1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng và giải pháp phát triển cây thạch đen tại huyện thạch an, tỉnh cao bằng

86 660 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 539,22 KB

Nội dung

Khả năng phát triển về quy mô diện tích còn chậm, việc kết nối với thị trường đầu ra còn nhiều bất cập, cần có sự tham gia của các nhà: nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MÃ VĨNH QUYẾT

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY THẠCH ĐEN TẠI HUYỆN THẠCH AN,

TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MÃ VĨNH QUYẾT

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY THẠCH ĐEN TẠI HUYỆN THẠCH AN,

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn "Thực trạng và giải pháp phát triển cây Thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng" là công trình nghiên cứu của

cá nhân tôi Đề tài hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Các thông tin sử dụng trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc, các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn

Tác giả đề tài

Mã Vĩnh Quyết

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo như các khoa chuyên môn, phòng ban của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại

trường Để hoàn thành nội dung đề tài "Thực trạng và giải pháp phát triển cây Thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng", ngoài sự cố

gắng, nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Đinh Ngọc Lan, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành

đề tài này

Trong quá trình làm việc, xin trân trọng cảm ơn sự tạo điều kiện giúp

đỡ của UBND huyện Thạch An, các phòng, ban, đơn vị trên địa bàn huyện: Phòng Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Thống kê, phòng Tài Nguyên và Môi trường, phòng Lao động - Thương binh &Xã hội; Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội các xã Trọng Con, Đức Thông, Minh Khai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp và các thông tin hữu ích phục vụ nghiên cứu Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Mã Vĩnh Quyết

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Ý nghĩa của đề tài 2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Cơ sở lý luận 4

1.1.1 Đặc điểm của cây Thạch đen 4

1.1.2 Vai trò của cây Thạch đen đối với đời sống con người 5

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh Thạch đen 6

1.2 Cơ sở thực tiễn 12

1.2.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ Thạch đen ở Việt Nam 12

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 14

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 14

2.2 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 14

2.2.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu 14

2.2.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu 15

2.3 Nội dung nghiên cứu 15

2.3.1 Câu hỏi nghiên cứu 15

Trang 6

2.3.2 Nội dung nghiên cứu 15

2.4 Phương pháp nghiên cứu 15

2.4.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra 15

2.4.2 Phương pháp điều tra thu thập thông tin 16

2.4.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 17

2.4.4 Phương pháp so sánh 17

2.5 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 17

2.5.1 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ 17

2.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất Thạch đen 19

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20

3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 20

3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 20

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 24

3.2 Thực trạng phát triển sản xuất Thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 35

3.2.1 Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ Thạch đen của huyện Thạch An 35

3.2.2 Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh Thạch đen trên địa bàn huyện 46

3.2.3 Một số khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức của các hộ nông dân trồng Thạch đen 51

3.3 Đánh giá chung về phát triển sản xuất Thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 55

3.3.1 Những mặt đạt được 55

3.3.2 Những mặt còn hạn chế 56

3.3.3 Nguyên nhân ảnh hưởng 56

3.4 Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất Thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 56

3.4.1 Quy hoạch vùng sản xuất Thạch đen 56

Trang 7

3.4.2 Kế hoạch mở rộng diện tích, năng suất chất lượng Thạch đen 57

3.4.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm Thạch đen, xây dựng hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát đánh giá chất lượng Thạch đen 58

3.4.4 Tăng cường hoạt động thông tin thị trường và xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm Thạch đen của huyện 60

3.4.5 Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật 61

3.4.6 Giải pháp về các chính sách phát triển sản xuất Thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66

1 Kết luận 66

2 Kiến nghị 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LĐNN : Lao động nông nghiệp

NLNTS : Nông lâm nghiệp thuỷ sản

NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn

SXKD : Sản xuất kinh doanh

Tr.đồng : Triệu đồng

UBND : Uỷ ban nhân dân

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

XDCB : Xây dựng cơ bản

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu ở

huyện Thạch An năm 2013 - 2015 27 Bảng 3.2: Tình hình phân bố giàu, nghèo ở huyện Thạch An năm 2013 - 2015 32 Bảng 3.3: Cơ cấu diện tích canh tác nông nghiệp của huyện Thạch An

năm 2015 37 Bảng 3.4: Diện tích, sản lượng và năng suất Thạch đen của huyện Thạch

An giai đoạn năm 2012 - 2015 37 Bảng 3.5: Tổng thu trung bình từ trồng trọt của hộ sản xuất Thạch đen tại

một số xã chọn mẫu điều tra năm 2016 39 Bảng 3.6: Ý kiến của hộ nông dân về những hạn chế trong chế biến 41 Bảng 3.7: Chi phí sản xuất bình quân của hộ nông dân trên 01 ha trồng

thạch đen năm 2015 44 Bảng 3.8: Kết quả và hiệu quả sản xuất 01 ha Thạch đen của huyện năm

2014 - 2015 45 Bảng 3.9: Chỉ tiêu đánh giá khó khăn trong sản xuất Thạch đen của các

hộ điều tra 52 Bảng 3.10: Nguyện vọng của người dân về chính sách của Nhà nước 54 Bảng 3.11: Kế hoạch mở rộng diện tích trồng Thạch đen giai đoạn 2016 -

2020 của huyện Thạch An 58

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Tổng thu trung bình từ trồng trọt của các hộ trồng Thạch tại

các xã điều tra 39

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thạch đen còn được gọi là cây Sương sáo hay Lương phấn thảo Có tên khoa học là Mesona Chinesis Benth, thuộc họ hoa môi Lamiacea Đây là loại

cây thân thảo thấp, chiều cao trung bình từ 40 - 60 cm

Ở Việt nam, thạch đen thường được trồng tại huyện Thạch An (Cao Bằng), Tràng Định (Lạng Sơn), Bảo Lộc (Lâm Đồng), Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc - (An Giang), Bình Minh (Vĩnh Long) Riêng huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng hiện nay có trên 335 ha, năng suất đạt 5,5 - 6 tấn cây Thạch khô/ha, như vậy sản lượng Thạch đen hàng năm của huyện là 1.500 - 1.700 tấn Vài năm gần đây do có thị trường và giá tăng mạnh do phần lớn Thạch đen được xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, nên Thạch đen đã trở thành một mặt hàng quan trọng của một số vùng Tại một số xã miền núi của tỉnh cao Bằng, Thạch đen đã trở thành một cây xóa đói giảm nghèo cho người dân Nhiều gia đình bà con các dân tộc Tày, Nùng, Dao có

thu nhập từ 10 - 20 triệu đồng/năm nhờ trồng và bán cây Thạch đen

Thạch đen không chỉ là thứ giải khát thông thường mà là một tân dược,

có vị ngọt, tính mát, có thác dụng giải nhiệt, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạc, đau khớp Chính do có tác dụng lớn trên mà sản phẩm cây Thạch đen khô hiện nay được bán với giá khá cao từ 7.000 - 9.000 đồng/kg, cá biệt có lúc lên tới 15.000 - 20.000 đồng/kg Như vậy trồng Thạch đen cho hiệu quả cao hơn nhiều so với trồng các cây trồng khác trong vùng Đây chính là một lợi thế tạo

điều kiện cho việc sản xuất cây Thạch đen ngày càng phát triển

Trong nhiều năm gần đây, sản xuất Thạch đen của huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng đã có bước phát triển, song kết quả phát triển sản phẩm cây

