1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, bản đồ tư duy tích hợp giáo dục KNS trong dạy học cụm bài ca dao ở chương trình ngữ văn 7 kỳ i

25 396 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Trong những năm qua Bộ giáo dục đã có nhiều nỗ lực để đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, gắn giáo dục với thực tiễn cuộc sống và tâm lí lứa tuổi.. Xuất

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có một vị trí

và ý nghĩa vô cùng quan trọng Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời

kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này Thời kỳ thiếu niên quan trọng ở chỗ : trong thời kỳ này những cơ sở, phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên

- Ở tuổi thiếu niên, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các em biết lập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ

Trong những năm qua Bộ giáo dục đã có nhiều nỗ lực để đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, gắn giáo dục với thực tiễn cuộc sống và tâm lí lứa tuổi Lồng ghép kĩ năng sống vào các môn học cũng không ngoài mục tiêu đổi mới trên

Xuất phát từ những lí do trên, là một giáo viên dạy văn, tôi luôn luôn có tâm nguyện mong muốn giúp học sinh của mình có khả năng thích ứng với cuộc sống mới, biết tự chủ, sống có bản lĩnh có nhân cách Năm 2016-2017, 2017-2018 cho hs khối lớp 7 để

hoàn thiện công tác thực hiện đề tài “ Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, bản đồ tư tích hợp giáo dục KNS trong dạy học cụm bài ca dao ở chương trình Ngữ

làm kết quả thực hiện)

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:

- Khái quát về ca dao và đề tài nội dung ca dao ở lớp 7

- Sử dụng một số kĩ thuật dạy học, phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy Ngữ văn

- Tạo hứng thú cho học sinh khi học các bài ca dao này Ca dao có gì hay? Ý nghĩa về lịch sử, xã hội, tính nhân văn?

- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong các bài được lựa chọn để phân tích trên lớp

- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học văn bản trong tình hình mới

3 Đối tượng nghiên cứu:

So sánh đối chiếu kết quả thực hiện đê điều chỉnh kịp thời

Thống kê số liệu để theo dõi sự tiến bộ của học sinh

Phân tích số liệu đánh giá tính khả thi của đề tài

Tổng hợp, đánh giá kết quả thực nghiệm

***

Trang 2

PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận:

1.1 Kĩ năng sống

1.1.1 Quan niệm về kĩ năng sống:

Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày ( Tổ chức UNESCO) Trong giáo dục, kỹ năng sống là những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa (WHO)

Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành hai loại: kỹ năng tâm lý xã hội

và kỹ năng cá nhân lĩnh hội và tư duy, với mười yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách giải quyết, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết

Rèn kỹ năng sống cho học sinh không ngoài mục đích đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; phù hợp với bốn trụ cột của giáo dục theo quan niệm của UNESCO: học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống Giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn lường (những tác động của tự nhiên và

xã hội hiện đại) Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội, phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh

Phát triển lòng tự trọng và tôn trọng đối với người khác, chấp nhận đặc tính

riêng của mỗi cá thể (cuộc sống là chấp nhận chuyển thành để sống và để làm việc: biết nhận và biết cho) Học sinh rèn cách cư xử phù hợp, có hiệu quả Phân tích được

những ảnh hưởng của gia đình, xã hội, kinh tế và chính trị lên cách cư xử của con

người với con người Phát triển lòng thông cảm, nhân ái giữa con người với con người

Rèn luyện cách tự kiềm chế bản thân và năng lực ứng phó với trạng thái căng thẳng

Có thể nói kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thách thức; biết cách ứng xử giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình Ngược lại, người thiếu kĩ năng sống dễ

bị thất bại trong cuộc sống Không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, kĩ năng sống còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người Việc thiếu kĩ năng sống của cá nhân là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như: ma túy, mại dâm Việc giáo dục kĩ năng sống sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống

xã hội và giảm các vấn đề xã hội Giáo dục kĩ năng sống còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân

Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ bởi vì: Các em chính

là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người quyết định sự phát triển của đất nước trong nhiều năm tới Nếu không có kĩ năng sống, các em không thể thực hiện

Trang 3

tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực vào lối sống ích kỉ, thực dụng dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông thời gian qua: Bạo lực học đ-ường, đua xe máy chính là do các em thiếu những kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp, Vì vậy giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh

Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông Đảng

ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải có những ngời lao động mới phát triển toàn diện Do vậy, cần đổi mới giáo dục nói chung

và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng

xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống rõ ràng là phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục Phương pháp giáo dục kĩ năng sống, với các phương pháp

và kĩ thuật tích cực như: hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, đóng vai, trò chơi cũng là phù hợp với định hướng về đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông Tóm lại, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông là rất cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới Hiện nay trên thế giới đã quan tâm đến việc đưa kĩ năng sống vào nhà trường và vào chương trình chính khóa Hình thức xây dựng“Trư-ờng học thân thiện” nhằm thúc đẩy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường

1.1.3 Lợi ích của giáo dục kỹ năng sống:

Giáo dục kĩ năng sống cho thanh thiếu niên nói chung và học sinh ở các trường THCS nói riêng sẽ mang lại cho các em những lợi ích sau đây:

Giáo dục kĩ năng sống góp phần xây dựng hành vi sức khỏe lành mạnh cho cá nhân và cộng đồng

Giáo dục kĩ năng sống sẽ giúp các em giải quyết được những nhu cầu để chúng phát triển

Giáo dục kĩ năng sống tạo khả năng cho mỗi cá nhân có thể tự bảo vệ sức khỏe cho mình và cho mọi người trong cộng đồng

Trang 4

Giáo dục kĩ năng sống góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, đảm bảo cho các em phát trển tốt về thể chất và tinh thần

+ Giáo dục kĩ năng sống sẽ có những tác động tích cực đối với:

Quan hệ giữa thầy và trò, bạn và bạn

Hứng thú trong học tập

Để hoàn thành công việc của mỗi cá nhân một cách sáng tạo và có hiệu quả

+ Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp

phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh Giáo dục kĩ năng sống có giá trị đặc biệt đối với thanh thiếu niên lớn lên trong một xã hội đa dạng văn hóa, nền kinh tế phát triển và thế giới là một mái nhà chung

+Giáo dục kĩ năng sống nhằm hình thành những phẩm chất mà các nhà kinh tế

và chính trị trong tương lai cần có

Giáo dục kĩ năng sống giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền trẻ em, giúp các em quyết định được nghĩa vụ của mình đối với bản thân gia đình và xã hội, góp phần củng cố sự ổn định chính trị của mỗi quốc gia

1.2 Bản đồ tư duy (sơ đồ tư duy)

Phương pháp mới này giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, có nhiều

ý tưởng sáng tạo hơn trong việc thiết kế bài giảng, đồng thời giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và phát huy tối đa khả năng sáng tạo trong quá trình học SĐTD là công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở các trường THCS và bậc học cao hơn vì chúng giúp giáo viên và học sinh trình bày các ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức của một bài học, một chủ đề, một chương hay một cuốn sách một cách rõ ràng, mạch lạc, lôgíc

và đặc biệt là dễ dàng phát triển thêm các ý tưởng mới vào bài giảng cũng như bài học

Với điều kiện hiện tại, các giáo viên có thể dễ dàng sử dụng máy vi tính để thiết

kế SĐTD thông qua phần mềm iMindMap , Power point Sau khi thiết kế xong, SĐTD có thể hiện thị nhờ phần mềm Power Point để các nhánh xuất hiện theo thứ tự

mà người thiết kế định sẵn Nội dung chính của bài học được thể hiện bằng SĐTD, thiết kế qua phần mềm iMindMap và phần mềm trình diễn Power Point có tác dụng tạo

sự hấp dẫn và lôi cuốn cao độ đối với người học SĐTD sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỷ lệ, chi tiết khắt khe và định khuôn sẵn như các loại bản đồ thông dụng khác (ví như bản đồ địa lý) Như vậy cùng một chủ đề, bài học nhưng mỗi người

có thể vẽ theo một cách khác nhau và hoàn toàn có thể thêm hoặc bớt các nhánh dễ dàng Nếu muốn ghi chép bằng SĐTD cũng có nhiều ưu điểm hơn như: Lôgíc, mạch lạc; trực quan, sinh động, dễ nhìn, dễ hiểu; vừa nhìn được tổng thể, vừa biết được chi tiết; giúp hệ thống hóa kiến thức dễ dàng; và giúp việc ôn tập khoa học, nhớ kiến thức lâu hơn

