Tài liệu có nội dung so sánh các biện pháp phòng vệ trong pháp luật thương mại quốc tế gồm: Biện pháp tự vệ thương mại, biện pháp chống bán phá giá, trợ cấp chính phủ và biện pháp đối kháng về các tiêu chí như cơ sở pháp lý quy định, khái niệm, thời điểm áp dụng, điều kiện áp dụng, thời hạn áp dụng, nguyên tắc áp dụng và các trường hợp đặc biệt… phục vụ học tập, ôn tập, ôn thi học phần, thi tốt nghiệp môn Luật Thương mại quốc tế.
Trang 1SO SÁNH CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ TRONG PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Giống nhau:
- Đều là biện pháp phòng vệ thương mại, là những thủ tục pháp lý cho phép các quốc gia thực hiện những biện pháp hạn chế nhập khẩu tạm thời
mà không ảnh hưởng tới những cam kết mở cửa thị trường của mình
- Mục đích: Để bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước những thiệt hại và trong những điều kiện nhất định mà không ảnh hưởng tới nghĩa vụ thương mại và cam kết mở cửa thị trường của quốc gia
- Đối tượng: Là các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu
Khác nhau:
BIỆN PHÁP TỰ VỆ BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRỢ CẤP CHÍNH PHỦ -
BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG
Cơ sở
pháp lý -Điều XIX-GATT.- Hiệp định Tự vệ Thương mại
SA
- Điều V – Hiệp định Nông nghiệp
- Điều VI – GATT 1994
- Hiệp định về chống bán phá giá (ADA) - Điều VI, XVI – Hiệp định chung về Thuếquan và thương mại 1994 (GATT 1994)
- Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng – SCM
- Điều XV – Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS)
- Phần IV – Hiệp định về Nông nghiệp (AOA)
Khái niệm - Tự vệ là biện pháp mà WTO
cho phép một quốc gia thành viên có thể hạn chế nhâp khẩu một hoặc một số loại hàng hóa trong những trường hợp khẩn cấp, khi lượng hàng nhập khẩu tăng đột biến đe dọa hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước
- Một hàng hóa được coi là bị bán phá giá nếu giá xuất khẩu của hàng hóa đó được xuất khẩu
từ một nước sang một nước khác thấp hơn giá
có thể so sánh được của sản phẩm tương tự ở nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại thông thường
- Trợ cấp Chính phủ là các khoản đóng góp tài chính hoặc lợi ích kinh tế đặc biệt của Chính phủ hay cơ quan công quyền dành cho các doanh nghiệp hoặc ngành sản xuất trong nước nằm trên lãnh thổ của mình nhằm đạt được một/ một số mục tiêu kinh tế
Trang 2Thời điểm
áp dụng - Được áp dụng khi và chỉ khi cơ
quan có thẩm quyền của thành viên nhập khẩu WTO kết luận thành viên đó đáp ứng và tuân thủ các điều kiện được quy định tại Điều XIX GATT và Điều 2 Hiệp định về các biện pháp tự vệ
- Được áp dụng khi tuân thủ các thủ tục điều tra được bắt đầu và tiến hành theo đúng qui định của Hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT Đồng thời khi có một hành động được thực thi theo luật hoặc các qui định về chống bán phá giá
- Được áp dụng căn cứ trên cơ sở điều tra, được khởi tố và thực hiện pjù hợp với các qui định của Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng, Hiệp định Nông nghiệp
Điều kiện - Có sự gia tăng đáng kể của
hàng hóa nhập khẩu
- Sự gia tăng này mang tính đột biến do những thay đổi về chế
độ thương mại
- Sự gia tăng này gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa tương ứng
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu gia tăng và thiệt hại/ đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước
(Điều XIX – GATT, Điều 2 – Hiệp định Tự vệ Thương mại)
- Hàng hóa được đưa vào kinh doanh trên thị trường nhập khẩu với giá thấp hơn giá thông thường
- Ngành sản xuất nội địa tương ứng bị thiệt hại
về vật chất
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại vật chất đó
(Khoản 1 – Điều VI GATT)
- Có sự tồn tại của trợ cấp
- Thiệt hại hoặc khả năng đe dọa gây ra thiệt hại
- Mối quan hệ nhân quả giữa trợ cấp và thiệt hại
(Điều 1 Hiệp định SCM)
Nguyên
tắc áp
dụng
- Đáp ứng điều kiện được ghi nhận tại Điều 2,4 Hiệp định Tự
vệ Thương mại
- Đồng thời, phù hợp với các nguyên tắc:
(1) Biện pháp Tự vệ Thương mại được áp dụng đáp ứng điều kiện bắt buộc
(2) Ngăn chặn thiệt hại giúp
- Được áp dụng để đối phó hành vi bán phá giá gây thiệt hại chỉ bao gồm 3 biện pháp thuế:
chống bán phá giá, biện pháp chống phá giá tạm thời và cam kết về giá
- Nguyên tắc: áp dụng 4 nguyên tắc (1) Chứng minh sự hiện diện của 4 điều kiện, yếu tố của hành vi bán phá giá
(2) Biện pháp chống bán phá giá chỉ nhằm mục tiêu khắc phục, không mang tính trừng
- Áp dụng biện pháp chống trợ cấp để khắc phục thiệt hại do các trợ cấp man tính riêng biệt gây ra trên cơ sở không phân biệt đối xử đối với sản phẩm nhập khẩu từ mọi nguồn
đã kết luận là có trợ cấp và gây thiệt hại
Trang 3ngành sản xuất trong nước điều chỉnh
(3) Không phân biệt đối xử
(4) Bồi thường khi áp dụng biện pháp Tự vệ Thương mại
phạt
(3) Áp dụng trên nguyên tắc không phân biệt đối xử
(4) Mang tính tạm thời
Thời hạn
áp dụng - Về nguyên tắc, biện pháp Tựvệ Thương mại là các biện pháp
mang tính tạm thời, chỉ được áp dụng tối đa 4 năm (trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn thêm 4 năm tiếp theo)
- Đối với các nước đang phát triển là 10 năm
(Điều 7.2-Hiệp định Tự vệ Thương mại)
- Mang tính tạm thời phải được tháo bỏ khi ảnh hưởng của bán phá giá bị triệt tiêu
- Thông thường một qui định áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ chấm dứt hiệu lực không muộn hơn 5 năm kể từ khi áp dụng trừ trường hợp chống bán phá giá được yêu cầu tiếp tục
áp dụng khi cơ quan có thẩm quyền thấy cần thiết
(Điều 11.2, 11.3 Hiệp định ADA)
- Áp dụng trong vòng 5 năm kể từ ngày bắt đầu áp dụng
- Trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn thêm, thời hạn gia hạn thêm không vượt quá
5 năm trong mỗi lần gia hạn
(Điều 21,3, 19.3 Hiệp định SCM)
Trường
hợp đặc
biệt
- Quy chế đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển: Nước nhập khẩu không được tiến hành điều tra và không được áp dụng các biện pháp tự vệ đối với quốc gia đang phát triển và có lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan ít hơn 3% tổng nhập khẩu hàng hóa tương tự vào nước nhập khẩu
- Quy định này sẽ không được
áp dụng nếu tổng lượng nhập khẩu từ tất cả các nước xuất khẩu có hoàn cảnh tương tự chiếm trên 9% tổng lượng nhập khẩu hàng hóa tương tự vào nước nhập khẩu
- Điều 9.1 Hiệp định tự vệ SA
- Các biện pháp tạm thời và chống phá giá chỉ được áp dụng đối với sản phẩm được đưa vào tiêu dùng sau thời điểm mà quyết định đưa ra lần lượt theo khoàn 1 điều 7 và khoản 1 điều 9 Hiệp định chống bán phá giá ADA , trừ trường hợp tại điều 10 của Hiệp định này,tức có nghĩa
là hồi tố
- Đối với quốc gia thuộc nhóm chậm phát triển được miễn trách nhiệm pháp lí đối với tranh chấp đèn đỏ
- Một số quốc gia đang phát triền chịu trách nhiệm pháp lí đối với trợ cấp đèn đỏ trong 8 năm kể từ hiệp định WTO có hiệu lực
- Điều 27.3 Hiệp định SCM