1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hát ru người Việt dưới góc độ văn hóa và văn học dân gian

100 1,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 731,17 KB

Nội dung

Thực tế, trong nhiều năm qua đã có nhiều nhà sưu tầm biên soạn, nhiều cơ quan, tổ chức nghiên cứu đã cho ra đời được khá nhiều các cuốn sách, các chuyên luận về ca dao, dân ca, hò vè, nh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-*** -

DƯƠNG THÙY NGA

NGHIÊN CỨU HÁT RU NGƯỜI VIỆT

DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC DÂN GIAN

Chuyên ngành: Văn học dân gian

Mã số: 60220125

Trang 2

Hà Nội - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, tháng 2 năm 2014

Tác giả luận văn

Dương Thùy Nga

Trang 3

LỜI CẢM ƠN Bằng sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Huế, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong

quá trình thực hiện đề tài luận văn

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Văn học, khoa Sau đại học, cán

bộ phòng Quản lý khoa học trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường

Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới bạn bè, đồng nghiệp cùng gia

đình và những người thân đã động viên, quan tâm, chia sẻ và tạo mọi điều

kiện giúp tôi hoàn thành tốt khóa học này

Hà Nội, tháng 2 năm 2014

Tác giả luận văn

Dương Thùy Nga

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Lí do chọn đề tài nghiên cứu 4

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 6

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

4 Phương pháp nghiên cứu 12

5 Đóng góp của luận văn 12

6 Cấu trúc luận văn 13

PHẦN NỘI DUNG 14

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÁT RU VÀ HÁT RU NGƯỜI VIỆT 14

1.1.Khái niệm về hát ru và dạng thức của hát ru 14

1.1.1 Khái niệm về hát ru 14

1.1.2 Dạng thức của hát ru và hát ru người Việt 16

1.2 Đặc điểm của hát ru 16

1.2.1 Hát ru là một loại hình sinh hoạt dân ca vừa có tính phổ biến vừa có tính địa phương 16

1.2.2 Hát ru là loại hinh sinh hoạt văn hóa có tính điển hình 19

1.3 Môi trường diễn xướng, đối tượng được ru và người thực hành hát ru 25

1.3.1 Môi trường diễn xướng của hát ru 25

1.3.2 Người thực hành hát ru 32

1.3.3 Đối tượng được ru 36

Tiểu kết chương 1 39

Chương 2: HÁT RU TRONG ĐỜI SỐNG, NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT PHẢN ÁNH CỦA HÁT RU NGƯỜI VIỆT 40

2.1 Hát ru trong đời sống dân gian 40

2.2 Nội dung của hát ru người Việt 41

Trang 5

2.2.2 Hát ru người Việt với nội dung về đời sống văn hóa, phong tục tập

quán, lịch sử đất nước 49

2.3 Nghệ thuật của hát ru người Việt 54

2.3.1.Ngôn ngữ, giai điệu và yếu tố âm nhạc của hát ru 54

2.3.2 Các biện pháp nghệ thuật (thể thơ, ngôn ngữ, gieo vần, so sánh, tượng trưng, nhân hóa ) của hát ru người Việt 58

Tiểu kết chương 2 69

Chương 3: GIÁ TRỊ VÀ BẢO TỒN HÁT RU NGƯỜI VIỆT 70

3.1 Giá trị và ý nghĩa của hát ru người Việt 70

3.1.1 Giá trị về văn hóa, nghệ thuật của hát ru 70

3.1.2 Ý nghĩa giáo dục của hát ru 71

3.2 Hiện trạng bảo lưu câu hát ru của người Việt 77

Tiểu kết chương 3 78

PHẦN KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài nghiên cứu

Văn hóa Việt Nam là sự tổng hòa phong phú văn hóa của 54 dân tộc anh em Trong sự đa dạng và phong phú đó có những làn điệu hát ru đang dần

đi vào quên lãng từ người Kinh đến các dân tộc thiểu số ở nước ta Hát ru là những lời hát có chức năng giáo dục, thẩm mỹ cao góp phần hình thành và phát huy nuôi dưỡng tâm hồn trẻ nhỏ Với người Kinh hát ru như một ký ức tuổi thơ mà không ai có thể quên trong ký ức của mình, qua lời ru của bà, của

mẹ hình ảnh vầng trăng, cánh cò, dòng sông, cánh đồng, lũy tre làng nó đã được in sâu vào tâm hồn trẻ thơ Bằng những lời ru êm ả tha thiết của bà, của

mẹ đã gieo vào tâm thức tuổi thơ những ký ức và hình ảnh tốt lành về lòng nhân ái, đạo lý làm người, tình yêu quê hương, đất nước

Nghệ thuật hát ru và những bài hát ru không chỉ mang tính di sản văn hóa mà còn là nguồn mạch quan trọng, có ý nghĩa nhân văn tiêu biểu của gia đình Việt Nam, là mạch nguồn của sự sống nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, giáo dưỡng nhân cách hồn nhiên, trong sáng, trọng lẽ phải, trọng đạo hiếu nghĩa cho trẻ từ khi lọt lòng

Hát ru là một bộ phận nằm trong kho tàng văn học dân gian truyền thống quý giá của dân tộc với rất nhiều ý nghĩa nội dung và giá trị trong đời sống thực tiễn xưa Hát ru là loại hình văn hóa dân gian phi vật thể có từ lâu đời, được lưu truyền phổ biến trong các dân tộc Việt Nam và thế giới Với mỗi con người, kí ức sâu đậm về thời thơ ấu chính là lời ru của bà, của mẹ, của chị gắn với những hình ảnh gần gũi và quen thuộc như cái nôi, cái võng, chiếc địu êm trên lưng mẹ Lời ru ấy như đưa tâm hồn ta đến một chân trời mới, vừa xa lại vừa gần gũi, vừa nhẹ nhàng mà lại đằm thắm thiết tha ấm áp tình người

Trang 8

Hát ru là một nét văn hóa truyền thống của người Việt và của nhiều tộc Việt Nam Hát ru góp phần rất lớn trong việc hình thành tính cách và bản lĩnh người, đây là một tài sản văn hóa quý, rất cần được lưu giữ để truyền lại cho đời sau, nhằm góp phần khẳng định tính dân tộc của nền văn hóa Cùng với ca dao, dân ca, hò vè, hát ru là những hình thái văn hóa, từng khẳng định thế mạnh của cái nôi văn hóa dân gian Việt Nam Tuy nhiên, để bảo tồn, phát huy kho tàng văn hóa dân gian này trong đời sống hiện nay không dễ!

Kho tàng ca dao, dân ca, hò vè trong đó có hát ru, là một bộ phận của nền văn học dân gian Việt Nam Kho tàng ca dao, dân ca, hò vè đặc biệt là hát

ru vẫn còn tiềm ẩn trong dân gian rất phong phú, giàu có cả về chủ đề lẫn số lượng tác phẩm, từng một thời rất phổ biến trong sinh hoạt, nhưng hiện nay trước sự xâm nhập ào ạt của các dòng văn hóa đến từ phương Tây đang có nguy cơ bị mai một nếu chúng ta không nhanh chóng sưu tầm, không có ý thức lưu giữ và phát huy

Là một người theo học ngành sư phạm, hiện là giáo viên giảng dạy về

bộ môn văn học, tác giả luận văn muốn thông qua việc tìm hiểu về hát ru, từ

đó góp phần bồi dưỡng tâm hồn và ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ, đặc biệt là các em học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường

Thực tế, trong nhiều năm qua đã có nhiều nhà sưu tầm biên soạn, nhiều cơ quan, tổ chức nghiên cứu đã cho ra đời được khá nhiều các cuốn sách, các chuyên luận về ca dao, dân ca, hò vè, nhưng về thể loại hát ru rất ít được đề cập đến, nếu chúng ta không lưu giữ và phát huy chức năng ứng dụng, thực hành của thể loại hát ru sẽ là một thiệt thòi lớn đối với nền văn học nghệ thuật nước nhà

Trang 9

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Hát ru là bộ phận trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam - một trong những thể loại phong phú và hấp dẫn nhất của văn học dân gian do dân chúng sáng tác, thưởng thức, lưu truyền từ xa xưa đến nay Trong nhiều cuốn sách trước đây viết về văn học dân gian, thường có quan niệm: “Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động” hay “Văn học dân gian là một hình thái ý thức xã hội” Nhiều tác giả cho rằng, văn học dân gian ra đời từ thời kì công xã nguyên thuỷ, trải qua các thời kì phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại ngày nay Vì thế nên ta rất khó có thể khẳng định rằng, hát ru ra đời khi nào, mà ta chỉ có thể nói hát ru ra đời khi có hình thái ý thức xã hội

Đã có nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu về hát ru ở các góc độ khác nhau

2.1 Các sách sưu tầm, biên soạn về hát ru

Năm 1991, cuốn Những bài hát ru (Nxb Văn nghệ TPHCM) của Lê

Giang và Lê Anh Trung biên soạn được công bố Nội dung sách có ba phần:

Phần I – Hát ru, được chia theo các nội dung như: Lời của ông bà cha mẹ; Lời

ru của chị; Ru cho tình yêu; Lời ru chồng vợ; Ru cho tình đời, tình người Đi kèm là những làn điệu hát ru ba miền Bắc, Trung, Nam được ký âm trên bản

nhạc Phần II – Nói thơ được chia theo bài: Mẹ dạy con bài 1, Mẹ dạy con bài

2 Phần III – Phụ lục các bài vè… Ngoài ra, cuốn sách còn có hai bài viết về

vai trò hát ru của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và Lư Nhất Vũ

