Mặt khác, “Làng Vũ Đại ngày ấy” là sự kết hợp bộ ba tác phẩm “Chí Phèo - Lão Hạc - Sống Mòn” của nhà văn Nam Cao, được tác giả kịch bản Đoàn Lê và đạo diễn Phạm Văn Khoa chuyển thể thàn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ LÝ
CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC
SANG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
(Từ ba tác phẩm văn học: Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn sang tác
phẩm điện ảnh Làng Vũ Đại ngày ấy)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lý luận văn học
Người hướng dẫn khoa học
TS: Nguyễn Thị Kiều Anh
HÀ NỘI, 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Kiều Anh, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lí luận Văn học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời
gian học tập và thực hiện khóa luận này
Hà Nội, ngày 7 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Lý
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS Nguyễn Thị Kiều Anh Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tác giả
- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình nghiên cứu nào đã công bố Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 7 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Lý
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích và ý nghĩa đề tài 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Bố cục khóa luận 5
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH 6
1.1 Văn học 6
1.1.1 Thuật ngữ văn học 6
1.1.2 Đặc trưng của ngôn ngữ văn học 7
1.2 Điện ảnh 11
1.2.1 Thuật ngữ điện ảnh 11
1.2.2 Đặc trưng ngôn ngữ điện ảnh 13
1.3 Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh 19
1.3.1 Văn học và điện ảnh - người bạn song hành 19
1.3.2 Phim chuyển thể - sản phẩm của sự giao thoa giữa văn học và điện ảnh 21
1.4 Phim chuyển thể trong lịch sử điện ảnh Việt Nam 24
1.5 Giới thiệu về tác phẩm văn học và tác phẩm điệm ảnh 26
1.5.1 Bộ ba tác phẩm “ Chí Phèo - Lão Hạc - Sống mòn” của Nhà văn Nam Cao 26
1.5.2 Phim chuyển thể “Làng Vũ Đại ngày ấy” 29
Trang 5CHƯƠNG 2: SỰ CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG ĐIỆN ẢNH ……… 32 2.1 Sự chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ cốt truyện 32 2.2 Sự chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ kết cấu 38 2.3 Sự chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ nhân vật 40 KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6Các loại hình nghệ thuật có mối quan hệ qua lại, tác động và thâm nhập lẫn nhau Một khuynh hướng văn nghệ có thể phát triển và lây lan trong nhiều ngành nghệ thuật như: chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa
ấn tượng, chủ nghĩa hiện sinh… trong đó mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh trong gia đình nghệ thuật được coi là một trong những “duyên phận” kỳ diệu và đáng chú ý nhất Văn học đã trở thành một nguồn rất quan trọng cho sự phát triển của điện ảnh Rất nhiều các tác phẩm điện ảnh kinh điển trên thế giới và cả
ở Việt Nam đã được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng Điện ảnh đã biết khai thác mảnh đất màu mỡ của văn học để làm cái nôi cho sự phát triển của mình
Đến nay điện ảnh đã ra đời hơn một thế kỷ So với các loại hình nghệ thuật khác như văn học, âm nhạc, hội hoạ, sân khấu, kiến trúc… thì đây là một ngành nghệ thuật trẻ tuổi nhất Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng điện ảnh đã đạt được vô vàn những thành tựu tuyệt vời Đó là do điện ảnh không chỉ dựa vào
sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ, mà còn thừa hưởng tinh hoa của tất cả các loại hình nghệ thuật có trước Bên cạnh đó, điện ảnh còn tác động ngược trở lại vào các ngành nghệ thuật, đặc biệt là văn học, và khai sinh ra một lĩnh vực hoạt động mới trong đời sống văn học là sáng tác truyện phim, các thủ pháp, ngôn
Trang 7phẩm văn học: Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn sang tác phẩm điện ảnh Làng Vũ Đại ngày ấy)” chúng tôi mong tìm hiểu và lí giải được phần nào mối quan hệ đa
chiều, phức tạp đó
2 Lịch sử vấn đề
Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh hiện nay được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Qua việc khảo sát, chúng tôi thấy vấn đề này được đề cập đến trong một số cuốn sách của các nhà phê bình, nghiên cứu điện ảnh của Liên Xô
như Văn học với điện ảnh của Vai-Sphen, M.Rôm, I.Khayphitxo, E.Gaborilotritru; Tiết kiệm vàng màn ảnh của X.Preilich… Các cuốn sách này
đã phân tích một số khía cạnh về đặc trưng ngôn ngữ văn học và điện ảnh, phương pháp biểu hiện của truyện phim, thành phần văn xuôi trong phim
Vấn đề này còn được bàn đến trong một số bài báo như sau:
- Từ văn học đến điện ảnh (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 6/1999, Phạm
Trang 8Vì vậy để có được một cái nhìn tương đối đầy đủ về sự chuyển thể từ tác phẩm văn học sang phim điện ảnh là một điều tương đối khó khăn đối với chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này
Mặt khác, “Làng Vũ Đại ngày ấy” là sự kết hợp bộ ba tác phẩm “Chí Phèo - Lão Hạc - Sống Mòn” của nhà văn Nam Cao, được tác giả kịch
bản Đoàn Lê và đạo diễn Phạm Văn Khoa chuyển thể thành phim điện ảnh công chiếu vào năm 1982 và qua khảo sát của chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện Hiện mới chỉ có những bài viết đăng trên các báo, tạp chí giới thiệu vài nét về sáng tác văn phong của tác phẩm cũng như suy nghĩ, cảm nhận của người xem về bộ phim Lịch sử vấn đề như vậy quả thực là một thử thách đối với chúng tôi
3 Mục đích và ý nghĩa đề tài
Từ việc phân tích đặc điểm của văn học và điện ảnh cũng như mối quan
hệ đa chiều giữa văn học và điện ảnh, chúng tôi muốn xem xét và tìm hiểu
sự biến thể của văn học khi đi vào môi trường điện ảnh thông qua việc