Trang 12

Thạch đen còn chưa cao so với tiềm năng và còn nhiều vấn đề cần phải xem xét, giải quyết Khả năng phát triển về quy mô diện tích còn chậm, việc kết nối với thị trường đầu ra còn nhiều bất cập, cần có sự tham gia của các nhà: nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất cây Thạch đen tại huyện Xuất phát từ yêu cầu đó tôi lựa chọn đề tài

"Thực trạng và giải pháp phát triển cây Thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng" làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần thiết thực triển khai

chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước trên địa

bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

2 Mục tiêu của đề tài

- Phân tích được tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây Thạch đen của các hộ nông dân ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng Đánh giá được hiệu quả kinh tế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh cây Thạch đen của các hộ nông

dân trong huyện Đánh giá được những mặt đạt được và hạn chế trong sản xuất và kinh doanh cây Thạch đen của các hộ nông dân tại huyện

- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh

doanh sản phẩm cây Thạch đen của các hộ nông dân trên địa bàn huyện

- Đưa ra được định hướng, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng

cao hiệu quả phát triển cây Thạch đen huyện Thạch An trong những năm tới

3 Ý nghĩa của đề tài

3.1 Ý nghĩa trong học tập

Nghiên cứu đề tài này giúp tôi có cơ hội được vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn, được học hỏi và tích lũy những kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn để phục vụ cho công việc sau này Ngoài ra

nó còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên trong trường

Trang 13

3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

Đề tài sẽ giúp cho các hộ nông dân trồng Thạch đen nhận thấy được tình hình sản xuất, kinh doanh cây Thạch đen của họ, so sánh hiệu quả kinh tế

từ cây Thạch đen với các cây trồng khác để lựa chọn cho nhân rộng sản xuất cây Thạch đen Từ đó giúp họ đưa ra các biện pháp, cách khắc phục các mặt bất lợi, phát huy những mặt thuận lợi nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn Đồng thời giúp nâng cao giá trị kinh tế cho cây Thạch đen ở huyện Thạch An, liên kết chặt chẽ giữa các khâu trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ

cây Thạch đen

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

này mọc mạnh trên các khu vực đất cỏ, đất cát và đất khô

Ở Trung Quốc, Thạch đen được sử dụng để tạo ra sản phẩm từ rất lâu đời Người dân Trung Quốc thường sử dụng Thạch đen trong món chè, đặc biệt sản phẩm dưới dạng chè đóng gói, chè đóng hộp

Ở Việt Nam, cây Thạch đen về sau này khi được du nhập từ Trung Quốc về được trồng ở nhiều vùng đồng bằng như ở Đồng bằng sông Cửu Long, Miền Đông Nam Bộ và một số huyện của các tỉnh phía Đông Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Kạn

(Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng) 1.1.1.2.Đặc điểm hình thái

- Thân:

Cây Thạch đen là loại cây họ hòa thảo, thân có bốn cạnh, hình đứng mềm, bên ngoài thân có phủ một lớp lông thô, rậm Cây có chiều dài trung bình từ 40 - 60 cm, tùy điều kiện chăm sóc và và thổ nhưỡng có thể dài tới 1m Cây thạch đen có khả năng phân nhánh nhiều từ gốc, nhánh toả ra phủ kín trên mặt đất giống như cây bạc hà

- Chồi và lá:

Lá cây Thạch đen mọc ra từ các mấu, chồi mọc ra từ nách lá Lá Thạch đen thuộc loại lá đơn, mọc đối, dày, màu xanh nhạt, hình trứng hoặc trứng thuôn, thon hẹp ở gốc, nhọn ở chóp Lá dài từ 3 - 6 cm, rộng 1 - 2 cm, cuống lá dài 1 - 2 cm Hai mặt lá đề có phủ một lớp lông mỏng, mép lá có hình răng cưa.

Trang 15

- Hoa và quả:

Hoa mọc thành cụm dày đặc ở đầu cành, khá dày đặc vào lúc hoa nở rộ, cuống hoa có thể kéo dài tới 10 - 12 cm, có lông Đài hoa có lông, 3 răng ở môi trên; tràng trắng hay hồng nhạt, môi trên 3 thuỳ, môi dưới to; nhị 2, thò dài, chỉ nhị tím Quả của cây Thạch đen nhỏ, nhẵn, thon dài khoảng 0,7 mm Cây Thạch đen ra hoa vào cuối thu, đầu mùa đông

- Hệ rễ:

Rễ cây Thạch đen có dạng chùm, rễ tỏa rộng và ăn nông Rễ của cây Thạch đen có thể mọc từ gốc, thân khi tiếp xúc trực tiếp với đất ẩm Do vậy, khi cây Thạch đen phát triển, thân cây dài có thể có nhiều đốt thân mọc rễ cắm xuống để hỗ trợ hút chất dinh dưỡng

1.1.2 Vai trò của cây Thạch đen đối với đời sống con người

Cùng với thời gian, cây Thạch đen đóng một vai trò quan trọng đối với người dân trồng Thạch nói riêng và mọi người tiêu dùng nói chung Thạch đen không chỉ là thứ giải khát thông thường mà còn là một tân dược Theo Đông y, lá cây Thạch đen có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giúp các quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra dễ dàng… nên thường được sử dụng

để nấu và chế biến thành món Thạch giải nhiệt trong những ngày hè oi bức, nóng nực

Ngoài chức năng giải khát thông thường, Thạch đen có tác dụng sinh lý

rõ rệt đối với sức khỏe của con người, được dùng để phòng trị và chữa nhiều loại bệnh khác nhau, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo do nắng nóng, đau nhức

cơ và các xương khớp, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, viêm gan cấp

Bên cạnh giá trị về mặt sức khỏe, giải khát, cây Thạch đen còn có giá trị kinh tế to lớn Chính vì Thạch đen có tác dụng tốt cho sức khỏe của con

Trang 16

người nên nó ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, làm cho những người dân trồng, chế biến và kinh doanh Thạch đen có nguồn thu nhập đáng

kể, giải quyết việc làm và góp phần nâng cao đời sống người dân Như ở các vùng trồng thạch đen của nước ta, cây Thạch đen đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho người dân, hiện nay cây Thạch đen đang được phát triển rộng rãi tại các vùng phía Đông Bắc cụ thể tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn và các tỉnh vùng đồng bằng như ở Đồng bằng sông Cửu Long

và Miền Đông Nam Bộ như Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang)

Phát triển cây Thạch đen cần một lượng lao động khá lớn, do vậy trồng Thạch đen thu hút và điều hòa lao động nông nghiệp Hiện nay, Thạch đen đã trở thành mặt hàng ưa chuộng của Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới mang lại nguồn thu nhập lớn Ngoài ra, nhu cầu về Thạch đen của các vùng miền trên thế giới ngày càng cao Vì vậy, phát triển sản xuất và tiêu thụ Thạch đen góp phần đáng kể cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trồng Thạch, đặc biệt là đối với đồng bào miền núi

(Nguồn: Trần Thị Bích Hạnh, (2011), Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất thạch đen dạng bột từ cây Sương sáo, Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Đại học, trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng)

Như vậy, cây Thạch đen có tiềm năng khai thác trên những vùng đất đai rộng lớn, nhất là ở các vùng miền núi Việt Nam là một trong những nước

có điều kiện sinh thái thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây Thạch, người dân có kinh nghiệm và nguồn lao dộng dồi dào Do đó có tiềm năng sản xuất và kinh doanh Thạch đen là rất lớn