Năm 2001, cuốn Ru em, Em ngủ (Nxb Kim Đồng), nhiều tác giả sưu tầm

và dịch, bao gồm lời các bải hát ru của các dân tộc như Dao, Lô Lô, Mông, Tày, Thái (Nghệ An, Thanh Hóa, Tây Bắc), Mường, Chăm, Cơ Ho, Cơtu, Êđê, Giarai, Hrê, Khơme (Nam Bộ) và dân tộc Kinh…

Năm 2004, cuốn Lòng mẹ lời ru (Nxb Âm Nhạc) do tác giả Đào Ngọc

Dung sưu tầm tuyển chọn, là nhũng bài hát ru có bản nhạc được chia làm ba

Trang 10

phần Phần I là 55 ca khúc sáng tác mới mang chủ đề hát ru hoặc lấy chất liệu

của hát ru để sáng tác của rất nhiều nhạc sĩ như: Đất nước lời ru của nhạc sĩ Văn Thành Nho; Mẹ yêu con của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý; Tìm về lời ru của nhạc sĩ Đào Đăng Hoàn; Khúc hát ru của người mẹ trẻ, thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, Nhạc sĩ Phạm Tuyên; Ru con mùa đông của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc… Phần

II của cuốn sách là tập hợp những bài hát ru dân ca của các dân tộc như: Hát

ru con dân ca Dao; Ngủ đi con dân ca Thái; Ru con, Ru em dân ca Tày; Hát ru dân ca Phú Thọ, dân ca Bắc Bộ, dân ca Hà Nam; Ru con dân ca Hà Tĩnh, dân

ca GiaRai, dân ca Nam Bộ, dân ca Khơ-me… Phần III là những khúc hát ru

nước ngoài như: Ru em của nhạc sĩ Lullaby Brahms; Khúc hát ru con của nhạc sĩ Franz Schubert; Lời ru đến muôn đời của nhạc sĩ Felix Mendelssohn Năm 2006, cuốn Hát ru ba miền (Nxb Phụ nữ) của tác giả Lệ Vân, giới

thiệu sưu tầm lời ca các bài hát ru ba miền Bắc – Trung – Nam gồm lời cổ và lời mới Cuốn sách còn một số ý kiến của các giáo sư như GS Trần Văn Khê, Phan Đăng Nhật, Trần Ngọc Sương về nghệ thuật hát ru của Việt Nam

Năm 2006, cuốn Bảo xích – Giữ gìn con đỏ (Nxb Phụ nữ) của Trần Quốc

Thịnh sưu tầm và chú giải, được chia làm hai phần Phần I là những lời giáo dục con cái, nhũng người vợ, người mẹ, người chị, người em với nội dung khuyến thiện, tính nhân đạo, tính thẩm mỹ của những câu hát ru Phần II cuốn sách là những sưu tầm tuyển chọn những lời hát ru

Năm 2010, cuốn Mẹ ru bé ngủ à… ơi…(Nxb Phụ nữ) của tác giả Lê Thanh Nga tuyển soạn, gồm hai phần Phần I: Những lời hát ru đồng dao

được chia thành các chủ đề: Những lời hát ru công cha nghĩa mẹ; những lời ru

về tình cảm gia đình; những lời hát đồng dao Phần II; Những bài thơ hay dùng để ru gồm những bài thơ mới viết ở thể lục bát của nhiều tác giả được lựa chọn như “Bầm ơi, Tiếng ru” của nhà thơ Tố Hữu “Thề non nước” của nhà thơ Tản Đà, “Nghe khúc hát Trương Chi” của Ngô Thụy Miên…

Trang 11

Năm 2012, cuốn 999 bài hát ru ba miền (Nxb Văn hóa thông tin) của tác

giả Cao Hoàng Long sưu tầm biên soạn, cuốn sách giới thiệu 999 lời hát ru đặc sắc ba miền Nam – Trung – Bắc

Năm 2012, cuốn Hát ru Việt sử thi ( Nxb Tổng hợp TPHCM) của tác gải

Phạm Thiên Thư Cuốn sách gồm 3.277 câu lục bát thuần Việt Từng sự kiện lịch sử tiêu biểu, từng chiến công hào hùng được chuyển tải đến người đọc bằng những câu thơ giàu hình tượng, nhiều so sánh ẩn dụ, với lối kể chuyện

mộc mạc, có duyên, làm đọc giả dễ thuộc, dễ nhớ như: Hát ru Trưng Vương, Hát ru Thăng Long…

Các công trình trên là những tư liệu quý, chứa đựng số lượng phong phú các lời ru truyền thống của các dân tộc và các bài hát ru mới sáng tác của các nhạc sĩ trong và ngoài nước

2.2 Các công trình, bài viết nghiên cứu về hát ru

Năm 1986 cuốn Lời ru của mẹ (Nxb TPHCM) của nhà văn Mai Văn

Tạo được công bố, gồm những nghiên cứu và ý kiến đánh giá của tác giả, thông qua lời tự bạch của tác giả bằng những câu chuyện kể súc tích và sinh động, những kỷ niệm tuổi thơ và bằng những so sánh, phân tích, nhà văn đã giúp người đọc hiểu được vai trò, giá trị to lớn của tiếng hát ru đối với cuộc đời mỗi con người

Năm 1987, cuốn Mẹ hát ru con của tác giả Nguyễn Hữu Thu (Nxb Phụ

nữ) được chia làm hai phần: Phần I của cuốn sách cho ta thấy đặc trưng thể loại và chức năng của hát ru, trong đó nêu rõ vị trí, ý nghĩa xã hội của hát ru, vai trò của hát ru đối với giáo dục trẻ thơ Phần II của cuốn sách là phần sưu tầm lời hát ru được tập hợp theo từng chủ đề: Những câu hát về nuôi dạy con; những câu hát công cha nghĩa mẹ; những câu hát về thiên nhiên…

do Viện Âm nhạc và múa, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam xuất bản,

Trang 12

bao gồm các bài tham luận với các góc nhìn bao quát về hát ru, trong đó một

số bài tham luận có giá trị về nghiên cứu phục hồi và bảo tồn hát ru

Năm 1996, công trình Hát ru dỗ ngủ người Việt là luận văn Thạc sĩ

Âm nhạc học của Bùi Huyền Nga, Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam nghiên cứu nội dung hình thức và cấu trúc của lời ru, mối quan hệ giữa người

ru với đối tượng tiếp nhận và môi trường diễn xướng của hát ru, với ý nghĩa

xã hội, sự tác động của hát ru tới hình thành nhân cách trẻ,

Năm 2005, cuốn Hát ru Việt Nam (Nxb trẻ, TPHCM) của nhóm tác giả

Lư Nhất Vũ và Lệ Giang xuất bản, cho thấy một góc nhìn tương đối thấu đáo

về hát ru dưới góc độ nhạc học Các tác giả đã giới thiệu 152 bài hát ru có ký

âm của người Việt ba miền Bắc – Trung – Nam và các dân tộc thiểu số Nội dung cuốn sách gồm lời giới thiệu của GS nhạc sĩ Tô Vũ, tiểu luận của Nhạc

sĩ Lư Nhất Vũ giới thiệu tổng quan về kiểu cách hát ru của người Việt, nghiên cứu các làn điệu hát ru của dân tộc thiểu số Ngoài phần ký âm các làn điệu hát ru, cuốn sách còn tập hợp một số bài bình khá sâu sắc của các học giả như: GS Trần Văn Khê, nhà thơ Xuân Diệu, nhà thơ Nga nổi tiếng Rasum Gamzatốp, Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, PGS Ngọc Tú… Phần phụ lục tập hợp

34 ca khúc tiêu biểu lấy hát ru làm đề tài và chất liệu để sáng tác bài hát ru mới Công trình hát ru “Hát ru Việt Nam” này đã đoạt giải nhất của Hội nhạc

sĩ Việt Nam năm 2005 về thể loại tác phẩm nghiên cứu Cho đến nay đó vẫn

là công trình công phu, đầy đủ nhất về hát ru của người Việt

Năm 2006, cuốn Hành trang gia đình trẻ (Nxb Thanh niên) xuất bản, là cuốn sách tập hợp nhiều bài tham dự hội thảo “Giao lưu tiếng hát ru – Hành trang gia đình trẻ” với thành phần các tác giả đang làm việc thuộc nhiều lĩnh

vực khác nhau như ca sĩ, cán bộ nghiên cứu, quản lý văn hóa, bác sĩ, cô giáo

và các nhà chuyên môn như nhạc sĩ Phạm Tuyên, TS Lê Văn Toàn, Các bài viết cho cái nhìn tổng quan từ nhiều góc độ về vai trò, giá trị của hát ru trong

Trang 13

xã hội, thực trạng hát ru hiện nay, những biện pháp cho việc bảo tồn hát ru, v.v và v.v…

