Thực trạng và giải pháp phát triển các hợp tác xã huyện chợ mới tỉnh An Giang đến năm 2009
Trang 1VÕ THANH PHÚ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
Long Xuyên, tháng 05/2006
Trang 2Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
Sinh viên thực hiện: Võ Thanh Phú
Lớp: DH3KN1 Mã số SV: DKN021166
Giáo viên hướng dẫn: Vũ Quang Cảnh
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Long Xuyên, tháng 05/2006
Trang 3Người chấm, nhận xét 1:
Người chấm, nhận xét 2:
Luận văn được bảo vệ tại hội đồng chấm bảo vệ luận vănKhoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, ngày… tháng……,năm……
Trang 5NỘI DUNG TÓM TẮT
Chân thành khắc ghi công ơn cha mẹ, người đã sinh tôi, dạy dỗ tôi
và nuôi tôi nên người
Xin chân thành biết ơn!
Quý thầy cô trường Đại Học An Giang và nhất là các thầy cô Khoa Kinh Tế - QTKD, các thầy cô thỉnh giảng từ trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Thầy Vũ Quang Cảnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành biết ơn!
Anh Lê Thương và các cô, chú ở Chi Cục Hợp Tác Xã Tỉnh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại đây; chú Nguyễn Văn Liêm và các anh chị phòng nông nghiệp, Ủy Ban Nhân dân, Phòng Thống
Kê, huyện Chợ Mới tỉnh An Giang cùng với các cô chú ở các Ủy Ban xã, ban quản trị các HTX và bà con nông dân huyện Chợ Mới đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình phỏng vấn, trao đổi thông tin, thu thập số liệu
Sau cùng, xin cám ơn những bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này
An Giang, ngày 30 tháng 5 năm 2006
Sinh viên thực hiện
Võ Thanh Phú
Trang 6Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược lâu dài của Đảng và nhà nước ta Trong đó phát triển kinh tế hợp tác là yêu cầu và xu thế phát triển tất yếu khách quan có tầm quan trọng đặc biệt để từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Trong bối cảnh đó, đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển các hợp tác xã nông nghiệp Chợ Mới tỉnh An Giang là rất cần thiết Dựa vào kết quả khảo sát, các thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được, sau đó thông qua tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh Từ
đó thấy rõ hơn thực trạng hoạt động của các HTX.NN Qua đề tài nghiên cứu sẽ để xuất những phương hướng và giải pháp góp phần hạn chế những tồn tại, yếu kém của các HTX.NN hiện nay, đồng thời đưa kinh tế HTX.NN phát triển phù hợp với xu thế phát triển của xã hội trong nền kinh tế thị trường và điều kiện của huyện Chợ Mới tỉnh An Giang Sinh viên thực hiện đề tài: Võ Thanh phú
Giáo viên hướng dẫn: Vũ Quang Cảnh
Trang 7MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Trang
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu 1
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2 SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ HỢP TÁC XÃ 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN 3
2.1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1.1.1 Quan điểm của C.Mac, V.I.Lenin và Chủ Tịch Hồ Chí Minh về Kinh tế hợp tác và hợp tác xã 4
2.1.1.2 Quan điểm của Đảng ta về phát triển HTX 4
2.1.1.3 Vai trò của nhà nước đối với sự ra đời của HTX 4
2.1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 8
2.1.2.1 Tình hình phát triển mô hình kinh tế hợp tác ở các nước trên thế giới 8
2.1.2.2 Tình hình phát triển mô hình kinh tế hợp tác ở Việt Nam 10
2.1.2.3 Vị trí vai trò Hợp Tác Xã Nông nghiệp ở An Giang 12
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHỢ MỚI 19
3.1 TIỀN NĂNG THIÊN NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CHO SỰ PHÁT TRIỂN HTX.NN HUYỆN CHỢ MỚI 19
3.1.1 Tiềm năng thiên nhiên 19
3.1.1.1 Vị trí - diện tích 19
3.1.1.2 Thổ nhưỡng - nguồn nước 19
3.1.1.3 Khí hậu thuỷ văn 19
3.1.2 Kinh tế - Xã hội 20
3.1.2.1 Kinh tế 20
3.1.2.2 Xã hội 20
3.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHỢ MỚI 21
3.2.1 Khái quát thực trạng về HTX.NN ở Chợ Mới 21
3.2.1.1 Điều kiện thành lập của các hợp tác xã ở Huyện Chợ Mới 22
3.2.1.2 Bộ máy quản lý HTX 26
3.2.1.3 Nguồn vốn hoạt động của HTX 28
3.2.1.4 Qui mô và nội dung hoạt động 33
3.2.1.5 Hiệu quả hoạt động 37
3.2.1.6 Phân loại hoạt động 39
3.2.2 Những nhận xét đánh giá về thực trạng phát triển HTX.NN Huyện Chợ Mới 42
3.2.2.1 Thành tựu đạt được và nguyên nhân 42
3.2.2.2 Những mặt còn tồn tại 44
3.2.2.3 Một số nhận xét từ sự phát triển kinh tế hợp tác ở Huyện Chợ Mới 45
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC HTX.NN HUYỆN CHỢ MỚI ĐẾN NĂM 2010 46
Trang 84.4 Các giải pháp chủ yếu 48
4.4.1 Công tác tuyên truyền vận động 49
4.4.2 Giải pháp củng cố, phát triển Hợp Tác Xã 49
4.4.3 Giải pháp đào tạo cán bộ 51
4.4.4 Giải pháp về đất đai 51
4.4.5 Giải pháp về vốn, tín dụng 52
4.4.6 Một số giải pháp khác 52
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
5.1 KẾT LUẬN 54
5.2 KIẾN NGHỊ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9CB HTX : Cán bộ hợp tác xã
CNH – HĐH NNNT : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn
NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NXB CT QG : Nhà xuất bản chính trị quốc gia
QHSX – XHCN : Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Kết quả SXKD các HTX 17
Bảng 2.2: Tiêu chí phân loại HTX 18
Bảng 3.1: Danh sách các HTX.NN được khảo sát 21
Bảng 3.2: Số lượng xã viên có đất và không có đất ở các HTX.NN Huyện Chợ Mới 25
Bảng 3.3: Trình độ quản lý HTX.NN Huyện Chợ Mới 26
Bảng 3.4: Chỉ tiêu về trình độ của cán bộ quản lý HTX 27 Bảng 3.5: Tình hình huy động vốn điều lệ thực tế so với vốn điều lệ khi thành lập của các
Trang 10Bảng 3.8: Tài sản, tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc sở hữu tập thể hợp tác xã 32
Bảng 3.9: Diện tích phục vụ của HTX Huyện Chợ Mới Tỉnh An Giang từ năm 2001 – 2005 34
Bảng 3.10: Nội dung hoạt động của các HTX.NN Huyện Chợ Mới 34
Bảng 3.11: Kết quả sản xuất kinh doanh các HTX trong thời gian qua 37
Bảng 3.12: Tỷ lệ lợi nhuận của các HTX.NN trong Huyện 38
Bảng 3.13: Các HTX trả nợ năm 2005 39
Bảng 3.14: Đánh giá phân loại HTX trên địa bàn Huyện Chợ Mới 40
Bảng 3.15: Đánh giá phân loại các HTX.NN trên địa bàn huyện Chợ Mới và của cả Tỉnh 41 Bảng 3.16: Kết quả khảo sát những khó khăn thường gặp trong quá trình hoạt động vừa qua của 12 HTX trong huyện Chợ Mới 44
Bảng 4.1: Các đề xuất kiến nghị của các HTX.NN 49
DANH MỤC BIỂU ĐỒ và BẢNG ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Số lượng HTX.NN ở An Giang giai đoạn 2001 – 2005 15
Biểu đồ 3.1: Số lượng các HTX.NN Huyện Chợ Mới qua các năm 23
Biểu đồ 3.2: Số lượng các HTX.NN ở các Huyện của tỉnh An Giang tính đến năm 2005 23
Biểu đồ 3.3: Lãi TB/HTX 38
Bản đồ 3.1: Các xã, TT ở Chợ Mới 19
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các biểu bảng
Phụ lục 2: Thẻ xã viên
Phụ lục 3: Hợp đồng bơm tưới của HTX.NN Trung Phú
Phụ lục 4: Bảng câu hỏi khảo sát tình hình phát triển HTX.NN Huyện Chợ Mới
Trang 11CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.3 Phương pháp nghiên cứu
Trang 13CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài
Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược lâu dài của Đảng
và nhà nước ta Trong đó phát triển kinh tế hợp tác là yêu cầu và xu thế phát triển tất yếu khách quan có tầm quan trọng đặc biệt để từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Đảng và nhà nước ta luôn luôn chăm lo phát triển kinh tế hợp tác và Hợp tác xã Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phong trào kinh tế hợp tác và hợp tác xã bước đầu có chuyển biến tích cực và thu được một số kết quả Một số loại hình hợp tác đa dạng về dịch vụ, vốn, lao động được thành lập đã và đang thích ứng với cơ chế mới, tạo đà thúc đẩy sản xuất và tăng thu nhập cao cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Tuy vậy, việc phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã hiện nay ở nước ta nói chung và ở
An Giang nói riêng còn nhiều mặt hạn chế
Đối với Huyện Chợ Mới, với lợi thế về điều kiện đất đai, nguồn nước có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa canh đa dạng hóa sản phẩm, mô hình kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong những năm qua cũng không ngừng phát triển và đạt nhiều kết quả Tuy nhiên, chất lượng hoạt động cơ bản thì vẫn còn nhiều mặt tồn tại, hạn chế Sắp tới nhằm định hướng và có những giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã phù hợp với xu thế phát triển của
xã hội trong nền kinh tế thị trường và điều kiện của Huyện Chợ Mới tỉnh An Giang Việc đánh giá lại thực trạng và định hướng phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp là hết sức cần
thiết Với lý do này, tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Huyện Chợ Mới đến năm 2010” làm luận văn tốt nghiệp Đại học của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp Huyện Chợ Mới trong thời gian qua, chỉ ra những mặt khó khăn, còn hạn chế để từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp mang tính khả thi góp phần đưa phong trào hợp tác xã nông nghiệp phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho người dân và góp phần thúc đẩy nền kinh tế Huyện Chợ Mới phát triển
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn PRA (Participatory Rural Appraisal)
- Thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp
- Dựa vào phân loại HTX.NN, tiến hành khảo sát 12/22 HTX.NN Đồng thời chọn mẫu ngẫu nhiên, phỏng vấn 30 xã viên HTX và 30 người dân không phải là xã viên của HTX
1.3.1.1 Dữ liệu thứ cấp
Thu từ các nguồn như: Chi cục HTX tỉnh An Giang, Sở NN & PTNT An Giang; Cục thống kê An Giang; Phòng NN & PTNT, Ủy ban nhân dân, phòng thống kê,…huyện Chợ Mới, các báo cáo có liên quan, tập chí và Internet Các nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài
1.3.1.2 Dữ liệu sơ cấp
Trang 14dân ở trên địa bàn Huyện Chợ Mới
- Đối với các đối tượng khác, tác giả ghi nhận hoặc tham khảo những ý kiến đóng góp như: Chi cục HTX, Phòng NN & PTNT huyện Chợ Mới, giảng viên của khoa KT-QTKD trường Đại Học An Giang, những ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn, nhà khoa học
1.3.2 Phương pháp xử lý
Đối với các dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng các phương pháp xử lý sau: thống kê, so sánh, đối chiếu và phân tích các yếu tố tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp giải quyết
Trang 162.1.1.2 Quan điểm của Đảng ta về phát triển HTX
