Nghiên cứu đặc tính sinh học của loài tại các điểm có phân bố của loài Thuẫn râu Scutellaria barbata ở Việt Nam .... Nghiên cứu đặc tính sinh thái của loài tại các điểm có phân bố của lo
Trang 1
NGUYỄN HỒNG NGOAN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI,
SINH HỌC, SINH THÁI CỦA LOÀI THUẪN RÂU
(SCUTELLARIA BARBATA D Don)
Trang 2các thầy, cô giáo khoa Sinh – KTNN đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy
giáo TS Hà Minh Tâm và cô giáo TS Đỗ Thị Xuyến – người đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận này Một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô cùng toàn thể các bạn Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính mong nhận được sự góp ý của thầy (cô) và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Hồng Ngoan
Trang 3nghiên cứu không sao chép và trùng khớp với bất kì khóa luận nào Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng bảo vệ
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Hồng Ngoan
Trang 4QT1 : Quần thể thuẫn râu ở Bắc Ninh
QT2 :Quần thể thuẫn râu ở Hải Dương
QT3 :Quần thể thuẫn râu ở Hưng Yên
Trang 5MỞ ĐẦU 1
Lí do chọn đề tài 1
Mục đích nghiên cứu 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
Điểm mới của đề tài 2
Cấu trúc của khóa luận 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Những nghiên cứu về loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata) trên thế giới 3
1.2 Ở Việt Nam 5
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 13
2.2 Nội dung nghiên cứu 13
2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata) ở Việt Nam 13
2.2.2 Nghiên cứu đặc tính sinh học của loài tại các điểm có phân bố của loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata) ở Việt Nam 13
2.2.3 Nghiên cứu đặc tính sinh thái của loài tại các điểm có phân bố của loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata) ở Việt Nam 13
2.3 Thời gian nghiên cứu 14
Phương pháp nghiên cứu 14
Trang 62.4.3 Phương pháp điều tra thực địa (Phương pháp điều tra và thu thập
mẫu thực vật được thực hiện theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997,
2007) 14
2.4.4 Phương pháp hình thái so sánh để định loại mẫu vật 14
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16
3.1 Đặc điểm hình thái của loài Thuẫn râu (S barbata) ở Việt Nam
16
3.1.1 Ghi nhận về sự phân bố của loài Thuẫn râu ở Việt Nam 16
3.1.2 Đặc điểm hình thái của loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata) ở Việt Nam 22
3.1.3 Sự khác nhau về hình thái giữa loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata) có nguồn gốc từ Việt Nam và từ Trung Quốc 26
3.2 Nghiên cứu đặc tính sinh học của loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata) ở Việt Nam 31
3.3 Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata) ở Việt Nam 34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38
Kết luận 38
Kiến nghị 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Tiếng Việt Nam 40
Tiếng nước ngoài 41
Trang 7Barbata) 7
Bản đồ 1 Phân bố của loài Thuẫn râu (S barbata) ở Việt Nam 22
Ảnh 1 Dạng sống ngoài tự nhiên 24
Ảnh 2 Các dạng lá 24
Ảnh 3 Cụm hoa 24
Ảnh 4 Hoa và lá bắc 24
Ảnh 5 Tràng mở với bộ nhị 25
Ảnh 6 Quả và hạt 25
Ảnh 7 Hạt và lông trên rốn hạt 25
Ảnh 8 Hạt và lông trên rốn hạt 25
Ảnh 9 Lá Thuẫn râu Việt Nam (tỷ lệ số lá có chóp nhọn ít) 28
Ảnh 10 Lá Thuẫn râu Trung Quốc (tỷ lệ số lá có chóp nhọn nhiều) 28
Ảnh 11 Hoa Thuẫn râu Việt Nam (màu trắng) 28
Ảnh 12 Hoa Thuẫn râu Trung Quốc (màu tím nhạt) 28
Ảnh 14 Tràng Thuẫn râu Trung Quốc (dài < 1,3 cm) 29
Ảnh 15 Bao phấn Thuẫn râu Việt Nam 29
Ảnh 16 Bao phấn Thuẫn râu Trung Quốc 29
Ảnh 17 Bộ nhụy Thuẫn râu Việt Nam (dài < 2 cm) 29
Ảnh 18 Bộ nhụy Thuẫn râu Trung Quốc (dài<2,3 cm) 29
Ảnh 19 Quả Thuẫn râu Việt Nam (có lông tiết nhiều) 30
