1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàn thiện công tác khoán quản trị chi phí vật tư Công ty Than Mạo Khê – TKV

187 600 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 187
Dung lượng 822,43 KB

Nội dung

MỤC LỤC Lời mở đầu 4 Chương 1: Tình hình chung và những điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty than Mạo Khê TKV 6 1.1 Giới thiệu chung về công ty than Mạo Khê – TKV 7 1.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty 7 1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty 8 1.2 Điều kiện vật chất, kỹ thuật sản xuất của công ty 8 1.2.1 Điều kiện địa chất – tự nhiên 8 1.2.2. Công nghệ sản xuất tại công ty than Mạo Khê 12 1.3 Các điều kiện kinh tế xã hội của sản xuất 19 1.3.1 Tình hình tập trung hóa, chuyên môn hóa, và hợp tác hóa sản xuất của công ty than Mạo Khê 19 1.3.2 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất tại công ty than Mạo Khê 20 1.3.3 Tình hình xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch 26 1.3.4 Tình hình sử dụng lao động trong công ty than Mạo Khê 26 Kết luận chương 1 27 Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo Khê TKV 29 2.1 Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của công ty than Mạo Khê – TKV 30 2.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty 33 2.2.1. Phân tích chung sản lượng sản xuất và tiêu thụ bằng đơn vị giá trị 33 2.2.2. Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp 35 2.2.3. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 50 2.2.4. Phân tích tính chất cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 57 2.3. Phân tích hình sử dụng tài sản cố định và năng lực sản xuất 58 2.3.1. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định 59 2.3.2. Phân tích năng lực sản xuất 68 2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương 81 2.4.1. Phân tích số lượng và kết cấu lao động 81 2.4.2. Phân tích chất lượng lao động 83 2.4.3. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động và các nguyên nhân gây lãng phí thời gian lao động 89 2.4.4.Phân tích chung năng suất lao động 90 2.4.5 Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương và tiền lương bình quân của doanh nghiệp 93 2.5. Phân tích giá thành sản phẩm 96 2.5.1. Phân tích chung chi phí sản xuất và giá thành 96 2.5.2. Phân tích các khoản mục và yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm 103 2.6. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 104 2.6.1. Đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp 104 2.6.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh 112 2.6.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 114 2.6.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu 121 Kết luận chương 2 129 Chương 3: Hoàn thiện công tác khoán quản trị chi phí vật tư tại Công ty than Mạo Khê TKV 132 3.1. Giới thiệu chung về chuyên đề 133 3.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu hoàn thiện công tác khoán chi phí 133 3.1.2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu 134 3.2. Thực trạng khoán quản trị chi phí vật tư tại phân xưởng khai thác 3 công ty than Mạo Khê tkv 135 3.2.1. Giới thiệu chung về phân xưởng khai thác 3 công ty than Mạo Khê – TKV 135 3.2.2. Thực trạng giao khoán chi phí vật tư tại phân xưởng khai thác 3 137 3.2.3. Đánh giá công tác khoán và quản trị chi phí vật tư chủ yếu tại PXKT 3 161 3.3. Các giải pháp hoàn thiện công tác khoán chi phí vật tư tại phân xưởng khai thác 3, công ty than Mạo Khê 162 3.3.1. Giải pháp 1 “Hoàn thiện quy trình giao khoán và điều hành sản xuất” 162 3.3.2. Giải pháp thứ 2: “Tăng cường quản lý lao động trong PXKT 3” 165 3.3.3. Giải pháp 3 “Hoàn thiện quy trình cấp phát vật tư tại phân xưởng sản xuất” 165 3.3.4. Giải pháp thứ 4: “Thay đổi mức tiết kiệm chi phí một số vật tư phát sinh” 167 3.3.5. Giải pháp thứ 5 “Thay đổi mức thưởng phạt” 170 3.3.6. Giải pháp thứ 6: “ Điều chỉnh lại mức giao khoán cho phân xưởng”. 173 3.3.7. Một số giải pháp khác 175 Kết luận chương 3 176 Kết luận chung 177 Tài liệu tham khảo 178

Trang 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu 4

Chương 1: Tình hình chung và những điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty than Mạo Khê - TKV 6

1.1 Giới thiệu chung về công ty than Mạo Khê – TKV 7

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty 7

1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty 8

1.2 Điều kiện vật chất, kỹ thuật sản xuất của công ty 8

1.2.1 Điều kiện địa chất – tự nhiên 8

1.2.2 Công nghệ sản xuất tại công ty than Mạo Khê 12

1.3 Các điều kiện kinh tế - xã hội của sản xuất 19

1.3.1 Tình hình tập trung hóa, chuyên môn hóa, và hợp tác hóa sản xuất của công ty than Mạo Khê 19

1.3.2 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất tại công ty than Mạo Khê 20

1.3.3 Tình hình xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch 26

1.3.4 Tình hình sử dụng lao động trong công ty than Mạo Khê 26

Kết luận chương 1 27

Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo Khê - TKV 29

2.1 Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của công ty than Mạo Khê – TKV 30

2.2 Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty 33

2.2.1 Phân tích chung sản lượng sản xuất và tiêu thụ bằng đơn vị giá trị 33

2.2.2 Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp 35

2.2.3 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 50

2.2.4 Phân tích tính chất cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 57

2.3 Phân tích hình sử dụng tài sản cố định và năng lực sản xuất 58

2.3.1 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định 59

2.3.2 Phân tích năng lực sản xuất 68

2.4 Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương 81

Trang 2

2.4.1 Phân tích số lượng và kết cấu lao động 81

2.4.2 Phân tích chất lượng lao động 83

2.4.3 Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động và các nguyên nhân gây lãng phí thời gian lao động 89

2.4.4.Phân tích chung năng suất lao động 90

2.4.5 Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương và tiền lương bình quân của doanh nghiệp 93

2.5 Phân tích giá thành sản phẩm 96

2.5.1 Phân tích chung chi phí sản xuất và giá thành 96

2.5.2 Phân tích các khoản mục và yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm 103

2.6 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 104

2.6.1 Đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp 104

2.6.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh 112

2.6.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 114

2.6.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu 121

Kết luận chương 2 129

Chương 3: Hoàn thiện công tác khoán quản trị chi phí vật tư tại Công ty than Mạo Khê - TKV 132

3.1 Giới thiệu chung về chuyên đề 133

3.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu hoàn thiện công tác khoán chi phí 133

3.1.2 Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu 134

3.2 Thực trạng khoán quản trị chi phí vật tư tại phân xưởng khai thác 3 công ty than Mạo Khê - tkv 135

3.2.1 Giới thiệu chung về phân xưởng khai thác 3 công ty than Mạo Khê – TKV .135

3.2.2 Thực trạng giao khoán chi phí vật tư tại phân xưởng khai thác 3 137

3.2.3 Đánh giá công tác khoán và quản trị chi phí vật tư chủ yếu tại PXKT 3 161

3.3 Các giải pháp hoàn thiện công tác khoán chi phí vật tư tại phân xưởng khai thác 3, công ty than Mạo Khê 162

Trang 3

3.3.1 Giải pháp 1 “Hoàn thiện quy trình giao khoán và điều hành sản xuất” 162

3.3.2 Giải pháp thứ 2: “Tăng cường quản lý lao động trong PXKT 3” 165

3.3.3 Giải pháp 3 “Hoàn thiện quy trình cấp phát vật tư tại phân xưởng sản xuất” .165

3.3.4 Giải pháp thứ 4: “Thay đổi mức tiết kiệm chi phí một số vật tư phát sinh” 167 3.3.5 Giải pháp thứ 5 “Thay đổi mức thưởng phạt” 170

