1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh tiểu học

82 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Việc dạy học phát âm của giáo viên còn qua loa, chưa chú trọng nhiều đến lỗi phát âm của học sinh; mặt khác, do học sinh chưa phân biệt được cách phát âm hay là do sự ảnh hưởng của ngôn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

NGUYỄN VĂN DẬU

BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO

HỌC SINH TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp đại học

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – TS Lê Thị Lan Anh – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu

và hoàn thành khóa luận với đề tài: “Biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo – TS Lê Thị Lan Anh và các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Kết quả nghiên cứu là trung thực và không trùng với kết quả của các tác giả khác

Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Văn Dậu

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

GV: Giáo viên

HS: Học sinh

SGK: Sách giáo khoa SGV: Sách giáo viên NXBGD: Nhà xuất bản Giáo dục CNTT: Công nghệ Thông tin Đ: Đúng

S: Sai

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Thống kê số lượng phụ huynh trong các nghề ở hai trường tiểu học

Lê Ngọc Hân và tiểu học Uy Nỗ 23

Bảng 1.2 Thực trạng ngữ âm của phụ huynh 24

Bảng 1.3 Kết quả tổng hợp bảng 1.2 25

Bảng 1.4 Khảo sát tình hình phát âm của học sinh trường Tiểu học 29

Lê Ngọc Hân 29

Bảng 1.5 Khảo sát tình hình phát âm của học sinh trường Tiểu học Uy Nỗ 30 Bảng 1.6 Tổng kết bảng 1.4 và 1.5 31

Bảng 2.1 Điều tra chất lượng học sinh Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân 69

Bảng 2.2 Điều tra chất lượng học sinh Trường Tiểu học Uy Nỗ 70

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4

5 Phạm vi nghiên cứu 4

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc khóa luận 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬA LỖI PHÁT ÂM VÀ THỰC TRẠNG LỖI PHÁT ÂM CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 6

1.1 Cơ sở tâm sinh lí của học sinh Tiểu học 6

1.1.1 Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học 6

1.1.2 Cơ sở sinh lí 7

1.2 Cơ sở ngôn ngữ học 10

1.2.1 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ 10

1.2.2 Đặc điểm âm tiết Tiếng Việt 11

1.3 Một số lỗi phát âm của học sinh 15

1.3.1 Lỗi âm đầu 15

1.3.2 Lỗi âm đệm 15

1.3.3 Lỗi âm chính 16

1.3.4 Lỗi âm cuối 17

1.3.5 Lỗi thanh điệu 17

Trang 7

1.4 Thực trạng lỗi phát âm của học sinh Tiểu học 18

1.4.1 Vài nét khái quát về trường Tiểu học 18

1.4.2 Điều tra thực trạng 20

1.4.2.1 Mục đích điều tra 20

1.4.2.2 Nội dung điều tra 20

1.4.2.3 Phương pháp điều tra 20

1.4.2.4 Cách thức điều tra 21

1.4.3 Phân tích kết quả điều tra 21

1.4.3.1 Tình hình lỗi phát âm của học sinh 21

1.4.3.2 Đặc điểm phát âm của phụ huynh và giáo viên 22

1.4.3.3 Đặc điểm phát âm của giáo viên 27

1.4.3.4 Lỗi phát âm của học sinh 27

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 34

2.1 Nguyên nhân mắc lỗi phát âm của học sinh tiểu học 34

2.1.1 Nguyên nhân chủ quan 34

2.1.2 Nguyên nhân khách quan 35

2.2 Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh Tiểu học 35

2.2.1 Biện pháp luyện tập theo mẫu 35

2.2.2 Biện pháp phân tích cách phát âm 38

2.2.3 Biện pháp luyện tập tổng tập 40

2.2.4 Biện pháp tổ chức trò chơi học tập để sửa lỗi phát âm cho học sinh 42

2.2.5 Thường xuyên luyện đọc các từ khó trong giờ Tập đọc 46

Trang 8

2.2.6 Biện pháp sử dụng công nghệ thông tin để khắc phục lỗi phát âm 46

2.2.7 Khuyến khích học sinh phát hiện và điều chỉnh lẫn nhau 49

2.2.8 Rèn luyện tính kiên trì cho học sinh 49

2.2.9 Quan tâm rèn luyện cho học sinh ở mọi nơi, mọi lúc……….50

2.2.10 Kết hợp với phụ huynh rèn luyện phát âm cho học sinh 50

2.3 Thể nghiệm sƣ phạm 53

2.3.1 Mục đích thể nghiệm 53

2.3.2 Đối tƣợng, thời gian, địa bàn thể nghiệm 54

2.3.3 Nội dung thể nghiệm 54

2.3.4 Thiết kế giáo án thể nghiệm sƣ phạm 55

2.3.5 Kết quả thể nghiệm 69

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

Trang 9

Phát âm là một phần quan trọng của môn Tiếng Việt, rèn kĩ năng phát

âm cho học sinh Tiểu học được thực hiện thông qua phân môn Tập đọc Ngoài nhiệm vụ chung phát âm, nó còn giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen phát âm chuẩn Phát âm chuẩn giúp học sinh diễn đạt tốt nhất lời nói của mình, giúp các em truyền tải thông tin một cách chính xác, khoa học đến người nghe và giúp các em có thể dễ dàng trao đổi những tri thức khoa học của các môn học để đạt được những hiệu quả cao trong học tập, đồng thời giúp học sinh có thể thể hiện được tư tưởng, tình cảm của mình, qua đó góp phần hoàn thiện nhân cách của các em

Trên thực tế, việc dạy phát âm ở các trường tiểu học trong thời gian gần đây cho thấy ở đa số các trường phổ thông, tình trạng học sinh phát âm sai còn phổ biến Việc dạy học phát âm của giáo viên còn qua loa, chưa chú trọng nhiều đến lỗi phát âm của học sinh; mặt khác, do học sinh chưa phân biệt được cách phát âm hay là do sự ảnh hưởng của ngôn ngữ nơi các em sinh sống, nên chất lượng dạy và học đối với các môn học chưa cao Hiện nay việc sửa lỗi phát âm cho học sinh đã được giáo viên quan tâm nhưng chưa biết khắc phục cụ thể cho học sinh