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh Thạch đen

Cũng như bất cứ một loại cây trồng nào, trong quá trình sản xuất và kinh doanh Thạch đen, tính từ lúc Thạch đen được trồng cho đến khi được bán ra thị trường và đến tay người tiêu dùng thì Thạch đen chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau Các yếu tố này có thể tác động riêng lẻ hoặc tổng hợp, cả tích cực và tiêu cực lên các hoạt động sản xuất, kinh doanh đó

Trang 17

1.1.3.1 Nhóm điều kiện sinh thái

Thạch đen là cây chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện sinh thái, nguyên sản của cây Thạch đen là ở vùng khí hậu nhiệt đới Nghiên cứu điều kiện sinh thái của cây Thạch đen là đề cập đến các điều kiện sống thích hợp nhất về các mặt như khí hậu, đất đai của cây Thạch Nắm vững những yêu cầu sinh thái của cây Thạch thì sẽ giúp cho nó sinh trưởng và phát triển tốt Sau đây ta xét một số điều kiện sinh thái chủ yếu:

+ Đất đai và địa hình

Thạch đen là cây không yêu cầu khắt khe lắm về đất Tuy nhiên để cây Thạch đen sinh trưởng và phát triển tốt, có khả năng cho năng suất cao và ổn định thì Thạch đen nên được trồng ở những nơi đất tốt Đất trồng Thạch đen tốt phải đạt yêu cầu đất xốp, đất cát, nhiều mùn, có khả năng thoát nước và có

độ dốc thoải Từ những yêu cầu đó ta thấy ở nước ta có nhiều vùng có đất đai thích hợp với cây Thạch đen, đặc biệt là vùng núi phía Bắc

Về thành phần cơ giới, Thạch đen ưa các loại đất từ pha cát đến đất đối đồi, độ mùn cao Thạch đen được trồng trên những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ sản phẩm Thạch sẽ có màu đen đẹp, hương thơm tự nhiên, vị mát Muốn Thạch có chất lượng cao và hương vị đặc biệt thì Thạch đen phù hợp trồng ở độ cao nhất định, thông thường Thạch đen chỉ phù hợp với đất rẫy có

độ dốc 0

25

< Cây ưa đất dốc nhẹ, đất ven suối ẩm thuộc loại đất thịt pha cát màu xám hoặc xám vàng có tầng sâu dày, không lẫn đá Trồng Thạch đen trên đất ruộng cây phát triển tốt, cho năng suất cao Tuy nhiên về chất lượng Thạch, vị ngọt, mát và hàm lượng chất tan trong cây Thạch đen thấp hơn so với trồng trên đất rẫy, có độ dốc phù hợp

+ Điều kiện khí hậu

Các điều kiện khí hậu có ảnh hưởng lớn nhất đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Thạch đen là nhiệt độ, ẩm độ Cây Thạch đen phát triển tốt

ở nhiệt độ từ 200 − 250C, lượng mưa bình quân là từ 1.500 - 2.000 mm, độ ẩm không khí là 80 - 85%, độ ẩm đất là từ 70 - 80%

Trang 18

Ánh sáng cũng là nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất Thạch đen, cây Thạch đen là cây ưa ánh sáng Cũng như các thực vật khác, không khí rất cần đối với đời sống của cây Thạch đen, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về hàm lượng CO2 cũng có ảnh hưởng tới sự quang hợp của cây Thạch Sự lưu thông không khí, gió nhẹ và có mưa rất có lợi cho sự sinh trưởng của cây Thạch

Như vậy, điều kiện sinh thái có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của cây Thạch đen, tới năng suất và chất lượng Thạch Do đó, cần nắm bắt được các nhân tố đó để có những giải pháp cho cây Thạch đen phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao hơn

1.1.3.2 Nhóm nhân tố kinh tế kỹ thuật

+ Giống

Việc lựa chọn giống đối với cây Thạch đen là việc quan trọng trong quá trình sản xuất cây Thạch đen Có giống khỏe và sách bệnh có thể tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển mạnh và giảm bớt chi phí đầu tư chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh Do vây việc nghiên cứu các biện pháp giữ và tạo nguồn giống cho sản xuất đối với cây Thạch đen là rất cần thiết

+ Áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật

Trong quá trình sản xuất và chế biến Thạch đen cần áp dụng những tiến

bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại ngày nay để gia tăng cả về số và chất lượng của thạch, tạo nên những sản phẩm Thạch đen có hương vị và màu sắc đặc trưng, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng

- Phòng trừ cỏ dại cho cây Thạch đen:

Cây Thạch đen là cây thân mềm, cây lớn sẽ lan ra khắp bề mặt luống Do vậy việc hạn chế cỏ dại để cây có thể tạo ra các rễ phụ tại thân, cành hỗ trợ quá trình hấp thụ dinh dưỡng Sử dụng các biện pháp như chăm sóc tốt tạo điều kiện cho cây Thạch đen nhanh phủ kín mặt đất vừa chống xói mòn vừa hạn chế tốt cỏ dại, vừa có tác dụng giữ ẩm cho chè và hạn chế cỏ, sử dụng phân chuồng

đã ủ Hoặc áp dụng phương pháp phòng trừ cỏ bằng việc phủ rơm hoặc nilon khi trồng có hiệu quả cao, không tốn nhiều thời gian làm cỏ

Trang 19

- Tưới nước:

Tiến hành tưới nước cho Thạch đen khi khô hạn để thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của cây Thạch đen tạo cho năng suất và chất lượng Thạch đều tăng Đối với cây Thạch đen có thể trồng xen canh trên cùng một diện tích đất với cây ăn trái như cam, quýt, nhãn, nho, xoài Trồng xen canh dưới bóng tán cây giúp cân bằng độ ẩm, kéo dài thời gian tưới nước của Thạch đen

- Bón phân:

Là biện pháp kỹ thuật cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng Thạch đen Cây Thạch đen có khả năng hút chất dinh dưỡng liên tục trong suốt quá trình sinh trưởng và sinh thực Nó còn có khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng rất rộng, có thể sống ở những nơi đất màu mỡ song cũng có thể sống ở những nơi cằn cỗi, nghèo kiệt dinh dưỡng mà vẫn cho năng suất nhất định

- Phòng trừ sâu bệnh:

Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nên đã có các công trình nghiên cứu về các loại sâu bệnh hại trên các loại cây họ hòa thảo trong đó có cây Thạch đen, từ đó kèm theo các biện pháp phòng trừ hiệu quả Có thể phòng trừ bằng thuốc hóa học hay các biện pháp sinh học khác nhằm tạo điều kiện cho cây Thạch đen phát triển tốt

- Thu hoạch, bảo quản và chế biến Thạch đen:

Đây là những công đoạn ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng Thạch đen Thu hoạch khi cây xuất hiện nụ hoa ở ngọn là năng suất cao nhất Cần cắt sát gốc, thân và lá thu về rải đều, phơi nắng nhẹ một ngày sau đó đánh đống lại 1-2 ngày mới đem ra phơi tiếp Khoảng 2-3 ngày phơi là có thể khô hoàn toàn Nếu ruộng không bón phân để phát triển tự nhiên, thì mỗi năm chỉ thu một lần vào tháng 10 – 11 Thường 10 kg thân lá Thạch tươi thì được 1 kg khô Bảo quản ở những nơi khô ráo và thoáng mát để tránh hiện tượng thối

