1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Đặc điểm hát ru người Việt

64 1,9K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 649,58 KB

Nội dung

Lí do chọn đề tài Hát ru là một trong những “biệt loại” bài ca trữ tình dân gian ra đời sớm, được truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành di sản văn hó

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

***************

VŨ THỊ HƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM HÁT RU NGƯỜI VIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học

TS NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

HÀ NỘI, 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo, TS Nguyễn Thị Ngọc Lan cùng các thầy cô trong Tổ Văn học Việt Nam – Khoa Ngữ văn – Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực

hiện khóa luận này

Hà Nội, tháng 05 năm 2017

Sinh viên

Vũ Thị Hương

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm hát ru người Việt là kết quả nghiên cứu

của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Ngọc Lan

Kết quả đạt được trong khóa luận là trung thực, rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào

Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, tháng 05 năm 2017

Sinh viên

Vũ Thị Hương

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Cấu trúc của khóa luận 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1 GIỚI THUYẾT VỀ HÁT RU 6

1.1 Khái niệm và phân loại hát ru 6

1.1.1 Khái niệm hát ru 6

1.1.2 Phân loại hát ru 7

1.2 Chức năng và diễn xướng của hát ru 13

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG HÁT RU 16

2.1 Hát ru chứa đựng kiến thức về thế giới tự nhiên và đời sống xã hội 16

2.1.1 Kiến thức về thế giới tự nhiên 16

2.1.2 Kiến thức về đời sống xã hội 20

2.2 Hát ru hàm chứa tình cảm âu yếm, chở che của người lớn đối với trẻ 24

2.2.1 Tình cảm của mẹ đối với trẻ 24

2.2.2 Tình cảm của chị đối với trẻ 30

2.3 Hát ru là lời giãi bày tâm trạng của người mẹ 34

2.4 Hát ru phản ánh hiện thực đời sống của người nông dân xưa 39

2.4.1 Đời sống sinh hoạt 39

2.4.2 Đời sống tình cảm 41

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT HÁT RU 45

3.1 Ngôn ngữ 45

Trang 5

3.1.1 Ngôn ngữ trong sáng, giản dị 45

3.1.2 Ngôn ngữ có tính nhịp điệu 46

3.2 Thể thơ 48

3.2.1 Lục bát 48

3.2.2 Thể hỗn hợp 49

3.3 Các thủ pháp nghệ thuật trong biểu hiện và miêu tả 50

3.3.1 Phép lặp 50

3.3.2 Nhân hóa 50

3.3.3 So sánh 52

3.3.4 Ẩn dụ 53

KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Hát ru là một trong những “biệt loại” bài ca trữ tình dân gian ra đời sớm, được truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành di sản văn hóa tinh thần của nhân loại nói chung và của người Việt Nam nói riêng Không phải ngẫu nhiên, hát ru được xem là “những bài ca hay nhất thế gian” và “trên đời này có loại bài ca nào, có cuộc hát nào mà mối quan hệ giữa người hát với người nghe lại gần gũi, ấm áp, thiêng liêng như ở hát ru…”[7;339] Hát ru còn là phương tiện hữu hiệu để diễn tả tâm hồn, tình cảm con người, góp phần hình thành bản lĩnh và tính cách con người Đến với những câu hát ru, chúng ta thả hồn theo những giai điệu nhẹ nhàng của bà, của mẹ… gác lại những lo toan của cuộc sống, trở về với vùng kí ước tuổi thơ bình dị Đằng sau những câu hát ấy là kho kiến thức khổng lồ, làm hành trang tri thức cho các em bước vào đời, là tình cảm âu yếm chở che, là lời giãi bày thấm đẫm tình mẫu tử, là hiện thực đời sống của người bình dân Việt Nam…

Có thể thấy, hát ru với những biểu hiện về đề tài, chủ đề, chức năng, phương thức diễn xướng… từ lâu đã trở thành đối tượng khám phá của các nhà nghiên cứu Tuy nhiên, cũng trong quá trình khảo sát và thu thập tư liệu, chúng tôi nhận thấy, việc tìm hiểu hát ru với những dấu hiệu nổi bật ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật vẫn chưa thực sự có tính hệ thống Vì thế, với mong muốn nhận diện được những đặc điểm của biệt loại bài ca đặc

sắc này, chúng tôi lựa chọn Đặc điểm hát ru người Việt làm đề tài nghiên cứu

của khóa luận tốt nghiệp đại học

Mặt khác, nghiên cứu về hát ru người Việt giúp bản thân người viết – một sinh viên năm cuối ngành Sư phạm Ngữ văn hiểu cặn kẽ hơn những giá

trị văn hóa lâu đời của cha ông để lại Đồng thời, góp phần bồi dưỡng tâm hồn

Trang 7

và ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ, đặc

biệt là các em học sinh trong nhà trường phổ thông

Hát ru với các phương diện nghiên cứu cụ thể đã được khai thác ở các mức độ khác nhau Có thể kể đến một số công trình, bài viết như sau:

Năm 1987, trong cuốn Mẹ hát ru con tác giả Nguyễn Hữu Thu đã nhận

định: “Toàn bộ hệ thống những bài hát ru, những câu hát, trò chơi của trẻ thơ, đặc biệt âm điệu hát ru con, chính là sản phẩm của truyền thống văn hóa gia đình bắt nguồn từ tấm lòng mẹ con Tiếng hát ru là một hình thức âm nhạc và thơ ca ra đời cùng với người con, không những chỉ thích hợp với giấc ngủ tuổi thơ mà còn mang ý nghĩa giáo dục đạo đức, thẩm mỹ sâu sắc, cần được đem lại cho con cháu chúng ta ngay từ lúc còn bế ngửa trên tay” [9;15] Ý kiến của nhà nghiên cứu đã bước đầu chỉ ra vai trò và chức năng của hát ru trong đời sống sinh hoạt của con người

Năm 1994, tác giả Phạm Phúc Minh trong cuốn Tìm hiểu dân ca Việt

Nam cho rằng: “Hát ru còn gọi là hát ru con hoặc ru em là một lối hát theo tập

quán truyền thống và rất phổ biến ở các vùng, các dân tộc ở trên khắp mọi miền đất nước Tuy mỗi miền, mỗi dân tộc đều có điệu hát ru được gọi bằng các tên gọi khác nhau và âm nhạc cũng mang màu sắc riêng, nhưng có những điểm chung như: giai điệu êm dịu, du dương, trìu mến; tiết tấu đều đặn, nhịp nhàng; lời ca giàu hình tượng, dào dạt tình thương yêu tha thiết đối với em

Trang 8

thơ, tất cả những yếu tố đó đã như đôi cánh nhẹ nhàng đưa em bé vào giấc ngủ yên lành”[6;1996] Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã nhấn mạnh đến phương thức diễn xướng của hát ru đồng thời chỉ ra những nét tương đồng cũng như đặc thù của hát ru ở mỗi vùng miền, mỗi dân tộc

Năm 1997, trong Bình luận văn học, Niên giám số 1, Bùi Mạnh Nhị có bài viết Những bài ca hay nhất thế gian Theo đó,“Hát ru có chức năng đặc

biệt Chức năng này chi phối những đặc điểm khác của nó” Đề cao vai trò của hát ru, tác giả cho rằng: “Ai lớn lên mà không được nghe hát ru thì người