Trang 10

2

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu

đề tài: “ Biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh Tiểu học”

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Phát âm chuẩn sẽ giúp người nghe cảm nhận được đầy đủ và chính xác giá

trị nội dung của văn bản Vì vậy việc rèn luyện, đề xuất các biện pháp khắc phục lỗi phát âm cho học sinh là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu Với những cuốn sách như:

Tác giả Đặng Thị Lanh – Bùi Minh Toán (năm 2006), Tiếng Việt đại

cương – ngữ âm, NXB ĐHSP đã giới thiệu cái nhìn tổng thể về tiếng Việt và

đi sâu vào hai đơn vị cơ bản của ngữ âm Tiếng Việt là âm tiết và âm vị Cuốn sách là căn cứ quan trọng giúp chúng tôi xác định và tìm ra được các lỗi phát

âm mà học sinh thường mắc phải Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu lí thuyết chung của ngữ âm mà chưa đi sâu vào việc xác định các lỗi phát âm sai của học sinh nên chưa đưa ra được các biện pháp khắc phục cụ thể

Tác giả Lê Phương Nga – Lê A – Lê Hữu Tỉnh – Đỗ Xuân Thảo – Đặng

Kim Nga (năm 2003), Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1, NXB ĐHSP Hà

Nội, các tác giả đề cập đến phân môn học vần về cơ sở tâm lí học, ngôn ngữ của việc dạy học vần ở lớp 1, một số nguyên tắc dạy học vần, phương pháp dạy học vần

Tác giả Cù Đình Tú, Hoàng Văn Thung, Nguyễn Nguyên Trứ với công

trình nghiên cứu “Ngữ âm học Tiếng Việt hiện đại” (NXBGD – 1978) đã đề

cập đến một số vấn đề liên quan đến ngữ âm học trong nhà trường

Giáo trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp

Tiểu học” (tài liệu đào tạo giáo viên) của Dự án phát triển giáo viên Tiểu học

(NXB Giáo dục, năm 2006) cũng đi sâu vào nghiên cứu tầm quan trọng của

Trang 11

3

dạy phát âm đúng cho học sinh, tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến việc phát âm đúng tiếng Việt cho học sinh

Trong cuốn “Phát triển lời nói cho học sinh tiểu học trên bình diện ngữ

âm” (tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học), Dự án phát triển giáo viên Tiểu học

của Nguyễn Thị Xuân Yến – Lê Thị Thanh Nhàn (NXB Giáo dục năm 2007)

đã mô tả hệ thống âm chuẩn trong tiếng Việt hiện đại xác định lỗi phát âm, xác định biến thể phát âm theo các vùng phương ngữ cho học sinh tiểu hoc.Trong cuốn này, tác giả đã đưa ra cơ sở lí luận một số phương pháp dạy học phát âm ở tiểu học

Tác giả Lê Phương Nga với cuốn “Dạy học tập đọc ở tiểu học”đã nghiên

cứu đến việc xác định chuẩn chính âm trong tiếng Việt và hướng đến một

trong ba mẫu hình lí tưởng để luyện phát âm cho học sinh

Tác giả Trần Mạnh Hưởng với cuốn “Vui học Tiếng Việt” (NXB Giáo

dục, năm 2000) đã biên soạn những trò chơi, những bài tập nhẹ nhàng theo yêu cầu về kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở cấp Tiểu học để học sinh vừa có thể tự học mà vẫn được chơi các trò chơi cùng bạn bè theo tinh thần

“Học vui – vui học” một cách hứng thú và bổ ích

Sinh viên Lê Thị Hường với Đề tài “ Một số biện pháp sữa lỗi phát âm

cho trẻ mầm non”đã tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân các lỗi phát âm của trẻ dưới 6 tuổi

Các công trình nghiên cứu trên là những định hướng quan trọng, quý báu cho việc sửa lỗi phát âm cho học sinh nhưng còn mang tính lí thuyết chung chung, chưa có công trình nào nghiên cứu tìm hiểu về biện pháp khắc phục lỗi phát âm cho học sinh tiểu học Để kế thừa và phát huy tinh thần, tư tưởng của

các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Biện

pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh tiểu học”

Trang 12

4

3 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp khắc phục sửa lỗi phát âm cho học sinh tiểu học

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh tiểu học

- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học Tiếng Việt ở tiểu học

5 Phạm vi nghiên cứu

Trong đề tài này, chúng tôi đi vào thực tế tìm hiểu một số lỗi phát âm thường gặp ở học sinh Tiểu học, nhưng do thời gian và điều kiện không cho phép chúng tôi chỉ có thể điều tra thực tế lỗi phát âm ở học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Uy Nỗ - huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội và Trường Tiểu học

Lê Ngọc Hân – phường Phố Mới – thành phố Lào Cai

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài “ Biện pháp sửa lỗi phát âm cho học

sinh Tiểu học”

- Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân lỗi phát âm của học sinh Tiểu học

- Đề xuất một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh Tiểu học và bước đầu thể nghiệm sư phạm

7 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng:

- Phương pháp chuyên gia

8 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung khóa luận gồm 2 chương:

Trang 14

6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬA LỖI PHÁT ÂM VÀ THỰC TRẠNG LỖI PHÁT ÂM CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1 Cơ sở tâm sinh lí của học sinh Tiểu học

