Tổ chức các hoạt động trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm:...8 3.1 Cho học sinh xem một số video “hạt giống tâm hồn”...9 3.2 Giáo dục kỹ năng sống qua việc tổ chức các trò chơi và hoạt động n
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
QUA CÁC TRÒ CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Người thực hiện: Lê Thị Minh TửuLĩnh vực nghiên cứu:
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
1 Họ và tên: Lê Thị Minh Tửu
2 Ngày tháng năm sinh: 13/03/1984
3 Nam, nữ: Nữ
4 Địa chỉ: 19/1- Ấp Thọ Bình – Xuân Thọ - Xuân Lộc – Đồng Nai
5 Điện thoại: (CQ): 0613731769 ĐTDĐ: 01285572880
6 Fax: E-mail: ltminhtuu@gmail.com
7 Chức vụ: Giáo viên Tin học
8 Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Tin học lớp 12B6 – 12B10 và 10C1
và kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm lớp 12B8
9 Đơn vị công tác: THPT Xuân Thọ
- Học vị cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2010
- Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ thông tin
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy học môn Tin học
- Số năm có kinh nghiệm: 6 năm
BM02-LLKHSKKN
Trang 3MỤC LỤC
“GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA CÁC TRÒ CHƠI VÀ
HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG TIẾT CHỦ NHIỆM” 1
MỤC LỤC 3
“GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA CÁC TRÒ CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG TIẾT CHỦ NHIỆM” 4
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 4
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: 5
1 Cơ sở lý luận 5
2 Cơ sở thực tiễn 6
2.1 Thuận lợi: 6
2.2 Khó khăn: 6
3 Khảo sát thực tế: 6
III CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA TRÒ CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM: 7
1 Cần phát huy vai trò của ban cán sự lớp 7
2 Nâng cao nhận thức về sự cần thiết của các kỹ năng sống đối với từng học sinh: 7
3 Tổ chức các hoạt động trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm: 8
3.1 Cho học sinh xem một số video “hạt giống tâm hồn” 9
3.2 Giáo dục kỹ năng sống qua việc tổ chức các trò chơi và hoạt động nhóm .9 3.3 Thực hiện giáo dục kỹ năng quản lý thời gian thông qua việc lập kế hoạch .17
3.4 Rèn luyện kỹ năng đứng trước đám đông bằng cách tổ chức cuộc thi tài năng “ai sẽ thành sao” 18
4 Cho học sinh xem các video về những tình huống thoát hiểm: 20
IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: 23
V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 25
1 Khả năng áp dụng: 25
2 Khuyến nghị, đề xuất 25
VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
PHỤ LỤC 27
Trang 4SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA CÁC TRÒ CHƠI VÀ
HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG TIẾT CHỦ NHIỆM”
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế đã dẫn đến sự biến đổi về nhiềumặt của xã hội, con người chúng ta nhận được nhiều cơ hội để phát triển bản thânnhưng đồng thời cũng kéo theo các rủi ro và thách thức mới Với sự dung nạp vănhóa phương Tây của giới trẻ cùng sự bùng nổ của các tệ nạn, khiến chúng ta cầnphải nhìn nhận lại các giá trị trong cuộc sống con người, về vai trò của giáo dụctrong quá trình định hướng phát triển nhân cách con người trong hoàn cảnh hiệntại Kỹ năng sống được ví như một chiếc cầu đưa con người đến với chất lượngcuộc sống Sự thiếu hụt kỹ năng sống chính là nguyên nhân cơ bản khiến conngười mà nhất là các em ở lứa tuổi học sinh, sinh viên gặp nhiều khó khăn trongcuộc sống hiện đại
