nhằm phát huy được tự giác, chủ động, sáng tạo của cảngười dạy và người học từ đó nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác,năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
-Mã số………
SÁNG KIẾN
XÂY DỰNG MỘT SỐ GIÁO ÁN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
Người thực hiện: NGÔ MINH ĐỨC
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên : NGÔ MINH ĐỨC
2 Ngày tháng năm sinh : 30/11/1981
8 Nhiệm vụ được giao : giảng dạy môn Hóa học, lớp 10; 12
9 Đơn vị công tác : Trường THPT Ngô Quyền- Biên Hòa- Đồng Nai
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị : Thạc sĩ
- Năm nhận bằng : 2016
- Chuyên ngành đào tạo : Hóa học
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn Hóa học
- Số năm kinh nghiệm: 12 năm
- Số sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây : 4 SKKN
Trang 3XÂY DỰNG MỘT SỐ GIÁO ÁN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
––––––––––––––––––
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một trong các yếu tố quan trọngthể hiện sự quyết tâm đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dụccủa Đảng trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khoá XI Hội nghị xác định :giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáodục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quantâm đến việc người học học được cái gì đến chỗ quan tâm người học làm đượccái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thànhcông việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sangdạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực
và phẩm chất của người học
Đổi mới PPDH là bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống, giáoviên cần sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: dạy họctheo phương pháp góc, dạy học dựa trên dự án, dạy học giải quyết vấn đề,phương pháp "bàn tay nặn bột” ; kĩ thuật công não, kĩ thuật khăn trải bàn, sửdụng bản đồ tư duy, nhằm phát huy được tự giác, chủ động, sáng tạo của cảngười dạy và người học từ đó nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác,năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tácđộng tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học Với những suy nghĩ và cảm nhận trên, với mong muốn xây dựng một số giáo
án dạy học có thể phát huy tính tích cực, sáng tạo, đem lại niềm say mê học tậpcho các em học sinh, từ đó góp phần đào tạo con người theo định hướng đổi mới
của giáo dục hiện nay nên tôi chọn đề tài: “XÂY DỰNG MỘT SỐ GIÁO ÁN
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC” để nghiên cứu trong
năm học 2016-2017
Trang 4II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lý luận
- Tâm lý học và lý luận dạy học đã khẳng định: Con đường hiệu quả nhất để họcsinh nắm vững kiến thức và phát triển tư duy là phải đưa học sinh vào vị trí chủthể của nhận thức, thông qua hoạt động của bản thân mà chiếm lĩnh tri thức,phát triển các năng lực và hình thành nhân cách
- “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của ngườihọc; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạycách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật vàđổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” (Nghị quyết Hội nghị Trung ương
8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo)
- Tổ chức cho người học được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tựgiác tích cực, sáng tạo, trong đó việc xây dựng phong cách học tập sáng tạo làcốt lõi của đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy họchóa học nói riêng Phát huy tính tích cực học tập của học sinh, coi học sinh làchủ thể của quá trình học tập là phương hướng chung cho việc đổi mới giáo dục
Giáo viên: khi lên lớp thường dùng các phương pháp thuyết trình, đàm thoại,cho HS dùng SGK để nghiên cứu kiến thức; thỉnh thoảng dùng đồ dùng dạy học,hoặc thí nghiệm để minh họa giúp HS tìm hiểu và ghi nhớ kiến thức PPDH mà
GV sử dụng chưa hướng vào việc tổ chức các hoạt động học tập của HS Dovậy, HS chỉ chú ý tiếp thu kiến thức rồi tái hiện lại những điều GV đã giảnghoặc những điều đã có sẵn trong SGK Trong dạy học, GV chưa chú ý nhiều đếnviệc rèn luyện cho HS năng lực tự học, tự tìm tòi và giải quyết vấn đề từ thấpđến cao, từ đơn giản đến phức tạp
Những nguyên nhân trên dẫn đến HS ít được hoạt động, ít động não, khôngchủ động và tích cực lĩnh hội kiến thức, học để lấy điểm, còn lúng túng khi phảigiải quyết những câu hỏi và bài tập tổng hợp, đặc biệt là những vấn đề thực tiễn,không có thói quen thảo luận, làm việc nhóm Như vậy, chưa phát huy được cácnăng lực của HS
b) Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm phát huy năng lực tư duy độc lập và sáng tạo của học sinh
PPDH cần phải đổi mới sao cho phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học để
HS có thể tham gia vào hoạt động tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề; góp phầnđắc lực hình thành năng lực hành động, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo
Trang 5của HS để từ đó bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, hình thành khả năng họctập suốt đời
Tập dượt cho HS biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phảitrong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng phải được đặtnhư một mục tiêu của giáo dục và đào tạo
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhậnthức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người họcchứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy
PPDH tích cực nhấn mạnh việc lấy hoạt động học làm trung tâm của quá trìnhdạy học, nghĩa là nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của HS trong quá trìnhdạy học, khác với cách tiếp cận truyền thống lâu nay là nhấn mạnh hoạt độngdạy và vai trò của GV
Dạy học là tổ chức các hoạt động học tập của HS: trong PPDH tích cực, HSđược cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua
đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thunhững tri thức đã được GV sắp đặt, HS được bộc lộ và phát huy tiềm năng sángtạo
PPDH tích cực coi việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ làmột biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học, cầnphải nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sựchuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tựhọc ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tựhọc cả trong tiết học có sự hướng dẫn của GV
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của HS không thể đồng đềutuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực phải có sự phân hóa về cường
độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thànhmột chuỗi hoạt động độc lập Áp dụng PPDH tích cực ở trình độ càng cao thì sựphân hóa này càng lớn Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩnăng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân
Dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, giải pháp mà tôi đưa ra hoàntoàn có tính mới trong việc thực hiện quá trình dạy học bộ môn Hóa học tạitrường THPT
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN XÂY DỰNG GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC THỰC NGHIỆM
1 Nghiên cứu một số phương pháp dạy học tích cực : phương pháp dạy học theo góc; phương pháp dạy học giải quyết vấn đề ; phương pháp dạy học theo dự án; dạy học theo nhóm nhỏ…
a) Phương pháp dạy học theo góc
Là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó HS thực hiện các nhiệm vụkhác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học
Trang 6+ Góc phân tích : HS đọc tài liệu SGK và tài liệu tham khảo để trả lời câu hỏi vàrút ra kiến thức mới cần lĩnh hội Vì vậy, GV cần đưa ra những câu hỏi có địnhhướng cụ thể, rõ ràng để HS lĩnh hội được các kiến thức trọng tâm Góc nàydành cho những HS có phong cách học theo kiểu đọc, viết tức là tiếp nhận thôngtin dưới dạng chữ viết, văn bản.
+ Góc quan sát: HS được xem những hình ảnh minh họa, các video thí nghiệmtrên màn hình máy tính hoặc tivi, sau đó hoàn thành các nội dung trên phiếu họctập GV chú ý tắt tiếng của các video để HS tự nêu lên hiện tượng quan sát được
và giải thích Khi hoạt động tại góc quan sát, HS có thể tiến hành kĩ thuật khăntrải bàn Góc này dành cho những HS có cách học theo kiểu nhìn (Visual) hoặckiểu nghe (Aural) - một trong bốn phân loại phong cách học tập theo mô hìnhVARK của Neil Fleming (ĐH Licoln - New Zealand)
+ Góc áp dụng : HS nghiên cứu phiếu hỗ trợ học tập (tóm tắt kiến thức quantrọng của bài học), sau đó áp dụng để giải bài tập hoặc giải quyết một vấn đề cóliên quan đến thực tiễn Góc này dành cho HS đã làm chủ một phần hoặc toàn
bộ nội dung của bài học trước khi đến lớp, hoặc HS có phong cách học vận độnghoặc kiểu đọc/viết
+ Góc trải nghiệm: HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng,giải thích và rút ra nhận xét cần thiết Góc này dành cho những HS có cách họctheo kiểu vận động (Kinaesthetic) mà hoạt động ưa thích là thực hiện các khámphá tích cực, tiến hành thí nghiệm chứng minh, tham gia các dự án khoa học.Lưu ý: Tại góc trải nghiệm, đối với HS khá, giỏi có kĩ năng thực hành tốt có thểthiết kế nhiệm vụ cao hơn là yêu cầu HS tự đề xuất và tiến hành những thínghiệm để nghiên cứu tính chất vậy lý và tính chất hóa học của amoniac dựatrên hóa chất và dụng cụ mà GV đã chuẩn bị sẵn
Tùy theo bài học và điều kiện thực tế, GV có thể tổ chức học tập theo 3 hoặc
4 góc Đối với một số bài học có lượng thí nghiệm ít hoặc không thể làm thínghiệm thì có thể gộp 2 góc quan sát và trải nghiệm thành một góc Riêng góc
áp dụng có thể giao cho HS về nhà hoàn thành
Dạy học theo góc đối với việc rèn luyện năng lực tư duy và sáng tạo của HS
Trang 7được chọn góc theo phong cách học và tương đối độc lập trong việc thực hiệncác nhiệm vụ nên tạo được hứng thú và sự thoải mái cho HS từ đó kích thíchtính tích cực tư duy và sáng tạo của HS.