Ngoài học trên lớp, SĐTD rất phù hợp với việc học nhóm của học sinh vì nó giúp các em phát huy tốt hơn khả năng sáng tạo và khả năng hợp tác trong quá trình tiếp thu kiến thức trên giảng đường Có thể vận dụng SĐTD vào việc hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ, ôn tập hệ thống hóa kiến thức, phát triển một ý tưởng

Trang 5

1.3 Phương pháp- kĩ thuật dạy học tích cực

Phương pháp dạy học (PPDH) là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng Có nhiều quan

niệm, quan điểm khác nhau về PPDH Trong tài liệu này, PPDH được hiểu là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điều kiện dạy học

- Việc phân biệt giữa PPDH và KTDH chỉ mang tính tương đối, nhiều khi

không rõ ràng Ví dụ, động não (Brainstorming) có trường hợp được coi là phương

pháp, có trường hợp lại được coi là một KTDH

- Có những PPDH chung cho nhiều môn học, nhưng có những PPDH đặc thù của từng môn học hoặc nhóm môn học

- Có thể có nhiều tên gọi khác nhau cho một PPDH hoặc KTDH Ví dụ:

Brainstorming có người gọi là động não, có người gọi là công não hoặc tấn công não,

Đối với học sinh Trung học cơ sở, đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý, thích tìm tòi học hỏi cái mới, điều lạ Có em chưa phân biệt được rõ ràng, ràng rọt điều tốt với điều xấu; điều gì nên làm và điều gì không nên làm nên đôi khi còn lẫn lộn, dễ bị lôi kéo Do đó, giáo viên phải dẫn dắt các em vượt qua những khó khăn, thử thách để giúp các em nhận thức sâu sắc về những việc cần thiết phải làm đối với cuộc sống của bản thân và mọi người ở lứa tuổi học sinh Giáo dục các em tự phân tích, tổng hợp và giải quyết tình huống nào đó cụ thể Luôn tạo điều kiện, động viên các em tham gia, hoạt động tốt công tác đội, đoàn và những sân chơi bổ ích, lành mạnh ở các địa phương để giúp các em có thêm kiến thức về vốn sống và giáo dục tình yêu quê hương đất nước Hoặc tổ chức các buổi chiếu phim ảnh với nội dung thiết thực về truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng… thông qua đó nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

Ngoài những giờ lên lớp, ta cần tranh thủ thời gian tìm hiểu học sinh để kịp thời chia sẻ, giúp đỡ động viên các em vượt qua khó khăn; lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của các em Ta phải chân thành chủ động xóa bỏ khoảng cách giữa học sinh và giáo viên; luôn lựa chọn những ngôn từ thích hợp, bổ ích nhằm giáo dục các em có thêm kiến thức trong cuộc sống

Từ những lí do trên có thể khẳng định, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

trong các trường Trung học cơ sở, nhất là học sinh lớp 7 là rất cần thiết và có phần quan trọng đặc biệt

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:

Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển nhưng năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng

sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nớc Thể hiện mục tiêu giáo dục của thế

Trang 6

kỉ XXI: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp, trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần

và đạo đức

Ngành GD đã thực hiện đổi mới phương pháp, mục tiêu dạy học, đã thực hiện nhiều đợttập huấn về đổi mới PPDH, KTDH Tuy vật thực tiễn cách ứng dụng các PPDH Tc trong dạy bài văn bản vẫn còn hạn chế vì nhiều lí do

Các KTDH tích cực được sử dụng chưa hiệu quả, nhiều người thực hiện chỉ để đối phó Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng hạn chế

Trên thực tế cuộc sống hàng ngày đang diễn ra thì học sinh trường Trung học cơ

sở Nguyễn Trãi nói riêng, kĩ năng sống cần phải được quan tâm nhiều hơn Chính vì thế mà bản thân tôi cố gắng rất nhiều để thay đổi PPDH theo hướng tích cực hơn Tôi luôn cố gắng giúp các em thấy rằng: Học sinh chỉ có kĩ năng khi các em tự làm việc

đó, chứ không phải nói về việc đó Kinh nghiệm có được khi học sinh được hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và sử dụng các kĩ năng phù hợp với điều kiện thực tế