Trang 20

mốc Sau đó, có thể tiến hành chế biến, Thạch đen hiện nay vẫn chủ yếu đươc chế biến dưới dạng đóng Thạch khô thô sơ để dễ vận chuyển Vấn đề xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm Thạch ngay tại địa phương là điều cần được quan tâm Để chế biến Thạch ăn, chủ yếu người dân chế biến theo phương pháp nấu thủ công nên số lượng là hạn chế, chỉ phục vụ được nhu cầu tiêu dùng hàng ngày tại địa phương

1.1.3.3 Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế xã hội

+ Thị trường

Thị trường là một trong những yếu tố quan trọng và có tính chất quyết định đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh Thạch đen Mục đích cuối cùng của các nhà sản xuất kinh doanh là tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường, thu được nguồn lợi nhuận cao Chỉ khi nào có nhu cầu của thị trường thì những người sản xuất mới tạo ra các sản phẩm của mình Thị trường đóng vai trò là khâu trung gian giữa người sản xuất và tiêu dùng Do đó, để sản phẩm sản xuất ra có chỗ đứng trên thị trường thì các nhà sản xuất cần phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ, lựa chọn phương thức sản xuất phù hợp sao cho thu được nguồn lợi nhuận lớn nhất Thực tế cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm Thạch đen ngày càng tăng mà sản lượng Thạch đen hiện tại chưa đáp ứng đủ Bên cạnh đó Thạch đen khô lại có thời gian bảo quản lâu dài nên sản phẩm Thạch có tiềm năng

ổn định trên thị trường

+ Giá cả

Giá của các sản phẩm Thạch đen nói riêng và của các sản phẩm khác nói chung là yếu tố được quan tâm hàng đầu của những người trực tiếp sản xuất Khi giá cả thu mua Thạch đen tăng lên làm cho lợi nhuận của người sản xuất tăng, từ đó họ có các biện pháp để tạo ra ngày càng nhiều lượng sản phẩm Sự biến động của giá cả ảnh hưởng trực tiếp tới những người trồng

Trang 21

Thạch và sự ổn định của việc phát triển cây Thạch đen của địa phương Do đó cần có các giải pháp nhất định để ổn định thị trường giá cả cho các cơ sở sản xuất kinh doanh yên tâm tạo ra sản phẩm

+ Nguồn lao động

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các sản phẩm thỏa mãn các nhu cầu Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị của các sản phẩm Trong quá trình sản xuất kinh doanh Thạch đen, đặc biệt là ở các hộ gia đình cần một lượng lao động đủ để tham gia vào các hoạt động từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, và bảo quản, tiêu thụ sản phẩm Thạch khô Do

đó, hoạt động sản xuất Thạch đen góp phần giải quyết việc làm cho một lượng lao động ở các vùng nông thôn Như vậy, sản xuất thạch đen không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội, tạo công ăn việc

làm cho người dân

+ Hệ thống các sơ sở chế biến Thạch đen

Chế biến là một trong những công đoạn cần được chú trọng, sau khi thạch đen được thu hoạch thì bắt đầu tiến hành chế biến Đây là giai đoạn cuối cùng để tạo ra các sản phẩm Thạch Hiện nay, trong khâu chế biến Thạch đen

đã có nhiều nước nghiên cứu các công nghệ chế biến như Trung Quốc chế biến các sản phẩm Thạch đen dạng bột đóng gói, Thạch đóng hộp, vỉ Tại Thái Lan, Đài Loan, Malaisia có các sản phẩm Thạch dừa, Thạch rau câu

Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây bột cây Thạch đen cũng đã được nghiên

cứu chế biến thành thức uống công nghiệp Công nghệ chế biến có nhiều

bước phát triển đáng kể, các công cụ dùng để chế biến Thạch ngày càng hiện đại đặc biệt là trong các công ty, doanh nghiệp đã sử dụng các dây chuyền sản xuất với công suất cao Chính vì vậy, việc xây dựng hệ thống các cơ sở chế biến là một trong những công việc cần thiết và có ý nghĩa lớn cho sự phát triển của Thạch đen nói chung

Trang 22

+ Hệ thống chính sách của nhà nước

Các chính sách đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, mở rộng quy mô và chất lượng của Thạch đen nói riêng và các ngành khác nói chung Để quá trình sản xuất kinh doanh Thạch đen có hiệu quả cao, mang lại giá trị kinh tế và xã hội thì Nhà nước cần phải có các chính sách cụ thể góp phần làm cho người sản xuất có động lực và yên tâm phát triển Các chính sách này có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự phát triển của hoạt động sản xuất Có thể kể đến các chính sách như: Khuyến nông, đất đai, thuế có ảnh hưởng lớn tới việc phát triển của cây Thạch đen tại một địa phương hay khu vực nào đó

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ Thạch đen ở Việt Nam

1.2.1.1 Tình hình sản xuất thạch đen ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương có điều kiện tự nhiên khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất nước trải dài từ bắc vào nam với 2/3 là diện tích đất đồi núi, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây Thạch đen sinh trưởng và phát triển Thạch đen được trồng ở Việt Nam từ khá lâu, nhưng nó chưa thực sự được coi là cây công nghiệp quan trọng, chưa được tập trung sản xuất đại trà Trong những năm gần đây Chính phủ, các địa phương, các tổ chức phi chính phủ quốc tế cũng đã có nhiều quan tâm đến sự phát triển của

cây Thạch đen

Ở Việt Nam cây Thạch đen có một vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế tại một số vùng phía bắc như Lạng Sơn, Bắc Kạn và Cao Bằng

Ở miền nam có một số vùng phát triển thạch đen như Bảo Lộc (Lâm Đồng),

Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang) Do đó phát triển trồng Thạch đen ở nước ta không những phát huy được vai trò kinh tế của hộ gia đình, lợi thế của từng vùng mà còn góp phần to lớn trong việc sử dụng có hiệu quả đất

Trang 23

đai, lao động nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy sản xuất phát triển góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần người dân Chính điều đó càng khẳng định việc đầu tư sản xuất phát triển Thạch đen là một hướng đi đúng của các địa phương, các công ty, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên cả nước Những năm gần đây đã có nhiều cơ chế chính sách đầu tư ưu tiên phát triển Thạch đen Cây Thạch đen được coi là cây trồng xóa đói giảm nghèo và tiến lên làm giàu của nhiều hộ nông dân khu vực miền núi

1.2.1.2 Tình hình tiêu thụ, xuất khẩu Thạch đen ở Việt Nam

Thị trường Thạch đen của Việt Nam bao gồm cả thị trường trong nước

và nước ngoài Trong đó ở Việt Nam, người nông dân sản xuất Thạch đen với mục tiêu hướng vào xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là chủ yếu

Thạch đen của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc lại chủ yếu dưới dạng sản phẩm thô Sản phẩm xuất khẩu không có bao gói, nhãn mác nên giá bán thấp, chưa có thị trường ổn định và bền vững Bên cạnh đó, hiện nay chưa

có nhiều công ty tham gia xuất khẩu Thạch Chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể, học chưa tập trung vào phát triển sản xuất mà chỉ kinh doanh thuần túy,

có lãi là làm nên sẵn sàng thu mua và chào bán các loại sản phẩm Thạch đen chất lượng thấp