Ảnh 20 Quả Thuẫn râu Trung Quốc (có lông tiết nhiều) 30
Ảnh 21 Hạt Thuẫn râu Việt Nam (lông ở rốn hạt dài) 30
Ảnh 22 Hạt Thuẫn râu Trung Quốc (lông ở rốn hạt ngắn, gần như không có) 30
Ảnh 31 Thuẫn râu mọc cùng nhiều loài cây khác 37
Ảnh 32 Thuẫn râu thường thấy cạnh mép nước 37
Trang 8Ảnh 34 Chua me đất, dương xỉ, khoai nước gặp nhiều khi sống cùng Thuẫn
râu 37
Ảnh 35 Tác giả thu mẫu Thuẫn râu 43
Ảnh 36.Tác giả xử lý mẫu Thuẫn râu 43
Ảnh 37 Nghiên cứu mẫu tại phòng thí nghiệm 43
Ảnh 38 Nghiên cứu mẫu tại phòng thí nghiệm 43
Ảnh 39 Một tiêu bản Thuẫn râu đã hoàn thành 43
Ảnh 40 Tác giả xử lý số liệu viết khóa luận tại HNU 43
Trang 9Bảng 1 So sánh đặc điểm hình thái của loài Thuẫn râu nguồn gốc từ
Việt Nam và Trung Quốc 27
Bảng 2 Các loài sống cùng loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata D Don) ở
Việt Nam 35
Trang 10MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Những năm gần đây, loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata) được một số
nước trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc,… nghiên cứu nhân giống và
sử dụng làm thuốc Ở Trung Quốc, Thuẫn râu được sử dụng nhiều trong y học
cổ truyền với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị ung thư, tiêu viêm, giảm đau
Ở Việt Nam, Thuẫn râu - Scutellaria barbata D Don (họ Bạc hà
Lamiaceae Lindl.) hay còn gọi là Hoàng cầm râu, Thẩm râu, Bán chi liên, Nha loát thảo, Hiệp diệp, Hàn tín thảo là loài cây thuốc có khả năng chữa được nhiều bệnh như điều trị các khối u tân sinh, áp xe phổi, lao phổi xơ, viêm ruột thừa, viêm gan, xơ gan cổ chướng, hạ sốt, lợi tiểu, trị mụn nhọt, sưng đau, viêm mủ, rắn độc cắn, với ghi nhận đặc biệt cây có thể chữa bệnh ung thư phổi, ung thư gan, ung thư trực tràng, ung thư vú ở thời kỳ đầu (Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2004; Đỗ Thị Thảo, 2008; Võ Văn Chi, 2012) [1, 2, 23] Tuy Thuẫn râu là loài cây thuốc quý nhưng ở nước ta cho đến nay, chưa
có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về các đặc điểm sinh học, sinh thái, trữ lượng cũng như nhân giống, gây trồng loài này ở Việt Nam Hiện nguồn dược liệu Thuẫn râu đang sử dụng ở Việt Nam đều được nhập khẩu từ Trung Quốc Có nhiều ý kiến cho rằng loài Thuẫn râu có nguồn gốc từ Trung Quốc chứa các hợp chất có khả năng điều trị bệnh ung thư cao, nhưng liệu loài Thuẫn râu có nguồn gốc từ Việt Nam có đặc điểm gì khác biệt? Về mặt hình thái các mẫu thu thập được từ Việt Nam
có đặc điểm khác biệt với mẫu vật của Trung Quốc không? Việc tìm hiểu các đặc điểm hình thái của loài Thuẫn râu để có thể dễ dàng nhận ra ngoài tự nhiên cũng như tìm hiểu về đặc điểm sinh học và sinh thái của loài ngoài tự nhiên là vô cùng cần thiết Để tạo cơ sở khoa học cho việc tiến hành các nghiên cứu tiếp theo về loài Thuẫn râu, chúng tôi đề xuất đề tài
Trang 11“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC, SINH THÁI CỦA
LOÀI THUẪN RÂU (SCUTELLARIA BARBATA D Don) Ở VIỆT NAM”
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Cung cấp các dẫn liệu khoa học cho việc
nghiên cứu toàn diện về loài Thuẫn râu ở Việt Nam
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho ngành y -
dược, Tài nguyên thực vật
Điểm mới của đề tài
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành nghiên cứu các đặc điểm về hình thái, sinh học và sinh thái của loài Thuẫn râu ở Việt Nam thông qua các điểm có sự phân bố của loài
Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 43 trang, 40 ảnh, 1 bản đồ, 2 bảng được chia thành các phần chính như sau: Mở đầu (2 trang), chương 1 (Tổng quan tài liệu:
10 trang), chương 2 (Đối tượng, phạm vi, thời gian và phương pháp nghiên cứu: 4 trang), chương 3 (Kết quả nghiên cứu: 23 trang), kết luận và kiếnnghị: 2 trang), tài liệu tham khảo: 24 tài liệu