2.1 Thuận lợi, Khó khăn:

Chưa bao giờ cả xã hội lại có tiếng nói chung bức thiết mong muốn đổi mới nền giáo dục như hiện nay, cũng chưa bao giờ ngành giáo dục ý thức rõ cần phải truyền đạt các

kĩ năng sống cho học sinh trong thời kì hội nhập như bây giờ

Bản thân cũng đã có nhiều năm giảng dạy bộ môn Văn luôn thấy rằng: Thời gian dạy 01 tiết rất ngắn nên việc lồng ghép cũng chỉ trong một thời gian hạn hẹp, vậy nên rất khó kết hợp lồng ghép được nếu không khéo léo Học sinh có tình trạng học lệch nên các em cũng ít đầu tư vào tiết Văn vốn dĩ rất nhiều vấn đề cần giải quyết

Đa số HS yếu việc nắm và vận dụng kiến thức Văn học nên khó có khả năng rút

ra bài học kĩ năng sống cho bản thân, vì vậy phải dẫn dắt vấn đề để các em hiểu

Học sinh của trường đa số xuất thân từ nông thôn nên khả năng thích ứng với

xã hội hện đại của các em còn yếu

Việc làm quen với các môn học về KNS như: giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo, tổ chức sẽ giúp các em tự tin, chủ động và biết cách xử

lý mọi tình huống trong cuộc sống

Lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở là lứa tuổi chuyển tiếp từ lứa tuổi thiếu niên sang lứa tuổi dậy thì Các em có nhiều biến đổi sâu sắc về tâm lí và sinh lí Ở lứa tuổi này nếu được quan tâm giáo dục tốt sẽ để lại trong quá trình phát triển nhân cách một định hướng tốt

Dạy phân môn Văn có tích hợp kĩ năng sống trong nhà trường vẫn được coi là một trong những hướng đi quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh hiện nay

Việc giáo dục kĩ năng sống tại các trường học mới chỉ dừng lại ở các tiết học ở

bộ môn GDCD và các hoạt động nhỏ lẻ trong công tác chủ nhiệm lớp chứ chưa thành chương trình hoàn thiện

Sự gia tăng những biểu hiện thiếu kĩ năng sống như không thể hiện được khả năng của bản thân; khó hòa nhập; có thái độ tiêu cực khi mâu thuẫn với bè bạn, gia đình, thầy cô giáo; lúng túng khi xử lý những tình huống phát sinh trong cuộc sống;

Trang 7

cách học cách sống không khoa học, hiệu quả; … là những biểu hiện của hầu hết học sinh Trung học cơ sở trong thời gian gần đây

2.2 Thành công, hạn chế:

Bản thân tôi đã làm quen với thuật ngữ “kỹ năng sống” từ khi phong trào này được chỉ đạo và phát động sâu rộng trong công tác dạy học, mức độ ứng dụng trong từng bài dạy và từng đối tượng học sinh có khác nhau;Bản thân tôi đã ý thức được công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là góp phần vào nhiệm vụ “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Công tác giáo dục kĩ năng sống đã được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự hưởng ứng nhiệt tình của các đồng nghiệp và đặc biệt là sự hứng thú tham gia của các

em học sinh

Hình thức tích hợp tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện trong từng giờ dạy phân môn Văn ở bậc Trung học cơ sở, nhất là chương trình lớp 7 với nội dung khá đa dạng và thiết thực

Thiếu các điều kiện cần thiết để tiến hành giáo duc kĩ năng sống trong nhà trường, trước hết là tài liệu cho GV và cho HS

Ðã có các buổi học chuyên đề, đề tài nghiên cứu tổ chức tập huấn cho đội ngũ GV cốt cán, song nhìn chung mới chỉ ở mức độ làm quen với thuật ngữ, khái niệm nên chưa tạo được sự đồng bộ trong công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bài dạy của các tiết học

Vấn đề thời gian cũng là vấn đề quan trọng trong việc lồng ghép kĩ năng sống vào tiết dạy, một tiết học thường qua rất nhanh, đôi khi hết giờ mà học sinh chưa thực hiện được một kĩ năng nào, ngoài ra không có một tiết dạy kĩ năng riêng cho học sinh, điều này cũng khó với việc tích hợp trong bài dạy