- Hoạt động học tập tại các góc yêu cầu HS tự lực giải quyết các nhiệm vụ họctập từ đó rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề, kĩ năng trìnhbày, hợp tác nhóm
- HS được mở rộng, phát triển, sáng tạo (thí nghiệm mới, bài viết mới,…)
- GV có nhiều thời gian hướng dẫn cá nhân hơn, từ đó có cái nhìn chính xác hơn
về năng lực tư duy độc lập của HS
b) Phương pháp dạy học dự án
Dạy học dự án là một hình thức dạy học hay PPDH phức hợp, trong đó dưới
sự hướng dẫn của GV, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thôngqua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời sống, theosát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tạo ra cácsản phẩm cụ thể
Khi học tập theo dạy học dự án, HS là trung tâm, từ vị trí thụ động chuyểnsang chủ động, vì vậy dạy học dự án vừa tạo điều kiện, vừa buộc HS tham giatích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học, từ việc xác định mụcđích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quátrình và kết quả thực hiện Do đó dạy học dự án yêu cầu HS sự tư duy tích cực
và khuyến khích việc sử dụng các kỹ năng tư duy bậc cao và khả năng sáng tạo
để giải quyết vấn đề
c) Phương pháp dạy học nêu vấn đề
Dạy học nêu vấn đề là việc GV đặt câu hỏi hoặc bài toán có vấn đề, còn HS thì tự lực suy nghĩ, thảo luận, giải đáp dưới sự hướng dẫn của GV
Trang 8Quá trình suy nghĩ, thảo luận, giải đáp là điều kiện tốt để kích thích tính năngđộng sáng tạo, sự độc lập suy nghĩ, HS dần dần tiếp thu kinh nghiệm hoạt độngsáng tạo hình thành phong cách học tập và làm việc mới Trong quá trình đó,
GV vừa là người cung cấp thông tin, truyền đạt kiến thức (bằng cách nêu vấnđề) để HS lĩnh hội, vừa là người kích thích tự giác, tích cực suy nghĩ sáng tạocủa HS trong học tập đồng thời tạo ra bầu không khí dân chủ giữa thầy và trò đểđạt hiệu quả cao trong học tập Tuy nhiên, cần lưu ý trong quá trình đó GVkhông phải là người độc quyền đưa ra các vấn đề và phương pháp giải quyết cácvấn đề đó mà cần khêu gợi cho HS suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo để đưa ra cách giảiquyết mới, ý tưởng mới Thậm chí trong các ý tưởng mới đó lại là một vấn đềmới được đặt ra và có thể vấn đề mới đó vượt qua khả năng kiểm soát của thầy,đòi hỏi thầy phải tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ Chính vì vậy, Einstein đã
viết: “Khi tôi giảng, tôi tạo điều kiện để người học có thể dạy tôi” Như vậy, dạy
học theo phương pháp nêu vấn đề là quá trình dạy cho HS không những nắmđược những tri thức cần thiết trong chương trình đào tạo mà cao hơn thế nữa làbiết vận dụng những tri thức đó vào để giải quyết các vấn đề và tình huống gặpphải trong học tập và công tác sau này Rõ ràng là, điểm mấu chốt của PPDHnêu vấn đề chính là “phương pháp dạy phương pháp”, đó là một PPDH hiện đại.Tác động của thầy dù là quan trọng đến đâu, có hiệu lực đến mấy vẫn là ngoạilực, vẫn chỉ là hỗ trợ, thúc đẩy, xúc tác, tạo điều kiện Khả năng tự học, tựnghiên cứu dù còn yếu kém đến đâu vẫn là nội lực quyết định sự phát triển củabản thân người học Yêu cầu cuối cùng của PPDH này là không chỉ truyền thụcho HS một lượng tri thức khoa học cần thiết mà cái cần đạt tới là giáo dục, xâydựng cho HS có một phương pháp khoa học trong nghiên cứu tìm hiểu và giảiquyết mọi vấn đề gặp phải trong quá trình học tập trước mắt và trong quá trìnhcông tác sau này
d) Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
Trang 9PPDH này, giúp các thành viên trong nhóm (HS) chia sẻ những băn khoăn,kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới Bằng cách nói ranhững điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình vềchủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì ? Như vậy, bài học trởthành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận kiến thứcmột cách thụ động từ GV Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của HS đượcphát huy và điều quan trọng là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viêntrong nhóm.
