1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đề xuất biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số trường tiểu học số 2 thượng trạch – bố trạch – quảng bình

58 877 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 229,43 KB

Nội dung

Trong phân môn của TiếngViệt, môn Tập đọc không những có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc và giúp họcsinh trau dồi kiến thức ở nhiều phân môn khác mà còn giúp học sinh biếtcách sử dụng kĩ n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA: SP TIỂU HỌC- MẦM NON

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO HỌC SINH LỚP 1 DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 THƯỢNG TRẠCH- BỐ TRẠCH- QUẢNG BÌNH

Trang 2

DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG TIỂU LUẬN

MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Trang 3

2.Mục đích nghiên cứu

3.Nhiệm vụ nghiên cứu

4.Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

5.Phương pháp nghiên cứu

6.Đóng góp của tiểu luận

7.Cấu trúc của tiểu luận

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 Học vần và phát âm trong tiếng Việt

a Quan niệm về dạy học vần cho học sinh lớp 1

b.Quan niệm về phát âm và lỗi phát âm

2 Cơ sở dạy học vần và phát âm

a.Cơ sở khoa học

b.Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 1

c.Dạy học sinh lớp 1 phát âm đúng tiếng Việt là một công việc quan trọng

3 Phân môn học vần lớp 1 ………

a Nội dung chương trình dạy học vần ở lớp 1

b Sách giáo khoa

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 THƯỢNG TRẠCH ………

1 Thực trạng phát âm của học sinh lớp 1 trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch

a.Thực trạng dạy

b.Thực trạng học tập của học sinh

2 Một số nguyên nhân phát âm sai

Về phía học sinh

Trang 4

Nguyên nhân về phía giáo viên

Nguyên nhân về phía gia đình, phụ huynh học sinh

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ LỚP 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 THƯỢNG TRẠCH

1 Một số phương pháp thông dụng dạy học sinh lớp 1 cách phát âm

a Phương pháp luyện tập phát âm theo mẫu

b Phương pháp luyện tập tổng hợp, phân tích cách phát âm

c Phương pháp trò chơi học tập

2 Quy trình sửa lỗi phát âm ………

a Sửa lỗi phát âm phụ âm đầu

b Sửa lỗi phát âm phần vần

c Sửa lỗi phát âm về thanh điệu

d Một số biện pháp khác

3 Thực nghiệm dạy học ……….

a Mục đích thực nghiệm ………

b Đối tượng, thời gian, địa bàn thực nghiệm ………

c Nội dung thực nghiệm ………

d Kết quả thực nghiệm ………

PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 5

1 Lý do chọn đề tài.

Nghề dạy học luôn là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý: Dạy con trẻ thành người! Như lời Bác Hồ căn dặn: “ Thầy giáo và học sinh phải thật thà Sống thật, nói thật, làm thật để cống hiến thật sự, để lời nói đi đôi với việc làm, làm có ích cho Tổ quốc, cho nhân dân và cho xã hội, cho chính bản thân mình”.

Là một nhà giáo trong tương lai hơn ai hết em hiểu rất rõ sứ mệnh, trọng trách cao cả và không kém nhọc nhằn của mình Nghề giáo là một nghề đặc biệt, bởi vì người thầy giáo tốt, người thầy giáo có thể lưu trữ được hình ảnh của mình trong ký ức của học trò, không những là người thầy phải giỏi nghề,

mà người thầy ấy còn phải dạy học trò bằng cả tâm huyết, lòng nhiệt huyết đối với nghề!

Cùng với sự phát triển của xã hội, Đảng và nhà nước ngày càng quan tâmhơn đối với ngành giáo dục nói chung và nền giáo dục tiểu học nói riêng.Đảng đã nhận định “ Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dụcquốc dân” Hiện nay, ở tiểu học, với mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻngay từ những bước đi đầu tiên, các em được học 9 môn học Trong đó, mônTiếng Việt là môn học chính, môn học cơ bản nhằm hình thành ở học sinhcấp tiểu học các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tậpvà giao tiếp trong các môi trường hoạt động Đặc biệt, môn Tiếng Việt có vaitrò quan trọng đối với học sinh dân tộc thiểu số Trong phân môn của TiếngViệt, môn Tập đọc không những có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc và giúp họcsinh trau dồi kiến thức ở nhiều phân môn khác mà còn giúp học sinh biếtcách sử dụng kĩ năng viết chữ trình bày, kĩ năng sử dụng tiếng Việt, diễn đạtngôn ngữ rõ ràng mạch lạc, giúp học sinh biết cách viết đúng, hạn chế đượccác lỗi trong phân môn chính tả Ở phân môn kể chuyện, tiếng Việt giúp họcsinh biết cách kể, cách nói có ngữ điệu biết cách chọn lọc từ ngữ chính xáclàm hấp dẫn người nghe hơn Đặc biệt ở phân môn Tập đọc việc rèn phát âm

Trang 6

cho HS là một phần quan trọng của tiếng Việt Sửa lỗi phát âm cho học sinhtiểu học được thực hiện chủ yếu qua quá trình học Tập đọc và ở nhiều phânmôn khác giúp học sinh nắm vững cách phát âm đúng và rèn kĩ năng đọc.Nói cách khác, nó giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen phát âmchuẩn