Trang 24

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động sản xuất cây Thạch đen, các vấn đề liên quan đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ Thạch đen của

nông hộ trên địa bàn huyện Thạch An

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

2.1.2.1 Phạm vi về không gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành thực hiện nghiên cứu trên địa bàn huyện Thạch

An, tỉnh Cao Bằng

2.1.2.2 Phạm vi về thời gian nghiên cứu

- Thời gian thu thập số liệu: Các số liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2013- 2015

2.1.2.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu về phát triển sản xuất cây Thạch đen là vấn đề rất rộng, vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất cây Thạch đen huyện thạch An Từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh lĩnh vực này trên địa bàn huyện Thạch An trong những năm tới

2.2 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu

2.2.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu

Đề tài được tiến hành trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng Trong đó lựa chọn 3 xã có diện tích sản xuất Thạch đen lớn nhất

trên toàn huyện

Trang 25

2.2.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu

Đề tài được thực hiện chủ yếu từ tháng 6/2015 đến tháng 8/2016

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng sản xuất, kinh doanh và phát triển cây Thạch đen như thế

nào? Việc sản xuất cây Thạch đen có đem lại hiệu quả kinh tế cao không?

- Các yếu tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây Thạch đen? Cơ hội và thách thức nào tác động đến việc đến việc

phát triển sản xuất cây Thạch đen của huyện Thạch An?

- Cần có các giải pháp gì để phát triển một cách có hiệu quả và bền

vững đối với cây Thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng?

2.3.2 Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có liên quan đến quá trình sản

xuất và kinh doanh cây Thạch đen tại huyện Thạch An

- Phân tích tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ cây Thạch

đen của các hộ nông dân tại huyện

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh

doanh cây Thạch đen của các hộ nông dân trong huyện

- Phân tích chi phí, lợi nhuận trong sản xuất và kinh doanh cây Thạch

đen của các hộ nông dân tại huyện

- Tìm hiểu các yếu tố thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong

quá trình sản xuất và kinh doanh cây Thạch đen tại huyện

- Đề xuất được một số giải pháp trong việc sản xuất cây Thạch đen, để

góp phần năng cao hiệu quả kinh tế giúp người dân cải thiện cuộc sống

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra

Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, trước tiên căn cứ vào tình hình sản xuất và kinh doanh cây Thạch đen của các hộ nông dân trên địa bàn huyện, tiến hành chọn 3 thôn đại diện nhất tại 3 xã có diện tích trồng thạch

Trang 26

đen lớn nhất trên địa bàn huyện, mỗi thôn chọn ngẫu nhiên 20 hộ trồng Thạch đen, bao gồm cả hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ trung bình và hộ khá, giàu Như

vậy tổng số mẫu điều tra là 60 hộ trồng Thạch đen trên toàn huyện

2.4.2 Phương pháp điều tra thu thập thông tin

2.4.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của địa phương, từ các ban ngành có liên quan và các nguồn tài liệu khác như: các tài liệu do các cơ quan ban ngành của huyện Thạch An và các xã vùng Thạch đen của huyện, các tổ chức, dự án, chương trình đã có hoạt động tại huyện, các tài liệu xuất bản liên quan đến sản xuất cấy Thạch đen của huyện; những số liệu này được thu thập chủ yếu ở Ủy ban nhân dân huyện Thạch An, Chi cục Thống kê, phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Lao động

- Thương binh và Xã hội, phòng Tài nguyên - Môi trường, Hội nông dân, trạm Khuyến nông - Khuyến lâm các sách báo, tạp chí, internet…đã phát hành và được công nhận

Luận văn sử dụng các số liệu điều tra kinh tế - xã hội nông thôn trong huyện; luận văn thừa kế các tài liệu nghiên cứu trước đây Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan Thống kê trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để có được các số liệu

về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện, số liệu về diện tích, sản

lượng và năng suất bình quân của Thạch đen trên địa bàn huyện

2.4.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào

Trang 27

+ Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:

Lựa chọn các xã Trọng Con, Đức Thông, Minh Khai là những xã có diện tích trồng thạch đen tương đối lớn và là nơi cung cấp một sản lượng không nhỏ ra thị trường, mặt khác Thạch đen còn được coi là cây trồng chính của các xã trên

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các xã về điều kiện tự nhiên, kinh

tế - xã hội và các đặc điểm khác của các xã trên

+ Phương pháp điều tra:

Sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp

hộ nông dân

2.4.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

2.4.3.1 Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập được thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin

2.4.3.2 Đối với thông tin sơ cấp

Số liệu thu thập trong quá trình điều tra được tổng hợp, xử lý và tính toán trên phần mềm Microsoft Excel

2.4.4 Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh các yếu tố định lượng và định tính

So sánh phân tích các yếu tố, chỉ tiêu đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tương tự để xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu

2.5 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

2.5.1 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ

- Tổng giá trị sản xuất của hộ: GO (Gross Output) là toàn bộ giá trị sản

phẩm do hộ làm ra, được tính bằng tổng của các sản phẩm làm ra quy về giá trị

Trang 28

- Chi phí trung gian: IC (Intermediational Cost) là toàn bộ những chi

phí phục vụ quá trình sản xuất của hộ (không bao gồm trong đó giá trị lao

động, thuế, chi phí tài chính, khấu hao) Trong nông nghiệp, chi phí trung

gian bao gồm các khoản chi phí nguyên nhiên vật liệu như: giống, phân bón,

thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, công làm đất, hệ thống cung cấp nước…

IC = ∑Cj

Trong đó: Cj: Các khoản chi phí thứ j trong một chu kỳ sản xuất

- Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của

người tính theo công thức:

VA = GO – IC Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất rất quan tâm đến giá trị gia

tăng Nó thể hiện kết quả của quá trình đầu tư chi phí vật chất và lao động

sống vào quá trình sản xuất

- Lợi nhuận (Pr): Là phần thu được sau khi trừ đi toàn bộ chi phí (TC),

bao gồm chi phí vật chất, các dịch vụ cho sản xuất, công lao động và khấu

hao tài sản cố định Công thức tính:

Pr = GO-TC

- Thu nhập hỗn hợp: MI (Mix Income) là phần thu nhập thuần tuý của

người sản xuất, bao gồm phần trả công lao động và phần lợi nhuận mà họ có

thể nhận được trong một chu kỳ sản xuất Thu nhập hỗn hợp được tính theo

công thức sau:

MI = VA - [A+T]

Trong đó: A: Phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ

T: Tiền thuế (nếu có)

- Tổng chi phí: TC bao gồm chi phí trung gian, khấu hao và thuế

Cây trồng là nguồn lực chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp nên các chỉ

tiêu phải thể hiện được đầy đủ hiệu quả sản xuất, kết hợp hiệu quả sử dụng

tổng hợp các nguồn lực khác trong hộ nông dân

Trang 29

2.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất Thạch đen

Cây trồng là nguồn lực chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp nên các chỉ tiêu phải thể hiện được đầy đủ hiệu quả sản xuất, kết hợp hiệu quả sử dụng tổng hợp các nguồn lực khác trong hộ nông dân

- Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất/ 1 đơn vị diện tích:

+ Tổng giá trị sản xuất/ ha(GO/ha)

+ Giá trị gia tăng/ ha(VA/ha)