2.1.1.3 Vai trò của nhà nước đối với sự ra đời của HTX
2.1.2 Cơ sở thực tiễn
2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế hợp tác ở các nước trên thế giới
2.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế hợp tác ở Việt Nam
2.1.2.3 Vị trí vai trò hợp tác xã nông nghiệp ở An Giang
Trang 17CHƯƠNG 2: SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Lịch sử ra đời và phát triển của phong trào HTX Quốc Tế cho thấy, kinh tế hợp tác
và HTX là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa Sản xuất hàng hóa càng phát triển, cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì những người lao động riêng lẻ, các hộ sản xuất cá thể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng có yêu cầu liên kết, hợp tác với nhau để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã là một biện pháp để giải quyết mâu thuẫn của sự phát triển từ sản xuất nhỏ, manh mún, hiệu quả thấp lên sản xuất hàng hóa lớn
Trước đây, khi nghiên cứu về phương thức sản xuất TBCN, C Mác đã khẳng định:
“Dù sao thì điều chủ yếu cũng phải làm cho nông dân hiểu rằng chúng ta chỉ có thể cứu vãn
và bảo tồn được tài sản của họ bằng cách biến tài sản đó thành tài sản hợp tác xã và thành những doanh nghiệp hợp tác xã Bởi vì chính nền kinh tế cá thể, kết quả của sở hữu tư nhân, mới làm cho nông dân bị diệt vong Nếu họ muốn bảo tồn nền kinh tế cá thể, thì tất yếu họ sẽ
bị đuổi ra khỏi cơ nghiệp của họ, còn phương thức sản xuất lỗi thời của họ sẽ nhường chỗ cho nền kinh tế TBCN quy mô lớn…” (C.Mác – F.Ăngghen toàn tập, tập 22, NXB CTQG sự
thật HN – 2005, trang 738) Chính vì thế ông cho rằng nhiệm vụ của chúng ta đối với tiểu nông, trước hết phải hướng nền kinh tế cá thể và sở hữu của họ vào con đường kinh doanh hợp tác, không phải bằng bạo lực, mà bằng tấm gương và bằng sự giúp đỡ của xã hội
Trên cơ sở kế thừa lập trường tư tưởng của C.Mác, căn cứ vào tình hình cụ thể nước Nga thời bấy giờ, trong chính sách kinh tế mới, khi đưa ra chính sách kinh tế mới, V.I.Lênin
đã chỉ rõ: “Lối làm ăn xưa, người nông dân làm việc ở nhà mình, trên mảnh đất nhỏ bé của mình, với gia súc, gà vịt của mình, …lối làm ăn đó, chúng ta đã thấy bao nhiêu năm, hàng bao nhiêu thế kỷ rồi Dù ở Nga hay ở nơi nào khác, chúng ta đều biết rất rõ rằng cách làm đó chỉ đưa đến cho nông dân sự ngu dốt, sự nghèo khổ, sự thống trị của người giàu đối với người nghèo, vì phân tán thì không thể giải quyết được những vấn đề đặt ra cho nông nghiệp Do đó, nhiệm vụ hiện nay của chúng ta là phải chuyển sang lối canh tác tập thể, sang kinh doanh tập thể trên quy mô lớn” (V.I.Lênin toàn tập, tập 3, NXB CT HN – 1962, trang 390) Đặc biệt, trong tác phẩm “Bàn về thuế lương thực”,V.I.Lênin khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển hợp tác xã đối với con người đi lên CNXH, theo ông: “Chuyển từ chế độ hợp tác xã của những người sản xuất nhỏ lên CNXH là chuyển từ tiểu sản xuất sang đại sản xuất Nghĩa là một bước quá độ phức tạp hơn, nhưng thiếu thành công, lại có thể bao gồm được những khối quần chúng nhân dân đông đảo hơn, nhỗ được những gốc rể sâu xã hơn và dai dẳng hơn của những quan hệ cũ tiền XHCN, thậm chí tiền TBCN…chính sách hợp tác một khi thành công, sẽ góp phần làm cho nền kinh tế nhỏ phát triển và tạo điều kiện cho kinh tế quá độ - trong một thời hạn không nhất định – lên đại sản xuất trên cơ sở tự nguyện kết hợp”, (V.I.Lênin toàn tập, t143, NXB tiến bộ Mát – xcơ – va, 1978, trang 273)
Trang 18Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể nước
ta, Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn xem hợp tác xã là con đường để phát triển nông nghiệp trong mối quan hệ giữa kinh tế nông nghiệp với công nghiệp và các ngành kinh tế khác trong xây dựng nền kinh tế XHCN Bác Hồ khẳng định: “Nước ta là một nước nông nghiệp, phát triển nền kinh tế nói chung phải lấy việc nông nghiệp làm gốc, làm chính Nếu không phát triển nông nghiệp thì không có cơ sở để phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấp nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa của công nghiệp làm ra” (HCM: toàn tập, NXB chính trị quốc gia, HN, 1996, tập 10, trang 180)
Theo Bác, quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, từ đặc điểm nền kinh tế thuần nông và lực lượng lao động nông dân là chủ yếu Do vậy, mục tiêu quan trọng hàng đầu của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là lo cho nhân dân cơm no áo ấm, từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân lao động, nông dân ta giàu thì nước ta giàu Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta
thịnh Nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh thì cần phải có hợp tác xã (HCM: toàn tập, NXB chính trị quốc gia, HN, 1996, tập 10, trang 210)
Trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều nước, sự phát triển của kinh tế hợp tác xã đã minh chứng một chân lý là: Kinh tế tập thể nói chung và hợp tác xã nói riêng không phải là khu vực chính để tạo ra nhiều lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế mà là khu vực có vai trò, vị trí quan trọng trong giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho đông đảo người lao động, nhất là ở các nước đang phát triển, tạo sự ổn định về chính trị xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia Vì vậy, ở nhiều nước Chính phủ rất quan tâm và
có chính sách ưu đãi, nâng đỡ khu vực kinh tế tập thể, coi sự phát triển của kinh tế tập thể nói chung và HTX nói riêng là một tất yếu khách quan
2.1.1.2 Quan điểm của Đảng ta về phát triển HTX
Ở nước ta, phát triển kinh tế tập thể và HTX là nhu cầu thực tế khách quan, đáp ứng của đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; là tất yếu của nền kinh tế hàng hoá, xét cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn; phát triển HTX xuất phát từ chính nhu cầu phát triển của kinh tế hộ,
là chỗ dựa vững chắc cho kinh tế hộ, người lao động riêng lẻ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt
Đảng ta đã khẳng định qua nhiều kỳ đại hội phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng
XHCN và Nghị quyết Đại hội IX đã chỉ rõ: “Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật điều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.
Điều này có nghĩa là trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế tập thể mà nòng cốt
là HTX, trong đó có HTX.NN cùng với kinh tế nhà nước giữ vị trí là nền tảng của nền kinh tế quốc dân định hướng xã hội chủ nghĩa Đồng thời HTX.NN còn là nòng cốt trong hệ thống các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, thực hiện vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn
2.1.1.3 Vai trò của nhà nước đối với sự ra đời của HTX
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, muốn cho nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững, nhà nước phải thực hiện vai trò can thiệp của mình vào nền nông nghiệp, trong đó, nỗi bật hơn cả là vai trò của nhà nước đối với sự ra đời và hoạt động của HTX.NN
Trang 19 Ở thế giới
- Để cho HTX ra đời và hoạt động, nhà nước thường thực hiện những vấn đề chủ yếu như:
+ Ban hành, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật kinh tế, nhất là luật HTX
và các văn bản dưới luật Ở Canada, luật HTX cũ ban hành năm 1970 và luật HTX ban hành năm 1999 Ở CHLB Đức, luật HTX ban hành năm 1889 và được sữa đổi bổ sung năm 1934
Ở Hàn Quốc, luật HTX.NN ban hành năm 1961 đến nay có 15 lần sửa đổi bổ sung Ở Malaysia, pháp lệnh HTX được ban hành năm 1922 và luật HTX được ban hành năm 1990 Ở Nhật Bản, luật HTX ban hành năm 1960 và luật HTX mới ban hành 1990 Còn ở Thái Lan, HTX được thành lập năm 1915 và luật HTX được ban hành năm 1968…
+ Thành lập một tổ chức trực thuộc Chính phủ chuyên lo xây dựng và phát triển HTX trong nước Những tổ chức như vậy, ở Hàn Quốc có liên đoàn quốc gia HTX.NN được thành lập năm 1961 Ở Brunây có vụ phát triển HTX được thành lập năm 1974 có trách nhiệm giám sát hoạt động các tổ chức HTX trong cả nước và giúp các HTX nâng cao hiệu quả kinh doanh Ở Thái Lan có Bộ nông nghiệp và liên minh HTX Ở Philippin có liên minh HTX quốc gia Ở Ấn Độ có công ty quốc gia phát triển HTX, những tổ chức này đảm nhiệm điều phối các dự án đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến nông, chuyển giao khoa học công nghệ và tiêu thụ sản phẩm trong các HTX.NN
+ Đầu tư ngân sách xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, nhất là giao thông vận tải, thông tin, điện, thủy lợi phục vụ sản xuất kinh doanh cho HTX
+ Đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật cho các HTX.NN.+ Ban hành các chính sách bảo hiểm nông nghiệp, ưu đãi về tín dụng, hỗ trợ giá nông sản và chính sách thuế đối với HTX Ở Philippin chính phủ miễn các loại thuế và lệ phí cho HTX trong vòng 05 năm Còn ở Hàn quốc, các HTX.NN được miễn thuế VAT và thuế chi phí hướng dẫn tư vấn các dịch vụ sản xuất kinh doanh của HTX và trong tiêu thụ nông sản các HTX được phân loại theo mô hình tập đoàn doanh nghiệp chỉ nộp thuế10%, trong khi các doanh nghiệp tư nhân nộp thuế từ 18% - 32%
+ Từng bước xây dựng mối liên kết các hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ, sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản giữa các HTX.NN với các nhà khoa học và doanh nghiệp lưu thông nông sản, thúc đẩy HTX.NN phát triển và thu hút nhiều xã viên Điển hình ở Thái Lan năm 2001 có 3.370 HTX.NN với 4.789.493 xã viên
Ở Việt Nam
Từ khi HTX ở Việt Nam hình thành và phát triển cho đến nay, Nhà nước Việt Nam đã có rất nhiều chủ trương, chính sách chỉ đạo và khuyến khích phát triển kinh tế HTX
- Chính sách đối với hợp tác xã trước khi có luật HTX
Trong thời kỳ thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, việc tổ chức nông dân vào HTX.NN là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp tập thể hóa, làm công cụ cho việc chỉ huy thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội
Chính sách phát triển HTX.NN trong thời kỳ này là: tập thể hóa triệt để về ruộng đất và các tư liệu sản xuất cơ bản khác; tổ chức lao động tập thể và thống nhất phân phối thu nhập trong HTX Mọi kế hoạch trong HTX đều phải tuân theo kế hoạch từ cấp trên đưa
Trang 20xuống HTX được coi là một tổ chức thuộc hệ thống bộ máy của nhà nước Trong giai đoạn này do các chính sách không phù hợp nên nền nông nghiệp của nước ta đã trì trệ kéo dài dẫn đến khủng hoảng kinh tế trong nước.
