- Hệ thống các chính sách của nhà nước.
2.3.1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí từ hoạt động kinh tế xã hội.
2.3.1.1 Hoạt động sản xuất công nghiệp.
a) Công nghiệp khai thác, vận chuyển và chế biến than: Cả hai hình thức khai thác than là khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò đều gây nên ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Khai thác than lộ thiên: tạo ra rất nhiều chất bụi và là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí khá nghiêm trọng. Quy trình khai thác than lộ thiên bao gồm các bước: khoan nổ mìn, xúc bốc đất đá thải, vận chuyển đất đá thải đến bãi thải, đổ đất đá thải, bốc dỡ than và vận chuyển than đến nhà máy sàng tuyển sau đó xuất lên kho tàu. Tất cảc các giai đoạn trong khai thác than lộ thiên đều gây nên ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường không khí, trong đó các giai đoạn đầu có khả năng gây ô nhiễm mạnh nhất.
Khai thác hầm lò: Là hoạt động khai thác than chính tại Uông Bí, sản lượng than khai thác hầm lò chiếm khoảng 80% sản lượng than nguyên khai tại các mỏ. Khai thác hầm lò là nguồn thải cục bộ các loại khí như: CH4, CO2, H2S, CO…gây tác hại xấu đối với sức khoẻ con người.
Tất cả các khu vực và các hoạt động khai thác than hầm lò đều là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí Uông Bí:
Sàng tuyển than: Than sau khi được khai thác được đưa về nhà máy sàng tuyển có công suất 600.000 tấn/năm. Quá trình sàng tuyển tạo ra lượng bụi than, đất khá lớn gây ô nhiếm không khí trong khu vực sàng tuyển cũng như khu vực xung quanh.
Khu bãi chứa than tại khu vực sàng tuyển: Kho, bãi chứa than nguyên khai (cung cấp cho nhà máy sàng tuyển) và than thành phẩm (sau khi sàng tuyển) cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm tại Uông Bí. Việc xúc, bốc dỡ than (than cục và than cám) và lưu trữ than ngoài trời tạo ra lượng bụi lớn, gây ô nhiễm không khí, đặc biệt trong những ngày hanh khô trời nắng, gió mạnh tình trạng ô nhiễm do bụi than ngày càng nặng nề hơn.
Bãi chứa phế thải sau sàng tuyển: Mỗi năm nhà máy sàng tuyển thuộc công ty than Vàng Danh thải ra khoảng 45.000 – 50.000 tấn phế thải sau sàng tuyển với thành phần chủ yếu là đá các cấp lẫn tro và bùn đất. Diện tích bãi chứa đá thải không dưới 1ha và là nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể ở các khu vực lân cận.
Vận chuyển than: Quá trình vận chuyển than nguyên khai và than thành phẩm trên các tuyển đường cũng là một nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng tại thị xã. Hàng năm có khoảng 500.000- 600.000 tấn than thành phẩm (than cục và than cám) được vận chuyển bằng đường sắt và ô tô đã tạo ra 1 lượng bụi khá lớn, gây ô nhiễm không khí xung quanh tuyến đường vận chuyển.
Kho bãi chứa than tại các bến, ga, cảng: Tại cảng sông Điền Công và ga đường sắt ở Uông Bí có các kho bãi chứa than rất lớn để xuất than. Diện tích sân cảng Điền Công có thể tập kết được tới 400.000 tấn than. Các hoạt động đổ, xúc, bốc than tại các bãi, kho ở cảng, ga tạo ra lượng bụi than khá lớn gây ô nhiễm môi trường trong và ngoài khu vực sản xuất.
b) Công nghiệp nhiệt điện.
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí nằm ở phía nam thị xã trên trục đường 18A thuộc địa phận nội thị khu vực tập trung dân cư đông đúc nhất. Nhà máy sử dụng than của mỏ Vàng Danh và công ty than Uông Bí làm nhiên liệu cho hoạt động sản xuất điện, hàng năm nhà máy tiêu thụ một lượng lớn than và dầu (khoảng 350.000 tấn than và khoảng gần 1.000 tấn dầu FO)
Tất cả những hoạt động sản xuất điện (vận chuyển, tập kết nhiên liệu; chế biến than cám, cấp liệu, lò hơi và tổ hợp phát điện, lọc bụi của khói thải, thải tro xỉ của lò hơi, hoạt động của các phân xưởng phụ trợ) đều thải ra nhiều loại khí gây ô nhiễm môi trường không khí như SO2, CO, CO2, NOx.
c) Sản xuất xi măng.