e) Sử dụng sơ đồ tư duy
Bản đồ tư duy (Mind Map) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc vàhình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng
Ở vị trí trung tâm bản đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ýtưởng hay khái niệm chủ đạo, ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từkhóa cấp 1 bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đếncác từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục vàcác khái niệm hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau Chính sự liên kết này sẽtạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.Bản đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập, giúp GV và HVtrong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thôngqua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thốnglại kiến thức được học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, v.v…Việc
sử dụng BĐTD là rất cần thiết cho việc đổi mới PPDH
2 Xây dựng một số giáo án sử dụng các phương pháp dạy học tích cực cho một số bài học trong chương trình Hóa học 11 và triển khai dạy thực nghiệm.
- Bài 1 Nitơ
- Bài 2 Amoniac và muối amoni
- Bài 3 Axit Nitric
Trang 10- Bài 4 Axit photphoric
- Bài 5 Phân bón hóa học
+ Tranh, ảnh : bảng tuần hoàn, chu trình nitơ trong tự nhiên
+ Phiếu học tập (khổ A4; khổ A0) , giáo án powerpoint bài học
+ Máy tính, máy ảnh, máy chiếu
- Chuẩn bị của HS:
+ Sách giáo khoa, bút lông, nam châm
+ Đọc trước nội dung 2 bài học nitơ, photpho trong SGK
+ Tìm kiếm những kiến thức thực tế có liên quan đến nội dung học
Các hoạt động dạy học phần đơn chất nitơ
Hoạt động 1: Ổn định và khởi động (5 phút)
- Bắt đầu giờ học, GV đưa ra 1 bịch bánh Snack và đặt các câu hỏi:
Tại sao bịch Snack căng phồng? Khí trong bịch Snack là không khí hay là mộtkhí nào khác? Tại sao phải nạp khí đó vào trong bịch Snack?
- Sau khi cùng HS thảo luận trả lời các câu hỏi trên GV thông báo cho HS biết :Khí trong bịch là khí nitơ Người ta nạp khí nitơ vào bịch bánh Snack nhằm tạolớp đệm khí an toàn, để dễ vận chuyển và tạo môi trường trơ bảo quản độ dòncủa bánh Đó là một rất nhiều ứng dụng quan trọng của khí nitơ trong đời sống.Vậy khí nitơ có cấu tạo phân tử như thế nào? Có những tính chất gì? Được ứngdụng trong lĩnh vực nào? Để trả lời những câu hỏi trên, ngày hôm nay chúng ta
sẽ tìm hiểu về khí nitơ qua bài học nitơ bằng phương pháp học tập theo các góc:quan sát, phân tích, áp dụng
Hoạt động 2: HS thực hiện các nhiệm vụ trong phiếu học tập theo các góc
GÓC PHÂN TÍCH
BÀI NITƠ
Nghiên cứu SGK, thảo luận để hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập.
Trình bày ngắn gọn vào bảng dưới đây.
1 Viết cấu hình e của nguyên tử nitơ và công thức cấu tạo của phân tử N2
Giáo án số 1
Trang 11Giải thích sự hình thành kiểu liên kết giữa 2 nguyên tử nitơ trong phân tử N2.
2 Tìm hiểu và ghi nhớ tính chất vật lí của khí nitơ Giải thích tại sao khí nitơ rất ít tan trong nước ở điều kiện thường
3 a) Tính chất hóa học của N2 biến đổi theo nhiệt độ như thế nào? Giải thích b) Trong các hợp chất, nitơ có những số oxi hóa nào? Nêu tính chất hóa học của khí N2 Giải thích
c) Viết phương trình phản ứng minh họa các tính chất hóa học của N2
4 Tìm hiểu và ghi nhớ các ứng dụng của nitơ
5 Tìm hiểu và ghi nhớ trạng thái tự nhiên của nitơ
6 a) Tìm hiểu và ghi nhớ phương pháp điều chế khí N2 trong công nghiệp
b) Tìm hiểu và ghi nhớ các phương pháp điều chế khí N2 trong phòng thí
nghiệm, viết phương trình phản ứng minh họa
PHIẾU TRẢ LỜI HỌC TẬP GÓC PHÂN TÍCH -BÀI NITƠ
1 Cấu tạo phân tử:
Công thức electron:……… ; công thức cấu tạo: ………….
vào bảng dưới đây.