chuyển thể bộ ba tác phẩm “Chí Phèo- Lão Hạc-Sống mòn” của nhà văn Nam Cao sang tác phẩm điện ảnh “Làng Vũ Đại ngày ấy” của tác giả
kịch bản Đoàn Lê và đạo diễn Phạm Văn Khoa Qua đó chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của tác phẩm văn học với phim điện ảnh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 94
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Sự chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (Từ tác phẩm
văn học: Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn sang tác phẩm điện ảnh Làng Vũ Đại ngày ấy)
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Truyện ngắn “Chí Phèo”
Truyện ngắn “Lão Hạc”
Tiểu thuyết “Sống mòn”
Tác phẩm điện ảnh “Làng Vũ Đại ngày ấy”
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm, mối liên hệ giữa văn học và điện ảnh
Tìm hiểu bộ ba tác phẩm “Chí Phèo - Lão Hạc - Sống mòn” của nhà văn
Nam Cao
Tìm hiểu về phim chuyển thể “Làng Vũ Đại ngày ấy” của đạo diễn Phạm
Văn Khoa
So sánh hai thể loại để thấy sự tương đồng và khác biệt của tác phẩm văn
học và phim chuyển thể “Làng Vũ Đại ngày ấy”
6 Phương pháp nghiên cứu
Nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm văn học và phim điện ảnh chúng tôi đã lựa chọn và kết hợp các phương pháp, thao tác nghiên cứu khoa học sau:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp phân loại và thống kê
- Phương pháp khảo sát - so sánh
- Phương pháp mô tả
Trang 105
7 Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của khóa luận được triển khai thành 2 chương:
Chương 1: Khái lược về văn học và điện ảnh
Chương 2: Sự chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh
Trang 116
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH
“Tìm hiểu đặc thù của nghệ thuật không có nghĩa là tìm ra đường biên ranh giới giữa nghệ thuật và các hình thái ý thức xã hội khác mà chủ yếu chỉ ra những thuộc tính cơ bản, loại biệt của nghệ thuật” [14; 13] Văn học và điện ảnh là hai loại hình nghệ thuật độc lập, tồn tại song song và tương trợ lẫn nhau
1.1 Văn học
1.1.1 Thuật ngữ văn học
Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, nó là một “sản phẩm thẩm mỹ độc đáo nảy sinh trong quá trình sáng tạo theo quy luật cái đẹp” [15; 13] Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aritxtot đã chú ý đến đặc trưng nổi bật của nghệ thuật là sự
“mô phỏng tự nhiên”, bao hàm việc tái hiện cuộc sống bằng hình tượng Nhưng mỗi loại hình nghệ thuật có cách “mô phỏng tự nhiên khác nhau”, nó được quy định bởi chất liệu của loại hình
Nếu chất liệu của hội hoạ là màu sắc và đường nét, của âm nhạc là tiết tấu và
âm thành, của vũ đạo là hình thể và động tác… đều tồn tại dưới trạng thái vật chất thì chất liệu của văn học là ngôn từ “Văn học là nghệ thuật ngôn từ” [1; 377], hay văn học là “loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ” [8; 275] Như vậy văn học lấy ngôn từ làm chất liệu để phản ánh đời sống xã hội và thể hiện sự nhận thức và sáng tạo của con người Chất liệu của văn học hoàn toàn do con người tạo ra Đó là ngôn ngữ, hay nói cách khác là ngôn từ Những
từ ấy tồn tại một cách khách quan trong đời sống hàng ngày Letssing đã phân biệt chính xác khi cho rằng hội hoạ sử dụng “các vật thể và màu sắc tồn tại trong không gian làm phương tiện và ký hiệu, còn thơ ca thì sử dụng âm thanh phát ra
từ tiếng lần lượt trong không gian” Bởi vậy, nếu chúng ta không biết thứ ngôn
Trang 12nó trên các phương diện thẩm mỹ Trong các tác phẩm văn học, nhà văn không chỉ đưa ra những nhận thức khách quan mà còn bộc lộ tư tưởng, tình cảm, ước
mơ, khát vọng của mình đối với con người và cuộc sống Do đó “nội dung của văn học là sự thống nhất biện chứng giữa phương diện chủ quan và phương diện khách quan” [9; 276] Đối tượng và nội dung đặc thù đòi hỏi văn học phải có phương thức chiếm lĩnh và biểu đạt riêng, đó là hình tượng nghệ thuật
Tóm lại, văn học là nghệ thuật ngôn từ, thứ nghệ thuật có những hình tượng không trực tiếp trông thấy, nghe thấy được mà chỉ hiện lên trong trí tưởng tượng của chúng ta Với tất cả những khả năng kỳ diệu của mình, ngôn từ đã đem lại cho văn học những đặc trưng độc đáo, giúp khu biệt văn học với các loại hình nghệ thuật và các hình thái ý thức xã hội khác
1.1.2 Đặc trưng của ngôn ngữ văn học
1.1.2.1 Tính “phi vật thể” của hình tượng ngôn từ
Do lấy ngôn từ làm chất liệu nên văn học gắn với kiểu hình tượng “phi vật thể”, có khả năng tác động vào trí tuệ, vào liên tưởng của con người Để xây dựng được hình tượng nghệ thuật đặc biệt như vậy vì các từ, hay nói đúng hơn là
sự kết hợp của các từ có khả năng chỉ ra hoặc làm cho người đọc nhớ đến bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào trong giới tự nhiên, xã hội và ý thức con người
Văn học khác với các loại hình nghệ thuật khác ở chỗ các hình tượng của nó không được cảm thụ trực tiếp bằng các giác quan: Thị giác, thính giác… Chúng
ta có thể trực tiếp nhìn thấy bức tranh Người đàn bà xa lạ, nghe điệu nhạc Sông Danube xanh, tận mắt thấy điệu múa Champa… nhưng với các tác phẩm văn
học thì không thể, bởi ngôn ngữ - chất liệu đặc thù của nó - không phải là vật
Trang 138
chất hay vật thể, đó chỉ là những ký hiệu của nó mà thôi Khi đọc hoặc nghe một tác phẩm văn học, chúng ta không nhìn thấy trực quan cái mà nhà văn mô tả, nhưng nhờ vào sức mạnh của trí tưởng tượng mà dường như chúng ta tái tạo lại được các hình tượng, biểu tượng mà văn bản chỉ ra
Bằng chất liệu ngôn từ, nhà văn không những tái tạo được những cái hữu hình mà còn tái tạo được cả những cái vô hình, những cái mỏng manh, mơ hồ nhất mà các loại hình nghệ thuật khác phải bất lực Nhà thơ Đoàn Phú Tứ đã từng tái hiện sinh động màu sắc và hương vị của thời gian qua tâm trạng hoài niệm:
“Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng Hương thời gian thanh thanh”
(Màu thời gian)