ấy không đủ hoàn thiện Văn minh hiện đại ngày càng trang bị cho con người

đủ thứ Catset, đĩa hát, băng hình là hay và tiện lợi đấy, nhưng dù hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế được sữa âm thanh, sữa tâm hồn tự nhiên của hát ru” [7;342]

Năm 1998, trong cuốn Những thế giới nghệ thuật ca dao Phạm Thu

Yến khi nói về hát ru đã phân tích: “Hát ru là minh chứng rất rõ cho chức năng thực hành, sinh hoạt của văn học dân gian Nó tồn tại trong cuộc sống với tư cách là một thứ nghệ thuật thực dụng Hát ru không chỉ chú ý đến chất lượng thẩm mỹ mà chú ý trước hết đến mục đích ru cho bé ngủ Ru cho bé ngủ mà bé mãi không ngủ, còn khóc thét lên thì nói làm gì Hát ru là làm sao cho bé thôi khóc, cho bé ngủ ngon để bà, để mẹ, để chị còn ra đồng cấy gặt,

để làm trăm việc không tên trong nhà hay được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả.”[15;166] Ở đây tác giả đã có những phân tích khá cụ thể về chức năng và đặc điểm diễn xướng của hát ru

Năm 2006, cuốn Hành trang gia đình trẻ tập hợp một số bài viết tham

dự hội thảo “Giao lưu tiếng hát ru - hành trang gia đình trẻ” với thành phần là các tác giả đang làm việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như ca sĩ, cán bộ nghiên cứu, quản lí văn hóa, bác sĩ, cô giáo và các nhà chuyên môn như: nhạc

sĩ Phạm Tuyên, TS Lê Văn Toàn Các bài viết đem đến cái nhìn tổng quan từ

Trang 9

nhiều góc độ về vai trò, giá trị của hát ru trong xã hội, thực trạng hát ru hiện nay, biện pháp bảo tồn hát ru

Năm 2014, Bùi Thị Minh Lan trong luận văn thạc sĩ Hát ru trong đời

sống văn hóa dân gian của đồng bào Tày, Thái, Mường ở miền núi phía Bắc,

đã nhận xét: “Trong đời sống văn hóa dân gian, hát ru là một bộ phận sinh hoạt tinh thần có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố cấu thành đời sống văn hóa xã hội Hát ru được định hình từ mốc đầu tiên của đời người” [5;27] Đây

là công trình nghiên cứu khá cặn kẽ về hát ru trong đời sống văn hóa dân gian của một số dân tộc miền núi phía Bắc Những phát hiện của tác giả đã giúp chúng tôi có cơ sở để so sánh với hát ru người Việt

Ngoài ra, hát ru còn được giới thiệu trong một số giáo trình văn học dân gian, hoặc bài viết trên các tạp chí, các trang báo điện tử Nhìn chung, hát ru mặc dù đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu song vẫn còn nhiều vấn đề có thể khai thác cụ thể và hệ thống hơn nữa

Từ những gợi ý có tính chất tiền đề của người đi trước, chúng tôi triển khai đề tài với mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu và khẳng định những giá trị to lớn của hát ru

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Khai thác một cách có hệ thống tư liệu về hát ru người Việt, từ đó chỉ

ra những biểu hiện độc đáo nhất của hát ru người Việt trên cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật Nâng cao khả năng tư duy và tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy sau khi tốt nghiệp

- Nhận diện và phân tích các đặc điểm nổi bật của hát ru – một trong những biệt loại bài trữ tình dân gian, gắn với môi trường sinh hoạt gia đình

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 10

Hát ru người Việt với các đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật

4.2 Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Tư liệu

Phạm vi nghiên cứu tư liệu của khóa luận giới hạn ở hát ru người Việt Hát ru gồm cả hai yếu tố: ngôn từ và âm nhạc song trong khóa luận, chúng tôi chỉ tìm hiểu hát ru trên phương diện ngôn từ

Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi đã thống kê và lựa chọn 200 bài hát ru người Việt làm đối tượng khảo sát, phục vụ cho mục đích nghiên cứu Trong đó, lời ru của bà: 22 bài (11%), lời ru của mẹ: 113 bài (56,5%), lời

ru của chị: 57 bài (28,5 %), lời ru của bố: 8 bài (4%) Trên cơ sở đó, chúng tôi chủ yếu phân tích lời ru của mẹ và của chị

4.2.2 Nội dung

Hát ru người Việt chứa đựng những giá trị to lớn trên nhiều phương diện Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật nhất về nội dung và nghệ thuật của hát ru

5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài này người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Tiếp cận hệ thống

- Phân tích, bình giảng

- So sánh, đối chiếu

- Tổng hợp

6 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa luận được triển khai thành 3 chương:

Chương 1: Giới thuyết về hát ru

Chương 2: Đặc điểm nội dung hát ru

Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật hát ru

Trang 11

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 GIỚI THUYẾT VỀ HÁT RU 1.1 Khái niệm và phân loại hát ru

1.1.1 Khái niệm hát ru

Trong các sáng tác dân gian, ca dao là một hình thức nghệ thuật độc đáo, phản ánh chân thực và sống động về đời sống tâm hồn của con người Trong những bài ca trữ tình dân gian, có một biệt loại bài ca thuộc đề tài sinh hoạt gia đình gắn với đời sống mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi dân tộc, đó

là những bài hát ru Có lẽ tuổi thơ của ai cũng đều gắn với khúc hát ru của bà, của mẹ Chắc hẳn chẳng ai còn xa lạ gì với lời ru “Cái cò bay lả bay la” của khúc hát ru đồng bằng Bắc bộ, “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ” của những miệt vườn xanh mướt phương Nam Bài nào cũng thiết tha, chan chứa tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con Vậy hát ru là gì?

Hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh khái niệm hát ru

Tác giả Võ Quang Nhơn trong Lịch sử văn học Việt Nam - văn học dân gian

các dân tộc ít người Việt Nam cho rằng: “Hát ru là một bộ phận dân ca sinh

hoạt liên quan đến thế giới của trẻ con”[8;271] Tác giả Vũ Anh Tuấn trong

Giáo trình văn học dân gian đưa ra định nghĩa: “Hát ru là một biệt loại của ca

dao, gắn bó chặt chẽ với đời sống của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi dân

tộc” [12;199] Bùi Thị Minh Lan trong Hát ru trong đời sống văn hóa các dân

tộc Tày, Mường, Thái ở miền núi phía Bắc cho rằng: “Hát ru là một loại hình

nghệ thuật dân gian đặc sắc, thuộc bộ phận dân ca sinh hoạt liên quan đến thế giới của trẻ thơ, là những lời hát dân ca dùng để ru trẻ nhỏ và truyền cho trẻ

những cung bậc tình cảm từ người lớn.” [5;9] Trong Bách khoa toàn thư mở

Wikipedia cũng có định nghĩa: Hát ru là những bài hát nhẹ nhàng đơn giản

giúp trẻ con ngủ Phần lớn các câu trong bài hát ru con lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian được truyền miệng từ bà xuống

Trang 12

mẹ, thế hệ trước sang thế hệ sau Do đó, những bài hát này rất đa dạng, mang tính chất địa phương, gần như mỗi gia đình có một cách hát riêng biệt.[20] Chúng tôi cũng có cùng quan điểm với ý kiến này