1.1.1 Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học

Nói đến đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học thì vấn đề đầu tiên đó là quá trình nhận thức của các em Quá trình nhận thức giúp các em có những hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh, về bản thân mình, từ đó thể hiện thái độ và có những hành vi, hoạt động tham gia vào các mối quan hệ xã hội trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới các mức độ nhận thức khác nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Mức độ thấp là nhận thức cảm tính, mức độ cao là nhận thức lý tính Hai quá trình này có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung , chi phối lẫn nhau Ở lứa tuổi các em thì nhận thức cảm tính chiếm ưu thế hơn nhận thức lý tính Các em dễ tiếp thu qua tri giác và những tác động trực tiếp được trẻ quan sát Tuy nhiên, trẻ vẫn thích quan sát cái gì sặc sỡ, hấp dẫn và có khả năng ghi nhớ tốt Trẻ dễ nhớ những

gì các em có thể tác động trực tiếp trên đối tượng đó Do đó, trẻ thích tham gia các hoạt động mang tính thực tiễn

Đối với học sinh lứa tuổi tiểu học là giai đoạn các em chuyển từ hoạt động chủ đạo vui chơi sang hoạt động học tập làm chủ đạo Đặc biệt, học sinh lớp

3 ghi nhớ không chủ định cũng dần chuyển sang ghi nhớ có chủ định Với học sinh lớp 3 hầu hết các em đã đọc thông viết thạo Tuy nhiên, vẫn còn nhiều em học sinh phát âm sai làm ảnh hưởng đến việc học tập Do đó, khi dạy học cho học sinh ở các trường phổ thông giáo viên cần hình thành kỹ năng và thói quen phát âm chuẩn khi đọc Muốn vậy cần cho các em luyện đọc nhiều Ngoài ra trong quá trình luyện phát âm cho học sinh, giáo viên cần nắm được chuẩn chính âm và chuẩn chính tả để tránh luyện phát âm cho học sinh không đạt hiệu quả

Trang 15

7

Cơ chế của việc phát âm khi đọc là cơ sở của việc dạy đọc Tập đọc biểu thị mối quan hệ mật thiết giữa sự vận động của thị giác với lời nói âm thanh.Do đó, trong dạy học Tập đọc giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm sinh lý, ngôn ngữ, tư duy cụ thể của học sinh lớp 3 để xác định cho mình những phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với đối tượng học sinh

1.1.2 Cơ sở sinh lí

Âm thanh ngôn ngữ do bộ máy phát âm của con người cùng với hoạt động của nó tạo nên Bộ máy phát âm là những bộ phận của cơ thể được dùng với chức năng thứ hai là tạo ra các âm của ngôn ngữ Bộ máy phát âm gồm có

cơ quan hô hấp, thanh hầu và các khoang (khoang mũi, khoang miệng, khoang yết hầu)

- Cơ quan hô hấp (initiator)

Cơ quan hô hấp không trực tiếp tham gia vào việc cấu tạo âm thanh mà chỉ cung cấp vật liệu không khí, tức là cái khởi phát luồng hơi Muốn tạo ra một âm, trước hết phải có luồng hơi Trong phần lớn các ngôn ngữ, luồng hơi được tạo ra từ cơ quan hô hấp (Luồng hơi cũng có thể được tạo ra từ nguồn và hướng khác Chẳng hạn, tiếng Sindhi - một ngôn ngữ ở Ấn Độ và Pakistan đã dùng hơi từ họng đẩy thanh quản xuống làm cho luồng hơi bị hút vào miệng

và như thế các âm khép được tạo ra) Cơ quan hô hấp gồm có phổi, hai lá phổi

và khí quản Phổi là bộ phận gồm vô số những cái bọng hơi rất nhỏ, xung quanh có một màng lưới ti vi huyết quản Hai lá phổi họp nhau lại ở gốc khí quản Lá phổi có một bộ cơ nhẵn cho phép nó co bóp Khí quản là một cái ống do những miếng xương sụn hình bán nguyệt áp sát vào nhau mà thành Hai lá phổi là nơi chứa nguồn năng lượng không khí (hơi) cần thiết cho sự phát âm Cơ sở tạo nên âm thanh là luồng không khí từ phổi đi ra, cùng với sự điều khiển của thần kinh làm dây thanh rung động (mở ra khép vào), tiếp đó,

Trang 16

có xương sụn hình nhẫn (cricoid) gắn vào khâu trên của khí quản cả bốn phía Phía trên xương sụn hình nhẫn là xương sụn hình giáp (thyroid), gồm có hai mảng hình tứ giác không đều gắn chặt với nhau ở phía trước làm thành một góc 900 ở đàn ông và 1200 ở đàn bà Ở đàn ông, phần trên của góc này lồi ra thành quả táo Adam (cuống họng) Phía sau mỗi mảng xương sụn nói trên có hai khúc lồi lên và lồi xuống gọi là sừng (horns) Hai sừng trên (vốn dài hơn)

có những sợi gân nối liền với xương dưới lưỡi; hai sừng dưới (ngắn hơn) ăn khớp với phần dưới của mặt nhẫn xương sụn hình nhẫn Ngoài ra, toàn bộ rìa trên của xương sụn hình giáp có một cái màng nối liền với xương gốc lưỡi, còn toàn bộ rìa dưới cũng có một cái màng như thế nối liền với xương sụn hình nhẫn Nhờ đó, khí quản cùng với thanh hầu làm thành một cái ống phần trên rộng ra Sự cử động của toàn bộ thanh hầu, cũng như sự tiếp xúc giữa phần trước của xương sụn hình giáp và xương sụn hình nhẫn là do hệ thống

cơ thịt bên ngoài của thanh hầu bảo đảm Giữa thanh hầu có hai tổ chức cơ (hai màng mỏng) nằm sóng đôi có thể rung động, mở ra hay khép vào Khi luồng hơi đi ra làm cho hai tổ chức cơ này rung động, mở ra hay khép vào, căng lên hay chùng xuống tuỳ thuộc vào âm được phát ra, đó là dây thanh Luồng hơi từ phổi đi ra tạo những rung động ở dây thanh tạo nên âm thanh

Âm thanh này nhận thêm sự cộng hưởng của thanh hầu làm cho âm thanh được thể hiện to hơn Như vậy, thanh hầu là hộp cộng hưởng đầu tiên của bộ máy phát âm

