm rất khó khăn

+ Sản phẩm dl thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch Dovậy, sp dl không thể dịch chuyển được

+ Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm du lịch trùng nhau vềkhông gian và thời gian Chúng không thể cất đi, tồn kho như các hàng hóathông thường khác

+ Sản phẩm du lịch mang tính mùa vụ

VD: Mùa xuân là mùa của lễ hội, t4,t5,t6 là du lịch biển

Vi dụ: ở Hạ Long thông thường có 2 mùa vụ du lịch: mùa đông - là mùa dulịch dành cho khách nước ngoài; mùa hè - là mùa du lịch dành cho khách nội địa

Mùa hè, vào khoảng tháng 4,5 là tháng bắt đầu mùa vụ khởi động cho cáchoạt động du lịch ở Hạ Long và lượng khách ngày một tăng lên

Tháng 6,7,8 là các tháng giữa vụ; số lượng du khách tăng đến một lượngnhất định rồi đi vào ổn định

Tháng 9 là tháng rơi vào thời gian cuối vụ, lượng khách giảm dần Và từtháng 10 trở đi, Hạ Long tiến hành các hoạt động chuẩn bị cho mùa du lịch hè nămsau, đồng thời chờ đón mùa du lịch dành cho khách nước ngoài,

Trang 6

1.2 Các loại hình du lịch

Khái niệm

Loại hình DL được hiểu là một tập hợp các SP du lịch có đặc điểm giống

nhau, hoặc vì chúng thõa mãn những nhu cầu, động cơ DL tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm KH, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá nào đó.

Trang 7

*Căn cứ vào đối tượng đi DL

- Du lịch thanh thiếu niên

- Du lịch dành cho những người cao tuổi

Trang 8

*Căn cứ vào cách thức tổ chức chuyến đi

- DL theo đoàn: Có /Không thông qua Tổ chức DL

- DL cá nhân: Có /Không thông qua Tổ chức DL

*Căn cứ vào vị trí địa lý nơi đến DL

-Du lịch nghỉ núi -Du lịch nghỉ biển, sông hồ -Du lịch đồng quê

Sự vận hành kinh doanh du lịch là lấy tiền tệ làm môi giới, tiến hành trao đổisản phẩm du lịch giữa người mua (du khách) và người bán (nhà kinh doanh dulịch), sự vận hành này lấy vận động mâu thuẫn giữa hai mặt cung cấp và nhucầu du lịch làm đặc trưng chủ yếu

Trang 9

Trong điều kiện thị trường , việc thực hiện thông suốt hoạt động kinh doanh dulịch được quyết định bởi sự điều hòa nhịp nhàng giữa hai đại lượng cung vàcầu du lịch.

Khác với các loại hàng hóa thông thường sản phẩm hàng hóa trao đổi giữa haibên cung cầu trong du lịch không phải là vật cụ thể, cái mà du khách có được

là sự cảm giác, thể nghiệm hoặc hưởng thụ, vì thế trong quá trình trao đổi sảnphẩm du lịch, giao lưu hàng hóa và giao lưu vật là tách rời nhau Sự trao đổisản phẩm du lịch và tiền tệ do hai bên cung cầu du lịch tiến hành không làmthay đổi quyền sở hữu sản phẩm du lịch, trong quá trình chuyển đổi cũngkhông xảy ra sự chuyển dịch sản phẩm, du khách chỉ có quyền chiếm hữu tạmthời sản phẩm du lịch tại nơi du lịch Cùng một sản phẩm du lịch vẫn bán đượcnhiều lần cho nhiều du khách khác nhau sử dụng, sản phẩm du lịch chỉ tạmthời chuyển dịch quyền sử dụng, còn quyền sở hữu vẫn nằm trong tay ngườikinh doanh, đây chính là đặc điểm cơ bản của kinh doanh du lịch

1.3.2 Các loại hình kinh doanh du lịch

Du lịch cũng được hiểu là tập hợp các hoạt động kinh doanh nhằm giúp đỡviệc thực hiện các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người ví dụ nhưphục vụ vận chuyển, phục vụ ăn uống, lưu trú, phục vụ hướng dẫn thamquan…

– Ngành kinh tế tổng hợp

– Có tính xã hội hoá cao

– Có sự phối hợp liên ngành, liên vùng

– Thực hiện chức năng tưong mại

– Thực hiện chức năng đối ngoại

– Phát hiện bền vững, bảo vệ môi trường

Trang 10

a Kinh doanh du lịch lữ hành

Kinh doanh lữ hành: Điểm và khu du lịch thường kết hợp với các công ty

lữ hành xây dựng các chương trình bao gồm các dịch vụ (vé, bảo hiểm, ăn uống,lưu trú, HDV …) để cung cấp cho khách Như vậy việc kinh doanh lữ hành củađiểm và khu du lịch chỉ thực hiện khi và chỉ khi có sự kết hợp cới các công ty lữhành Có như vậy nguồn khách của điểm du lịch và khu du lịch mới ổn định và sốlượng sản phẩm, dịch vụ được tiêu thụ với số lượng nhiều hơn

Kinh doanh du lịch lữ hành là nghề kinh doanh đặc trưng của kinh tế du

lịch Nó có chức năng sản xuất, lưu thông (mua – bán) và tổ chức thực hiệncác chương trình du lịch trên thị trường để thu lợi ích kinh tế Đồng thời bảođảm giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, an toàn xã hội, an ninh quốcgia và giao lưu quốc tế

b Kinh doanh lưu trú

Kinh doanh lưu trú du lịch: Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh nhằm

cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khách trong thờigian lưu lại tạm thời tại các điểm và khu du lịch nhằm mục đích lợi nhuận Thôngthường, đây là hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu của đa số khách sạn và cũng làhoạt động thu hút vốn đầu tư lớn nhất trong khách sạn Tuy nhiên hiện nay các loạihình cơ sở lưu trú trong các khu du lịch ngày càng đa dạng phù hợp với các loại địahình khác nhau Chúng ta có thể bắt gặp như: Camping, Bungalow, Motel …

Kinh doanh cơ sở lưu trú là một trong những hoạt đông cơ bản của hoạt động dulịch, nó đóng vai trò vừa là một sản phẩm du lịch, vừa là điều kiện cơ sở vật chất