1 Quan sát hình ảnh về cấu tạo nguyên tử nitơ và cấu trúc phân tử phân tử N2
- Viết cấu hình e và xác định ví trí nguyên tố nitơ trong bảng tuần hoàn
- Giải thích sự hình thành liên kết giữa 2 nguyên tử nitơ trong phân tử N2
2 Xem video điều chế khí N2 nhận xét trạng thái tồn tại, màu, tính tan, khả năng duy trì sự cháy của khí N2
3 Xem video phản ứng của N2 với O2 ; NO với O2 ; N2 và H2
- Viết các phương trình phản ứng xảy ra Nhận xét điều kiện để xảy raphản ứng hóa học
Trang 12- Xác định số oxi hóa của nitơ trước và sau phản ứng, từ đó xác định vai trò oxi hóa-khử của N2 trong các phản ứng trên
- Kết luận tính chất hóa học của N2
4 Quan sát các hình ảnh về ứng dụng của nitơ
- Nitơ được sử dụng trong những lĩnh vực nào?
- Dựa vào tính chất vật lí và tính chất hóa học hãy giải thích một số ứng
dụng của nitơ
5 Quan sát hình về nitơ trong tự nhiên Hãy cho biết nguyên tố nitơ có mặt trong các thành phần nào của tự nhiên?
6 a) Quan sát hình ảnh sơ đồ điều chế N2 trong công nghiệp Bản chất của phương pháp chưng cất phân đoạn là dựa vào đặc điểm nào của chất cần điều chế?
b) Quan sát video điều chế N2 trong phòng thí nghiệm.Viết các phương
trình phản ứng xảy ra Giải thích tại sao có thể thu khí N2 tinh khiết bằng phương pháp đẩy nước
PHIẾU TRẢ LỜI HỌC TẬP GÓC QUAN SÁT-BÀI NITƠ
1 Cấu tạo phân tử:
Công thức electron:……… ; công thức cấu tạo: ……….
2 Tính chất vật lí:………
3 Tính chất hóa học: ………
………
… 4 Trạng thái tự nhiên: ………
… 5 Điều chế khí N 2 : a) Công nghiệp: ………
b) Phòng thí nghiệm: ………
GÓC ÁP DỤNG
BÀI NITƠ
Nghiên cứu sách giáo khoa và phần tóm tắt lí thuyết bài học, thảo luận để
hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP GÓC ÁP DỤNG -BÀI NITƠ
PHẦN 1: TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC I- Cấu tạo : CTPT : N2 ; CTCT : N ¿ N
II- Tính chất vật lí
III-Tính chất hóa học
+ Trơ ở nhiệt độ thường, hoạt động hơn ở nhiệt độ cao
+ Nguyên tố N có các số oxi hóa : -3 ; 0 ; +1 ; +2 ; +3 ; +4 ; +5
N 2 có tính khử lẫn tính oxi hóa.
1/ Tính oxi hóa
Trang 13a) Td KL mạnh (Ca, Na, Mg, Al ) Nitrua KL b) Td H2
2NO ; 2NO + O2 (kk) → 2NO2
không màu nâu đỏ
1 Đặc điểm nào sau đây giải thích vì sao nitơ là khí trơ ở điều kiện thường?
A Nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn nên khó bị tách ra để tham gia phản ứng
B Trong phân tử N2, hai nguyên tử nitơ liên kết với nhau bằng liên kết ba gồm 3 liên kết cộng hóa trị bền vững nên khó tham gia các phản ứng