3.3.6 Giải pháp thứ 6: “ Điều chỉnh lại mức giao khoán cho phân xưởng” 173

3.3.7 Một số giải pháp khác 175

Kết luận chương 3 176

Kết luận chung 177

Tài liệu tham khảo 178

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong hơn 20 năm qua, kể từ khi hoạt động theo mô hình Tập đoàn (từ tháng

10 năm 1994 đến nay), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Tậpđoàn TKV) đã đạt sản lượng than khai thác trên 500 triệu tấn, trở thành một trongnhững tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước, được Nhà nước giao trách nhiệm chínhtrong việc thực hiện quy hoạch phát triển ngành Than, ngành Công nghiệp Bau-xít -alumin - nhôm, ngành Công nghiệp Titan và một số ngành công nghiệp khai tháckhoáng sản khác Tập đoàn TKV được xếp hạng nằm trong số 10 doanh nghiệp nhànước lớn nhất theo Bảng đánh giá 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (VNR 500)trong giai đoạn 2005-2015, duy trì ổn định Hệ số tín nhiệm (tương đương mức B+)

do hai tổ chức đánh giá có uy tín quốc tế là Moody’s và S&P thực hiện Đóng gópvào sự phát triển lớn mạnh của Tập đoàn TKV có vai trò hết sức quan trọng của cácdoanh nghiệp khai thác than Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam hàng năm đãcung cấp nguồn nhiên liệu phục vụ cho các ngành khác như: Điện, Đạm, Sứ, Giấy,

Xi Măng Ngoài ra còn xuất khẩu hàng triệu tấn than có giá trị cao

Công ty than Mạo Khê – TKV là một thành viên của Tập đoàn than khoáng sảnViệt Nam, đồng thời là một đơn vị đầu tiên của ngành than thực hiện công nghệ khaithác xuống sâu (-150) và (-80) so với mặt nước biển và bốc xúc hàng triệu m3 đất đá,sản phẩm của công ty than Mạo khê hàng năm có chất lượng cao được khách hàngtrong và ngoài nước tín nhiệm Trải qua hơn 55 năm xây dựng và trưởng thành công

ty than Mạo Khê đã giành được những kết quả trong hoạt động sản xuất kinh doanhđóng góp vào công cuộc đổi mới của đất nước Bước vào thời kỳ đổi mới các doanhnghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường công ty đã từng bước phát triển phù hợp với

điều kiện mới, với mục tiêu: “An toàn - chất lượng - tăng trưởng - hiệu quả”

Trong bối cảnh kinh tế trong nước có nhiều biến động, theo Tổng cục Thống

kê nông nghiệp suy giảm kết hợp với khó khăn trong ngành Công nghiệp khaikhoáng là nguyên nhân chính dẫn tới tăng trưởng thấp Điều này đòi hỏi các doanhnghiệp nói chung, ngành than nói riêng cần có những biện pháp giúp tiết giảm chiphí, giảm giá thành sản phẩm, khắc phục những tồn tại trong công tác quản trị chiphí Công tác khoán quản trị chi phí hiện nay đang là một trong những yếu tố cốt lõigiúp các đơn vị trong ngành than duy trì ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo việclàm, thu nhập cho người lao động

Qua thời gian thực tập và tìm hiểu tại Công ty Than Mạo Khê – TKV được sựgiúp đỡ của cán bộ công nhân trong công ty, thầy Nguyễn Ngọc Khánh cùng cácthầy cô trong Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Bản đồ án tốt nghiệp đã được hoàn thành với nội dung “Hoàn thiện công tác khoán

Trang 5

quản trị chi phí vật tư Công ty Than Mạo Khê – TKV” Mục đích tổng kết vận dụng

những kiến thức đã học, nghiên cứu thực tế sản xuất kinh doanh đã tìm ra những ưuđiểm và hạn chế, cũng nhưn những tiềm năng của doanh nghiệp để có hướng cảithiện, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh

Nội dung đồ án bao gồm những phần chính sau:

- Kết luận và kiến nghị của đồ án

- Danh mục tài liệu tham khảo

Đồ án đã trình bày được khá chi tiết và đầy đủ về công tác khoán quản trị chiphí vật tư nhưng do điều kiện thời gian và kiến thức có hạn nên đồ án không tránhkhỏi thiếu sót, tác giả mong được sự đóng góp chỉ bảo chân thành của các thầy côgiáo trong Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh, cùng các bạn đồng nghiệp để bản

đồ án được hoàn thiện hơn

Hà Nội, tháng 6 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Hoa Hồng

Trang 6

CHƯƠNG 1

TÌNH HÌNH CHUNG VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN

SẢN XUẤT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY THAN MẠO KHÊ – TKV

Trang 7

1.1 Giới thiệu chung về Công ty Than Mạo Khê – TKV

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty

Lịch sử phát triển của Công ty

Thời kỳ Pháp đô hộ, thực dân Pháp đã khai thác than từ năm 1899 Chúng khaithác cả 2 cánh Bắc và Nam, từ khu Văn Lôi đến Tràng Bạch gồm các vỉa 5,6,7,9 từmức 0 đến mức +30

Với mục đích vơ vét tài nguyên, thực dân Pháp đã chọn vỉa than tốt, khai thác

dễ dàng để khai thác trước Vì vậy, quá trình khai thác không có trật tự, nên đã đểlại hậu quả cho việc thăm dò khảo sát và tổ chức khai thác của ta hiện nay Bọn chủ

mỏ ra sức đàn áp, bóc lột công nhân, nên đời sống của người thợ mỏ vô cùng khổcực Chúng không quan tâm đến bảo vệ tính mạng và sức khoẻ của người lao động.Phẫn nộ trước sự bóc lột tàn bạo của Thực dân Pháp, các cuộc đấu tranh của côngnhân mỏ đã liên tiếp nổ ra

Từ năm 1930 làn sóng đấu tranh của công nhân ngày càng mạnh mẽ, đỉnh cao

là tháng 8 năm 1945, lực lượng công nhân mỏ đã trở thành nòng cốt trong đấu tranhgiành chính quyền ở khu mỏ

Từ ngày hoà bình lập lại, năm 1955 mỏ than Mạo Khê được tiếp quản Mỏ đãkhôi phục lại các đường lò cũ, khu vực 56, 58, Non Đông Tuần tự được đưa vàokhai thác, lúc đầu mỏ có 176 công nhân, hầu hết là lực lượng thanh niên xungphong và bộ đội chuyển ngành Qua quá trình mở rộng và phát triển, có thời điểm

mỏ đã có tới 7.000 công nhân viên chức Mỏ đã mở rộng khai thác khu vực 56, 58,Tràng Khê, Tràng Bạch, cánh bắc đã khai thác các vỉa 3, 5, 6, 7, 8, 9, 9b, 10, cánhnam mới khai thác vỉa 7, 8, 8a từ mức +25 lên lộ vỉa

Giới thiệu về công ty:

- Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên Than Mạo Khê – Vinacomin

- Tên giao dịch quốc tế: VINACOMIN - MAO KHE COAL COMPANY

- Giám đốc hiện tại: Ông: Phạm Văn Minh

- Văn phòng công ty: Khu Dân Chủ, phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều, tỉnhQuảng Ninh

- Điện thoại: 0333.871.240, số fax: 0333.871.375,

- Website: thanmaokhe.vn

- Số đăng ký kinh doanh: 5700100256-030

- Vốn điều lệ: hoạt động theo ủy quyền của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV)

- Số lao động hiện tại: 4.485 người

- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước

Trang 8

Ngành nghề kinh doanh của Công ty:

- Khai thác, chế biến và tiêu thụ than;

- Xây dựng công trình mỏ;

- Sản xuất vật liệu xây dựng;

- Vận tải đường bộ, đường sắt;

- Quản lý và khai thác cảng bến cân;

- Sửa chữa thiết bị mỏ và phương tiện vận tải, chế tạo xích vòng và sản phẩm

cơ khí;

- Tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí, văn hoá thể thao;

- Đại lý xăng, dầu;

- Sản xuất, kinh doanh nước uống tinh khiết;

- Thiết kế, thi công xây lắp các công trình công nghiệp, giao thông, dân dụng

và giám sát thi công xây dựng dân dụng, công nghiệp;

- Chế tạo thiết bị mỏ và phương tiện vận tải mỏ

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt, công ty đã dầnchiếm ưu thế của mình trên thị trường bằng uy tín, chất lượng sản phẩm, sản phẩmtiêu thụ lớn là ở trong nước với thương hiệu nổi tiếng là Than Mạo Khê

1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

1.Chức năng: Công ty được tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

trên phạm vi cả nước và nước ngoài theo phân cấp uỷ quyền của Tập đoàn và quyđịnh của pháp luật Độc lập sản xuất than nguyên khai và tiêu thụ than

2.Nhiệm vụ: Nhiệm vụ chính là sản xuất, chế biến và tiêu thụ than; chăm lo đời

sống, nâng cao thu nhập và bố trí việc làm cho hơn 4.000 cán bộ công nhân viên(CBCNV) của Công ty; thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước

1.2 Điều kiện vật chất, kỹ thuật sản xuất của Công ty

1.2.1 Điều kiện địa chất – tự nhiên

Trang 9

1.2.1.2 Địa hình

Địa hình khoáng sàn than Mạo Khê: Nằm gọn trong bối tà kéo dài từ Kim Senđến thành phố Uông Bí theo hướng Tây - Đông Cánh Bắc của hướng tà các vỉathan nằm trên các sườn núi cao từ +100 trở lên, cánh Nam nằm trên các sườn đồithấp thoải có độ cao từ +80 trở xuống

Trong khoáng sàng có hai hệ thống suối chính, đó là suối Văn Lôi và suốiBình Minh Hệ thống suối chảy gần vuông góc với các vỉa than, các suối nàythường bắt nguồn từ các dãy núi cao hai bên hướng tà chứa than Suối thường dốc,lưu lượng nhỏ và thay đổi theo mùa

1.2.1.3 Điều kiện khí hậu

Khí hậu thuộc vùng nhiệt đới, độ ẩm chia làm hai mùa rõ rệt Mùa mưa kéodài từ tháng 4 tới tháng 10 mưa nhiều nhất là tháng 8, tháng 9 Tháng 8 năm 1973lượng mưa cao nhất trong ngày lên tới 375mm Mưa nhiều gây ngập lụt ở khu mỏngập đến độ cao +31m, thời gian ngập lụt kéo dài 2 ÷ 3 ngày Lượng nước đượcthoát ra chủ yếu bằng hệ thống suối theo phương của vỉa đổ ra sông Đá Bạch Mùakhô kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng 3 năm sau Nhiệt độ cũng thay đổi theomùa, mùa hè nhiệt độ lên đến 370C ÷ 380C (tháng 7, tháng 8 hàng năm) Mùa đôngnhiệt độ thấp thường từ 80C ÷ 150C, đôi khi xuống đến 20C ÷ 30C Lượng mưa trungbình hàng năm là 1800mm, chủ yếu vào mùa mưa chiếm 90% lượng nước cả năm

Độ ẩm trung bình năm khoảng 68%

1.2.1.4 Điều kiện địa chất mỏ

a Cấu tạo địa chất

 Địa tầng khối Bắc được chia làm 3 tập hợp than:

+ Tập chứa than dưới: Tập chứa than dưới lộ ra từ tuyến X về phía Đông, phíaBắc từ trụ vỉa 2, phía Nam từ trụ vỉa 4 cũ hoặc sát phay F.A, đất đá và các vỉa thantạo thành cấu trúc nếp lồi không hoàn chỉnh Các vỉa than của tập và ở cùng mộtcánh đã được liên hệ, nối vỉa một cách chắc chắn, khó có sự chênh lệch vỉa

Địa tầng tập than dưới dày trên 1000m, đặc trưng bởi trầm tích nhịp khônghoàn chỉnh Đá chủ yếu là sét, bột, cát kết hạt mịn sẫm màu, ít cát kết hạt thô, cácvỉa và thấu kính than Các vỉa than trong tập vỉa có chiều dày mỏng đến trung bình,

độ duy trì ổn định của vỉa kém, tính nhịp trầm tích không rõ (nhịp không hoànchỉnh) Khoảng cách giữa các vỉa than từ 18m ÷ 70m Tập chứa than dưới đã xácđịnh có trên 14 vỉa than, trong đó có 6 vỉa đạt chiều dày công nghiệp: V1, 1 trụ, 1b,

1c, 1c trụ, 1d

+ Tập chứa than giữa: Phân bố rộng và chiếm phần lớn diện tích phía Bắc, kéodài suốt từ Tây sang Đông Giới hạn dưới là trụ vỉa 2, giới hạn trên là trụ vỉa 18,

Trang 10

tổng chiều dày của tập là 1.170m, chứa 17 vỉa than, trong đó có 9 vỉa đạt chiều dàycông nghiệp gồm: Vỉa 3, 5, 6, 7, 8, 9, 9b,10, 12 Là đối tượng khai thác chính Trầmtích của tập mang tính nhịp khá hoàn chỉnh, bắt đầu là trầm tích hạt thô sạn hoặccuội kết, chuyển dần đến cát kết hạt thô, trung đến mịn, bột kết, sét kết, kết thúc làcác bỉa than hoặc sét than, sau đó là quá trình ngược lại.