để phát triển du lịch tại địa phương

Trang 11

c Kinh doanh ăn uống

Kinh doanh ăn uống: Bên cạnh hoạt động kinh doanh lưu trú, kinh doanh

dịch vụ ăn uống cũng là một hoạt động quan trọng của điểm và khu du lịch Đốitượng phục vụ của dịch vụ này không chỉ dành cho khách du lịch thuần túy mà cònđáp ứng nhu cầu của đối tượng khách vãng lai hoặc khách khác Doanh thu từ ănuống chỉ đứng sau doanh thu từ kinh doanh lưu trú

d Kinh doanh vận chuyển

Hoạt động du lịch gắn liền với phương tiện vận chuyển khách du lich Đó là mốiquan hệ biện chứng không thể tách rời hoặc phá bỏ được Phương tiện vận chuyểncũng là một nhân tố quan trọng tạo nên loại hình du lịch dựa trên tiêu chí của chính

nó Đối với khách du lịch quốc tế thường di chuyển trên các máy bay, tàu biển liênquốc gia Các phương tiện này do ngành khác quản lí Ở các nước phat triển, cáchãng du lịch lớn thường có các hãng vẩn chuyển riêng Đối với khách du lịch nộiđịa, phương tiện đi lại phổ biến là ôtô chất lượng cao để phù hợp với điều kiện địahình và thời gian lưu trú Kinh doanh vận chuyển ít nhiều chịu ảnh của hoạt động

du lịch Vào mùa vụ du lịch, phương tiện vận chuyển hoạt động với tần suất cao vàngược lai, lúc trái vụ hoạt động với tần suất thấp

e Kinh doanh dịch vụ bổ sung

Cung cấp các dịch vụ bổ sung là một phần quan trọng trong hoạt động du lịch Sởthích và nhu cầu của khách du lịch tăng nhanh hơn so với sự cung cấp các dịch vụ

ở những cơ sở đón tiếp khách Điều đó thúc đẩy các cơ sở đón tiếp hàng năm phải

mở rộng các thể loại dịch vụ mà trước hết là các loại dịch vụ bổ sung Dịch vụ bổ sung bao gồm:

Trang 12

Dịch vụ làm giàu thêm sự hiểu biết: triển lãm, quảng cáo, thông tin…

Dịch vụ làm sống động hơn cho kỳ nghỉ và thời gian nghỉ (như vui chai, giải trí): Tổ chức tham gia cầm lễ hội, trò chơi dân gian, vũ hội…; học những điệu múa

và bài hát dân tộc; học cách nấu món ăn đặc sản; karaoke, internet, bida, bowling

Dịch vụ làm dễ dàng việc nghỉ lại của khác : Hoàn thành những thủ tục đăng ký

hộ chiếu, giấy quá cảnh, mua vé máy bay, làm thủ tục hải quan; các dịch vụ thôngtin như cung cấp tin tức, tuyến điểm du lịch, sửa chữa đồng hồ, giày dép, trángphim ảnh; các dịch vụ trung gian như mua hoa cho khách, đăng ký vé giao thông,mua vé xem ca nhạc; đánh thức khách dậy, tổ chức trông trẻ, mang vác đóng gói

hành lý…

Dịch vụ tạo điều kiện thuận tiện trong thời gian khách nghỉ lại: Phục vụ ăn uống

tại phòng ngủ; phục vụ trang điểm tại phòng, săn sóc sức khỏe tại phòng; đặt một

số trang bị cho phòng như vô tuyến, tủ lạnh, radio, dụng cụ tự nấu ăn (phòng cóbếp nấu)

Các dịch vụ thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt của con người: Cho thuê xưởng

nghệ thuật (họa, điêu khắc); cho thuê hướng dẫn viên; cho thuê phiên dịch, thư ký;cho thuê hội trường để thảo luận, hòa nhạc; cung cấp điện tín, các dịch vụ in ấn,chụp lại; cho sử dụng những gian nhà thể thao, dụng cụ thể thao

Dịch vụ thương mại: Mua sắm vật dụng sinh hoạt; mua sắm vật lưu niệm; mua

hàng hóa quý hiếm có tính chất thương mại

Như vậy, kinh doanh dịch vụ bổ sung ra đời muộn hơn so với các hoạt động kinhdoanh khác, nhưng nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh

Trang 13

doanh chung du lịch nói chung Việc tổ chức cung cấp các dịch vụ bổ sung sẽ đápứng đầy đủ hơn nhu cầu của khách du lịch, kéo dài hơn mùa du lịch, tăng doanhthu cho ngành, tận dụng triệt để hơn cơ sở vật chất sẵn có, còn chi phí tổ chức cungcấp dịch vụ bổ sung không đáng kể so với lợi nhuận thu được.

Đồi với các nhà kinh doanh lữ hành, dịch vụ bổ sung được ví như chất xúc tác kíchthích sự hành động của du khách chọn tour du lịch của công ty mình Nếu doanhnghiệp lữ hành nào khai thác tối các thế mạnh về sự phong phú, độc đáo, khac lạcủa dịch vụ bổ sung khi tiếp thị nguồn khách sẽ có hiệu quả kinh doanh cao hơn

Tăng dịch vụ cũng có nghĩa la tăng thêm việc làm cho người lao động Xu hướnghiện nay là chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực dịch

vụ Điều này cũng có nghĩa là các dịch vụ bổ sung tạo ra thêm việc làm, đồng thờigián tiếp tạo nên sự chuyển dịch đó

Bên cạnh đó, sự đa dạng trong kinh doanh các dịch vụ bổ sung là cơ sở cũng nhưtiêu chuẩn quan trọng để xếp hạng các cơ sở lưu trú Hiện nay rất nhiều cơ sở kinhdoanh du lịch cạnh tranh và thu hút khách chủ yếu dựa vào thế mạnh của các dịch

vụ bổ sung này nhằm thu hút khách công vụ, thương gia,…

– Kinh doanh hàng lưu niệm: Bán các đồ lưu niệm, các đặc sản của địa phương

– Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí: Những trò chơi dành cho trẻ em, cho

người lớn, đặc biện các khu du lịch ngày nay có đưa vào những trò chơi mang cảmgiác mạnh

– Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp: Chủ yếu tại các khu du lịch như cắt tóc, trang điểm,

Trang 14

1.4 Vai trò của hoạt động kinh doanh du lịch đối với văn hoá – kinh tế - xã

hội

1.4.1 Vai trò của du lịch trong Kinh tế

Theo các em du lịch đóng vai trò như thế nào trong 1 nền kinh tế quốc dân?