Trang 17

9

Dây thanh (vocal cords), thực tế là hai nếp gấp của một cái màng cố định

ở phía trước nhưng có thể chuyển động ngang ở phía sau Khoảng cách giữa hai dây thanh do thanh môn (glottis) quy định Khi dây thanh bị đóng kín đến mức luồng hơi từ phổi ra bị chặn lại và áp suất của luồng hơi phía sau được tạo ra, hiện tượng này được gọi là tắc họng Các âm không thể nghe thấy nhưng nó có hiệu quả đối với các ngữ đoạn xung quanh Trong một số ngôn ngữ, tắc họng là phương thức tạo nên một số âm trong hệ thống âm Khi dây thanh khép lại đến mức có một khe hở hẹp giữa chúng thì áp lực của luồng hơi sẽ làm cho dây thanh rung, tức là chúng mở hé ra rồi khép lại và tiếp tục

mở ra khép lại như thế làm cho luồng hơi từ phổi ra ngoài thành từng đợt, cách nhau đều đặn, tạo nên sóng âm Những âm được tạo ra như thế gọi là âm hữu thanh Độ cao của âm phụ thuộc vào tốc độ rung của dây thanh; tốc độ rung lại do độ dài của dây thanh quy định Ở đàn ông, dây thanh dài hơn ở phụ nữ, vì thế, các âm do đàn ông tạo ra thấp hơn đàn bà Khi dây thanh mở rộng như trong hơi thở bình thường, lúc không nói năng thì luồng hơi thoát qua thanh môn tự do và tạo ra một âm yếu ớt Âm này sẽ trở nên nghe được nếu chúng ta thở qua miệng với một cường độ nhất định Trong ngữ âm học,

âm này được kí hiệu là /h/ Khi cấu âm, nếu dây thanh không rung thì kết quả

sẽ cho một âm được gọi là âm vô thanh

- Các khoang (khoảng rỗng) Khoang là các khoảng rỗng ở họng, ở miệng

và ở mũi Khoang họng (thanh hầu) giăng ra từ nắp họng đến sau khoang mũi

và dùng như cái hộp chứa hơi; hơi này có thể rung động hòa theo sự rung động của dây thanh Khoang họng có thể thay đổi kích thước nhờ nâng thanh quản lên, hoặc nâng ngạc mền lên Cũng như khoang họng, khoang miệng và khoang mũi cũng là những hộp (khoang) cộng hưởng của bộ máy phát âm Khoang miệng là hộp cộng hưởng quan trọng nhất Chính ở đây, những sự khu biệt về cấu âm được thể hiện Khoang miệng cùng với các bộ phận và

Trang 18

10

hoạt động của nó gồm môi, răng, lợi, ngạc cứng, ngạc mềm, lưỡi (đầu lưỡi, giữa lưỡi, cuối lưỡi), lưỡi con, nắp họng tạo hình dáng và thể tích khoang miệng khác nhau, tức là tạo các hộp (khoang) cộng hưởng khác nhau, cho ta các âm thanh khác nhau Nếu không có các hộp cộng hưởng thì dây thanh cũng giống như những dây của đàn (ghita, piano, v.v.) nếu không có hộp đàn

sẽ chỉ tạo ra những âm rất nhỏ Khi phát âm, luồng hơi có thể đi ra đằng mũi

và khoang mũi trở thành hộp cộng hưởng để tạo các âm mũi Có thể hình dung bộ máy phát âm của con người bằng sơ đồ sau đây:

1.2 Cơ sở ngôn ngữ học

1.2.1 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ

Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm Nhờ có ngôn ngữ

Trang 19

11

phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh

và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau

Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ

1.2.2 Đặc điểm âm tiết Tiếng Việt

Mô hình cấu trúc âm tiết Tiếng Việt có 5 thành phần và được sắp xếp theo sơ đồ sau:

Thanh điệu (5)

Âm đầu (1)

Vần

Âm đệm (2) Âm chính (3) Âm cuối (4)

+ Thành phần vị trí 5 là thanh điệu bao trùm lên toàn bộ âm tiết, có 6 thanh điệu:

- Thanh ngang: trên chữ không ghi dấu khi viết

Thanh điệu là sự thay đổi cao độ của giọng nói, có tác dụng khu biệt các

từ, có ý nghĩa khác nhau, đối với những ngôn ngữ có thanh điệu thì thanh điệu được coi là một âm vị đặc biệt Dưới đây là biểu đồ thanh điệu:

Trang 20

12

+ Thành phần ở vị trí 1 là âm đầu do các phụ âm đảm nhiệm

+ Thành phần ở vị trí 2 là âm đệm / ṷ / có hai con chữ thể hiện là “o” và

“u”, ví dụ: Hoàn, Tuấn

+ Thành phần ở vị trí 3 là âm chính do các nguyên âm đảm nhận Âm chính là hạt nhân của âm tiết

+ Thành phần ở vị trí thứ 4 là âm cuối do 6 phụ âm là /m/, /n/, /ŋ/, /p/, /t/, /k/ và hai bán âm / ṷ /, / ḭ / đảm nhiệm

Các thành phần ở vị trí 2, 3, 4 ghép lại với nhau thành một bộ phận gọi là phần vần Âm bao giờ cũng phải có âm chính và thanh điệu, vị trí còn lại có thể có hoặc không

- Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc chia làm 2 bậc:

Trang 21

 Thanh điệu là sự thay đổi về âm điệu, trong những âm tiết trên thì những âm tiết cùng thuộc độ cao lại đối lập nhau về sự biến thiên của độ cao, trong thời gian âm tiết “la” được phát âm với độ cao hoàn toàn bằng phẳng; còn “lã” với đường nét biến thiên, cao độ không bằng phẳng; âm điệu là những nét biến thiên về cao độ

 Nguyên âm trong Tiếng Việt được coi là âm chính, nguyên âm là khi nói âm phát ra luồng hơi đi tự do không có gì cản trở Trong Tiếng Việt có 16 nguyên âm đơn và nguyên âm đôi