Nhà máy xi măng Lam Thạch nẳm trên đường 10, có công suất 10 vạn tấn/năm được đưa vào hoạt động từ năm 1997. Nguyên liệu sản xuất của nhà máy là đá vôi từ các nơi khác trong tỉnh chuyển đến, nhiên liệu đốt là than từ mỏ Vàng Danh. Các công đoạn trong sản xuất xi măng bao gồm: vận chuyển nguyên nhiên liệu, nghiền đá vôi, nung lò clinker…sản phẩm thải ra chủ yếu là khói và bụi xi măng.
Ngoài hai nhà máy trên còn phải kể thêm một số nhà máy nhỏ khác như nhà máy gạch Dốc Đỏ…cũng đã và đang gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực nam Uông Bí.
2.3.1.2. HĐ giao thông đường bộ và xây dựng cơ sở hạ tầng của các dự án
Trên địa bàn thị xã có 3 tuyển đường quốc lộ chạy qua là QL 18A, 18B và 10, với tổng chiều dài khoảng 30 – 40 km và lưu lượng xe hoạt đông khá lớn, trung bình mỗi giờ có khoảng 60 – 80 xê ô tô và 120 – 150 xe máy các loại qua lại. Thị xã còn có hàng chục km đường phố với chiều rộng từ 3-5m.
Chất lượng các đoạn đường quốc lộ qua thị xã và các tuyến phố nội thị chất lượng chưa thật tốt. Mặt đường hẹp, nhiều bụi đất, nhiều đoạn như phủ kín một lớp dày bụi đất và than (đường dành cho xe tải chở than), một số đường phố đã xuống cấp, hư hỏng.
Hoạt động tấp nập của xe ô tô, xe máy và các loại phương tiện khác cộng với chất lượng đường xá không được tốt là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí bởi bụi và các loại khí thải động cơ.
Ngoài hoạt động giao thông, hiện nay dọc đường 18 và đường 10 còn có nhiều dự án đang thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, vì vậy đã làm gia tăng ô nhiễm không khí.
2.3.1.3. Các bãi rác thải
Các bãi rác thải sinh hoạt: Thị xã Uông Bí có hai bãi rác tập trung xử lý là bãi rác Lạc Thanh và bãi rác Vàng Danh. Đây đều không phải là các bãi rác chôn lấp hợp tiêu
chuẩn vệ sinh nên gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước khu vực xung quanh, bốc mùi hôi thối và bụi.
Các bãi rác thải công nghiệp: rác thải công nghiệp của thị xã chủ yếu là đất đá trong quá trình khai thác, chế biến than. Tổng diện tích đất chứa đất đá thải không dưới 120 ha. Bãi chứa đất đá thải sau khai thác và sàng tuyển là một nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể ở các khu vực xung quanh.
2.3.1.4. HĐ sinh hoạt của người dân.
Sử dụng than để đun nấu hàng ngày đang phổ biến ở nhiều hộ gia đình và ở các nhà hàng ăn uống khách sạn trên 7 phường và 3 xã của Uông Bí. Ước tính hàng năm có khoảng 4.000 – 5.000 tấn than cám được sử dụng vào mục đích đun nấu (ước tính 40% hộ gia đình và nhà hàng ăn uống ở thị xã sử dụng than làm nhiên liệu đốt).
Khói than do đun nấu là một nguồn gây ô nhiễm không khí cục bộ đáng kể trong các gia đình và được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Nó đã khiến cho khoảng 1,5 triệu người chết sớm mỗi năm, cao gấp đôi so với số người chết vì ô nhiễm không khí ở các thành phố. Khói bếp được xếp vào vị trí thứ tư trong số những tác nhân gây hại sức khoẻ lớn nhất ở các nước nghèo, nó có liên quan tới nhiều loại bệnh từ ung thư phổi cho tới bệnh đục nhân mắt và các bệnh đường hô hấp nhưng điều này lại chưa được quan tâm, chú ý tới.