hóa học
C Nguyên tử nitơ có bán kính quá nhỏ nên khó tham gia các phản ứng
hóa học
D Nitơ là một phân tử không phân cực, nên khó bị tách thành các nguyên
tử để tham gia phản ứng hóa học
2 Số oxi hóa của nguyên tố nitơ trong các hợp chất Mg3P2 ; NH3 ; NO; N2O; HNO3 ; Ca(NO3)2 lần lượt là:
A -3; +3; +2; +1; +3; +5 B -3; -3; +2; +1; +5; +5
C -3; -3; +2; +1; +5; +3 D -3; +3; +2; +1; +3; +5
3 Chọn phát biểu sai về khí N2:
A nhẹ hơn không khí B Không duy trì sự cháy và sự hô hấp
C có tính oxi hóa và tính khử D Tan nhiều trong nước
4 Khí N2 thể hiện tính khử trong phản ứng nào sau đây ?
A N2 + 3H2 → 2NH3 B N2 + 2Al→ 2AlN
C N2 + O2 → 2NO D N2 + 6Na→ 2Na3N
5 Lấy 5,6 lít khí N2 và 13,44 lít khí H2, thực hiện phản ứng điều chế NH3 Thể tích các khí đo cùng điều kiện nhiệt độ áp suất, hiệu suất phản ứng là 25% a) Tính thể tích khí NH3 thu được sau phản ứng
chung): nhóm 1 trình bày kết quả ở góc
phân tích, đại diện nhóm 2 trình bày kết
- Quan sát thành quả của tổ khác,
so sánh với tổ mình
- Nhận xét, bổ sung
Trang 14quả ở góc quan sát, nhóm 3 trình bày kết
quả ở góc áp dụng
- Yêu cầu các tổ khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận,
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức (15 phút)
GV cho HS thảo luận về nhiệm vụ của bài học nitơ:
1 Giải thích sự hình thành liên kết giữa 2 nguyên nitơ trong phân tử nitơ
2 Giải thích tại sao khí nitơ rất ít tan trong nước ở điều kiện thường (1 lít nước hòa tan được 0,015 lít N2) ?
3 Giải thích tại sao khí N2 lại trơ ở nhiệt độ thường, chỉ hoạt động hoạt động hóa học ở nhiệt độ cao?
4 Khí nitơ có những tính chất hóa học nào? Giải thích
5 Do có tính chất gì mà nitơ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như luyện kim, thực phẩm, điện tử, mỹ phẩm, ?
6 a) Trình bày quá trình điều chế khí nitơ bằng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng
b) Bản chất của phương pháp chưng cất phân đoạn là dựa vào đặc điểm nào của chất cần điều chế?
7 Rèn luyện sự sáng tạo:
- Chế tạo mô hình phân tử nitơ
- Thiết kế sơ đồ tư duy tóm tắt kiến thức về khí nitơ
- Tổ chức một trò chơi ngắn gọn để củng cố kiến thức về khí nitơ
A MONIAC VÀ MUỐI AMONI
Phương pháp dạy học: dạy học theo 3 góc (góc phân tích, góc trải nghiệm,
+ Sách giáo khoa, bút lông, nam châm
+ Đọc trước nội dung bài học amoniac- muối amoni trong SGK
+ Tìm kiếm những kiến thức thực tế có liên quan đến nội dung học
Các hoạt động dạy học
Giáo án số 2
Trang 15Sau đó GV giới thiệu về lịch sử tìm ra amoniac.
Người đầu tiên điều chế ra amoniac nguyên chất là nhà hóa học người AnhJoseph Priestley Ông đã thực hiện thành công thí nghiệm của mình vào năm
1774 Tên gọi amoniac xuất phát từ những người tôn thờ thần Amun của AiCập - các ammonians, bởi vì họ sử dụng amoni clorua (NH4Cl) trong các nghi lễcủa họ Amoni clorua (còn được gọi là muối bay hơi) được tạo ra một cách tựnhiên trong các vết nứt gần núi lửa, và khi đun nóng nó phân hủy thành khíamoniac Trong không khí có một lượng amoniac không đáng kể sinh ra do quátrình phân hủy của động vật và thực vật
Hoạt động 2 : HS thực hiện các nhiệm vụ trong phiếu học tập theo các góc
PHIẾU HỌC TẬP GÓC TRẢI NGHIỆM- BÀI AMONIAC
I Tính chất vật lí
Tiến hành TN: Tính tan của amoniac
- Quan sát bình đựng amoniac cho biết trạng thái, màu sắc, mùi của amoniac?
- Nhỏ vào cốc nước vài giọt dung dịch phenolphtalein Nhúng nút cao su có ốngthủy tinh vuốt nhọn vào nước Thay nút bình đựng NH3 bằng nút có ống vuốtnhọn trên Úp ngược bình đựng NH3 vào cốc nước Quan sát hiện tượng xảy ra.Rút ra kết luận về tính tan của amoniac trong nước?
Hình 2.8 Thử tính tan của amoniac trong nước.