Từ năm 1981 đến năm 1988, nước ta bắt đầu thi hành một số chính sách mới, đặc biệt là chính sách khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động, đã bước đầu giải phóng một phần lực lượng sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn Nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế; Nhìn chung, mô hình HTX.NN và nhiều chính sách của Nhà nước chưa được sửa đổi cơ bản
Từ năm 1988, chúng ta đã thực hiện đường lối đổi mới nhằm chuyển nền kinh tế
từ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường Hàng loạt các chính sách mới trong nông nghiệp đã ban hành: NQ 10/NQ-TW, ngày 05/04/1988 của Bộ chính trị về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, NQ 16, ngày 15/7/1988 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, và nhiều chính sách phát huy các thành phần kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm phát huy môi trường pháp lý trong nông nghiệp như: Chính sách đất đai, thuế, cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển sản xuất, khuyến nông, khuyến khích làm giàu và “Xóa đói, giảm nghèo”,…Mặc dù
hệ thống các chính sách trên tuy chưa hoàn chỉnh, song đó là nhân tố chủ yếu tạo ra động lực
để nông nghiệp tăng trưởng, phát triển trong một thời gian dài
- Để tạo khuôn khỗ pháp lý cho các HTX đổi mới hoạt động, tháng 3/1996 Quốc hội đã thông qua luật HTX và có hiệu lực từ ngày 01/01/1997 và luật HTX sửa đổi năm 2003 với nội dung chính như sau:
Định nghĩa HTX.NN
Định nghĩa HTX theo luật HTX của Việt Nam năm 1996: “Hợp tác xã là
tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước”
Định nghĩa Luật HTX sửa đổi năm 2003: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế
tập thể, do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên), có nhu cầu lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước”
HTX nông nghiệp được tổ chức dựa trên sở hữu đóng góp cổ phần của các thành viên và sở hữu tập thể kết hợp với sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên, phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ, hoạt động theo nguyên tắc
tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các xã viên bao gồm thể nhân và pháp nhân, cả người ít vốn
và người có nhiều vốn, cùng góp vốn, góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ, mỗi xã viên đều có quyền như nhau đối với công việc chung
HTX nông nghiệp là một trong những hình thức tổ chức của kinh tế tập thể trong nông nghiệp Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế của những người lao động sản xuất nhỏ, bao gồm nông dân, thợ thủ công, người buôn bán và làm dịch vụ nhỏ, cùng làm
ăn tập thể
Trang 21 Các nguyên tắc hoạt động của HTX nông nghiệp
Nguyên tắc 1: Tự nguyện gia nhập và ra khỏi HTX.NN
Theo nguyên tắc này, tất cả nông dân và những người lao động từ 18 tuổi trở lên có hành vi dân sự đầy đủ, có góp vốn, góp sức, tán thành điều lệ HTX nông nghiệp điều có thể trở thành xã viên HTX nông nghiệp Xã viên có quyền ra khỏi HTX theo qui định của điều lệ từng HTX nông nghiệp
Nguyên tắc 2: Dân chủ, bình đẳng và công khai trong quản lý HTX
Theo nguyên tắc này, mọi xã viên HTX nông nghiệp điều có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của HTX và có quyền ngang nhau và có một phiếu khi biểu quyết để giải quyết công việc của HTX mà không phụ thuộc vào số vốn hoặc công sức của họ đã góp vào HTX
Nguyên tắc 3: tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi
Theo nguyên tắc này, HTX tự chịu trách nhiệm về lựa chọn phương án sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ và địa bàn hoạt; Tự chiụ trách nhiệm về kết quả và hiệu
quả của các phương án đó theo tinh thần “Lời ăn, lỗ chịu” Tự chịu trách nhiệm về các
khoản nợ trong phạm vi vốn góp của xã viên và vốn điều lệ của các HTX Tự quyết định về phân phối thu nhập, kết hợp hài hòa giữa các lơi ích: xã viên, HTX, nghĩa vụ đối với nhà nước, góp phần xây dựng cộng đồng dân cư, bảo đảm HTX và xã viên cùng
có lợi
Nguyên tắc 4: Hợp tác và phát triển cộng đồng
Vận dụng nguyên tắc này, HTX phải bù đắp các khoản lỗ năm trước (nếu có), sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế, số còn lại một phần trích lập các quỹ của HTX, phần còn lại chia cho xã viên theo vốn góp, công sức đóng góp, theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX và do đại hội xã viên quyết định theo nguyên tắc biểu quyết đa
số
Nguyên tắc 5: Hợp tác và phát triển cộng đồng
Thực hiện nguyên tắc này, các xã viên phải phát huy và nâng cao ý thức hợp tác trong các HTX và trong cộng đồng xã hội, hợp tác giữa các HTX với nhau trong nước và ngoài nước theo qui định của pháp luật Trên cơ sở kinh doanh có hiệu quả, HTX góp phần xây dựng các công trình công cộng, công trính phúc lợi, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn và góp phần thực hiện các chính sách xã hội khác trong cộng đồng dân cư
Sau khi có luật Hợp tác xã, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách đối với các HTX: Nghị định của chính phủ số 15-CP ngày 21/2/1997: về chính sách khuyến khích phát triển HTX, gồm những chính sách: chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách tín dụng, đầu tư, chính sách đào tạo, thông tin khoa học-công nghệ, chính sách xuất, nhập khẩu và liên doanh, liên kết kinh tế, chính sách bảo hiểm xã hội; NĐ số 43 CP ngày 29/4/1997 ban hành Điều lệ mẫu hợp tác xã nông nghiệp; Thông tư số 44/1999/TT-BTC ngày 26/4/1999 của bộ tài chính hướng dẫn về ưu đãi đối với hợp tác xã,…Đến năm 2002, sau gần 5 năm thực hiện luật HTX, mặc dù kinh tế hợp tác mà nòng cốt là HTX đã đạt được nhiều thành quả, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, yếu kém Vì vậy, để tiếp tục đưa kinh tế tập thể phát triển ngày 18/3/2002
Trang 22Ban chấp hành TW khóa IX đã ra Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể Sau khi luật HTX được sửa đổi năm 2003, hàng loạt các chính sách hỗ trợ phát triển HTX khác được ban hành: NĐ số 177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hợp tác xã năm 2003; NĐ số 77/2005/NĐ-CP ngày 09/6/2005 của Chính phủ về việc ban hành mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ hợp tác xã; Chỉ thị số 24/2005/CT-TTg ngày 28/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung Ương 5 (Khóa IX) về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 87/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ hướng dẫn về đăng ký kinh doanh hợp tác xã; Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã; Nghị định số 94/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 về giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp và hợp tác xã bị phá sản; Mới đây nhất là Thông tư số 02/2006/TT-BKH ngày 13/02/2006 của Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX.
Ở An Giang: ngoài việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước Tỉnh ủy, UBND tỉnh còn ban hành nhiều chủ trương, chính sách riêng nhằm đẩy mạnh kinh tế hợp tác: chương trình hành hành động số 02/CTr-TU ngày 27/7/1996 thực hiện Chỉ thị 68 của Bí thư, ngày 01/7/1998 UBND tỉnh An Giang lại ra chỉ thị về tập trung phát triển HTX gắn với công tác xóa đói giảm nghèo; Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 02/8/2002 của Tỉnh ủy An Giang về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Chỉ thị số 35/200//CT-
UB ngày 25/12/2003 của UBND Tỉnh An Giang về việc đẩy mạnh xây dựng các hợp tác xã và trang trại nông lâm ngư nghiệp và thủy sản
2.1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1.2.1 Tình hình phát triển mô hình kinh tế hợp tác ở các nước trên thế giới
Đại hội liên minh hợp tác xã Quốc Tế lần thứ 31 họp tại Manchester (Anh) ngày 23/09/1995 định nghĩa: “Hợp tác xã là những hiệp hội tự chủ của những người tự nguyện liên kết lại với nhau để đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu chung của họ về văn hóa, xã hội, kinh tế thông qua một tổ chức do chính các thành viên cùng làm chủ và kiểm tra theo nguyên tắc dân chủ”
19-Còn theo tổ chức lao động Quốc Tế - ILO định nghĩa: “HTX là sự liên kết của những người gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết lại trên cơ
sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao vào HTX phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung”.
HTX là doanh nghiệp tập thể phỗ biến trên thế giới, một hình thức tổ chức của kinh
tế tập thể, được thành lập tổ chức hoạt động theo qui định của pháp luật, nhằm tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, trên tinh thần hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau
Ngày nay, phần lớn các nước trên thế giới đều ban hành luật HTX để điều chỉnh loại hình doanh nghiệp tập thể này trong đó đều định nghĩa một cách cụ thể về HTX Chẳng hạn, luật HTX Liên Ban Nga năm 1996 địng nghĩa: “HTX là sự liên kết tự nguyện của các công dân trên cơ sở tư cách thành viên để hợp tác sản xuất và các hoạt động kinh tế khác, dựa trên
Trang 23sức lao động của họ và những đóng góp phần vốn tài sản Sự tham gia vào hoạt động của HTX của các pháp nhân có thể được xem xét bởi điều lệ thành lập HTX HTX có tư cách pháp nhân là một tổ chức kinh doanh”.
