Tài liệu gồm 18 trang chuyên sâu về bán phá giá và các biện pháp chống bán phá giá trong thương mại quốc tế có các nội dung chính: Khái quát chung về bán phá giá; các biện pháp chống bán phá giá trong pháp luật thương mại quốc tế; so sánh giữa biện pháp chống bán phá giá với biện pháp trợ cấp chính phủ, biện pháp đối kháng thương mại, giữa biện pháp chống bán phá giá với tự vệ thương mại… phục vụ học tập, ôn tập, ôn thi học phần, thi tốt nghiệp môn Pháp luật Thương mại quốc tế.
Trang 1BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
I KHÁI QUÁT VỀ BÁN PHÁ GIÁ:
1 Bản chất của bán phá giá:
Tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường là mục tiêu hướng tới của thương mại quốc
tế hiện đại Tuy nhiên, chính điều này đã đặt các quốc gia vào những tình huống nghiêm trọng như: thay đổi cơ cấu giá cả hàng hóa trên thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các ngành công nghiệp nội địa v.v… Bối cảnh đó đòi hỏi các quốc gia phải áp dụng những biện pháp pháp lý để ngăn chặn hoặc hạn chế ảnh hưởng của các tình huống này Thương mại quốc tế hiện đại gọi đó là “biện pháp phòng vệ thương mại” (trade remedy measures)
Một trong những tình huống nghiêm trọng mà chúng ta vừa đề cập chính là bán phá giá
Hiểu một cách đơn giản, bán phá giá là hành vi bán hàng hóa với mức giá thấp hơn giá thị trường Đây là hành vi của tự bản thân các doanh nghiệp thuộc một quốc gia nào
đó (không có sự trợ giúp của chính phủ - nếu có sẽ được xem là trợ cấp) đưa vào kinh
doanh trên thị trường của một quốc gia khác hàng hóa của mình với mức giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm hoặc thấp hơn mức giá thành sản xuất ra sản phẩm tại nước xuất khẩu (chi phí sản xuất + chi phí gián tiếp khác + lợi nhuận hợp lý) Gía trị thông thường của sản phẩm là trị giá của sản phẩm đó hoặc sản phẩm tương tự được bán
ở nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba
Như vậy, bán phá giá có thể hình thành dưới dạng phân biệt giá quốc tế hoặc bán dưới giá thành
a) Phân biệt giá quốc tế:
Khái niệm:
Doanh nghiệp xuất khẩu bán cùng một loại sản phẩm hàng hóa với mức giá khác nhau ở các thị trường khác nhau/ cho các khách hàng khác nhau Trong thương mại quốc tế, phân biệt giá quốc tế thường diễn ra dưới dạng bán một loại sản phẩm hoặc các sản phẩm tương tự với giá khác nhau giữa thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu
Điều kiện:
(i) Doanh nghiệp phải độc quyền đến mức chi phối được giá hàng hóa trên thị trường nội địa
Trang 2(ii) Doanh nghiệp phải được bảo vệ khỏi cạnh tranh quốc tế trên thị trường nội địa
b) Bán dưới giá thành:
Khái niệm:
Bán hàng hóa với mức giá thấp hơn mức giá thành sản xuất sản xuất hợp lý ( chi phí sản xuất + chi phí hợp lý khác + lợi nhuận hợp lý)
Nguyên nhân:
(i) Doanh nghiệp chấp nhận thua lỗ trong một thời gian nhất định để
cạnh tranh (ii) Sự giảm sút nhu cầu sản phẩm trên thị trường do suy thoài kinh tế
dẫn đến nhà sản xuất bán phá giá để bù đắp chi phí cố định hoặc giảm lỗ trước khi rút khỏi thị trường
(iii) Chính sách giá là mục tiêu của doanh nghiệp để người tiêu dùng
thích ứng với sản phẩm và cũng để chi phí sản xuất giảm theo thời gian
(iv) Cạnh tranh không lành mạnh – biện pháp được doanh nghiệp áp
dụng để loại trừ đối thủ, nắm vị trí độc quyền
2 Tác động của bán phá giá:
- Đối với quốc gia nhập khẩu:
Các doanh nghiệp của quốc gia nhập khẩu mất thị phần trên thị trường nội địa
Ảnh hưởng tới lợi lợi ích lâu dài của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu nếu hàng phá giá chiếm được vị trí độc quyền
- Đối với quốc gia xuất khẩu và nước thứ ba:
Ảnh hưởng tới người tiêu dùng ở quốc gia xuất khẩu Trong trường hợp thị trường ở quốc gia xuất khẩu là một thị trường đóng thì khả năng mà các doanh nghiệp chuyển chi phí duy trì lợi thế nhân tạo ở quốc gia nhập khẩu sang cho người tiêu dùng là rất lớn Hàng hóa giống hệt hoặc tương tự ở nội địa sẽ có mức giá cao hơn so với hàng xuất khẩu
Trang 3 Ảnh hưởng tới lợi ích của các quốc gia thứ ba vì các doanh nghiệp xuất khẩu của họ có nguy cơ bị mất thị trường
II CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ:
1 Cơ sở pháp lý áp dụng các biện pháp chống bán phá giá:
Điều VI GATT 1994, Hiệp định Chống bán phá giá (ADA)
Về cơ bản, WTO và hầu hết các quốc gia đều xác định bán phá giá không phải là hành vi
bất hợp pháp Điều VI GATT 1994 ghi nhận: “thành viên ký kết có thể áp dụng thuế
chống bán phá giá lên sản phẩm bị bán phá giá gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp đã hình thành hoặc ảnh hưởng vật chất đến sự hình thành một ngành công nghiệp khác…” Nói như vậy nghĩa là quốc gia chỉ được áp dụng
các biện pháp chống bán phá giá khi hành vi này gây thiệt hại ở mức độ nhất định đối với các doanh nghiệp nội địa
Ngoài GATT 1994 kế thừa quy định của GATT 1947 về các biện pháp chống bán phá giá, Hiệp định Chống bán phá giá (ADA) được các bên ký kết thông qua như một cơ sở pháp
lý rõ ràng, giải thích chi tiết , bổ sung Điều VI GATT và ghi nhận cụ thể các nguyên tắc
tố tụng cũng như luật thực định liên quan đến việc khởi kiện, điều tra chống bán phá giá; vấn đề thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại xảy ra hoặc
có thể xảy ra v.v… Lưu ý là Hiệp định ADA không thay thế Điều VI GATT mà phải luôn được sử dụng như một gói quyền chung, chỉ trong trường hợp Điều VI GATT mâu thuẫn với ADA thì các điều khoản của ADA sẽ ưu tiên được áp dụng
2 Đối tượng áp dụng:
Như đã trình bày, bán phá giá là hành vi tự bản thân của các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc một quốc gia (không có sự trợ giúp của chính phủ) đưa vào kinh doanh trên thị trường của một quốc gia khác hàng hóa của mình với mức thấp giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm Hành vi này bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá
khi sản phẩm bị bán phá giá gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất cho
ngành công nghiệp đã hình thành hoặc ảnh hưởng vật chất đến sự hình thành một ngành công nghiệp khác Như vậy, ta xác định:
- Chủ thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá: Quốc gia nhập khẩu khi
xác định có hành vi bán phá giá một hàng hóa nhất định, mà việc bán phá giá
Trang 4ấy gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất cho một ngành công nghiệp nội địa của quốc gia mình
- Chủ thể bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá: Các nhà nhập khẩu có
hành vi bán phá giá hàng hóa mà hành vi ấy gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành công nghiệp nội địa của quốc gia nhập khẩu
Việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá phải trên cơ sở tồn tại thiệt hại vật chất hoặc nguy cơ xẩy ra thiệt hại một cách rõ ràng được xác định dựa vào các bằng chứng cụ thể, hiện hữu mà không phải là các lời biện luận mang tính chất cáo buộc, không phải là khả năng xảy ra trong tương lai xa Tuy nhiên, để áp dụng các biện pháp này, cần thiết phải có những điều kiện về hình thức và nội dung nhất định
3 Điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá:
a) Các điều kiện hình thức:
Phải có đơn khởi kiện và đơn khởi kiện đó phải hợp pháp ( Điều 5.4 Hiệp định ADA):
Để có thể áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một sản phẩm hàng hóa nhập khẩu nhất định, quốc gia nhập khẩu phải tiến hành thủ tục điều tra xác định phá giá Về nguyên tắc,
việc điều tra chống bán phá giá sẽ do cơ quan có thẩm quyền thực hiện trên cơ sở có đơn khởi kiện của một trong các chủ thể sau:
- Đại diện ngành công nghiệp trong nước nhập khẩu sản xuất sản phẩm tương tự với hàng hóa bị điều tra
- Chính các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra
Ngoài ra, theo Điều 5.6 Hiệp định ADA thì “trong trường hợp đặc biệt, các cơ quan hữu
quan quyết định bắt đầu một cuộc điều tra mặc dù không có đơn yêu cầu tiến hành điều tra của hay đại diện cho ngành sản xuất trong nước…” Tuy nhiên, phải đảm bảo tuân
thủ những điều kiện nhất định được ghi nhận tại Điều 5.6 Hiệp định ADA
Tính hợp pháp của đơn khởi kiện: Đơn khởi kiện được đệ trình bởi hoặc nhân danh
ngành sản xuất trong nước nếu như đơn này được ủng hộ bởi các nhà sản xuất trong nước chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được làm bởi các nhà sản xuất
đã bày tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn yêu cầu đó Tuy nhiên, điều tra sẽ không được bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bày tỏ ý kiến tán thành điều tra chiếm ít hơn 25%
Trang 5tổng sản lượng sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra (Điều 5.4 ADA)
VD: Gỉa sử quốc gia nhập khẩu có hai nhà sản xuất thép cuộn là X và Y Tổng sản lượng hằng năm của X là 3.500 tấn trong khi của Y là 6.500 tấn X gừi đơn khởi kiện yêu cầu áp dụng thuế chống bán phá giá với sản phẩm thép cuộn nhập khẩu, Y không thể hiện có ủng
hộ hay phản đối nội dung đơn kiện của X
Kiểm tra yêu cầu 50% sản lượng: đơn khiếu kiện của X đạt yêu cầu vì X đại diện cho 100% sản lượng của các nhà sản xuất ủng hộ hoặc phản đối yêu cầu
Kiểm tra yêu cầu 25% sản lượng: đơn khiếu kiện của X đạt yêu cầu vì dại diện cho 35% tổng sản lượng cả nước
Tuy nhiên, nếu Y phản đối thì yêu cầu của X không được chấp nhận vì không đáp ứng được yêu cầu kiểm tra 50% sản lượng
Ngoài ra, đơn khởi kiện phải đảm bảo đầy đủ các thông tin liên quan đến chủ thể nộp đơn,
mô tả về hàng hóa bán phá giá, bằng chứng về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả
Tính đúng đắn của chứng cứ (Điều 5.3; Điều 6; Phụ lục II khoản 7 Hiệp định ADA):
Cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra tính đúng đắn và đầy đủ của chứng cứ được cung
cấp trong đơn để xác định bằng chứng đó có đủ để bắt đầu điều tra hay không bằng cách
mời các bên có liên quan (nhà xuất khẩu, nhà sản xuất nước ngoài, cá nhân, tổ chức
sử dụng sản phẩm bán phá giá trong quá trình sản xuất của mình) tham gia vào các buổi làm việc của các cơ quan có thẩm quyền và/hoặc phải tiến hành điều tra trên lãnh thổ của thành viên khác khi cần thiết.