- Du lịch là con gà đẻ trứng vàng của 1 nền kinh tế quốc dân, đem lại nguồnthu ngoại tệ lớn

- VD: THái Lan những 1997, 1998, khủng hoảng kinh tế trầm trọng, lạm phátphi mã, lạm phát là đồng tiền mất giá Hôm nay mua 1 cái bánh mỳ hết 1 bạt, hômsau mua phải mất 1 bạt Không biết làm thế nào để vực dậy nền kinh tế, luacs bấygiờ ở Thái lan số người tự tử rất nhiều Trong cái khó ló cái khôn, họ không biếtlấy cái gì đành lấy du lịch làm cứu cánh Tất cả người Thái Lan đều đồng lòng bánhàng cho khách du lịch không lấy lãi hoặc lấy lãi 1 chút, giảm giá hết mức để thuhút khách, kích cầu du lịch, người Vn và các nước sang Thái du lịch rất nhiều, muarất nhiều đồ mỹ phẩm Và 1 năm sau họ tuyên bố hết khủng hoảng

- Cô lấy VD như vậy để thấy rằng du lịch đóng 1 vai trò rất lớn trong nền kinh

tế quốc dân

+ 1 khách du lịch tạo ra 3 công ăn việc làm, có thể 1 trực tiếp, 2 gián tiếphoặc ngược lại ở khách sạn 5 sao 1 khách du lịch là 1 nhân viên phục vụtrực tiếp

Trang 15

phát triển của một loạt các ngành khác nhau như hàng không, vận tải, thươngmại, công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng

+ góp phần tăng GDP

Giá trị đóng góp trực tiếp vào GDP của ngành du lịch Việt Nam sẽ tăng 6,6%

so với năm 2011 và sẽ tăng bình quân 6,1% hàng năm tính đến năm 2022

Du lịch góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế giới, các quốcgia Du lịch là một ngành phát triển với tốc độ cao, tạo ra thu nhập, đóng gópngày càng lớn vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các quốc gia

+ Thu hút vốn đầu tư

+ góp phần quảng bá hàng hoá

+ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại

+ đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm

Các hàng hóa, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú vềchủng loại, hình thức đẹp và hấp dẫn Điều này có nghĩa là yêu cầu hàng hóaphải được sản xuất trên một công nghệ cao, trình độ tiên tiến Các chủ xínghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng côngnhân có tay nghề cao để sản xuất các mặt hàng đáp ứng nhu cầu khách du lịch+ Du lịch đóng góp vào nguồn thu chính phủ thông qua nghĩa vụ thuế Thunhập chính của chính phủ từ thuế trong ngành du lịch gồm thuế trực tiếp vàgián tiếp Thuế trực tiếp chính là thuế thu nhập cá nhân của các đơn vị và kinhdoanh du lịch và thuế thu nhập cá nhân Thuế gián tiếp là thuế giá trị gia tăng(VAT) do khách du lịch (người tiêu dùng dịch vụ đóng góp)

+ Du lịch là ngành thu ngoại tệ, ngành xuất khẩu tại chỗ Khách du lịch cácnước mang ngoại tệ đến để tiêu dùng dịch vụ du lịch như đi lại, ăn, ở, muasắm, giải trí

+ Với sự gia tăng thu nhập ngoại tệ, du lịch góp phần đáng kể vào việc cânbằng cán cân thanh toán quốc tế của nhiều quốc gia Tại Thụy Sỹ, thu nhập từ

Trang 16

ngành du lịch bù đắp được từ 50 – 70% cán cân thâm hụt Theo tác giả JohnTribe của cuốn sách “The Economics Of Leisure and Tourism” cứ mỗi USDtiêu dùng của khách du lịch sẽ tạo ra khoảng 2 – 3 USD thu nhập gia tăng.

- Tiêu cực:

+ Sự phát triển du lịch gây sức ép ngày càng cao đối với hạ tầng cơ sở (sửdụng nhiều điện, nước, nhiên liệu, làm tăng lượng nước thải và chất thải );tăng chi phí cho hoạt động của công an, cứu hỏa, dịch vụ y tế, sửa chữa, bảo trì

hệ thống đường giao thông và các dịch vụ công khác

+ Sự rủi ro trong đầu tư du lịch cao hơn một số ngành khác do hoạt động dulịch rất nhạy cảm với nhiều nhân tố tác động nằm ngoài sự kiểm soát của cácnhà kinh doanh (kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, pháp luật, điều kiện tựnhiên )

+ Sự phát triển các loại hình du lịch như giải trí, sân gôn, khu cắm trại cần sửdụng quỹ đất lớn gấp nhiều lần so với quỹ đất dùng để phát triển các ngànhkinh tế khác Do vậy, sự phát triển du lịch không hợp lý có thể dẫn tới kết quả

là quỹ đất dùng cho nông nghiệp và các ngành nghề khác bị cắt giảm

+ Nhu cầu gia tăng cho những dịch vụ chính và hàng hóa phục vụ du lịch gây

ra sự tăng giá hàng tiêu dùng, giá cả các mặt hàng hoá tăng cao làm ảnh hưởngđến cuộc sống của dân cư Một công trình nghiên cứu của trường đại học sanfrancisco (Mỹ) cho thấy, việc phát triển du lịch kéo theo giá cả tăng 8% Dulịch phát triển có thể gây ra sự gia tăng về chi phí xây dựng và tăng giá trị đấtđa

+ Sự phát triển của du lịch quá nhanh, không bền vững tại một số địa phương

có thể dẫn tới sự lệ thuộc kinh tế của cộng đồng dân cư vào du lịch

Số liệu của một tổ chức du lịch thế giới cho thấy ở Mandive có 83% dân cưsống phụ thuộc vào du lịch, ở Jamaica có 34% Đây là một sự lệ thuộc khá mạohiểm bởi vì diện mạo của du lich, các khu du lịch địa phương có thể bị phá hủy

Trang 17

do tác động của thiên tai, chiến tranh… Khi đó kinh tế địa phương sẽ bị pháhoại.( thêm một chút nữa trang 236)

+ Sự bùng nổ về tăng giá đất đai, hàng hóa, dịch vụ ở các khu du lịch cóthể dẫn tới làm mất giá đồng tiền, gây sức ép tài chính lên cư dân trong vùng