Bên cạnh những điều trên thì học sinh của Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi là vùng sâu nên có ít thông tin, học sinh lại ít đọc sách nên ảnh hưởng phần nào đến việc thực hành một số kĩ năng sống vào thực tiễn

3 Nội dung và hình thức của giải pháp:

3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:

Bản thân kỹ năng sống không có tính hành vi Các kỹ năng sống cho phép chúng ta chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết), thái độ và giá trị (cái chúng ta nghĩ/ cảm thấy/ tin tưởng) thành hành động (cái cần làm và chủ thể thực hiện) theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng

Ngày nay, nhiều học sinh không có khả năng đáp ứng kịp thời những đòi hỏi và

sự căng thẳng ngày càng tăng của xã hội vì thiếu sự hỗ trợ cần thiết để tăng cường và xây dựng các kỹ năng sống cơ bản, điều đó có thể gây ra những tổn hại về mặt sức khỏe và đạo đức của mỗi con người

Vì vậy mục tiêu là tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục sức khỏe tinh thần cho học sinh bậc Trung học cơ sở, tập trung là học sinh khối lớp 7:

Trang 8

Giúp các em hiểu và tự giải quyết những vấn đề về sức khỏe bản thân, phát triển những giá trị và những kỹ năng sống có khả năng đưa đến một phong cách sống lành mạnh, tích cực và có trách nhiệm

Nâng cao khả năng tự đánh giá bản thân và tính tự trọng, tự tin cho các em trong quan hệ bạn bè cùng trang lứa và người lớn

Biết coi trọng phụ nữ và các em gái, ngăn chặn những hành vi bất bình đẳng giới tính trong cộng đồng Nâng cao sự hiểu biết cho các em về những tác động xấu của tệ nạn xã hội với sự phát trên kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị của đất nước cũng như sự phát triển giống nòi của mỗi dân tộc

3.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp, giải pháp:

Trong quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng như quá trình dạy học

bộ môn Ngữ Văn và tập trung là phân môn văn bản tôi đã sử dụng các phương pháp dạy học:

- Phương pháp dạy theo nhóm;

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình;

- Phương pháp giải quyết vấn đề;

- Phương pháp đóng vai;

- Phương pháp trò chơi

Khi dạy cần sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực như:

- Kĩ thuật chia nhóm

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật động não

- Kĩ thuật “Trình bày 1 phút”

- Kĩ thuật “Hỏi và trả lời”

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong tiết học Ngữ văn thực hiện qua các câu hỏi Tùy mục đích của giáo viên hướng đến giáo dục kĩ năng nào mà có câu hỏi thích hợp Giáo dục kĩ năng nhân thức và tự nhận thức nên dùng câu hỏi liên hệ thực tế, Giáo dục kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin thì đặt câu hỏi yêu cầu học sinh tìm các chi tiết nghệ thuật và tác dụng của nó

Mục đích của giáo dục kĩ năng sống là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình Do đó, cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh duy trì hành vi mới và thói quen mới; tạo động lực cho học sinh điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và những hành vi trước đây, thích nghi hoặc chấp nhận các giá trị, thái độ và hành vi mới

Qua một số bài văn bản, trong quá trình soạn giảng và giảng dạy thực tế trên lớp, tôi

đã lồng ghép các kĩ năng như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy, kĩ năng ra quyết định,

kĩ năng làm việc nhóm trong đó lồng ghép hiệu quả nhất là kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm

Trang 9

A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Giúp HS hiểu được khái niệm về ca dao- dân ca Nắm được nội dung ý nghĩa và một

số kiến thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao dân ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình Thuộc những bài ca dao trong văn bản và biết thêm một số bài ca dao thuộc hệ thống của chúng

- Rèn luyện kỹ năng đọc thuộc các câu dân ca- ca dao (sgk) tìm hiểu thêm những bài đọc thêm có liên quan đến chủ đề

- Giáo dục cảm thụ các tác phẩm trữ tình dân gian, tình yêu thương gia đình

B PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, KT chia nhóm, KT đặt

câu hỏi, KT giao nhiệm vụ

C CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Tư liệu ngữ văn, các câu ca dao có nội dung liên quan…

