Những nhận xét đánh giá về thực trạng phát triển HTX.NN Huyện Chợ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển các hợp tác xã huyện chợ mới tỉnh An Giang đến năm 2009 (Trang 58)

3.2.2.1. Thành tựu đạt được và nguyên nhân

Thành tựu

Nhìn chung trong thời gian qua các HTX dần đi vào ổn định và các hoạt động sản xuất kinh doanh đã mang lại nhiều hiệu quả nhất định. Một số dịch vụ của HTX đã đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân và lợi nhuận cho HTX, đóp góp quan trọng vào quá trình tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp với xu thế cạnh tranh và hội nhập. Trong quá trình hoạt động một số HTX đã tích lũy đươc vốn, mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng các lĩnh vực hoạt động, hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, giải quyết lao động nhất là lao động nghèo ở địa phương. Những thành tựu đạt được cụ thể như sau:

 Đã tổ chức tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động của HTX.NN trong thời gian vừa qua, đã góp phần nâng cao nhận thức, niềm tin của đông đảo cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân về mô hình HTX.NN kiểu mới. Nhiều HTX đã xây dựng điều lệ theo luật HTX 2003, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, kinh doanh ngày càng đúng luật. Số HTX khá mạnh, hoạt động có hiệu quả tăng lên. Nhiều HTX đã chủ động tổ chức lại sản xuất, hình thành các vùng nguyên liệu và kí kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Tuy qui mô còn nhỏ nhưng đó là tiền đề để nhân rộng ra sau này.

 Tuy số lượng và chất lượng HTX còn hạn chế nhưng đa số HTX hoạt động đều có hiệu quả, các hoạt động dịch vụ của HTX đều làm lợi cho nông dân, và tao ra lợi nhuận cho HTX,được đa số nhân dân đồng tình hưởng ứng, mô hình HTX đã trở thành hiện thực ở Chợ Mới, và đến nay đông đảo nhân dân tích cực tham gia. Theo kết quả khảo sát cho thấy, 100% xã viên tham gia trên tinh thần tự nguyện, 80% người dân chưa vào HTX ủng hộ, cổ vũ phong trào phát triển HTX.

 Một điểm mạnh của HTX hiện nay là thay cho Nhà nước địa phương điều hành sản xuất, dựa vào chủ trương của Huyện, xã - thị trấn, mà có kế hoạch cho từng thời vụ từ khâu bơm nước ra, đến xuống giống và thu hoạch. Đặc biệt, trong năm 2000 nhờ có sự nhiệt tình của toàn thể cán bộ bộ HTX, và bà con nông dân xã viên đã bảo vệ thành công các tiểu vùng bị cơn lũ thế kỹ đe dọa, thu hoạch trọn vẹn lúa vụ III. Đây là một thành tích rất đáng được phát huy.

 Các địa phương đã chọn ban sáng lập viên đa số được nhân dân tín nhiệm.

 Tạo điều kiện cho số nông dân không có ruộng đất tham gia HTX và được bố trí làm dịch vụ hoặc tạo điều kiện cho xã viên nghèo vay vốn để tham gia cổ phần hay một số hộ nghèo tham gia cổ phần bằng ngày công lao động. Như vậy HTX nông nghiệp đã gắn liền việc phát triển sản xuất và dịch vụ với công tác xóa đói giảm nghèo. Có lẽ là hướng xóa đói giảm nghèo cơ bản nhất, lâu dài và an toàn nhất, bằng cách cho “cần câu” chứ không phải cho “xâu cá”. HTX.NN đã có tác dụng tích cực trong việc phát triển cộng đồng và giúp đỡ người nghèo, góp phần hạn chế sự phân hóa ở nông thôn.