Dưới tác động “ma thuật” của nghệ thuật ngôn từ, đắm mình vào thế giới của các biểu tượng biến hoá khôn lường mà văn bản ghi lại, người đọc đã trở thành người đồng sáng tạo với nhà văn trong quá trình tham gia xây dựng nên các hình tượng nghệ thuật
Như vậy tính “phi vật thể” của hình tượng nghệ thuật là một đặc tính nổi bật khác biệt giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác Nhờ có đặc tính này
mà các nhà văn không chỉ miêu tả được hiện thực đa dạng, muôn màu của cuộc sống mà còn có thể đi sâu vào thế giới bên trong của hiện thực, mở ra chân trời tưởng tượng của thế giới nội tâm phong phú của con người
1.1.2.2 Khả năng miêu tả, thâm nhập vào đời sống tâm lý, tình cảm của con người
Khách thể của văn học là “vương quốc bất tận của tinh thần” Chính ngôn
từ, cái vỏ của tư duy, đã giúp văn học khám phá, đi sâu vào “vương quốc bất
Trang 149
tận” đó với những suy tư phức tạp, những rung động tế vi của lòng người: “Mới đọc được mươi dòng chị giận dữ tưởng như có thể xé vụn từng mảnh được, người ta coi thường chị đến thế ư? Nhưng khi gập lá thư lại thì một cảm giác êm đềm cứ lan nhanh ra như mạch nước ngọt rỉ thấm vào những thớ đất khô cằn vì nắng hạn, một nỗi vui sướng kỳ lạ dào dạt không thể nén lại nổi khiến người chị ngây ngất, muốn cười to một tiếng, nhưng trong mi mắt lại như đã mọng đầy nước chỉ định trào ra” Đó là tâm trạng của nhân vật Đào - một người phụ nữ nhan sắc kém mặn mà, bất hạnh trong cuộc sống - khi nhận được lá thư của ông
Trung đội trưởng già phụ trách lò gạch trong truyện ngắn Mùa lạc của nhà văn
Nguyễn Khải Có lẽ không có loại hình nghệ thuật nào có thể lột tả được hết những cảm giác vô hình ấy trong lòng người như văn học Âm nhạc trữ tình cố nhiên cũng đi sâu vào lòng người nhưng là trên những cảm xúc và rung động ít nhiều trừu tượng Chỉ cần một xúc cảm, một tâm trạng, một suy nghĩ của con người trước cuộc sống cũng đủ để nhà văn có thể tạo nên những bức tranh sinh động, cụ thể về hiện thực
Đây cũng chính là một thế mạnh của văn học với tư cách là một loại hình nghệ thuật bằng ngôn từ, và cũng là lãnh địa “thử bút” của các nhà văn, nhà thơ, giúp họ làm nên tên tuổi
1.1.2.3 Khả năng chiếm lĩnh và xử lý không gian, thời gian
Mỗi loại hình nghệ thuật chiếm lĩnh hiện thực trong các chiều không gian, thời gian của nó một cách khác nhau Chẳng hạn hội hoạ và điêu khắc miêu tả các sự vật một cách tĩnh tại, chớp lấy một khoảnh khắc nhất định của đối tượng
và biểu hiện nó trong tương quan về không gian Nhưng văn học thì trái lại, chủ yếu tái hiện các quá trình đời sống diễn ra trong thời gian, hoạt động sống của con người gắn liền với những cảm thụ, suy nghĩ, ý định, hành vi sự kiện…
“Lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học mang tính cực đại về không gian, cực lâu
và cực nhanh về thời gian” [6; 191] Văn học có khả năng to lớn trong việc miêu
tả đối tượng trong tính vận động, tái tạo dòng thời gian với những nhịp độ khác
Trang 15Ngay cả trong việc mô tả không gian nghệ thuật, văn học cũng lại có những ưu thế riêng so với điêu khắc, hội hoạ Vận dụng những từ ngữ để chỉ ra các sự vật, nhà văn có khả năng chuyển dịch từ bức tranh này sang bức tranh khác một cách nhanh chóng lạ thường, dễ dàng đưa người đọc vào những miền không gian khác nhau
Trong thơ Huy Cận thì ta lại bắt gặp không gian ba chiều :
“Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”
(Tràng Giang)
Các biểu tượng không gian trong văn học không chỉ là hình ảnh của không gian vật lý mà nó còn là sự hiện diện của không gian tâm tưởng mang ý nghĩa khái quát
Qua những không gian ấy, con người có được một hình thức biểu hiện tư tưởng - thẩm mỹ, tình cảm, cảm xúc, một phương thức chiếm lĩnh hiện thực đời sống một cách đặc thù “Các nghệ sĩ ngôn từ không những gần gũi với các biểu tượng thời gian mà còn gần gũi với các biểu tượng không gian, mặc dù trong văn học rõ ràng là cái thứ nhất chiếm ưu thế” [6; 83]
Như vậy, việc sử dụng ngôn từ làm chất liệu, văn học đã xây dựng được các hình tượng nghệ thuật “phi vật thể” đầy sống động mà người đọc có thể cảm nhận bằng mọi giác quan
Trang 16Trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt, điện ảnh đã được định nghĩa là “1 - Kỹ
thuật thu vào phim những hình cử động liên tục và chiếu lại trên màn ảnh 2 - Ngành nghệ thuật dùng kỹ thuật để thu phát kịch bản được dàn dựng, đạo diễn
công phu” [12; 634] Còn cuốn Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng thì
đưa ra cách hiểu về điện ảnh là “nghệ thuật phản ánh hiện thực bằng những hình ảnh hoạt động liên tục, thu vào phim (nhựa, video) để chiếu các cử động lên màn ảnh” [4; 905] Những nhà nghệ sĩ thì tuỳ theo cảm quan của mình mà đưa
ra những ý kiến khác nhau: “điện ảnh là âm nhạc của ánh sáng”, “là nghệ thuật của sự biến đổi”, “là hình ảnh chuyển động”, “là con đẻ của khoa học kỹ thuật”… Tuy nhiên những nhận xét đó chưa phải là toàn bộ nội hàm của thuật ngữ điện ảnh Song hiện nay quan niệm phổ biến nhất cho rằng điện ảnh có 8 thuộc tính cơ bản: điện ảnh là một nghệ thuật tổng hợp, có tính chất quần chúng, tính dân tộc và tính quốc tế, tính giải trí, tính kinh tế thương mại và mang giá trị
tư tưởng nhân sinh sâu sắc Điện ảnh là con đẻ của khoa học kỹ thuật - công nghệ và nằm trong cấu trúc văn hoá, truyền thông đại chúng” [5; 16]
Điện ảnh là một ngành nghệ thuật tổng hợp bởi nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất là điện ảnh đã tiếp nhận ở văn học đề tài, cốt truyện, tư tưởng, lời thoại và các thủ pháp nghệ thuật Trong lịch sử điện ảnh thế giới cũng như Việt
Trang 1712
Nam, việc các thể loại điện ảnh, đặc biệt là phim truyện luôn kế thừa ý tưởng,
cốt truyện… của các tác phẩm văn học là một điều hết sức phổ biến như: Chị Tư Hậu (năm 1964), Nổi gió (năm 1966), Cánh đồng hoang (năm 1979), Mẹ vắng nhà (năm 1979)