- Học sinh: Đọc bài, soạn bài, vở ghi, vở soạn

D CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ NỘI DUNG HỌC TẬP

1 Ổn định lớp

2 KTBC: - Nêu ý nghĩa của văn bản “Cuộc chia búp bê.” ?

* Giới thiệu bài: Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam, ca dao – dân ca là dòng

sữa ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn chúng ta qua lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, của chị những buổi trưa hè nắng lửa, hay những đêm đông lạnh giá Chúng ta ngủ say mơ màng, chúng ta dần dần cùng với tháng năm, lớn lên và trưởng thành cùng với dòng suối trong lành đó Bây giờ ta cùng đọc lại, lắng nghe và suy ngẫm

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG

Gọi hs đọc phần chú thích * trong sgk

? Em hiểu thế nào là ca dao – dân ca?

GV giới thiệu thêm về ca dao, dân ca cho HS rõ: Dân ca

“quan họ, ví, dặm, hò…”

=> Ca dao, dân ca là mẫu mực về tính chân thực, hồn

nhiên, cô đúc về sức gợi cảm và kĩ năng lưu truyền

Ngôn ngữ ca dao- dân ca là ngôn ngữ thơ như gần lời nói

hàng ngày của nhân dân mang màu sắc địa phương

VD: Dân ca Hà Tĩnh: Ví, dặm ; Bắc Ninh: Quan họ

Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản

* HD đọc: Trong các bài thường theo nhịp 2/2/2/2 và 4/4

nên khi đọc cần hạ thấp giọng thể hiện nỗi nhớ da diết và

- Đọc

- Tìm hiểu từ khó

- Thể loại: Văn học dân gian

Trang 10

? Có gì giống nhau trong hình thức diễn đạt của 4 bài ca

dao?

(Thể thơ lục bát, giọng điệu tâm tình, các hình ảnh quen

thuộc.)

-> Tiết học này chúng ta đi phân tích bài ca dao 1& 4

GV hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết 2 bài ca dao- dân ca

? Bài ca dao 1 là lời của ai ? Nói với ai ? Về việc gì?

? Lời ca “Cù lao chín chữ” có ý nghĩa khái quát điều gì ?

(Cụ thể hóa về công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề và

tình cảm biết ơn của con cái, mặt khác làm tăng thêm âm

điệu tôn kính, nhắn nhủ tâm tình của câu hát.)

? Hai câu đầu sử dụng phép nghệ thuật gì ? Tác dụng?

? Hai câu cuối có sử dụng thành ngữ nào? Từ loại nào?

? Hai câu sau biểu lộ điều gì?

(Biểu lộ lòng biết ơn sâu nặng của con cái đối với cha mẹ,

nhắc nhở, nhắn gửi về phận làm con.)

* Bình: Thực hiện tình cảm của con cái đối với cha mẹ,

phải biết kính trọng hiếu thảo để đền ơn cha mẹ, hãy làm

việc tốt đừng để cha mẹ buồn

? Tìm những bài ca dao có nội dung nói về công cha, nghĩa

mẹ như bài 1?

(HSTL nhóm -> Các nhóm nhận xét -> GV chốt ý)

GV: Bài ca dao thứ 4 diễn tả tình cảm nào của con người?

(Tình cảm anh em thân thương ruột thịt.)

? Tình cảm ấy được diễn tả bằng hình ảnh nào ?

(“người xa, cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”)

? Các từ “người xa”, “bác mẹ”, “cùng thân” có nghĩa ntn ?

? Qua đó, em thấy tình cảm anh em được cắt nghĩa trên

những cơ sở nào?

(+ Không phải người xa lạ

+ Đều cùng cha mẹ sinh ra

+ Đều có quan hệ máu mủ ruột thịt.)

? Bài ca dao sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

? Cách so sánh đó cho ta thấy sự sâu sắc nào trong tình

cảm anh em ruột thịt?

(Quan hệ anh em được so sánh bằng hình ảnh “như thể tay

chân” Bài ca đưa những bộ phận của cơ thể, của xương thịt

con người mà so sánh, nói về tình cảm anh em Cách so

sánh đó càng biểu hiện sự gắn bó thiêng liêng của anh em.)

? Tình anh em gắn bó còn có ý nghĩa gì trong lời ca: “Anh

em hòa thuận, hai thân vui vầy” ?