Học sinh trường THPT Xuân Thọ hầu hết là con em gia đình nông dân ở xãXuân Thọ và Xuân Bắc thuộc vùng sâu – vùng cao của tỉnh Đồng Nai nên việc họctập của các em chưa được sự quan tâm, đầu tư đúng mực từ gia đình Đa số các emphải tham gia lao động phụ giúp gia đình ngoài giờ đi học trong đó có một số emđược trang bị đầy đủ điều kiện sinh hoạt như xe máy, điện thoại thông minh, màkhông hề có sự kiểm soát của gia đình cũng chính là một trong những áp lực đốivới việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường chúngtôi
Hoạt động dạy và học tại trường trong những năm qua, ngoài hoạt độngchuyên môn còn có hoạt động ngoài giờ lên lớp do GVCN đảm nhiệm thông quahoạt động ngoại khóa và lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong cácmôn học cũng đã mang lại kết quả đáng kể Tuy vậy, việc tổ chức thực hiện cáchoạt động này cũng còn nhiều bất cập vì nhiều lý do khác nhau Và trên thực tếhiện nay tình trạng học sinh trên cả nước nói chung và ở đơn vị nói riêng kỹ năngsống của các em rất thấp, tình trạng bạo lực học đường, nghiện game, lười học,không có mục tiêu phấn đấu cho tương lai đang ngày càng gia tăng, thậm chí đã
có trường hợp học sinh do mâu thuẫn nhỏ với gia đình mà bỏ học và bỏ nhà đi bụi
Qua nhiều năm làm công tác GVCN, bản thân tôi đã nhiều lần thực hiệncông tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh, trong đó có công tác giáo dục
kỹ năng sống với các hoạt động ngoài giờ lên lớp Và với thực trạng học sinh nhưtrên tôi thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho các em là vấn đề cấp thiết nên đưa vào
hoạt động sinh hoạt chủ nhiệm Tôi chọn đề tài: “ Kết hợp giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh thông qua các trò chơi và hoạt động nhóm trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm” bởi nó vừa khiến cho tiết sinh hoạt chủ nhiệm sôi động hơn vừa giúp các
em chuẩn bị được những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tự lập sau khi ra trườngvới đối tượng học sinh lớp 12B8 của nhà trường
Trang 5II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1 Cơ sở lý luận
Kỹ năng sống là gì?
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống như:
Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc (Unesco) coi kỹnăng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vàocuộc sống hằng ngày, gắn với 4 trụ cột của giáo dục đó là:
+ Học để biết (Learning to know)
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), kỹ năng sống là cách tiếpcận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cânbằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng
Luật giáo dục nước ta đã xác định rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”- điều 2 Luật giáo dục năm 2005.
Như vậy, mục tiêu của giáo dục nói chung và kỹ năng sống nói riêng đều làchuẩn bị những năng lực cần thiết để tạo ra những công dân tự tin, có trách nhiệm,
có khả năng tự lập, tự chủ, tích cực, nhiệt huyết, có sức khỏe, hạnh phúc và thànhcông
Trong quá trình giáo dục, ngoài việc trang bị cho học sinh tri thức thông quacác giờ học trên lớp, giáo viên chủ nhiệm còn có nhiệm vụ giúp các em vượt quanhững vấn đề về tâm lý tuổi mới lớn, giáo dục các em về nhân cách sống, giúp các
em có những nhận định đúng đắn về cuộc sống, về môi trường xung quanh, có cáchành vi và thói quen tốt, các kỹ năng hoạt động và ứng xử trong các mối quan hệ
xã hội về chính trị, đạo đức, pháp luật…
Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường đã được áp dụng rộng rãi, tuy nhiên
số học sinh tiếp thu được những kỹ năng đó vẫn còn thấp, các em không được thựchành nhiều do số lượng tham gia lớn mà thời gian lại ngắn Khi đưa vào trong hoạtđộng sinh hoạt chủ nhiệm có hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào mục tiêu chung làgiáo dục con người của toàn xã hội
Trang 6Đa số các em học sinh trong lớp chủ nhiệm ngoan hiền, có ý thức, rất hưởngứng và năng nổ trong các hoạt động nên việc triển khai khá thuận lợi.