HTX nói chung, HTX.NN nói riêng đã ra đời và phát triển ở nhiều quốc gia Tây Âu, Bắc Mỹ và từng bước phát triển sang các quốc gia Châu Á Chúng ta biết, vào cuối thế kỷ XIX, kinh tế thị trường TBCN đang bắt đầu phát triển ở một số nước Tây Âu, Bắc Mỹ Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra ồ ạt, nông dân bị tước đoạt ruộng đất và bị vô sản hóa trở thành giai cấp công nhân làm thuê Những người sản xuất nhỏ bị dồn ép bởi sự cạnh
tranh “Cá lớn nuốt cá bé” của các tầng lớp tư bản Nông dân và những người lao động nhận
ra ưu thế của mình là nếu như họ hợp tác với nhau thông qua việc lập ra các HTX ở các lĩnh vực khác nhau
Các loại hình HTX xuất hiện đầu tiên trên thế giới năm 1844 là HTX tiêu dùng ở Anh, năm 1849 là HTX tín dụng ở Đức, năm 1887 là HTX cung ứng vật tư nông nghiệp ở Hà Lan và sau đó xuất hiện các loại hình HTX chế biến và HTX tiêu thụ nông sản ở nhiều nước
Ở Pháp, các HTX tiêu thụ đã bán 75% khối lượng thị trường ngũ cốc trong nước và xuất khẩu Ở Mỹ 3620 HTX tiêu thụ đã chiếm 90% thị trường quả có múi, 70% sữa, 40% ngũ cốc và 7500 HTX thủy nông đã cung cấp nước cho 25% diện tích ruộng nước có tưới, 1275 HTX cải tiến giống bò sữa, 600 HTX sử dụng chung đồng cỏ và dịch vụ nông thôn, 900 HTX khí hóa nông thôn, với 5,7 triệu xã viên Còn ở Hà Lan, HTX chế biến tiêu thụ nông sản đã chiếm lĩnh 87% thị trường sữa, 94% thị trường bơ và 94% thị trường hoa của nước này
Ở Châu Á, đầu thế kỷ XX, HTX ra đời và phát triển ở nhiều nước Ở Nhật Bản, các HTX.NN đã cung cấp cho nông dân xã viên 89% phân hóa học, 75% thuốc trừ sâu, 54% thức
ăn gia súc, 44% máy nông nghiệp và tiêu thụ 95% thị trường lúa gạo, 25% thị trường rau, 16% thị trường thịt của Nhật Còn ở Ấn Độ, các HTX chế biến tiêu thụ đã đảm nhận việc chế biến và tiêu thụ hàng năm với khối lượng 35 triệu tấn sữa của 6 triệu hộ nông dân nuôi trâu,
bò sữa của nước này
Ở các nước Liên Xô (cũ), Đông Âu, Trung Quốc, HTX.NN ra đời và phát triển mạnh từ những thập niên đầu thế kỷ XX Ở Liên Xô (cũ), từ sau Cách Mạng Tháng Mười năm 1917 đến năm 1928, có 65.000 HTX cung tiêu với 37,5% hộ nông dân tham gia và 33.400 HTX dich vụ kỹ thuật dùng chung máy nông nghiệp do nông dân tự nguyện tổ chức
ra Còn ở các nước Đông Âu trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai, đều có mạng lưới HTX.NN Năm 1944, ở Bungary có 4114 HTX, trong đó có 3156 HTX nông thôn với 1,6 triệu xã viên hoạt động ở các lĩnh vực như tín dụng, cung tiêu hoa hồng, rượu nho, thuốc lá,
củ cải đường, dâu tằm, thủy lợi, vận chuyển Ở Trung Quốc, từ năm 1949 – 1957 đã tổ chức được 740.000 HTX.NN theo mô hình tập thể hóa, tập hợp gần 120 triệu hộ nông dân vào làm
ăn tập thể Năm 1992 ở Trung Quốc có 60.000 HTX tín dụng nông thôn, tổng doanh số mạng lưới HTX tín dụng là 119 tỷ nhân dân tệ, đáp ứng khoảng 60 – 70% nhu cầu tín dụng cho các
hộ nông dân
Tuy nhiên, ở Liên Xô (cũ) và một số nước XHCN, các mô hình HTX tập thể hóa hình thành trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung phụ thuộc vào nhà nước, khác với bản chất HTX của nền kinh tế thị trường, đến cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX đã lâm vào khủng hoảng và tan rã hàng loạt nhường chỗ cho HTX kiểu mới ra đời phù hợp cơ chế thị trường và nguyện vọng của các nông, ngư dân
Trang 242 1.2.2 Tình hình phát triển mô hình kinh tế hợp tác ở Việt Nam
Ở Việt Nam, HTX chủ yếu là HTX.NN được bắt đầu xây dụng từ tháng 8/1955, tức sau khi Nghị quyết TW lần thứ 14 (khóa II) ra đời, Nghị quyết này chủ trương xây dựng thí điểm các HTX từ năm 1955 đến nay, phong trào HTX ở Việt Nam có thể chia ra làm 02 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: Từ năm 1955 đến năm 1986
Ở giai đoạn này, nhận thức được vai trò quan trọng của kinh tế tập thể, mà nòng cốt
là HTX, Nghị quyết TW lần thứ 14 (khóa II) tháng 11/1958 Đảng ta xác định: Phong trào HTX ở nước ta mới xây dựng; vì vậy, phải đi từ thấp đến cao, từ tổ vần công, đổi công đến HTX bậc thấp, rồi HTX bậc cao Quan điểm này thể hiện rõ trong tư tưởng của Bác Hồ về hợp tác hóa nông nghiệp và được đăng tải ở nhiều tác phẩm trong Hồ Chí Minh toàn tập
Trong hai thập kỷ 60 – 70 của thế kỷ XX, phong trào xây dựng HTX ở miền Bắc nước ta trở nên rầm rộ, đã đóp góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giải phóng ở miền Nam Từ sau năm 1975, đất nước thống nhất, ở miền Nam bắt tay vào xây dựng HTX Trong thời kỳ này do QHSX không phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nên mô hình HTX chưa phát huy tác dụng, thậm chí làm cho sản xuất nông nghiệp chậm phát triển
- Giai đoạn 2: Từ năm 1986 đến nay
Sau khi có nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ VI (1986) về việc đề ra đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN; Nghị quyết 10/NQ- TW, ngày 05/04/1988 của Bộ Chính Trị về đổi mới
cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp; Nghị quyết 16, ngày 15/07/1988 của Bộ Chính Trị về đổi mới quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Hiến pháp năm 1992; Bộ Luật dân sự năm 1995; luật HTX năm 1996; các điều lệ mẫu của các loại hình HTX năm 1997 và luật HTX sửa đổi năm 2003
Đặc biệt từ khi luật HTX ban hành năm 1996 và có hiệu lực thi hành 01/01/1997, phong trào HTX ở Việt Nam mới thực sự có thay đổi về chất mà người ta thường gọi là HTX kiểu mới Thực tế, trong những năm qua cho thấy tổ hợp tác phát triển mạnh trong lĩnh vực dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và tín dụng nhỏ Tuy mức độ liên kết còn chưa chặt chẽ, chỉ mang tính thời vụ, song tổ hợp tác đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy kinh tế hộ phát triển Cơ cấu ngành nghề trong số HTX thành lập mới có xu hướng tăng về lĩnh vực phi nông nghiệp - chiếm 68,2% tổng số HTX được thành lập mới Các HTX dịch vụ nông nghiệp có chiều hướng phát triển đa ngành nghề, kinh doanh tổng hợp nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu xã viên Xu thế hợp tác, liên kết giữa các HTX với cơ quan nghiên cứu khoa học, các thành phần kinh tế khác tiếp tục được mở rộng Hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX
đã có nhiều chuyển biến đáng kể, phát triển và dần đi vào ổn định ở nhiều nơi HTX đóng vai trò đầu mối trong việc tham gia các chương trình kinh tế - xã hội của Nhà nước, góp phần không nhỏ vào việc xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, đặc biệt là ở khu vực vùng sâu vùng xa Kết quả cụ thể như sau:
• Tổ hợp tác
Trong những năm qua, tổ hợp tác tiếp tục phát triển hầu khắp trên cả vùng miền cả nước Năm 2004, cả nước có trên 100.000 tổ hợp tác, tăng gần 10.000 tổ so với năm 2002 (tăng bình quân 5%/năm) Từ nhu cầu phát triển kinh tế hộ và điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi địa bàn nên tổ hợp tác được thành lập với hình thức tổ chức, quy mô và nội dung hoạt động rất đa dạng và phong phú Hoạt động của tổ hợp tác chủ yếu là giúp đỡ, tương trợ nhau trong
Trang 25sản xuất và đời sống như: trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ nhau về bơm nước, làm đất, giống mới, cung cấp thông tin và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kinh mương, bờ bao chống lũ, cải tạo đất ruộng…Nét nổi bật của tổ hợp tác những năm qua là:
+ Tổ chức quản lý của hợp tác xã từng bước được hoàn thiện và chặt chẽ hơn + Nội dung hoạt động được mở rộng hơn, bám sát các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị thu được trên đơn vị diện tích tăng thu nhập cho thành viên
+ Tổ hợp tác đã khắc phục được một số mặt yếu kém của kinh tế hộ, và đáp ứng nhu cầu về vốn, công cụ, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất; tăng sức mạnh cạnh tranh thị trường, hạn chế thao túng và chèn ép của tư thương, tăng thêm vị thế của kinh tế hộ của nông dân, phát huy tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất, đời sống , góp phần xoá đói giảm nghèo; đồng thời còn là cầu nối giữa cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội
ở địa phương với nông dân trong công tác tuyên truyền , phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước
• Hợp tác xã
+ Các HTX cũ cơ bản đã chuyển đổi xong, giải thể HTX hình thức; HTX mới thành lập ngày một tăng, dần đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ nông sản của xã viên, hộ nông dân.
Đến 31/3/2005 cả nước có 8.595 HTX nông nghiệp (chiếm khoảng 50% tổng số
HTX) Trong đó có 6.115 HTX cũ chuyển đổi (71,2%), 2.196 HTX thành lập mới(25,5%) và còn 284 HTX chưa chuyển đổi(3,3%) Năm 2003 và 2004 đã có trên 800 HTX giải thể Ba năm qua, đã thành lập mới 524 HTX Số HTX thành lập mới, ngoài việc cung cấp một số dịch
vụ cung cấp cho xã viên, phần lớn được tổ chức và hoạt động nhằm tiêu thụ nông sản hiện đang là nhu cầu bức xúc của xã viên
+ Xã viên HTX nông nghiệp không chỉ bao gồm hộ nông dân, mà còn có các chủ trang trại, tư thương, đặc biệt là các thành phần kinh tế khác tham gia vào HTX.