………
II Tính chất hóa học
1 Tiến hành làm các TN và hoàn thành bảng sau:
TN1: Dd amoniac tác dụng với quỳ tím, tác dụng dd phenolphtalein
- Cho dd amoniac vào ống ghiệm, nhúng mẩu quỳ vào, quan sát màu giấy quỳ
- Nhỏ dd phenolphtalein vào ống nghiệm trên, quan sát hiện tượng
TN2: Amoniac tác dụng với axit
Trang 161 Lấy 2 đũa thủy tinh đầu cuốn bông Nhúng đũa thủy tinh thứ nhất vào dung dịch HCl đặc, nhúng đũa thủy tinh thứ hai vào dung dịch amoniac đặc Đưa 2 đũa lại gần nhau Quan sát hiện tượng
dd NH3 dd HCl
Hình 2.9 dd NH 3 tác dụng dd HCl
2 Nhỏ dd H2SO4 loãng từ từ vào ống nghiệm có chứa NH3 và phenolphtalein ở TN1 Quan sát hiện tượng
TN 3: Dung dịch amoniac tác dụng với dung dịch muối AlCl 3
- Lấy vào ống nghiệm thứ nhất 2-3 ml dung dịch AlCl3
- Nhỏ từ từ từng giọt dd amoniac đến dư vào ống nghiệm, sau đó lắc đều Quan sát hiện tượng và hoàn thành bảng sau
STT Tên TN Hiện tượng -PTPỨ- Giảithích Tính chất của NH3
1
dd NH3 tác
dụng quỳ ẩm
và phenolphtalein
………
………
………
………
………
………
………
2 Khí NH3 tác dụng với khí HCl, ………
………
………
………
………
………
3 dd NH3 tác dụng với dd H2SO4 ………
………
………
………
………
………
4 dd NH3 tác dụng với dd AlCl3 ………
………
………
………
………
………
2 Hãy xác định số oxi hóa của nitơ trong amoniac, nhận định khả năng tham gia oxi hóa - khử Dự đoán sản phẩm và hoàn thành PTPỨ sau: … NH3 +……O2 ⃗t o
.….NH3 +… Cl2 ⃗t o
Kết luận: Amoniac có các TCHH là
PHIẾU HỌC TẬP GÓC PHÂN TÍCH-BÀI AMONIAC Nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: 1 Viết CTCT của amoniac, giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử amoniac ………
2 Nêu trạng thái, màu sắc, mùi, tỉ khối so với không khí, tính tan của NH3 ………
Trang 173 Nêu TCHH đặc trưng của NH3 Mỗi tính chất viết 2-3 PTPỨ minh họa.
- NH3 là một bazơ yếuvì vậy dùng giấy quỳ tím ẩm để nhận ra khí NH3
- Amoniac kết hợp dễ dàng với axit tạo thành muối amoni:
b) Điều chế
Trong phòng thí nghiệm
- GV xem video thí nghiệm điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm
- GV cho HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế amoniac từ hóa chất nào?Tại saolại thu khí NH3 bằng cách đẩy không khí ra khỏi bình thu úp ngược mà khôngthu bằng cách đẩy nước?NH3 thu được trong thí nghiệm thường có lẫn chất nào?Làm thế nào thu được NH3 tinh khiết?
Trang 18 Trong công nghiệp
GV cho HS quan sát video mô phỏng quy trình sản xuất NH3 trong côngnghiệp kết hợp SGK, tóm tắt, trả lời một số câu hỏi sau:
+Viết PTPỨ dùng để điều chế NH3 trong công nghiệp và cho biết đặcđiểm của phản ứng đó?
+ Cho biết những biện pháp kỹ thuật áp dụng để sản xuất NH3 có hiệusuất cao? Vì sao cần dùng chất xúc tác?
+ Vì sao cần xây dựng chu trình kín trong quá trình sản xuất NH3?
GV chỉnh lí, bổ sung và nhấn mạnh các nội dung chính
GV tổ chức cho HS tiến hành các hoạt động:
- Quan sát một số lọ muối amoni nhận xét trạng thái, màu sắc
- Quan sát bảng tính tan cho biết khả năng hòa tan của các muối amoni
GV chỉnh lí và nhấn mạnh: Các muối amoni là chất tinh thể ion nên tồn tại ởtrạng thái rắn, tan nhiều trong nước, điện li hoàn toàn tạo thành ion NH4+ (khôngmàu) và ion gốc axit
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học
GV nêu vấn đề: Muối amoni có tính chất hóa học nào? Có tính chất hóa học nàogiống và khác các muối đã học? Hãy kiểm tra dự đoán này bằng thực nghiệm
1 Tác dụng với kiềm
- GV cho HS liên hệ từ nội dung điều chế amoniac vừa học ở phần trên để rút
ra kết luận về tính axit yếu của muối amoni
- GV chỉnh lí và nhấn mạnh: các muối amoni khác, ví dụ NH4NO3, (NH4)2SO4
cũng có phản ứng với kiềm tương tự NH4Cl Đây là phản ứng để nhận biết ion
NH4+ và điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm
- GV yêu cầu HS tham khảo các PTHH nhiệt phân muối: (NH4)2CO3,
NH4HCO3, NH4NO2, NH4NO3 trong SGK và rút ra kết luận về phản ứng nhiệtphân muối amoni chứa gốc của axit không có tính oxi hóa và phản ứng nhiệtphân muối amoni chứa gốc của axit có tính oxi hóa
- GV tổng kết:
+ Phản ứng nhiệt phân muối amoni chứa gốc của axit không có tính oxi hóa nhưHCl, H2CO3 không phải là phản ứng oxi hóa khử, sản phẩm có NH3
Trang 19+ Phản ứng nhiệt phân muối amoni chứa gốc của axit có tính oxi hóa như HNO3,HNO2 là phản ứng oxi hóa khử, sản phẩm là nitơ và oxit của nitơ.
