Công tác quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Uông Bí đến

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững đi đôi bảo vệ môi trường không khí tại uông bí quảng ninh (Trang 42 - 46)

- Hệ thống các chính sách của nhà nước.

3.3.1. Công tác quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Uông Bí đến

3.3.1.1 Sự cần thiết.

QH bảo vệ môi trường là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển KT – XH được xây dựng theo hướng PTBV. QH là một công cụ hữu ích, có vai trò quan trọng quyết định đối với công tác chống ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng. QH bảo vệ môi trường không thể tách rời QH phát triển kinh tế, phải được xem xét, tiến hành đồng với QH phát triển KT – XH. Vì vậy QH bảo vệ môi trường phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội. Chỉ khi nào QH Phát triển KT – XH cùng tiến hành đồng thời với QH BVMT trong thể thống nhất của sự phát triển bền vững, có

đánh giá môi trường, có luận cư khoa học, có cân nhắc tính toán toàn diện về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường thì khi đó mới có QH BVMT đích thực

QH bảo vệ môi trường thị xã đã được xây dựng từ năm 2006 cho thấy một sự chuyển biến mang tính chất chiến lược về nhận thức của Uông Bí trong công tác bảo vệ môi trường. Với văn bản mang tính pháp lý này công tác bảo vệ môi trường thị xã đã có một căn cứ cho sự chỉ đạo và thực hiện thống nhất cao độ. Tuy nhiên cho đến nay việc thực hiện QH này còn rất nhiều bất cập dẫn đến tiến độ thực hiện còn rất chậm, chưa đáp ứng được đúng yêu cầu của QH. Một trong những nguyên nhân đáng kể của tình trạng này là do yếu tố chủ quan, sự yếu kém trong công tác chỉ đạo của các ban ngành địa phương.

Thế giới đã trải qua 4 cuộc khủng hoảng là khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng môi trường, khủng hoảng lương thực và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng về kinh tế. Khủng hoảng kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn thế giới đã tác động rất lớn đến nền kinh tế của cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế thì công tác bảo vệ môi trường cũng cần có những điều chỉnh thích hợp với tình hình mới. Chỉ có như vậy mới đảm bảo được mục tiêu đã dề ra của QH cũng như thể hiện được tính linh hoạt nhạy bén của công cụ kế hoạch hoá nói chung.

3.3.1.2. Một số kiến nghị điều chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường Uông Bí.

Quy hoạch các điểm quan trắc môi trường không khí. Theo QH thì thị xã sẽ xây dựng 5 điểm quan trắc môi trường không khí tại các khu vực trọng điểm về ô nhiễm khói bụi, thời gian thực hiện là > 15 năm (từ năm 2009) với kinh phí là 1,5 tỷ đồng (chưa kể chi phí mua sắm máy móc thiết bị). Trong điều kiện hiện tại việc xây dựng các điểm quy hoạch này có thể lùi lại khoảng 1 năm, và khi tiến hành dự án thì tập trung xây dựng trước hết vào 3 khu vực trọng điểm ô nhiễm là khu vực đường vận chuyển than, khu vực nhà máy nhiệt điện và cụm sản xuất vật liệu xây dựng.

QH các khu công nghiệp, du lịch và dân cư. Đối với các khu công nghiệp được đầu tư xây dựng mới như khu công nghiệp Chạp Khê phía nam thị xã, khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Yên Thanh có nhiều dự án đang ở trong tình trạng “treo” cần xử lý triệt để. Loại bỏ tình trạng bỏ hoang, lãng phí đất; khuyến khích hỗ trợ đối với các dự án vừa và nhỏ. Cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện triệt để hệ thống đường giao thông nhằm tạo một

mối liên kết thông suốt và thuận tiện giữa các tiểu vùng với nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị xã.

Quy hoạch các khu du lịch như quần thể du lịch Yên Tử, khu nghỉ dưỡng quốc tế Hồ Yên Trung cần tận dụng triệt để hơn nữa các tiềm năng sẵn có để có thể có thêm các nguồn thu làm vốn cho hoạt động xây dựng đang được tiến hành như: phát triển dịch vụ du lịch cuối tuần, nghỉ dưỡng, leo núi, dịch vụ cưới hỏi... Nên bổ sung quy hoạch các khu du lịch theo quan điểm về du lịch bền vững. "Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng dùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai". Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái, đảm bảo sự sống. Mục tiêu của Du lịch bền vững là:

 Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường.  Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển.

 Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa.  Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách.