Phát âm chuẩn có tầm rất quan trọng nhưng trong thực tế việc dạy vàhọc phát âm chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của ngành giáo dụcvà toàn xã hội Thực trạng dạy học trong thời gian gần đây cho thấy, ở đa

số các trường Tiểu học miền núi tình trạng học sinh phát âm sai còn phổbiến đặc biệt là đối với học sinh dân tộc thiểu số ở đầu cấp Qua khảo sátquá trình phát âm của học sinh một số trường Tiểu học ở khu vực miền núi,

ta thấy việc sửa lỗi phát âm cho học sinh vẫn còn mang tính chủ quan ápđặt, hệ thống bài tập sửa lỗi phát âm hầu như chưa được xây dựng TrườngTiểu học số 2 Thượng Trạch( Bố Trạch- Quảng Bình) là trường có số lượnghọc sinh dân tộc thiểu số tương đối đông Học sinh khối lớp 1 phát âm cònhạn chế và còn ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ Việc giúp các em phát âm đúngđang là vấn đề được nhà trường và phụ huynh quan tâm

Căn cứ vào thực tế và nhận thấy tầm quan trọng của việc sửa lỗi phát

âm cho học sinh tiểu học cùng với thực trạng phát âm lệch chuẩn của họcsinh dân tộc thiểu số lớp 1 ở Trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch tôi mạnh

dạn chọn đề tài “Đề xuất biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số trường Tiểu học Số 2 Thượng Trạch– Bố Trạch – Quảng Bình”

2.Mục đích nghiên cứu.

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng phát âm, nguyên nhân phát âm sai củahọc sinh lớp 1 dân tộc thiểu số Trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch- Bố

Trang 7

Trạch- Quảng Bình để đề xuất biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1dân tộc thiểu số nhằm giải quyết những khó khăn của giáo viên trong quátrình dạy – học giúp học sinh sửa lỗi phát âm, góp phần nâng cao hiệu quảdạy học

3.Nhiệm vụ nghiên cứu.

Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc dạy học và sửa lỗi phát âm ở lớp 1

Tìm hiểu thực trạng dạy học và một số nguyên nhân mắc lỗi của họcsinh lớp 1 dân tộc thiểu số trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch– Bố Trạch –Quảng Bình

Đề xuất một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1 dân tộcthiểu số Tổ chức thực nghiệm để xác định tính khả thi của các biện pháp đãđề ra

4 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu quá trình sửa lỗi phát âm cho học sinh dân tộc thiểu sốlớp 1 của Trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch – Bố Trạch – Quảng Bình

b Khách thể nghiên cứu

Tôi tiến hành điều tra, nghiên cứu trên các đối tượng là giáo viên vàhọc sinh dân tộc thiểu số lớp 1 của Trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch

c Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu một số vấn đề về cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài nhưvấn đề về ngôn ngữ, một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát âm của họcsinh Tập trung tìm hiểu, điều tra thực trạng phát âm của học sinh lớp 1Trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch, vấn đề phát âm lệch chuẩn, nguyênnhân và lỗi phát âm của các em học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số trong nhàtrường

Trang 8

Trên cơ sở kết quả điều tra nghiên cứu thực trạng tôi đề xuất một sốbiện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1 là người dân tộc thiểu số ởTrường Tiểu học số 2 Thượng Trạch – Bố Trạch – Quảng Bình nhằm khắcphục thực trạng phát âm lệch chuẩn cho các em

5 Phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng hai nhóm phương pháp:

a Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Mục đích khi sử dụng nhóm phương pháp này là nhằm thu thậpthông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản tài liệu, các côngtrình khoa học có liên quan làm cơ sơ lí luận của tiểu luận

Phương pháp chủ yếu: phương pháp đọc tài liệu, phương pháp phântích, phương pháp tổng hợp hóa và khái quát hóa

b Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát: thu thập những biểu hiện phát âm sai ở học

sinh lớp 1 dân tộc thiểu số tại một số trường tiểu học miền núi thông quathực tiễn, các phương tiện thông tin nhằm phục vụ cho việc đánh giá thựctrạng và đề xuất các biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh dân tộc thiểu sốlớp 1 Trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch

Phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp lí thuyết và thựctiễn để khái quát và rút ra những kết luận cần thiết

6 Đóng góp của tiểu luận

Đề tài nghiên cứu thành công là tài liệu tham khảo cho giáo viên Tiểuhọc dạy lớp 1 Trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch và sinh viên khoa Tiểuhọc – Mầm non trường Đại học Quảng Bình trong quá trình học tập, nghiêncứu và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

Trang 9

Sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1 đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu sốlà vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm Hy vọng các đề xuất trong tiểuluận sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sửa lỗi phát âm cho học sinh dân tộcthiểu số, là cơ sở, điều kiện để học sinh học tốt môn Tập đọc, nâng cao hiệuquả dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học, qua đó góp phần vào đổi mớiphương pháp dạy học ở các trường Tiểu học miền núi hiện nay

7 Cấu trúc của tiểu luận.

Ngoài phần mở đầu , phần kết luận và phần tài liệu tham khảo Tiểu luận

gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lí luận

Ở chương này đi sâu tìm hiểu về vấn đề học vần và phát âm trong

Tiếng Việt, cơ sở tâm sinh lí, đặc điểm tâm lí của học sinh Ttiểu học và cơ sởngôn ngữ Tìm hiểu đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số tại Trường Tiểu học số 1 Thượng Trạch

Chương 2: Thực trạng học Tiếng Việt của học sinh lớp 1 Trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch

Tìm hiểu thực trạng dạy học và một số nguyên nhân mắc lỗi của họcsinh lớp 1 dân tộc thiểu số Trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch – Bố Trạch– Quảng Bình Từ đó đề xuất một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinhdân tộc thiểu số tại Trường Tiểu học số 2 Thượng Trạc đã được đưa ra ởchương 3

Chương 3: Đề xuất biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số

Căn cứ vào cơ sở và thực trạng đưa ra ở trên chúng tôi đề xuất một sốbiện pháp giúp giáo viên các Trường tiểu học sửa lỗi phát âm cho học sinh