1.1.2 Phân loại hát ru

Dựa vào đề tài hát ru, có thể chia hát ru thành 2 loại: Những bài hát ru đích thực và những bài hát ru tùy hứng

a, Những bài hát ru đích thực

Loại bài ca này thường bắt đầu bằng các mô típ: “Cái ngủ mày ngủ”;

“Con ơi con ngủ cho ngoan”; do người lớn sáng tác, với mục đích ru trẻ

Với cha mẹ thì giấc ngủ an lành của con như chính niềm hạnh phúc được nuôi dưỡng từng ngày và những lời hát ru da diết thấm đượm tình quê hương, thấm đượm tình mẫu tử thiêng liêng luôn được chuyển tải bằng những lời ca vỗ về cho giấc ngủ con trẻ Trong hát ru thường chỉ chú ý đến lời (ca từ) còn giai điệu (nhạc lý) thì mỗi bà mẹ có một giọng trữ tình riêng nhưng vẫn gây ấn tượng sâu sắc trong suốt cả cuộc đời người con Và lời hát ru của người mẹ sẽ rất quan trọng để góp phần nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ cùng tình mẫu tử ngay từ khi còn bé Người ru nêu lên lí do vì sao bé cần ngủ ngoan, ngủ sâu:

Ru em em ngủ cho ngoan

Để mẹ đi chặt cây chuối trên nương xa

Em ngủ đừng khóc nữa Ngoài đồng xa cha đang đi kiếm măng non Nín đi hỡi em ơi

Nơi xa mẹ nhặt được nhiều ngọn rau non Đừng khóc nữa hỡi em ơi [24]

Bé ngủ ngoan, ngủ sâu thì cha mẹ mới làm được việc: chặt cây chuối, kiếm măng non, nhặt rau Công việc ba mẹ làm xuất phát từ tình yêu thương

Trang 13

con, muốn con được hưởng đầy đủ sự ấm no, hạnh phúc Nghe con khóc mà lòng cha mẹ xót xa, những giai điệu : “đừng khóc nữa”, “nín đi hỡi em” vang lên để đưa bé vào giấc ngủ Lời ru ngọt ngào tha thiết, tuy đơn giản mà ấm áp tình yêu thương

Mẹ còn dỗ bé ngủ say với lí do hết sức bình dị:

Ru em cho théc cho muồi

Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu Mua cau Nam Phổ,

Mua trầu chợ Dinh Chợ Dinh bán áo con trai Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim [21]

Ăn trầu là một nét đẹp văn hóa của người Việt Đối với người Việt xưa thì “miếng trầu là đầu câu chuyện” đưa mọi người đến gần với nhau hơn Lời

ru của mẹ còn như một lời giới thiệu về địa danh và sản vật, sản phẩm thủ công của địa phương Đó như những kiến thức đầu đời mà trẻ nhận được từ lời ru của mẹ

Ngoài ra mẹ ru bé ngủ vì nhiều mục đích khác nhau: “Để mẹ đi cấy đồng sâu”, “Để mẹ đi chăm cây lúa trên nương”, “Để mẹ xúc nốt bồ than cho đầy” Nhưng dù vì mục đích gì thì cũng đều bắt nguồn từ tình yêu thương con, mẹ cố gắng làm tất cả điều đó để bé có được cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn Yêu bé, bé ngủ ngoan để mẹ yên tâm làm việc Như vậy, mẹ đã hạnh phúc lắm rồi

Sau khi đề cập tới mục đích ru bé ngủ, mẹ hứa với bé là nếu ngủ ngoan, khi ngủ dậy sẽ được ăn ngon:

À ơi

Em tôi buồn ngủ buồn nghê

Trang 14

Buồn ăn cơm nếp, cháo kê, thịt gà Buồn ăn bánh đúc, bánh đa

Củ từ, khoai nướng cùng là cháo kê [24]

Cơm nếp, cháo kê, thịt gà, củ từ, khoai nướng là những món ăn phổ biến của vùng nông thôn Tất cả đều là “cây nhà lá vườn” chứa đầy đủ chất dinh dưỡng để bé lớn khôn và phát triển Điệp từ “buồn” nhắc lại 4 lần nhấn mạnh đến món ăn mà bé được thưởng thức sau khi mẹ đi làm về

Hay:

Cái ngủ mày ngủ cho ngoan

Để mẹ đi cấy đồng xa trưa về Bắt được con cá rô, trê

Thòng cổ mang về cho cái ngủ ăn [17]

Em ngủ ngoan, ngủ say không quấy khóc để mẹ “đi cấy” Hình ảnh

“con cá rô, trê” - những thứ quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người dân lao động thôn quê Trên những con mương dẫn nước vào ruộng có biết bao nhiêu cá, cua Sau khi cấy xong hoặc nghỉ trưa, mẹ dành ít thời gian bắt cá, lúc ấy đã có bữa ăn dinh dưỡng cho cả nhà và cho bé “thòng cổ mang về cho cái ngủ ăn”

Còn nhiều món ăn ngon mà bé sẽ được thưởng thức sau giấc ngủ: “con

dê đã mùi thì để em ăn”, “con thèm cá mát canh khoai”, “con thèm xơ mít, thèm tai quả hồng” Bởi bé được mẹ dành cho tất cả tình yêu thương, chở che, đùm bọc Đặc biệt, bé còn được lớn lên, chơi đùa cùng bạn bè, ê a những câu hát đồng dao quen thuộc Hạnh phúc lắm khi câu đầu tiên bé bi bô gọi tiếng “mẹ”

b, Những bài hát ru tùy hứng

Những bài hát ru này tùy vào “lưng vốn” thơ ca của bà, của mẹ mà “bẻ”

theo điệu hát ru, có thể là ca dao, là trích đoạn truyện Kiều của Nguyễn Du,

Trang 15

hay bài ca đẫm nước mắt Lỡ bước sang ngang, Cô lái đò của nhà thơ Nguyễn

Bính

Bà, mẹ, chị đã lấy những bài ca dao để ru bé ngủ Những bài ca dao thuộc nhiều chủ đề khác nhau, trở thành nguồn “chất liệu” dồi dào cho bà, cho

mẹ dựa vào đó cất lên lời hát ru trẻ Chẳng hạn, một bài ca dao tỏ tình:

Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen

Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà

Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu

Áo anh sứt chỉ đã lâu Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng Khâu rồi anh sẽ trả công

Đến lúc lấy chồng anh lại giúp cho Giúp cho một thúng xôi vò

Một con lợn béo, một vò rượu tăm Giúp cho đôi chiếu em nằm

Đôi chăn em đắp, đôi chằm em đeo [24]

Lời tỏ tình nhưng vô cùng kín đáo, mượn chiếc áo, chàng trai nói những lời thổ lộ tình cảm của mình và mong muốn có thể kết duyên cùng cô gái Chàng trai đã viện cớ rằng áo bị sứt chỉ, mẹ già chưa thể khâu mà anh ta cũng chưa có vợ nên chiếc áo đã bị rách trong tình trạng như vậy rất lâu rồi