Trường hợp có bên liên quan từ chối hợp tác thì cơ quan có thẩm quyền co quyền căn cứ vào các thông tin hiện có Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sau một khoảng thời
gian nhất định (30 ngày theo Điều 6.1.1 ADA) thì cơ quan có thẩm quyền được quyền sử dụng những thông tin hiện có này Thời gian cho các bên liên quan cung cấp thông tin phải
được giải thích phù hợp với tinh thần của Phụ lục II Hiệp định ADA “không gây ra các
khó khăn không cần thiết…và cần phải được xem xét trong quá trình điều tra”
b) Điều kiện về nội dung:
(i) Có sự cạnh tranh giữa sản phẩm tương tự do ngành công nghiệp nội địa sản xuất và hàng nhập khẩu:
Trang 6Khái niệm sản phẩm tương tự trong lĩnh vực bán phá giá được giải thích tại Điều 2.6 ADA,
theo đó sản phẩm tương tự là “sản phẩm giống hệt, tức là sản phẩm có tất cả các đặc tính
giống với sản phẩm đang được xem xét, hoặc trong trường hợp không có sản phẩm nào như vậy thì sản phẩm khác mặc dù không giống ở mọi đặc tính nhưng có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm được xem xét”.
Trên thực tế, việc xác định “sản phẩm tương tự” do cơ quan có thẩm quyền xác định tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể
(ii) Tồn tại “biên độ phá giá” đáng kể:
Khái niệm:
Biên độ phá giá là chênh lệch giữa giá xuất khẩu của sản phẩm nhập khẩu với giá trị thông thường của hàng hóa tương tự với sản phẩm nhập khẩu được tiêu thụ tại thị trường thành viên xuất khẩu ( Điều VI.1 GATT) Trong đó, lưu ý rằng:
- Giá xuất khẩu: giá bán hàng hóa tại cửa khẩu cuối cùng trước khi đến nước nhập khẩu
- Giá trị thông thường là mức giá trong các trường hợp sau đây:
Giá bán trong nước của hàng hóa tương tự đang bị điều tra
Giá bán thay thế trong trường hợp không có giá bán trong nước
Nếu biên độ phá giá nhỏ hơn 2% (biên độ phá giá < 2%) thì cơ quan có thẩm quyền phải chấm dứt điều tra vì sự chênh lệch này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền sản xuất nội địa
Cách tính:
Để đảm bảo công bằng, giá trị thông thường và giá xuất khẩu phải được so sánh trong cùng một điều kiện thương mại hoặc trên cơ sở những điều kiện thương mại gần gũi nhất Thông thường, người ta thường áp dụng các phương pháp sau để xác định biên độ bán phá giá:
1) Bình gia quyền (weight averaging):
Xuất phát từ đặc trưng của quan hệ xuất nhập khẩu, một nhà xuất khẩu luôn đưa hàng hóa của mình đến nhiều quốc gia Với mỗi thị trường như vậy, nhà xuất khẩu
có thể áp dụng các mức giá khác nhau Vì vậy, WTO cho phép các cơ quan điều tra
áp dụng phương pháp “bình gia quyền” để tính biên độ phá giá trên cơ sở việc so
Trang 7sánh là công bằng (Điều 2.4.2 ADA) Có 3 cách tính mà Cơ quan điều tra có thể cân nhắc áp dụng:
(i) So sánh trị giá thông thường bình quân gia quyền với giá xuất khẩu bình
quân gia quyền của tất cả các giao dịch của từng nhà sản xuất, xuất khẩu (ii) So sánh giá thông thường và giá xuất khẩu của từng giao dịch
(iii) So sánh giá thông thường bình quân gia quyền với giá xuất khẩu của từng
giao dịch ( phải giải thích rõ vì sao (i) và (ii) không được áp dụng)
2) Phương pháp tính “quy về không” (zeroing):
Phương pháp này trong khuôn khổ WTO bị coi là vi phạm về yêu cầu “so sánh công bằng” theo quy định tại Điều 2.4.2 ADA Do vậy dù ADA không cấm áp dụng nhưng trong rất nhiều các vụ kiện chống bán phá giá, cơ quan giải quyết tranh chấp đều bác bỏ cách tính này ( xem vụ kiện Thuế nhập khẩu của EU đối với
ga trải giường của Ấn Độ)
(iii) Có thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước:
Điều VI GATT và Điều 3 ADA ghi nhận quốc gia chỉ được áp dụng biện pháp chống bán phá giá sau khi đã xác định được thiệt hại vật chất hoặc mối đe dọa thiệt hại vật chất của hàng hóa nhập khẩu bán phá giá đối với ngành sản xuất nội địa