Trang 10

dân tộc thiểu số Đó là các biện pháp sửa lỗi phát âm sai hệ thống phụ âmđầu, sửa lỗi phát âm phần vần, sửa lỗi phát âm hệ thống thanh điệu bằngcác phương pháp thông dụng dạy học sinh lớp 1 cách phát âm: phươngpháp luyện tập phát âm theo mẫu, phương pháp luyện tập tổng hợp – phântích, phương pháp cấu âm, phương pháp trò chơi học tập Đồng thời nêu lên

mô hình lý thuyết của biện pháp trên

Tiến hành thiết kế giáo án mẫu có vận dụng các phương pháp đề xuấtđối với lớp 1 để kiểm tra mô hình lý thuyết đã đưa ra

PHẦN NỘI DUNG

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 Học vần và phát âm trong tiếng Việt

a Quan niệm về dạy học vần cho học sinh lớp 1

Dạy học vần ở lớp 1 là việc tổ chức cho học sinh làm quen, nhận diệncác âm, vần, tiếng, … rèn cho học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.Tuy nhiên do chữ viết là một đối tượng mới của học sinh lớp 1 nên kĩ năngviết và kĩ năng nói (kĩ năng phát âm) được chú trọng Đồng thời thông quaviệc dạy chữ, dạy âm, học vần còn cung cấp vốn từ cho học sinh rèn chohọc sinh đọc, phát âm đúng, nói đúng các câu ngắn, tạo cho các em lòngyêu thích thơ văn Phân môn Học vần và phát âm ở tiểu học giúp cho họcsinh có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong đó đọc và viết được đặc biệt ưutiên Học vần có nhiệm vụ giúp học sinh nắm được một cách có hệ thốngcác âm vị trong tiếng Việt như nguyên âm, phụ âm, thanh điệu Nắm đượccách dạy chữ ghi âm như a, b, c,…; các dấu ghi thanh như thanh huyền,thanh sắc, thanh ngã, thanh hỏi, thanh nặng Thuộc bảng chữ cái tiếng Việtvà phát âm một cách chính xác Biết ghép âm, thanh điệu, vần, nắm được vịtrí các âm trong vần, biết ghép phụ âm đầu với vần tạo thành tiếng và phát

âm đúng Biết phát âm đúng chính âm, viết đúng chính tả, biết đọc các từ,các câu trong đoạn văn, thơ trong bài học

b.Quan niệm về phát âm và lỗi phát âm

Theo cuốn từ điển Tiếng Việt: “ Phát âm là phát ra âm thanh của ngônngữ bằng các động tác, lưỡi” Phát âm trong giờ học vần của học sinh lớp 1cấp tiểu học được thể hiện thông qua việc đọc đúng, ghép đúng tiếng, từphát âm đúng chuẩn góp phần quan trọng vào việc giúp học sinh đọc đúngtrong chương trình tiếng Việt và nói đúng trong giao tiếp

Muốn phát âm chuẩn cho học sinh thì giáo viên cần nắm vữngnhững đơn vị ngữ âm của một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng trong hoạt

Trang 12

động phát âm như: âm vị và âm tiết Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất củamột ngôn ngữ có chức năng phân biệt nghĩa và nhận diện từ Âm tiết tiếngViệt là đơn vị phát âm nhỏ nhất, đơn giản nhất về mặt tổ chức, có giá trị vềmặt ngữ pháp Âm tiết tiếng Việt là đơn vị ngữ âm mang tính ổn định vềmặt hình thức cho nên ổn định và bất biến Phát âm đúng, chuẩn chỉ có thể

có được trên cơ sở hiểu rõ các yếu tố âm vị, âm tiết vì đó là những cơ sởquan trọng để sửa lỗi phát âm cho học sinh Đặc biệt là học sinh lớp 1 Từ

đó ta đưa ra được biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh

Lỗi phát âm là những sai lệch trong cách phát âm so với cách phát âmchuẩn, làm cho người nghe khó hiểu thậm chí hiểu sai thành một nghĩakhác Lỗi phát âm khác với tiếng địa phương

2 Cơ sở dạy học vần và phát âm

a Cơ sở khoa học

* Đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 1

Học sinh lớp 1 con người với cấu tạo đầy đủ các bộ phận của một cơthể đang phát triển Trong đó, cơ quan phát âm, ngôn ngữ phát triển mạnhphù hợp với sự tiếp nhận và thực hiện dễ dàng các hoạt động mới theo chứcnăng của chúng: Chức năng phát âm – tập đọc

Học sinh lớp 1 hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò mò,thích hoạt động, thích khám phá thường độc lập, tự lực làm việc theo hứngthú của mình Thầy cô là hình tượng mẫu mực được trẻ tôn sùng, mọi điềutrẻ đều nhất nhất nghe theo thầy cô, sự phát triển nhân cách của học sinhlớp 1 phụ thuộc phần lớn vào quá trình dạy học và giáo dục của thầy, côtrong nhà trường vì vậy sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1 giúp các em phát

âm chuẩn tiếng Việt, đọc đúng tiếng Việt từ đó phát triển khả năng học tốtmôn Tiếng Việt và các môn học khác là điều kiện phát triển toàn diện chohọc sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay

Trang 13

* Cơ sở ngôn ngữ

Môn Tiếng Việt lớp 1 là hệ thống khái niệm ngữ âm, được định nghĩabằng cấu trúc ngữ âm của tiếng Rời khỏi điểm xuất phát, tư duy đi sâu vàobên trong, nhưng mới đạt đến mức độ thô, phân giải cấu trúc ngữ âm ra làm

ba bộ phận cấu thành: Thanh – phần đầu – phần vần Trong ba bộ phận ấythanh thì đã rõ ràng gồm 6 thanh là thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanhngã, thanh nặng, thanh ngang (tên chữ không ghi dấu khi viết) Với hai bộphận âm đầu vần, còn phải tiếp tục phân giải khi nào đến đơn vị ngữ âmnhỏ nhất (âm vị) thì mới dừng lại