+ Cư dân địa phương ở nhiều trung tâm du lịch do không được đào tạo và

bồi dưỡng, trong khi đất đai của họ bị mất dần do sự phát triển của các hoạtđộng du lịch, có thể biến thành những người lao động giản đơn, lao đọng thời

vụ với tiền công rẻ mạt và thu nhập không ổn định

+ Sự phát triển du lịch thiếu quy hoạch hoặc quy hoạch không đồng bộ có thểgây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của địaphương

+ Các hoạt động du lịch có thể gây suy giảm các nguồn lợi kinh tế của địaphương, đặc biệt là các nguồn tài nguyên thiên nhiên

+ Tác động tiêu cực nữa của du lịch là có một lượng ngoại tệ không nhỏ củacác nước đang phát triển bị chảy ra ngoài trong quá trình phát triển du lịch (đểnhập phương tiện, tiện nghi, hàng hóa và sử dụng các dịch vụ nước ngoài…)

1.4.2 Vai trò du lịch trong phát triển văn hoá

Một trong những chức năng của du lịch là giao lưu văn hoá giữa các cộngđồng Khi đi du lịch, du khách luôn muốn thâm nhập vào các hoạt động vănhoá của địa phương Song, từ đây, hai chiều của vấn đề nảy sinh, tác động tớimối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và du khách Cộng đồng địa phương,dân cư địa phương và ngược lại, du khách, họ đã, đang hưởng lợi và chịunhững bất lợi gì Thực tế đó vẫn tồn tại như một quy luật chưa được phá bỏ

Vì tương lai phát triển du lịch lâu bền, các bên liên quan, ngành du lịch, địaphương có hoạt động du lịch phải tự đặt cho mình trách nhiệm góp phần thúcđẩy những quan hệ, tình cảm tốt đẹp và ngăn chặn, đẩy lùi những thái độ tiêucực có thể nảy sinh trong mối quan hệ này

Trang 18

1.4.3 Vai trò của du lịch đối với xã hội

Tích cực

+ có vai trò nâng cao sức khoẻ tinh thần và thể chất cho con người, tăngcường giao lưu, tiếp cận với cuộc sống hiện đại, góp phần nâng cao chất lượngcuộc sống

+ góp phần ngăn cản sự di cư từ các vùng nông thôn đến thành phố vì ngành

du lịch giúp cho người dân ở vùng nông thôn kiếm được việc làm với thu nhập khácao ngay trên quê hương họ

+ đoàn kết cộng đồng

+ giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc

+ Du lịch quốc tế góp phần vào việc mở rộng và củng cố các mối quan hệđối ngoại và làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa cac dân tộc và các nước trênthế giới

+ nâng cao dân trí: với du khách, họ được mở mang kiến thức đối với xã hộixung quanh Đối với người làm du lịch, du lịch làm họ tăng vốn hiểu biết về cáclĩnh vực; các kiến thức về ngoại ngữ, ứng xử…

+ góp phần bảo vệ các di sản của cha ông

+ phục hồi văn hoá tinh thần cho con người

+ Phát triển du lịch sẽ đem lại sự thay đổi sắc thái, cảnh quan của một vùng,một địa phương thông qua việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

+ Du lịch tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp

Trang 19

VD: Cứ mỗi một việc làm trong ngành du lịch ước tính tạo ra 2 việc làm chocác ngành khác Ngành du lịch cũng sử dụng lao động nhiều vượt trội so với ngànhcông nghiệp khác, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần ngành khai khoáng, vàgấp 3 lần ngành tài chínhVề tạo việc làm, năm 2012, tổng lao động trong ngành dulịch Việt Nam tăng 1,4% tương đương 4.355.000 gồm cả lao động trực tiếp và giántiếp và sẽ tăng trung bình 1,1% hàng năm và sẽ đạt 4.874.000 vào năm 2022

Tiêu cực

- Bản chất của hoạt động du lịch là giao lưu, tiếp xúc giữa các cá thể, các cộngđồng có thế giới quan không phải luôn luôn đồng nhất Quá trình giao tiếp này làmôi trường để các ảnh hưởng tiêu cực thâm nhập vào xã hội một cách nhanhchóng

+ làm gia tăng nạn buôn lậu; vận chuyển ma tuý, thuốc phiện, các tài liệuvăn hoá phản động…

+ là môi trường để tệ nạn xã hội gia tăng

+ truyền thống văn hoá bị lai căng

+ Việc thu hút quá đông khách du lịch và sự phát triển quá nhanh của các cơ

sở kinh doanh du lịch có thể gây ra sự quá tải dân số cục bộ và làm giảm khả nănghưởng thụ các tài nguyên và các tiện nghi dành cho dân cư địa phương

+ Khi khách du lịch quá đông, dân cư địa phương bị đẩy vào tình trạng quátải về phương tiện giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, vv Tình trạng nàylàm nảy sinh cảm giác bực bội, khó chịu và làm xuất hiện cảm giác bị xâm phạmchủ quyền

Trang 20

+ Trong quá trình tiếp xúc giữa khách du lịch và dân cư địa phương, những

dị biệt về tôn giáo, văn hóa, chính trị Vì vậy có thể dẫn tới hiểu lầm, thậmchí dẫn đến hiềm khích, tạo nên căng thẳng giữa chủ và khách Ngoài ra, cóthể nảy sinh mối bất hòa giữa cư dân địa phương

1.5 Điều kiện để phát triển hoạt động kinh doanh du lịch

Hỏi sv: 1 địa phương, quốc gia muốn phát triển du lịch cần những điều kiện gì?

- An ninh, chính trị an toàn xã hội, đây là điều đầu tiên và quan trọng nhất.

tài nguyên du lịch hấp dẫn đến đâu mà an ninh chính trị không ổn định thì cũngkhông có khách đến

VD: Ở Thái Lan 7 năm trước Thủ tướng A pì xỉn lên, người dân Thái đađảng phản đối thủ tướng dùng máu của chính người dân để tắm máu,không có 1 tiếng súng nào nổ ra nhưng các chuyến du lịch sang Thái đều bịhuỷ hết, các em có thể tưởng tượng khi khách rút tiền ở câyATM tiền ra đẫmbằng máu, thì ai có thể dám đi du lịch sang Thái? 6 tháng liền Thái Lankhông có khách du lịch

Năm 2007 Việt Nam tổ chức hội nghị APEC, thủ tướng John Haward Úcyêu cầu chạy bộ tập thể dục, chúng ta đã bố trí cho ông chạy bộ ở Hồ HoànKiếm, lúc đầu có vệ sỹ chạy cùng nhưng ông chạy 1 lúc cảm thấy an toànông đã chạy 1 mình và hình ảnh thủ tướng Úc chạy 1 mình tập thể dục ở HồHoàn Kiếm và được người dân mỉm cười vẫy tay chào đã giúp cho ngành dulịch nước ta thu hút được 1 lượng khách du lịch lớn đến để tìm hiểu 1 đấtnước thanh bình và ôn hoà Và ngay lập tức 2008, Hà Nội được tôn vinh làthành phốvì hoà bình

Nhưng đâu đó vẫn còn nạn chặt chém khách, móc túi, giao thông bất ổn.Khách nước ngoài họ nói vui: khi thò tay ra bên ngoài xe ô tô chúng ta sẽbiết mình đang ở đâu?