- Thiệt hại vật chất được xác định trên cơ sở có bằng chứng khách quan về các
yếu tố sau, trên cơ sở tính đến các nhân tố kinh tế có khả năng ảnh hưởng đến tình trạng của ngành sản xuất:
Khối lượng sản phẩm nhập khẩu được bán phá giá đến thị trường nội địa: có sự gia tăng đáng kể (tuyệt đối hoặc tương đối) khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá vào thị trường nội địa
Hậu quả của hàng nhập khẩu này đến các nhà sản xuất các sản phẩm trong nước: làm giảm giá bán sản phẩm tương tự trong nước nhập khẩu hoặc ngăn không cho giá của sản phẩm nội đại tăng lên
- Nguy cơ gây thiệt hại vật chất: Ngoài việc xem xét hai yếu tố trên, cơ quan
điều tra phải xem xét các yếu tố đặc thù sau:
Trang 8 Tỷ lệ gia tăng đáng kể hàng nhập khẩu được bán phá giá vào thị trường trong nước và đó là đấu hiệu cho thấy rất có khả năng nhập khẩu sẽ gia tăng ở mức lớn
Có sự gia tăng đáng kể trong tương lai gần hàng nhập khẩu được bán phá giá sang thị trường nước nhập khẩu
Hàng nhập khẩu với mức giá thấp có tác động làm giảm hoặc kìm hãm đáng kể giá trong nước và có thể làm tăng nhu cầu nhập khẩu hay không
Số thực tồn kho hàng nhập khẩu
(iv) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại đáng kể cho
ngành sản xuất trong nước:
Bán phá giá phải là nguyên nhân của thiệt hại kể trên Điều 3.5 ADA ghi nhận
“hàng nhập khẩu bán phá giá là nguyên nhân gây ra thiệt hại, những nhân tố khác
có thể gây thiệt hại cho nhà sản xuất trong nước của các thành viên và sẽ phải được xem xét”
4 Các biện pháp chống bán phá giá thường được áp dụng:
a) Nguyên tắc áp dụng:
Trên cơ sở có đơn khởi kiện hợp pháp, cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia nhập khẩu sẽ tiến hành điều tra chống bán phá giá Nếu kết quả điều tra cho thấy có hành vi bán phá giá và hành vi ấy gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trong nước đã được thiết lập hay làm chậm đáng kể việc lập nên một ngành sản xuất trong nước thì quốc gia nhập khẩu được quyền áp dụng các biện pháp chống bán phá giá
Nguyên tắc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá phải đảm bảo:
- Cơ quan điều tra chống bán phá giá phải chứng minh được ba điều kiện tồn tại của bán phá giá
- Chỉ nhằm mục đích “bù đắp hoặc ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực của hành vi
bán phá giá” mà không mang tính trừng phạt.
- Tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử
- Chỉ mang tính chất tạm thời
Trang 9b) Các biện pháp chống bán phá giá được áp dụng:
Xem xét vụ kiện Mỹ - Luật năm 2000 Liên quan đến thuế bù trừ đối với việc tiếp tục bán phá giá và duy trì trợ cấp (TS Trần Việt Dũng & TS Trần Thị Thùy Dương – Tìm hiểu Luật WTO qua một số vụ kiện về chống bán phá giá) Cơ quan điều tra đã gạt bỏ
lập luận của phía Mỹ khi Mỹ áp dụng biện pháp trích một phần thuế chống bán phá giá để
bù đắp cho các nhà sản xuất trong nước bị ảnh hưởng bởi hành vi bán phá giá sản phẩm thép của các nhà xuất khẩu từ Indonesia, Thailand, Oxtralia, Brazil, Chili, EC, Ấn Độ,
Nhật Bản và Hàn Quốc Qua đó, có thể thấy trong khuôn khổ WTO, các biện pháp chống bán giá được phép áp dụng bao gồm 3 biện pháp sau:
1) Thuế chống bán phá giá
Nếu thỏa mãn các điều kiện hình thức và nội dung kể trên, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, quốc gia nhập khẩu được quyền áp dụng thuế chống bán phá giá với hàng nhập khẩu như một biện pháp tự vệ (nhằm bù đắp hoặc hạn chế các thiệt hại vật chất do bán phá giá gây ra) Tuy nhiên, mức thuế suất được áp dụng không được cao hơn biên độ phá giá của hàng nhập khẩu được bán phá giá Điều VI
GATT ghi nhận: “thuế suất chống bán phá giá không được vượt qua biên độ bán phá giá
trong kết luận cuối cùng”.