Ngoài xã viên là hộ nông dân được tổ chức theo đơn vị hành chính trên địa bàn, đã
có một số HTX có cả xã viên ở các nơi khác tham gia; xã viên không chỉ là những hộ nông dân sản xuất qui mô nhỏ, mà gồm cả chủ trang trại, nhà khoa học, tư thương, doanh nghiệp
+ Hoạt động của HTX từ phổ biến là dịch vụ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp đã mở rộng sang dịch vụ tổng hợp, phát triển ngành nghề, đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu đa dạng của xã viên.
Năm 2002, số HTX làm dịch vụ kỹ thuật sản xuất chiếm tới trên 80%, năm 2005 đã giảm còn 70% tổng số HTX nông nghiệp Số HTX làm dịch vụ tổng hợp (kỹ thuật sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm) đã chiếm 25% và số HTX phát triển ngành nghề (dịch vụ tổng hợp cho xã viên và trực tiếp tổ chức ngành nghề) chiếm khoảng 5%
+ Kết quả hoạt động của HTX đã khắc phục cơ bản tình trạng thua lỗ kéo đài trước đây, một số HTX đạt mức lãi cao, có tích lũy để đầu tư phát triển.
Cùng với việc mở rộng hoạt động dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tổng hợp, phát triển ngành nghề, các HTX trên cơ sở hoạch toán, đã rà soát lại các định mức kinh tế - kỹ thuật, củng cố tổ chức, quản lý chặt chẽ hơn, nên hạn chế kết quả bị thua lỗ Số HTX có lãi ngày càng tăng Năm 2004, có 3.015 HTX hoạt động có lãi chiếm tỷ lệ 70% tổng số HTX có báo
Trang 26cáo, tăng 8% so với năm 2002, lãi bình quân là 26,3 triệu đồng/HTX; số HTX bị lỗ giảm, chỉ chiếm 9% HTX có báo cáo
+ Đẩy mạnh liên kết kinh tế, đặc biệt là liên kết với các doanh nghiệp nhà nước, nhiều hợp tác xã không chỉ là cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp, công nhân với nông dân, xã viên, mà còn mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
+ HTX bước đầu thể hiện được vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, hướng dẫn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nghề nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Cùng với phong trào xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm, hầu hết các HTX nông nghiệp, nhất là ở phía Bắc và miền Trung là đơn vị chủ yếu tổ chức thực hiện quy hoạch, phân vùng, bố trí sản xuất Thông qua hoạt động dịch vụ kỹ thuật như: hướng dẫn
xã viên áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất; cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là những giống cây, con mới có giá trị kinh tế cao; tổ chức tưới tiêu, bảo vệ thực vật, thú y…
Bên cạnh những kết quả đạt được thì phong trào phát triển kinh tế hợp tác và HTX trong những năm qua cũng còn tồn tại những mặt hạn chế, yếu kém cần được khắc phục để phát triển
+ Tổ hợp tác phát triển vẫn mang tính tự phát, đa số chưa đăng ký hoạt động với chính quyền
+ Tổ hợp tác hiện chưa được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước và không có nghĩa vụ nộp thuế, nên nhiều tổ hợp tác không muốn chuyển lên HTX Đây là một hạn chế lớn cho việc phát triển HTX từ tổ hợp tác, cần được nghiên cứu tháo gỡ
+ Đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn hạn chế về trình độ, năng lực và chưa ổn định+ Nhiều HTX chuyển đổi còn mang tính hình thức, nhưng chưa được khắc phục để đảm bảo hoạt động theo luật hợp tác xã
+ Công nợ của nhiều HTX chưa được xử lý dứt điểm, tài chính không lành mạnh, đã hạn chế rất lớn đến phát triển HTX
2.1.2.3 Vị trí và vai trò Hợp Tác Xã Nông Nghiệp ở An Giang
Tóm tắt tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn
2000 – 2005
Quán triệt Nghị quyết của Đảng; Tỉnh Ủy; UBND Tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách, cùng các giải pháp để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển và gần đây Tỉnh ủy An Giang đã có Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/6/2002, về đẩy nhanh công CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ (2001-2010) Nhờ đó nông nghiệp, nông thôn tỉnh
An Giang phát triển khá toàn diện và đạt được những kết quả sau:
Kết quả phát triển nông nghiệp, nông thôn
- Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đều tăng và đến cuối năm 2005 đạt trên
572 ngàn ha, tăng 11,5% so năm 2000 (+66 ngàn ha) và tăng 49% so năm 2004 (+8 ngàn ha), trong đó diện tích gieo trồng lúa đạt trên: 528 ngàn ha, hoa màu các loại: 44 ngàn ha Nâng hệ
số sử dụng đất từ 1.98 lần (năm 2000) lên 2,24 lần (năm 2005)
Trang 27- Sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường, công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi, công tác khuyến nông được đầy mạnh thực hiện góp phần làm tăng đáng kể năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm Sản lượng lương thực hàng năm đều tăng và đến năm 2005 đạt 3,14 triệu tấn, tăng 27% so năm 2000 Bình quân lương thực đầu người từ 1.131 kg (2000) và đến năm 2005 đạt trên 1.310kg/người/năm Kinh tế tập thể và kinh tế trang trại được quan tâm củng cố và phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển.
- Tình hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có chiều hướng phát triển mạnh, đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi hàng hóa với quy mô vừa và lớn theo mô hình kinh tế trang trại; Tính đến cuối năm 2005, tổng đàn heo tăng 37,24% so năm 2000; Tổng đàn trâu,
bò nhất là đàn bò trong những năm gần đây phục hồi và phát triển nhanh, tăng 66,35% so năm 2000; đàn gia cầm biến động tăng giảm theo nhu cầu tiêu thụ của thị trường hàng năm và ổn định ở mức từ 2,5 – 2,8 triệu con Nuôi trồng thủy sản tăng nhanh và đến cuối năm 2005 đạt tổng sản lượng nuôi trên 172 ngàn tấn, tăng 2,12 lần so năm 2000, với tổng lồng bè nuôi cá hiện có: 3.647 cái và 1.802 nuôi trồng, trong đó diện tích nuôi tôm càng xanh đạt 463 ha
- Cơ cấu kinh tế toàn tỉnh có bước chuyển đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp từ 41,57% xuống còn 37,80%, tăng khu vực công nghiệp – xây dựng từ 11,17% lên 12,1%, khu vực dịch vụ thương mại từ 47,26% lên 50,33%
- Cơ cấu nội ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 83,51% xuống 82,16%, tăng tỷ trộng thủy sản 15,45% lên 16,92%, lâm nghiệp phát triển giảm từ 1,04% còn 0,92%
- Nghành nông nghiệp phát triển nhanh và khá toàn diện, không chỉ tập trung sản xuất hai vụ chính/năm mà còn khai thác triệt để lợi thế mùa nước nỗi để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm; đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế chung của Tỉnh phát triển Tốc
độ tăng trưởng GDP bình quân toàn tỉnh giai đoạn (2001-2005) đạt 9,1% Trong đó, tăng trưởng khu vực nông nghiệp bình quân đạt 5,23%
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng lương thực, thủy sản cũng không ngừng tăng,
từ 107 triệu (năm 2000) đến năm 2005 đạt gần 310 triệu USD
- Giá trị sản xuất bình quân trên 01 ha đất canh tác tăng nhanh, từ 23,6 triệu đồng/ha (năm 2000) và đến năm 2005 đạt 38,06 triệu đồng/ha Trong đó, huyện Chợ Mới là huyện đầu tiên trong tỉnh đạt giá trị sản xuất bình quân 62,5 triệu đồng/ha (năm 2004)
- Thu nhập GDP bình quân đầu người, từ 4,6 triệu (năm 2000) lên 8,53 triệu đồng/người/năm, tương đương 512 USD (bình quân cả nước 600 USD) Đời sống người dân không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm, từ 8,76% đến năm 2004 còn 4,36% so tổng số dân
Những mặt còn hạn chế, khó khăn trong những năm qua
Bên cạnh những thành quả đạt được trong 5 năm qua, sản xuất nông nghiệp nói chung và kinh tế hợp tác và HTX nói riêng của tỉnh An Giang vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần phải có giải pháp khắc phục để vươn lên, đảm bảo hội nhập và phát triển bền vững:
- Nền kinh tế tuy có phát triển nhưng chưa bền vững, sản xuất nông nghiệp còn chi phối lớn, phát triển kinh tế ở các lĩnh vực còn hạn chế chưa tương xứng với phát triển kinh
tế, chất lượng nguồn nhân lực còn yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập, quản
lý nhà nước về quy hoạch, đầu tư, đất đai còn nhiều bất cập, môi trường đầu tư chưa hấp dẫn,
Trang 28không đảm bảo hoàn thành một số công trình theo kế hoạch có ảnh hưởng đến phát triển kinh
tế của tỉnh…
- Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, ngoài sản phẩm lúa, cá có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm còn lại giá thành sản xuất còn cao, chất lượng còn thấp, sức sản xuất hàng hoá nông sản kém
- Hệ thống kho chứa, gạo và kho lạnh dự trữ sản phẩm thuỷ sản còn thiếu; nên khả năng tồn trữ chờ giá, chế biến xuất khẩu gặp nhiều khó khăn và cũng là nguyên nhân làm cho hợp đồng kinh tế không hoạt động được
- Chuyển dịch sản xuất hoa màu gặp nhiều khó khăn, do đầu ra của thị trường không ổn định, cũng như đòi hỏi người sản xuất phải có kỹ năng cao
- Sản xuất nông nghiệp tuy có phát triển nhưng thiếu tính ổn định và bền vững, còn phụ thuộc vào yếu tố thị trường và rủi ro xảy ra là không thể tránh khỏi và có những khó khăn cơ bản sau:
+ Thông tin thị trường chưa tổ chức có hệ thống, liên tục; dự báo thị trường đôi lúc thiếu chính xác, chưa kịp thời; hoạt động xúc tiến thương mại còn giới hạn; sự gắn kết giữa doanh nghiệp với người sản xuất để chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến chưa chặt chẽ, mối quan hệ lợi ích giữa các bên chưa xác định rõ, hiệu lực pháp lý của hợp đồng kinh tế chưa cao
+ Hoạt động của các HTX, trang trại trong thời gian qua chưa thật sự làm nòng cốt trong việc thực hiện CNH, HĐH NNNT Mặt khác cấp uỷ, chính quyền địa phương một
số nơi chưa quan tâm; có nơi can thiệp quá sâu, có nơi thì buông lỏng quản lý
+ Trình độ dân trí khu vực nông thôn còn thấp, là một thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn
- Đời sống nhân dân tuy đã được cải thiện, nhưng ở một số xã vùng sâu, vùng
xa, vùng dân tộc mức sống người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, còn nhiều lao động ở nông thôn thiếu việc làm
Sự cần thiết khách quan phát triển mô hình HTX ở An Giang
Ở nước ta nói chung và ở An Giang nói riêng, phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã là nhu cầu thực tế khách quan, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; là tất yếu của nền kinh tế hàng hóa, xét cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn; phát triển hợp tác xã là xuất phát từ chính nhu cầu phát triển của kinh tế hộ, là chỗ dựa vững chắc cho kinh tế hộ, người lao động riêng lẻ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt Hơn nữa nước ta đang tham gia vào AFTA, thi hành Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và sẽ tham gia WTO Do đó, nhiều vấn đề mới đặt ra trong cạnh tranh Quốc Tế ngày càng gay gắt và thách thức lớn Đặc biệt, trong nông nghiệp vẫn là nền sản xuất với năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, đòi hỏi phải vươn lên trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế Quốc Tế Thực tế thời gian qua cho thấy, tuy gặp nhiều khó khăn trong bước chuyển mình sang cơ chế mới, nhưng các hợp tác xã nông nghiệp ở An Giang đã từng bước phát huy vai trò không thể thiếu được của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong việc làm tăng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nói chung, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, hạ giá thành sản phẩm qua việc giảm giá các dịch vụ, phát huy nội lực trong nhân dân trên địa bàn, nông dân có cổ phần trong HTX thể
Trang 29hiện quan tâm hơn đối với hoạt động của HTX, quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ được gắn
bó chặt chẽ hơn Nhờ đó, dân chủ hơn ở nông thôn được thực hiện tốt hơn Thu hút, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong tỉnh, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, xây dựng
và phát triển nông thôn, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng ở địa phương, góp phần thực hiện công bằng xã hội ở nông thôn An Giang
Thực trạng hoạt động HTX.NN ở An Giang
Sau khi có luật HTX, chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích phát triển hợp tác xã và được sự tập trung chỉ đạo của Tỉnh Ủy, UBNN tỉnh, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, với sự hỗ trợ của các ngành, các cấp trong tỉnh về phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp Sau hơn 5 năm thực hiện luật hợp tác xã trong nông nghiệp, nông nghiệp tỉnh An Giang đạt được những kết quả đáng kể: Toàn tỉnh thành lập được 91 HTX.NN với 7.333 xã viên, quản lý diện tích 29.469 ha đất nông nghiệp, tổng vốn điều lệ của hợp tác xã đạt được 10,6 tỷ đồng, trong đó vốn thực góp 8,58 tỷ đồng (đạt 80,75%) Theo báo cáo tổng kết năm 2000 của HTX.NN có 36 HTX.NN lãi 2.496 triệu đồng, bình quân 69 triệu đồng/HTX Ngoài việc giảm giá thành dịch vụ, đối với những hợp tác xã kinh doanh có lãi, xã viên còn được chia lãi theo tỷ lệ vốn góp cổ phần bình quân 2%/tháng Ngoài ra thông qua các dịch vụ, các HTX.NN trong tỉnh đã giải quyết việc làm cho 712 lao động nghèo ở nông thôn, giúp cho 864 hộ nghèo có cổ phần trong HTX,…Bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào HTX.NN kiểu mới cũng còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại yếu kém cần khắc phục
- Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những khó khăn yếu kém, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX.NN Đến tháng 8/2001 UBND Tỉnh An Giang đã xây dựng đề án phát triển HTX giai đoạn 2001 – 2005
Sự ra đời của đề án là kết quả của quá trình nhận thức đúng đắn, sáng tạo cả về lý luận thực tiễn trong điều kiện cụ thể ở An Giang Đó chính là kết quả quán triệt những chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước, đồng thời thể hiện sự nhạy bén về chính trị, cũng như sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo tỉnh đối với phong trào phát triển HTX.NN ở địa phương
♦ Kết quả thực hiện đề án phát triển HTX.NN giai đoạn 2001 – 2005.
Tháng 6/2001
Tháng 4/2002
Tháng 7/2003
Tháng 11/2004
Trang 30Trước khi có đề án phát triển HTX của UBNN tỉnh; phần lớn các HTX.NN ở An Giang chỉ đơn điệu làm dịch vụ bơm tưới là chủ yếu Sau khi có đề án và trong quá trình hoạt động nhiều HTX ngoài thực hiện dịch vụ bơm tưới còn mở rộng thêm các ngành nghề khác như: cày xới, xấy lúa, cung ứng vật tư nông nghiệp, sản xuất và cung ứng giống lúa xác nhận, tín dụng nội bộ Hiện nay có 37,86% số HTX thực hiện từ 02 – 04 dịch vụ, 04 HTX thực hiện
từ 4 dịch vụ trở lên; trong đó dịch vụ tiêu thụ nông sản có 9 HTX, dịch vụ tín dụng nội bộ có
10 HTX Tuy nhiên cũng còn 59,2% (61 HTX) thực hiện đơn điệu dịch vụ bơm tưới, chưa mở rộng thêm các dịch vụ khác
Về vốn và tư liệu sản xuất thuộc sở hữu tập thể HTX
- Vốn, quỹ của HTX
Tính đến tháng 6/2005 tổng vốn hoạt động 103 HTX: 65.781 triệu đồng (bình quân 395 triệu/HTX.NN), bao gồm: vốn cố định 37.828 triệu đồng (57,51%), vốn lưu động 27.953 triệu đồng (42,49%) Trong đó vốn góp cổ phần 34.548 triệu đồng, vốn vay 23.321 triệu đồng, vốn tích lũy HTX: 7.911 triệu đồng Tổng vốn hoạt động tăng 4,5 lần so năm 2001(Xem phụ lục số 1)
Về vốn tích lũy, trong quá trình hoạt động nhiều HTX đã có tích lũy tổng cộng vốn 7.911 triệu đồng (B/q 81,5 triệu đồng/HTX.NN) Trong đó đầu tư mua sắm tài sản
cố định 2.707 triệu đồng, còn lại 5.204 triệu đồng thể hiện dưới dạng các quỹ: Quỹ PTSX: 3.344 triệu đồng(chiếm 64,2 %), quỹ dự phòng 1.099 triệu đồng (chiếm 21,2%), Quỹ KTPL
- Tư liệu sản xuất hiện có của HTX
Từ vốn góp cổ phần của xã viên, vốn tích lũy và vốn vay, các HTX đã đầu tư trang bị máy móc, thiết bị để hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất, gồm có: 575 trạm bơm điện, 509 động cơ dieesel, 8 máy kéo, 1 máy đào, 26 máy sấy, 59 phương tiện vận chuyển thủy, 16 kho chứa, 6 nhà xưởng, 40 máy vi tính và 35 tư liệu sản xuất khác Ngoài ra có 40 HTX đầu tư trang bị 42 bộ máy vi tính, 34 HTX có trụ sở làm việc riêng, do UBND xã bố trí
và xây dựng mới
Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ HTX
Trước thực trạng phần lớn CB quản lý HTX có trình độ học vấn thấp, số đông chưa thông qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; Hàng năm tỉnh mở nhiều lớp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cho các cán bộ chủ chốt của HTX trong tỉnh Qua tổng hợp 698 người tham gia làm việc ở 103 HTX, có 412 CB giữ các chức danh chủ chốt (Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, Trưởng ban kiểm soát, kế toán) có trình độ học vấn cấp 3: 219 người (53,16%), cấp 2: 174 người (42,23%), còn lại cấp 1; về chuyên môn chỉ có 13 người trình độ cao đẳng, đại học (3,16%), 38 trung cấp (9,22%), 55 sơ cấp (13,35%), số còn lại không có chuyên môn 74,49% Việc tin học hóa công tác kế toán cũng đáng được ghi nhận, có 40 HTX trang bị máy vi tính, trong đó có 16 HTX sử dụng chương trình kế toán trên Exel Tính đến nay có 75 HTX (72,8%) hoạch toán kế toán kép, 28 còn lại hoạch toán đơn
- Ngoài việc tập trung cho công tác đào tạo và đào tạo lại; năm 2003 UBND tỉnh
đã có chủ trương cho hợp đồng thí điểm 11 SV tốt nghiệp đại học về công tác tại 11 HTX điểm trong tỉnh và thực hiện chính sách miễn giảm tiền học phí cho Sinh viên Đại học An Giang nếu tình nguyện sau khi ra trường về công tác tại HTX, trang trại tối thiểu 5 năm Tính đến nay đã có 190 Sinh viên được HTX ký hợp đồng với HTX Hiện tại có 15 Sinh viên/60 sinh viên đăng ký đang làm cho HTX
Trang 31Nhìn chung, chủ trương UBND tỉnh là hết sức đúng đắn; kịp thời để tạo nguồn nhân lực cho HTX Tuy nhiên kết quả bước đầu đạt được còn thấp và kết quả đào tạo cán bộ HTX vẫn chưa đáp ứng yêu cầu do nền tảng học vấn của số đông CB chủ chốt HTX thấp nên khả năng tiếp thu và vận dụng vào thực tiễn còn hạn chế, còn nhiều lúng túng trong quản lý, điều hành SXKD
Kết quả hoạt động