- GV liên hệ thực tế và hướng dẫn HS giải thích ứng dụng NH4HCO3 dùng làmbột nở cho bánh
Hoạt động 3: Củng cố kiến thức
- GV cho HS trình chiếu và cho HS tóm tắt kiến thức về muối amoni
MUỐI AMONI
- GV giao cho HS các nhiệm vụ học tập sau:
1 Vẽ sơ đồ tư duy tổng kết những kiến thức về amoniac và muối amoni
2 Thiết kế trò chơi ô chữ nội dung liên quan amoniac- muối amoni
+ Video: điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm
+ Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm, giấy A0, bút lông
+ Giáo án về đáp án của các nhiệm vụ
- Chuẩn bị của HS:
+ Sách giáo khoa, bút lông, nam châm
+ Đọc trước nội dung bài học axit nitric và muối nitrat
+ Tìm kiếm những kiến thức thực tế có liên quan đến nội dung học
Các hoạt động dạy học nội dung axit nitric
Hoạt động 1: khởi động
- GV trình chiếu và yêu cầu HS hoàn thành bảng sau
Tính Chất Hóa Học Axit HCl Axit H 2 SO 4 loãng Axit H 2 SO 4 đặc
- Sau khi HS trả lời, GV giới thiệu về axit nitric: bài học ngày hôm nay chúng ta
sẽ học về một axit cũng không kém phần quan trọng, axit này có thể sinh ratrong tự nhiên khi có những cơn mưa giông kèm sấm chớp, đó là axit nitric.Vậy
Giáo án số 3
Trang 20để tìm hiểu xem axit nitric có những tính chất nào, có gì giống và khác so với các axit đã học, chúng ta hãy bắt đầu bài học axit nitric
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung cấu tạo phân tử
+ GV cho HS quan sát mô hình phân tử HNO3
+ GV cho HS thảo luận giải thích sự hình thành liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử HNO3
Hoạt động 3: HS thực hiện các nhiệm vụ trong phiếu học tập theo các góc nhằm nghiên cứu nội dung tính chất hóa học HNO 3
PHIẾU HỌC TẬP GÓC TRẢI NGHIỆM- BÀI AXIT NITRIC
I Cấu tạo phân tử
II Tính chất vật lí
- Quan sát lọ dd HNO3 rút ra nhận xét về : trạng thái tồn tại, màu sắc, tính tan
- Giải thích tại sao dd HNO3 có màu vàng
………
II Tính chất hóa học Tiến hành làm các TN và hoàn thành bảng sau: Cho dd HNO3 vào 5 ống nghiệm TN1: Dd HNO 3 tác dụng với quỳ tím Nhúng mẩu quỳ vào 1 ống nghiệm chứa dd HNO3, quan sát màu giấy quỳ TN2: Dd HNO 3 tác dụng với dd NaOH - Cho dd NaOH vào 1 ống nghiệm, nhỏ dd phenolphtalein vào - Nhỏ từ dd HNO3 vào ống nghiệm trên TN 3: Dd HNO 3 tác dụng với CaCO 3 Cho 2 thìa bột CaCO3 vào ống nghiệm chứa dd HNO3.Quan sát hiện tượng TN 4: Dung dịch HNO 3 tác dụng với kim loại Cu Cho 1 lá đồng vào ống nghiệm chứa dd HNO3 Đun nhẹ.Quan sát hiện tượng TN 5: Dung dịch HNO 3 tác dụng với cacbon Cho 1 mẩu than vào 1 ống nghiệm chứa dd HNO3 Đun nhẹ Quan sát hiện tượng TN 6: Dung dịch HNO 3 tác dụng với hợp chất Cho 1 mẩu giấy vào 1 ống nghiệm chứa dd HNO3 ST T Tên TN Hiện tượng - PTPỨ - Giải thích Tính chất của HNO3 1 dd HNO 3 + quỳ tím ……… …
……… …
………
………
2 HNO 3 + dd NaOH ……… …
……… …
………
………
3 dd HNO 3 + CaCO 3 ……… …
……… …
………
………
4 dd HNO 3 +Cu ……… …
……… …
………
………
5 dd HNO 3 + Cacbon ……… …
……… …
………
………