- Nguyên âm đơn:

+ 9 nguyên âm dài: a, e, ê, o, ô, ơ, i, u, ư

Thanh điệu Âm đầu Phần vần

Âm đệm Âm chính Âm cuối

Trang 22

14

+ wɤ: được thể hiện bằng hai con chữ: ươ và ưa Ví dụ: mướn và xưa + ie: được thể hiện bằng 4 con chữ: iê, ia, yê, ya Ví dụ: hiền, mía, huyền, khuya

 Phụ âm: các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng là phụ âm Phụ âm là âm vị khi phát âm luồng hơi đi ra bị cản ở chỗ nào đó trong bộ máy phát âm Phụ âm có loại bị cản trở ở môi, có loại bị cản trở ở răng, có loại bị cản trở ở thanh hầu Về phương thức phát âm người

ta chia phụ âm thành:

- Phụ âm tắc: Hơi bị cản lại sau thoát ra đường miệng vào mũi: b, d, t, s,

c, k, m, r, ng

- Phụ âm sát: Hơi đi qua kẽ hở miệng: p, v, s, z, l, x, y, h

- Phụ âm vang: Hơi thoát ra đầu lưỡi và bên lưỡi: m, n, nh

- Phụ âm ồn: Hơi thoát ra đằng miệng có tiếng ồn: b, d, t, c, k, p, x, v, z,

y, h

- Phụ âm hữu thanh, vô thanh trong các âm ồn: Căn cứ vào chỗ dây thanh có rung hay không rung người ta chia ra:

+ Phụ âm hữu thanh: Dây thanh rung (d, v, y)

+ Phụ âm vô thanh: Dây thanh không rung (t, k, c, b, s, x, h)

- Về vị trí cấu tạo âm ta phân phụ âm thành:

Phần vần là do thành phần của âm đệm, âm chính, âm cuối ghép lại với

nhau Ví dụ : âm tiết Toán : o là âm đệm, a là âm chính, n là âm cuối ; oan là

phần vần

Trang 23

15

1.3 Một số lỗi phát âm của học sinh

Âm tiết của ngôn ngữ là đơn vị âm thanh nhỏ nhất trong lời nói không thể phân chia được nữa Sự phát âm đúng có liên quan chặt chẽ với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan phát âm của học sinh

Phát âm đúng là phát âm chính xác những thành phần âm tiết, không ngọng không lắp, biết điều chỉnh âm lượng thể hiện đúng ngữ điệu trong khi nói, biết thể hiện tình cảm qua nét mặt, điệu bộ, nắm được những đặc điểm của văn hóa giao tiếp

Chuẩn phát âm là cách phát âm được cho là chuẩn Hiện nay, chuẩn phát âm tiếng Việt là chuẩn phát âm Hà Nội bổ sung thêm ba âm s, tr, r và hai vần ưu, ươu

Trong quá trình học phát âm, học sinh phải ghi nhận các âm thanh (nghe bằng tai, nhìn bằng mắt) và tái hiện bằng âm thanh của mình Học sinh tiếp thu âm thanh của tiếng nói một cách dần dần Ở lứa tuổi Tiểu học, nhất là

ở lứa tuổi đầu Tiểu học, bộ máy ngôn ngữ của các em đã hình thành, tuy nhiên khả năng tái tạo ngôn ngữ chưa hoàn chỉnh Ở lứa tuổi này, các em thường không nói đúng một số thành phần khó của âm tiết như phụ âm đầu,

âm đệm, âm cuối, thanh ngã, thanh hỏi,…Dưới đây là một số lỗi phát âm mà học sinh thường mắc phải

1.3.1 Lỗi âm đầu

- Học sinh thường hay nói lẫn lộn giữa: l và n

Trang 24

- Học sinh hay mắc lỗi các âm chính trong các vần sau đây:

+ ay/ây: Đi cầy, dậy học…

+ ao/au/âu: Hôm sao, mầu đỏ…

+ iu/êu/iêu: chìu chuộng, lim khiết, cây niu…

+ oi/ôi/ơi: nôi gương, xoi nếp…

+ ăm/âm: con tầm, sưu tằm, bụi bậm…

+ im/iêm/êm/em: tim thuốc, lúa chim, cái kềm…

+ ăp/âp: gập gỡ, trùng lấp…

+ ip/iêp/êp/ep: số kíp, liên típ, thệp cưới…

+ ui/uôi: chín mùi, đầu đui, tủi tác…

+ um/uôm: nhụm áo, ao chum…

+ ưi /ươi: trái bửi…

+ ưu/ ươu: ốc bưu, con khứu

Có 2 nguyên nhân gây ra sự lẫn lộn về âm chính trong các vần này:

- Nguyên nhân thứ nhất là do sự phức tạp của chữ quốc ngữ: Nguyên âm /ă/ lại được ghi bằng chữ a trong các vần ay, au, các nguyên âm đôi / uo, wɤ, ie/ lại được ghi bằng các dạng iê, yê, ia, ya; ươ, ưa; uô, ua (bia - khuya, biên - tuyến, lửa - lương, mua - muôn); âm đệm /w/ lại được ghi bằng 2 con chữ u

và o (ví dụ: huệ, hoa)

- Nguyên nhân thứ hai là do cách phát âm lẫn lộn trong phương ngữ Nam Bộ

đối với các âm chính trong hầu hết các vần trên

Trang 25

17

1.3.4 Lỗi âm cuối

- Học sinh thường lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây:

+ an/ang: cây bàn, bàng bạc…

+ at/ac: lang bạc, lường gạc, rẻ mạc…

+ ăn/ăng: lẳn lặn, căn tin…

+ ăt/ăc: giặc giũ, co thắc, mặt quần áo…

+ ân/âng: hụt hẫn, nhà tần…

+ ât/âc: nổi bậc, nhất lên…

+ ên/ênh: bấp bên, nhẹ tên, ghập ghền, khấp khển…

+ êt/êch: trắng bệt…

+ iêt/iêc: mải miếc, tiêu diệc…

Người Miền Nam phát âm hoàn toàn không phân biệt các vần có âm cuối n/ng/nh và t/c/ch Mà số từ mang các vần này không nhỏ Mặt khác hai bán