Nhiều em rất ngại biểu lộ tình cảm, thái độ
Một số em thiếu thốn tình cảm do ba mẹ ly hôn hoặc ba mẹ đi làm ăn xa(Chỉ ở với ba hoặc mẹ, thậm chí có em còn sống một mình)
3 Khảo sát thực tế:
- Qua 4 năm làm công tác chủ nhiệm lớp tôi nhận thấy các em chưa cóđược những kỹ năng sống cần thiết cho cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường Hầuhết các em đều rất khó khăn mỗi khi đưa ra một quyết định nào đó hoặc khi rơi vàomột tình huống khó xử các em lại không biết cách để thoát ra Thậm chí trong giaotiếp hằng ngày các em cũng gặp phải nhiều mâu thuẫn không đáng có đôi khi lạidẫn tới những hậu quả đáng tiếc như: vì cùng có cảm tình với một bạn gái mà hainam học sinh từng chơi thân với nhau lại đánh nhau, hay như trường hợp của lớp12C7 mà tôi chủ nhiệm năm 2015 – 2017: khi tôi giao nhiệm vụ chuẩn bị và tậptiết mục văn nghệ mừng Đảng mừng Xuân cho một nhóm học sinh, khi đến thờiđiểm duyệt tiết mục thì có 2 em không tham gia nữa với lí do em bận việc không
Trang 7thể tham gia được, thực sự thì 2 em đó đã không có tinh thần trách nhiệm và kỹnăng làm việc nhóm nên khi tham gia tập luyện có vài điểm không vừa ý nên 2 em
đã quyết định rút khỏi nhóm và đã ảnh hưởng đến kết quả là tiết mục văn nghệ đókhông ít do đội hình thay đổi đột ngột.v.v
- Từ thực tế đó tôi nghiên cứu và áp dụng đề tài: ”Giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh qua các trò chơi và hoạt động nhóm trong tiết chủ nhiệm” vào
thực tế công tác chủ nhiệm lớp 12B8 năm học 2016 – 2017 với đối chứng là lớp12B8 trước khi áp dụng đề tài đầu năm học 2016 – 2017
III CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA TRÒ CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM:
1 Cần phát huy vai trò của ban cán sự lớp.
Ngay từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm bầu ra Ban cán sự lớp nhằm trợgiúp cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lý cũng như thực hiện các hoạtđộng của lớp theo chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm nhằm thực hiện tốt kế hoạchnăm học của lớp được đề ra
Cùng với việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm năm học, giáo viên chủ nhiệmtiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào trongtiết sinh hoạt chủ nhiệm và cụ thể hoá thành kế hoạch từng học kì, từng tháng, từngtuần phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, phù hợp với lớp chủ nhiệm vàđảm bảo mục tiêu giáo dục và phát triển nhân cách cho học sinh; bao gồm: Kếhoạch chủ nhiệm tháng, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống, kếhoạch tổ chức hoạt động nhóm – trò chơi … qua sự phối hợp của Ban cán sự lớp:ban chấp hành chi đoàn lớp, lớp trưởng, lớp phó, lớp phó văn thể mỹ
2 Nâng cao nhận thức về sự cần thiết của các kỹ năng sống đối với từng học sinh:
Giáo dục kỹ năng sống là giúp học sinh nâng cao năng lực để tự lựa chọngiữa những giải pháp khác nhau Quyết định phải xuất phát từ học sinh Vì thế nộidung phải hết sức gần gũi với cuộc sống hoặc ngay trong cuộc sống, phải xuất phát
từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của học sinh Học sinh cần có điều kiện để cọ xátcác ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành, áp dụng Học sinhphải tham gia chủ động vì có thế học sinh mới thay đổi hành vi
Nếu chỉ suy ngẫm và thảo luận các giá trị thôi thì chưa đủ, cần có các kỹnăng để ứng dụng giá trị vào thực tế Ngày nay, thanh niên rất cần trải nghiệm cảmgiác tích cực có được từ giá trị, hiểu kết quả của hành vi ứng xử và muốn chủ độngđưa ra những quyết định có sức ảnh hưởng lớn
“Việc hiểu được cảm xúc sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc kiểm soát bản thân, tập
trung và ổn định vững chắc về tâm lý Cách làm này củng cố khả năng học tập chuyên môn của học sinh trong bất kỳ lĩnh vực, bộ môn nào Học viên trải qua chương trình xây dựng năng lực cảm xúc và xã hội, thì có điều kiện phát triển được loại hình trí tuệ xúc cảm (Emotional intelligence) (Goleman, 1995) Những
Trang 8chương trình như vậy bao hàm cả việc học tập những kỹ năng xã hội, thấu cảm, giải quyết mâu thuẫn và những chiến lược hướng dẫn mường tượng.”