Có thể mô tả cấu trúc đầy đủ như sau: hệ thống ngữ âm của âm tiết tiếng

Việt có 5 thành phần được sắp xếp theo sơ đồ sau:

Phụ âm đầu

Thanh điệu

Âm đệm Âm chính Âm cuối

* Thành phần ở vị trí 1 là âm đầu do các phụ âm đảm nhiệm

* Thành phần ở vị trí thứ 2 do âm đệm, đó là nguyên âm trong chữviết, được thể hiện bằng chữ o chẳng hạn (Loan); bằng chữ u (Xuân)

* Thành phần thứ 3 là âm chính do các nguyên âm đảm nhiệm Âmchính là hạt nhân của âm tiết

* Thành phần thứ 4 là âm cuối, do các phụ âm bán nguyên âm (i,

y, u, o) đảm nhiệm

* Các thành phần ở vị trí 2, 3, 4 ghép lại với nhau thành một bộphận gọi là phần vần Âm bao giờ cũng phải có âm chính và thanh điệu, vịtrí còn lại có thể có hoặc không Âm tiết có cấu trúc hai bậc:

Trang 14

Bậc 1: Thanh điệu, âm đầu phần vần.

Bậc 2: Âm đệm, Âm chính, Âm cuối

* Nguyên âm trong tiếng Việt được coi là âm chính, nguyên âm là khinói âm vị phát ra luồng hơi không có gì cản trở

VD: Khi phát âm “a, á, â” hơi thoát ra tự do không bị cản trở ở chỗ

nào cho nên “â” cũng là nguyên âm Xét về mặt cấu tạo người ta phân chiaphân biệt nguyên âm đơn và nguyên âm đôi

+ Nguyên âm đôi là âm vị gồm 2 nguyên âm ghép lại liền nhau Khiphát âm thì đọc nhanh, đọc lướt từ âm này sang âm kia đầu mạnh sau yếuhơn, do đó âm sắc chủ yếu của các nguyên âm đôi là do âm đầu quyết định

Có 3 nguyên âm đôi đó là: uô, ươ, iê Xét về độ dài, cần phân biệt nguyên

âm ngắn và nguyên âm dài, nguyên âm ngắn khi phát ra không thể kéo dài,nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến nghĩa

+ Phụ âm: Các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếngViệt bao giờ cũng là các phụ âm Phụ âm là âm vị khi phát ra luồng hơi đi

ra bị cản ở chỗ nào đó trong bộ máy phát âm, phụ âm còn lại bị cản trở ởmôi; có loại bị cản ở răng; có loại bị cản ở lưỡi; có loại bị cản ở thanh hầu.Về phương thức phát âm người ta chia âm phụ thành:

- Phụ âm tắc: Hơi bị cản lại sau thoát ra đường miệng vào mũi:

b, d, t, s, k, m, p, ng

- Phụ âm sát: Hơi đi qua kẽ hở miệng: p, v, s, z, l, x, y, h

- Phụ âm vang: Hơi thoát ra đầu lưỡi và bên lưỡi: m, n, nh

- Phụ âm ồn: Hơi thoát ra đường miệng có tiếng ồn: b, d, t, k, p,

f, v, x, z, y, h

- Phụ âm hữu thanh, vô thanh trong các âm ồn: Căn cứ vào chỗdây thanh có rung hay không rung người ta chia ra:

Trang 15

+ Phụ âm hữu thanh: Dây thanh rung (d, v, y)

+ Phụ âm vô thanh: Dây thanh không rung (t, k, c, b, s, x, h)

- Về vị trí cấu âm ta phân phụ âm thành:

- Nguyên âm a-khẩu hình mở rộng hơi tròn răng cửa trên hơi lộ ra,mặt lưỡi bằng, đầu dưới tiếp giáp nhẹ với răng hàm dưới-tính chất âmkhông sắc nhọn như i, e, cũng không tối như o, u

Trang 16

- Nguyên âm e -khẩu hình không rộng, răng trên hơi lộ phần lưng lưỡihơi nhô lên tính chất sáng sủa

- Nguyên âm i-khẩu hình hẹp, răng trên hơi lộ càng ít hơn e, lưng lưỡicàng tiếp cận lên phía vòm miệng trên Tính chất sáng nhưng sắc nhọn

- Nguyên âm o-khẩu hình tròn, nhưng không rộng bằng a, phần giữacủa môi trên nhô ra phía trước một chút tính chất âm u

- Nguyên âm u-là khẩu hình ô thu nhỏ lại, môi thu gọn và nhô rangoài như khẩu hình huýt sáo, tính chất âm u hơn o

Trong phát âm tiếng Việt ta cũng cần lưu ý đến phương pháp nhả chữ:Chữ tiếng Việt là hình thức đơn âm đa thanh, mỗi chữ phát ra một âm nếu

âm thanh khác ta hiểu sang một nghĩa khác

Rèn phát âm tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc Ma Coong thựcchất là dạy cho học sinh biết đọc, nói đúng chính âm, vần, tiếng, từ,câu, đoạn, bài, đọc, nói đúng ngữ điệu, nhịp điệu, dần biết tư duy,tưởng tượng, hình thành ý thức tốt đẹp trong tâm hồn và có hànhđộng đẹp, nghĩa là học sinh biết chuẩn ngôn ngữ tiếng Việt

b.Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 1

* Tri giác

Tri giác của học sinh tiểu học mang tính chất đại thể, ít đi sâu vào chitiết và mang tính không chủ động Do đó, các em phân biệt những đốitượng chưa chính xác, dễ mắc sai lầm, có khi còn lẫn lộn Đối với học sinhđầu bậc tiểu học, tri giác thường gắn với hành động, hoạt động thực tiễn củatrẻ