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Những nghiên cứu về loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata) trên thế
giới
Chi Thuẫn còn gọi là Hoàng cầm (Scutellaria L.) gồm khoảng 360 loài,
phân bố rải rác khắp nơi trên thế giới Số loài phong phú và đa dạng nhất của chi được tìm thấy ở các dãy núi thuộc vùng Trung Á và Trung Quốc Châu Mỹ được coi là trung tâm phong phú và đa dạng thứ hai của chi
Hoàng Cầm (Scutellaria) trên thế giới; tại đây hiện có khoảng 113 loài Riêng
tại Trung quốc hiện đã biết có khoảng 60 loài [11]
Thuẫn râu (Scutellaria barbata) là loài thảo dược được phân bố tự nhiên
chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á gồm Ấn Độ, Nêpal, Nhật Bản, Triều Tiên, Mianma, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan Những năm gần đây, Thuẫn râu là loài cây thuốc đang được tiến hành nghiên cứu nhiều ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Trong
y học cổ truyền ở Trung Quốc, Thuẫn râu được biết với tên gọi là Bán Chi Liên, loài được sử dụng toàn cây khô làm thuốc hạ sốt, lợi tiểu, điều trị khối u tân sinh, áp xe phổi, lao phổi, viêm ruột thừa, viêm gan, xơ gan
cổ trướng Dùng ngoài thì cây tươi giã đắp và nấu nước rửa, trị mụn nhọt, sưng đau, viêm vú, viêm mủ da, rắc độc cắn, sâu bọ cắn đốt, dùng thay Ích mẫu chữa bệnh phụ khoa Ở Triều Tiên, Thuẫn râu được biết với tên gọi
là Banjiryum cũng được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị ung thư, tiêu viêm, giảm đau [2]
Bắt đầu nào những năm 1987 - 1989, các nhà khoa học Nhật Bản và Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học của loài Thuẫn râu thu hái ở Trung Quốc và đã phân lập được một số ditecpenoit Qua khảo sát hoạt tính sinh học của các hợp chất này, người ta thấy rằng, chúng có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư Từ đó, loài Thuẫn râu đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới
Trang 13Chủ yếu vẫn là các nghiên cứu về mặt thành phần hóa học và tác dụng dược lý [3]
Năm 2004, Ying Zhang và cộng sự đã khẳng định dịch chiết với 30% ethanol của loài Thuẫn râu có hoạt tính chống ung thư Các tác giả đã nghiên cứu tác dụng của dịch chiết này trên tế bào ung thư phổi A549 Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch chiết này ức chế sự phát triển của dòng
tế bào trên với IC50 là 0,21mg/ml Bên cạnh đó, còn có một số công trình nghiên cứu về loài Thuẫn râu như Guolin và cộng sự đã tìm ra hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu loài Thuẫn râu; Sato và cộng sự đã tiến hành phân lập được hai hợp chất flavonoit có hoạt tính kháng khuẩn là apigenin và luteolin (ghi theo [8])
Năm 2006, các nhà khoa học trường Đại học Yên Bài cũng đã chứng minh sự có mặt của một số hợp chất ditecpenoit mới là barbatin A-C Các tác giả cũng đã chỉ ra rằng các hợp chất này thể hiện hoạt tính gây độc
tế bào trên các dòng tế bào ung thư khác nhau (ghi theo [8])
Bên cạnh đó, phải kể đến các nghiên cứu của Kim Dong II et al (2005),
T K Lee et al (2004), W Lihui et al (2012) [19,21,22] về hoạt tính sinh học
của loài Thuẫn râu (S barbata),… Thuẫn râu đã ức chế sự phát triển các tổn
thương tiền ung thư ở tuyến vú và sự sinh u ở mô hình ung thư da chuột nhắt trắng Ngoài ra tác dụng ức chế của Thuẫn râu trên sự phát triển các dòng tế bào ung thư phụ khoa cũng đã được chứng minh
Đặc biệt, gần đây Công ty dược phẩm Binovo Inc đã đăng ký phát triển chế phẩm thuốc làm từ dịch chiết nước và ethanol của cây Thuẫn râu dùng điều trị bệnh ung thư Trong đó, các tác giả đã cho thấy dịch chiết của Thuẫn râu cho hoạt tính ức chế mạnh sự phát triển của tế bào ung thư vú và đáng quan tâm nhất đó là các dịch chiết này không ảnh hưởng đến các tế bào lành Đây thực sự là một phát hiện rất quan trọng và tạo ra một động lực lớn cho sự