Năm 2010, tác giả Bùi Trọng Hiền với bài viết Hát ru, đồng dao in trong tuyển tập 1000 năm âm nhạc Thăng Long Hà Nội (quyển II, Nxb Âm

nhạc) Bài viết cho người đọc thấy được cái nhìn tổng thể về hát ru của người Kinh ba miền Bắc – Trung – Nam với các cấu trúc ba làn điệu khác nhau, phù hợp với thanh điệu và thẩm mỹ âm điệu từng nơi Nhưng cả ba làn điệu đều

có cấu trúc đồng dạng với ba phần của một bài hát ru, lời ca, nhịp điệu tiết tấu, cách hát, nội dung các bài hát ru, tính thực hành xã hội… Bài viết là những phân tích đầy đủ và dễ hiểu về hát ru của người Kinh, thêm vào đó là những minh họa một số lời ru thông dụng

Năm 2011, luận văn Văn hóa học về đề tài Hát ru trong đời sống nông thôn Bắc Bộ hiện nay do Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hiền thực hiện (Học

viện Khoa học xã hội), đã chỉ ra đặc điểm, mối quan hệ của các thành tố của hát ru Bắc Bộ, vai trò, vị trí và ý nghĩa của hát ru trong đời sống nông thôn Bắc Bộ hiện nay (qua khảo sát ở xã Trường Yên – Hoa Lư – Ninh Bình), từ

đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn hát ru

Ngoài ra ở một số sưu tập như cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan (NXB Văn học, tái bản nhiều lần), cuốn Tục ngữ câu đố

ca dao dân ca Việt Nam của Mã Giang Lân, Lê Chí Quế (Nxb Đại học tổng hợp), cuốn Ca dao trữ tình Việt Nam của Vũ Dung, (Nxb GD, 1994), cuốn Văn học dân gian những công trình nghiên cứu của Bùi Mạnh Nhị (Nxb

GD)…cũng giới thiệu một số đơn vị lời hát ru

Hát ru là vốn quý ngàn đời của dân tộc Việt Nam nhưng số lượng các cuốn sách sưu tập, nghiên cứu về hát ru còn chưa nhiều, nội dung chủ yếu dừng lại ở khía cạnh giới thiệu đôi nét khái quát mà chưa đi sâu nghiên cứu một cách chuyên biệt

Trang 14

Vì vậy bước đầu đặt vấn đề nghiên cứu về hát ru, chúng tôi mạnh dạn

lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hát ru người Việt dưới góc độ văn hóa và văn

học dân gian” để làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình

3 Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích

Trong nền văn hóa dân gian, hát ru đã xuất hiện từ lâu đời , qua nhiều

ru con, ru cháu, ru em và ru chính mình lịm vào dòng suối ngọt ngào của tuổi thơ Từ đó, trong tâm hồn mỗi người luôn mang nặng hình ảnh quê hương và quãng đời thơ ấu trên võng hoặc bên nôi lặng nhìn vào giọt máu của mình đung đưa với những câu hát ru êm đềm say đắm hồn nhiên mà bất tử hơn bất

kỳ loại nhạc nào Và cũng từ đó, người ta đã mượn hát ru để dạy con, cháu học, làm và sống theo ý nghĩa trong những câu hát giản dị nhưng mang ý

nghĩa và tính giáo dục vô cùng sâu sắc Vì thế, đề tài “Nghiên cứu hát ru

người Việt dưới góc độ văn hóa và văn học dân gian” hướng tới việc tìm

hiểu đầy đủ hơn nội dung, giá trị hát ru dưới góc độ văn hóa và văn học dân gian, để từ đó giúp nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy di sản qúy báu này

3.2 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là phần lời, phần ca từ hát ru của người Việt ba miền Bắc - Trung - Nam

thành công của đề tài Ở đề tài này, người nghiên cứu sẽ giới hạn vào việc nghiên cứu hát ru người Việt dưới góc độ văn hóa và văn học dân gian nhằm giữ gìn và phát huy những thành tựu của chúng trong kho tàng văn học dân gian truyền thống quý giá của dân tộc ta

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Trang 15

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở phương diện ca từ, tức là trên góc độ văn học, ngôn ngữ học là chủ yếu còn tìm hiểu hát ru ở các phương diện nhạc lí là rất ít Đồng thời phạm vi nghiên cứu cũng chỉ áp dụng với các đối tượng các làn điệu hát ru truyền thống của người Việt ở một số vùng miền chứ không áp dụng với các bài hát ru thời hiện đại

- Phạm vi tư liệu nghiên cứu

thông tin trên internet, kế thừa và phát huy kết quả nghiên cứu của các tác giả

đi trước liên quan đến hát ru

+ Tham khảo thêm các bộ sưu tập ca dao của người Việt, cụ thể là tập

Ca dao (tập 15 và 16) trong bộ Kho tàng văn học dân gian người Việt do

Nguyễn Xuân Kính chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003)

+ Một số câu hát ru, bài ca dao dùng để hát ru khá phổ biến và quen thuộc do tác giả luận văn sưu tầm trong quá trình thực hiện đề tài

4 Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài chủ yếu áp dụng phương pháp nghiên cứu văn bản văn học đối với các tác phẩm hát ru Từ cách tiếp cận những lời hát ru của một số vùng miền

sẽ chỉ ra hình thức, nội dung cũng như sự tác động, ảnh hưởng của hát ru đối với đời sống tâm hồn con người

- Bên cạnh đó là các phương pháp văn hóa học, phương pháp thống kê, đối chiếu, phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh trong nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian

5 Đóng góp của luận văn

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cho ta hiểu rõ về khái niệm, chức

năng, mục đích và đối tượng phục vụ của hát ru

Trang 16

- Chỉ ra nội dung thể hiện của hát ru người Việt gắn với môi trường sinh hoạt ở ba miền Bắc – Trung – Nam dưới góc độ văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc

- Từ thực trạng hát ru của người Việt, chỉ rõ giá tri nghệ thuật và ý nghĩa giáo dục của hát ru của người Việt nói riêng và các dân tộc Việt Nam nói chung để từ đó nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy di sản văn học dân

gian này

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cấu trúc của luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Khái quát chung về hát ru người Việt

Chương 2: Hát ru trong đời sống, nội dung và nghệ thuật phản ánh của hát

ru người Việt

Chương 3: Giá trị và bảo tồn hát ru người Việt

Trang 17

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÁT RU VÀ HÁT RU NGƯỜI VIỆT 1.1.Khái niệm về hát ru và dạng thức của hát ru

1.1.1 Khái niệm về hát ru

Xét về lịch sử ra đời, chưa có một nhà nghiên cứu nào khẳng định thời điểm ra đời của hát ru mà họ đều cho rằng hát ru là một trong nhưng thể loại

âm nhạc dân gian ra đời từ rất sớm, bốn thiên niên kỷ trước, người Babylon

cổ đã bắt đầu sáng tác những bài hát ru như một món quà mà người mẹ dành cho đứa con của mình Đó là một phương tiện hữu ích đưa em bé vào giấc ngủ, bằng những giai điệu riêng biệt Người ta đã tìm thấy lời bài hát ru đầu tiên với niên đại khoảng khoảng 2.000 trước Công nguyên được khắc trên một phiến đất sét nhỏ vừa vặn lòng bàn tay Bài hát được viết dưới dạng chữ hình nêm, bút viết làm bằng cây sậy Ở Việt Nam, hát ru cũng được nghiên cứu từ nhiều năm trước, song để có một mốc son cụ thể để đánh dấu sự ra đời của hát ru thì chưa một nhà nghiên cứu nào dám khẳng định Tồn tại song song với lịch sử ra đời của hát ru là khái niệm về thể loại này

Một khái niệm rất ngắn gọn: “Hát ru là điệu hát dân gian dùng để ru trẻ ngủ, âm điệu êm ái, thiết tha, đồng thời biểu lộ tình cảm, tâm sự một cách nhẹ

nhàng” [14, tr.405] Trích: “Từ điển Tiếng Việt’’, NXB Thanh Niên, (Lê Thị

Huyền – Minh Trí)

Một khái niệm khác của nhạc sĩ Tô Vũ thể hiện rất rõ về chức năng của hát ru: “Hát ru, như tên gọi, đã có nguồn gốc nguyên sơ một chức năng hết sức rõ ràng: hát (để) ru (con ngủ)” [ 54, tr.42]

Nhận thức về đặc trưng của hát ru, Lê Văn Chưởng trong cuốn Dân ca Việt Nam những thành tố của chỉnh thể nguyên hợp đã viết: “ Ru là lối diễn

Trang 18

với những thể lục bát, lục bát biến thể… để đưa trẻ vào giấc ngủ Ru là một

lối hát dân gian, miền Bắc gọi là hát ru, ở Bình Trị Thiên gọi là hò ru, bởi vì

nơi đây ru theo làn điệu hò Thông thường thì mẹ ru con nhưng có khi bà ru cháu, chị ru em… chủ yếu là mẹ ru con, nhưng ru cũng là cách để mẹ giãi bày tâm sự, ru cảnh ngộ của mình.” [4, tr.34]

Trong Hát ru Việt Nam, Vũ Ngọc Phan viết: “Hát ru được phổ biến

khắp trong nước, mỗi miền hát ru một cách khác nhau, nhưng có chung một phong thái là đều ngân nga, êm dịu Nội dung của những bài hát ru rất phong phú, có thể là những cảnh vật xinh xinh, những ý nghĩ thơ ngây phù hợp với tuổi nhỏ, nó cũng có thể là tình cảm thắm thiết của người phụ nữ biểu lộ trong bài ca phù hợp với tâm tình người hát, nó cũng có thể là tư tưởng đả kích giai cấp phong kiến Hát ru em đều là những bài ca dao sẵn có, người hát tự thêm tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi, tùy theo từng điệu hát đưa em ở mỗi miền Hát ru em thường là lục bát thông thường hay lục bát biến thể” [34, tr.433]