* Trí nhớ

Do hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất của học sinh ở lứa tuổinày tương đối chiếm ưu thế nên trí nhớ trực quan – hình tượng được phát

Trang 17

triển hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sựvật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa những lờigiải thích dài dòng Học sinh lớp 1 có khuynh hướng ghi nhớ máy mócbằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần, có khi chưa hiểu được những mối liên hệ,

ý nghĩa của tài liệu học tập đó Các em thường học thuộc lòng tài liệu theođúng từng câu, từng chữ và không sắp xếp lại, sửa đổi lại những lời lẽ củamình Trong quá trình dạy học, giáo viên cần giúp học sinh biết cách kháiquát hóa đơn giản mọi vấn đề

* Ngôn ngữ

Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo tuy nhiên họcsinh dân tộc thiểu số ngôn ngữ nói còn hạn chế Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ cókhả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và khám phá bảnthân thông qua các kênh thông tin khác nhau Ngôn ngữ có vai trò quantrọng với quá trình nhận thức cảm tính và lí tính của trẻ Nhờ có ngôn ngữmà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển

* Tư duy

Tư duy của trẻ mới đến trường là tư duy cụ thể mang tính hình thứcbằng cách dựa vào các đặc điểm trực quan của những đối tượng và hiệntượng cụ thể Nhờ ảnh hưởng của việc học tập, học sinh tiểu học dần dầnchuyển từ nhận thức các mặt bên ngoài của hình tượng đến nhận thứcnhững thuộc tính và dấu hiệu bản chất của hình tượng vào tư duy Trongquá trình dạy học, giáo viên phải nắm vững những đặc điểm của quá trìnhnhận thức của học sinh tiểu học đặc biệt là lớp 1 để có những biện pháp dạyhọc phù hợp

b Dạy học sinh lớp 1 phát âm đúng Tiếng Việt là một công việc quan trọng

Mục đích của việc học ngôn ngữ nào đó là để có thêm một phươngtiện giao tiếp, để học tập …người sử dụng ngôn ngữ chỉ có thể sử dụng được

Trang 18

một ngôn ngữ khi nắm vững và sử dụng chúng một cách thành thạo, việc họcphát âm và phát âm đúng chính là điều kiện cơ bản đầu tiên để đảm bảo chongười học chiếm lĩnh được ngôn ngữ đó Nếu phát âm không đúng trước hếtlàm cho người khác không hiểu được điều mình nói Từ phát âm lệch chuẩndẫn tới viết sai Như vậy người học sẽ không sử dụng có hiệu quả ngôn ngữmà mình đang học Một đứa trẻ bắt đầu học nói tiếng mẹ đẻ khi được mộtnăm tuổi Đứa trẻ được ông bà, bố mẹ hoặc anh chị…dạy nói từng âm, từng

từ Như vậy, đứa trẻ được lớn lên trong môi trường ngôn ngữ đó một cách tựnhiên Các em bắt đầu biết nói những mẫu câu đơn giản để bày tỏ ý muốncủa mình Đến 6 tuổi trẻ đã có một vốn từ khá phong phú và những mẫu câu

cơ bản để có thể giao tiếp được trong môi trường sống của mình Người lớnvà cộng đồng luôn là người hướng dẫn đứa trẻ trong quá trình sử dụng tiếng

mẹ đẻ, tuy nhiên HSDTTS khi tới trường mới bắt đầu tiếp xúc, làm quen vàhọc tập bằng một ngôn ngữ hoàn toàn mới là TV các em không có thời gian

để học nói TV trước, cũng không có điều kiện để tiếp xúc để được mọi ngườixung quanh dạy nói một cách tự nhiên như HS người Kinh Ngay lập tức khitới trường các em phải học đồng thời cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Các

em phải làm quen với một hệ thông ngữ âm không hoàn toàn giống với tiếng

mẹ đẻ Với người học ngôn ngữ 2 thì khâu phát âm đóng vai trò quan trọng,khi đã quen với cách phát âm thì những khâu tiếp theo như đọc tiếng, từ, câu

sẽ dễ dàng hơn Bởi vậy, cần phải dạy cho các em phát âm đúng ngay từ khihọc âm vần TV HSDTTS học TV bắt đầu bằng việc học vần Mỗi bài họcvần các em được học từ một đến hai âm, vần mới, một đến hai tiếng mới, từmới; được làm quen và học đọc từ bốn đến sáu từ ứng dụng cùng một bàiđọc ngắn từ một đến ba hoặc bốn câu Giáo viên cần quan tâm đến việc phát

âm đúng với những âm, vần, tiếng, từ cụ thể ngay từ những bài học âm vầnđầu tiên

Để phát âm đúng đòi hỏi các em phải được hướng dẫn theo nhữngphương pháp phù hợp, có thời gian thực hành luyện tập Giáo viên là người

Trang 19

có vai trò quan trọng trong các hoạt động tiếp nhận hệ thống âm vần TVcủa các em

3 Phân môn Học vần lớp 1

a Nội dung chương trình dạy học vần lớp 1.