âm cuối /i, u/ lại được ghi bằng 4 con chữ i/y (trong: lai/lây), u/o (trong:

sau/sao) do đó lỗi về âm cuối là lỗi khó khắc phục đối với học sinh khu vực phía Nam

1.3.5 Lỗi thanh điệu

Trong các số thanh điệu tiếng Việt, thanh hỏi và thanh ngã là hai thành

về lỗi phát âm của học sinh lớp 3 ở hai trường tiểu học là:

- Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân – phường Phố Mới – thành phố Lào Cai

Trang 26

18

- Trường Tiểu học Uy Nỗ - huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội

1.4 Thực trạng lỗi phát âm của học sinh Tiểu học

1.4.1 Vài nét khái quát về trường Tiểu học

Vài nét khái quát về trường Tiểu học Lê Ngọc Hân - Thành phố Lào Cai

Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân thuộc phường Phố Mới, thành phố Lào Cai, với hơn 25 năm hình thành và phát triển, nhà trường đã liên tục phấn đấu trong sự nghiệp giáo dục và đạt nhiểu thành tích trong công tác giảng dạy Đội ngũ cán bộ và giáo viên trong nhà trường khá đông, tổng số 53 cán bộ và giáo viên, trong đó 3 cán bộ quản lí, 44 giáo viên, 6 nhân viên Trong nhiều năm qua nhà trường đã đạt chuẩn Quốc gia loại 2 và bắt đầu bước sang giai đoạn chuẩn Quốc gia loại 1 Hầu hết giáo viên trong trường đều đạt từ trình

độ Cao đẳng sư phạm trở lên Tính đến năm 2016, toàn trường có tổng số là

1248 học sinh, được chia thành 33 lớp, trong đó:

Trang 27

từ trình độ Cao Đẳng trở lên Với lòng nhiệt huyết, yêu nghề và vốn kiến thức khá vững chắc nên hầu hết các giáo viên trong trường đều đã đạt được danh hiệu giáo viên dạy giỏi Tính đến năm 2016, toàn trường có tổng số là 1739 học sinh, được chia thành 37 lớp, trong đó:

tư nên chưa thực sự đáp ứng được hết nhu cầu sống, vui chơi cũng như học tập của học sinh

Từ sự khác biệt về đặc điểm của trường, về vị trí địa lí và đặc trưng của học sinh mà chúng tôi đã lựa chọn hai trường trên Qua việc tìm hiểu, điều tra

về hai trường này sẽ phần nào cho chúng ta thấy được thực trạng về lỗi phát

âm của học sinh ở từng địa phương, từng điều kiện khác nhau Từ đó đưa ra các nguyên nhân và các biện pháp để sữa lỗi phát âm cho học sinh

Trang 28

20

1.4.2 Điều tra thực trạng

1.4.2.1 Mục đích điều tra

Tìm hiểu lỗi phát âm của học sinh lớp 3:

- Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân – phường Phố Mới - thành Phố Lào Cai

- Trường Tiểu học Uy Nỗ - huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội

1.4.2.2 Nội dung điều tra

Tình hình phát âm của của học sinh lớp 3:

- Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân – phường Phố Mới - thành Phố Lào Cai

- Trường Tiểu học Uy Nỗ - huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội Đặc điểm phát âm của học sinh, của gia đình, của giáo viên, một số đặc điểm xã hội của gia đình học sinh

1.4.2.3 Phương pháp điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra dựa trên những phương pháp sau:

- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát các hoạt động từ lúc học sinh tới trường đến lúc học sinh về, ghi chép ngay những âm tiết học sinh nói sai Quan sát đặc điểm phát âm của phụ huynh trong lúc đưa và đón học sinh

- Phương pháp đàm thoại: Xây dựng hệ thống các câu hỏi thông qua các giờ ra chơi, các hoạt động ngoài giờ lên lớp để trò chuyện với học sinh, tạo không khí thoải mái để học sinh bộc lộ mình, qua đó phát hiện những lỗi phát âm mà học sinh mắc phải

- Phương pháp điều tra:

+ Sử dụng phiếu anket để lấy ý kiến của giáo viên trực tiếp giảng dạy ở Khối lớp 3 trường Tiểu học Lê Ngọc Hân – thành phố Lào Cai và trường Tiểu học Uy Nỗ - thành phố Hà Nội

Trang 29

Để có được kết quả sát với thực tế chúng tôi tiến hành điều tra như sau:

- Trao đổi với giáo viên về nội dung điều tra trong phiếu anket, sau đó lấy ý kiến của giáo viên thông qua phiếu

- Sử dụng hệ thống các câu hỏi đã xây dựng để hỏi từng học sinh các lớp Ghi chép cẩn thận câu trả lời của học sinh rồi phân loại lỗi phát âm

- Ghi chép những âm tiết mà học sinh nói sai trong các hoạt động ở trường Tiểu học

- Sử dụng tranh vẽ, hình ảnh có nội dung biểu thị từ, các cụm từ cho học sinh phát âm và ghi chép lại các âm mà học sinh đã phát âm sai

1.4.3 Phân tích kết quả điều tra

1.4.3.1 Tình hình lỗi phát âm của học sinh

Để tìm hiểu được thực trạng lỗi phát âm của học sinh Tiểu học, chúng tôi đã tiến hành điều tra ở hai lớp Vì điều kiện thời gian cho phép nên chúng tôi chỉ tiến hành tìm hiểu lỗi phát âm của 40 học sinh trường Tiểu học Lê Ngọc Hân- thành phố Lào Cai và 40 học sinh trường Tiểu học Uy Nỗ - thành phố Hà Nội