 Nguyên nhân: Kết quả đạt được, đó là nhờ chủ trương lớn của nhà nước, sự tập trung lãnh đạo của Huyện Ủy –UBNN Huyện và các ban ngành, đoàn thể, nói chung là nhờ cả hệ thống chính trị từ TW đến địa phương đều quan tâm giúp tạo hành lang pháp lý cho các HTX hình thành và phát triển, như thành lập một ban chỉ đạo, một Tổ chuyên viên chuyên quản lý HTX cấp Huyện, mua máy dầu bán lại cho HTX, xây dựng 69 trạm bơm điện…hoàn chỉnh hệ thống đê bao, phát triển mới và nạo vét tuyến kinh nội đồng (kinh phí mỗi năm gần 2 tỷ đồng). Đồng thời có sự nỗ lực của chính quyền địa phương tạo điều kiện cho các HTX duy trì và phát triển như họp dân hiệp thương trong dịch vụ bơm tưới, tăng cường cán bộ giúp đỡ trong công tác thu cũng như xử lý các sự việc tranh chấp giữa HTX với nông dân…

 Có nhiều BQT-BKS nhiệt tình, tâm huyết trong quản lý điều hành, thái độ nhiệt tình vì lợi ích tập thể, công khai dân chủ tốt thông qua đại hội xã viên hàng năm, phát huy tiềm lực đầu tư mở thêm dịch vụ, phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

 Xây dựng và phát triển HTX.NN kiểu mới là một chủ trương đúng đắn, hợp quy luật, thuận lòng dân, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan trong tình hình mới, do đó đã được nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia

 Tư liệu sản xuất phục vụ cho việc kinh doanh như trạm bơm điện, máy bơm hàng năm đều có duy tu bảo dưỡng và xây trạm bơm mới cũng như dụng cụ khác đủ sức để kinh doanh tưới tiêu.

 Trình độ năng lực đội ngũ CB HTX được cải thiện. Lực lượng kế toán đã qua trường lớp chính quy (sơ cấp) từ đó thực hiện được kế toán kép trên sổ sách, định được tài khoản và cập nhật tốt các số liệu phát sinh, mở sổ theo dõi chi tiết đầy đủ.

 Diện tích làm dịch vụ bơm tưới thuận lợi, có bờ bao hoàn chỉnh chủ động được trong mùa vụ.

 Sinh hoạt trong HTX thể hiện được tính linh hoạt dân chủ, mọi hoạt động không vì lợi nhuận đơn thuần, mà mục tiêu cao nhất là phát triển kinh tế hộ. Do đó, đã huy động được nội lực trong nhân dân ở nông thôn, đóng góp sức người, sức của để phát triển nông nghiệp và nông thôn, chính vì thế chỉ có mô hình Kinh tế hợp tác mới có điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH. Đồng thời giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, hạn chế sự phân hóa giàu nghèo trong nông thôn.

3.2.2.2 Những mặt còn tồn tại, hạn chế

Qua kết quả khảo sát, sở dĩ thành tựu hoạt động của HTX.NN ở Chợ Mới những năm qua còn rất khiêm tốn là do những hạn chế và khó khăn sau đây:

Bảng 3.16: Kết quả khảo sát những khó khăn thường gặp trong quá trình hoạt động vừa qua của 12 HTX.NN Huyện Chợ Mới

Yếu tố Số HTX gặp phải Tỷ lệ(%) - Thiếu vốn 8 /12 66,7 - Thiếu đội ngũ cán bộ có năng lực 9 /12 75,0 - Thiếu kinh nghiệm tổ chức quản lý 9 /12 75,0 - Thiếu sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước 6 /12 50,0 - Thiếu thông tin thị trường 3 /12 25,0 - Chưa tạo được uy tín đối với hộ xã viên 5 /12 41,7 - Tiêu thụ sản phẩm khó khăn 3 /12 25,0 - Thiếu phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả 6 /12 50,0 - Các loại máy móc thiết bị chưa đáp ứng nhu cầu 10 /12 83,3 - Chưa được tiếp cận chuyển giao các tiến bộ kho học kỹ thuật 5/12 41,7 - Đầu vào và đầu ra các nguyên vật liệu, sản phẩm chưa ổn định 7 /12 58,3 - Gặp khó khăn khi thu tiền dịch vụ 9 /12 75,0 - Nhân viên kế toán chưa đáp ứng nhu cầu 6 /12 50,0 - Khó khăn trong vận động 5 /12 41,7 -Thiếu nhân viên vận hành máy móc có chuyên môn 3 /12 25,0 - Ngại khó , thiếu nhạy bén của cán bộ HTX 3/12 25,0

Nguồn: kết quả khảo sát tháng 4/2006

Trên đây là những khó khăn chung nhất thường mắc phải trong quá trình hoạt động của HTX Chợ Mới trong thời gian vừa qua. Qua kết quả khảo sát và báo cáo của phòng Nông nghiệp Huyện Chợ Mới, có thể khái quát lại những khó khăn, hạn chế như sau:

 Khó khăn cơ bản nhất của các HTX Huyện Chợ Mới hiện nay là tình trạng thiếu vốn để hoạt động và cơ sở vật chất còn yếu kém. Khả năng huy động vốn cổ phần còn hẹp, một phần do các hộ còn nghèo, một phần do họ chưa tin tưởng vào hiệu quả kinh doanh của HTX, nên chưa mạnh dạn góp vốn. Nguồn vốn từ các nguồn khác chưa nhiều. Kể cả tín dụng từ ngân hàng. Thực tế, vốn lưu động ít làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ gặp nhiều khó

khăn. Tình trạng đó dẫn đến HTX không mở rộng được hoạt động dịch vụ, hiệu quả hoạt động thấp, khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho xã viên hạn chế. Hơn nữa, trong điều kiện mới khi HTX chuyển sang các hoạt động gắn với cơ chế thị trường, thực hiện liên kết, hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác... rất khó khăn. Việc sử dụng vốn còn nhiều điều chưa hợp lý, đôi khi sử dụng không đúng mục đích, hoặc còn bị chiếm dụng. Việc phân phối lãi thiên về cổ phần còn cao, quỹ tái sản xuất thấp. Ở đây nảy sinh mâu thuẫn giữa hộ nhiều ruộng hoặc những hộ không có hoặc ít ruộng. Người nhiều ruộng muốn giá dịch vụ càng thấp càng tốt , coi như hưởng lợi ngay từ đầu. Người không có ruộng lại muốn tính giá dịch vụ cao để cuối năm chia lợi nhuận theo cổ phần. Chính vì vậy, qua tìm hiểu, trao đổi thì hầu hết các HTX đều mong muốn được vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi hoặc những cơ quan ngành chức năng tạo điều kiện hỗ trợ để HTX có được nguồn vốn và phương tiện cần thiết để hoạt động.

 Trình độ của cán bộ quản lý HTX.NN còn yếu so với yêu cầu phát triển HTX. Cán bộ là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của HTX.NN. Nhưng phần lớn cán bộ HTX Chợ Mới hiện trình độ còn thấp. Mặt khác năng lực nắm bắt thông tin và có khả năng dự báo thị trường, sự nhạy cảm linh hoạt để đáp ứng trước những yêu cầu đa dạng phức tạp của cơ chế thị trường còn có nhiều hạn chế. Một đặc điểm khác của đội ngũ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp là thường xuyên thay đổi và vì vậy họ không yên tâm công tác. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ quản lý luôn ở trong tình trạng thiếu cán bộ có năng lực và kinh nghiệm trong công tác quản lý. Do thiếu hụt đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành HTX thật sự có năng lực nên việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia HTX khó có thể đạt được yêu cầu đặt ra. Song song đó thì việc đề ra phương hướng, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh không thể tránh khỏi những khó khăn, lúng túng, thậm chí có khi mắc phải sai lầm. Từ thật tế hiện nay, các HTX nên tiến hành rà soát điều chỉnh lại CB, có những kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hoặc thay thế, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra trong tình hình hiện nay.

 Còn rất ít HTX đảm nhận khâu phân phối lưu thông trên thị trường, giá cả các vật tư nông nghiệp và giá nông sản lên xuống bấp bênh, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của kinh tế hộ, nhưng mới có rất ít HTX.NN đảm nhận khâu cung ứng vật tư (đầu vào) và tiêu thụ phẩm (đầu ra) cho các hộ, nên còn bị tư thương thao túng, ép giá làm cho nông dân chịu nhiều thiệt thòi.