Trên cơ sở giáo dục đạo đức, lối sống giáo viên chủ nhiệm tập trung vàonhững vấn đề, những giá trị sống xảy ra hàng ngày để tạo hứng thú và sự quan tâmcủa các em, từ đó có thể giúp các em nhận ra tầm quan trọng của những kỹ năngsống đối với bản thân trong một số hoạt động sau ở những tuần học đầu tiên:
- Cho học sinh xem một số video “Hạt giống tâm hồn”; sau đó cho các emsuy ngẫm về những giá trị có được từ các câu chuyện ấy
- Cho học sinh xem một số video về các tình huống xảy ra trong trường học
và trong cuộc sống hàng ngày Cho các em suy nghĩ về những hành động đó, đưa
ra ý kiến của mình và cả lớp cùng thảo luận
- Mỗi học sinh suy ngẫm về thời điểm khi mình đánh giá một ai đó vì sự thậtthà của người đó, và khi được đánh giá vì sự thật thà của chính mình Chia sẻ suynghĩ ấy
- Suy ngẫm và kể các trường hợp mà các em muốn hợp tác và đã nhận được
sự hợp tác, và những thời điểm khác khi em không nhận được nó; nhận biết nhữngcảm xúc ở những thời điểm ấy, các kết quả của nó và đặc điểm của mỗi tình huốngmang lại
- Suy ngẫm về những thời điểm hạnh phúc trong cuộc sống của bản thân vànhận biết các giá trị sống nằm sau những hạnh phúc ấy
Tập thể lớp 12B8
3 Tổ chức các hoạt động trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm:
Để giáo dục cho các em những kỹ năng sống cần thiết nhất giáo viên chủnhiệm cần lập ra một trình tự giáo dục các kỹ năng sao cho khoa học nhất có thể
Trang 9Các kỹ năng cần thiết nhất đó là những kỹ năng sẽ giúp ích cho các em trong hiệntại và sau đó là những kỹ năng có thể giúp ích cho các em trong thời gian sau này.
3.1 Cho học sinh xem một số video “hạt giống tâm hồn”
Những video hạt giống tâm hồn sẽ giúp các em nhận thấy được tầm quantrọng của những kỹ năng sống hàng ngày, từ đó các em ý thức hơn với việc thamgia rèn luyện các kỹ năng
Giáo viên chuẩn bị một số video “Hạt giống tâm hồn” về các tình huốnggiáo dục kỹ năng sống, sau đó sử dụng tivi được gắn ở phòng học chiếu cho họcsinh xem
Giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra cảm nghĩ của mình sau khi xem video, cảlớp cùng thảo luận
Các em đang xem những clip hạt giống tâm hồn.