Nội dung chương trình môn TV lớp 1 được xác định: về kĩ năng, kiếnthức, ngữ liệu

Kĩ năng:

Xác định được kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết

* Kĩ năng nghe

- Nghe trong hội thoại:

+ Nhận biết sự khác nhau của các âm, các thanh và kết hợp củachúng; nhận biết sự thay đổi về độ cao, ngắt, nghỉ hơi

+ Nghe hiểu câu kể, câu hỏi đơn giản

+ Nghe hướng dẫn hoặc yêu cầu

- Nghe hiểu văn bản: nghe hiểu một câu chuyện nội dung thích hợp với

HS lớp 1

* Kĩ năng nói

- Nói trong hội thoại:

+ Nói đủ to, rõ ràng, thành câu

+ Biết đặt và trả lời câu hỏi lựa chọn về đối tượng

+ Biết chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học

- Nói thành bài: kể lại một câu chuyện đơn giản đã được nghe

Trang 20

- Học thuộc lòng một số bài văn vần ( thơ, ca dao, …) trong SGK

* Kĩ năng viết

- Viết chữ: tập viết đúng tư thế; viết các chữ cái cỡ vừa và nhỏ; tập ghi dấuthanh đúng vị trí; làm quen với chữ hoa cỡ lớn và cỡ vừa theo mẫu chữ quyđịnh; tập viết các số đã học

- Viết chính tả:

+ Hình thức chính tả: tập chép, bước đầu tập nghe, đọc để viết chính tả

+ Luyện viết các vần khó, các chữ mở đầu bằng: g / gh, ng / ngh, c / q /k,

+ Tập ghi các dấu câu ( dấu chấm, dấu chấm hỏi)

+ Tập trình bày một bài chính tả ngắn

Kiến thức:

Không có tiết học riêng, chỉ trình bày các kiến thức HS cần làm quenvà nhận biết chúng thông qua các bài thực hành kĩ năng

* Ngữ âm và chữ viết

- Bước đầu nhận biết sự tương ứng giữa âm và chữ cái, thanh điệu và dấu ghithanh

- Chính tả: bước đầu nhận biết một số quy tắc chính tả

Trang 21

* Giai đoạn học chữ: là những từ, ngữ, câu ngắn, đoạn ngắn, các thànhngữ, tục ngữ, ca dao, … phù hợp với yêu cầu học chữ và rèn kĩ năng Ngữliệu phù hợp với lứa tuổi của HS, có tác dụng và mở rộng sự hiểu biết

* Giai đoạn sau học chữ: là những câu, đoạn nói về thiên nhiên, gia đình,trường học, thiếu nhi Ngữ liệu có cách diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, có tácdụng giáo dục giá trị nhân văn và bước đầu cung cấp cho HS những hiểu biếtvề cuộc sống Chú ý thích đáng đến các văn bản phản ánh đặc điểm về thiênnhiên, đời sống văn hóa, xã hội … của các địa phương trên đất nước ta

b Sách giáo khoa.

Cấu trúc sách

TV 1 phần Học vần gồm 103 bài chia làm 3 phần:

- Phần thứ nhất gồm 6 bài đầu, dành cho việc làm quen với chữ cái e, b ,các dấu thanh và cấu trúc tiếng dạng đơn giản nhất

- Phần thứ hai gồm 25 bài tiếp theo dành cho việc học chữ cái và âm, cấutrúc tiếng có vần là một nguyên âm

- Phần thứ 3 gồm 72 bài còn lại dành cho việc học các vần thường gặp,cấu trúc tiếng có vần phức tạp dần

Phần Học vần của sách TV 1 được in ở hai tập Tập 1 gồm 83 bài, tậphai gồm 20 bài, cụ thể như sau:

Cấu trúc bài học

Các bài làm quen được bố trí trên 2 trang sách:

- Trang 1:

Trang 22

+ Tranh minh họa gợi ý tiếng mang chữ ghi âm hoặc dấu thanh mới + Thể hiện chữ ghi âm ( theo kiểu chữ in thường) hoặc ghi dấu thanhcần làm quen

+ Thể hiện chữ ghi âm, dấu ghi thanh hoặc chữ ghi tiếng mới

làm quen

- Trang 2

+ Tranh gợi ý chủ đề luyện nói

Cấu trúc của bài dạy âm- vần mới:

- Trang 1:

+ Các đơn vị chữ ghi âm/vần được dạy trong bài

+ Tiếng chứa các đơn vị chữ được dạy trong bài ( tiếng khóa)

+ Tranh minh họa cho từ chứa tiếng chứa đơn vị chữ học trong bài + Từ chứa tiếng chứa đơn vị chữ học trong bài ( từ khóa)

+ Từ/ ngữ ứng dụng chứa đơn vị chữ vừa học

+ Thể hiện chữ viết thường của các đơn vị

chữ vừa học

- Trang 2:

+ Tranh minh họa câu/ đoạn chứa đơn vị chữ vừa học

+ Câu/ đoạn chứa đơn vị chữ vừa học ( câu/ đoạn ứng dụng)

+ Chủ đề luyện nói

+ Tranh minh họa chủ đề luyện nói

Cấu trúc bài ôn tập:

- Trang 1:

+ Tiêu đề ôn tập

Trang 23

+ Mô hình tiếng/vần chứa đơn vị mẫu đã học

+ Tranh minh họa ( hoặc gợi ý) từ chứa tiếng/vần chứa các đơn vịmẫu đã học

+ Bảng ôn tập chứa các kết hợp cùng loại

+ Từ ngữ ứng dụng chứa các kết hợp cùng loại

+ Thể hiện chữ viết thường của các đơn vị cùng loại

- Trang 2:

+ Tranh minh họa câu/ đoạn ứng dụng chứa các tiếng có âm/vần cùngloại vừa ôn

+ Câu/ đoạn ứng dụng chứa các tiếng có âm/vần cùng loại vừa ôn

+ Nhan đề truyện kể

+ Tranh minh họa cho truyện kể

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỌC TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH LỚP 1 TRƯỜNG

TIỂU HỌC SỐ 2 THƯỢNG TRẠCH

Trang 24

1 Thực trạng phát âm của học sinh lớp 1 trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch

a Thực trạng dạy học.