 Duy trì chất lượng môi trường

QH khu xử lý, chôn lấp rác thải sinh hoạt: Trong quy hoạch xây dựng khu chôn lấp và xử lý rác thải sinh hoạt nên bổ sung thêm các địa điểm chôn lấp nhỏ, riêng cho từng khu vực khi chưa thi công xong khu chôn lấp rác thải tập trung cho toàn thị xã và hai bãi rác hiện thời đang trong tình trạng quá tải. Tránh tình trạng quá tải của 2 bãi rác thải hiện nay đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới bầu không khí ở các khu vực gần bãi rác.

QH thảm cây xanh đô thị: Hiện nay vấn đề cây xanh trong các đô thị ở nước ta được quan tâm nhiều ở các đô thị công nghiệp và du lịch như Uông Bí. Cây xanh được xem là một trong các nhân tố quan trọng góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường, ngoài tác dụng là “hệ thống lọc” khổng lồ làm giảm lượng bụi, tiếng ồn, tốc độ gió, tăng độ ẩm không khí, hấp thụ các khí độc hại bó còn đem lại vẻ đẹp cảnh quan, có tác dụng tích cực đối với trạng thái tâm lý, tình cảm, sức khoẻ của cong người. Vì thế cây xanh đô thị ngày càng trở nên gắn bó mật thiết và là một phần không thể tách rời của cảnh quan đô thị.

Tại các nước phát triển có rất nhiều biện pháp công nghệ để hạn chế ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, đô thị nhưng những biện pháp này đa số đều rất tốn kém.

Trong tình hình hiện nay ở Việt Nam nói chung và thị xã Uông Bí nói riêng việc bố trí, sử dụng cây xanh hợp lý sẽ là biện pháp rẻ tiền và có hiệu quả nhiều mặt đối với việc cải thiện môi trường không khí. Như vậy, nên mở rộng thêm các khu vực cũng như các dự án trồng cây xanh trong quy hoạch thảm cây xanh đô thị Uông Bí. Trong đó cần chú trọng tổ chức không gian xanh đặc biệt cho tuyến đường vận chuyển than và tuyến giao thông 18A qua thị xã. Trong các khu công nghiệp cây xanh phải được trồng theo nguyên tắc đất không chiếm ít hơn 20% diện tích đất xí nghiệp.

3.3.1.3. Một số giải pháp thúc đẩy quá trình thực hiện QH bảo vệ môi trường Uông Bí.

4 dự án QH bảo vệ môi trường thuộc nhóm ưu tiên nhất do nganh than Việt Nam và các công ty than tại Uông Bí làm chủ đầu tư cần được tạo điều kiện và hỗ trợ kịp thời để thực hiện đúng theo quy hoạch. Đó là các dự án: Dự án xây dựng tuyến đường bộ Vàng Danh – trung tâm Uông Bí độc lập với tuyến đường chở than; Dự án thay đổi công nghệ vận chuyển than tuyến đường Vàng Danh - cảng Điền Công; Dự án giải phóng mặt bằng và phát triển cây xanh BVMT và dự án phun nước giữ ẩm mặt đường vận chuyển than. Đây đều là các dự án có thời gian thực hiện khá dài (5-10 năm) và có tác động rất lớn đến môi trường không khí thị xã. Nếu các dự án này được thực hiện sẽ giải quyết triệt để tận gốc vấn đề ô nhiễm môi trường không khí. Đó là: giảm mật độ các loại phương tiện chuyên chở than; cải tạo và mở rộng tuyến đường vận chuyển than theo hướng hiện đại hoá; cải thiện đáng kể phương tiện chuyên chở than (không dùng xe tải) do đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí do vận chuyển than gây ra.

Thị xã cần có những hỗ trợ thoả đáng cho ngành than, ngành điện cũng như các doanh nghiệp tư nhân trong các dự án về bảo vệ môi trường. Đó là các hỗ trợ như: xác định tính toán, diện tích, kinh phí tiến hành đền bù giải toả địa điểm di dân tái định cư cho các khu đất thuộc dự án. Đồng thời phải tăng cường hơn nữa công tác giám sát, quản lý hiệu quả của các dự án này.

Đối với các dự án do UBND thị xã làm chủ đầu tư cần loại bỏ tình trạng thi công chậm chạp, kém hiệu quả gây nên tình trạng tốn kém và lãng phí như hiện nay. Cần áp dụng cơ chế chịu trách nhiệm một cách rõ ràng, minh bạch đối với các loại dự án kiểu này.

Tận dụng và huy động hơn nữa nguồn vốn từ người dân thông qua các hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động nội lực của thị xã trong chính công tác bảo vệ môi trường sống của người dân địa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững đi đôi bảo vệ môi trường không khí tại uông bí quảng ninh (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w