Điện ảnh còn tiếp nhận ở hội hoạ và các loại hình nghệ thuật khác như điêu khắc, kiến trúc… để tạo ra những thành tố cho một bộ phim Mỗi hình phim giống như một tác phẩm hội hoạ mà ở đó dưới sự chỉ đạo của người đạo diễn, sự bài trí của người hoạ sĩ, cách đặt máy quay của người quay phim, điệu bộ diễn xuất của diễn viên hay một cảnh thiên nhiên tĩnh lặng… đều là một tác phẩm hội hoạ có bố cục hoàn chỉnh về màu sắc, có tiền cảnh, hậu cảnh… có chủ điểm ý tưởng mà những người làm phim muốn gửi đến người xem
Điện ảnh đưa âm nhạc tham gia vào bộ phim không chỉ để phụ hoạ làm nền
mà còn làm tăng tính chất trữ tình và thi vị cho bộ phim Ca khúc Hoa sữa ngọt ngào trong bộ phim Hà Nội - Mùa chim làm tổ, ca khúc da diết buồn Chị tôi trong phim truyền hình nhiều tập Người Hà Nội
Những gì mà điện ảnh tiếp nhận ở những loại hình nghệ thuật khác, những thông điệp bằng lời, bằng âm nhạc, bằng hình ảnh… đã tạo nên tính tổng hợp của nghệ thuật điện ảnh Bởi vậy, nói về điện ảnh, các nhà nghiên cứu đã phải khẳng định rằng: “Điện ảnh là một nghệ thuật tổng hợp, mang đến cho hàng triệu người xem ngôn từ của nhà văn, tranh của hoạ sĩ, diễn xuất của diễn viên, giai điệu của nhạc sĩ… Đây là nghệ thuật liên kết hội hoạ và kiến trúc, âm nhạc
và văn học Phim có âm thanh và màu sắc, khổ rộng và lập thể - Đây quả thực là một nghệ thuật tổng hợp” [4; 17] Với tính tổng hợp về ngôn ngữ biểu hiện như vậy, điện ảnh có thể phản ánh đời sống một cách phong phú, hiện thực hơn tất cả các nghệ thuật khác, đồng thời cũng “phi hiện thực”, “siêu hiện thực” hơn tất cả Điện ảnh là nghệ thuật chân tình nhất, chủ quan nhất, cảm động nhất, thấm sâu nhất, tác động mạnh mẽ nhất vào giác quan của người xem Điện ảnh đã mở đường cho việc nhận thức bằng nghệ thuật những chân trời rộng lớn
Trang 1813
Điện ảnh là một loại hình độc lập, tính chất độc lập của nó không kém gì so với các loại hình nghệ thuật khác Nó chỉ sử dụng một cách sáng tạo kinh nghiệm phong phú của quá trình phát triển nghệ thuật trước kia chứ không phải
là sự “liên kết” các loại hình nghệ thuật khác nhau thành một con số cộng
Và với tư cách là một nghệ thuật thì có lẽ không có một nghệ thuật nào lại có tính quần chúng, phổ cập to lớn như điện ảnh
Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, mỗi tác phẩm điện ảnh của một quốc gia đều mang một dấu ấn dân tộc - quốc tế nhất định và có tính chất giải trí rõ nét Cùng với truyền hình và báo viết, báo Điện tử trên mạng… điện ảnh cũng nằm trong cấu trúc văn hoá và truyền thông đại chúng
Nói đến nghệ thuật người ta thường chỉ nghĩ đến việc sáng tạo cái đẹp Nhưng nghệ thuật điện ảnh không chỉ mang những vẻ đẹp của một loại hình nghệ thuật thời thượng bậc nhất mà nó còn có tính kinh tế thương mại cao Điện ảnh vừa là nghệ thuật đồng thời cũng vừa là một ngành công nghiệp: công nghiệp điện ảnh
1.2.2 Đặc trưng ngôn ngữ điện ảnh
Điện ảnh là một loại hình tổng hợp nên ngôn ngữ của nó cũng là ngôn ngữ tổng hợp, bao gồm ngôn ngữ của thị giác, thính giác và sự ráp nối chúng - montage
Trang 1914
Từ vai trò to lớn của hình ảnh, người ta đã đưa ra một nhận định về điện ảnh là: “một nghệ thuật của những hình ảnh chuyển động” Giăng ÉpStanh đã đúng khi ông viết rằng: “sự chuyển động đã thực sự tạo nên đặc điểm đầu tiên của hình ảnh trên màn ảnh” Trong một ý nghĩa nhất định, một cuốn phim là một loạt ảnh chụp nối tiếp nhau, dĩ nhiên là những ảnh “hoạt động” được ghi lại trên một cuộn phim liên tục… Nếu đem tách những hình ảnh đó ra khỏi bộ phim thì
ở một mức độ nào đó đều trở thành vô nghĩa Việc truyền đạt sự chuyển động,
đó chính là ý nghĩa tồn tại của điện ảnh, là đặc tính chủ yếu, biểu hiện cơ bản về bản chất của nó
Đặc trưng của điện ảnh đòi hỏi phải làm thế nào cho các hình ảnh, bối cảnh trên màn ảnh phải thật sự hiện thực và tạo ra tính chân thực cho hành động Bởi vậy, mọi hình ảnh xuất hiện trên màn ảnh đều thông qua dàn cảnh Dàn cảnh là một phần việc của làm phim giống như nghệ thuật sân khấu: xếp đặt, ánh sáng, phục trang và hành vi nhân vật Trong sự kiểm soát của dàn cảnh, người đạo diễn đưa ra tiêu điểm cho máy quay Bất kỳ loại phim nào mà chúng ta xem đều
sử dụng dàn cảnh Dàn cảnh cho phép những vật thể có khả năng diễn đạt cảm xúc và suy nghĩ, đồng thời cũng tích cực hoá chúng để tạo ra các khuôn mẫu khác nhau Toàn bộ thiết kế cảnh có thể xếp đặt làm thế nào để chúng ta hiểu được diễn biến của câu chuyện
Trang phục hay phục trang thường phối hợp với việc dựng cảnh Nó như một bộ phận cấu thành của một phong cách dàn dựng nhất định của một bộ phim Phục trang hiện trên nền những bối cảnh khác nhau, nhằm nhấn mạnh những động tác và tư thế của các nhân vật, phù hợp với những gì mà họ thể hiện Phục trang trong điện ảnh cần phải hết sức chân thực và thật sự điển hình Nó làm nổi bật lên tính cách và sự nhận thức, trạng thái xã hội của nhân vật Phục trang cũng có thể tạo ra những ấn tượng tâm lý đối với người xem và nó có thể đóng vai trò thúc đẩy, tạo dựng nhân quả trong cách kể chuyện
Trang 2015
Ánh sáng, trang phục, màu sắc… có một vị trí quan trọng như vậy nhưng diễn xuất của diễn viên còn có vai trò to lớn hơn: “Dù không sử dụng cảnh dựng sẵn, nhờ diễn xuất của các diễn viên, điện ảnh vẫn cứ là một nghệ thuật”, “điện ảnh vẫn không thể thực sự phát triển thành một nghệ thuật phong phú và vĩ đại được nếu không có sự tham gia của diễn viên” [14; 175] Sự cần thiết đó là do những người xây dựng phim không thể nào quay được một khối lượng lớn lao các cảnh phim trong cuộc sống thực để dựng thành tác phẩm Và nếu thiếu sự tham gia của các diễn viên vị tất đã có thể quay được những bộ phim nhằm mục đích phát hiện một cách toàn diện thế giới nội tâm của từng người và những số phận riêng, phức tạp của họ