Chúng tôi đã điều tra bằng cách quan sát học sinh trên lớp, tạo tình huống để đàm thoại với học sinh và ghi chép nhật kí Trong mỗi một lỗi phát âm: thanh điệu, âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối chúng tôi đều gắn vào một từ cụ thể kèm theo các hình ảnh, đồ dùng trực quan biểu thị từ đó

Trước đó, chúng tôi đã tìm hiểu phụ huynh của học sinh ở cả 2 mặt: nơi

cư trú, nghề nghệp, thực tế phát âm và tìm hiểu năng lực phát âm của giáo viên phụ trách lớp Việc này giúp chúng tôi khách quan hơn khi xác định lỗi

Trang 30

22

phát âm của trẻ, bởi bố mẹ và cô giáo là những người gần gũi nhất và có tác động trực tiếp đến khả năng phát âm của học sinh

1.4.3.2 Đặc điểm phát âm của phụ huynh và giáo viên

Để tìm hiểu phụ huynh học sinh đã phát âm đúng hay chưa, chúng tôi thực hiện cách sau:

- Trò chuyện với phụ huynh trực tiếp thông qua giờ đưa và đón học sinh

- Nhờ phụ huynh đọc giúp một vài câu ngắn trong một vài bài thơ như:

Cu lì bẩn lắm, ăn quả, nu na nu nống,…

Trong khi phụ huynh làm các yêu cầu đó, để có được kết quả khảo sát chính xác và khách quan, chúng tôi không để phụ huynh biết họ đang được kiểm tra lỗi phát âm

Để xác định mức độ chuẩn phát âm của phụ huynh, chúng tôi dựa vào chuẩn phát âm của Hà Nội và bổ sung thêm ba âm s, tr, r và hai vần ưu, ươu

Do điều kiện không cho phép nên chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát trên

80 phụ huynh trong đó 40 phụ huynh ở lớp 3 trường Tiểu học Lê Ngọc Hân

và 40 phụ huynh lớp 3 của trường Tiểu học Uy Nỗ

Dưới đây là bảng thống kê số lượng phụ huynh của học sinh trong các nghề:

Trang 31

Dưới đây là bảng khảo sát tình hình ngữ âm của phụ huynh học sinh:

(1) Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân

(2) Trường Tiểu học Uy Nỗ

Trang 34

có tới 45% phụ huynh trường Tiểu học Lê Ngọc Hân và 40% phụ huynh

trường Tiểu học Lê Uy Nỗ mắc lỗi phát âm lẫn lộn l và n Phụ huynh trường Tiểu học Uy Nỗ phát âm sai âm chính ươu là 10%, âm ưu là 12,5% Còn phụ huynh trường Tiểu học Lê Ngọc Hân phát âm sai âm chính ươu là 17,5%, âm

ưu là 10% Đối với thanh ngã phụ huynh trường Tiểu học Lê Ngọc Hân phát

âm đúng 85%, còn phụ huynh trường Tiểu học Uy Nỗ phát âm đúng tới 87,5% Phụ huynh trường Tiểu học Uy Nỗ phát âm sai thanh hỏi 65%, còn phụ huynh trường Tiểu học Lê Ngọc Hân phát âm sai 60% Như vậy, ta có thể nói, học sinh sống trong môi trương như vậy không tránh khỏi việc phát âm sai

Nhìn một cách tổng quát vào bảng thống kê, chúng ta có thể thấy phụ huynh trường Tiểu học Uy Nỗ phát âm tốt hơn phụ huynh trường Tiểu học Lê Ngọc Hân

Từ đây chúng tôi đưa ra kết luận: Học sinh ở cả hai trường đều rất có thể nhiều lỗi phát âm Tuy nhiên, khi đã biết được thực trạng phát âm của phụ huynh học sinh thì chúng ta sẽ dễ dàng dự đoán được thực trạng của học sinh, đưa ra những nguyên nhân và cách sửa chữa lỗi phát âm cho trẻ một cách hiệu quả nhất

Trang 35

27

1.4.3.3 Đặc điểm phát âm của giáo viên

Với hơn 20 năm hình thành và phát triển, trường Tiểu học Lê Ngọc Hân

và trường Tiểu học Uy Nỗ đã đạt được nhiều thành tích trong giảng dạy, nhiều thầy, cô giáo đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi Với trình độ chuyên môn

từ Cao đẳng sư phạm, hiện nay nhiều thầy cô đang học tại chức chuyên ngành

Giáo dục Tiểu học; với lòng nhiệt huyết, yêu nghề mến trẻ, các thầy cô giáo

đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học tiến bộ, đáp ứng yêu cầu hiện nay của chương trình giáo dục tiểu học Đội ngũ giáo viên trẻ của cả hai trường tuy mới vào trường nhưng rất nhiệt tình và nắm bắt các yêu cầu của chương trình giáo dục Tiểu học

Qua quá trình điều tra khảo sát tại hai trường Tiểu học Lê Ngọc Hân và trường Tiểu học Uy Nỗ, chúng tôi nhận thấy các thầy, cô giáo hầu như phát

âm chuẩn Tuy nhiên đôi lúc các thầy, cô vẫn còn phát âm nhầm lẫn một vài lỗi nhưng đều có ý thức và sửa sai ngay

1.4.3.4 Lỗi phát âm của học sinh

Hình thức khảo sát

Để điều tra được thực trạng phát âm của học sinh ở hai trường Tiểu học Lê Ngọc Hân và trường Tiểu học Uy Nỗ, chúng tôi đã lập ra một bảng từ Trong bảng từ chúng tôi đã liệt kê ra tất cả những lỗi mà học sinh mắc phải, tương ứng với mỗi lỗi phát âm đó là một từ, cụm từ cụ thể có thể kèm theo hình ảnh biểu đạt nội dung đó hoặc đồ vật thật