- Chỉ tiêu hiệu quả theo chi phí trung gian:

+ Tổng giá trị sản xuất/ chi phí trung gian(GO/IC

+ Giá trị gia tăng/chi phí trung gian(VA/IC

+ Thu nhập hỗn hợp/ chi phí trung gian(MI/IC)

+ Lợi nhuận/ chi phí trung gian(Pr/IC)

- Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo công lao động:

+ Tổng giá trị sản xuất/ công lao động: (GO/clđ)

+ Giá trị gia tăng/ công lao động: (VA/clđ)

+ Thu nhập hỗn hợp/ công lao động: (MI/clđ)

+ Lợi nhuận/ công lao động: (Pr/clđ) Một công lao động bằng 08 giờ

Trang 30

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Thạch

km Có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Đông giáp với huyện Long Châu (tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc);

- Phía Tây giáp với huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn;

- Phía Nam giáp với huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn;

- Phía Bắc giáp với thành phố Cao Bằng và huyện Hoà An tỉnh Cao Bằng Huyện Thạch An có 16 đơn vị hành chính gồm 15 xã và 01 thị trấn, trong đó có 15 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn (vùng 3), có thị trấn Đông Khê thuộc vùng 2 Huyện có 01 xã biên giới là xã Đức Long tiếp giáp với huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, có đường biên giới dài 5,2 km và

01 lối mở (cửa khẩu tiểu ngạch Nà Lạn - Đức Long) đã và đang được đầu tư xây dựng để giao thương hàng hoá với huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc

3.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng, tài nguyên

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thạch An là 69.079,56 ha, Trong đó:

- Đất Nông - Lâm nghiệp là: 65.671,53 ha, chiếm 95,07% tổng diện tích tự nhiên, trong đó bao gồm:

+ Đất sản xuất nông nghiệp là: 5.921,84 ha chiếm 8,57 %;

+ Đất lâm nghiệp: 59.645,44 ha chiếm 86,35%;

+ Đất nuôi trồng thủy sản là: 104,25 ha chiếm 0,15 %;

Trang 31

- Đất phi nông nghiệp là: 1.590,91 chiếm 2,3%

- Đất chưa sử dụng là: 1.817,12 ha chiếm 2,63 %

Huyện Thạch An có đặc điểm về thổ nhưỡng cơ bản khá phức tạp Theo điều tra thổ nhưỡng của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Cao Bằng, huyện Thạch An cơ bản có các loại đất như:

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Loại đất này thường nằm rải rác ven chân núi, đồi, được hình thành do sự bào mòn rửa trôi đọng lại, được phân bố hầu hết các xã trong huyện, với diện tích 1.615,44 ha, chiếm 2,34%

so với tổng diện tích tự nhiên Loại đất này phù hợp cho trồng lúa, nơi cao khó khăn nước thì trồng màu, rau xanh

- Đất nâu vàng trên đá vôi: Với diện tích 973,42 ha, chiếm 1,41% so với tổng diện tích tự nhiên Đất có quá trình Feralit mạnh, thành phần cơ giới thịt nhẹ, có độ phì khá, tơi xốp Loại đất này thích hợp trồng cây hoa màu, cây

ăn quả, nhưng cần chú ý giữ độ ẩm cho đất, chống xói mòn, rửa trôi Loại đất này được phân bố chủ yếu ở các xã: Đức Long, Đức Xuân, Vân Trình, Thị Ngân, Trọng Con, Danh Sỹ và Kim Đồng

- Đất phù sa ngòi suối: Loại đất này phân bố ở ven các khe suối, là sản phẩm bào mòn của đồi núi, bị nước cuốn trôi và bồi tụ theo bờ suối Đất này thích hợp để trồng lúa, rau màu, độ giữ ẩm tương đối tốt Loại đất này tập trung nhiều ở xã Canh Tân, Minh Khai, Quang Trọng và một số ít xã có sông, suối

- Đất vàng nhạt trên đá cát: Với diện tích 3.576,06 ha, chiếm 5,18% diện tích tự nhiên Đất có tầng mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước kém, nghèo chất dinh dưỡng, có thể sử dụng trồng chè và các loại cây lấy gỗ Phân bố ở các xã Minh Khai, Đức Thông, Thái Cường, Trọng Con, Thụy Hùng, Kim Đồng

Trang 32

- Đất vàng đỏ trên macma axit: Với diện tích 4.735,87 ha, chiếm 6,86% diện tích tự nhiên Loại đất này phong hoá yếu nên tầng đất mỏng đến trung bình, thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, kết cấu kém, đất rất chua Đất thích hợp cho trồng cây lấy gỗ Phân bố chủ yếu ở xã Kim Đồng, Thái Cường, Trọng Con và Canh Tân

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Với diện tích khoảng 925,08 ha, chiếm 1,34% diện tích đất tự nhiên Phân bố ở địa hình dốc thoải, ruộng bậc thang, có ở hầu hết các xã Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, đất chua Đất này thích hợp trồng lúa, màu, cây ăn quả, cây công nghiệp

- Đất đỏ vàng trên đá sét: Với diện tích 44.839 ha, chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện (64,95%) Phân bố hầu hết ở các xã, đất có thành phần cơ giới nặng, đất chua, tỷ lệ mùn khá Những nơi có độ dốc dưới 200, tầng dày phù hợp trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp

- Đất mùn đỏ trên đá macma bazơ và trung tính: Với diện tích 1.263,36

ha, chiếm 1,83% tổng diện tích đất tự nhiên Phân bố ở các xã Đức Thông, Kim Đồng, Vân Trình Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, đất có tầng mỏng, khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng kém, đất rất chua Loại đất này thích hợp phát triển cây lâu năm, cây lấy gỗ

- Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất: Đất phân bố trên núi trung bình, tầng dày từ trung bình đến mỏng, thành phần cơ giới nặng, phản ứng chua, chỉ thích hợp để phát triển cây lấy gỗ Phân bố chủ yếu ở

xã Minh Khai, Quang Trọng

- Đất nâu đỏ trên đá vôi: Đất này rất ít chỉ phân bố ở xã Kim Đồng Đất có tầng dày trung bình, đất mịn, hơi chua, thích hợp phát triển cây lâu năm, cây rừng

- Đất cacbonnat: Phân bố ở xã Thị Ngân, Lê Lai, phản ứng của đất từ trung tính đến kiềm yếu, thành phần cơ giới nặng, thích hợp để trồng cây màu, cây ăn quả, cây lấy gỗ

Trang 33

Nhìn chung về tài nguyên đất và điều kiện thổ nhưỡng của huyện Thạch An cho phép phát triển các loại cây trồng đa dạng, phù hợp với điều kiện nhiệt đới

Huyện Thạch An có các loại tài nguyên khoáng sản chính như: Vàng sa khoáng tập trung chủ yếu tại các xã Canh Tân, Minh Khai, Quang Trọng nhưng sản lượng không lớn Ngoài ra còn có các điểm quặng sắt tại xã Kim Đồng, Lê Lai và quặng Antimon tại các xã Trọng Con, Đức xuân, thị trấn Đông Khê Nhưng hiện nay mới qua thăm do chưa được khai thác

Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện là 59.656,05 ha chiếm 86,37% diện tích đất tự nhiên Rừng của huyện đa dạng, phong phú, bao gồm các loài thực vật vùng nhiệt đới phát triển trên núi đá, núi đất Tuy nhiên phần lớn diện tích đã chịu sự tác động của con người Rừng nguyên sinh hầu như không còn, hiện nay chủ yếu là rừng non, rừng tái sinh và rừng nghèo Trong những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng nên rừng đang có chiều hướng phục hồi với tốc độ khả quan, tỷ lệ độ che phủ rừng tính đến năm 2012 đạt 59,8% Tốc độ phát triển của thảm thực vật tự nhiên chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng núi đất tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng tái tạo thảm thực vật lớn, vùng núi đá tốc độ sinh trưởng chậm, đòi hỏi phải có thời gian dài cho việc tái tạo thảm thực vật, vì vậy cần được bảo vệ và khai thác hợp lý để giữ gìn thảm thực vật và bảo vệ môi trường sinh thái

3.1.1.3 Điều kiện khí hậu, thời tiết

Huyện Thạch An có khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm; Mùa đông lạnh, có sương muối, ít mưa diễn biến từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Do địa hình chia cắt mạnh nên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau

- Nhiệt độ trung bình năm 13-14,50C; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối từ 1,30C đến - 0,90C

Trang 34

Lượng mưa trung bình năm 1.442 mm, được xếp vào một trong những khu vực ít mưa của cả nước

- Tổng số giờ nắng trung bình 1.568,9 giờ, bức xạ mặt trời 60-68 Kcal/cm2

- Độ ẩm không khí khá cao, trung bình tháng biến thiên từ 79 - 86% Chênh lệch độ ẩm lớn giữa mùa mưa và mùa khô, về mùa mưa do ảnh hưởng của gió mùa, mưa nhiều nên độ ẩm không khí khá cao 82 - 86%, mùa khô ẩm

độ thấp từ 79 - 80%

Về nguồn nước mặt là từ hệ thống các sông suối, ao, hồ, đập trên địa bàn huyện là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng

Qua thăm dò khảo sát địa vật lý cho thấy nguồn nước ngầm là khá hạn chế, ngay tại vị trí khả quan nhất cũng chỉ cho lưu lượng 1 lít/s ở độ sâu 100m

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

3.1.2.1 Đặc điểm kinh tế

Huyện Thạch An là một trong những huyện có tiềm năng về phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh cao Bằng, là đầu mối giao thông quan trọng, liên kết khoa học kỹ thuật Nối tỉnh Cao Bằng với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ theo tuyến đường giao thông tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn 90 km, có vị trí quan trọng về kính tế và an ninh quốc phòng Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Thạch An có truyền thống cách mạng,

có lực lượng lao động dồi dào, có đội ngũ trí thức, công nhân viên chức đông đảo trong các cơ quan, trường học, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn, đây

là nguồn lực to lớn đảm bảo cho sự phát triển của huyện trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Trang 35

- Về nông nghiệp

Nền nông nghiệp của huyện chủ yếu là độc canh cây lương thực, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của huyện, nguồn thu nhập chính của đại bộ phận dân cư trong huyện Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền huyện, ngành nông nghiệp đó có những chuyển biến rõ rệt và thu được kết quả nhất định Sản xuất nông nghiệp của huyện có sự phát triển đáng kể, bước đầu thực hiện có hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất tập trung, thâm canh tăng năng xuất Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 32 triệu đồng/ha/năm Sản lượng lương thực bình quân đầu người năm 2014 là: 495

kg/người/ năm đến năm 2015 là 520 kg/người/ năm

Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp đã đạt được một số tiến bộ về giống nên giá trị sản xuất nông nghiệp có nâng lên, đặc biệt là giá trị sản xuất từ cây mía, cây thuốc lá, cây thạch đen Mức độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp cũng đã và đang dần phát triển, tuy nhiên

do điều kiện địa hình, kinh tế khó khăn nên việc cơ giới hoá trong sản xuất

nông nghiệp chưa được phổ biến

Từ năm 2013 đến năm 2015: Diện tích canh tác ổn định và sản lượng

lương thực đạt như sau:

- Năm 2013: Tổng sản lượng lương thực đạt 15.239,6 tấn

- Năm 2014: Tổng sản lượng lương thực đạt 14.442 tấn

- Năm 2015: Tổng sản lượng lương thực đạt 15.896,1 tấn

Căn cứ điều kiện thổ nhưỡng của địa phương huyện đã xác định những

cây trồng hàng hóa: mía, thạch đen, đỗ tương, thuốc lá và cây hồi Sản phẩm

chủ yếu từ các loại cây trồng qua các năm được thể hiện tại Bảng 4.1 Cụ thể như sau:

- Cây Lúa: năm 2013 sản lượng thu được là 8.664,7 tấn, năm 2014 là 8.328,2 tấn, năm 2015 là 8.97285 tấn,

Trang 36

- Cây Ngô: năm 2013 sản lượng thu được là 6.583,4 tấn, năm 2014 là 6.114 tấn, năm 2015 là 6.923,7 tấn,

- Cây Mía: năm 2013 sản lượng thu được là 17.423,2 tấn, năm 2014 là 13.737,34 tấn, năm 2015 là 4.495 tấn,

- Cây Thạch đen: năm 2013 sản lượng thu được là 1.188 tấn, năm 2014

là 1.563,65 tấn, năm 2015 là 1.842,5 tấn,

Trang 37

Bảng 3.1: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu ở huyện Thạch An năm 2013 - 2015

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Trang 38

Tại Bảng 4.1 cho thấy tổng diện tích gieo trồng của huyện 2013 là 3.832,1 ha và năm 2015 là 3.936,8 ha, diện tích đất gieo trồng năm 2015 tăng

so với năm 2013 là 114,7 ha Trong đó: sản lượng cây lương thực năm 2015 là 15.896,5 tấn tăng so với năm 2013 là 648,4 tấn; cây thạch đen diện tích năm

2015 là 335 ha tăng so với năm 2013 là 119 ha; sản lượng năm 2015 là 1.842,5 tấn tăng so với năm 2013 là 654,5 tấn

Về chăn nuôi chủ yếu trong những năm qua là: trâu, bò, ngựa, lợn và các loại gia cầm Phát triển đàn bò là sản xuất chính được coi là sản xuất hàng hóa Tổng đàn gia súc, gia cầm qua các năm được phát triển như sau:

Năm 2013 tổng đàn bò có 2.960 con, đến năm 2015 là 2.839 con, giảm 4,26% Tổng đàn trâu năm 2013 có 8.538 con, đến năm 2015 là 9.179 con, tăng 7,5%

Tổng đàn lợn năm 2013 có 33.565 con, đến năm 2015 là 29.748 con, giảm 12,8%

Tổng gia cầm năm 2013 có 247.732 con, đến năm 2015 là 255.081 con, tăng 2,9%

Hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm chưa phát triển, là huyện nghèo của tỉnh (có 16/16 xã, thị trấn thuộc chương trình 135) Vật tư, giống và các loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu hỗ trợ người dân thông qua chương trình 135, trợ giá, trợ cước và một số chế độ chính sách khác đối với hộ nghèo, các dịch vụ chủ yếu thông qua trạm khuyến nông, khuyến lâm, trạm thú y, trạm bảo vệ thực vật hiện tại chỉ có điểm cung cấp giống, phân bón ở thị trấn chưa có dịch vụ cung cấp giống vật nuôi Nguyên nhân do trình độ dân trí thấp, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất có hạn, sản xuất nhỏ lẻ, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn nên cơ giới hóa cho sản xuất khó khăn