Hoặc theo nhạc sĩ Phạm Phúc Minh trong Tìm hiểu dân ca Việt Nam

thì: “Hát ru hay gọi ru con hoặc ru em là một lối hát theo tập quán truyền thống và rất phổ biến ở các vùng, các dân tộc trên khắp mọi miền đất nước Tuy mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có điệu hát ru được gọi bằng những tên khác nhau và nét nhạc cũng mang màu sắc riêng, nhưng có những đặc điểm chung như: nét nhạc êm dịu, du dương, trìu mến, tiết tấu êm dịu, nhẹ nhàng, lời ca giàu hình tượng, dạt dào tình yêu thương tha thiết đối với em thơ, tất cả những yếu tố đó đã như đôi cánh nhẹ nhàng đưa em bé vào tổ ấm với giấc ngủ ngon lành Đối với những người lớn, hoặc những thanh thiếu niên khi nghe hát ru ít nhiều được sưởi ấm, vỗ về bằng những tình cảm trìu mến của thời bé thơ, đều có cảm giác gợi nhớ những kí ức xa xưa, những tình cảm yêu thương thắm thiết cao đẹp của những người thân trong gia đình” [22, tr.196]

Trang 19

Từ những nhận định trên cho thấy, hát ru là những bài hát trước hết dùng cho việc dỗ trẻ ngủ, có tiết tấu nhẹ nhàng, nét nhạc êm dịu du dương Phần lớn lời ca hát ru được lấy từ tục ngữ, ca dao, đồng dao, hay chính từ những bài dân ca, được sáng tác theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể, nội dung phong phú, giàu hình tượng Hát ru mang đậm nét đặc trưng văn hóa của mỗi vùng quê, mỗi dân tộc và được lưu truyền qua nhiều thế hệ và thường gắn liền với hình ảnh người phụ nữ

1.1.2 Dạng thức của hát ru và hát ru người Việt

Theo các nhà nghiên cứu đi trước, hát ru là của người Việt được đặt trong loại hình trữ tình và cụ thể hơn hát ru nằm trong mảng dân ca sinh hoạt, hát ru thường có hai dạng cơ bản:

- Loại thứ nhất mang tính chất hát nói – ngâm ngợi, ra đời trước Nội dung lời ca có tính chất ngụ ngôn sử dụng hình ảnh những con vật thân thuộc, gần gũi với cuộc sống của người nông dân như con cò, con vạc, con tôm, con kiến, con mèo…

- Loại thứ hai mang tính chất ca xướng (ca khúc dân gian) xuất hiện muộn hơn Nội dung của những bài hát ru loại này thường diễn đạt trực tiếp tâm tình của người hát Về âm nhạc, đôi khi là sự cải biên từ các làn điệu dân ca

những bài hát nhẹ nhàng đơn giản giúp trẻ con ngủ Phần lớn các câu trong bài hát ru con lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân

Trang 20

những bài hát này rất đa dạng, mang tính chất địa phương, gần như mỗi gia đình có một cách hát riêng biệt

thể là vì đã làm nhớ lại nhịp điệu tim đập mà trẻ nghe được từ những ngày tháng còn nằm trong lòng mẹ Giọng nói, tiếng ru của mẹ bên tai cho trẻ biết đang được người bảo bọc, chở che

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy ru bằng những nguyên âm không thành câu dễ làm trẻ ngủ hơn là hát thành bài có câu cú rõ rệt Dưới góc

độ khoa học thì hát ru là những kích thích rất có lợi không những với sự phát triển ngôn ngữ, tâm lí, sinh lí mà còn cả phát triển thể chất nữa Đó là sự kích thích tiền đình và nhiều người đã xác nhận rằng những trẻ hằng ngày được kích thích bằng hát ru (khoảng 10 phút) thì phản xạ vận động tốt hơn nhiều so với trẻ không được nghe hát ru

Với hát ru, thường chỉ chú ý đến lời (ca từ) còn giai điệu (nhạc lý) thì

mỗi bà mẹ có một giọng trữ tình riêng nhưng vẫn gây ấn tượng sâu sắc trong

suốt cả cuộc đời người con Trong hát ru, lời ca thường lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian được truyền miệng qua các thế

hệ rất phổ biến trong dân gian Trên thế giới, hát ru dường như là những thể loại không thể thiếu ở hầu khắp các dân tộc

Xét về ngôn ngữ, mỗi vùng miền lại có những bài hát ru khác nhau, vừa đa dạng nội dung và điệu nhạc vừa mang đặc trưng riêng của từng vùng miền Đi dọc chiều dài đất nước, ta thấy có rất nhiều làn điệu hát ru ứng với 3 miền Bắc- Trung- Nam, in đậm dấu ấn thổ ngữ mỗi vùng

Hát ru ở Bắc Bộ tiêu biểu ta thấy có những bài như Con cò mà đi ăn đêm

À …ơi … à…ơi

Con cò mày đi ăn đêm Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

Trang 21

Để mẹ đi cấy đồng xa chưa về Bắt được con trắm con trê Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn

À…ơi…à…ơi

À …ơi …ơi Bạn hàng trước ngõ Cây hương bên tàu nhỏ nhụy thơm xa

(Chớ) anh có đi mô lâu

Trang 22

Quyển kêu thánh thót còn tiếng đờn thì ngâm nga

Nhắn em về nói với mẹ cha Dọn đàng quét ngõ tháng ba dâu về Dâu về không lẽ về không?

Ngựa Ô đi trước ngựa Hồng theo sau

Ngựa Ô đi tới vạt cau Ngựa Hồng thủng thỉnh đi sau vạt chè

Hay như bài hát ru Nam Bộ

Ầu ơ

Ví dầu cầu ván đóng đinh Cầu treo lắc lẻo Gập ghềnh khó qua

Ầu ơ

Khó qua mẹ dắt con qua

Con đi trường học

Mẹ đi trường đời

Có thể thấy đi suốt dọc dài đất nước, đâu đâu ta cũng tấy những lời hát ru, những bài hát ru đã ăn sâu vào tiềm thức người dân xưa, phản ánh một hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian vừa mang tính phổ biến vừa mang tính địa phương

1.2.2 Hát ru là loại hinh sinh hoạt văn hóa có tính điển hình

Có nhà nghiên cứu đã nói rằng: Trẻ thơ ngay từ khi lọt lòng mẹ, thậm chí từ khi còn là bào thai nếu sớm được tiếp xúc với hát ru, một mặt sẽ nhanh chóng nảy nở năng khiếu âm nhạc vì do sớm được làm quen với những âm trầm bổng, khoan nhặt trong lời ru được cất lên từ những câu ca dao, mặt

Trang 23

khác sẽ bước đầu khơi lên trong tâm hồn con trẻ sự nhân hậu, dịu dàng mà hình thành nhân cách sống cao đẹp

Hát ru là một thể loại đặc biệt trong kho tàng âm nhạc dân gian Những làn điệu hát ru thường là các bài hát nhẹ nhàng, đơn giản và phần lớn đều có xuất xứ từ ca dao, đồng dao, hò vè dân gian, các loại thơ…được truyền miệng

từ đời này qua đời khác

Trong hát ru, mỗi bà mẹ, người chị đều có một cách hát riêng nhưng nhìn chung đều mang tính trữ tình, thể hiện rõ tình cảm của người ru với người được ru đặc biệt là tình mẫu tử thiêng liêng và luôn để lại ấn tượng sâu

sắc trong tâm hồn trẻ nhỏ

Hát ru góp phần hình thành, nuôi dưỡng và phát huy nhân cách, năng khiếu, tâm hồn, kể cả thái độ ứng xử của con người từ khi còn bé Bằng những lời ru êm ả, tha thiết người mẹ đã gieo vào tâm thức trẻ thơ những hạt giống tốt lành về lòng nhân ái, đạo lý làm người, tình yêu quê hương đất nước

từ khi còn nằm nôi:

À …ơi …à… à… ơi!

Đêm khuya trăng tà, mẹ ru con ngủ Ngoan ngoan con nhoẻn miệng cười Trông con mẹ tưởng như đời nở hoa Chinh chiến miền xa, cha con, chinh chiến miền xa

Mong sao con trẻ quê nhà được vui Ngoan ngoan con nhoẻn miệng cười Thương con mẹ những tơi bời ruột gan Giông tố lầm than, con ơi, nơi kia giông tố lầm than

Gây nên bao cảnh điêu tàn tang thương Mấy đời bánh đúc có xương

Trang 24

Mấy đời giặc Pháp có thương dân mình

Trách ai uốn lưỡi cầu vinh Bán quê hương nỡ quên tình nước non…

Những câu hát mẹ ru con sẽ ăn sâu mãi mãi vào tâm thức, ý nghĩ của con trẻ Những lời mẹ ru sẽ là những gì êm ái nhất, nhân văn nhất trong hành trang khi con bước vào đời:

À …ơi …à… à… ơi!

Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Hình ảnh vầng trăng, cánh cò, luỹ tre làng, dòng sông thơ ấu qua lời ru ngọt ngào với giai điệu êm ái, nhẹ nhàng sẽ đưa bé dần dần đi vào giấc ngủ bình yên Đặc biệt, lời ru ấy còn chứa đựng biết bao tình cảm yêu thương, trìu mến của bà, của mẹ gửi gắm, cứ thẩm thấu bồi đắp tâm hồn con qua từng câu

hò, điệu hát thấm đượm tình người, nó nuôi dưỡng tâm hồn bé, làm cho sợi dây gắn bó với gia đình của bé được thắt chặt hơn:

À …ơi …à… à… ơi!

Con cò là con cò kỳ

Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cô

Về sau lấy cháu ông đồ Thầy mẹ thách cưới ba bồ khoai lang

Một bồ thì để phần làng Hai bồ thì để họ hàng ăn cheo…

Trang 25

Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian, trong các loại hình dân ca thì hát ru ra đời sớm nhất, và từ đời này qua đời khác các thế hệ truyền lại cho nhau dưới dạng bất thành văn

Nhìn chung, mỗi vùng miền đều có bài hát ru khác nhau, với những giọng điệu riêng như ở Hà Tĩnh có ví ru em, ở Thanh Hóa có hát khúc, ở Quảng Bình có hò bồng bông, ở Nam Trung Bộ còn có cả điệu lý ru con… Bên cạnh đó, có rất nhiều nhạc sĩ Việt Nam đã dựa trên những chất liệu dân

ca 3 miền và của các dân tộc thiểu số để viết những ca khúc hát ru như: “Mẹ yêu con” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, “Lời ru trên nương” của Nguyễn Khoa Điềm - Trần Hoàn, “Đất nước lời ru” của Văn Thành Nho, “Ca dao Mẹ” của

Trịnh Công Sơn… Qua những giai điệu ấy, bé sẽ cảm nhận được sự bình yên cho tâm hồn với những ước nguyện của người mẹ dành cho con trong tương lai như những bài học đầu tiên của cuộc đời

Mỗi dân tộc đều có điệu hát ru của riêng mình Những bài hát ru của người Việt hết sức phong phú về số lượng, sâu sắc và đa dạng về nội dung phản ánh Những bài hát ru của người dân tộc thiểu số rất mộc mạc, nội dung đơn giản, dễ nhớ, dễ thuộc Nhưng tất cả đều tập trung phản ánh tình yêu quê hương đất nước, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục tinh thần lao động, học tập công tác của các tầng lớp nhân dân, ca ngợi phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là tinh thần đoàn kết, đùm bọc, yêu thương, chia sẻ trong mỗi mái ấm gia đình Việt Nam

Như vậy, có thể nói, người mẹ Việt Nam nuôi dưỡng con không chỉ bằng dòng sữa ngọt ngào, mà còn bằng những lời ru Thế nhưng, thật đáng tiếc, loại hình nghệ thuật dân gian từng góp phần nuôi dưỡng bao thế hệ khôn lớn, trưởng thành đang có nguy cơ mai một Bởi cuộc sống đã khác đi, khi những bà mẹ có rất ít thời gian, khi tiếng nhạc hoà tấu ru trong đĩa hát cũng

có thể đưa con vào giấc ngủ

Trang 26

Đến một lúc nào đó, những lời ru ngày nào từng làm nao lòng bao thế

hệ người Việt sẽ chỉ còn là hoài niệm được chép trong những pho sách về dân ca

Việc gìn giữ và phát huy những làn điệu hát ru của các dân tộc trong cộng đồng là việc làm hết sức có ý nghĩa Còn nhiều vùng quê có thể còn nghèo khó, trẻ em còn thiếu thốn nhiều, nhưng chúng ta không thể để thiếu tiếng hát ru- kho tàng quý báu mà cha ông ta đã để lại Mong sao trong mỗi gia đình, mỗi làng quê dù ở nông thôn hay thành thị, miền núi hay miền xuôi thì những làn điệu hát ru vẫn luôn được truyền giữ, để cho trẻ thơ vẫn mãi được lớn lên từ những lời ru êm ái, mượt mà thấm đượm tâm hồn dân tộc, thấm đượm tình yêu quê hương đất nước Bên cạnh đó, hát ru thuộc loại hình nghệ thuật dân tộc mang giá trị nhân văn cao đẹp Theo các nhà nghiên cứu

âm nhạc dân gian, trong các loại hình dân ca thì hát ru ra đời sớm nhất và từ đời này qua đời khác, các thế hệ truyền lại cho nhau dưới dạng bất thành văn

Lời hát ru không chỉ có chức năng giáo dục, thẩm mỹ cao, mà còn góp phần hình thành, nuôi dưỡng và phát huy nhân cách, di dưỡng tâm hồn, kể cả thái độ ứng xử của con người từ khi còn bé Qua lời ru của bà, của mẹ, hình ảnh vầng trăng, cánh đồng, cánh cò, ngọn cỏ, lũy tre làng, dòng sông dần đi vào tâm thức trẻ thơ Những khúc hát ru giúp bé phát triển về ngôn ngữ và cảm nhận về âm nhạc tốt hơn

Trong hát ru, lời ca thường lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian được truyền miệng qua các thế hệ Mỗi vùng miền lại có những bài hát ru khác nhau, rất đa dạng về nội dung và điệu nhạc Có nhiều dạng hát ru: hát nói, ngâm, ca xướng Cùng một bài hát ru, mỗi bà mẹ lại có cách hát khác nhau, cách thể hiện riêng, song đều thấm đượm tình cảm yêu thương, ngọt ngào Bằng những lời ru êm ả, tha thiết, người mẹ đã gieo vào tâm thức tuổi thơ những ký ức và hình ảnh tốt lành về lòng nhân ái, đạo lý làm người, tình yêu quê hương, đất nước

Trang 27

Về giá trị nội dung, các bài hát ru có ý nghĩa giáo dục cao, hướng tới chân, thiện, mỹ, là những lời chỉ bảo, dạy dỗ đầu tiên đối với trẻ thơ về đạo hiếu nghĩa và cũng từ lời hát ru, nhân cách của trẻ em được hình thành một cách tự nhiên, trong sáng, chan chứa tình yêu thương, đồng thời giúp trẻ cảm thụ về thiên nhiên, đất trời

Ngày nay, do sự bùng nổ của các phương tiện thông tin, các loại hình giải trí, nghệ thuật, hát ru có nguy cơ bị mai một trong đời sống hiện đại Từ thành thị đến nông thôn, hình ảnh người mẹ ẵm con, ầu ơ cất tiếng hát ru ngày một thiếu vắng Thay vào đó, là những ca khúc có nội dung ca từ không phù hợp trẻ thơ hoặc là những bài hát được thu sẵn trong băng đĩa Nhiều bà mẹ không biết hát ru hoặc không thuộc dù chỉ một bài hát ru Thậm chí, nhiều gia đình vợ chồng trẻ có xu hướng “hiện đại”, ngay từ khi mang thai đến khi nuôi trẻ đã cho con nghe nhạc cổ điển, nhạc không lời với quan điểm giúp trẻ phát triển trí não, thông minh hơn Mặt khác, trong cơ chế thị trường, do bận rộn công việc, nhiều ông bố, bà mẹ, không có thời gian ru con, muốn con ngủ mau, không ít người tìm mọi cách rung, lắc, hoặc quát tháo làm mất đi tình cảm thân thương, tình mẫu tử cao đẹp trong truyền thống gia đình Việt Nam…

Nghệ thuật hát ru và những bài hát ru không chỉ mang tính di sản văn hóa mà còn là nguồn mạch quan trọng, có ý nghĩa nhân văn tiêu biểu của gia đình Việt Nam, là mạch nguồn của sự sống nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, giáo dưỡng nhân cách hồn nhiên, trong sáng, trọng lẽ phải, trọng đạo hiếu nghĩa cho trẻ từ khi lọt lòng

Hát ru là loại hình âm nhạc xuất hiện sớm ở Việt Nam Nếu sinh ra ở vùng quê thì ai cũng từng được trực tiếp nghe tiếng "à ơi " ngọt ngào, êm dịu của các bà, các mẹ, các chị, các cô (đôi khi là cả các ông và các anh) ru cháu, con Có thể coi âm thanh tiếng sáo diều vi vu, tiếng đàn bầu thánh thót và

Trang 28

tiếng hát ru bổng trầm tha thiết là quốc hồn, quốc túy của người Việt Vậy mà

Ở nước ta, mỗi miền đều có hát ru và lối hát của mỗi nơi, mỗi người cũng khác nhau Tuy nhiên, dù ở đâu, hát ru đều có chung mục đích và đạt được hiệu quả là dần đưa đứa bé vào giấc ngủ êm đềm Những người "Nghệ

sĩ chân quê" không hề biết nhạc biết thơ là gì, chỉ bằng tình cảm trìu mến với cháu, con và cách học truyền khẩu giản dị, họ đã vô tình lưu giữ, bảo tồn được một loại hình âm nhạc thuần Việt độc đáo, thấm đậm tính nhân văn, trải hàng ngàn năm lịch sử

Như vậy, có thể nói hát ru là loại hình ca hát dân gian đậm chất trữ tình

ca của hát ru cũng rất gần gũi lấy từ câu thơ dân gian, chủ yếu là thơ lục bát Làn điệu hát ru thì ít thay đổi, nhưng lời ca thì luôn luôn thay đổi Sinh hoạt của hát ru diễn ra phổ biến hàng ngày, trong không gian gia đình và cộng

1.3 Môi trường diễn xướng, đối tượng được ru và người thực hành hát ru

1.3.1 Môi trường diễn xướng của hát ru

Giống như nhiều thể loại ca hát - diễn xướng dân gian cùng với nhiều

lễ hội cổ truyền mang đậm sắc thái văn hoá cư dân lúa nước, với nhiều thể loại như hát - diễn chèo, tuồng, múa rối, cò lả, hát xẩm, hát văn, ca trù, đối đáp giao duyên… hát ru là thể hát dân gian có mặt hầu hết ở mọi tộc người,

đó là một trong những giai điệu âm nhạc đầu tiên mà con người được nghe trong khởi điểm vòng đời của mình

Như mọi miền đất khác trên thế giới, dân tộc nào cũng có loại hình văn học dân gian bao gồm nhiều thể loại: huyền thoại, huyền tích, tục ngữ, câu đố, truyện tiếu lâm, tuồng, hài, ca dao, hò, vè mà trong đó hát ru, hay còn gọi là

Trang 29

hò ru con (ru em) là hình thức diễn xướng mà bất cứ ở làng quê nào trên dải

đất Việt Nam cũng có

Nói như Bùi Trọng Hiền ( Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam) trong

bài “Kính tặng Mẹ tôi, Bu tôi cùng những người mẹ Việt Nam khác!” Ông

viết: “Trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam, Hát Ru và Đồng dao được xem như hai thể loại âm nhạc dân gian dành riêng cho trẻ nhỏ, gắn bó với giai đoạn đầu của một chu kỳ đời người” [11]

Như vậy, đối tượng được hát ru chính là trẻ nhỏ!

Hát ru hay hát ru con, ở Bắc Bộ gọi là « Hát ru » , « Hát ru em », « Hát

ru con », ở Nam Bộ thường gọi là « Hát đưa em » hay « Hát ầu ơ » Đó là những bài hát ngắn thường dựa vào những câu, những bài ca dao có sẵn, người hát tự thêm những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi, tuỳ theo điệu hát của mỗi địa phương, có khi cũng tuỳ theo tâm trạng của người hát

Dù chưa xác định rõ thời gian nhưng ai cũng cảm nhận được rằng hát

ru ra đời từ rất sớm, ngay từ khivốn ngôn ngữ nói phát triển tương đối hoàn chỉnh và kho tàng ca dao được hình thành kha khá Ta có thể đoán biết như thế bởi từ khi ngôn ngữ nói phát triển, con người đã dùng ngôn ngữ để giao tiếp với nhau trong sinh hoạt hàng ngày, trong lao động cũng như trong việc thể hiện các cung bậc tình cảm, cảm xúc… của mình qua truyện kể, ca dao, dân ca, hò vè, tục ngữ… Rồi theo lẽ tự nhiên trong xã hội, trai lớn lên cưới

vợ, gái lớn lên lấy chồng, tạo nên mái ấm gia đình, sinh con đẻ cái Những đứa trẻ ra đời, vừa là minh chứng cho tình yêu đôi lứa, vừa là sợi dây ràng buộc tình cảm, trách nhiệm, bổn phận của đôi vợ chồng Việc chăm sóc cho đứa trẻ chủ yếu do người mẹ đảm nhiệm vì đó là một thiên chức mà tạo hoá

đã ban tặng cho phụ nữ

Trong công việc chăm sóc con, người mẹ dành một thời gian khá lớn cho việc vỗ về giấc ngủ của bé Nhằm phục vụ cho từ mười đến mười hai,

Trang 30

thậm chí là mười bốn giờ ngủ mỗi ngày của đứa trẻ, người mẹ phải làm khá nhiều việc, trong đó có việc sáng tác âm nhạc để ru con ngủ Các bà mẹ trẻ tự đặt ra các câu hát kèm với phần đệm hơi ầu ơ, à ơi… nhẹ nhàng, du dương cho con dễ ngủ Tự nhiên, các bài ca dao trữ tình, giàu âm điệu đã lọt vào tầm ngắm của các bà mẹ, biến nó trở thành nguồn cung cấp phần lời rất quan trọng cho bài hát ru…

Có lẽ, để phù hợp với cảnh đồng rộng thẳng cánh cò bay của đồng bằng bắc Bộ, hay cảnh biển sông mênh mang của Trung Bộ cũng như cảnh sông rạch chằng chịt của vùng đất Nam bộ, tiếng hát ru của người mẹ như được kéo dài thêm, được nâng cánh bởi rất nhiều tiếng đệm đầu À…ơ…, ờ…, Ầu… ơ ớ ơ…tạo nên những giai điệu trầm bổng, miên man, đưa trẻ thơ vào giấc ngủ thần tiên, ngọt ngào từ lời ru của mẹ Tiếng hát ru còn là tiếng lòng của người mẹ về thân phận con người, là đạo đức, là cách đối nhân xử thế mà người mẹ muốn nói với con, dù có thể con chưa hiểu được…

Tìm hiểu sâu vào một số bài hát ru cụ thể ta thấy giá trị to lớn của tiếng hát ru trong việc tạo nên giấc ngủ yên lành cho trẻ thơ Trong thực tế, có thể quan sát một đứa trẻ nằm ngủ thường trải qua ba giai đoạn là khóc đòi ngủ, ngủ lơ mơ rồi đến ngủ say Với ba giai đoạn đó, người mẹ cũng có

ba kiểu hát ru khác nhau nhằm một mục đích cao nhất là đưa con mình từ trạng thái thức sang trạng thái ngủ và ngủ càng sâu càng tốt

Khi đứa trẻ bắt đầu khóc đòi ngủ, người mẹ nhẹ nhàng đưa đứa trẻ vào võng/nôi/giường rồi bắt đầu vỗ về nhè nhẹ, kèm với đó là tiếng hát ru Thí dụ bài hát ru Bắc Bộ sau đây :

À ơi…

Con cò bay lả…lả… bay la Bay từ cửa phủ, à…a… bay ra cánh đồng [17]

Trang 31

Hay bài hát ru Nam Bộ:

Ầu ơ…

Ví dầu, ví dẫu, ví dâu

Ví qua ví lạ, ơ…ờ… ví trâu vô chuồng

Hay:

À ơi…

Má ơi con vịt chết chìm, Thò tay vớt vịt (ờ…) (con cá) kìm (ờ…) (nó) cắn tay

Các bài hát ru lúc này thường ngắn, không rõ nghĩa hoặc có nghĩa kiểu đủ vốn… cốt sao tạo ra âm điệu đều đều bên tai cho trẻ dễ ngủ Tuy nhiên, nếu trẻ khóc to, người mẹ sẽ hát nhanh, hát lớn hơn, hát nhiều lần như muốn át đi tiếng khóc của trẻ, buộc trẻ phải cảm được nhạc điệu của tiếng ru

mà đi dần vào giấc ngủ

Khi trẻ bắt đầu vào trạng thái ngủ lơ mơ, giọng hát ru của người mẹ như dịu lại, chậm hơn, với nhiều bài hát ru hơn

À ơi!

Cái ngủ buồn ngủ buồn nghê Buồn ăn cơm nếp, ơ cháo kê thịt gà

Buồn ăn cái trứng ba ba

Nó về nó chửi mẹ cha bố mày [17]

Cùng với việc ru ngủ, các bài hát ru lúc này bắt đầu chuyển sang nhiều chủ đề đạo đức xã hội, đối nhân xử thế khác nhau…

Đó có thể là nỗi buồn nhớ vẩn vơ vô định:

À ơi !

Đêm qua ra đứng bờ ao Trông cá cá lặn trông sao sao mờ

Trang 32

Buồn trông con nhện chăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ

đó là tô đậm tình yêu thương giữa những người anh em trong một nhà Ngoài tình mẫu tử, tình phụ tử, tình cảm bạn bè mà không có một thứ tình cảm đẹp như tình anh em thì cuộc đời này sẽ rất vô vị, tẻ nhạt Khi ta gặp một chuyện buồn hay những khó khăn, cha mẹ đôi khi không thể lắng nghe chia sẻ thấu đáo vì ít nhiều cũng có khoảng cách về tuổi tác Những khi ấy ta tìm thấy một

Trang 33

bến bờ khác cùng thế hệ, một người bạn trong nhà có thể chia sẻ, dễ dàng cảm thông và tâm sự cùng ta mọi chuyện vui buồn, khó khăn trong cuộc sống – anh chị em Những khi ta bế tắc hay gặp hoạn nạn, không còn gì cả thì bạn bè

có thể rời bỏ ta, nhưng anh chị em thì vẫn còn mãi bên ta, bởi lẽ những người thân trong nhà biết yêu thương nhau thì sẽ luôn khuyến khích tinh thần, làm mọi điều tốt đẹp cho nhau và giúp ta vượt qua vì dù gì đi nữa vẫn là ruột thịt Khi gặp sóng gió, ta mới thực sự cảm nhận người thân trong gia đình là quan trọng nhất luôn yêu thương mình Trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương tốt về anh em yêu thương lẫn nhau Kho tàng văn học dân gian đã có rất nhiều câu hát ru hay nhưng trong cuộc sống đây đó vẫn còn nhiều người chưa hiểu được ý nghĩa của tình cảm cao quý này Nhận thức được tầm quan trọng của tình anh em, ta cần phải xây dựng một mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa anh chị em trong nhà Đó là luôn biết nhường nhịn, sẻ chia, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau để cùng nhau sống tốt hơn Đôi khi, những người anh chị em cùng ngồi lại lắng nghe nhau, “anh giận thì em bớt lời” để tránh gây chuyện cãi vã, xích mích Và nhất là, không để cho lòng vị kỷ lấn át tình thương ! Tình cảm anh chị em trong nhà cũng sẽ được vun đắp hơn qua những hoạt động nhỏ nhoi mà ta ít khi chú ý: bữa cơm sum họp đầm ấm hay những buổi

dã ngoại với nhau, cùng nhau đi mua sắm, ăn uống,tham gia vào những công việc học tập hay đi làm của nhau…Tình cảm anh em vô cùng quan trọng và quý giá Tình cảm ấy là sức mạnh vô biên giúp chúng ta vượt qua được những thác ghềnh trong cuộc sống, là bến đỗ bình yên khi ta gặp phải những sóng gió của cuộc đời Tuổi trẻ chúng ta hãy sớm nhận thức được điều ấy để không lãng phí những giây phút ấm áp và đáng nhớ bên cạnh những người mình yêu thương như lơi hát ru đã gửi gắm!