Thầy giáo Võ Anh Tuân, Hiệu trưởng Trường tiểu học số 2 Thượng Trạch cho biết: “Năm học 2014- 2015, toàn trường có 203 học sinh Tổng số cán bộ, giáo viên 37 người, cắm đều cho 10 bản Từ ngày 10- 8, các thầy, các cô đã lênlại trường đi tìm học sinh, chuẩn bị cho năm học mới Hàng năm, cán bộ nhà trường bằng các mối quan hệ đi xin các cá nhân, tập thể hảo tâm áo quần, sách

vở, đồ dùng học tập về cho học trò của mình”

Điểm trường trung tâm tại bản Cờ Đỏ khá khang trang với một dãy nhà hai tầng kiên cố, vừa đưa vào sử dụng Học trò từ bản ra tới trường cũng phải đi bộmất 2 cây số, qua một ngầm nước rất nguy hiểm

Trước đây, ngầm được bê tông nhưng nước suối hỗn quá, chỉ mấy mùa lũ đã bị cuốn trôi mất Trường khang trang chỉ dáng vẻ bên ngoài, còn bên trong thì thiếu thốn trăm bề: không điện, thiếu thiết bị, đồ dùng học tập, không internet, chẳng sóng điện thoại thế giới bản Cờ Đỏ và ngôi trường tiểu học dường như tách biệt hẳn với bên ngoài

“Thượng Trạch là 1 trong 10 xã vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Bình, điện lưới quốc gia chưa đến được Trường tiểu học Thượng Trạch có 19 điểm trường phân bố khắp 19 bản, xa nhất là bản Aky cách điểm trung tâm 30 Km đường rừng Do điều kiện khắc nghiệt, nên trong 49 giáo viên ở trường thì chỉ có duy nhất 1 cô giáo, chỗ ăn ngủ của các thầy cô cũng được dựng tạm bằng thân nứa và lá cọ Ở những điểm trường xa, các thầy cô phải đi bộ 2 ngày đường rừng mới đến được, đường đi lên dốc xuống khe, những tảng đá to xếp chồng lên nhau tầng tầng lớp lớp, nếu bất cẩn có thể rơi xuống vực thẳm… Điều thiệt thòi nhất của học sinh nơi đây đó là cả khi ở lớp hay ở nhà các em đều phải học tập và sinh hoạt trong tình trạng không có điện, không có sóng điện thoại Đường xá hiểm trở khó đi, thiên nhiên

“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” lại vô cùng khắc nghiệt nên việc học

Trang 25

tập, tiếp thu cái mới của học sinh Thương Trạch gần như bị cô lập với thế giới bên ngoài Bên cạnh đó, hoàn cảnh gia đình đông anh em, khó khăn chồng chất khó khăn nên để được tiếp tục đến trường, hầu hết các em đổng bào dân tộc Ma Coong ở Thượng Trạch đều phải cần mẫn lên nương lên rẫy lao động phụ giúp gia đình, nhiều bữa phải ăn rau rừng thay cơm để chống đói ”.

Đối với HS lớp 1 GV cần sử dụng các phương pháp dạy học mới nhằmphát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm củatừng trường để thu hút HS tham gia học tập Qua điều tra ở một số GV dạylớp 1, các GV cho biết họ rất ngại tổ chức trò chơi cho HS trong giờ Học vần

vì đây là phương pháp đòi hỏi GV phải có sự quản lý lớp học khá tốt Ngoài

ra do môi trường lớp học nhỏ nên khi tổ chức trò chơi HS lớp 1 đang bướcvào giai đoạn chuyển đổi hoạt động: từ hoạt động vui chơi sang hoạt độnghọc tập nên khi được tham gia trò chơi, HS sẽ quá khích làm ảnh hưởng đếncác lớp học khác và GV khó dẫn dắt HS quay trở lại hoạt động học tập saukhi kết thúc trò chơi Tuy nhiên đây là những suy nghĩ hết sức sai lầm vì khitham gia trò chơi, trẻ được chơi hết mình, có tâm lí thoải mái sẽ giúp các emtiếp thu bài học nhanh chóng và có hiệu quả

Như vậy, qua tìm hiểu thực trạng dạy phát âm cho học sinh lớp 1 trườngTiểu học số 2 Thượng Trạch – Bố Trạch – Quảng Bình, tôi nhận thấy các

GV cần phải biết lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp đểđáp ứng yêu cầu dạy học đã đề ra

b Thực trạng học tập của học sinh

Trường tiểu học số 2 Thượng Trạch thuộc xã Thượng Trạch, huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình Trường TH số 2 Thượng Trạch đến 10 điểm trường:

Cờ Đỏ, Bụt, Nồng Cũ, Nồng Mới, Km 51, Chăm Pu, Km 61, Tuộc, Troi, A

Ki Điểm xa nhất là Troi và A Ki, đi bộ mất gần ngày đường

Trang 26

Tổng số học sinh TH điểm bản Cờ Đỏ 42 em, trong đó lớp một 9 em, lớphai 8 em, lớp ba 8 em, lớp bốn 9 em và lớp năm 8 em Độ tuổi đến trườngtrung bình từ 6 đến 7 tuổi.