Thò tay ra ngoài xe ô tô thấy tuyết ròi là ở Matxcova

Trang 21

Thò tay ra ngoài xe ô tô mà thấy người đấy là Bắc Kinh.

Thò tay ra ngoài xe ô tô xong thụt tay lại thấy mất đồng hồ đó chính là HàNội - Việt Nam

- Kinh tế

Việt Nam có 3260km đường bờ biển, biển Việt Nam từ Lăng Cô trở vào rấtđẹp Nước ta không có kinh tế nên phải nhờ vào nước ngoài Như chúng tathấy ở đâu có bãi biển đẹp là ở đó xây dựng khu resort cao cấp, tài nguyênthì của nước ta nhưng kinh phí xây dưng là của các tập đoàn nước ngoài vàdần dần chúng ta đang mất dần quyền chủ động

- Chính sách phát triển

1986 Việt Nam tuyên bố: " VN muốn làm bạn với tất cả các bạn trên thếgiới" sau đó đổi VN muốn là bạn với tất cả các bạn trên thế giới

Nới rộng các thủ tục nhập cảnh để khách du lịch dễ dàng đến du lịch VNnhư miễn visa cho 10 nước Asean

Chính sách phát triển du lịch phải có sự bền vững, khai thác TNDL 1 cáchbền vững không làm ảnh hưởng đến sự tiêu dùng của tương lai

VD: Người Nhật ra biển cá phải 10 kg họ mới bắt còn VN?

- Tài nguyên du lịch chính là yếu tố nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm du lịch.Đây là 1 thứ quý giá nhất để phát triển du lịch

- Có 2 loại tài nguyên du lịch: TNDL nhân văn và TNDL tự nhiên

1 bạn đứng lên kể 1 số TNDLTN và 1 số TNDLNV?

Trang 22

Chương 2: Tổ chức kinh doanh lữ hành

2.1 Khái niệm KDLH, phân loại, vai trò của KDLH

2.1.1 Khái niệm

Lữ hành (Travel) là việc thực hiện chuyến đi du lịch theo kế hoạch, lộ trình, chương trình đã định trước.

Theo Luật DL Việt Nam 2005

“Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn

Trang 23

“KDLH ( Tour operators business ) là việc thực hiện các hoạt động nghiên

cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo

và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hay văn

phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch Các DNLH

đương nhiên được phép tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành”

Phân biệt sự khác nhau giữa kinh doanh và KD lữ hành

Kinh doanh

Là việc TC, cá nhân thực hiện 1 hoặc 1 số hoặc toàn bộ các

giai đoạn của quá trình đầu tư nhằm mục tiêu LN trên cơ sở

sử dụng các nguồn lực 1 cách có hiệu quả nhất

KD lữ hành

là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thịtrường, thiết lập các chương trình du lịch trọngói hay từng phần, quảng cáo và bán cácchương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua cáctrung gian hay văn phòng đại diện, tổ chức thựchiện chương trình hướng dẫn du lịch và thu lợinhuận

Câu hỏi: Ai là ông tổ của ngành kinh doanh lữ hành ( Thomas Cook 1808 –

1892)

2.1.2 Phân loại KDLH

- Căn cứ tính chất hoạt động đề tạo ra sản phẩm: KD đại lý lữ hành, KD

chương trình du lịch, KD tổng hợp.

 KD đại lý lữ hành: thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu trú,

vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của

DN lữ hành, cung cấp thông tin DL và tư vấn DL nhằm hưởng hoahồng

Trang 24

Không được phép tổ chức thực hiện CTDL.

Không làm tăng giá trị sản phẩm

Chủ yếu làm DV trung gian tiêu thụ, bán SP 1 cách độc lập, riêng lẻ cho cácnhà SX CTDL để hưởng hoa hồng

Ít rủi ro hơn

Đại lý bán lẻ

KD chương trình du lịch: bán buôn, SX làm gia tăng giá trị của các SP đơn

lẻ của các nhà cung cấp để bán cho khách

+ Liên kết các SP đơn lẻ thành các SP mang tính trọn vẹn, bán với giá gộp chokhách

+ Làm gia tăng giá trị sử dụng của SP cho người tiêu dùng

+ Rủi ro lớn do phải san sẻ rủi ro trong quan hệ với nhà cung cấp khác

+ Công ty Dl lữ hành

Kinh doanh lữ hành tổng hợp: tất cả các DV du lịch, đồng thời SX trực

tiếp từng loại DV, vừa liên kết các dịch vụ thành SP mang tính trọn vẹn (haytrọn gói), bán buôn, bán lẻ, thực hiện các CTDL đã bán Công ty DL

- Căn cứ các phương thức và phạm vi hoạt động: KDLH gửi khách, KDLH nhận khách, KDLH kết hợp.

 Kinh doanh lữ hành gửi khách: gồm KD lữ hành gửi khách quốc tế, gửikhách nội địa

+ Thu hút khách du lịch trực tiếp để đưa khách đến nơi du lịch

+ Thích hợp với những nơi có cầu du lịch lớn

Trang 25

- Căn cứ quy định của Luật DL Việt Nam

 KD lữ hành đối với khách DL vào VN (in-bound)

 KD lữ hành đối với khách DL ra nước ngoài (out-bound)

 KD lữ hành đối với khách DL vào VN và khách DL ra nước ngoài (in-bound

Trang 26

nghỉ dưỡng, DL tâm linh, DL Văn hoá ( có các khu resort Asean, Tản Đà,khu DL Đồng Mô, VQG Ba Vì, Chùa Mía, Chùa Khai Nguyên, Làng Vănhoá DL các dân tộc VN) Liên kết các sản phẩm DL lại với nhau làm choChương trình DL thêm đa dạng, hấp dẫn, k bị nhàm chán

- Giúp khách tổ chức, sắp xếp chuyến đi DL theo yêu cầu

2.2 Doanh nghiệp lữ hành

2.2.1 Khái niệm

Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch ổnđịnh, được đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật nhằm mục đích lợi nhuậnthông qua việc tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho

khách DL

Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bánsản phẩm cho các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinhdoanh tổng hợp khác

đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu

tiên đến khâu cuối cùng

2.2.2 Hệ thống dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành

 Dịch vụ trung gian: vận chuyển hàng không, đường sắt, đường thủy,đường bộ bằng ô tô, và các phương tiện khác, dịch vụ lưu trú và ăn uống,bảo hiểm du lịch

 Chương trình du lịch: “Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giábán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơixuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.”