Và nếu cô gái chịu khâu áo giúp mình thì chàng trai sẽ dốc lòng báo đáp công lao ấy, lúc cô gái lấy chồng anh ta sẽ giúp cho một thúng xôi vò, một con lợn béo, vò rượu tăm, chiếu để cho cô gái nằm Ta có thể nhận thấy đây là những

lễ vật rất có giá trị cho ngày cưới của cô gái Những vật này cũng là lễ vật mà

Trang 16

chàng trai sẽ mang đến hỏi cưới cô gái, nếu như cô gái thuận lòng kết duyên cùng anh ta Hai câu thơ cuối “Giúp cho quan tám tiền cheo/ Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau” chính xác là những lễ vật dành cho đám hỏi

Hay người lớn còn ru bé ngủ bằng câu chuyện về mối tình lỡ dở:

Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân

Nụ tầm xuân nở hoa xanh biếc

Em đi lấy chồng, anh tiếc lắm thay

Ba đồng một miếng trầu cay Sao anh không hỏi những ngày còn không Bây giờ em đã có chồng

Như chim vào lồng, như cá cắn câu

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ Chim vào lồng, biết thuở nào ra…[17]

Chỉ hai câu ca dao đầu tiên mộc mạc mà gợi lên cả một trời thương nhớ, sắc trắng tinh khôi, hương thơm ngan ngát của hoa bưởi ướp trong làn tóc Nhưng những hình ảnh ấy đều chỉ là ẩn dụ tượng trưng cho những kỉ niệm đẹp đã qua Chàng trai thất tình hồi tưởng lại cảnh cũ người xưa, để rồi

chỉ biết thốt lên một câu nghẹn ngào chua xót: Em có chồng rồi, anh tiếc lắm

thay! Lời trách móc dịu dàng và âu yếm của cô gái: Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không? Nếu không thật lòng yêu thì cô gái không thể có những lời

chân thành như vậy Đó cũng là điều an ủi duy nhất đối với chàng trai lúc này

Câu Ba đồng một mớ trầu cay giản dị, tự nhiên nhưng bao hàm nhiều ý

nghĩa Ba đồng (số ít) đối lập với một mớ (số nhiều) Trầu càng rẻ thì cái giá phải trả cho tình duyên lỡ làng càng đắt, sự tiếc nuối càng tăng Do vậy mà chàng trai lại càng xót xa, ân hận! Cô gái trách chàng trai vì sao anh không hỏi cô làm vợ đúng lúc, để đến nỗi giờ đây cả hai phải lâm vào cảnh day dứt, khổ tâm

Trang 17

Duyên tình chúng mình dang dở, lỗi ấy tại ai? Tại ai đi nữa thì bây giờ

cũng đã muộn màng: Bấy giờ em đã có chồng/ Như chim vào lổng như cá cắn

câu Chim vào lồng, cá cắn câu là những thành ngữ quen thuộc hỏi về hoàn

cảnh bị ràng buộc, mất tự do của người con gái đã có chồng Dù muốn hay không thì cũng đành lòng vậy, cầm lòng vậy! Câu ca dao có âm điệu trầm buồn, thổn thức, giống như tiếng thở dài chua xót cho duyên phận lỡ làng

Những lời hát ru như vậy, không đơn thuần chỉ là lời ru trẻ mà ở đó còn chất chứa biết bao tình cảm, nỗi niềm của những người hát

Nhiều ông nội, ông ngoại lại lẩy Kiều hoặc tập Kiều khi ru cháu, vừa

dạy dỗ vừa tỏ bày tâm sự :

À ơi ới… à ạ ơi…

Còn non còn nước còn dài Nắng mưa thui thủi quê người một thân Đoái trông muôn dặm tử phần

Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa…

À à ơi… ới à à ơi…

Xót thay chiếc lá bơ vơ Kiếp trần biết rũ bao giờ cho xong!

Bốn bề bát ngát mênh mông Triều dâng hôm sớm mây lồng trước sau Bốn phương mây trắng một màu

Trông vời cố quốc biết đâu là nhà

Trang 18

Âm điệu “ru hời” “à à ơi” cùng với sự ôm ấp, vỗ về nhẹ nhàng để đưa

trẻ nhanh vào thế giới của “những giấc mơ êm ái”

Còn biết bao bài ca dao khác cũng được bà, mẹ, chị dùng để ru bé ngủ

Lời ru ấy đã thấm đẫm tuổi thơ con những tình cảm thiêng liêng: tình cảm gia đình, tình yêu thương giữa con người với nhau Khúc hát ru đầu đời là hành trang để con vững bước vào ngưỡng cửa cuộc đời

1.2 Chức năng và diễn xướng của hát ru

Theo Phạm Thu Yến, hát ru là minh chứng rất rõ cho chức năng thực hành - sinh hoạt của văn học dân gian Nó tồn tại trong cuộc sống với tư cách của một thứ nghệ thuật ích dụng Hát ru không chỉ chú ý đến chất lượng thẩm

mỹ mà chú ý trước hết đến mục đích ru cho bé ngủ Ru cho bé ngủ mà bé mãi không ngủ còn khóc thét lên thì nói làm gì Hát ru là làm sao cho bé thôi khóc, cho bé ngủ ngon để bà, để mẹ, để chị còn ra đồng cấy gặt, để làm trăm việc không tên trong nhà hay dược nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả

Đối với trẻ thơ, hát ru là một trong những yếu tố hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là nhịp cầu nối tâm thức trẻ với mọi bài học về cuộc sống xã hội bởi vì nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các em nhằm phát triển tình cảm, đạo đức, tình đoàn kết, mở rộng nhận thức, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, qua đó góp phần giáo dục trẻ về truyền thống văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Trong quá trình sưu tầm và nghiên cứu về hát ru có thể mỗi tác giả với cách tiếp cận từ những góc độ khác nhau, theo những cách nhìn nhận khác nhau đã định nghĩa hát ru theo những cách riêng của mình Nhưng tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng hát ru là những sáng tác dành cho trẻ em,

có chức năng ru trẻ, đưa trẻ vào giấc ngủ ngon Đây cũng chính là đặc trưng diễn xướng nổi bật của hát ru

Trang 19

Văn học dân gian là nghệ thuật đa yếu tố - nghệ thuật diễn xướng Loại nghệ thuật này nảy sinh từ nhu cầu giao tiếp trực tiếp và được sử dụng như một phương tiện đặc sắc của hành động giao tiếp ấy Các tác phẩm văn học dân gian thường bộc lộ tình cảm trong các hình thức đối thoại của con người: nam - nữ; người dân - cộng đồng làng xóm; mẹ - con và hát ru là một trong những hình thức diễn xướng đặc biệt Diễn xướng hát ru không cồng kềnh, quy mô như một số hình thức diễn xướng văn nghệ dân gian khác như dân ca nghi lễ, hát đối đáp nam nữ hội hè dình đám, mà nó đơn giản ấm áp, thấm đẫm tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình Ở đây chỉ có mẹ và con, chị và em, bà và cháu không phải là đối đáp mà là một nhân vật trữ tình (người hát) có đối tượng trực tiếp để trao gửi tâm tình Hát ru thể hiện đậm đà khả năng giao đãi tình cảm của con người, mang tính thực hành và tính thẩm mỹ cao Trẻ em thích được ru bởi trước hết nó được hưởng sự giao cảm trực tiếp, tình yêu thương thuần khiết trong vòng tay âu yếm, tin cậy của

bà, của mẹ Vòng tay êm ái, vành nôi đu đưa và lời ca dịu dàng còn gì thanh bình hơn thế để đứa trẻ thiu thiu đi vào giấc ngủ