? Như vậy bài ca dao đề cao tình cảm nào của con người?

GV: Qua đó muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì về tình cảm

anh em?

? Tình anh em yêu thương hòa thuận là nét đẹp của truyền

- PTBĐ: Biểu cảm

2 Tìm hiểu văn bản Bài 1: Bài ca dao là

lời của người mẹ hát

ru con, nói với con về công lao cha mẹ -> Nghệ thuật so sánh:

-> Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái

- Hai câu cuối: Thành ngữ Hán Việt “cù lao chín chữ”, thán từ

“con ơi”

-> Biểu lộ lòng kính yêu và biết ơn sâu nặng của con cái đối với cha mẹ

-> Nhắc nhở, nhắn gửi về phận làm con

Bài 4:

- So sánh: Tình cảm anh em không thể chia cắt

- Tình anh em gắn bó đem lại hạnh phúc

Trang 11

thống đạo lí DT ta, nhưng trong truyện cổ tích lại có

chuyện không hay về tình anh em như chuyện “Cây khế”

Em nghĩ gì về điều này ?

(HSTL nhóm -> Các nhóm nhận xét -> GV chốt ý)

(Mượn chuyện tham lam của người anh để cảnh báo: Nếu

đặt vật chất lên trên tình anh em, sẽ bị trừng phạt.-> Đó là

một cách để nhân dân khẳng định sự cao quí của tình cảm

anh em.)

? Tìm những bài ca dao có nội dung nói về tình cảm anh em

như bài 4?

* Hoạt động 3: Tổng kết nội dung bài học

? Qua văn bản này em cảm nhận được vẻ đẹp cao quí nào

trong đồi sống tinh thần của DT ta ?

? Những biện pháp nghệ thuật nào được cả 2 bài ca dao sử

VD: Tình cảm của con cái đối với cha mẹ

“Vẳng nghe tiếng vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau”

-> Nhắn nhủ anh em đoàn kết vì tình ruột thịt, vì mái ấm gia đình

Trang 12

2 Dặn dò: - Học bài và soạn bài “Những câu ………con người”, sưu tầm những câu

ca dao có nội dung tương tự…

về cảnh đẹp quê hương mình và thấy được tài năng đối đáp của con người Việt Nam

- Rèn luyện kỹ năng đọc ca dao trữ tình, phân tích hình ảnh, nhịp điệu

- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam

- GDKNS: KN tự nhận thức, KN tìm kiếm và xử lí thông tin, KN hợp tác, KN tư duy sáng tạo

B PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, KT chia nhóm, KT đặt

câu hỏi, KT giao nhiệm vụ

C CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Tư liệu ngữ văn, sưu tầm một số câu ca dao có nội dung tương

tự…

- Học sinh: Đọc bài, soạn bài, vở ghi, vở soạn

D CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ NỘI DUNG HỌC TẬP

1 Ổn định lớp

3 Bài mới:

? Em hiểu thế nào là ca dao – dân ca?

Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản

* HD đọc: Văn bản đọc theo thể lục bát nhưng cũng có một

số dòng 2/2/2 – 4/4 – 3/2/2 – 4/3/4 Giọng đều chậm rãi theo

từng nhịp từng vần, thể hiện tình cảm phấn chấn, tự hào

GV đọc mẫu ->gọi HS đọc-> GV nhận xét

GV hướng dẫn HS đọc chú thích (sgk)

? Các bài ca dao trên thuộc thể loại nào? Những câu hát này

thuộc kiểu văn bản nào? (Kiểu văn bản biểu cảm.)

? : Phương thức biểu đạt chính?

? Vì sao 4 bài ca dao- dân ca khác nhau lại có thể hợp thành

một văn bản? (Vì 4 bài hát đều tập trung phản ánh tình yêu

quê hương, đất nước, con người.)

? Từ nội dung cụ thể của từng bài, hãy cho biết: Những bài

nào phản ánh tình yêu quê hương, đất nước? Những bài nào

kết hợp phản ánh tình yêu con người ?

(+ Phản ánh tình yêu quê hương, đất nước: Bài 1, 2, 3

- Đọc

- Tìm hiểu từ khó

- Thể loại: Văn học dân gian

- PTBĐ: Biểu cảm

Ngày đăng: 04/05/2018, 13:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w