3.2 Giáo dục kỹ năng sống qua việc tổ chức các trò chơi và hoạt động nhóm
3.2.1 Giáo dục kỹ năng giao tiếp:
Trang 10Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng không thể thiếu của mỗi chúng ta Bạnmuốn thành công thì tiêu chí đầu tiên là bạn phải giao tiếp tốt Khi giao tiếp tốt thì
ta sẽ biết được đối phương là một người thế nào, khi làm việc chung sẽ kết hợp ăn
ý hơn từ đó sẽ mang lại một kết quả tốt hơn
GVCN kết hợp với quản trò (Bí thư chi Đoàn) tổ chức trò chơi “Hiểu ýnhau”
Chuẩn bị dụng cụ: Một số từ khóa do GVCN và ban cán sự lớp chuẩn bị.Chia lớp làm 4 nhóm Mỗi nhóm chọn ra 1 bạn để làm người truyền thôngtin
Bắt đầu chơi:
- Lần lượt từng bạn của 4 nhóm lên phía trên bục giảng
- Quản trò cho bạn truyền tin đọc 5 từ khóa bằng mắt, sau đó bằngcách sử dụng lời nói và hành động diễn tả từng từ khóa sao chokhông được dùng từ diễn tả trùng với từ có trong từ khóa, các bạncòn lại trong nhóm đoán từ khóa và trả lời
- Nhóm nào trả lời đúng được nhiều từ khóa hơn thì nhóm đó chiếnthắng
3.2.2 Giáo dục kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm:
Kỹ năng làm việc nhóm là một kỹ năng vô cùng quan trọng Muốn làm việcnhóm tốt thì bạn phải có kỹ năng hợp tác, tất cả thành viên trong nhóm phải cùnghướng về một mục tiêu chung Một người biết hợp tác là một người biết tôn trọng
ý kiến của người khác, biết lắng nghe, sẵn sàng đưa ra ý tưởng của mình để đónggóp cho cả nhóm
Ví dụ trò chơi áp dụng:
GVCN kết hợp với quản trò (Bí thư chi Đoàn) tổ chức trò chơi “Nào ta cùngđếm”
Chuẩn bị dụng cụ: mỗi bạn 5 que tính
- Chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm 4 thành viên)
- Mỗi bạn giữ 5 que tính
- 1 tờ giấy và 1 cây bút cho người quản trò
Bắt đầu chơi:
- Người quản trò đọc lên 1 con số nào đó từ 1 đến 20
- Sau khi người quản trò đếm 1, 2, 3! Các thành viên của nhóm phảiđồng loạt giơ lên các que trên tay sao cho tổng số que cả nhóm cộnglại đúng bằng số người quản trò đã đọc
- Chính xác sẽ được 5 điểm, thiếu hay thừa thì mỗi số sẽ trừ đi 1 điểm
- Sau một loạt số, nhóm nào điểm cao nhất sẽ thắng
Trang 11Trò chơi này giáo dục cho các em kỹ năng làm việc nhóm là phải có nhữngquy luật của nhóm như: phân chia công việc, đưa ra quyết định, đánh giá …
Hình ảnh về đội múa dân vũ của lớp
3.2.3 Giáo dục kỹ năng rèn luyện trí nhớ
Trang 12Với những loại trò chơi này sẽ giúp học sinh rèn luyện trí nhớ, từ đó các emhọc tập dễ dàng hơn và đạt được kết quả tốt hơn
Ví dụ trò chơi áp dụng:
GVCN kết hợp với quản trò (Bí thư chi Đoàn) tổ chức trò chơi “Con thỏ ăn cỏ”
Địa điểm chơi: ngoài sân trường
Cả lớp xếp thành vòng tròn, người quản trò đứng ở giữa
Thời gian chơi: 5 7 phút
Cách chơi
- Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”
- Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ”
- Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Ăn cỏ”
- Người chơi: làm theo và nói “Ăn cỏ”
- Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”
- Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”
- Quản trò: Đưa tay lên vỗ tai hô “Chui vô hang”, chấp tay lại hô “Thỏngủ”