Trang 34

Hoặc có thể là lời ru nói về thân phận con người, đặc biệt là thân phận người phụ nữ trong cuộc mưu sinh hàng ngày:

À ơi…

Trắng da vì bởi phấn dồi Đen da vì bởi, ờ… em ngồi chợ trưa ơ…

Hoặc nói về lòng chung thuỷ, sự son sắt trong câu hát ru người mẹ đồng bằng bắc Bộ:

Vì vậy đã có nhà nghiên cứu nói rằng: Hát ru không chỉ có chức năng

ru cho trẻ dễ ngủ mà nó còn giáo dục cho trẻ về đạo lí, tình yêu, cách đối nhân

xử thế… Những lời ru như những hạt mưa cần cù tắm mát hồn trẻ theo kiểu sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn, giúp trẻ ghi nhớ vào tiềm thức từng giai điệu, để rồi khi lớn khôn hơn một chút, trẻ sẽ dần dần hiểu ra câu hát

ru ấy muốn nói gì với mình

Khi cảm nhận được là trẻ đã ngủ say, những bài hát ru của người mẹ chuyển sang một cung bậc mới, tha thiết hơn, ký thác theo đó những dòng tâm sự theo kiểu độc thoại Người phụ nữ, nhất là phụ nữ thời xưa với vai trò làm vợ, làm dâu, làm mẹ… có biết bao điều muốn nói Nỗi niềm ấy trút cạn qua lời hát ru:

À ơ…!

Trang 35

Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài các, ơ… hạt ra ruộng cày

Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữ chợ, ơ biết vào tay ai

Chiều chiều quạ nói với diều

Cù lao ông Chưởng, ờ… có nhiều cá tôm

Con ngủ, nhưng người mẹ vẫn thức, vẫn hát như hát cho chính mình nghe Dù biết rằng con chưa thể hiểu mình nói gì nhưng một khi dòng tâm sự

đã trút ra lời thì gánh nặng trong lòng mẹ vơi đi

Như vậy không gian hát ru vừa cụ thể vừa mênh mang, vừa là nơi ngôi nhà vừa là lòng mẹ thân yêu, nhưng cũng là một không gian vô cùng rộng mở khoáng đạt do chính những lời ru đã đem đến

Trong hát ru, người mẹ đóng vai trò là người diễn xướng chủ yếu, còn người bà/cô/dì/chị… chỉ hát ru thay thế khi mẹ bận việc, đối tượng nghe chính là người con, là đứa bé Một người hát cho một người nghe, giữa hai

Trang 36

người có mối thâm tình mẫu tử, hát ru chính là chất xúc tác làm tăng thêm sự khắng khít trong tình mẹ con mà không gì có thể thay thế được

Nhà nghiên cứu Hà Châu trong bài Truyện kể và bài ca đối với trẻ nhỏ

đăng trên Tạp chí Văn học (1966) đã nhận định về hát ru như sau : « Hát ru là

hình thức diễn xướng quen thuộc của quê hương, được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhằm biểu hiện những trạng thái tình cảm của người phụ nữ mà tuổi thơ là đối tượng trực tiếp được hưởng thụ, thưởng thức những giai điệu ngọt ngào, đằm thắm, chan chứa niềm tin » [3]

Nhận định này đã chỉ rõ cho ta thấy về người thực hành hát ru là những

người phụ nữ và đối tượng thưởng thức hát ru chính là các em nhỏ

Trên thế giới, hát ru cũng là một loại hát cho trẻ thơ nghe và dường như không thể thiếu ở hầu khắp các dân tộc Trong đó, hầu như việc làm ra các bài hát ru và thực hành các làn điệu hát ru thường được dành cho phụ nữ, gắn

liền với hình ảnh người mẹ, người bà, người chị Họ chính là người ru -

người thực hành chức năng chuyển tải bài hát ru

Bởi lẽ bên cạnh công việc nội trợ bếp núc, trông giữ, chăm sóc trẻ được xem như chức năng thiên phú của phái nữ Mẹ ru con, mẹ bận thì bà ru cháu hay chị ru em Một đôi khi đàn ông trong nhà cũng tham gia đỡ đần, thay đàn bà ru trẻ ngủ Nhìn chung, hát ru với tính thực hành xã hội chủ yếu

là dỗ đứa trẻ ngủ ngoan để người ru còn quay sang làm việc khác, hoặc giả cùng chìm vào giấc ngủ với đứa bé hát ru để ngủ là vậy!

Ta hãy nghe những buổi trưa hè ở vùng quê Việt Nam, hòa với tiếng bờ tre kẽo kẹt, tiếng lá lao xao, tiếng gà cục tác, tiếng ve râm ran, văng vẳng đâu đây có tiếng ru dìu dặt nồng nàn:

À… a… à… ơi…

Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Trang 37

Ông ơi ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng [17]

Đó chỉ có thể là tiếng mẹ ru con, cũng có thể là bà ru cháu hoặc chị ru em

Và nếu là tiếng ru của người cha thì tuy có thể vụng về nhưng vẫn có sức lay

động cõi lòng

Đây là lời mẹ ru con:

À… a… à… ơi…

Ru con con ngủ cho ngoan

Để mẹ đi đắp đường quan cho rồi Thương con khó nói nên lời Mong con chẳng khổ như đời mẹ nay [17]

Còn đây là lời bà ru cháu :

À… a… à… ơi…

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về Bắt được con trắm con trê Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn… [17]

Đây là lời chị ru em :

À… a… à… ơi…

Trang 38

Chị ra buông cửi chị ngồi quay tơ Năm nay tơ kén được mùa Chị xin thày mẹ mua cho mấy đồng [17]

Người ta thường lấy bất cứ bài ca dao lục bát nào để ru Ở đây, âm điệu được lặp đi lặp lại bằng những chuỗi hư từ “à ơi, ầu ơ…” Ru còn được nâng cao bằng những làn điệu dân ca khắp các vùng đất nước Lúc này, lời ca là những câu ca dao lục bát và phong phú hơn là âm điệu của những làn điệu dân ca đã làm cho bài hát ru hoàn chỉnh hơn, hấp dẫn hơn như một ca khúc,

bài Ru con Nam Bộ là một ví dụ tiêu biểu

Nhà nghiên cứu Hà Châu trong một chuyến đi công tác chứng kiến một cách sinh động và cụ thể về việc người hát ru và tác dụng của hát ru trong đời sống thực tế hiện đại như sau: “Vừa qua đi công tác tại một hợp tác xã nông nghiệp cao cấp tôi ở gần một vườn trẻ Các cháu được ở trong một căn nhà rộng rãi cao ráo, có sân chơi rộng, có bàn ghế giường chiếu đầy đủ, sạch sẽ Hai bà trạc ngoài năm mươi tuổi và hai cô gái trẻ trông nom các cháu Một buổi trưa, đang đi ngoài ngõ đã nghe thấy tiếng bà bảo mẫu hát giọng ngân nga:

Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương

Khi bước vào sân tôi thấy hai cô gái trách bà: “Bà chỉ hát những câu cũ cả ngày!” Bị bạn đồng nghiệp trẻ “phê bình” như vậy, thấy tôi mà bà nói như phân bua: “Tôi làm sao hát được những bài mới như các cô bây giờ Hát gì nó ngủ là được”… Bà chỉ khiêm tốn như vậy, nhưng đâu phải bà chỉ ru cháu ngủ, chính bà đã gieo vào tâm hồn các cháu tiếng nói của quê hương, lời ca trong như ngọc của tổ tiên để lại,… những lời ca câu hát ấy cũng cần như sữa mẹ,…”

Trong đời sống âm nhạc hiện đại, đã có rất nhiều nhạc sĩ đã sáng tác ra

Trang 39

khúc ru dân gian khắp các vùng đất nước Cụ thể như những bài Mẹ yêu con của Nguyễn Văn Tý, Từ trên đỉnh núi của Nguyên Nhung, Lời ru trên nương của Hồ Thuận An, Ru con trong đêm pháo hoa của Hoàng Vân, Lời ru theo sóng của Trần Khánh, Khúc ru mùa xuân của Nguyễn Đình San, Ru con mùa đông của Đặng Hữu Phúc…

1.3.3 Đối tượng được ru

Dù là hát ru theo hình thức ngâm ngợi (À ơi, bồng bang …) hay theo các làn điệu dân ca, hoặc hát những ca khúc mới, đặc điểm chung là tạo nên những âm điệu êm ả, thanh bình với tiết tấu chậm rãi, dàn trải để đưa trẻ thơ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ nồng nàn Người ta càng có ý thức trong việc

ru trẻ, nghĩa là càng bộc lộ tình cảm trong giọng hát thì đứa trẻ càng dễ dàng đến với giấc ngủ và ngủ càng sâu

Đối tượng của hát ru không ai khác chính là những đứa trẻ, đó là những đứa con, những đứa cháu, những đứa em đang cần những lời ru vỗ về, những bàn tay ôm ấp của mẹ, của bà, của chị… để đưa chúng vào giấc ngủ êm đềm Đối tượng đó trong dân gian được gọi với nhiều cách gọi âu yếm khác nhau

Đó là “cái ngủ” trong câu hát ru:

- À … ơ i!