Trang 14phát triển của cây Thuẫn râu nhằm tạo ra chế phẩm trong điều trị bệnh ung thư
Về đặc điểm sinh thái: Các loài trong chi Thuẫn (Hoàng cầm) nói chung
thường mọc trên các bãi cỏ, ven bờ suối, bìa rừng, trong rừng non, rừng thưa
và trên savanna, ở nước ta cũng như các nước sống trong vùng Đông Nam Á
có thể gặp chúng mọc trên các khu vực đồi núi thấp đến đồi núi cao (khoảng 1.500 - 2.500 m) Một số loài được tìm thấy tại Malaysia có thể phân bố tới
độ cao 2.400 m so với mực nước biển [6]
1.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Thuẫn râu - Scutellaria barbata D Don (họ Bạc hà -
Lamiaceae Lindl.) hay còn gọi là Bán chi liên, Hoàng cầm râu, Thẩm râu, Nha loát thảo, Hiệp diệp, Hàn tín thảo là loài cây thuốc có khả năng chữa được nhiều bệnh như điều trị các khối u tân sinh, áp xe phổi, lao phổi xơ, viêm ruột thừa, viêm gan, xơ gan cổ chướng, hạ sốt, lợi tiểu, trị mụn nhọt, sưng đau, viêm mủ, rắn độc cắn, với ghi nhận đặc biệt cây có thể chữa bệnh ung thư phổi, ung thư gan, ung thư trực tràng, ung thư vú ở thời kỳ đầu (Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2004; Đỗ Thị Thảo, 2008; Võ Văn Chi, 2012) [1, 2, 23] Trên cơ sở các kinh nghiệm điều trị của nền Y học cổ truyền Phương Đông, những năm gần đây cơ sở chữa bệnh từ thiện «Tuệ Tĩnh Đường - Thành phố Hồ Chí Minh» đã sử dụng cây Thuẫn râu và Bạch hoa xà thiệt thảo trong việc phòng chống các khối u theo một bài thuốc bí truyền do cơ sở Phật giáo Nhật Bản Kyoto tặng Đây là bài thuốc được nhiều người đánh giá rất cao về hiệu quả điều trị của nó Ngoài ra, cơ sở Y học cổ truyền Hòa Thuận Đường thuộc thị xã Long Khánh - Đồng Nai đã phát triển và đưa vào sử dụng một loại thực phẩm chức năng Katana có chứa cây Thuẫn râu để hỗ trợ điều trị bệnh u xơ tử cung và tuyến tiền liệt Ngoài ra, hiệu phòng chống khối u của cây Thuẫn râu cũng đã được các nhà khoa học tại viện Dược liệu - Bộ Y tế nghiên cứu và khẳng định [12]
Trang 15Gần đây, trên thị trường có sản phẩm trà hòa tan «Bạch liên thảo» do Công ty Dược liệu Trung ương II sản xuất có thành phần gồm bạch hoa xà thiệt thảo và Thuẫn râu (trong sản phẩm gọi là Bán chi liên) và đường lactoza, dùng pha uống hàng ngày làm thuốc thanh nhiệt, mát gan, lợi tiểu [4]
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về loài Thuẫn râu
Về mặt hóa học:
- Đỗ Thị Thảo (2004) đã bước đầu phân lập được một neo-clerodan ditecpenoit và hai flavonoit Trong đó, hợp chất scutebarbalactone VN đã được xác định là chất mới
- Năm 2005, Đỗ Thị Thảo và cộng sự đã thử hoạt tính của các hợp chất tách chiết được từ Thuẫn râu là apigenin, luteolin và 8-13-epoxy-3-en-7-hydroxy-6,11-O-dibenzoyl-15,16-clerodanolid (scutebarbalactone VN) trên 4 dòng tế bào ung thư là KB (ung thư biểu mô người), LNCap (ung thư tuyến tiền liệt), LU (ung thư phổi) và MCF7 (ung thư vú) Kết quả cho thấy các hợp chất apigenin và luteolin không có hoạt tính chống các tế bào ung thư (với IC50<10μM) trong thử nghiệm Riêng hợp chất 8-13-epoxy-3-en-7-hydroxy-6,11-O-dibenzoyl-15,16-clerodanolid có hoạt tính kháng mạnh đối với cả 4 dòng tế bào ung thư trong thử nghiệm (với IC50 từ 2,15 đến 8,3 μM), trong
đó tác dụng kháng mạnh nhất trên dòng tế bào ung thư vú (với IC50 là 2,15μM), còn với dòng tế bào ung thư biểu mô người thì tương đối yếu hơn (với IC50 là 8,3 μM) [6, 14] Tuy nhiên, cấu hình tuyệt đối của chất scutebarbalactone VN vẫn chưa được xác định [13]
Trang 16Hình 1 Cấu trúc hóa học của các hợp chất tách chiết từ cây Thuẫn râu (S Barbata)
- Năm 2009, Nguyễn Văn Hùng và cộng sự công bố dịch chiết và một
số hợp chất được phân lập từ Thuẫn râu thể hiện tính chống ôxy hóa khá tốt, đồng thời cũng thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển của một số dòng tế bào ung thư [8]
Về công dụng và các bài thuốc:
- Theo Lã Đình Mỡi và cộng sự (2009), hầu hết các loài trong chi Thuẫn đều có tinh dầu, nhiều loài trong chi này được sử dụng làm thuốc trong
y học dân tộc ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới Dịch chiết hoặc nước ép từ một số loài được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày, lợi tiểu và trị sốt rét Một số loài được giã nhỏ hoặc sắc lấy nước đặc làm thuốc đắp ngoài chữa mụn nhọt, ghẻ lở và nấm ngoài da Trong y học dân gian ở một số địa phương trên đất nước ta, một số loài trong chi Thuẫn (Hoàng cầm) đã được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, cầm máu, viêm dạ dày, chữa trị mụn nhọt, rắn độc cắn,… [9]
- Võ Văn Chi (2013) trong tạp chí «Cây Thuốc quý» [3, 4] đã nêu khá chi tiết về một số bài thuốc thường được dùng để trị bệnh, trong đó có vị Hoàng cầm râu - tên gọi khác của loài Thuẫn râu hay còn gọi là Bán chi liên Bên cạnh các bài thuốc, tác giả còn đưa ra các ví dụ minh chứng về hiệu quả điều trị của các bài thuốc này [3] Chi tiết các bài thuốc được giới thiệu như
Trang 17sau (Lưu ý: Tên các loài cây trong các vị thuốc được giữ nguyên theo công bố
của tác giả Ở đây, loài Thuẫn râu còn được tác giả gọi là Bán chi liên):
+ Trị đái tháo đường: Dùng Bán chi liên 30 g, sắc lấy nước, gạn
bỏ bã, chia 2-3 lần uống
+ Trị viêm gan cấp tính thể hoàng đản: Dùng Bán chi liên tươi,
Cỏ mật gấu tươi, Rễ dành dành, đều 30 g nấu nước uống Hay có thể dùng Bán chi liên và Hoàng manh, đều 30 g nấu nước uống
+ Trị viêm gan: Dùng Bán chi liên 15 g, Hồng táo 5 quả nấu
nước uống Hay sử dụng Bán chi liên, Nhân trần, củ Cốt khí, Cỏ luồng đều
30 g cùng Mã đề kim, Tử kim ngưu, Bồ công anh, Quyển bá móc đều 15 g, nấu nước uống
+ Xơ gan bụng trướng nước: Dùng Bán chi liên 30 g, ngâm với nước
sôi uống thay trà Hoặc dùng Bán chi liên, Mã đề kim, Kim tiền thảo đều 30 g nấu nước uống
+ Viêm gan, gan sưng to, vùng gan đau nhức: Dùng Bán chi liên 30 g,
Hồng táo 10 quả, nấu nước uống liên tục trong 30 ngày
+ Ung nhọt do nhiệt độc: Dùng Hoàng cầm râu 30 g, Tử hoa địa hình
20g, Kim ngân hoa 10 g, Cúc hoa vàng 15 g, sắc lấy nước uống
+ Rắn cắn: Hoàng cầm râu 60 g Đem Hoàng cầm râu giã nhuyễn, cho
vào nước, rượu vừa đủ, nấu 30 phút, uống một ít, còn lại bôi xung quanh miệng vết thương
+ Vết thương do trùng độc cắn: dùng Hoàng cầm râu giã nát
bó vào vết thương
+ Đòn ngã tổn thương: Hoàng cầm râu 60 g, rượu ngọt đủ dùng,giã nát
Hoàng cầm râu, xào với rượu ngọt rồi vắt lấy cốt uống, bã thuốc
bó vào vết đau
+ Ung thư phổi, ung thư biểu mô, ung thư trực tràng, ung thư vòm họng:
Trang 18bỏ bã, uống như nước trà, dùng lâu dài, có thể sử dụng kết hợp trong giai đoạn hóa -xạ trị
+ Ung thư thời kỳ đầu: Bán chi liên, Bạch anh đều 30 g, sắc uống
+ Ung thư phổi thời kỳ đầu, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư trực
tràng: Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Nga truật đều 30 g, sắc uống
Hoặc dùng Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo đều 60 g, sắc uống
+ Ung thư thực quản, ung thư xoang miệng, ung thư dạ dày:
Bán chi liên 30 g sắc uống
+ U xơ vú, u xơ đa thần kinh: Dùng bán chi liên, Dã cúc hoa,
Lục lăng cúc đều 30 g, Đương quy vĩ 15 g, Xuyên sơn giáp, Tượng bì đều 10 g, Toàn yết 6 g, Ngô công 2 con, sắc uống liên tiếp từ 20-30 thang
+ Chữa trứng ác tính (Ác tính bồ đào thai): Bán chi liên 60 g,
Lu lu đực (Long quỳ) 30 g, Tử thảo 15 g, sắc uống
+ Ung thư mũi họng: Bán chi liên, Dã bồ đào căn (Vitis wilsonae) đều
60 g, Bạch hoa xà thiệt thảo, Đan sâm, Tử thảo đều 30 g, Cấp tính tử (Phụng liên hoa), Cóc khô đều 12 g, Địa long, Khương bán hạ, Cam thảo đều 6 g, chế Mã tiền tử 0.5 g, sắc uống
+ Ung thư gan: Cách 1: Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo,
Kê cốt thảo, Viễn chí nhật đều 30 g, sắc uống Cách 2: Bán chi liên,
Hoàng mao nhĩ thảo (Hedyotis chrysotricha), Bán biên liên, Ý dĩ nhân đều