Người chơi phải làm theo quản trò, nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò làmvới tốc độ nhanh dần và có thể nói và làm khác nhau
3.2.4 Giáo dục kỹ năng khéo léo, quyết định nhanh
Kỹ năng khéo léo là một kỹ năng thiên về tài năng, với trò chơi này học sinhthể hiện được tài năng khéo léo của mình để giúp các bạn còn lại trong nhóm đoán
và đưa ra quyết định nhanh nhất
Ví dụ trò chơi áp dụng: Trò chơi nhìn hình đoán chữ
Bí thư hoặc lớp trưởng dẫn dắt trò chơi
Chia lớp thành 4 nhóm Mỗi nhóm chọn ra một bạn vẽ đẹp nhất lên bảngthực hiện công việc vẽ theo đề tài mà người dẫn đưa ra
- Cả 4 bạn được chọn ra cùng lên bảng, chia bảng ra làm 4 phần
- Người dẫn đưa cho 4 bạn xem một từ khóa tên địa danh hoặc tên mộttác phẩm văn học, …
- 4 bạn cùng vẽ lên bảng để thể hiện từ khóa, không được viết chữ
- Tất cả các thành viên còn lại quan sát và đưa ra từ khóa trả lời Nhómnào trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được 1 điểm
- Sau một số từ khóa, nhóm nào được nhiều điểm nhất là nhóm chiếnthắng
Trang 13Hình ảnh các em đang tham gia chơi trò chơi nhìn hình đoán chữ
Trang 14Hình báo tường lớp 12B8 đạt giải nhì 3.2.5 Giáo dục kỹ năng tự chủ
Tự chủ là một kỹ năng khá quan trọng, khi ta làm chủ được hành vi củamình thì ta sẽ tránh được một số sai lầm không đáng có
Ví dụ trò chơi áp dụng:
Người dẫn tổ chức trò chơi “Vua hài”
- Chọn ra 4 bạn tự nguyện làm người thách đấu lên bảng
- Những thành viên còn lại trong lớp mỗi người sẽ nghĩ ra một câunói, vở kịch hoặc một hành động nào đó để làm cho 4 bạn thách đấuphải cười
- Bạn nào nhịn cười được lâu nhất thì bạn đó thắng cuộc
3.2.6 Giáo dục kỹ năng tự nhận thức bản thân
Trang 15Với kỹ năng tự nhận thức học sinh sẽ biết mình là ai, sống trong hoàn cảnhnào, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, … từ đó có thể xác định đượclĩnh vực mà mình có thể thành công trong tương lai Học sinh có thể điều chỉnhcảm xúc và suy nghĩ của mình theo hướng tích cực.
Ví dụ trò chơi áp dụng:
* Học sinh sẽ tiếp nhận đánh giá, nhận xét của người khác về mình
Mỗi học sinh chuẩn bị một tờ giấy, 1 cây bút và 1 mẫu băng dính , mỗingười tự ghi tên mình vào góc trên của tờ giấy, hoặc vẽ 1 biểu tượng nào đó tượngtrưng cho mình vào giữa từ giấy, rồi dán vào sau lưng mình (thời gian chuẩn bị là 2phút)
Khi có hiệu lệnh “bắt đầu”, thì tất cả di chuyển nhanh đến sát những bạnkhác để ghi lên tờ giấy sau lưng họ những lời nhận xét của mình về họ
Khi hiệu lệnh “hết giờ” thì kết thúc trò chơi và về vị trí của mình
Tất cả mọi người gỡ tờ giấy sau lưng mình để xem người khác nhận xét vềmình như thế nào, có thể đọc nhận xét về mình cho cả lớp nghe nếu muốn
Học sinh phát biểu về cảm xúc/ suy nghĩ của mình về những lời nhận xét đó.Nếu có những nhận xét về nhược điểm, hay nhận xét chưa chính xác thì giáoviên chủ nhiệm hãy gợi ý học sinh đến những suy nghĩ tích cực như: mình sẽ cốgắng để hoàn thiện hơn, hay chẳng lẽ mình lại như thế sao? Mình sẽ tự tin vàkhẳng định rằng mình không phải như bạn nghĩ, …
* Giáo viên chủ nhiệm đọc một câu chuyện liên quan đến vấn đề nhận thứcbản thân và cho lớp thảo luận vấn đề đặt ra