HS lớp 1 ở Trường tiểu học số 2 Thượng trạch đa số là học sinh dân tộc thiểu

số, học sinh người dân tộc Kinh chỉ chiếm một số lượng nhỏ Qua khảo sát,chúng tôi thấy HS lớp 1 có tỉ lệ HSDTTS khá cao, cụ thể là:

7 HS dân tộc Ma Coong chiếm 77,8 %

1 HS dân tộc A Rem chiếm 11,1 %

1 HS dân tộc Kinh chiếm 11,1%

100% học sinh lớp 1 ở Trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch đã được đihọc Mẫu giáo trước khi vào lớp 1 Nhờ đó các em thích đi học, thích đượcđến trường, có sự tự tin hơn Song vì các em phần lớn là học sinh dân tộcthiểu số nên vốn từ để giao tiếp, để tham gia học tập chương trình các mônhọc ở lớp 1 vẫn còn thiếu một số lớn về số lượng từ Việc sử dụng về từ,cũng như hiểu về từ tiếng Việt lại càng hạn chế hơn Từ đó dẫn tới học sinhlớp 1 trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch còn lúng túng về các kĩ năng nghe,nói

Cụ thể:

Về số lượng từ các em sử dụng được trong giao tiếp chỉ ở mức có thểnói được những từ đơn giản như: chào cô, chào thầy, thưa cô, thưa thầy, cha,

mẹ, ông, bà hay các sự vật gần gũi như cái bàn, cái ghế, quyển sách, cái bút,

…Chỉ nghe và hiểu những câu lệnh thường xuyên như ra chơi, vào lớp, ngồixuống, đứng lên,… Số lượng từ các em sử dụng chỉ ngang với một trẻ emmiền xuôi ở khoảng ba đến bốn tuổi Với vốn từ ít ỏi như trên các em thườngchỉ diễn đạt một vấn đề bằng cách nói từng tiếng thay vì nói cả câu

Trang 27

Ví dụ: Giáo viên hỏi “ Nhà em có mấy người ?” Các em chỉ nói được

“bốn” trong khi đó học sinh bình thường trả lời được “ Thưa thầy (cô) nhà em

có bốn người”

Do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ và thổ âm nên các em học sinh dân tộcthiểu số phát âm sai ở hầu hết các dấu thanh và phần vần Có một số emphát âm sai ở một số âm đầu

Học sinh thường mắc những lỗi phát âm như sau:

* Sai phụ âm đầu

Ngoài những lỗi mang tính chất vùng mà học sinh người kinh cũngthường mắc như: s – x, d- r –gi, ch –tr Học sinh dân tộc thiểu số còn bị lẫnkhi phát âm một số âm do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ

Ví dụ: Dân tộc Ma Coong không phân biệt phụ âm l / đ, phụ âm b / v,

… dân tộc A Rem thường không phân biệt phụ âm p / b:

Lồng lànCon bịt

Trang 28

Dân tộc Phần vần Từ tiếng Việt Phát âm sai Từ phát âm sai

Ma Coong ưu / iu

ươu / iêuanh / enhuôt / uât

at / ơt

Bưu điện

Bướu cổ Cánh chim

Con chuột

Rất hay

iu / ưu iêu / ươu enh / anh uât / uôt

ơt / at

Biu điện

Biếu cổ Cénh chim

Đi đâu

Đi học

Cô giáo

Gà đen Luôn luôn

au / âu ooc / oc

a / ao iên / en uân / uôn

uôn / ôn ƣơn / ơn

* Phát âm sai về thanh điệu

Tiếng Việt có 6 âm thanh, mỗi thanh đều có thể tham gia vào cấu tạo từvà tạo nghĩa cho từ Trong khi đó nhiều ngôn ngữ dân tộc không có thanhđiệu, có một số ngôn ngữ có thanh điệu nhưng số lượng và tính chất cácthanh không hoàn toàn tương ứng với số lượng và tính chất các thanh điệutrong tiếng Việt (Ma Coong, A Rem) Bởi vậy, hiện tượng phát âm khôngđúng các thanh tiếng Việt cũng khá phổ biến ở các học sinh dân tộc thiểu số

Các lỗi mà các em thường mắc như sau:

Dân tộc Dấu

thanh

Từ tiếng Việt Phát âm sai Từ phát âm sai

Trang 29

Ma Coong ~ , /

/ ?

Đã biết Hiệu trưởng

/ , ~ ? /

Lá biết

Hiệu trưởng

A Rem , /

/ , ~

Đi ngủ

Củ sả

Lọ mỡ Cây gỗ

âm chuẩn, chính xác thì học sinh mới có thể viết đúng chính tả, đọc đúng vănbản và học tốt các môn học khác trong nhà trường Tiểu học Ngoài ra, khiphát âm chuẩn ở lớp 1 thì lên các lớp 2, 3, 4, 5, HS sẽ đọc tốt, đọc đúng.Chương trình SGK lớp 1 hiện nay đã có nhiều thay đổi: kênh chữ giảm dầnthay vào đó là việc tăng cường kênh hình để phù hợp với đặc điểm tâm lý,đặc điểm nhận thức của HS lớp 1 Dựa vào đó các thầy cô giáo giảng dạy ởtrường Tiểu học cũng có những phương pháp dạy học cho phù hợp Song dođặc điểm, điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất của từng trường, từng vùng khácnhau nên việc sử dụng các phương pháp dạy học cũng khác nhau

2 Một số nguyên nhân phát âm sai

Về phía học sinh

Thứ nhất, khác với học sinh người Kinh, trước khi đến trường đa số

học sinh dân tộc thiểu số chưa biết sử dụng tiếng Việt Thực tế các em cũngđược trải qua sự chăm sóc của lớp Mầm non, nhưng vốn kiến thức về tiếngViệt như những mẩu hội thoại đơn giản mang tính bắt đầu Bởi trong sinh

Ngày đăng: 21/10/2016, 09:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w