30 g, Rau má mỡ 60 g, sắc uống Cách 3 : Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Sinh địađều 30 g, Chích miết giáp, Uất kim, Trạch tả, Lá vạn tuế đều
15 g, Nhân sâm 10 g (gói riêng, chia 3 lần hòa tan uống), Hồng táo 10 quả, sắc hòa bột Nhân sâm vào uống
+ Ung thư bàng quang: Bán chi liên 60 g, Tiên hạc thảo, Mã đề, Tiểu
kế đều 15g, sắc uống
Trang 19+ Ung thư cổ tử cung: Cách 1: Bán chi liên 60 g, Lậu lô (Rhaponticum
uniflorum) 30 g, sắc uống Cách 2: Bán chi liên 60 g, Bạch mao căn 30 g, Sao
địa hoàng, Mộc hương đều 3 g, Xa tiền tử, Lậu lô đều 15g, Tỳ giải, Chi tử đều
10 g, sắc uống Cách 3: Bán chi liên 30 g, Đan sâm, Đẳng sâm, Sơn dược, Bạch truật đều 10 g, Thạch yến (gói riêng, giã nát cho sắc trước), Ngõa lăng
tử đều (gói riêng, giã nát cho sắc trước) 30 g, Lậu lô 5 g, Cam thảo 3 g, sắc uống Lưu ý :
Nếu xuất huyết nhiều thì gia Địa du thán, Xuyến thảo đều 15 g
Nếu bạch đới nhiều thì gia Liên tử 15g, Bột sơn dược đều 30g
Nếu hoàng đới nhiều thì gia Thương truật, Thổ phục linh đều 15 g, Hoàng bá 10 g
Nếu đau bụng thì gia Huyền hổ sách, Ô dược đều 10 g
Nếu khí hư thì gia Hoàng kỳ 15 g
Nếu âm hư thì gia Sinh địa, Huyền sâm đều 15 g, cùng sắc chung với bài thuốc trên
+ U, bướu: Cách 1: Dùng Bán chi liên, Tử sâm (Salvia chinensis) đều
30 g, sắc thay nước trà, uống nhiều lần Cách 2: Bán chi liên 2 phần, Sơn đậu căn, Sơn từ cô, Lộ phong phòng đều 1 phần, tán thành bột, dùng nước làm hoàn to bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 15 hoàn, ngày uống
2 lần, uống sau bữa ăn
Về đặc điểm hình thái:
- Theo ghi nhận của Vũ Xuân Phương (2000) trong công trình
«Thực vật chí Việt Nam» đã nghiên cứu cả chi Thuẫn ở Việt Nam, tác giả
cho rằng chi Thuẫn, Hoàng cầm (Scutellaria) ở nước ta có 15 loài (trong đó
có loài Thuẫn râu - Scutellaria barbata), 3 trong số 15 loài có thể là loài
đặc hữu của Việt Nam Các loài thuộc chi này có đặc điểm hình thái
Trang 20chủ yếu bằng hạt và phát tán nhờ gió Ở nước ta, mức độ gặp của các loài
thuộc chi này không nhiều ngoài tự nhiên, như loài Thuẫn ấn độ (S indica) mới chỉ ghi nhận có ở Lạng Sơn và Hà Nam; Thuẫn bắc bộ (S tonkinensis) là
loài đặc hữu của Việt Nam, chỉ có ở vùng núi cao của Lào Cai (Sa Pa),
Vĩnh Phúc (Tam Đảo); Thuẫn java (S javanica) có ở Vĩnh Phúc, Nghệ An; Thuẫn nam bộ (S cochinchinensis) là loài đặc hữu của Việt Nam, chỉ có ở
Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Ninh Thuận;
Thuẫn nhiều màu (S discolor) có ở Lâm Đồng, Thuẫn râu (S barbata) chỉ có
một số tỉnh phía Bắc [11]
- Vũ Xuân Phương (2000), Lã Đình Mỡi và cộng sự (2009) đều giới
thiệu về đặc điểm hình thái loài Thuẫn râu (S barbata) như sau: cỏ thẳng hay
bò, cao 15 - 30 cm, thân vuông, thường nhẵn; lá hình trứng - mũi mác, cỡ 1,5 - 3 x 0,5 - 1,2 cm, chóp lá nhọn hay tròn, gốc cụt hay hình tim, mép
xẻ răng cưa thưa, 2 mặt gần như nhẵn, gân bên từ 3 - 4 đôi, cuống lá dài
3 - 6 mm Hoa mọc đối ở nách lá phía đỉnh cành thường hướng về một phía;
lá bắc giống lá ở thân, càng lên ngọn lá bắc càng nhỏ dần nhưng vẫn dài hơn đài, cuống hoa dài 1 - 2 mm Đài hình chuông, dài 1,5 - 2 mm, có lông rải rác
ở phía ngoài, 2 môi: môi trên 1 thùy, có vảy hình bán nguyệt đính ở giữa ống đài; môi dưới 1 thùy Tràng màu xanh lam hay màu tím, dài 8 - 10 mm, ống tràng thẳng, thường nhẵn ở phía ngoài, 2 môi: môi trên dạng mũ, đỉnh có khuyết; môi dưới 3 thùy, thùy giữa lớn hơn 2 thùy bên Nhị 4, hướng lên phía môi trên của tràng, thụt vào trong tràng; chỉ nhị có lông ở phía dưới Bầu nhẵn; vòi nhụy xẻ 2 thùy ở đỉnh Quả hình thận, dài 0,8-1 mm, màu đen, sần [11, 9]
Về các đặc điểm sinh học và sinh thái: cho đến nay, chưa có nhiều
thông tin về các nghiên cứu này đối với loài Thuẫn râu nói riêng cũng như các loài thuộc chi Thuẫn nói chung
Trang 21Về đặc điểm sinh học:
- Vũ Xuân Phương (2000) trong công trình “Thực vật chí Việt Nam” loài Thuẫn râu có thời gian ra hoa, kết quả vào khoảng tháng 4 - 8, nhưng không chỉ rõ ra hoa kết thúc vào tháng nào và quả vào thời gian nào bắt đầu chín [11]
- Lã Đình Mỡi và cộng sự (2009) trong “Những cây chứa các hợp chất
có hoạt tính sinh học” thì loài này lại có mùa ra hoa, kết quả vào tháng 2 - 8
hàng năm [9]
Về đặc điểm sinh thái:
- Vũ Xuân Phương (2000) trong công trình “Thực vật chí Việt Nam” [11] và Lã Đình Mỡi và cộng sự (2009) trong “Những cây chứa các hợp chất
có hoạt tính sinh học” [9] đều cho rằng loài Thuẫn râu mọc ở nơi sáng và ẩm, ruộng hoang, bãi hoang, từ vùng thấp đến vùng cao
Tuy Thuẫn râu là loài cây thuốc quý nhưng ở nước ta cho đến nay các nghiên cứu về các đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái vẫn còn quá ít ỏi
Để tạo cơ sở khoa học cho việc tiến hành các nghiên cứu tiếp theo về loài Thuẫn râu, chúng tôi đề xuất đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học
và sinh thái của loài Thuẫn râu - Scutellaria barbata D Don (họ Bạc hà -
Lamiaceae Lindl.) ở Việt Nam”
Trang 22CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Các cá thể thuộc loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata) ở Việt Nam phân bố tại các điểm ngoài tự nhiên
Ngoài ra, các tư liệu, tiêu bản lưu giữ về loài này tại các phòng tiêu bản trong nước cũng sẽ được nghiên cứu
Trong công công này, chúng tôi nghiên cứu các mẫu tiêu bản tại các phòng tiêu bản thuộc Phòng Thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), Phòng tiêu bản thuộc Khoa sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài Thuẫn râu (Scutellaria
barbata) ở Việt Nam
Ghi nhận về phân bố của loài Thuẫn râu ở Việt Nam
Qua việc điều tra, thu thập các mẫu tiêu bản sống và tiêu bản khô loài Thuẫn râu tại các vùng phân bố ở Việt Nam để nghiên cứu đặc điểm hình thái
So sánh sự khác nhau giữa các mẫu vật của loài Thuẫn râu (Scutellaria
barbata) của Việt Nam và của Trung Quốc
2.2.2 Nghiên cứu đặc tính sinh học của loài tại các điểm có phân bố của
loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata) ở Việt Nam
2.2.3 Nghiên cứu đặc tính sinh thái của loài tại các điểm có phân bố của
loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata) ở Việt Nam
Trang 232.3 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 09/1/2013- 30/4/2014
2.4 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu về các đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài
Thuẫn râu (Scutellaria barbata) ở Việt Nam, chúng tôi sử dụng các
phương pháp sau:
2.4.1 Phương pháp kế thừa
Kế thừa các tài liệu về loài Thuẫn râu đã được công bố để nhằm mục tiêu tìm hiểu về đặc điểm hình thái, sinh học sinh thái của loài, nhằm mục tiêu thu thập và theo dõi đúng đối tượng
2.4.2 Phương pháp chuyên gia
Dựa vào khẳng định chuyên gia để nhận dạng mẫu nghiên cứu Ở đây, chúng tôi dựa vào các chuyên gia trong lĩnh vực phân loại thực vật thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
2.4.3 Phương pháp điều tra thực địa (Phương pháp điều tra và thu thập
mẫu thực vật được thực hiện theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997, 2007)
Để làm tốt phương pháp này, trước hết phải tìm hiểu các địa điểm có loài phân bố nhằm mục đích thiết kế các tuyến điều tra có hiệu quả nhất Tiến hành thu thập mẫu vật
Thu thập một số thông tin của loài Thuẫn râu về hình thái, sinh học và sinh thái như: phân bố, nơi sống, điều kiện nơi sống hiện tại và trước đây, các yếu tố về địa lý, địa hình, yếu tố khí hậu, đất Trên các tuyến điều tra chúng tôi đã đếm, ghi chép, chụp ảnh,… loài Thuẫn râu
2.4.4 Phương pháp hình thái so sánh để định loại mẫu vật
Phương pháp hình thái so sánh được sử dụng khi nghiên cứu về hình thái của loài Thuẫn râu và định loại loài này để tránh nhầm lẫn khi nghiên cứu