Cái ngủ mày ngủ cho say…

- À ơi!

Cái ngủ mày ngủ cho lâu…

Đó là “em tôi” trong câu hát ru:

- À a… ơi!

Em tôi buồn ngủ buồn nghê…

Là “cái bống”, “cái bang” trong câu hát ru:

Trang 40

Cái bống là cái bống bang Khéo sảy khéo sàng cho mẹ thổi cơm

- À…a… ơi!

Cái bống là cái bống bình Thổi cơm nấu nước một mình bống ơi

Là “cái cò” trong câu hát ru :

- À …a… ơ i ! Cái cò là cái cò quăm Cái cò là cái cò kỳ…

- À … a… ơ i ! Cái cò bay lả bay la

Hãy quan sát một người ru trẻ Nếu người đó chỉ âm ư, nghêu ngao một cách bâng quơ, vừa hát vừa nhìn đi chỗ khác, để tâm vào việc khác thì hiệu quả đến với trẻ rất ít Ngược lại, nếu đứa trẻ đang khóc, bắt đầu bằng tiếng nựng của người lớn, rồi vừa âu yếm nhìn vào chúng, vừa để hết tình cảm vào lời hát để cất lên những âm điệu ru thiết tha thì chúng sẽ nín ngay, rồi hau háu nhìn vào người hát, dần dần lim dim đôi mắt, chìm vào giấc ngủ ngon lành Vấn đề không phải là hát hay mà là hát có tình Như vậy bất cứ người mẹ nào cũng có thể hát ru con, chỉ cần có ý thức về việc này và hát bằng tất cả tình cảm yêu thương nhất của mình dành cho đứa con

Trẻ thơ ngay từ khi lọt lòng mẹ, thậm chí từ khi còn là bào thai đã được sớm tiếp xúc với hát ru, một mặt sẽ nhanh chóng nảy nở năng khiếu âm nhạc

vì do sớm được làm quen với những âm thanh trầm bổng, khoan nhặt trong lời ru, mặt khác sẽ tạo ngay cho trẻ những yếu tố dịu dàng, nhân hậu của tính cách, tâm hồn

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dương Viết Á (1994), Hát ru - cũ và mới, Tạp chí VHNT, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hát ru - cũ và mới
Tác giả: Dương Viết Á
Năm: 1994
2. Dương Viết Á (1998), Âm nhạc dân gian trên dòng chảy lịch sử, Tạp chí VHNT số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Âm nhạc dân gian trên dòng chảy lịch sử
Tác giả: Dương Viết Á
Năm: 1998
3. Hà Châu (1966 ), Truyện kể và bài ca đối với trẻ nhỏ, Tạp chí Văn học, số 3 4. Lê Văn Chưởng (2004), Dân ca Việt Nam những thành tố của chỉnh thểnguyên hợp, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện kể và bài ca đối với trẻ nhỏ", Tạp chí "Văn học", số 3 4. Lê Văn Chưởng (2004), "Dân ca Việt Nam những thành tố của chỉnh thể "nguyên hợp
Tác giả: Hà Châu (1966 ), Truyện kể và bài ca đối với trẻ nhỏ, Tạp chí Văn học, số 3 4. Lê Văn Chưởng
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2004
6. Lê Giang và Lê Anh Trung (1991), Những bài hát ru, Nxb Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài hát ru
Tác giả: Lê Giang và Lê Anh Trung
Nhà XB: Nxb Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh
Năm: 1991
7. Đào Ngọc Dung (2004), Lòng mẹ lời ru, Nxb Âm nhạc, H 8. Vũ Dung (1994), Ca dao trữ tình Việt Nam, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lòng mẹ lời ru", Nxb Âm nhạc, H 8. Vũ Dung (1994), "Ca dao trữ tình Việt Nam
Tác giả: Đào Ngọc Dung (2004), Lòng mẹ lời ru, Nxb Âm nhạc, H 8. Vũ Dung
Nhà XB: Nxb Âm nhạc
Năm: 1994
9. Lê Văn Hảo (1982), Lý, những khúc tâm tình của người Việt Tạp chí Âm nhạc số 1/1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý, những khúc tâm tình của người Việt
Tác giả: Lê Văn Hảo
Năm: 1982
10. Bùi Trọng Hiền (1996), Phương pháp xác định sơ đồ giai điệu những thể loại dân ca hát ngâm thơ lục bát, Tạp chí VHNT số 3/1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp xác định sơ đồ giai điệu những thể loại dân ca hát ngâm thơ lục bát
Tác giả: Bùi Trọng Hiền
Năm: 1996
11. Bùi Trọng Hiền (2010), “Hát ru, đồng dao” trong sách 1000 năm âm nhạc Thăng Long Hà Nội, quyển II, Nxb Âm nhạc, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hát ru, đồng dao” trong sách "1000 năm âm nhạc Thăng Long Hà Nội
Tác giả: Bùi Trọng Hiền
Nhà XB: Nxb Âm nhạc
Năm: 2010
12. Phạm Thị Thu Hiền (2011), Hát ru trong đời sống nông thôn Bắc Bộ hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hát ru trong đời sống nông thôn Bắc Bộ hiện nay
Tác giả: Phạm Thị Thu Hiền
Năm: 2011
13. Lê Huy (1983), Hát ru, Tạp chí Âm nhạc số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hát ru
Tác giả: Lê Huy
Năm: 1983
14. Lê Thị Huyền – Minh Trí (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh Niên 15. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (1997), Vănhọc dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt", Nxb Thanh Niên 15. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (1997), "Văn "học dân gian Việt Nam
Tác giả: Lê Thị Huyền – Minh Trí (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh Niên 15. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn
Nhà XB: Nxb Thanh Niên 15. Đinh Gia Khánh (chủ biên)
Năm: 1997
16. Nguyễn Xuân Khoát (1961), Nhìn chung một số đặc điểm của âm nhạc dân gian Việt Nam, Tạp chí Văn nghệ số 8/1961 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn chung một số đặc điểm của âm nhạc dân gian Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Xuân Khoát
Năm: 1961
17. Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên)(2003) Ca dao, tập 15 16, trong bộ Kho tàng văn học dân gian người Việt, Nxb Khoa học xã hội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca dao", tập 15 16, trong bộ "Kho tàng văn học dân gian người Việt
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
18. Nguyễn Đắc Diệu Lam (1995), Hát ru, nghệ thuật và đề tài chủ đề, Tạp chí Dân tộc số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hát ru, nghệ thuật và đề tài chủ đề
Tác giả: Nguyễn Đắc Diệu Lam
Năm: 1995
19. Cao Hoàng Long (2012), 999 bài hát ru ba miền, Nxb Văn hóa thông tin, H 20. Vĩnh Long (1970), Khai thác và sưu tập vốn ca nhạc dân gian cổ truyền,Báo Văn hóa số 5/1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), 999 bài hát ru ba miền", Nxb Văn hóa thông tin, H 20. Vĩnh Long (1970), "Khai thác và sưu tập vốn ca nhạc dân gian cổ truyền
Tác giả: Cao Hoàng Long (2012), 999 bài hát ru ba miền, Nxb Văn hóa thông tin, H 20. Vĩnh Long
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1970
24. Lê Thanh Nga (2010), Mẹ ru bé ngủ à ơi , Nxb Phụ nữ, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mẹ ru bé ngủ à ơi
Tác giả: Lê Thanh Nga
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 2010
25. Tú Ngọc (1974), Tìm hiểu những bài hát trẻ em (đồng dao) Tạp chí NCNT số 5/ 1074 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu những bài hát trẻ em (đồng dao)
Tác giả: Tú Ngọc
Năm: 1974
26. Tú Ngọc (1977), Dân ca Việt Nam dòng sữa mẹ, Tạp chí Âm nhạc số 1/1977 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân ca Việt Nam dòng sữa mẹ
Tác giả: Tú Ngọc
Năm: 1977
27. Tú Ngọc (1979), Tìm hiểu giai điệu dân ca Việt Nam, Tạp chí Âm nhạc số 3 và 4/1979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu giai điệu dân ca Việt Nam
Tác giả: Tú Ngọc
Năm: 1979
28. Bùi Văn Nguyên, Về một số bài dân ca các tộc thiểu số miền Nam, Tạp chí Văn hóa dân gian số 2/75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một số bài dân ca các tộc thiểu số miền Nam

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w