Giấc ngủ của bé thật ấm áp và hạnh phúc khi có lời ru bên nôi hay bên võng của những người thân yêu:

Con cò bay lả bay la Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng Tính tình tang, là tang tính tình Duyên tình rằng, ấy duyên tình ơi Rằng có nhớ, nhớ hay chăng Rằng có biết, biết hay chăng [23]

Đó là hình ảnh con cò bay trên những cánh đồng rộng lớn, thẳng cánh

cò bay Hình ảnh ấy gắn với biết bao kỉ niệm tuổi thơ của mỗi người khi sinh

ra và lớn lên trên những miền đồng bằng lúa nước ấy Chẳng còn lạ lẫm gì

Trang 20

hình ảnh cánh cò trắng phau đang vỗ từng phách nhịp nhàng trên nền trời xanh Nó như làm cho cuộc sống và không khí chốn làng quê vốn dĩ thanh bình nay lại càng thanh bình hơn Tính nhạc “tính tình tang, là tang tính tình” giúp bé dễ đi vào giấc ngủ

Như vậy, bé là đối tượng để người lớn gửi gắm, bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình Trước khi đứa trẻ hiểu được ý tứ lời ca, nó đã được sống trong không khí dịu dàng với những nét nhạc đồng quê êm ái Còn tâm tình, ý tứ của bài ca là tiếng lòng của người lớn Hát ru là lời người lớn hát với chính mình, hát về gia đình, hát về quê hương và những người thân yêu nhưng nhiều nhất là đứa con bé nhỏ yêu thương của mình

Tiểu kết:

Giới thuyết về hát ru người Việt, có thể thấy được những nhìn nhận và đánh giá cụ thể về vấn đề khái niệm và phân loại hát ru Dù là hát ru đích thực hay hát ru tùy hứng thì cũng đều bộc lộ rõ vai trò của nó trong đời sống sinh hoạt của người bình dân xưa Hát ru tồn tại trong thực tế như một loại nghệ thuật mang tính ứng dụng trực tiếp, gắn liền với mục đích ru trẻ Đây là đặc điểm diễn xướng vô cùng đặc biệt của hát ru

Trang 21

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG HÁT RU

Hát ru phản ánh sinh hoạt xã hội, hoạt động lao động sản xuất, thế giới hiện thực, tình cảm yêu thương của con người, có tính chất trao truyền thế hệ

Đó là những bài ca bình dị, hồn nhiên dễ hát, dễ nhớ mang âm hưởng trữ tình

êm dịu, đằm thắm, ấm áp tình người thể hiện qua mẹ ru con, chị ru em

2.1 Hát ru chứa đựng kiến thức về thế giới tự nhiên và đời sống xã hội

2.1.1 Kiến thức về thế giới tự nhiên

Thế giới nghệ thuật trong những lời hát ru thật đa dạng, thân thuộc bật lên từ cuộc sống hàng ngày vừa để dỗ dành, vừa dạy cho trẻ những bài học nhận biết về đặc điểm thế giới đồ vật, sự vật, hiện tượng đơn giản trong cuộc sống:

Buồn vì một nỗi tháng Giêng Con chim cái cú nằm nghiêng thở dài Buồn vì một nỗi tháng Hai

Đêm ngắn ngày dài thua thiệt người ta Buồn vì một nỗi tháng Ba

Mưa dầu nắng lửa người ta lừ đừ Buồn vì một nỗi tháng Tư

Con mắt lừ đừ cơm chẳng muốn ăn Buồn vì một nỗi tháng Năm

Chưa đặt mình nằm gà đã gáy kêu [19]

Bài ca dao trên chỉ ra dặc điểm của các tháng trong năm: tháng hai đêm ngắn ngày dài; tháng ba mưa nhiều nắng gắt, tháng năm ngày dài đêm ngắn Kiến thức về các tháng trong năm là rất cần thiết, ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời bé đã được tiếp xúc với những kiến thức sơ khai này

Trang 22

Đối với trẻ những kiến thức mà bé cảm nhận được qua lời ru rất có ích cho sự phát triển của trẻ sau này

Qua lời ru, phong cảnh núi non, thác ghềnh được hiện lên thật sống động:

Nước sông Thao biết bao giờ cạn Núi Ba Vì biết vạn nào cây [12;210]

Hình ảnh “bao giờ cạn”, “vạn nào cây” cho thấy nguồn nước dồi dào của dòng sông Thao, cây cối xanh tốt của núi Ba Vì Tất cả đã tạo nên bức tranh với thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ

Hay đó còn là những cảnh êm ả, thơ mộng của những cánh đồng, dòng sông, con đường ở các vùng miền trên đất nước được hiện lên sinh động, hữu tình:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ [12;210]

“Non xanh nước biếc” ấy lại được so sánh “như tranh họa đồ” khơi gợi lòng người niềm tự hào về giang sơn gấm vóc, về quê hương đất nước tươi đẹp, mến yêu

Hồ Tây – một địa danh của Hà Nội ngàn năm văn hiến, cũng được ngòi bút tài hoa của người xưa vẽ thành bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ:

Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ [17]

Bài ca dao là bức tranh toàn cảnh Hồ Tây vào một buổi sáng tinh mơ

Mở đầu là nét chấm phá đơn sơ nhưng sinh động: Gió đưa cành trúc la đà

Làn gió nhẹ sớm mai làm đung đưa cành trúc trĩu nặng sương đêm, tạo nên cái dáng mềm mại, nên thơ Trong câu tiếp theo, các âm thanh hòa quyện vào

Trang 23

nhau: Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Tiếng chuông ngân nga,

tiếng gà gáy rộn rã báo hiệu một ngày mới bắt đầu Tiếng chuông chùa vang vọng giữa thinh không gợi cảm giác bình yên Tiếng gà gáy gợi lên cuộc sống quen thuộc nơi thôn dã Âm thanh của cõi đạo, cõi đời… làm tăng thêm vẻ tĩnh lặng của đất trời lúc đêm tàn, ngày rạng Những ai đã đến Hồ Tây khi màn sương dày đặc còn bao phủ mặt hồ thì mới thấy được cái hay, cái đẹp của

câu: Mịt mù khói toả ngàn sương và mới thực sự sống trong tâm trạng lâng

lâng thoát tục trước vẻ đẹp thần tiên ấy Nếu ở ba câu thơ trên mới thấp thoáng hơi hướng cuộc sống thì đến câu thứ tư, hình ảnh cuộc sống lao động

đã hiện ra khá rõ nét qua nhịp chày giã dó dồn dập của dân làng Yên Thái

Nhịp chày cũng là nhịp điệu hối hả của cuộc sống cần lao Hình ảnh mặt

gương Tây Hồ làm bừng sáng cả bài ca dao Mặt trời lên xua tan sương mù,

tỏa ánh nắng xuống mặt nước, Hồ Tây trở thành một mặt gương khổng lồ sáng long lanh, vô cùng đẹp đẽ!