 Công tác thông tin còn nhiều HTX báo cáo chậm mặc dù tổ kinh tế hợp tác Huyện nhắc nhở nhiều lần. Còn có trường hợp một số HTX chưa thông qua báo cáo tài chính với tổ chức Đại hội phấn phối lãi dẫn đến tình trạng có HTX phân phối lãi cho xã viên từ nguồn phải thu trong nợ xã viên (lời giả lổ thật)

 Về vấn đề công khai dân chủ trong hoạt động cũng như trong thu chi tài chính ở một số HTX chưa làm tốt. Nội bộ không đoàn kết từ đó làm giảm lòng tin của xã viên và nông dân, mất uy tín với chính quyền, dẫn đến hoạt động cầm chừng không mở rộng dịch vụ, không phát triển được xã viên có đất, không thu hút được vốn góp từ xã viên, dịch vụ cung cấp cho đồng ruộng chưa tốt, nợ phải thu trong dân còn cao, trên 2 tỷ đồng, co nhất là HTX Phước Thạnh xã Tấn Mỹ là 237 triệu đồng, các HTX trên 100 triệu đồng là HTX Long Hòa,

Long Bình, Phú Quới, Trung Quới , Trung Thành, Trung Phú, thấp nhất là HTX Nhơn Ngãi 4,2 triệu đồng, Hòa Thuận 3,6 triệu đồng. Theo kết quả khảo sát, có đến 46% người dân cho rằng việc công khai tài chính của các HTX không rõ ràng, minh bạch. 20% người dân không hài lòng về cung cấp dịch vụ của các HTX. 25% không hài lòng về hoạt động của các HTX.

 Một số cấp Ủy xã, Thị trấn nhận thức chưa đúng mức về vị trí, vai trò tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế tập thể nên việc tuyên truyền luật HTX, chính sách của Đảng – Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể và giải thích mô hình HTX kiểu mới chưa được quan tâm đúng mức, có nơi ngay từ đầu chạy theo thành tích nên thành lập HTX khi chưa đủ điều kiện, một số HTX phần lớn cán bộ Đảng viên là xã viên, rất ít xã viên có đất trong vùng sản xuất. Ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất.

3.2.2.3. Một số nhận xét từ sự phát triển kinh tế hợp tác ở Huyện Chợ Mới

- Tình hình hợp tác hóa nông nghiệp của Huyện Chợ Mới đã có bước phát triển nhưng chưa mạnh và chưa đồng đều giữa các địa phương trong Huyện.

- Một số địa phương chưa thật sự quan tâm chú trọng trong việc chỉ đạo củng cố xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác, một số nơi còn lúng túng, chần chừ hoặc trông chờ ở cấp trên. Một số cán bộ ở các ngành, các cấp chưa nhận thức sâu, đầy đủ về vai trò, vị trí của kinh tế hợp tác cũng như chủ trương phát triển kinh tế hợp tác phát triển. Một bộ phận nông dân còn có mặc cảm, ấn tượng về HTX kiểu cũ, chưa được tuyên tuyền, trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế hợp tác xã kiểu mới. Do đó họ chưa hiểu biết và tham gia xây dựng tổ chức kinh tế họp tác.

- Lực lượng cán bộ chuyên môn phụ trách công tác hợp tác hóa còn yếu và còn thiếu. cấp Huyện, xã, Thị trấn có bố trí cán bộ nhung kiêm nhiệm thêm nhiều việc, đội ngũ này đôi khi còn thay đổi thường xuyên. Do vậy, công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về hợp tác hóa chưa kịp thời, việc hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đở các đơn vị hợp tác gặp nhiều khó khăn.

- Các HTX.NN đã được xây dựng và hoạt động đúng luật nhưng còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển các hoạt động dịch vụ, nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn, hầu hết là các HTX chưa được vay vốn từ ngân hàng cũng như các nguồn vốn khác để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc. Do vậy chủ động xuống giống, chăm sóc, thu hoạch không kịp thời đồng bộ, tỷ lệ rủi ro do thiên tai, thời tiết cao. Hộ nông dân có nhu cầu cần thiết về dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhưng hiện nay rất ít HTX thực hiện.Vì thế sản phẩm làm ra khi tiêu thụ luôn bị tư thương ép giá, làm cho hộ nông dân bị thiệt thòi, thậm chí lỗ vốn đầu tư, công sức lao động do họ bỏ ra.

Nhìn chung, phát triển kinh tế hợp tác và HTX.NN Huyện Chợ Mới trong thời gian qua có bước phát triển khá và tương đối vững chắc, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo. Nếu có sự lãnh đạo tập trung hơn, hoàn thiện hơn các chính khuyến khích thì khu vực này sẽ phát triển nhanh chóng, đáp ứng các nhu cầu của nông dân như: tưới tiêu, cung ứng vật tư, cây,

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển các hợp tác xã huyện chợ mới tỉnh An Giang đến năm 2009 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)