3.2.7 Giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột
Trong giới trẻ hiện nay và học sinh nói riêng, xung đột rất thường xuyêndiễn ra Đôi khi chỉ vì một lí do nhỏ nhưng với cách cư xử của mình các em đã dẫn
nó tới một sự xung đột lớn Đặc biệt hiện nay facebook là kênh xã hội đang đượcgiới trẻ sử dụng rộng rãi, chỉ vì một câu trạng thái vu vơ cũng khiến các em suydiễn và dẫn đến mâu thuẫn, giận hờn, …
Để hạn chế tình trạng xung đột ngày càng tăng như hiện nay, các em cần có
kỹ năng giải quyết những vấn đề xung đột Các em cần biết xác định vấn đề vànguyên nhân gây nên sự xung đột Từ đó tìm cách thương thuyết và giải quyếtxung đột
Khi rèn luyện được kỹ năng giải quyết xung đột đồng thời các em cũng rènđược tư duy phê phán, sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giao tiếp và thiệnchí khi nhìn nhận vấn đề và có đánh giá về người khác Các em sẽ học được cáchkiềm chế bản thân khi tức giận
Ví dụ hoạt động nhóm áp dụng:
Trang 16- Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm Mỗi nhóm tự chuẩn bị trước một tìnhhuống xảy ra xung đột giữa 2 người hoặc 2 nhóm bạn với nhau Mỗi nhóm sẽ thựchiện sánh vai và diễn lại tình huống trước lớp
- Sau mỗi vở diễn giáo viên chủ nhiệm yêu cầu các nhóm còn lại thảo luận
và đưa ra phân tích vấn đề và phương án giải quyết cho tình huống đó
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét các phương án giải quyết của từng nhóm vàgợi ý thêm các phương án giải quyết khác
3.4.8 Giáo dục kỹ năng vượt qua Stress
Stress là một cảm xúc tiêu cực mà bất cứ người nào trong chúng ta đều đãmột lần trải qua Đặc biệt với các em học sinh lớp 12, áp lực về việc học rất lớn khi
kỳ thi THPT Quốc gia đổi mới với 2 tổ hợp môn tự chọn là KHTN và KHXH, kiếnthức các em phải chuẩn bị rất nhiều nên khả năng tình trạng Stress diễn ra là khácao Các tình huống gây stress luôn tồn tại trong cuộc sống, tác động đến conngười và gây ra các cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thểchất
Sau đây là một số cách giúp ta vượt qua Stress khi gặp phải:
- Học cách suy nghĩ tích, làm chủ cảm xúc
- Trò chuyện với người lớn hoặc với một người bạn mà mình tin tưởng
- Ngủ thật nhiều mỗi đêm
- Tích cực tham gia các hoạt động thể thao cũng giúp giải tỏa căngthẳng một cách hiệu quả
- Hít thở sâu 10 lần mỗi khi cảm thấy căng thẳng
- Độc thoại tích cực
Một số hoạt động nhóm:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu triệu chứng của Stress
Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu mỗi học sinh đưa ra các triệu chứng gây căngthẳng mà mình cho là đúng
Mỗi học sinh nêu ý kiến của mình và tiến hành thảo luận chung cả lớp
Giáo viên chủ nhiệm tổng hợp ý kiến của học sinh và nhấn mạnh một sốtriệu chứng như: hành vi, cảm xúc, dấu hiệu cơ thể Ngoài ra còn nhấn mạnh chocác em biết điều tiết cảm xúc tiêu cực thành tích cực và học cách kiềm chế cảmxúc của mình
* Hoạt động 2: giúp học sinh tìm cách giải tỏa cảm xúc, lựa chọn cách ứngphó và đưa ra phương án phòng ngừa Stress
Chia lớp thành 4 nhóm
Giáo viên chủ nhiệm đưa ra một số tình huống gây căng thẳng Yêu cầu mỗinhóm hãy thảo luận và cho biết: