1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Biện pháp tự vệ thương mại

4 288 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 19,7 KB

Nội dung

Tài liệu chuyên sâu về biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế gồm các nội dung: cơ sở pháp lý, khái niệm, tính chất của biện pháp; thời điểm áp dụng, đối tượng áp dụng, điều kiện áp dụng, thủ tục áp dụng, nguyên tắc áp dụng, nội dung áp dụng, giá cả áp dụng và thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế; So sánh sự khác nhau giữa nhóm biện pháp chống bán phá giá và đối kháng với biện pháp tự vệ…phục vụ học tập, ôn tập, ôn thi học phần, thi tốt nghiệp môn Luật Thương mại quốc tế.

Trang 1

BIỆN PHÁP TỰ VỆ THƯƠNG MẠI,

SO SÁNH CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ BIỆN PHÁP

ĐỐI KHÁNG

1. Cơ sở pháp lý:

Biện pháp tự vệ thương mại hay còn gọi là điều khoản miễn nghĩa vụ được ghi nhận lần đầu tiên trong Hiệp định giữa Mexico và Hoa Kì năm 1943 liên quan đến chế độ thương mại có đi có lại giữa hai quốc gia này

Trong hệ thống GATT/WTO, biện pháp tự vệ thương mại được quy định chủ yếu tại điều XIX Hiệp định GATT và Hiệp định tự vệ thương mại (SA)

Các nước thành viên khi xây dựng pháp luật nội địa về biện pháp tự vệ có nghĩa vụ tuân theo các nguyên tắc này của WTO

Các vụ kiện, việc điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ trên thực tế được tiến hành theo pháp luật nội địa của từng nước nhập khẩu, phù hợp với quy định liên quan của WTO

2. Khái niệm:

Xét về mặt ngữ nghĩa: Biện pháp tự vệ hiểu theo nghĩa thông thường nhất là việc quốc gia áp dụng các biện pháp nhằm đối phó lại với sự tăng lên của hàng hóa nhập khẩu

vô thị trường nội địa, nhằm bảo hộ nền sản xuất nội địa

Xét về mặt pháp lí: Theo quy định của pháp luật thì biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước

 Về bản chất: Biện pháp tự vệ thương mại là ngoại lệ của hệ thống thương mại GATT/WTO theo đó trong một số trường hợp cần thiết khẩn cấp những thành viên WTO được phép miễn thực hiện một số nghĩa vụ theo quy định của GATT và các cam kết WTO liên quan

3 Tính chất:

Việc sử dụng biện pháp tự vệ là để “đối phó” với hành vi thương mại hoàn toàn bình thường (không có hành vi vi phạm pháp luật hay cạnh tranh không lành mạnh) nên

về hình thức, việc áp dụng biện pháp tự vệ bị coi là đi ngược lại chính sách tự do hoá thương mại của WTO Nhưng nó được nội hóa trong WTO để bảo đảm việc phải mở cửa thị trường và tự do hoá thương mại theo các cam kết WTO, theo đó các biện pháp tự vệ chính là một hình thức "van an toàn" mà hầu hết các nước nhập khẩu là thành viên WTO

Trang 2

đều mong muốn Với chiếc van này, nước nhập khẩu có thể ngăn chặn tạm thời luồng nhập khẩu để giúp ngành sản xuất nội địa của mình tránh những đổ vỡ trong một số trường hợp đặc biệt khó khăn

4. Thời điểm áp dụng:

Biện pháp tự vệ được áp dụng khi và chỉ khi cơ quan có thẩm quyền của thành viên nhập khẩu WTO kết luận thành viên đó đáp ứng và tuân thủ các điều kiện được quy định tại điều XIX GATT và điều 2 Hiệp định về các biện pháp tự vệ

5. Đối tượng áp dụng:

Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp dụng đối với dịch

vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ

6. Điều kiện áp dụng:

- Có sự gia tăng của hàng hóa nhập khẩu đang bị điều tra

- Sự phát triển không lường trước được là kết quả từ các nghĩa vụ mà thành viên nhập khẩu áp dụng biện pháp tự vệ thương mại phải tuân thủ quy định của GATT

- Việc gia tăng hàng hóa nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp nội địa của thành viên nhập khẩu đang sản xuất sản phẩm tương tự, sản phẩm cạnh tranh trực tiếp

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu gia tăng và thiệt hại, đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước

Tuy nhiên, biện pháp này vẫn có ngoại lệ:

Áp dụng biện pháp tự vệ thương mại theo điều 5 Hiệp định nông nghiệp, biện

pháp này không yêu cầu thành viên nhập khẩu phải xuất trình chứng cứ liên quan đến thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc trong lĩnh vực nông nghiệp

Cơ quan có thẩm quyền của thành viên nhập khẩu chứng minh rằng khối lượng hàng nông sản được đánh dấu SSG tăng nhanh vượt quá mức quy định giá nhập khẩu thấp hơn mức giá tham khảo quy định Lúc này ta sẽ sử dụng biện pháp thuế quan

7. Thủ tục áp dụng:

- Điều tra

- Biện pháp tự vệ tạm thời: Điều 6 – SA

- Thực hiện biện pháp tự vệ thương mại (tăng thuế nhập khẩu hoặc hạn chế lượng nhập khẩu: Điều 5.1 – SA)

- Rà soát: Điều 11 – DSU

8. Nguyên tắc áp dụng:

Trang 3

- Biện pháp tự vệ thương mại được áp dụng khi đáp ứng đủ điều kiện bắt buộc.

- Ngăn chặn thiệt hại để ngành sản xuất trong nước điều chỉnh

- Không phân biệt đối xử

- Bồi thường khi áp dụng biện pháp tư vệ thương mại

9. Nội dung:

Khi áp dụng biện pháp tự vệ phải áp dụng tất cả các nguyên tắc MFN Các nhóm nội dung chính của Hiệp định về Biện pháp tự vệ:

- Nhóm các quy định về điều kiện được phép áp dụng biện pháp tự vệ;

- Nhóm các quy định về thủ tục điều tra và cách thức áp dụng biện pháp tự vệ

- Nhóm các quy định về biện pháp bồi thường;

- Nhóm các quy định ưu tiên dành cho các nước đang phát triển;

Đối với doanh nghiệp, để có hiểu biết khái quát về những vấn đề cơ bản nhất về biện pháp tự vệ, doanh nghiệp chỉ cần tiếp cận các quy định của WTO về vấn đề này là đủ Tuy nhiên, để biết chi tiết về trình tự, thủ tục, cơ quan có thẩm quyền… trong các vụ việc điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ cụ thể ở mỗi thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp cần tìm hiểu các quy định pháp luật về biện pháp tự vệ của nước đó

10. Về giá phải trả khi tiến hành biện pháp tự vệ thương mại:

Theo Khoản 1, 2 – Điều 8 Hiệp định tự vệ thương mại:

+ Thành viên nhập khẩu có nghĩa vụ cam kết bồi thường cho các thành viên có hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ thương mại

+Mức độ và phương thức bồi thường sẽ được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên Nếu không thống nhất được thì các thành viên bị áp dụng biện pháp tự vệ được quyền áp dụng biện pháp trả đũa bằng cách ngưng thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ thương mại của mình đối với quốc gia này mà không thực hiện bồi thường theo quy định Tuy nhiên việc áp dụng biện pháp trả đũa có hạn chế nhất định,trong vòng 3 năm đầu tiên

kể từ ngày thành viên áp dụng biện pháp tự vệ, thành viên xuất khẩu có nghĩa vụ không

áp dụng các biện pháp trã đũa lại bằng biện pháp tự vệ thương mại được áp dụng với sản phẩm xuất khẩu được quy định tại khoản 3 điều 8 Hiệp định tự vệ thương mại

11. Thời hạn áp dụng:

Một thành viên sẽ chỉ áp dụng trong thời hạn cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng và tạo điều kiện điều chỉnh Thời gian này không được quá 4 năm nếu muốn tiếp tục thì gia hạn thêm 4 năm tiếp theo

Trang 4

 Việc áp dụng biện pháp tự vệ khi việc gia tăng hàng loạt các hàng hóa nhập khẩu ảnh hưởng đến hàng hóa nội địa hay là ảnh hưởng của việc thực hiện cắt giảm thuế quan và việc hạn chế áp dụng các biện pháp phi thuế quan để thực hiện các cam kết của thành viên áp dụng biện pháp tự về chứ không xuất phát từ cạnh tranh không lành mạnh hay cạnh tranh lành mạnh nhằm bảo vệ thị trường trong nước

*Sự khác nhau giữa nhóm biện pháp chống bán phá giá và đối kháng với biện

pháp tự vệ

BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

VÀ BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG

BIỆN PHÁP TỰ VỆ

- Xử lý hành vi thương mại không lành

mạnh

- Thông qua việc áp thuế

- Không phải đền bù

- Thuế riêng biệt cho từng nước và từng

nhà xuất khẩu

- Áp dụng ngay cả khi hoạt động thương mại diễn ra lành mạnh

- Áp thuế hoặc hạn ngạch

- Phải đền bù cho các đối tác thương mại

- Không quan tâm đến xuất xử hay nhà xuất khẩu (áp dụng trên nguyên tắc MFN)

Ngày đăng: 30/08/2017, 16:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w