Trong một bộ phim, diễn xuất của diễn viên cùng với thủ pháp biểu hiện của màn ảnh tạo nên hình tượng nhân vật Hình dáng nhân vật được phác hoạ từ những ấn tượng đầu tiên mà người diễn viên mang lại cho khán giả: trang phục, đầu tóc, khuôn mặt, dáng người Tính cách nhân vật được khai thác chủ yếu qua diễn xuất của diễn viên, bao gồm từ sự biểu cảm của ánh mắt, nét mặt, động tác
và lời nói… Đó là những yếu tố thuộc về thị giác và thính giác Một tác phẩm điện ảnh thành công thì người ta không thể không nhắc đến vai trò của diễn viên
Sự kết hợp các khung cảnh, trang phục, ánh sáng, diễn xuất trong việc dàn cảnh đã đưa lên hình ảnh các yếu tố vật chất, tạo nên cấu trúc của hình ảnh điện ảnh, còn công tác tạo hình sẽ kiểm soát chất lượng nghệ thuật của cảnh phim Tạo hình điện ảnh trước hết là dựng khuôn hình cho hình ảnh Trong nghệ thuật điện ảnh, khuôn hình đóng vai trò quan trọng vì nó giúp người ta xác định được hình ảnh Khuôn hình không chỉ cho chúng ta thấy không gian bên ngoài cảnh quay mà còn tạo cho chúng ta cảm giác như đang ở một ví trí nào đó trong cảnh quay
Khuôn hình của hình ảnh không chỉ đặt ta ở những vị trí hay những độ cao nhất định trên một mặt phẳng hay mặt nghiêng mà còn ở khoảng cách Nó cho
Trang 2116
chúng ta cảm giác đang ở xa hay ở gần nơi diễn ra tình tiết trong phim Cự ly khuôn hình khác nhau sẽ tạo nên các cỡ cảnh khác nhau là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh, tiền cảnh, hậu cảnh
Như vậy, “Khuôn hình không chỉ có chức năng miêu tả đơn thuần mà còn tăng cường, hỗ trợ cho kể chuyện, tạo ra nhiều kiểu kể chuyện phim.” [5; 25] Khuôn hình sẽ cho ta thấy đó là cảnh quay mang tính khách quan hay chủ quan của nhân vật, từ đó sẽ quyết định kiểu kể chuyện của hình ảnh là ống kính kể chuyện hay nhân vật kể chuyện
Tốc độ quay mà ta thấy trên màn hình phụ thuộc vào mối quan hệ của tỷ lệ giữa phim quay và phim chiếu Cả hai tỷ lệ đều được tính trên khuôn hình bằng giây Để nắm bắt được các hiệu quả biểu cảm, nhà làm phim có thể thay đổi vận tốc của chuyển động trong khi quay phim Thường thì sự thay đổi vận tốc sẽ giúp tạo nên các hiệu quả xúc cảm đặc biệt
Tóm lại, hình ảnh chính là thứ ngôn ngữ đầu tiên và tác động trực tiếp vào thị giác của chúng ta khi xem một tác phẩm điện ảnh Hình ảnh đó được tạo nên bởi nhiều yếu tố: ánh sáng, màu sắc, phục trang, diễn xuất, khuôn hình… và phải đảm bảo tính chân thực và sống động Xét về hình thức điện ảnh không phải là cái gì mới hơn “hình ảnh hoạt động” Hình ảnh chính là phương tiện đặc thù để xây dựng nên hình tượng nghệ thuật điện ảnh
1.2.2.2 Ngôn ngữ thính giác
Việc đưa âm thanh lên màn ảnh đã tạo một bước đột phá cho ngành điện ảnh,
mở rộng khả năng miêu tả và đem lại cảm giác hiện thực và một tầm cỡ mới cho điện ảnh Âm thanh có thể dẫn chúng ta đi qua hình ảnh, chỉ cho ta những thứ cần xem Âm thanh trong truyện phim còn hàm chứa khả năng tự sự Nhà làm phim sử dụng âm thanh để thể hiện một cách chủ quan những gì nhân vật đang suy nghĩ, đem lại thông tin về trạng thái tinh thần của nhân vật Những suy nghĩ được nói lên như vậy có thể so sánh được với hình ảnh trên đường hình Âm thanh có một chiều kích không gian vì nó bắt nguồn từ một dòng chảy Âm
Trang 22Âm thanh trong điện ảnh có ba loại: lời thoại, âm nhạc và tiếng động (hay còn gọi là hiệu quả âm thanh) Lời thoại trong điện ảnh bao gồm độc thoại, đối thoại
và lời dẫn chuyện Lời thoại là một bộ phận hữu cơ gắn liền với toàn bộ phim
Nó hướng tới những kỹ năng thuộc lĩnh vực nhận thức chứ không phải là kĩ năng thuộc lĩnh vực ngôn từ, trực diện bút ngữ như tiểu thuyết Trong loại hình nghệ thuật thứ bảy này, lời thoại cùng với hình ảnh và các yếu tố khác tạo nên hình tượng nhân vật có sức biểu cảm cao, góp phần tạo xung đột kịch tính của phim truyện Tuy vậy, tác phẩm điện ảnh không nên lạm dụng thoại vì còn có nhiều cách khác nhau để thể hiện tư tưởng truyện phim Phải phấn đấu sao cho được như L.Tônstôi đã viết: “Hãy hà tiện lời nói, hãy để cho mỗi lời nói là một mũi tên nhọn xuyên thẳng vào đích và trái tim khán giả”
Tuy nhiên, thoại không bao giờ đứng hàng đầu về tầm quan trọng Hiệu quả
âm thanh luôn luôn là trung tâm cho các trường đoạn hành động Hiệu quả âm thanh là kết quả của những rung ngân trong không khí Biên độ hay chiều rộng của những rung ngân khiến chúng ta cảm nhận được sự ồn ào hay âm lượng Tiếng động bao gồm loại có quan hệ với thiên nhiên (như tiếng gió thổi, mưa rơi, tiếng chim hót…) hay tiếng động do con người tạo ra (tiếng vó ngựa, tiếng giày dép đi trên sàn nhà…)
Trong các phương pháp biểu hiện bằng âm thanh thì âm nhạc góp phần thi vị nhất Âm nhạc phụ trợ cho hành động phim, mạnh hơn loại điển hình nhất của
Trang 2318
âm thành ngoài truyện phim Nó có khả năng làm tăng ấn tượng của người xem lên gấp nhiều lần và gợi lên ở anh ta một cảm giác nhất định
Âm thanh đã đem lại cho nghệ thuật điện ảnh một khả năng hoàn thiện tuyệt vời
Nó có chức năng tương tác bởi các kỹ thuật khác và với cả hình thức tự sự Đồng thời âm thanh còn tích cực giúp chúng ta tiếp nhận và diễn giải các hình ảnh trên màn hình, tạo tiết tấu nhanh hay chậm và thể hiện không gian, thời gian của bộ phim
1.2.2.3 Montage (dựng phim)
Tác phẩm điện ảnh gồm nhiều cảnh phim được quay Nhưng thực chất của nghệ thuật điện ảnh không phải chỉ có vậy, cái quan trọng không chỉ là những yếu tố tạo thành tác phẩm mà còn ở phương thức phối hợp các yếu tố ấy lại với nhau thành một thể thống nhất hoàn chỉnh Đó chính là montage - dựng phim Trong điện ảnh, phương pháp dựng phim là sự kết hợp các cảnh phim lại với nhau, là sự sắp xếp những khuôn hình của phim trong một trật tự nhất định và nối tiếp nhau Nếu với thơ ca, đề tài chung kết hợp những hình tượng ngôn ngữ rời rạc (những yếu tố của tác phẩm thơ ca) lại với nhau thì trong điện ảnh, việc dựng phim không phải chỉ là biện pháp liên kết các cảnh phim riêng lẻ lại với nhau, nó còn là một biện pháp mạnh mẽ nhất nhằm lý giải cuộc sống theo quan điểm cách tân trong nghệ thuật điện ảnh Nhà lý thuyết và đạo diễn vĩ đại Liên