Về thời hạn áp dụng đối với thuế chống bán phá giá, ĐIều 11.1 ADA ghi nhận: thuế
chống bán phá giá chỉ được duy trì cho tới khi nó còn ý nghĩa chống lại các trường hợp bán phá giá gây thiệt hại Theo quy định của ADA thì thời hạn áp dụng thuế chống bán
phá giá không được kéo dài quá 5 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp đó, trừ trường hợp có bằng chứng cụ thể cho thấy việc chấm dứt áp dụng thuế chống bán phá giá
sẽ dẫn đến sự tiếp tục hoặc tái phát sinh hiện tượng phá giá và các thiệt hại
2) Biện pháp chống bán phá giá tạm thời:
Hình thức áp dụng:
- Thuế tạm thời
- Hình thức đảm bảo
Tiền đặt cọc
Tiền đảm bảo
Trang 10 Khi áp dụng hình thức đảm bảo này thì mức thuế phải tương đương với mức thuế chống bán phá giá được dự tính tạm thời và không được cao hơn biên độ biên độ phá giá được dự tính tạm thời
- Đình chỉ định giá tính thuế : phải chỉ rõ mức thuế thông thường và mức thuế chống bán phá giá được dự tính và tuân theo các điều kiện được áp dụng cho các biện pháp tạm thời khác
Thời gian áp dụng:
- Các biện pháp tạm thời không được phép áp dụng sớm hơn 60 ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra
- Việc áp dụng sẽ được hạn chế ở một khoảng thời gian càng ngắn càng tốt vào không quá 4 tháng
- Cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định kéo dài thời gian áp dụng không quá 6 tháng khi có yêu cầu của các nhà sản xuất đại diện cho một tỉ lệ đáng kể khối lượng thương mại liên quan
- Trong qua trình điều tra, nếu như cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xem liệu một mức thuế thấp hơn biên độ phá giá có thể loại bỏ tổn hại phát sinh hay không, khoảng thời gian trên có thể tương ứng 6 và 9 tháng
3) Cam kết về giá:
Điều 8.1 Hiệp định ADA quy định: Trong trường hợp cơ quan điều tra chống bán phá giá
nhận được cam kết từ phía doanh nghiệp xuất khẩu thay đổi chính sách giá hoặc đình chỉ hành động bán phá giá vào khu vực đang điều tra thì thủ tục điều tra có thể bị đình chỉ hay chấm dứt mà không dẫn đến việc áp đặt biện pháp tạm thời hay biện pháp thuế chống bán phá giá Tuy nhiên, cam kết về giá này có được chấp nhận hay không là tùy thuộc vào nhận định của cơ quan điều tra chống bán phá giá nhận định là cam kết ấy có mang tính
thực tế hay không (Điều 8.3 ADA)
Cơ quan điều tra chống bán phá giá có thể gợi ý cho nhà xuất khẩu đưa ra cam kết về giá, tuy nhiên nhà xuất khẩu không bị buộc phải đưa ra cam kết về giá Khi một cam kết về giá được đưa ra, nếu nhà xuất khẩu hoặc cơ quan điều tra mong muốn thì quá trình điều tra chống bán phá giá vẫn có thể tiếp tục cho đến khi có kết luận cuối cùng: (i) Nếu bán