 Các sản phẩm khác: các dịch vụ bổ sung, bổ trợ nhằm tạo ra tính trọn vẹncho chương trình du lịch

Một số DV du lịch khác

Trang 27

Dịch vụ làm giàu thêm sự hiểu biết (triển lãm, quảng cáo, thông tin )

DỊch vụ làm sống động hơn cho kỳ nghỉ và thời gian nghỉ (vui chơi, giải

trí)

Dịch vụ làm “dễ dàng” việc nghỉ lại của khách (thủ tục visa, hộ chiếu, sửa

chữa đồng hồ, giày dép, mua vé, đánh thức khách dậy, trông trẻ, khuôn váchành lý )

Dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian khách nghỉ lại (ăn uống

tại phòng, giặt là, săn sóc sức khỏe, trang điểm, trang bị các thiết bị giadụng )

DỊch vụ thảo mãn những nhu cầu đặc biệt của con người (cho thuê

HDV, thư ký, phiên dịch, hội trường thảo luận, điện tín, dịch vụ in ấn,phòng tập )

Dịch vụ thương mại (mua sắm vật lưu niệm, hàng hóa quý hiếm có tính

Nghĩa hẹp

Tổ chức bán các chương trình du lịch của DN lữ hành cho người tiêu dùngcuối cùng để hưởng hoa hồng, không được phép tổ chức thực hiện chươngtrình du lịch (Điều 53 – Luật DL 2005)

2.3.2 Phân loại ( sửa lại powpoint)

Trang 28

- Căn cứ vào quan hệ của các đại lý với khách : Đại lý nhận khách, đại lý gửikhách (Thêm KN)

- Căn cứ vào mối quan hệ của đại lý với các nhà cung cấp: đại lý bán thôngthường ( bán hàng và hưởng hoa hồng, mọi chi phí cũng như chính sách kinhdoanh các đại lý tự quyết định), đại lý độc quyền (do các nhà sản xuất có uytín và có quy mô lớn áp dụng.)

- Căn cứ vào quy mô: đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ

2.3.2 Tổ chức kinh doanh của đại lý lữ hành ( theo các em để bán dc CTDL đại lý lữ hành cần thực hiện các bước nào)

• B1: Tiếp nhận yêu cầu từ KH.

• B2: Tư vấn, thuyết phục KH mua DV.

• B3: Lắng nghe quyết định của khách.

• B4:Theo dõi việc tiêu dùng DV của KH tại nơi du lịch.

• B5: Nhận thông tin phản hồi từ phía KH và các nhà cung cấp.

2.4 Tổ chức kinh doanh chương trình du lịch.

Theo Từ điển quản lý du lịch, khách sạn nhà hàng

“Chương trình du lịch là các chuyến du lịch, giá của chương trình bao gồmvận chuyển, khách sạn, ăn uống và mức giá này rẻ hơn so với mua riêng lẻtừng dịch vụ.”

Trang 29

“Chương trình du lịch trọn gói (package CTDL) là các chương trình du lịch

mà mức giá bao gồm vận chuyển, khách sạn, ăn uống và khách du lịchphải trả tiền trước khi đi du lịch”

Theo Luật du lịch Việt Nam 2005

“Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình đượcđịnh trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đên điểm kếtthúc chuyến đi.”

ND cơ bản của CTDL phải thể hiện

dc lịch trình hoạt động chi tiết củacác buổi, các ngày trong CT, mức giá

là mức giá trọn gói của hầu hết cácdịch vụ

Trang 30

Mục đích: Hoàn thiện chính sách SP của DN

 Lựa chọn thị trường mục tiêu cho DN và cho biết đặc điểm của từng loạiCTDL

 Phân loại nhằm tạo cơ sở cho chiến lược nghiên cứu phát triển SP mới

a Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh

- CTDL chủ động: là chương trình do các công ty lữ hành chủ độngnghiên cứu thị trường, xây dựng các CTDL, thích hợp với các công ty lữhành lớn có lượng khách ổn định

- CTDL bị động: thiết kế CTDL theo yêu cầu của khách Loại CTDL này ítmạo hiểm hơn nhưng công ty lữ hành thường bị động

- CTDL kết hợp: là sự kết hợp của 2 loại trên, công ty lữ hành chủ độngnghiên cứu thị trường, xây dựng CTDL nhưng không ấn định ngày thựchiện Thông qua hoạt động quảng bá các công ty gửi khách sẽ tìm đếncông ty trên cơ sở các CTDL đã có sẵn, công ty và khách thoả thuận rồi

đi đến thực hiện CTDL, phù hợp với các công ty lữ hành có lượng kháchkhông ổn định, thị trường không lớn Đa số các công ty DL ở VN sửdụng chương trình này

Câu hỏi:

Theo các bạn 3 CTDL trên, loại nào dc dùng nhiều ở VN?

b Căn cứ vào mức giá

- CTDL trọn gói (bao từ A đến Z)

- CTDL bao gồm giá các dịch vụ cơ bản

- Giá tự chọn: khách du lịch có thể tự chọn giá ở các cấp độ chất lượngkhác nhau phụ thuộc giá khách sạn, phương tiện vận chuyển, chất lượnghàng hoá

c Căn cứ vào mục đích và loại hình du lịch

Trang 31

d Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi

- CTDL cá nhân, theo đoàn

Sự phân loại trên chỉ mang tính chất tương đối, trên thực tế hầu như không

có CTDL nào dược tổ chức đơn thuần theo 1 loại hình cụ thể

2.4.4 Xây dựng CTDL

2.4.4.1 Những điểm cần chú ý khi xây dựng CTDL

- Phù hợp với đặc điểm tiêu dùng (nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng, thị yếu, sởthích)