Trên khắp đất nước Việt Nam ta, ở đâu cũng có những cảnh đẹp làm xao xuyến hồn người Những cảnh đẹp ấy đi vào lời ru một cách nhẹ nhàng,

tha thiết: Xứ Lạng với Đồng Đăng có phô Kì Lừa, Có nàng Tô Thị có chùa

Tam Thanh Hà Nội với ba sáu phố phường, Hồ Tây, Hồ Gươm, gò Đống Đa,

chùa Một Cột Xứ Huế với vẻ đẹp uy nghiêm, trầm mặc của cung điện, đền đài, lăng tẩm, của sông Hương với núi Ngự Bình Những đêm trăng sáng,

tiếng hò ngân dài trên sông nước Hương Giang: Đò từ Đông Ba đò qua đập

đá/ Đò về Vĩ Dạ thẳng ngã ba sần/ Lờ đờ bóng ngả trăng chênh/ Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non Người dân Nam Bộ tự hào với mảnh đất trù phú,

màu mỡ bốn mùa hoa thơm trái ngọt, lúa chín vàng đồng: Cần Thơ gạo trắng

nước trong/ Ai đi đến đó chẳng mong ngày về

Trang 24

Trong hát ru còn có cả một thế giới đặc biệt dành riêng cho trẻ Đó chính là thế giới cỏ cây hoa lá và đặc biệt là thế giới những con vật gần gũi, đáng yêu, đó là thế giới mà trẻ thích nhất:

Cái cò, cái vạc, cái nông Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò Không không tôi đứng trên bờ

Mẹ con nhà vạc đổi ngờ cho tôi [21]

Đó còn là hình ảnh:

Ầu ơ…

Ví dầu cá bống đánh đu Tôm càng hát bội, cá thu cầm chầu

Ầu ơ…

Ví dầu ví dẩu ví dâu

Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng [23]

Lời ru đưa trẻ vào thế giới của những con vật đáng yêu: con cò, con cá, cái bống, con tôm, con trâu Ở cái thế giới thần tiên này, con vật cũng có những việc làm giống như con người: Con cò đi bắt tôm, bắt tép, con cò đi

Trang 25

đón cơn mưa, còn cái bống thổi cơm, nấu nước, đi chợ Những thế giới này được tả và kể rất đỗi thân thương, hấp dẫn với trẻ

Những câu hát ru như làm cho trẻ không chỉ được biết đến thế giới của những con vật nhỏ bé, đáng yêu mà còn nhận ra những thanh điệu giàu nhạc tính của tiếng Việt, rồi để sau này trẻ biết nghe, biết nói, biết sử dụng tiếng

mẹ đẻ một cách thành thạo Mặc dù trẻ chưa thể hiểu được hết nội dung của những câu hát ru, nhưng rồi dần dần, lời ru cứ thầm dần vào tâm hồn trẻ, hình thành trong trẻ phong cách ngôn ngữ dân tộc, bản sắc độc đáo của tâm hồn Việt Nam Một chân trời kiến thức với thế giới tự nhiên được mở ra thông qua lời ru Những tri thức ấy sẽ theo sát các em, nâng bước các em bước vào đời với tình yêu của bà, của mẹ

2.1.2 Kiến thức về đời sống xã hội

Không chỉ cung cấp những kiến thức về tự nhiên, hát ru còn là kho kiến thức về đời sống xã hội Những lời ru của người lớn mở ra chân trời về hiện

thực cuộc sống của người nông dân:

Con vua thì lại làm vua Con sãi ở chùa lại quét lá đa Bao giờ dân nổi can qua Con vua thất thế lại ra quét chùa [17]

Câu ca dao trên mở ra hiện thực xã hội phong kiến Đó là chế độ cha truyền con nối trong các vương triều phong kiến, vua là thiên tử (con trời ) khi vua về già thì làm Thái thượng hoàng còn hoàng tử con vua sẽ được lập ngôi, nếu vua mất mà hoàng tử còn quá trẻ thì mẫu hậu có thể buông rèm nhiếp chính, mọi vấn đề của triều chính đều hỏi ý thiên tử (hỏi ý cậu bé con của vua

và hoàng hậu)

Hình ảnh “con sãi ở chùa” đại diện cho tầng lớp người nông dân thấp

cổ bé họng trong xã hội Những người nghèo khổ không được ăn sung mặc

Trang 26

sướng, không hề được biết đến cuộc sống thượng lưu Vị trí và công việc của

họ cũng tầm thường như hoàn cảnh xuất thân “quét lá đa” - những công việc tầm thường Và điều đặc biệt là tình thế ấy hoàn toàn thay đổi khi “dân nổi

can qua”: Bao giờ dân nổi can qua /Con vua thất thế lại ra quét chùa

Trong xã hội vẫn còn tồn tại những hoàn cảnh trái ngược nhau:

Người thì mớ bảy, mớ ba Người thì áo rách như là áo tơi [2;249]

So sánh hai hoàn cảnh trái ngược nhau giữa kẻ giàu - người nghèo để cho thấy xã hội lúc bấy giờ Những hình ảnh ẩn dụ có ý nghĩa biểu trưng cao khiến bài ca dao ngoài nghĩa cụ thể còn có ý nghĩa phản ánh sự phẫn nộ của nhân dân lao động Hình ảnh “mớ bảy, mớ ba” tức là áo trong áo ngoài, cái đơn cái kép đủ thứ; thường dùng để tả vẻ giàu sang trong sự ăn mặc Ngược lại, hình ảnh “áo tơi” nghĩa là thiếu thốn, rách rưới trong ăn mặc Như vậy, bài ca dao cho thấy sự chênh lệch quá lớn giữa các tầng lớp trong xã hội Người giàu không hề có sự chia sẻ cho người nghèo Họ ăn mặc sang trọng, đẹp đẽ mặc kệ những kiếp người bất hạnh xung quanh

Có khi là câu hát hài hước về sự đói nghèo:

Bực mình chẳng dám nói ra Muốn đi ăn cỗ chẳng ma nào mời [9;49]

Phong tục cưới xin lạc hậu của thôn xã xưa cũng được phản ánh theo một lối riêng:

Cái Bống là cái Bống bè Chửa cheo chửa cưới đã về làm dâu Muốn lấy thì cưới con trâu

Đừng cưới con lợn nàng dâu không về [9;49]

Nền kinh tế nước ta là gốc nông nghiệp nên chăn nuôi là không thể thiếu, vì vậy mà kinh nghiệm trong chăn nuôi còn được đi vào lời ru êm ái:

Trang 27

Nuôi gà phải chọn giống gà

Gà ri bé giống nhưng mà đẻ mau

Gà nâu chân thấp chắc mình

Đẻ nhiều, trứng lớn, con vừa khéo nuôi

Chả nên nuôi giống pha mùi

Đẻ không được mấy, con nuôi vụng về.[18]

Đây là kinh nghiệm mà người chăn nuôi cần phải có để có được giống

gà tốt, ăn ngon, cho trứng nhiều Các loại gà nên nuôi: gà ri mắn đẻ; gà nâu trứng lớn, đẻ nhiều Trứng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng thường có trong bữa ăn gia đình người Việt Ngoài ra, trứng rất tốt đối với sự phát triển của

trẻ Trở về với kinh nghiệm chọn gà, không nên nuôi gà pha mùi vì đẻ không

được mấy, con nuôi vụng về

Ru con bên nôi, các bà, các mẹ cất lên những tiếng hát ru cho bé ngủ

Ẩn trong lời ca tiếng hát ấy là trang bị cho các em kiến thức về nữ công gia

chánh:

Con gà cục tác lá chanh Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi Con chó khóc đứng khóc ngồi

Bà ơi đi chợ mua tôi củ riềng Con trâu cười ngả cười nghiêng Tôi không ăn giềng mua tỏi cho tôi [18]