+ Tập than chứa trên: Là các địa tầng kế tiếp nằm chỉnh hợp lên tập than giữa,bắt đầu từ vỉa 18 đên vách vỉa 25 Tập than trên chứa 8 vỉa than, trong đó có 4 vỉa

có giá trị công nghiệp được tính trữ lượng là các vỉa 18, 22, 23, 24 Đặc trưng củatập vỉa này là trầm tích mang tính nhịp không hoàn chỉnh, nhịp thiếu và hình thànhtrong thời gian ngắn nên các vỉa than nằm gần nhau, có khoảng cách từ 11m đến50m Các đá chủ yếu là cát kết hạt thô - trung, sạn, cuội kết phân bố ở khoảng giữahai vỉa than, cá biệt chúng nằm trực tiếp trên vách vỉa than Đá bột, sét kết chiếmdưới 25% và thường phân bố ở trụ vỉa

 Địa tầng khối Nam

Bao gồm toàn bộ các thành tạo chứa than kẹp giữa hai đứt gãy F.A ở phía Bắc

và đứt gãy F.B ở phía Nam, được xếp vào phụ điệp Hòn Gai giữa Trầm tích mangtính nhịp, thành phần gồm các đá vụn thô: Cuội sạn kết chiếm 3,5%, cát kết chiếm46%, bột kết chiếm 30%, sét kết chiếm 10%, sét than và than chiếm 10%

Trong tệp có 13 vỉa than, trong đó có 8 vỉa than tham gia tính trữ lượng, gồm:Vỉa 5, 6, 7, 8, 8a, 9, 9a, 10 Các vỉa than duy trì khá liên tục nhưng mức độ ổn địnhkém, càng về phía Đông chiều dày vỉa giảm, có nơi vát mỏng, không còn than

b Kiến tạo

Nếp lồi

Đỉnh của nếp lồi chúc về phía Tây, về phía Đông hai cánh được nâng cao dần

và mở rộng Về địa tầng chưa có cơ sở để liên hệ đồng danh các vỉa than hai bêncánh với nhau Mặt trục của nếp lồi là đứt gãy F.A, phân chia khoáng sàng than rahai khối cấu tạo

Về phía Đông cánh Nam tập vỉa than dưới (vỉa 3 cũ) bị uốn cong tạo thànhnếp lõm không hoàn chỉnh cắm về phía Tây

Trang 11

c Cấu tạo và đặc điểm, tính chất của vỉa than

Công ty đang khai thác ở khu vực 56 với đặc điểm của các vỉa như Bảng 1-1:

Đặc điểm các vỉa than

Bảng 1-1STT Tên vỉa Lớp khai

thác

Chiều dày(m)

Độ dốc

Đất đá vây quanh chủyếu là: Sạn kết

Vỉa 5: Có cấu tạo phức tạp gồm nhiều lớp đá kẹp (Ăcgilít) xen lẫn vỉa than, nóbiến đổi từ 40 ÷ 60 lớp, chiều dày vỉa không ổn định và có khả năng chia làm 3 lớp.Vỉa 6: Cấu tạo khá phức tạp gồm nhiều lớp đá nhỏ là đá Ăcgilít xen kẽ cóchiều dày từ 0,3 ÷ 1,9m và có từ 4 đến 24 lớp Vỉa than được chia làm 24 lớp, lớpvách dày 3,09m và lớp trụ dày 2,99m

Vỉa 7: Cấu tạo lớp đá kẹp từ 8 ÷ 20 lớp, phân mỏng lớp có chiều dày 0,16 ÷6,99m cũng chia làm hai lớp rõ rệt, lớp vách dày 3,56m và lớp trụ dày 4,38m

Vỉa 8: Có chiều dày trung bình dày 2,4m với độ dốc là 250 và khá ổn định,vách trực tiếp là Ăcgilít có chiều dày 6m, còn vách cơ bản là đá Alêvrôlít có chiềudày 20m

Vỉa 9: Có chiều dày trung bình từ 4 ÷ 4,6m, có độ dốc 280 có thế nằm tươngđối ổn định và chia làm hai lớp rõ rệt, mỗi lớp có chiều dày 2,3m, đá vách trực tiếp

là đá Ăcgilít xen lẫm đá mỏng rắn dày 7m còn vách cơ bản là đá Alêvrôlít chiềudày 25m, lộ vỉa nằm ở mức +200/+220

Trang 12

Vỉa 9B: Chiều dày trung bình là 4,6m với góc dốc 280, chiều dày của vỉa khá

ổn định, đá vách trực tiếp là đá Ăcgilít dày 8m còn đá vách cơ bản là đá Alêvrôlítdày 28m nằm lộ vỉa ở mức +200 ÷ +250

d Tính chất cơ lí của các vỉa than

Chất lượng của từng vỉa than được thể hiện qua bảng 1-2:

Chất lượng các vỉa than

Bảng 1-2Chỉ tiêu Kí

- Đặc điểm địa chất công trình vách trụ vỉa than:

Vách - trụ vỉa than thường là các loại đá dược sắp xếp theo thứ tự Sát váchvỉa than thường là sét than, sét kết, bột kết tiếp đến là cát kết Vách - trụ vỉa than là

hệ tầng đất đá trên và dưới vỉa than Chiều dày của vách được xác định gấp 10 lầnchiều dày của than, khi vỉa than cắm < 450 và bằng 5 lần khi có chiều dày lớn.Chiều dày của trụ lấy trong khoảng 3 lần chiều dày vỉa Vách - trụ vỉa than chialàm 3 lớp:

- Lớp (vách - trụ) giả

- Trữ lượng chung của mỏ khoảng 22.160*103 tấn

1.2.2 Công nghệ sản xuất tại Công ty Than Mạo Khê

1.2.2.1 Công nghệ sản xuất

1 Công nghệ khai thác than

Hiện tại Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê - Vinacomin đang ápdụng 2 công nghệ khai thác than là công nghệ khai thác hầm lò và công nghệ khaithác lộ thiên trong đó công nghệ khai thác hầm lò giữ vai trò chủ đạo

a Công nghệ khai thác lộ thiên

Công nghệ khoan lộ thiên gồm: khoan nổ, xúc bốc (xúc bốc đất đá, xúc bốcthan), vận tải (vận tải đất đá, vận tải than) đến bãi thải hoặc bãi chứa than

Trang 13

Hình 1-1: Sơ đồ công nghệ khai thác lộ thiên

Trang 14

các vỉa than gọi là cúp Từ các cúp đào các đường lò dọc vỉa than ở mức -25, cácđường lò ở mức +30 thì cũng đào tương tự, nhưng đào đến mức -25 thì phải mở mộtcặp giếng nghiêng từ mặt bằng ở mức +30 xuống mức -25 giếng chính với độ dốc

280 dùng để vận chuyển vật liệu và đất đá

Sau khi chuẩn bị các đường lò trên xong tiến hành đào lò thượng nối liền từmức -25/+30 làm thượng khai thác hoặc thượng thông gió chung cho toàn khu vực.Tương tự như trên ở mức -80/-25 cũng đào hai cặp giếng nghiêng từ mặt bằngxuống mức -80

 Hệ thống khai thác:

Công ty đã áp dụng nhiều hệ thống khai thác cụ thể:

+ Hệ thống khai thác lò chợ dây diều

+ Hệ thống khai thác cột dài theo phương thức khấu dật

+ Hệ thống khai thác giàn chống 2ANSH

+ Hệ thống khai thác chia lớp ngang nghiêng

Để phù hợp với trình độ kỹ thuật của công nhân, máy móc thiết bị, vật tư trình

độ quản lý, vốn đầu tư, khả năng tiêu thụ than Công ty than Mạo Khê chủ yếu dùng

hệ thống khai thác lò chợ liền gương khấu đuổi, trong đó lò chợ ngắn nhất là 65mét, lò chợ dài nhất là 136 mét, kết hợp với hệ thống khai thác chia lớp ngangnghiêng với công nghệ khai thác ở lò chợ là khấu thủ công kết hợp với khoan nổmìn và điều khiển đá vách chủ yếu là phá hoả toàn phần trừ những vỉa có độ dốc 450thì phải xếp cũi lợn

Đối với các đường lò trong than khác với đường lò đào trong đá là dùng cácmáy khoan điện khoan các lỗ khoan, xúc than hoàn toàn bằng thủ công và chốngbằng gỗ

2 Công nghệ vận tải than

Việc vận tải than là một trong những khâu chủ yếu quyết định tới hiệu quảkhai thác, vì vậy việc cơ giới hoá và tự động hoá trọn bộ, tổ chức hợp lý công việc

Trang 15

vận tải than khai thác từ tầng -80 lên mặt bằng +17 là biện pháp quan trọng nhất đểnâng cao năng suất lao động của Công ty.