- CT phải có tốc độ hoạt động hợp lý

- Có tính hấp dẫn

- Có tính khả thi

Trang 32

B1: Nghiên cứu nhu cầu thị trường

B2: Nghiên cứu khả năng đáp ứng: (TNDL, các nhà cung cấp du lịch, mức

độ cạnh tranh trên thị trường)

B3: Xác định khả năng và vị trí của DN

B4: Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình

B5: Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa

B6: Xây dựng tuyến hành trình cơ bản

B7: Xây dựng phương án vận chuyển, lưu trú, ăn uống

B8: Điều chỉnh và bổ sung tuyến hành trình và chi tiết hóa CTDL, phương

án dự phòng, ứng cứu

B9: Xác định giá thành, giá bán

B10: Xây dựng quy định của chương trình

B1: Nghiên cứu thị trường

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa ND CTDL và nhu cầu của khách

 Lấy thông tin từ sách, báo, đài, các chuyên gia

Trang 33

 Khảo sát trực tiếp bằng phỏng vấn, phiếu trưng cầu ý kiến, thuê các công tykhảo sát thị trường

 Lấy thông tin từ thị trường gửi khách thông qua tổ chức du lịch làm quen(Familiarization trip/CTDL), du lịch giới thiệu để tiếp xúc trực tiếp vớikhách, trao đổi thông tin với chuyên gia, xác định khả năng hợp tác triểnvọng trong tương lai

B2: Nghiên cứu khả năng đáp ứng

 Khả năng đáp ứng thể hiện ở 2 lĩnh vực:

 + Nghiên cứu nguồn tài nguyên du lịch: giá trị đích thực của tài nguyên dulịch, uy tín, sự nổi tiếng; sự phù hợp của giá trị tài nguyên với mục đích củaCTDL; điều kiện phục vụ đi lại, an ninh, trật tự, môi trường tự nhiên xã hộicủa khu vực

 + Khả năng sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách: phương án vận chuyển,chất lượng vận chuyển khách, mức giá; vị trí, thứ hạng khách sạn; mối quan

hệ của công ty lữ hành với khách sạn

B3: Xác định khả năng và vị trí của doanh nghiệp

 CTDL phải phù hợp với nguồn lực (nhân lực và vật lực) cũng như khả năngcủa doanh nghiệp

B4: Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình

 Thể hiện ở tên gọi của chương trình sao cho lôi cuốn được sự chú ý, và nhấtthiết trong nội dung phải thể hiện một số điều mới lạ

Trang 34

 VD: + Du lịch trăng mật: “Lãng mạn Sunspa Resort”, “Sapa thành phốtrong sương”, “Say đắm nơi thiên đường Phú Quốc”, “Chỉ riêng đôi ta” tại

Đà Lạt

 + “Thăm chiến trường xưa”, Hà Nội – Ninh Bình – Hạ Long – Yên Tử Sapa, “Chinh phục đỉnh Fansipan”, “Du lịch lễ hội pháo hoa Đà Nẵng2013”

-B5: Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa

Tính toán đến sự cân đối giữa khả năng về thời gian và tài chính của kháchvới nội dung và chất lượng của CTDL, phải đảm bảo sự hài hoà giữa mụcđích kinh doanh của công ty với yêu cầu du lịch của du khách

B6: Xây dựng tuyến hành trình cơ bản

 Xây dựng lịch trình, lộ trình trong một không gian và thời gian cụ thể, chúngkết nối với nhau theo một tuyến hành trình nhất định

 Để xây dựng được các tuyến hành trình cần phải xác định được hệ thống cácđiểm du lịch và hệ thống đường giao thông

B7: Xây dựng phương án vận chuyển, lưu trú, ăn uống

 + Phương án vận chuyển : Xác định khoảng cách di chuyển, xác định địahình để lựa chọn phương tiện vận chuyển thích hợp, xác định điểm dừngchân trên tuyến hành trình, chú ý độ đốc, tính tiện lợi, độ an toàn, mức giácủa phương tiện vận chuyển

 + Lưu trú và ăn uống: Căn cứ vào vị trí thứ hạng, mức giá, chất lượng, sốlượng , sự tiện lợi và mối quan hệ giữa nhà cung ứng và doanh nghiệp

B8: Điều chỉnh và bổ sung tuyến hành trình và chi tiết hóa CTDL

B9: Xác định giá thành, giá bán của CTDL

B10: Xây dựng các quy định của CTDL

Trang 35

 Nội dung, mức giá

 Quy định về giấy tờ, visa, hộ chiếu

 VD: Ngày 1 Hải Phòng – Hạ Long

10.00: Xe đón khách tại sân bay Cát Bi – Hải Phòng theo chuyến bayVN1180, Sài Gòn-Hải Phòng, đi lúc 8.00 đến lúc 10.00

10.30: Xe khởi hành đưa quý khách đến Vịnh Hạ Long Quý khách nhậnphòng tại khách sạn 4 sao Hạ Long Quý khách nghỉ ngơi, tự do tham quanthành phố Hạ Long Nghỉ đêm tại khách sạn

 Ngày 2: Bhaya Hạ Long (Ăn Sáng/ Trưa/ Tối)

08.00: Ăn sáng tại khách sạn Quý khách tự do vui chơi tại Hạ Long

12.00: Xe đưa khách đến Bhaya Café – Tuần Châu

12.30: Nhận phòng trên du thuyền Bhaya, thưởng thức cocktail chào mừngtrong lúc thuyền trưởng giới thiệu chương trình

13.00: Ăn trưa tiệc hải sản tự chọn Tàu dừng tại khu vực làng chài VungViêng

15.00: Thăm làng chài Vung Viêng hoặc tự do vui chơi trên tàu

17.00: Tàu Bhaya rời làng chài Vung Viêng tới điểm neo đêm gần hồ ĐộngTiên

19.30: Ăn tối theo thực đơn có sẵn

21.00: Tự do nghỉ ngơi hoặc tham gia chương trình câu cá đêm Nghỉ đêmtrên tàu

Trang 36

 GIÁ CHƯA GIẢM: 10,350,000VND/1 khách (áp dụng phòng đôi); Giảm40% giá chỉ còn: 6.150.000VND/1 khách (áp dụng phòng đôi)

 Giá bao gồm:

- Vé máy bay khứ hồi Sài Gòn - Hải Phòng

- Xe đưa đón sân bay Hải Phòng - Hạ Long

- Xe đưa đón khách sạn Hạ Long - Bhaya Café (Bến Tuần Châu)