Trang 39

- Về công nghiệp

Trên địa bàn huyện Thạch An có 03 doanh nghiệp tư nhân, chuyên hoạt động về lĩnh vực xây dựng; 11 HTX chuyên khai thác đá sản xuất vật liệu xây dựng và hơn 44 hộ cá thể kinh doanh trong các ngành nghề xay sát, may đo, chế biến bún, phở, gia công cơ khí, sản xuất giường, tủ và chế biến đồ gỗ dân dụng Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tính đến năm

2015 đạt là 1.934 triệu đồng, tăng 105% so với năm 2013, trong đó một số sản phẩm chủ yếu như gạch xi măng, cửa sắt, cổng sắt, cửa ra vào, giường, tủ các loại và chế biến lưng thực, thực phẩm

- Về dịch vụ và thương mại

Hoạt động dịch vụ và thương mại trong những năm qua đã có bước tăng trưởng, chất lượng phục vụ đã được nâng cao Cơ sở hạ tầng dịch vụ - thương mại đã được đầu tư nâng cấp từng bước, mạng lưới bưu chính viễn thông đã được hiện đại hoá cơ bản, nhiều phương tiện thông tin hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế đã được đưa vào phục vụ, ngành dịch vụ vận tải cũng được tập trung đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển; dịch vụ ngân hàng cũng có những đổi mới quan trọng đáp ứng đủ vốn phục vụ đầu tư phát triển

Hiện nay trên địa bàn huyện có 08 chợ phiên gồm: 01 chợ tại trung tâm huyện, 07 chợ cụm xã gồm: xã Canh tân, Quang Trọng, Minh Khai, Đức Thông, Nặm Nàng, Vân Trình và Đức Long Tổng thu lệ phí thông qua các chợ năm 2015 thực hiện được là 177,163 triệu đồng

Tổng doanh thu thực hiện được trong hoạt động kinh doanh thương mại

và dịch vụ là: 185,258 triệu đồng, trong đó nộp ngân sách: 3,705 triệu đồng

Tổng kim ngạch xuất khẩu thực hiện được: 1.578 017,15 USD

Tổng thu thuế xuất nhập khẩu thực hiện được: 181.197.169 đồng

Trang 40

3.1.2.2 Đặc điểm xã hội của huyện Thạch An

* Tình hình nhân khẩu và lao động

Tổng dân số toàn huyện 31.537 người tương ứng với 7.710 hộ, nhân khẩu

bình quân 4,2 người/hộ; mật độ dân số 44 người/km2 Huyện Thạch An có 05 thành phần dân tộc chính là Kinh, Tày, Nùng, Mông và Dao; Có 04 thành phần dân tộc thiểu số trong đó: Dân tộc Tày chiếm 44,3%, Nùng chiếm 38,7%, Mông chiếm 0,4%, Dao chiếm 13,6% và dân tộc khác chiếm 3%

Dân cư phân bố không đồng đều, đồng bào các dân tộc huyện Thạch

An sống quần tụ lâu đời, có nơi sống xen canh, xen cư ở tất cả các xã, thị trấn; nhân dân các dân tộc có truyền thống đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, chống giặc ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên, khắc phục thiên tai và xây dựng quê hương đất nước; mỗi dân tộc có sắc thái, bản sắc văn hoá riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hoá Việt Nam; nhân dân các dân tộc huyện chủ yếu là sống ở vùng nông thôn (chiếm trên 90%), lao động chủ yếu là nông nghiệp Nguồn nhân lực chủ yếu là lao động phổ thông, lực lượng trẻ chiếm 50%

* Y tế, văn hóa, giáo dục,an ninh quốc phòng

- Về giáo dục ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển toàn diện về

cơ sở vật chất trường lớp, chất lượng dạy và học Tỷ lệ các cháu vào trường mầm non tăng, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS vẫn được duy trì và giữ vững, 100% các cháu trong độ tuổi đến lớp, tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp và học sinh giỏi các cấp đều tăng so với khoá học trước Làm tốt công tác chuẩn bị phục vụ các kỳ thi đại học, cao đẳng tổ chức trên địa bàn, chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ hoạt động hè cho thanh, thiếu niên và

bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên

Ngày đăng: 01/09/2017, 09:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo Cao Bằng (2014), Thạ ch An đẩy mạ nh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới, http://www.caobang.gov.vn/content/th%E1%BA%A1ch-....ngày 15/10/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch An đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới
Tác giả: Báo Cao Bằng
Năm: 2014
4. Trần Thị Bích Hạnh, (2011), Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất thạch đen dạng bột từ cây Sương sáo, Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Đại học, trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất thạch đen dạng bột từ cây Sương sáo
Tác giả: Trần Thị Bích Hạnh
Năm: 2011
5. Vũ Thị Hậu, Nguyễn Xuân Phương (2010), Nghiên cứu quy trình sản xuất bột thạch đen từ cây Sương sáo, Luận văn thạc sỹ, ngành công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu quy trình sản xuất bột thạch đen từ cây Sương sáo
Tác giả: Vũ Thị Hậu, Nguyễn Xuân Phương
Năm: 2010
8. Đàm Ly, Việt Hoàn (2012), Tạo hướng phát triển bền vững cho cây thạch đen, Báo Cao Bằng http://baocaobang.vn/Kinh-te/Tao-huong-phat-trien-ben-vung-cho-cay-thach-den/8442.bcb. ngày 08/7/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo hướng phát triển bền vững cho cây thạch đen
Tác giả: Đàm Ly, Việt Hoàn
Năm: 2012
9. Phương Oanh (2015), Đi tìm lời giải cho cây thạch đen, Báo Cao Bằng http://www.baocaobang.vn/Kinh-te/Di-tim-loi-giai-cho-cay-thach-den/437bcbngày 08/10/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tìm lời giải cho cây thạch đen
Tác giả: Phương Oanh
Năm: 2015
10. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng, "Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số sản phẩm từ cây Thạch đen tỉnh Cao Bằng thành hàng hóa".Báo cáo tổng kết khoa học công nghệ, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số sản phẩm từ cây Thạch đen tỉnh Cao Bằng thành hàng hóa
2. Chi cục Thống kê huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng (2013, 2014, 2015), Niên giám thống kê huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng Khác
3. Chương trình trọng tâm số 07 - CTr/TU ngày 29/4/2011 của Tỉnh ủy Cao Bằng về việc phát triển sản xuất hàng hóa nông - lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 Khác
6. Huyện ủy Thạch An, Chương trình trọng tâm số 05/TTr/HU ngày 13/4/2016 về thực hiện Chương trình phát triển nông lâm nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 Khác
7. Huyện ủy Thạch An, Chương trình trọng tâm số: 03- CTr/HU ngày 18/5/2011 về phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá giai đoạn 2011- 2015 Khác
11. Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm huyện Thạch An, Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Thạch đen Khác
13. UBND huyện Thạch An, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2013, phương hướng năm 2014 Khác
14. UBND huyện Thạch An, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2014, phương hướng năm 2015 Khác
15. UBND huyện Thạch An, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2015, phương hướng năm 2016 Khác
16. UBND huyện Thạch An, Báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2016), phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu 5 năm (2016 - 2021) Khác
17. UBND huyện Thạch An, Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w