Vận tải than ở gương dùng máng trượt, máng cào ở dọc vỉa than và xuyên vỉathan còn ở các lò dọc vỉa đá, xuyên vỉa đá dùng tầu điện ắc quy

Công ty than Mạo Khê áp dụng hệ thống vận tải theo dây chuyền công nghệvận tải nêu ở hình 1-1 Vận tải trong lò chợ bằng máng trợt với góc nghiêng 280, cóchỗ góc dốc nền lò tới 600 than được tách khỏi gương nhờ nổ mìn dễ dàng tự trượtxuống lò song song chân Từ lò song song chân, than được vận tải bằng máng càoSKAT-80 theo lò dọc vỉa và lò xuyên vỉa rót vào goòng 3T

Hình 1-3: Sơ đồ vận tải trong lò

 Công nghệ vận chuyển than trong hầm lò:

Than được khai thác từ lò chợ, qua máng trượt xuống họng sáo, tháo thanqua máng cào dọc vỉa và xuyên vỉa được rót vào các xe goòng 1 hoặc 3 tấn, đượctàu điện ắcquy kéo ra, xuống quang lật qua hệ thống băng tải và chuyển về nhàsàng

Hình 1-4: Sơ đồ công nghệ vận chuyển than

Quang lậtBăng tải

Nhà sàng

Tàu điệnMáng cào

Lò chợ

Vận tải Vận tải băng

12

trạm điện trạm điện

lò dọc vỉa

dọc vỉa đá +30

lò xuyên vỉa +30

lò xuyên vỉa -25 Vận tải tầu điện

Than đi

Vật liệu + Thiết bị.

2 - Giếng phụ.

1 - Giếng chính.

Máng trượt

Trang 16

 Vận chuyển đất đá:

- Vận chuyển mức -25: Đất đá sau khi nổ mìn được xúc lên các xe goòng loại

3 tấn được kéo ra ôtô đổ đá bằng tàu điện ắcquy, được chở đến bãi thải bằng ôtô

Hình 1-5: Sơ đồ công nghệ vận chuyển đất đá

- Vận chuyển mức +30: Đất đá sau khi nổ mìn cũng được vận chuyển tương tựnhư ở mức -25 nhưng ở mức +30 không phải qua trục tải

Đánh giá tính hợp lý và hạn chế của công nghệ khai thác than mà Công ty đang

áp dụng:

+ Tính hợp lý: Việc mở vỉa của Công ty hiện nay đang áp dụng là tập trungtoàn bộ mặt bằng sân công nghiệp nên rất thuận lợi cho công tác vận tải thông gió,thoát nước và tập kết vật liệu, vật tư khác

Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê sử dụng hệ thống lò dọc vỉa đákết hợp mở các đường lò xuyên vỉa ngắn để mở vỉa khai thác cho phù hợp với đặcđiểm địa chất là đất đá kém ổn định, độ cứng của than thấp, các đường lò trong than

có thời gian tồn tại ngắn cho nên phù hợp với chiều dài 2 cúp

+ Tính hạn chế: Khối lượng công tác đào lò chuẩn bị lớn, giữa công tác khaithác và chuẩn bị nếu không tổ chức tốt và hợp lý thì sẽ cản trở lẫn nhau

Công ty áp dụng phương pháp khấu đuổi nên dẫn đến rò gió qua các khu vựckhai thác lớn, thông gió cho toàn Công ty ngày càng khó khăn

3 Công nghệ sàng tuyển và chế biến than

Sau khi khai thác than được vận chuyển qua khâu vận tải bằng băng truyềnđược tháo xuống băng qua sàng rồi được công nhân nhà sàng phân loại sơ bộ trênbăng tải, than củ, đất đá được chứa vào các hộc riêng biệt Than cục được phân loạicác cỡ hạt qua loại sàng xuống 3 băng nhặt loại cục (40 mm, loại cục >40 mm, loạicục >70 mm) Các loại sản phẩm này được tiêu thụ ngay tại hộc chứa, phần còn lạithì chuyển sang phân xưởng chế biến than bằng ôtô đổ ra kho bãi chứa than cục cácloại để chế biến than cục xuất khẩu Than có cỡ hạt 40 mm sau khi qua sàng sẽxuống sàng Liên Xô và sàng Duyên Hải được tiếp tục qua băng tải đưa sang dâychuyền tuyển Huyền phù tự sinh và huyền phù Manheetit để tuyển tận thu than cám

và nâng cao chất lượng than để pha trộn tiêu thụ, tận thu than cục cỡ 40 ÷ 120mm

để làm than cục xuất khẩu

Quang lậtÔtô

Bãi thải

Trục tảiTàu điện

Xe goòng

Trang 17

Than -18 mm là loại than cám được vận chuyển qua băng tải 1 sang băng tải 2,băng tải 3 để rót lên tàu quốc gia bán cho khách hàng như nhà máy nhiệt điện PhảLại hay cho các hộ tiêu thụ khác Nếu không có phương tiện lấy than cám thì nóđược xuống băng tải 1 và chuyển lên hộc chứa để rót lên ôtô cho khách hàng và nếukhông có ôtô thì than được chuyển ra bãi chứa Các loại than xấu thì được chuyểnbằng băng tải ra bãi phụ phẩm để bán cho khách hàng trong nước có nhu cầu mua.Đất đá lẫn trong than được công nhân phân loại trên băng xuống hộc chứa rồi đượcchuyển xuống qua các hộc tháo đá và chuyển ra bãi thải bằng ô tô.