- 01 đêm khách sạn 4 sao Hạ Long, phòng superior (2 khách/1 phòng) Dịch

vụ bao gồm:Trà, café, nước lọc trong phòng; Phòng tập Gym; Bể bơi

- Chương trình Tour trọn gói trên Du thuyền 5 sao Bhaya Bao gồm: 01 đêmnghỉ phòng hạng sang trên Du thuyền (2 khách/1 phòng); 04 Bữa (Bữa trưa,bữa tối, bữa sáng nhẹ và bữa trưa sớm lúc 9.30; Thăm quan làng Chài VungViêng, hang Sửng Sốt

 Giá không bao gồm:

- Chi phí phòng đơn

- Các chi phí cá nhân, đồ uống…

- Các chi phí không nêu trên

Trang 37

- Ngày đặt dịch vụ và xác nhận dịch vụ tối thiểu trước 08 ngày (tính cả thứ

7, chủ nhật)

 Điều kiện áp dụng:

- Khách có quốc tịch Việt Nam và khách nước ngoài sinh sống và làm việctại Việt Nam

 Điều kiện thay đổi

- Từ 08 ngày trước ngày khởi hành: Không phạt

- Từ 05-07 ngày trước ngày khởi hành: Phạt 70% tổng giá trị Tour

- Dưới 04 ngày trước ngày khởi hành: Phạt 100% tổng giá trị Tour

- Không được phép thay đổi hành trình hoặc gia hạn vé

- Không được phép đổi tên Việc sai tên khách hàng sẽ bị phạt 100% tiềnxuất lại vé máy bay

2.4.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành, giá bán CTDL ( đọc thêm QTKDLH Thầy Vinh)

- Các nhân tố ảnh hưởng

Trang 38

Các nhân tố bên trong Các nhân tố bên ngoài

• Mục tiêu của DN

• Các nguồn lực

• Các yếu tố chi phí

• Điều kiện để giảm chi phí

• Chiến lược marketing của DN

• Các biến động của MT vĩ mô

Các điểm lưu ý khi xác định giá thành, giá bán CTDL

- Giá của DV, HH để tính phải là giá gốc, không bao gồm VAT và tiền hoahồng

- Hệ thống thuế của nhà nước

- Các chi phí như khuếch trương, chi phí quản lý Thường được áp dụngphân bổ theo số khách, số đoàn hoặc theo doanh số

- Thường lấy mức giá phòng đôi trong khách sạn chia cho 2 làm mức chi phílưu trú cơ bản cho một khách

- Giá thường tỷ lệ nghịch với số lượng khách trong đoàn

 Phương pháp định giá

Mô hình 4P+3C: product, price, place, promotion, customers, company

itself, competitors

Mô hình 8P: Probing (nghiên cứu thị trường), partitioning (phân khúc thị

trường), Prioritizing (định vị mục tiêu ưu tiên), Positioning the competitiveoptión (định vị mục tiêu cạnh tranh), product, price, place

Trang 39

Mô hình 4P trong KD du lịch: People, packaging (bao trọn gói),

Partnersship(hợp tác giữa các đơn vị cung ứng giữa khách hàng và nhânviên), Programing (Chương trình kết hợp du lịch)

2.4.5 Tổ chức thực hiện CTDL

2.4.5.1 Quy trình thực hiện CTDL

* Giai đoạn 1: Thoả thuận với khách

Giai đoạn này được bắt đầu từ khi chương trình tổ chức bán đến khi CTDLđược thoả thuận về mọi phương diện giữa các bên tham gia

Trong trường hợp các công ty lữ hành nhận khách từ các công ty gửi kháchhoặc các đại lý thì công việc chủ yếu của giai đoạn này bao gồm: nhận thôngbáo khách, các thông tìn về kháh và các yêu cầu từ phía các công ty gửikhách hoặc đại lý Nội dung của các thông tin của khách bao gồm:

- Số lượng khách

- Quốc tịch, ngôn ngữ

- Thời gian, địa điểm nhập - xuất cảnh

- Các yêu cầu về hướng dẫn, phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú, ăn uống

và các yêu cầu đặc biệt khác

- Hình thức và thời gian thanh toán

- Danh sách đoàn

Sau khi nhận được thông báo hoặc đăng ký cần tiếp tục thoả thuận với kháchhoặc công ty gửi khách, địa lý để có được sự thống nhất về nội dung chươngtrình, chất lượng, mức giá và các điều kiện khác

Trang 40

các thông tin tại thời điểm thực hiện CTDL Nếu không sẽ dẫn đến tình trạngcông ty không thực hiện đúng hợp đồng đã ký.

 Giai đoạn 2: Chuẩn bị thực hiện

Chuẩn bị thực hiện do bộ phân điều hành thực hiện, Bao gồm các công việc:

- Xác định, điều chỉnh hoặc xây dựng chương trình chi tiết

- Chuẩn bị các dịch vụ: liên lạc với các nhà cung cấp và chuẩn bị các dịch vụ.Bao gồm các công việc đặt phòng ( hỏi sv): đặt phòng, đặt ăn, thuê xe, mua vé cácphương tiện vận chuyển, đặt thuê bao các chương trình biểu diễn, điều động vàgiao nhiệm vụ cho các hướng dẫn viên, hình thức và thời gian thanh toán với cácnhà cung cấp

- Xác nhận lại với khách, công ty gửi khách, đại lý

 Giai đoạn 3: Thực hiện CTDL

Giai đoạn này công việc chủ yếu của HDV và các nhà cung cấp có trongchương trình Tuy nhiên bộ phận điều hành có những nhiệm vụ sau:

- Tổ chức quá trình thực hiện tour, thông báo và xác nhận các dịch vụ đối vớicác nhà cung cấp Đồng thời nắm vững tình hình, khả năng tại điểm thực hiện tourcủa các nhà cung cấp, tránh những trục trặc có thể có

- Tổ chức việc đón khách, giới thiệu HDV

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra lịch trình cũng như tiến độ thực hiệnCTDL, giải quyết các tình huống bất thường như ốm đau, tai nạn, thiên tai có thểxảy ra

- Theo dói, kiểm tra đảm bảo các dịch vụ có trong hợp đồng được thực hiện

1 cách đầy đủ

 Giai đoạn 4: Những công việc sau khi kết thúc CTDL

- Tổ chức tiễn đưa khách

Ngày đăng: 08/09/2017, 11:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w