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX hàng năm đều có lãi, cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Kết quả SXKD các HTX.NN tỉnh An Giang
ĐVT: triệu đồng
Danh mục Năm 2000 Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 2004/2000 Mức tăng,
giảm tăng(lần) Tỉ lệ
Số HTX báo cáo 45 107 107 85 85
Tổng doanh thu 11.515,9 14.047,5 25.363,4 25.658,0 43.667,9 32.152,0 3,79 Tổng chi phí 9.375,9 10.763,5 19.158,6 18.651,0 38.349,5 28.973,6 4,09 Thuế TNDN 0 0 0 0 0,0301
Tổng LN sau thuế 2.140,0 3.284,0 6.204,8 7.037,0 10.288,3 8.148,3 4,8
Tỷ lệ LN/DT năm (%) 18,58 23,38 24,46 27,43 21,14 2,56 1,14
Tỷ lệ LN/DT tháng (%) 1,55 1,95 2,04 2,29 1,76 0,21 1,14
(Nguồn: Báo cáo Sở NN & PTNT tỉnh An Giang)
Trong 6 tháng năm 2005, theo báo cáo tài chính 44 HTX, có 38 HTX kinh doanh
có lãi 3.200 triệu đồng (b/q 84,2 triệu đồng/HTX); có 06 HTX bị lỗ 485 triệu đồng
Nhìn chung, sau khi có đề án, hoạt động SXKD của HTX có bài bản, hiệu quả hơn, thể hiện doanh thu, lợi nhuận hàng năm đều tăng, tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu bình quân đạt trên 2%/tháng.Tỉ lệ chia lãi cho xã viên/vốn góp bình quân toàn tỉnh là 1,07%/tháng
Tình hình công nợ của HTX diến ra khá phức tạp: theo báo cáo 68 HTX (tính đến tháng 6/2005) nợ tồn đọng còn khá lớn
+ Nợ phải thu: 17,9 tỷ đồng; Trong đó nợ phải thu ndịch vụ bơm tưới: 8,8 tỷ đồng, nợ ứng trước vật tư: 8,1 tỷ đồng
+ Nợ phải trả: 34,9 tỷ đồng, bao gồm: nợ vay tín dụng: 23,3 tỷ đồng và các khoản phải trả khác: 11,6 tỷ đồng Trong đó không khả năng trả: 2,31 tỷ đồng (chiếm 6,62 %
TS phải trả), gồm các HTX thuộc các Huyện: Châu Phú: 1,48 tỷ đồng (chủ yếu là HTX Bìh Mỹ), Thoại Sơn: 328 triệu đồng, Châu Thành: 300 triệu đồng, Chợ Mới: 195 triệu đồng,…
- Hiệu quả xã hội
Góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 2 ngàn lao động và hàng chục ngàn lao động làm việc theo thời vụ; tham gia vào công tác xóa đói giảm nghèo và đóp góp xây dựng các công trình phúc lợi xã hội ở địa phương
Phân loại HTX
Trang 32Theo tiêu chí phân loại HTX Do cục Hợp tác xã & PTNT – Bộ Nông nghiệp & PTNT gợi ý và theo đánh giá của Huyện, tạm thời phân loại 91 HTX.NN (12 HTX còn lại do mới thành lập đi vào hoạt động); cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Tiêu chí phân loại HTX Phân loại HTX Số lượng Tỷ lệ
(Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh An Giang năm 2005)
Nhìn chung hoạt động của HTX từng bước được nâng lên; thể hiện HTX diện khá mạnh năm 2001 (trước khi có đề án) chỉ chiếm 5,62% nay tăng lên 18,68%, diện khá từ 9% nay 26,37%, diện trung bình từ 56,2% giảm còn 40,66%, diện yếu kém từ 29,2% giảm còn 14,29%
♦ Những mặt còn tồn tại, hạn chế của các HTX trong thời gian qua
- Cán bộ quản lý điều hành HTX phần lớn xuất từ nông dân nên dù được đào tạo tập huấn nhiều lần nhưng khả năng tiếp thu và vận dụng vào thực tế còn rất hạn chế
- Tình hình công nợ của HTX diễn biến khá phức tạp, nợ phải thu, nợ phải trả có
xu hướng ngày càng tăng Do đó, cần có biện pháp xử lý kịp thời để làm lành mạnh hoá tài chính HTX
- Cơ cấu phân phối lợi nhuận sau thuế hiện nay chạy theo lợi ích trước mắt của
xã viên mà chưa tích luỹ phát triển sản xuất Do đó, HTX không đủ khả năng mở rộng hoạt động, thiếu tính bền vững
- Công tác thông tin, báo cáo của HTX chưa kịp thời, đầy đủ, nhất là báo cáo tài chính định kỳ theo quy định
- Không mạnh dạn giải thể một số HTX yếu kém đã củng cố nhiều lần nhưng không được
Trên đây là tình hình hoạt động của các HTX trong thời gian vừa qua Trong quá trình hoạt động phong trào HTX đạt rất nhiều kết quả, không những làm lợi cho chính HTX , xã viên của HTX mà còn đóp góp rất lớn vào công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Tuy nhiên để trong thời gia tới HTX tiếp tục phát triển thì cần khắc phục những khó khăn, hạn chế trên
Trang 34THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHỢ MỚI
3.1 Tiềm năng thiên nhiên và kinh tế xã hội cho sự phát triển HTX.NN Huyện Chợ Mới
3.1.1 Tiềm năng thiên nhiên
3.1.1.1 Vị trí – diện tích
3.1.1.2 Thỗ nhưỡng - nguồn nước
3.1.1.3 Khí hậu thủy văn
3.1.2 Kinh tế - Xã hội
3.1.2.1 Kinh tế
3.1.2.2 Xã hội
3.2 Thực trạng hoạt động các HTX.NN Huyện Chợ Mới
3.2.1 Khái quát về thực trạng HTX.NN ở Chợ Mới
3.2.1.1 Điều kiện thành lập các HTX.NN ở Chợ Mới
3.2.1.2 Bộ máy quản lý HTX
3.2.1.3 Nguồn vốn hoạt động của HTX
3.2.1.4 Qui mô và nội dung hoạt động
3.2.1.5 Hiệu quả hoạt động
3.2.1.6 Phân loại hoạt động
3.2.2 Nhngx nhaựâ xét đánh giá về thực trạng phát triển HTX.NN Huyện Chợ Mới 3.2.2.1 Thành tựu đạt được và nguyên nhân
3.2.2.2 Những mặt còn tồn tại hạn chế
3.2.2.3 Một số nhận xét từ sự phát triển kinh tế hợp tác ở Huyện Chợ Mới
Trang 35CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC HỢP TÁC
XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHỢ MỚI
3.1 TIỀM NĂNG THIÊN NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CHO SỰ PHÁT TRIỂN HTX.NN HUYỆN CHỢ MỚI
3.1.1 Tiềm năng thiên nhiên
3.1.1.1 Vị trí – diện tích
Chợ Mới là một trong bốn Huyện cù lao của tỉnh An Giang, đất đai trù phú, hàng năm được một lượng phù sa rất lớn do hai nhánh sông Tiền và sông Hậu bồi đắp Có diện tích đất tự nhiên 24.769 ha, diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp 27.708 ha Nằm dọc sông Tiền và sông Hậu, có địa hình tương đối cao từ 1,5m – 2,4m và thấp dần vào trong, độ dốc địa hình theo hai hướng từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam, cao độ bình quân toàn khu vực +1,3m
Bản đồ 3.1: Các Huyện, thị trấn ở Chợ Mới
Nguồn: Sở NN&PTNT Tỉnh An Giang
3.1.1.2 Thỗ nhưỡng - nguồn nước
Theo bản đồ thỗ nhưỡng của phân viện quy hoạch thủy lợi Nam bộ, Bộ thủy lợi thì nhìn chung, các loại đất của Huyện Chợ Mới đều là nhóm đất phù sa, có diện tích phân bố rãi rác tương đối đồng đều, không bị ảnh hưởng chua phèn Là điều kiện thuận lợi để phát triển trồng trọt Có nguồn nước dồi dào, chất lượng nước tốt thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp Việc khai thác và sử dụng nguồn nước có hiệu quả hơn khi hệ thống
đê bao kiểm soát lũ kết hợp hệ thống giao thông thủy lợi tương đối hoàn chỉnh
3.1.1.3 Khí hậu thủy văn
Chợ Mới nằm trong vùng nhiệt gió mùa, khí hậu tương đối đồng nhất, ít thay đổi giữa các tháng và chế độ mưa phân hóa theo mùa rõ rệt
- Nhiệt độ trong năm tương đối cao và ít thay đổi Nhiệt độ trung bình nhiều năm khoảng 270c, phù hợp với sản xuất nông nghiệp
Trang 36- Ánh sáng:
+ Mùa khô: số giờ nắng trung bình 8giờ/ngày, mây che khuất 4-6/10
+ Mùa mưa: số giờ nắng trung bình: 6giờ /ngày, mây che khuất 7-8/10
- Độ ẩm: độ ẩm trung bình trong khu vực: 82%, thấp nhất 75% vào tháng 3 và cao nhất 87% vào tháng 9
- Gió: chế độ gió trong khu vực được phân bố theo hai hướng chính:
+ Gió đông bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (trùng với mùa khô).+ Gió Tây Nam xuất hiện từ tháng năm đến tháng 10 (trùng với mùa mưa)
- Chế độ mưa: ĐBSCL nói chung và Chợ Mới nói riêng có chế độ mưa liên quan mật thiết với chế độ gió mùa Lượng mưa trong khu vực Chợ Mới phân bổ rõ rệt theo mùa:
+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 90% lượng mưa cả năm.+ Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng tư năm sau, lượng mưa chiếm 10% cả năm Trong tháng 1,2,3 hầu như không có mưa
Số ngày mưa trung bình từ 90-120ngày/năm, thường tập trung vào các tháng mùa mưa Trong mùa mưa số ngày mưa trung bình 11-17ngày /tháng; mùa khô số ngày mưa trung bình từ 1-3 ngày/tháng (tháng 1,2,3)-đây là điểm điển hình cho tính khô hạn ở ĐBSCL
tỷ đồng) Trong nội bộ ngành nông nghiệp, giá trị ngành trồng trọt 1.680,4 tỷ đồng (chiếm 88,8%), chăn nuôi 156,97 tỷ đồng (chiếm 8,3%) và dich vụ nông nghiệp 55 tỷ đồng (chiếm 2,9%), giá trị sản xuất nông nghiệp trên 01 ha đất đạt 68,6 triệu đồng/năm, tăng6,1triệuđồng/ha)
Tuy chịu nhiều tác động giá nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng cao nhưng ngành công nghiệp – TTCN vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN đạt 798
tỷ đồng tăng 16,66% so năm 2004 Kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ tăng đángkể
Tổng sản phẩm nội địa GDP là 3.042,0 tỷ đồng đạt 118,5% so với năm 2004 Cơ cấu kinh tế: Khu vực 1 chiếm 30,2% giảm 2,4%, khu vực 2 chiếm 23,5% tăng 0,9% và khu vực 3 chiếm 46,3% tăng 1,5% Thu nhập bình quân đầu người là 8,33 triệu đồng/người/năm, tăng 17,2%
so năm 2004
3.1.2.2 Xã hội
Theo số liệu thống kê của Huyện Chợ Mới, Chợ Mới là Huyện đông dân nhất tỉnh với 365.152 người, chiếm 13,59% dân số toàn Tỉnh Dân tộc kinh chiếm 99,785; dân tộc Hoa chiếm 0,16%; còn lại là dân tộc khác Về tôn giáo, phật giáo hòa hảo chiếm 49,7%; đạo phật
Trang 37chiếm 26%; đạo công giáo chiếm 4,2%; đạo cao đài 5%; còn lại là các tôn giáo khác Đa số dân ở đây tập trung ở nông thôn và sản xuất nông nghiệp là chính, chủ yếu trồng lúa và hoa màu.