1.2.2.2 Trang thiết bị chủ yếu

Để nâng cao sản lượng khai thác, dây truyền công nghệ của Công ty được cơgiới hoá hầu hết ở các khâu Trang bị máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với tìnhhình sản xuất và điều kiện địa chất đồng thời phù hợp với trình độ tổ chức sản xuất,quản lý và sử sụng của Công ty Nhìn chung mức độ trang bị kỹ thuật cơ giới hoátrong dây truyền sản xuất tương đối cao, đại đa số các thiết bị đảm bảo tính đồng bộcao, dễ dàng sửa chữa và thay thế Một số thiết bị chưa thoả mãn tính trang bị kỹthuật về cơ sở về thay thế và dự phòng như: Máy ép khí, búa khoan hơi, máy xúc,máy gạt đa số đã cũ, công suất các máy móc này lại nhỏ nên chưa đáp ứng được đầy

đủ cho sản xuất Việc san gạt đất đá và xúc than lên lộ vỉa công việc mà Công tyhoàn toàn đi thuê ngoài

Tổng hợp máy móc thiết bị chủ yếu Công ty năm 2016

Bảng 1-3

Số thiết bị đầu năm

Chờ thanh lý

Số dự phòng

Số bổ sung

Số máy phục

Trang 18

10 Thiết bị khai thác HT 0 0 0 1 1

Trang 19

42 KĐT đảo chiều phòng nổ Cái 70 7 0 10 73

1.3 Các điều kiện kinh tế - xã hội của sản xuất

1.3.1 Tình hình tập trung hóa, chuyên môn hóa, và hợp tác hóa sản xuất của công ty Than Mạo Khê - TKV

1 Tình hình tập trung hóa

Công ty Than Mạo Khê hiện nay đang áp dụng hai dây chuyền sản xuất là:Khai thác hầm lò và khai thác lộ thiên Sử dụng và bố trí các ca, các tổ theo dâytruyền sản xuất gồm các công việc như: Bắn mìn, vận tải, chạy gỗ, khấu than, đào

lò Đồng thời có biện pháp kiểm tra, khuyến khích, đào tạo để nâng cao trình độ taynghề người lao động Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ công nhân viên từ các phòng banđến cấp quản lý phân xưởng cũng được nâng cao trình độ, văn hóa, chuyên mônnghiệp vụ, chính trị

Vấn đề hợp tác hóa trong sản xuất của doanh nghiệp trong những năm gần đâythực hiện tương đối tốt Ngoài ra Công ty còn hợp tác với chuyên gia Nhật Bản,Viện khoa học công nghệ mỏ, trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, Công tyĐịa chất mỏ … để áp dụng các công nghệ mới, nghiên cứu nâng cao chất lượng,năng lực sản xuất, trình độ khoa học kỹ thuật…

2 Tình hình chuyên môn hóa

Là một doanh nghiệp trực thuộc Tập Đoàn Công nghiệp than – Khoáng sảnViệt Nam, Công ty Than Mạo Khê cũng như các doanh nghiệp thành viên có nhiệm

vụ riêng của mình Để hoàn thành công việc của mình, Công ty phải chuyên mônhóa cao từng công trường phân xưởng

Phân xưởng khai thác hầm lò 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13: Có nhiệm

vụ khai thác than nguyên khai và vận tải than Phân xưởng vận tải có nhiệm vụ vậntải đất đá ra bãi thải, vận chuyển than ra kho bãi và đến nơi tiêu thụ Phân xưởngđào lò số 1, 2, 4, 5 có nhiệm vụ đào lò chuẩn bị sản xuất và lò xây dựng chuẩn bị.Các phân xưởng sàng tuyển có nhiệm vụ sàng tuyển than nguyên khai bằng các máysàng và sàng thủ công Mỗi công trường phân xưởng đều có chức năng nhiệm vụsản xuất riêng Điều này cho thấy trình độ chuyên môn hóa của doanh nghiệp tươngđối cao

Trang 20

3 Tình hình hợp tác hóa sản xuất

Công ty đã hợp tác hoá với các xí nghiệp lân cận trong khu vực Mạo Khê Uông Bí là nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Viện công nghệ Mỏ, trường Đại học Mỏ -Địa chất Hà Nội trong việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vàoquản lý sản xuất của Công ty Từ đó tạo ra những thuận lợi nhất định cho việc đầu

-tư kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm

1.3.2 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất tại Công ty Than Mạo Khê

1 Sơ đồ tổ chức bộ máy làm việc

Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty thể hiện ở hình 1- 4, từ sơ đồ có thể thấyrằng bộ máy quản lý của Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê được tổchức theo mô hình trực tuyến chức năng Liên hệ giữa các bộ phận với nhau là liên

hệ chức năng con, liên hệ giữa các cấp là liên hệ trực tuyến Hình thức này rất phùhợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay Giám đốc trực tiếpđiều tiết quá trình sản xuất của doanh nghiệp thông qua các bộ phận chức năng cónhiệm vụ tham mưu, tư vấn, giúp việc cho Giám đốc trong việc ra quyết định sảnxuất kinh doanh

Giám đốc (GĐ) công ty chịu trách nhiệm chính về toàn bộ các hoạt động sảnxuất kinh doanh trước Chủ tịch Tập đoàn Mọi hoạt động của công ty được phân bổthành các bộ phận

Các Phó giám đốc (PGĐ) là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một sốlĩnh vưc hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo sự phân công của giám đốc

và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công và thực hiện.Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lí sản xuất kinhdoanh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc, đồng thời trợ giúp cho ban lãnhđạo công ty chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Ở tuyến hai gồm các phân xưởng và công trường làm nhiệm vụ trực tiếp sảnxuất, sửa chữa các trang thiết bị dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty, trong đó caonhất là các quản đốc phân xưởng Quản đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệmtrước Giám đốc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình Dưới quảnđốc là các phó quản đốc - chỉ huy điều hành sản xuất trong phạm vi một ca của phânxưởng

Với cơ cấu này, Giám đốc công ty được sự giúp đỡ của các Phó giám đốc làcác lãnh đạo chức năng để chuẩn bị quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thựchiện quyết định trong phạm vi Công ty Các lãnh đạo ở các bộ phận chức năngkhông trực tiếp ra lệnh cho những người thừa hành ở những bộ phận sản xuất màmọi nhiệm vụ sản xuất phải thông qua sự chỉ đạo của phòng chỉ đạo sản xuất

Trang 21

P điều kiển SX

P Tiêu thụ- KCS

B Quản lý dự

án giếng đứng

B Đầu tư

P An toàn BHLĐ

P kế hạchP.Tổ chức-LĐP.Vật tưVPhòngP.TVT

P kiểm toánP.Y tếNgành phục vụ

P Thống kê

- kế toán - tài chính

Khối PX khai thác

KT1-KT13, lộ vỉa Khối PX đào lò Đ1- Đ5 Khối PX vận tải, ôtô vận chuyển Khối PX sàng tuyển- chế biến- Cảng Khối PX điện, thông gió,

Hình 1- 6: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Công ty Than Mạo Khê - TKV

Trang 22

Ưu, nhược điểm của mô hình quản lí này:

 Ưu điểm:

- Là hình thức cơ bản tổ chức bộ máy doanh nghiệp có tính thống nhất tậptrung cao, mối quan hệ đơn giản, không chồng chéo

- Thông tin được cập nhật nhanh chóng

- Phân định rõ ràng trách nhiệm và chức năng của mỗi cá nhân, mỗi bộ phậnkhông có sự chồng chéo, tách biệt các nhiệm vụ

- Có hiệu quả khi giải quyết các mâu thuẫn, hạn chế những đối thoại

 Nhược điểm:

- Các bộ phận có sự ngăn cách

- Người đứng đầu đòi hỏi có trình độ quản lý và có chuyên môn tốt

2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chuyên môn.

