4.4.2.1. Giải pháp chung để củng cố
Rà soát lại trình độ, năng lực của cán bộ quản lý, nhất là cán bộ giữ chức danh chủ chốt của HTX; trên cơ sở đó mà có kế hoạch và kết hợp với tỉnh, cử cán bộ quản lý HTX để
đào tạo lại cán bộ quản lý HTX, nội dung đào tạo nhằm nâng cao kiến thức quản trị kinh doanh, quản lý kinh tế cho cán bộ chủ chốt HTX, để từng bước thích ứng với nền kinh tế thị trường và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đối với kế toán trưởng, thành viên ban kiểm soát, các tổ, đội dịch vụ HTX. Ban quản trị HTX cần được quy hoạch và có kế hoạch đưa quản lý đi đào tạo, tiến hành củng cố tổ chức bộ máy các HTX, sắp xếp lại nhân sự, chọn người có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức giữ các chức danh chủ chốt HTX như Chủ nhiệm, Trưởng ban kiểm soát , Kế toán trưởng, theo đúng luật và điều lệ mẫu HTX.
Ngành nông nghiệp giúp các HTX tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyển dịch nhanh, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái và tiểu vùng đê bao của từng xã và nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Các HTX năng động quan hệ với các doanh nghiệp, trên cơ sở tư vấn của ngành nông nghiệp và hội nông dân, nhằm giúp HTX mở rộng các ngành nghề - dịch vụ nông nghiệp như: làm đại lý ủy thác cung ứng vật tư nông nghiệp, thức ăn gia súc, giống cây trồng vật nuôi, …
4.4.2.2. Giải pháp cụ thể
Thông qua hợp đồng kinh tế với doanh nghiệp sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, tất nhiên sẽ hình thành một số ngành nghề, dịch vụ mới phát sinh: dịch vụ sau thu hoạch, công nghệ sau thu hoạch, dịch vụ vận chuyển sản phẩm cho doanh nghiệp…góp phần mở rộng ngành nghề, dịch vụ trong HTX.
Để đảm bảo chủng loại giống có chất lượng theo yêu cầu của doang nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, trước hết phải đảm bảo đủ giống cho vùng chuyên canh lúa có chất lượng cao, một mặt ngành nông nghiệp tăng cường công tác xã hội hóa công tác giống, trên cơ sở có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia, hình thành hệ thống sản xuất và cung ứng giống lúa xác nhận trên toàn Huyện mà trong đó HTX là hạt nhân trong mạng lưới sản xuất giống để vừa chủ động nguồn giống trong HTX, vừa là nơi cung ứng giống cho mạng lưới giống của Huyện.
4.4.2.3. Giải pháp cụ thể để củng cố từng loại HTX
Đối với HTX mạnh, khá (12 HTX): Tiếp tục hỗ trợ giúp đỡ để các HTX này tiếp tục phát triển toàn diện, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, xây dựng mô hình điểmtừ sản xuất nguyên liệu gắn với sơ - chế biến tại chỗ và tiêu thụ ra thị trường, gắn với công nghệ sau thu hoạch, các HTX là điểm đầu mối về sản xuất giống, cho mô hình chuyển dịch cơ cấu sẩn xuất theo hướng sản xuất hành hóa.
Đối với HTX trung bình (5 HTX): Cần nâng cao tính chủ động của cán bộ quản lý, nhất là cán bộ chủ chốt của HTX trong điều hành sản xuất kinh doanh, trong quan hệ với các doanh nghiệp. Trên cơ sở tiếp tục tuyên truyền vận động cho nhân dân về luật HTX, nhằm kết nạp thêm xã viên, huy động thêm vốn cổ phần để mở rộng ngành nghề dịch vụ. Vốn sản xuất kinh doanh của các HTX được huy động trong nhân dân là chủ yếu, khi thật sự cần thiết mới vay, tránh hiện tượng vay ngoài, không thông qua tập thể, không trông chờ và ỷ lại bao cấp của Nhà nước. Do đó, HTX phải có phương án thực cụ thể và khả thi để huy động được vốn của xã viên và tranh thủ hỗ trợ của các doanh nghiệp, các ngành và các cấp.
Trước hết cần tập trung các chương trình thông qua câu lạc bộ nông dân và tổ khuyến nông như: chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, chương trình thâm canh sản xuất lúa chất lượng, các mô hình điểm,…Đồng thời tiến hành công tác vận động tuyên truyền trong nội bộ xã viên HTX và nông dân nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa về HTX.NN kiểu mới, vận động nhân dân tự nguyện tự giác tham gia củng cố, tổ chức bộ máy của HTX, sắp xếp lại bộ máy, chọn người có đủ năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức và giữ chức vụ chủ chốt của HTX
Đối với HTX không thể củng cố: sự cần thiết có thể sáp nhập vào HTX lân cận để tăng sức mạnh, khắc phục tình trạng yếu kém