Chúng tôi xuất hiện ở lớp học với tư cách là một giáo viên trong lớp và tổ chức điều tra dưới hình thức tổ chức trò chơi cho học sinh Khi tiến hành trò chơi để khảo sát, chúng tôi đã chiếu các hình ảnh hoặc trưng bày vật thật cho học sinh quan sát và mời học sinh đứng lên trả lời xem đó là hình ảnh gì Học sinh rất hứng thú tham gia trò chơi mà không biết mình đang bị kiểm tra về lỗi phát âm Vì số lượng học sinh quá đông nên chúng tôi tiến hành điều tra

Trang 36

- Phương pháp khảo sát: trực tiếp nghe học sinh nói và ghi chép

- Phượng tiện khảo sát: tranh ảnh minh họa, đồ vật thật

- Nội dung khảo sát:

+ Thanh điệu: thanh hỏi, thanh ngã

+ Phụ âm đầu: l, n, r, d, gi, s, x, tr, ch

Trang 37

Âm chính ươ  iê Con hươu  con hiêu 39 1 97,5 2,5

yê  ê Cái thuyền  cái

Trang 38

yê  ê Cái thuyền  cái

Trang 40

Đối với lỗi phát âm thanh ngã thành thanh sắc, học sinh trường Tiểu học Lê Ngọc Hân phát âm sai 25%, còn học sinh trường Tiểu học Uy Nỗ là 17,5%

Đối với lỗi phát âm thanh hỏi thành thanh nặng, học sinh trường Tiểu học Lê Ngọc Hân phát âm sai 17,5%, còn trường Tiểu học Uy Nỗ là 12,5%

- Âm đầu:

Dựa vào số liệu đã thống kê được ở bảng trên, chúng tôi thấy học sinh ở trường Tiểu học Uy Nỗ và học sinh trường Tiểu học Lê Ngọc Hân phát âm sai tương đương nhau

Đặc biệt là với âm l và n, nhầm l thành n học sinh trường Tiểu học Uy

Nỗ phát âm sai 30%, còn trường Tiểu học Lê Ngọc Hân phát âm sai tới 40%

Nhầm n thành l, học sinh trường Tiểu học Uy Nỗ phát âm sai 40%, còn học sinh trường Tiểu học Lê Ngọc Hân sai 35% Nhầm n l, học sinh trường

Tiểu học Lê Ngọc Hân và trường Tiểu học Uy Nỗ phát âm sai lần lượt là 37,5% và 35%

Đối với các âm kh, c, g, p thì học sinh ở cả hai trường đều phát âm khá

chính xác

- Âm đệm:

Đối với âm đệm, học sinh ở cả hai trường đều phát âm tương đối tốt

- Âm chính:

Ngày đăng: 06/09/2017, 10:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2.Bộ Giáo dục và Đào tạo (dự án phát triển GV tiểu học) (2005), Đổi mới phương pháp dạy học tiểu học, NXBGD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo (dự án phát triển GV tiểu học)
Nhà XB: NXBGD Hà Nội
Năm: 2005
3. Dự án phát triển giáo viên tiểu học (2007), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học
Tác giả: Dự án phát triển giáo viên tiểu học
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2007
4. Dự án phát triển giáo viên Tiểu học (2006), Phương pháp dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp tiểu học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp tiểu học
Tác giả: Dự án phát triển giáo viên Tiểu học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
5. Nguyễn Sinh Huy (1997), Giáo trình tâm lý học tiểu học, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học tiểu học
Tác giả: Nguyễn Sinh Huy
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1997
6. Trần Mạnh Hưởng (2000), Vui học Tiếng Việt, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vui học Tiếng Việt
Tác giả: Trần Mạnh Hưởng
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2000
7. Đặng Thị Lanh – Bùi Minh Toán (2006), Tiếng Việt đại cương – ngữ âm, Nxb Đại học sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt đại cương – ngữ âm
Tác giả: Đặng Thị Lanh – Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Đại học sƣ phạm
Năm: 2006
8. Nguyễn Bá Minh (chủ biên), (2007), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học
Tác giả: Nguyễn Bá Minh (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
9. Nguyễn Quang Ninh (1996), Rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Quang Ninh
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1996
10. Lê Phương Nga (2003), Dạy học tập đọc ở tiểu học, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học tập đọc ở tiểu học
Tác giả: Lê Phương Nga
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2003
11. Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga (2007), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, dự án phát triển giáo viên tiểu học, NXBGD – NXBĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, dự án phát triển giáo viên tiểu học
Tác giả: Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga
Nhà XB: NXBGD – NXBĐHSP
Năm: 2007
12. Lê Phương Nga - Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
Tác giả: Lê Phương Nga - Nguyễn Trí
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
13. Lê Phương Nga – Lê A - Lê Hữu Tỉnh – Đỗ Xuân Thảo – Đặng Kim Nga (2003), Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1
Tác giả: Lê Phương Nga – Lê A - Lê Hữu Tỉnh – Đỗ Xuân Thảo – Đặng Kim Nga
Nhà XB: Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội
Năm: 2003
14. Hoàng Phê (chủ biên), (2007), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2007
15. Cù Đình Tú - Hoàng Văn Thung - Nguyễn Văn Trứ (1978), Ngữ âm học Tiếng Việt hiên đại, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ âm học Tiếng Việt hiên đại
Tác giả: Cù Đình Tú - Hoàng Văn Thung - Nguyễn Văn Trứ
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1978
16. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2005), SGK Tiếng Việt 3, tập 1+2, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Tiếng Việt 3, tập 1+2
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên)
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2005
17. Nguyễn Trại (2003) , Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 3, tập 1+2, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 3, tập 1+2
Nhà XB: NXB Hà Nội
18. Nguyễn Trí (2003), Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới
Tác giả: Nguyễn Trí
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
19. Đoàn Thiện Thuật (2004), Ngữ âm Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ âm Tiếng Việt
Tác giả: Đoàn Thiện Thuật
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
20. Nguyễn Thị Xuân Yến, Lê Thị Thanh Nhàn (2007), Phát triển lời nói cho học sinh tiểu học trên bình diện ngữ âm, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển lời nói cho học sinh tiểu học trên bình diện ngữ âm
Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Yến, Lê Thị Thanh Nhàn
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w