Trang 24Phương pháp này cũng được sử dụng khi nghiên cứu các loài sống cùng loài Thuẫn râu để nhận dạng các loài sống cùng một điều kiện sinh thái
Đây là phương pháp cổ điển nhưng cho tới nay vẫn là phương pháp phổ biến nhất để phân tích các đặc điểm hình thái Phương pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật (cả cơ quan sinh dưỡng
và cơ quan sinh sản), quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi trường
Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trưởng thành so sánh với cây trưởng thành, nụ so sánh với nụ, hoa so sánh với hoa, )
Sử dụng các trang thiết bị bổ trợ dùng trong nghiên cứu là kính lúp quang học, kính lúp có màn hình, máy ảnh số, máy vi tính, máy quét Sử dụng các tài liệu của thư viện và cập nhật các tài liệu liên quan mới nhất qua hợp tác khoa học trong và ngoài nước Đây là phương tiện bổ trợ cho việc nghiên cứu và giám định được nhanh chóng và thuận lợi
Việc xử lý số liệu và viết khóa luận: Được tiến hành trong phòng thí nghiệm, bao gồm việc xử lý, phân tích các số liệu thu được
Trang 25CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm hình thái của loài Thuẫn râu (S barbata) ở Việt Nam
3.1.1 Ghi nhận về sự phân bố của loài Thuẫn râu ở Việt Nam
Muốn tìm hiểu đặc điểm về hình thái, sinh học và sinh thái, chúng tôi
tiến hành điều tra sự có mặt của các quần thể loài Thuẫn râu (Scutellaria
barbata) ở Việt Nam Để tiếp cận với loài, ngoài việc tìm hiểu qua các tài liệu
đã công bố để ghi nhận về nơi phân bố của loài, chúng tôi còn đi sâu phân tích và thu thập các bản mô tả về loài Thuẫn râu cũng như các mẫu khô hiện đang được lưu trữ tại các phòng tiêu bản
* Kết quả tìm hiểu về sự khác biệt giữa đặc điểm hình thái của loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata) với các loài trong chi Thuẫn (Scutellaria)
Chi Thuẫn (trong đó có loài Thuẫn râu) ở Việt Nam cho đến nay được ghi nhận 15 loài (ghi theo Vũ Xuân Phương, 2000) [11].Các loài trong chi Thuẫn được đặc trưng bởi thân thường không có lông hình sao; đài có
2 môi, môi trên 1 thùy, môi dưới 1 thùy; nhị hướng lên; bầu có cuống dài,
xẻ đến đáy; vòi nhuỵ đính ở đáy bầu; quả bế, nằm ngang, vỏ quả ngoài khô và mỏng; rốn quả hẹp
Dựa vào các đặc điểm nhận biết đặc trưng của loài Thuẫn râu
(Scutellaria barbata) để tìm kiếm ngoài thực địa Trước hết, chúng tôi
dựa vào các đặc điểm khác biệt của loài Thuẫn râu và các loài khác trong chi Thuẫn ở các khóa phân loại của chi này để có thể tìm ra sự khác biệt, nhằm mục tiêu thu thập đúng mẫu vật
Qua quá trình tìm hiểu các khóa định loại loài Thuẫn râu cùng các loài
khác trong chi Thuẫn (Scutelaria) ở Việt Nam, chúng tôi sử dụng tài liệu của
Vũ Xuân Phương (2000) để phân biệt Theo đó trong chi Thuẫn,
loài Thuẫn râu (S barbata) giống nhất với 2 loài là Thuẫn đài tròn (S orthocalyx) và Thuẫn bai can(S baicalensis) vì có chung đặc điểm lá bắc
Trang 26giống lá ở thân; hoa mọc đối ở nách lá phía đỉnh cành, nhưng khác hai loài
trên bởi đặc điểm: trong khi Thuẫn râu (S barbata) có đặc điểm tràng dài dưới 1,1 cm; mép lá xẻ răng cưa thưa thì Thuẫn đài tròn (S orthocalyx) và Thuẫn bai can (S baicalensis) lại có đặc điểm tràng dài trên 1,1 cm;
mép lá nguyên Chi tiết về sự khác biệt của các loài Thuẫn trong chi Thuẫn được trình bày trong khóa định loại như sau:
1A Lá bắc giống lá ở thân Hoa mọc đối ở nách lá phía đỉnh cành
2A Tràng dài dưới 1,1 cm Mép lá xẻ răng cưa thưa
1 S barbata
2B Tràng dài trên 1,1 cm Mép lá nguyên
3A Tràng dài 2 - 2,5 cm Lá phía dưới gần gốc giống lá ở phía trên thân
5B Hoa không tạt về một phía
6A Cụm hoa dạng chùm gồm các hoa mọc cách
5 S discolor
6B Cụm hoa dạng chùm gồm các hoa mọc đối
7A Cụm hoa có cả lông tơ và lông tuyến
8A Lá hình tròn hay hình trứng rộng, gốc lá hình tim