Xô, V Puđopkin đã nói: việc dựng phim tạo khả năng “biến mối liên hệ ẩn dấu bên trong các hành động thực tế thành mối liên hệ dường như bộc lộ rõ ra ngoài,
có thể nhìn thấy được, có thể trực tiếp cảm thụ được mà không cần giải thích Khi trên màn ảnh ta thấy cảnh hàng đụn lúa mì cao vút đang bị đốt cháy chỉ vì những nguyên nhân buôn bán cạnh tranh nhau bên cạnh những đứa bé của các nông dân nông trường bần cùng mệt lả vì đói khát, thì đó là dựng phim” [14; 175]
Việc dựng phim tạo ra các mối liên hệ mật thiết về đồ hoạ, nhịp điệu, không gian và thời gian giữa cảnh quay A và cảnh quay B Một cảnh quay như là một
Trang 2419
đoạn thời gian, không gian của các cấu hình đồ hoạ liên tục trên màn ảnh Các biểu hiện mờ chìm, mờ chồng, tối dần, hiện hình… được cảm nhận như là sự gián đoạn dần dần một cảnh quay này sẽ được thay thế bằng một cảnh quay khác
Montage chính là đặc trưng cơ bản nhất của ngôn ngữ điện ảnh, nó góp phần phát triển câu chuyện và đồng thời lại có ý nghĩa biểu hiện riêng
Với vai trò vô cùng quan trọng cuả montage mà người ta đã khẳng định rằng:
“điện ảnh là nghệ thuật dựng những hình ảnh hành động, dựng những cảnh phim
để tạo nên hình tượng nghệ thuật”
Bàn về ngôn ngữ điện ảnh đòi hỏi phải hết sức công phu, ở đây chúng tôi chỉ đưa ra và phân tích khái quát ba ngôn ngữ đặc trưng cơ bản nhất của nghệ thuật điện ảnh, đó là ngôn ngữ thị giác (hình ảnh), ngôn ngữ thính giác (âm thanh) và montage (dựng phim) Mỗi loại ngôn ngữ đóng một vai trò khác nhau trong việc tạo nên một tác phẩm điện ảnh và cũng chính những đặc trưng về ngôn ngữ này
đã giúp chúng ta phân biệt được điện ảnh với các loại hình nghệ thuật khác
1.3 Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh
1.3.1 Văn học và điện ảnh - người bạn song hành
Chúng ta thường nghe nói nhiều về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh Dường như trong hai lĩnh vực này có mối liên hệ thần bí nào đó khiến chúng không thể tồn tại độc lập tách rời nhau Cũng giống như tác phẩm văn học, mỗi
bộ phim không thể tồn tại mãi với thời gian được nếu nó chỉ đơn thuần là việc diễn xuất trên màn ảnh của diễn viên mà nội dung lại sáo rỗng, truyền tải một tư tưởng hạn hẹp
Quan trọng hơn nữa, văn học còn là kho tàng vô tận và là nền tảng vững chắc cho các nhà làm điện ảnh có được nguồn chất liệu tốt để chuyển thể những câu chuyện từ một tác phẩm văn học lên màn ảnh nhỏ Không chỉ bắt rễ vào nền văn
Trang 25Như vậy văn học, đúng hơn là tác phẩm văn học đang ùa vào điện ảnh với một nhịp độ lớn, khó nắm bắt Văn học đã trở thành cái nền vững chắc, là chất liệu phong phú của các tác phẩm điện ảnh Tác phẩm điện ảnh chỉ có thể “bay lên”
từ một cái nền vững chắc như vậy
Mỗi hình ảnh điện ảnh đều có thể mang ý nghĩa rộng hơn là nó biểu hiện Và điện ảnh, chính vì nó có thể phản ánh được tất cả, cho nên nhiều khi nó buộc phải hạn chế bằng sự ẩn dụ được tiếp thu từ văn học, về mặt này nó cũng giống như kiểu im lặng trong văn học
Trong điện ảnh, các yếu tố như lời thoại, khung cảnh, hoạt động, thời gian, không gian… cũng mang những đặc tính của văn học, bởi nó được khai thác từ văn học Các đoạn đối thoại, độc thoại, lời dẫn truyện… trong một bộ phim chính là những thành phần văn xuôi của điện ảnh Nó có tác dụng thúc đẩy câu chuyện, phát triển kịch tính và có chức năng tự sự Khi điện ảnh mới ra đời, các
bộ phim lúc đó thường thể hiện các hành động bên ngoài như một chiếc tàu đi đến, một người con gái đi ra phố hay những người đang tưới vườn… Nhưng khi nghệ thuật điện ảnh phát triển nhanh chóng thì người ta nhận thấy rằng điện ảnh chẳng những có hoạt động bên ngoài mà nó còn có cả ý nghĩa bên trong nữa, đó
là khả năng của văn học mà điện ảnh đã tiếp thu và đã đem lại những thành công không nhỏ cho các tác phẩm điện ảnh
Trong tác phẩm điện ảnh, dòng chảy thời gian (sự hồi tưởng về quá khứ - diễn biến ở hiện tại, mơ tưởng đến tương lai) hay hình ảnh không gian sống động… đều là những cách thể hiện được học hỏi từ văn học
Trang 2621
Một tác phẩm văn học có thể được đưa lên màn ảnh nhiều lần với nhiều diện
mạo khác nhau Ví dụ như Chiến tranh và Hoà bình của L.Tônxtôi được các nhà
điện ảnh Liên Xô được dựng thành phim rất thành công, nhưng Hollywood cũng chẳng ngần ngại dựng lại tác phẩm này thành một kiểu khác Như vậy, văn học thực sự là một nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú, vô tận cho điện ảnh Và điện ảnh hoàn toàn có thể yên tâm tiếp tục phát triển trên cái nền vững chắc này
1.3.2 Phim chuyển thể - sản phẩm của sự giao thoa giữa văn học và điện ảnh
Văn học và điện ảnh có mối giao duyên, bổ sung và hoàn thiện cho nhau cùng đưa đại gia đình nghệ thuật lên đến đỉnh cao Và phim chuyển thể chính là sản phẩm của sự giao thoa ấy Dựa trên cái nền vững chắc của văn học mà từ đó những bộ phim có sức sống vượt thời gian ra đời, nó mang những câu chuyện đời trong tác phẩm văn học tới gần bạn đọc hơn qua ngôn ngữ điện ảnh, hình tượng nhân vật và âm thanh sống động, như một sự tôn vinh đối với văn học Phim chuyển thể vì thế hội tụ đầy đủ dặc trưng của ngôn ngữ văn học (trong việc sử dụng cốt truyện, xây dựng nhân vật, trong việc miêu tả, sử dụng lời thoại, các biện pháp nghệ thuật…) và đặc trưng của ngôn ngữ điện ảnh (trong việc tạo hình, mọi sự vật, hiện tượng phải thấy được, nghe được, sử dụng ngôn ngữ dựng phim) Bởi vậy, phim chuyển thể có thể coi là một “đứa con” của văn học và điện ảnh
1.3.2.1 Các hình thức chuyển thể từ tác phẩm văn học sang phim điện ảnh
Các tác phẩm văn học được chuyển thể sang kịch bản điện ảnh dưới khá nhiều hình thức và mức độ Về cơ bản có hai hình thức chuyển thể, đó là chuyển thể theo sát nguyên bản và chuyển thể không theo sát theo nguyên bản