1 Phòng vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, năm.

Phối hợp các phòng ban chức năng tiến hành xây dựng kế hoạch giá thành, thammưu cho Giám đốc xây dựng quy chế khoán chi phí sản xuất cho từng phân xưởngtrong Công ty Thực hiện việc cung cấp vật tư, kế hoạch mua sắm, lập kế hoạch dựtrữ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất

2 Phòng điều khiển sản xuất (ĐK): Cùng với PGĐ sản xuất điều hành trực

tiếp các phân xưởng vận tải, phân xưởng Cảng, phân xưởng Bến Cân đảm bảo sảnxuất đơn vị nhịp nhàng đúng tiến độ

3 Phòng kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động (AT): Hướng dẫn, đôn đốc thực

hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy trình quy phạm an toàn trong toàn công ty

4 Phòng cơ điện vận tải (CV): Có nhiệm vụ thiết kế, quản lý kỹ thuật điện

mặt bằng, các loại thiết bị động lực và mạng thông tin nội bộ trong toàn công ty;thiết kế, chỉ đạo, giám sát việc sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, cầuđường bộ

5 Phòng Đầu tư - Môi trường: Có nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý công tác

đầu tư xây dựng cơ bản, môi trường sản xuất; các dự án trong lĩnh vực đầu tư xâydựng cơ bản

6 Phòng tổ chức - lao động tiền lương (TCLĐ): Tham mưu giúp Giám đốc và

chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, nguồn nhân lực, đàotạo bồi dưỡng nguồn lao động, tiền lương, chế độ nhân sự, xây dựng định mức laođộng

7 Phòng kế hoạch và quản trị chi phí (KH): Thực hiện nhiệm vụ tham mưu

giúp Giám đốc Công ty về công tác quản lý trong các lĩnh vực kế hoạch, quản trị chiphí của Công ty, hợp đồng kinh tế, nhằm đảm bảo sản xuất có hiệu quả, thu nhập

Trang 23

của người lao động hợp lý và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu, theo đúngnguyên tắc và quy chế điều hành của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sảnViệt Nam và Luật doanh nghiệp.

8 Phòng thống kê, kế toán, tài chính: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách

nhiệm trước Giám đốc về công tác thuộc lĩnh vực thống kê - kế toán - tài chính củaCông ty

9 Phòng kỹ thuật công nghệ mỏ (KCM): Thực hiện nhiệm vụ tham mưu giúp

Giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật công nghệ khai thác, các khâu công nghệphục vụ khai thác ở các khu vực sản xuất hầm lò, lộ thiên và môi trường

10 Phòng thông gió và thoát nước mỏ (TGM): Thực hiện chức năng tham

mưu giúp Giám đốc về công tác thông gió, quản lý khí mỏ; khoan thăm dò phòngngừa sự cố bục nước, thoát nước mỏ đảm bảo đúng theo quy chuẩn ngành, pháp luậtNhà nước và hiệu quả kinh tế

11 Phòng trăc địa – địa chất (TĐ): Thực hiện nhiệm vụ tham mưu giúp Giám

đốc trong việc thành lập các bản đồ địa hình và hầm lò trong lĩnh vực trắc địa - địachất, chỉ đạo thi công, giám sát các công trình liên quan đến công tác trắc địa - địachất, quản trị tài nguyên, đất đai, hoàn công các công trình XDCB, các công việcphục vụ nghiệm thu khối lượng mỏ tháng, quý, năm và công tác kế hoạch hằng quý,năm, 5 năm

12 Phòng KCS và tiêu thụ (KCS): Chỉ đạo việc tổ chức chế biến và phân loại

sản phẩm, nghiệm thu sản phẩm, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động tiêu thụ sảnphẩm, chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý, tham mưu cho Giám đốc về chất lượngsản phẩm các đơn vị sản xuất và chất lượng sản phẩm tiêu thụ

13 Phòng thanh tra, pháp chế và kiểm toán nội bộ (TPK): Thực hiện và quản

lý công tác kiểm toán, thanh tra, xem xét giải quyết đơn thư khiếu tố, tiếp dân khiđược ủy quyền, xây dựng, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặncác hành vi, vi phạm pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, hoạt động sảnxuất kinh doanh, đảm bảo cho các hoạt động đó nằm trong khuôn khổ của pháp luật.Tham mưu giúp Giám đốc trong công tác pháp chế

14 Phòng bảo vệ, quân sự (BQ): Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách

nhiệm trước Giám đốc về công tác bảo vệ trật tự, quân sự

15 Văn phòng (VP): Thực hiện công tác nội vụ, hành chính, tổng hợp, quản

trị, lễ tân, truyền thông và quan hệ cộng đồng, văn hoá - thể thao, công tác pháp chế

về lĩnh vực hành chính

16 Trạm y tế (YT): Chịu trách nhiệm về công tác y tế, chịu trách nhiệm trước

tổ chức y tế tuyến trên về kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ y tế Tham mưu giúp việc

Trang 24

cho Giám đốc và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khoẻ người lao động trongCông ty.

3 Tổ chức sản xuất trong Công ty

Hiện nay Công ty có các phân xưởng kết cấu theo nguyên tắc chức năngnhiệm vụ được Giám đốc giao, bố trí đủ cán bộ và công nhân để hoàn thành tốtnhiệm vụ Phân chia các tổ sản xuất theo chuyên ngành làm tổ lò chợ, tổ chuyênngành làm lò chợ, tổ cơ điện Là để nâng cao mức độ ổn định về công việc, côngnhân có điều kiện thuận lợi giúp đỡ nhau, giải quyết các khó khăn trong sản xuất.Các bộ phận sản xuất là các phân xưởng trực tiếp làm ra sản phẩm như: Các phânxưởng khai thác than trong hầm lò và các phân xưởng phục vụ cho các phân xưởngsản xuất ra các sản phẩm chính

Sơ đồ hình đội sản xuất thực hiện nhiệm vụ của mình theo nhật lệnh của Quảnđốc phân xưởng và thực hiện

Hình 1-7: Sơ đồ tổ chức quản lý của bộ phận sản xuất

Bộ phận sản xuất của Công ty than Mạo Khê - TKV được chia thành các phânxưởng Các phân xưởng được chia thành các tổ đội sản xuất chuyên môn phụ tráchmột công việc nhất định, đồng thời chịu sự chỉ huy và nhận nhiệm vụ từ phòng điềukhiển sản xuất của Công ty Các tổ đội được chia thành các kíp sản xuất hoạt độngluân phiên trong các ca sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục nhịpnhàng, các tổ hiện chế độ báo cáo kết quả trong ca với Phó quản đốc và Quản đốcphân xưởng thông qua sổ nhật lệnh Từ đó Phó quản đốc và Quản đốc phân xưởngbáo cáo phòng điều khiển sản xuất hoặc trực tiếp giám đốc Công ty tùy theo từngtrường hợp và công việc cụ thể Giám đốc Công ty sẽ căn cứ vào các thông tin của

Tổgỗ

Tổ

lò chuẩ

n

Tổlòchợ

Tổlòchợ

Tổlòchợ1

Trang 25

phòng điều khiển sản xuất, các phòng ban chức năng do Quản đốc phân xưởng trựctiếp báo cáo hoặc sau khi trực tiếp kiểm tra sẽ đưa ra các quyết định để điều hànhhoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Sơ đồ hình đội sản xuất thực hiệnnhiệm vụ của mình theo nhật lệnh của Quản đốc phân xưởng và thực hiện.