Dân số trong độ tuổi lao động của Huyện là 231.303 người, chiếm 63,34% dân số toàn Huyện Trong đó lao động trong nông nghiệp là 109.325 người, lao động trong công nghiệp là 20.718 người, thương nghiệp 26.907 người,… Có 8.196 người trong độ tuổi lao động làm nội trợ hoặc có việc làm không ổn định Về viên chức Nhà nước có trình độ cao đẳng, đại học là 291 người
Năm 2005, toàn Huyện Chợ Mới có 138 ấp, trong đó có 101 ấp văn hóa; có 62.513
hộ văn hóa trên tổng số 75.811 hộ và 6.539 hộ nghèo tỷ lệ 8,6% Trong năm 2005 giải quyết việc làm cho 11.470 người so với năm 2004 đạt 124,7%
Nhìn chung, những năm gần đây, đời sống của người dân trong Huyện được nâng lên, sản xuất nông nghiệp ngày một hiệu quả Tuy nhiên, để góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển, giúp đỡ nông dân sản xuất hiệu quả hơn, đồng thời góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo thì kinh tế hợp tác mà chủ yếu là HTX trong thời gian tới cần có bước đi đột phá
3.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHỢ MỚI
3.2.1 Khái quát thực trạng về HTX.NN ở Chợ Mới
Để tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá và đề ra phương hướng, giải pháp phát triển HTX.NN Huyện Chợ Mới, tháng 4/2006, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát 12/24 HTX.NN thuộc 14/16 xã, thị trấn trong Huyện Danh sách các HTX được khảo sát:
Bảng 3.1: Danh sách các HTX.NN được khảo sát
STT Tên HTX Địa chỉ
1 LONG BÌNH Long Điền A
2 HÒA THUẬN TT Mỹ Luông
3 PHÚ QUỚI Long Điền B
4 ĐỊNH THUẬN Long Điền A
5 THUẬN QUỚI Kiến Thành
6 TÂN LONG An Thạnh Trung
7 TÂN QƯỚI Long Điền B
8 TRUNG THÀNH Bình Phước Xuân
9 HIỆP HÒA Long Kiến
10 TRUNG PHÚ Hội An
11 PHƯỚC THẠNH Tấn Mỹ
12 LONG THẠNH Long Giang
(Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 4/2005)
Phương pháp điều tra, khảo sát là trao đổi trực tiếp với Ban quản trị HTX, với chính quyền địa phương để trao đổi, nắm bắt thông tin tình hình hoạt động của các HTX Song song
đó, tôi cũng sử dụng 60 phiếu để phỏng vấn các đối tượng có liên quan mật thiết với HTX: 30 phiếu phỏng vấn hộ xã viên của các HTX.NN; 30 hộ không phải là xã viên của các HTX.NN trong Huyện Ngoài ra để có nhiều thông tin hơn, tôi còn trao đổi với một số cán bộ ở các cấp ban ngành, các nhà khoa học và tham khảo nhiều báo cáo, thông tin có liên quan từ các nguồn khác nhau Có thể khái quát tình hình phát triển của các HTX.NN của Huyện Chợ Mới trong thời gian qua như sau:
Trang 38Căn cứ Nghị quyết 13 NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa IX và Chỉ thị 10-CT/TU ngày 02/8/2002 của Tỉnh ủy về việc tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể Đồng thời, thực hiện đề án phát triển HTX từ năm 2001 – 2005 của UBND tỉnh An Giang.
Căn cứ Kế hoạch 03/KH.HU ngày 12/9/1996 và Nghị quyết 02/NQ.HU của Ban Thường Vụ Huyện Ủy Chợ Mới thực hiện theo chương trình hành động Tỉnh Ủy An Giang về việc phát triển và nâng cao hoạt động của kinh tế tập thể Trong giai đoạn 2001 – 2005, hoạt động của kinh tế tập thể, nhất là mô hình HTX.NN trên địa bàn Huyện Chợ Mới, từng bước khắc phục được những tồn tại vốn có của phong trào HTX trước đó và đi vào hoạt động có nề nếp, sản xuất kinh doanh mở rộng với nhiều loại hình dịch vụ, tất cả dịch vụ đều đem lại nguồn lợi cho xã viên nông dân và lợi nhuận của tập thể năm sau cao hơn năm trước… Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thì phong trào phát triển HTX.NN ở Huyện Chợ Mới cũng còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết để vươn đến một tầm cao mới trong phong trào kinh tế tập thể
3.2.1.1 Điều kiện thành lập của các hợp tác xã ở Huyện Chợ Mới
Do ảnh hưởng của tập đoàn, liên tập đoàn, HTX.NN dưới cơ chế cũ đã để lại nhiều ấn tượng không tốt đối với nông dân, trong việc điều hành, và phân phối sản phẩm Cũng như việc tập thể hóa các tư liệu sản xuất làm cho nông dân mất lòng tin với Nhà nước
Ngày 01/01/1997 luật HTX ra đời là tiền đề cho việc tổ chức làm ra theo mô hình kinh
tế hợp tác kiểu mới Việc xây dựng và hình thành HTX.NN theo luật thời gian đầu gặp rất nhiều khó khăn, cơ bản nhất vẫn là một bộ phận nông dân nhận thức còn ngán ngại, dè dặt chưa thật sự ủng hộ, một số ít cán bộ chưa thật sự tin tưởng với chủ trương của Đảng và Nhà nước về kinh tế hợp tác xã kiểu mới
Trên cơ sở đó, được sự hỗ trợ tích cực của Sở NN&PTNT tỉnh An Giang và Hội Nông Dân Việt Nam tỉnh An Giang mà cụ thể là Đoàn cán bộ xây dựng HTX nông nghiệp của Tỉnh
Sự chỉ đạo sâu sát của BTV Huyện Ủy, UBND Huyện, BCĐ Huyện Sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, vận động làm cho thông suốt từ nội bộ ra tới quần chúng nhân dân, quán triệt luật HTX, các Nghị định, Chỉ thị của Chính phủ, đồng thời phân biệt rõ giữa HTX.NN cũ và mới, tính ưu việt của HTX.NN kiểu mới để nông dân tự nguyện, tự giác tham gia Trong năm 1997 Huyện đã mở nhiều lớp tập huấn cho Ban Chỉ Đạo, lãnh đạo chủ chốt của xã, thị trấn, Ban sáng lập viên, Hội Nông Dân, cán bộ Nông nghiệp có trên 120 học viên tham gia Trong năm 1997 đã xây dựng điểm được
04 HTX.NN ở 03 xã và 01 thị trấn (HTX.NN Long Bình: Long Điền A, HTX.NN Phú Quới: Long Điền B, HTX.NN Hòa Thuận: Mỹ Luông và HTX.NN Long Hòa: thị trấn) Rút kinh nghiệm của năm 1997, năm 1998 Huyện tổ chức tập huấn cho trên 330 học viên, đối tượng tập trung là Ban quản trị, Kiểm soát, Kế toán các HTX đã hình thành và sắp xây dựng mới, đến cuối năm 1998 toàn Huyện đã xây dựng được 24 HTX.NN, sang đến năm 1999 đã có thêm 03 HTX.NN nữa ra đời và tính đến thời điểm đó thì xã nào của Huyện cũng có HTX.NN
Qua thời gian hoạt động xáp nhập và giải thể một số HTX yếu kém Đến nay, toàn Huyện còn 22 HTX.NN Giảm 05 HTX.NN và hiện nay tiếp tục có 03 HTX.NN ngưng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể
Trang 39Biểu đồ 3.1: Số lượng HTX.NN Huyện Chợ Mới qua các năm
27
40102030
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
(Nguồn: Báo cáo Phòng NN & PTNT huyện Chợ Mới)
Có thể thấy, trong thời gian qua được sự chỉ đạo sâu sắc của chính quyền Tỉnh và địa phương và điều kiện tự nhiên và xã hội ở Huyện Chợ Mới có nhiều thuận lợi nên số HTX hình thành và hoạt động với số lượng lớn (22/109 cả tỉnh), đứng thứ 2 so với các Huyện khác trong Tỉnh
Biểu đồ 3.2: Số lượng các HTX.NN ở các Huyện của tỉnh An Giang tính đến năm
2005
Số lượng HTXNN ở các huyện của Tỉnh An Giang
tính đến đầu năm 2005
3 15 4
7 3
17 4 1 23
22 10
Phú Tân Chợ Mới Thoại Sơn TX.Châu Đốc Châu Phú Tịnh Biên Châu Thành TP.Long Xuyên Tân Châu Tri Tôn
Số lượng xã viên của HTX khi mới thành lập là: 639 người, hiện nay tăng lên 1.772 xã viên Tuy nhiên số xã viên tăng là do số lượng HTX tăng lên, chứ số lượng xã viên của mỗi HTX từ khi thành lập cho đến nay con số tăng không nhiều (HTX.NN Hiệp Hoà tăng 4, Phước Thạnh tăng 1, Trung Phú tăng 76…) mà còn có HTX số xã viên lại giảm (HTX.NN: Long Bình giảm 4, Phú Quới giảm 29, Định Thuận giảm 35, Long Thạnh giảm 7,…)
Năm
Số HTX
Trang 40 Theo kết quả điều tra 12/22 HTX.NN Huyện Chợ Mới thì nguyên nhân tăng xã viên chủ yếu là do:
+ Sáp nhập của HTX ( 2 HTX.NN Hiệp Hoà, Trung Phú)
+ Để tạo công ăn việc làm cho người nông dân nghèo một số HTX.NN đã kết nạp thêm họ (5 HTX.NN kết nạp 38 xã viên)
+ HTX vận động người dân thu hút thêm vốn (3 HTX.NN kết nạp 26 xã viên)
+ Một số nông dân tự nguyện góp vốn (6 người)
+ Một số xã viên chuyển nhượng, bán bớt cổ phần
Nguyên nhân giảm xã viên là do:
Theo kết quả khảo sát, điều tra nhận thức của 30 xã viên và 30 hộ không phải
là xã viên của HTX kết quả đạt được là:
+ Ủng hộ cổ vũ phong trào phát triển HTX: rất ủng hộ 67%; có cũng được không
có cũng được 20%; 13% không ủng hộ, nguyên nhân cơ bản là do HTX làm ăn không hiệu quả, cung cấp dịch vụ không tốt, cán bộ HTX không nhiệt tình trong công việc
- Hộ không phải là xã viên của HTX:
+ 16/30 người (chiếm 53,3%) được phỏng vấn cho rằng việc xây dựng và phát triển của HTX là cần thiết; 9 người (chiếm 30%) không biết gì về HTX; 2 người (chiếm 6,7% )cho rằng không không cần thiết; 3 người (chiếm 10%) còn lại cho rằng có hay không cũng được.