Trong hình thức chuyển thể theo sát nguyên bản văn học, nhà biên kịch điện ảnh cố gắng bám sát tác phẩm văn học, từ tên tác phẩm, cốt truyện, đường dây dẫn dắt, hệ thống nhân vật, ý tưởng chủ đề đến hình thức, ngôn ngữ, phong cách của tác giả văn học Tất nhiên, sự theo sát này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối mà thôi Bản chất của quá trình chuyển thể này là dựa hoàn toàn vào nguồn nguyên
Trang 2722
liệu của văn học, không đặt ra thêm một cái gì, một vấn đề gì ngoài những cái đã
có Thực chất đây là hình thức chọn lựa từ tác phẩm văn học những cái tốt, phù hợp cho sự vận động cũng như hiệu quả hành động, kịch tính… Không hiếm các
bộ phim đã “đọc” một cách trung thành những tác phẩm văn học một cách trung thành những tác phẩm văn học nổi tiếng và có chỗ đứng vững chắc trong đời sống phim ảnh quốc tế
Với hình thức chuyển thể không theo sát nguyên bản văn học, tức là chuyển thể tự do thì tác phẩm văn học chỉ góp một phần hoặc chỉ là cái cớ để hoàn toàn kịch bản điện ảnh Ở Việt Nam, hình thức “dựa theo” tác phẩm văn học có vẻ phổ biến hơn vì đó là hình thức mà các tác giả phim thấy tương đối “thoải mái” khi sử dụng cốt truyện, cấu trúc, các nhân vật, lời thoại và những chất liệu khác
từ văn học
Cả hai hình thức cơ bản vừa nêu trên đều gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định trong quá trình chuyển thể Không ít bộ phim hay được tạo nên từ tác phẩm văn học và cũng khá nhiều tác phẩm văn học nhờ được chuyển thể thành phim ảnh mà có thêm rất nhiều công chúng biết đến Rõ ràng văn học và điện ảnh đã phối hợp, kế thừa nhau, dựa vào nhau để tồn tại và cao hơn, để sáng tạo
1.3.2.2 Những điểm cần chú ý khi chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh
Do sự khác biệt về ngôn ngữ và phương thức mà không phải tác phẩm văn học nào khi chuyển tác kịch bản điện ảnh cũng thành công Tác phẩm văn học hấp dẫn độc giả ở ngôn ngữ biểu cảm, ở hình hài các con chữ và cách sắp xếp của chúng, còn tác phẩm điện ảnh lại hấp dẫn người xem ở các xung đột, hình ảnh trực giác giản dị, ngôn ngữ dung dị và giàu hình ảnh Việc chuyển sự sâu sắc của ngôn từ (dù ngôn từ đó không thiếu hình ảnh) sang sự liên kết đa chiều của hình ảnh là điều không phải dễ dàng Điều đó lý giải vì sao có những nhà văn có tiếng không có khả năng viết kịch bản điện ảnh trên nền tác phẩm văn học của mình Sáng tác truyện phim hay kịch bản điện ảnh là một kiểu sáng tác
Trang 28- đó là điện ảnh Nghệ thuật này sẽ đền bù những mất mát và theo lối riêng của mình mà truyền đạt tư tưởng cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn và sức mạnh các hình tượng nghệ thuật của nó
Muốn tiếp cận sáng tạo vấn đề chuyển thể đòi hỏi phải xem xét thật rõ ràng ranh giới giữa các nghệ thuật, đặc biệt là ranh giới giữa văn học và điện ảnh trong việc tái hiện các hình tượng văn học bằng các phương tiện điện ảnh, trong
đó mặt tạo hình hội hoạ đóng vai trò hàng đầu Sức mạnh tạo hình của ngôn từ
dù lớn đến đâu đi nữa thì vẫn chỉ là dạng tiềm năng, tạo phương hướng cho trí tưởng tượng của chúng ta mà thôi Còn khi chuyển thể sang kịch bản điện ảnh thì bất kì là một cái bắt tay hay một động tác đều phải được diễn tả thật rõ ràng
để có thể trông thấy được
Ví dụ trong trường hợp Thời xa vắng, trong tiểu thuyết, ta có thể chấp nhận để
tác giả Lê Lựu cho nhân vật Giang Minh Sài trút bầu tâm sự tới vài trang viết… Nhưng phim ảnh - sự bộc lộ trực tiếp cuộc sống tươi nguyên thì sự rộng mở quanh co là không thích hợp Nó sẽ làm loãng và chệch khỏi trung tâm chính yếu của câu chuyện
Nếu như trong truyện ngắn tác giả có thể thuyết minh cho nhân vật thì khi vào môi trường điện ảnh, kịch bản điện ảnh, nhà biên kịch phải để cho nhân vật tự bộc lộ mình bằng các hành động, cử chỉ, lời nói… trông thấy được, nghe thấy được Tức là lột thế giới nội tâm thành hình ảnh, thành hành động, chuyển thế giới vô hình sang thế giới hữu hình Kịch bản điện ảnh phải làm sao cho mỗi
Trang 2924
một câu là một hình ảnh, là từng bước phát triển không ngừng của sự việc kịch
Và nhất thiết phải có kịch tính, có xung đột, có thắt nút, cởi nút
Một kịch bản chuyển thể tốt được coi là một kịch bản “biết tận dụng hết được ưu điểm của tác phẩm văn học, và tước bỏ được nhược điểm của nó khi chuyển sang một loại hình mới: điện ảnh” [10; 76] Khi chuyển thể cần phải luôn luôn chú ý đến sự biểu hiện của ngôn ngữ thị giác, ngôn ngữ thính giác và việc sử lý montage trong kịch bản
1.4 Phim chuyển thể trong lịch sử điện ảnh Việt Nam
Trong lịch sử điện ảnh ở Việt Nam, việc các thể loại điện ảnh được chuyển thể hoặc sáng tác trên cơ sở dựng lại tác phẩm văn học là điều hết sức phổ biến Tác phẩm văn học khi xuất hiện lên màn ảnh được coi như cuộc “sinh nở” lần thứ hai Và ở đây người xem mới thấy được hình hài của nó thông qua ngôn ngữ điện ảnh và hình tượng nhân vật Từ tiểu thuyết, truyện ngắn đến phim là một khoảng cách, trải qua bao nhiêu sự trăn trở, đồng sáng tạo vì nhiều bản thân tác phẩm văn học chưa hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành một bộ phim hay Hơn
40 năm qua, phim truyện điện ảnh Việt Nam lúc hoàng kim cũng như khủng hoảng, hầu như năm nào cũng có hơn nửa số phim được sản xuất có nguồn gốc
từ tác phẩm văn học
Có thể kể đến một số bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm truyện ngắn hoặc tiểu thuyết nổi tiếng từ ác phẩm văn học Việt Nam như:
1) Vợ chồng A Phủ
Kịch bản, đạo diễn : NSND Mai Lộc, Hoàng Thái
Vợ chồng A Phủ là tác phẩm hay nhất trong tập Truyện Tây Bắc cảu nhà văn Tô
Hoài và được chính nhà văn chuyển thể thành kịch bản điện ảnh Hai nhân vật chính trong phim là A Phủ và Mị - những người nông dân nghèo bị thống lí Pá Tra áp bức đến cùng cực Cùng trong cảnh đọa đày, A Phủ và Mị đã tìm đến với nhau trong sự cảm thông và đấu tranh để giải phóng chính mình Đâ là một trong