Lời hát ru cho trẻ ngủ nhưng chứa dựng trong đó là cách nấu những món ăn quý hiếm của người xưa Đó là cách sử dụng những gia vị cần thiết ở từng món ăn, đặc trưng tạo nên chất lượng ở từng món: thịt gà phải có lá chanh, thịt lợn phải có hành, thịt trâu với tỏi Những kinh nghiệm ấy được đúc kết trong lời hát ru, để rồi đi vào tiềm thức của trẻ một cách êm ái, nhẹ nhàng

Trang 28

Tiếng hát ru còn là tiếng hát than thở về cuộc sống vất vả, lam lũ, quẩn quanh không lối thoát của người lớn:

Gánh cực mà đổ lên non Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo [2;248]

Nỗi cực khổ, thiếu thốn trong đời sống vật chất cứ bám riết dai dẳng suốt cuộc đời của người nông dân: “cực còn chạy theo”

Hay đó là lời than vì bị áp bức nặng nề kêu trời mà trời chẳng thấu:

Ếch kêu dưới vũng tre ngâm Ếch kêu mặc ếch, tre dầm mặc tre [2;248]

Bên cạnh lời than, lời hát ru còn thể hiện thái độ phản ứng có phần quyết liệt đối với giai cấp thế lực, những hạng người “máu mặt” trong xã hội phong kiến:

Con ơi nhớ lấy câu này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan [12;207]

Bộ máy cai trị trong xã hội phong kiến từ địa chủ, phú ông, vua chúa đều là những kẻ áp bức bóc lột dân đen Họ không yêu thương dân chúng mà ngược lại sống sung sướng, xa hoa trên mồ hôi, xương máu của dân Chúng

“cướp” của dân bằng nhiều thủ đoạn: tăng thuế, đưa ra nhiều luật hà khắc mục đích chung là lấy tiền của dân Một xã hội mục nát hiện lên chân thực và sinh động qua lời ru Cũng chính điều ấy phần nào sẽ trở thành một phần kí

Hay trong bài ca dao sau:

Đố ai ngồi võng không đưa

Trang 29

Ru con không hát, đò đưa không chèo

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình [21]

Ngoài ra, còn rất nhiều những bài ca dao nói ngược được dùng trong hát ru Những hiện tượng ngược với logic thông thường tạo nên cách nhìn, cách nói ngộ nghĩnh, ấn tượng, đúng như nhận xét rất tinh tế của nhà nghiên cứu Hoàng Tiến Tựu “nói về cái ngược để hiểu thêm về cái thuận”[12;208] nói như vậy có nghĩa là những lời nói ngược ấy không chỉ cho chúng ta sự ấn tượng mà còn hiểu sâu sắc hơn về xã hội

Từ lúc còn nằm ngủ trên nôi, trong vòng tay ấm áp của người lớn, trẻ

đã có được những cảm nhận riêng về cuộc sống xung quanh thông qua lời hát

ru Đó là những chân trời kiến thức gần gũi, thân thuộc với cuộc sống của dân tộc Việt Nó là nguồn sức mạnh phi thường nâng con đến chân trời mơ ước

2.2 Hát ru hàm chứa tình cảm âu yếm, chở che của người hát đối với trẻ

Những năm tháng đầu đời của trẻ cứ êm đềm trôi theo lời hát ru của người hát Những lời hát ấy vừa đưa trẻ vào giấc ngủ, vừa chuyển tải được tình cảm âu yếm, chở che của người lớn đối với trẻ Như chúng tôi đã giới thuyết, lời ru của mẹ, của chị chiếm tỉ lệ lớn nhất trong kết quả khảo sát Vì vậy, ở đây, chúng tôi đi vào xem xét nội dung này qua các biểu hiện chính

2.2.1 Tình cảm của mẹ đối với trẻ

Theo nhóm tác giả giáo trình Văn học dân gian: “Hát ru là thứ sữa mẹ

ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn con người từ thuở bé thơ, là nơi lưu giữ tinh

Trang 30

hoa văn hóa truyền thống cội nguồn của dân tộc.”[12;200] Trẻ rất thích nghe tiếng hát của mẹ và rất tự nhiên, người mẹ đã trở thành người nghệ sĩ đầu tiên đem âm nhạc, nuôi dưỡng tâm hồn cho con

Mẹ nuôi dưỡng tinh thần của con giống như dòng sữa ngọt ngào vậy:

Con đói mẹ cho bú Con lú (ngu dại) mẹ ru hời [9;15]

Ru hời là truyền thống văn hóa, văn minh mẹ Đó là tinh hoa văn hóa Việt Nam Tình yêu thương, lo lắng của mẹ được gửi gắm qua lời ru, tiếng hát cất lên bên nôi, bên võng đưa con ngủ

Niềm hạnh phúc lớn lao nhất của mỗi người mẹ là khi con cất tiếng khóc chào đời Mẹ luôn là người dõi theo từng bước chân con đi Từ lúc lọt lòng, mẹ luôn ở bên chăm sóc, vỗ về, lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ, đến khi lớn khôn mẹ lại là nguồn động lực nâng con dậy sau mỗi lần vấp ngã Người phụ nữ nào đã từng trải qua cuộc đời làm mẹ mới hiểu được sự vất vả khi con đau ốm, có những đêm mẹ phải thức trắng:

Gió mùa thu Mẹ ru con ngủ Năm canh chầy thức đủ vừa năm Hỡi chàng chàng ơi!

Hỡi người người ơi!

Em nhớ tới chàng Em nhhớ tới chàng Hãy nín! nín đi con!

Hãy ngủ! ngủ đi con!

Con hời… con hỡi…

Con hỡi… con hời… hỡi con!…[24]

Tình yêu thương mẹ dành cho con là bao la trời bể Mẹ thức cùng con, lời hát ru đưa con vào giấc ngủ yên bình Sự hi sinh của mẹ trải dài theo thời gian “năm canh” Mẹ làm sao có thể chợp mắt khi con thơ còn khóc Điều

Trang 31

mong muốn nhất của mẹ lúc này đã cất lên thành tiếng hát “hãy nín! nín đi con”; “hãy ngủ! ngủ đi con” Mẹ âu yếm, vỗ về ru bé ngủ trong vòng tay ấm

áp

Niềm hạnh phúc như vỡ òa khi mẹ nghe con thơ nói những tiếng đầu tiên:

Có vàng vàng chẳng hay phô

Có con hay nói trầm trồ mẹ nghe [2;241]

Đối với mẹ, đứa con là hiện thân của những gì quý giá và tha thiết nhất không gì có thể thay thế được Vì thế niềm vui sướng, hạnh phúc của mẹ là khi thấy con chập chững bước đi những bước đầu tiên và bi bô gọi mẹ

Tiếng hát của mẹ trong buổi trưa hè là tất cả nỗi lòng của mẹ:

Trưa hè bên chiếc võng đưa

Mẹ ru con ngủ, mẹ ru con ngủ Giữa trưa nắng vàng

Chim trời ai dễ đếm lông Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày [24]

Mẹ dành tất cả tình yêu thương cho con thơ Sau buổi sáng làm việc vất

vả, buổi trưa là thời gian để nghỉ ngơi nhưng vì con thơ mẹ không thể chợp mắt Mẹ đã thức để ngắm nhìn con chìm vào giấc ngủ cùng tiếng ru hời Mặc

dù không có từ so sánh nào nhưng trong tiếng hát của mẹ ta thấy được phép

so sánh giữa “chim trời” và “nuôi con” Ai có thể đếm được lông chim trời cũng như không thể kể cụ thể được tháng ngày nuôi con Từng ngày được nhìn thấy con thơ khôn lớn trong vòng tay mẹ là điều mẹ cảm thấy tuyệt vời nhất Vậy nên, thời gian đối với mẹ không đóng vai trò gì cả Mẹ hi sinh, mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con mà không hề “kể công” Lòng mẹ

ấm áp biết bao!

Trang 32

Con là nguồn hi vọng lớn lao của mẹ, có con là mẹ phải thêm những lo toan vất vả, thiệt thòi, song mẹ luôn tự hào và vui vẻ chấp nhận sự vất vả ấy:

Có con đi chẳng kịp người Mắc cho con bú, mắc cười với con [2;242]

Với mẹ lúc này, con chính là thiên thần xua tan đi mệt mỏi, cay đắng của cuộc đời mẹ Con là niềm an ủi để mẹ luôn cố gắng, vượt qua cuộc sống khó khăn thực tại

Sự âu yếm, chở che của mẹ cũng được thể hiện rõ trong lời ru:

Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn Con ăn con ngủ thì mẹ đỡ băn khoăn Khi con trở trời hơi gió, mẹ chẳng an tâm chút nào [24]

Mẹ sẵn sàng chịu khổ “bên ướt mẹ nằm” để con được an bình “bên ráo con lăn” Sự hi sinh của mẹ chẳng ngôn từ nào có thể kể hết Mỗi khi con trái gió trở trời, lòng mẹ ngập tràn âu lo Bé đã lớn lên cùng với những lo lắng của

mẹ như vậy đấy!

Mẹ còn quên đi bản thân, hi sinh tất thảy cho chồng cho con

Cái cò là cái cò ca Bắt về làm thịt lấy ra ba phần Miếng nạc thời để phần chồng Miếng xương mẹ gặm, miếng lòng phần con [24]

Bài ca giúp ta hiểu sâu sắc về tấm lòng của mẹ “Miếng xương” là phần cứng và khó ăn nhất mẹ giành về phần mình Còn miếng ngon, mẹ để phần cho chồng, cho con Cả một đời tần tảo nuôi con, thế nhưng chưa lúc nào mẹ nghĩ cho mình nhiều hơn Con là điều đầu tiên mẹ nghĩ đến Tình yêu thương ấy báo đáp sao cho vừa

Ngày đăng: 06/09/2017, 09:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lương Thị Đại, Lò Xuân Hinh (2010), Tục lệ sinh đẻ của người phụ nữ Thái, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục lệ sinh đẻ của người phụ nữ Thái
Tác giả: Lương Thị Đại, Lò Xuân Hinh
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
2. Nguyễn Bích Hà, Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Nhà XB: Nxb Đại học Sƣ phạm
3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2011), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
4. Bùi Trọng Hiền (2010), Hát ru con, nguồn http://www.spnttw.edu.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid=1&sitepageid=139&articleid=472, ngày 24/7/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hát ru con
Tác giả: Bùi Trọng Hiền
Năm: 2010
5. Bùi Thị Minh Lan (2014), Hát ru trong đời sống văn hóa dân gian của đồng bào Tày, Thái, Mường ở miền núi phía Bắc, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sƣ phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hát ru trong đời sống văn hóa dân gian của đồng bào Tày, Thái, Mường ở miền núi phía Bắc
Tác giả: Bùi Thị Minh Lan
Năm: 2014
6. Phạm Phúc Minh (1994), Tìm hiểu dân ca Việt Nam, Nxb Âm Nhạc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu dân ca Việt Nam
Tác giả: Phạm Phúc Minh
Nhà XB: Nxb Âm Nhạc
Năm: 1994
7. Bùi Mạnh Nhị (1999), Những bài ca hay nhất thế gian, Bình luận văn học, Niên giám số 1/1997 (in lại trong Văn học dân gian những công trình nghiên cứu), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài ca hay nhất thế gian, "Bình luận văn học, Niên giám số 1/1997 (in lại trong "Văn học dân gian những công trình nghiên cứu
Tác giả: Bùi Mạnh Nhị
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
8. Võ Quang Nhơn (1983), Lịch sử văn học Việt Nam - Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Việt Nam - Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam
Tác giả: Võ Quang Nhơn
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1983
9. Nguyễn Hữu Thu (1987), Mẹ hát ru con, Nxb Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mẹ hát ru con
Tác giả: Nguyễn Hữu Thu
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 1987
10. Trần Mạnh Tiến (Sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu) (2010), Tuyển tập Lan Khai, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Lan Khai
Tác giả: Trần Mạnh Tiến (Sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu)
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2010
11. Đỗ Bình Trị - Đặng Thanh Lê – Nguyễn Quang Vinh (1996) Môn văn và tiếng Việt, tập III, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môn văn và tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Giáo dục
12. Vũ Anh Tuấn (chủ biên), Phạm Thu Yến, Nguyễn Việt Hùng, Phạm Đặng Xuân Hương (2012), Giáo trình văn học dân gian, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học dân gian
Tác giả: Vũ Anh Tuấn (chủ biên), Phạm Thu Yến, Nguyễn Việt Hùng, Phạm Đặng Xuân Hương
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
13. Đặng Nghiêm Vạn (2002), Tổng hợp văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng hợp văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam
Tác giả: Đặng Nghiêm Vạn
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2002
15. Phạm Thu Yến (1998), Những thế giới nghệ thuật ca dao, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thế giới nghệ thuật ca dao
Tác giả: Phạm Thu Yến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
16. Bài ca dao đặc sắc về tình mẹ, http://xuantoan.vnweblogs.com/a48333/bai-ca-dao-muoi-tay.html, ngày 23/1/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài ca dao đặc sắc về tình mẹ
17. Các bài hát ru con ngủ hay nhất, http://mecuti.vn/cac-bai-tho-hat-ru-con-ngu-hay-nhat-duoc-tong-hop-giup-cac-me-co-the-de-dang-nang-niu-giac-ngu-cho-be-yeu-cua-minh.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bài hát ru con ngủ hay nhất
18. Con gà trong ca dao, http://www.maxreading.com/sach-hay/kho-tang-luc-bat-dan-gian/con-ga-trong-ca-dao-27720.html.19. Điệu ru ca dao,http://cadaotucngu.com/tieuluan/cadaodongdao/nhidongtrongcadao.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con gà trong ca dao, " http://www.maxreading.com/sach-hay/kho-tang-luc-bat-dan-gian/con-ga-trong-ca-dao-27720.html. 19. "Điệu ru ca dao
20. Hát ru, nguồn https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A1t_ru Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hát ru
21. Hát ru con đơn giản nhưng hiệu quả, nguồn http://mebetin.com/hat-ru- con/, ngày 15/4/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hát ru con đơn giản nhưng hiệu quả
22. Những bài hát ru con, http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiki.aspx?StoreID=1130 23. Những câu hát ru trong dân gian , http://www.maxreading.com/sach-hay/kho-tang-luc-bat-dan-gian/nhung-cau-hat-ru-trong-dan-gian-38329.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài hát ru con", http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiki.aspx?StoreID=1130 23. "Những câu hát ru trong dân gian

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w