Trang 3025
những bộ phim chuyển thể xuất sắc nhất của điện ảnh cách mạng Việt Nam thời bấy giờ
2) Chị Dậu
Đạo diễn : Phạm Văn Khoa
Bộ phim Chị Dậu được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô
Tất Tố Đây là sự tái hiện bằng ngôn ngữ điện ảnh cuốc sống khốn cùng của người nông dân Việt Nam thời Pháp thuộc Để cứu chồng khỏi bị hành ha do không đủ tiền nộp thuế thân, chị Dậu đã phải bán đứa con gái đầu lòng và đàn chó cho nhà Nghị Quế Khốn khổ hơn, chị buộc phải làm vú em, vắt sữa của mình cho một ông già tẩm bổ để có tiền đóng thêm suất sưu cho người em chồng đã mất Rồi mộ đêm, cụ cố già mò vào phòng chị tính giở trò, chị xô ngã lão và bỏ chạy ra ngoài màn đêm tối đen như mực, giống như cuộc sống của những người dân nghèo lầm than, không lối thoát
3) Thời xa vắng
Đạo diễn : Hồ Quang Minh
Cuốn tiểu thuyết Thời xa vắng của nhà văn Lê Lựu là một tác phẩm được đánh
giá cao trong dư luận kể từ khi nó ra đời vào những năm 80 và nhận được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986
Đạo diễn Hồ Quang Minh đã phải mất đến 16 năm, kể từ khi ông ngỏ ý mua lại bản quyền cuốn tiểu thuyết này để chuyển thể thành phim điện ảnh, mới đưa được tác phẩm đến với công chúng Bộ phim kể về số phận của anh thanh niên Giang Minh Sài từ thời niên thiếu cho đến khi trưởng thành Năm 12 tuổi, anh phải cưới vợ theo lựa chọn của bố mẹ, “yêu” vợ để giữ gìn thể diện cho gia đình… Bên trong cái vẻ khô khan của người lính là những khát khao được sống, được yêu một cách thật sự vẫy vùng Bộ phim là câu chuyện về những con người muốn vươn lên thoát khỏi số phận cổ hủ của làng quê Việt Nam, nhưng lại luôn hoài niệm về một thời xa vắng đã qua
Trang 3126
Trên đây chỉ là một vài bộ phim trong rất nhiều bộ phim được chuyển thể thành công và gây tiếng vang lớn của điện ảnh Việt Nam Điều đó có thể thấy rằng điện ảnh Việt Nam ngay từ những trang sử đầu tiên đã mang dấu ấn của những bộ phim chuyển thể và xu hướng chuyển thể tác phẩm văn học sang phim điện ảnh luôn có một sức lan tỏa lớn trong lòng công chúng
1.5 Giới thiệu về tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh
1.5.1 Bộ ba tác phẩm “ Chí Phèo - Lão Hạc - Sống mòn” của Nhà văn Nam Cao
Nam Cao là một tài năng lớn, một nhà văn xuất sắc đã góp phần cách tân và hiện đại nền văn xuôi hiện thực Ông đóng một vai trò quan trọng trong nền văn học Việt Nam Cả cuộc đời Nam Cao là một quá trình phấn đấu không khoan nhượng cho một nhân cách trong cuộc đời và nhân cách trong sáng tạo nghệ thuật Ông đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học,
Nghệ thuật (đợt 1, 1996) cho các tác phẩm: Nhật ký ở rừng, Đôi mắt (truyện ngắn), Sống mòn (tiểu thuyết), Truyện ngắn chọn lọc (xuất bản năm 1964), Chí Phèo (truyện ngắn), Nửa đêm (truyện ngắn)
Giá trị trong sáng tác của Nam Cao được khẳng định trước hết qua những truyện ngắn viết về làng quê Việt Nam những năm trước cách mạng qua một nghệ thuật viết không hề lặp lại dấu ấn của tất cả những bậc tiền bối đi trước Ngay từ những truyện đầu tay Nam Cao đã rất có ý thức đem lại một nhận thức mới về người nông dân Việt trong bối cảnh làng quê đang trong một quá trình
băng hoại theo hai hướng bần cùng hóa và tha hóa, nhưng tự trong căn rễ vẫn
bảo lưu một dòng chảy làm nên gương mặt văn hóa, phong tục, đạo lý dân tộc trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực
Trong truyện ngắn Lão Hạc như là một bức tranh thu nhỏ về đời sống nông
dân ở nông thôn Việt Nam những đêm trước Cách mạng tháng Tám Vấn đề có
ý nghĩa xã hội lớn nhưng có lẽ cái riêng của truyện Lão Hạc ở chỗ đây là câu
truyện cảm động đến đau đớn đầy nước mắt về một người cha giàu lòng thương
Trang 3227
con Với cách kể theo dòng tâm trạng nhân vật bất chấp trình tự thời gian, Nam Cao làm độc giả mủi lòng với một người cha không đủ tiền lo vợ cho con trai, con trai lão phẫn chí bán mình mộ phu biền biệt Người cha khóc thương con và thương chính mình Để rồi, lão lâm vào cảnh ngộ một ông già chuyện trò với một con chó, ông gọi nó là Vàng lão tâm sự với nó coi nó như người thân trong nhà Lão đã đau đớn khi lừa Vàng đem bán Lão tự buộc tội mình khiến con phải phiêu bạt nên ông bắt bản thân phải chắt chiu từng đồng bòn vườn, bần thần tính rành rọt từng buổi đau của mình vì sợ tiêu vào số tiền lão dành dụm cho con và lão thấy tủi nhục khi lừa chính người thân, người bạn luôn đồng hành cùng mình… từ đó lão đã chọn chết một cách đau đớn
Trên hành trình thâm nhập sâu vào những thảm trạng của bần cùng hóa, có một
nhánh rẽ là sự tha hóa, với nạn nhân tiêu biểu là nhân vật Chí Phèo Đó là cái
tên rồi sẽ đưa Nam Cao lên tầm cao một phát hiện mang tầm vóc thế kỷ
Chí Phèo là tác phẩm của Nam Cao viết về người nông dân bị lưu manh hóa
Lúc bấy giờ có rất nhà văn viết về các loại lưa manh nhưng giá trị độc đáo của
tác phẩm Chí Phèo là ở chỗ Nam Cao đã theo dõi và miêu tả một cách sâu sắc
quá trình lưu manh của một số ít nông dân cực khổ trong xã hội thực dân phong kiến Chí Phèo khi sinh ra đã phải chịu số phận với con số không - không nhà không cửa, không cha không mẹ, không người thân thích, không tấc đất cắm rùi Chí từ một anh thanh niên hiền lành có một ước mơ trong sáng giản dị, nhưng chỉ vì sự ghen tuông vô cớ của Bá Kiến mà bị vào từ và sau khi ra tù Chí trở thành con quỷ dữ, một thằng chuyên đi rạch mặt ăn vạ, phá tan biết bao nhiêu hạnh phúc gia đình… của làng Vũ Đại, hắn bị mọi người xa lánh, không ai coi hắn là người nữa Duy nhất chỉ có Thị Nở - một người vừa xấu, vừa dở hơi coi hắn là người và cũng là người khơi lại phần người của Chí, giúp anh thức tỉnh tìm ra được nguyên nhân khiến mình rơi vào con đường tha hóa này Hắn đã đi tìm công lí đó là giết Bá Kiến nhưng hắn không thể trở lại làm người nữa và hắn
đã chọn cái chết - cái chết trên ngưỡng cửa tìm về sự sống