4 Chế độ công tác của doanh nghiệp

- Khối phòng ban làm việc theo giờ hành chính: Sáng từ 7h đến 11h30, chiều

từ 13h đến 16h30

- Khối lò khai thác than và khối lò chuẩn bị làm việc 3 ca liên tục

- Đối với một số công việc do yêu cầu và nhiệm vụ như: Trạm điện, thông gió,cứu hỏa và bảo vệ phải làm việc 24/24 giờ và 365 ngày/năm

Chế độ làm việc của Công ty là chế độ làm việc gián đoạn, sẽ được lập chotừng năm, thay đổi tùy theo điều kiện cụ thể của từng năm, từng thời kỳ và điềukiện sản xuất của Công ty Công ty đã tổ chức làm việc theo ca, hàng ngày làm việc

3 ca, sau một tuần đảo ca một lần, tuần làm việc 6 ngày, nghỉ chủ nhật, áp dụng chế

độ đảo ca nghịch để công nhân có thời gian nghỉ đồng đều là 32h/lần đảo ca

Hình 1-8: Sơ đồ đảo ca ở các bộ phận sản xuất chính.

Tính ưu việt của chế độ công tác này là:

- Lịch đi ca được bố trí đảm bảo khoảng thời gian làm việc và nghỉ ngơi phùhợp với quy định của luật lao động

- Bảo đảm tính chu kỳ của việc đảo ca: 21 ngày/chu kỳ

- Khoảng thời gian làm việc trong 1 loại ca không quá dài mà cũng không quángắn

- Tạo điều kiện cho mọi công nhân nắm vững lịch đi ca

Thời gian nghỉ làm việc trong một ca:

- Đầu ca: Công nhân nhận ca và đi đến nơi làm việc

- Giữa ca: Công nhân được nghỉ 30 phút để nghỉ ngơi và ăn giữa ca

Trang 26

- Cuối ca: Công nhân bàn giao ca

Thời gian đầu ca và cuối ca công nhân được nghỉ là 30 phút

1.3.3 Tình hình xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Căn cứ vào kế hoạch Công ty giao hàng tháng, các đơn vị tiếp tục tiến hànhthực hiện kế hoạch Vật tư là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất Cung ứngvật tư kỹ thuật kịp thời sẽ giúp cho quá trình sản xuất được nhịp nhàng, không bịgián đoạn cũng sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất Kế hoạch cung ứng vật tư kỹthuật là bộ phận hợp thành của quá trình sản xuất kinh doanh Chất lượng của côngtác thực hiện kế hoạch là tốt hay xấu phụ thuộc vào tình hình cung ứng vật tư Nóảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất

Kế hoạch lao động - tiền lương cũng hết sức quan trọng Định mức lao động là

cơ sở để lập kế hoạch, tính hạch toán giá thành và giao khoán sản phẩm cho cáccông trường, phân xưởng Sau đó căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức lao động

và bảng thu nhập nghành nghề, Công ty giao kế hoạch tiền lương, quỹ lương và đơngiá tiền lương tổng hợp cho từng công trường, phân xưởng để có cơ sở giao khoángiá thành cho từng công trường, phân xưởng

Căn cứ vào khối lượng sản xuất, Công ty ra kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho bộphận tiêu thụ Khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ phản ánh kết quả sản xuất kinhdoanh của Công ty, đồng thời phản ánh ưu thế của sản phẩm trên thị trường có đápứng yêu cầu chất lượng sản phẩm của khách hàng hay không Từ đó, Công ty có kếhoạch nâng cấp chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường nhằm đảm bảochất lượng, mẫu mã, giá cả và uy tín của sản phẩm, giúp cho sản phẩm của Công tythích ứng với thị trường

1.3.4 Tình hình sử dụng lao động trong Công ty Than Mạo Khê

Nhìn chung Công ty than Mạo Khê là Công ty có quy mô lớn vì vậy lực lượnglao động trong Công ty cũng khá lớn Tổng số cán bộ công nhân viên (CBCNV)trong toàn Công ty năm 2016 là 4.485 người trong đó cán bộ quản lí là 603 người

Số công nhân kĩ thuật là 3.882 người

Cũng như các doanh nghiệp than khác, Công ty than Mạo Khê luôn đáp ứngđược nhu cầu cấp thiết của xã hội hiện nay, đó là giải quyết tốt công ăn việc làm chophần lớn người lao động, tạo cho người lao động môi trường làm việc ổn định và lâudài, do đặc điểm của ngành than là ngành có mức độ công việc nặng nhọc và vất vả

do đó lao động nữ trong Công ty chiếm tỷ lệ nhỏ Công ty luôn bố trí xắp xếp saocho lao động có tay nghề cao và có trình độ luôn làm đúng công việc của mình.Công ty luôn đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khuyến khích ngườilao động bằng cách tăng lương, khen thưởng khi đạt thành tích tốt trong lao động

Trang 27

- Máy móc thiết bị của Công ty đã qua nhiều năm sử dụng nên đã xuống cấp,tính chất đồng bộ không đảm bảo.

- Diện khai thác than phần lộ vỉa ngày càng thu hẹp, phải mở rộng khai thác ởphần sâu Độ sâu khai thác lớn, vỉa dầy, công tác thăm dò gặp nhiều khó khăn, khikhai thác lại bị tổn thất tài nguyên nên không tận dụng được hết trữ lượng than

- Chất lượng than của Công ty hiện nay chủ yếu là than cám 5, cám 6, cám 7,còn tỷ lệ than cục rất ít nên ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty

- Lượng mưa hàng năm lớn, lại là mỏ siêu hạng về khí nổ CH4 nên đã ảnhhưởng rất lớn đến sản xuất của Công ty

 Thuận lợi:

- Tình hình kinh tế xã hội của đất nước tiếp tục phát triển Thị trường tiêu thụ

mở rộng, chất lượng than của Công ty đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trongnước cũng như xuất khẩu

- Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, tay nghề khá cao,năng động trong sản xuất kinh doanh

- Nằm ở khu vực có vị trí địa lý thuận lợi nên Công ty có mạng lưới giaothông cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy đều thuận lợi đảm bảo cho công tácvận chuyển, tiêu thụ sản phẩm dễ dàng

- Về diện sản xuất của Công ty nhìn chung tương đối ổn định Với xu hướngchuyển dịch dần sang chuyên môn hoá, Tập đoàn TKV đã đổi mới về cơ cấu tổchức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn hoá thi công xây lắp các mỏ than hầm lòmới do Công ty mẹ – Tập đoàn TKV làm chủ đầu tư, và các hợp đồng xây lắp cáccông trình mỏ hầm lò quan trọng (giếng nghiêng, giếng đứng, các hầm trạm đường

lò XDCB) thuộc các dự án cải tạo, mở rộng các mỏ hiện có tăng quy mô sản xuất

Vì vậy có thể nói Công ty luôn luôn có diện ổn định không những cho năm hiện tại

và cho cả các năm tiếp theo, tạo điều kiện về công ăn việc làm cho cán bộ côngnhân viên (CBCNV)

Trang 28

- Công ty đã đổi mới công nghệ khai thác, áp dụng công nghệ khai thác chialớp ngang nghiêng nên đã giảm tổn thất than và nâng cao mức độ an toàn lao động.Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn do chủ quan và khách quan song với sự nỗlực cố gắng của toàn thể CBCNV trong Công ty, cùng với hướng đi và sự chỉ đạođúng đắn của cấp trên nên trong năm 2016 vừa qua, Công ty Than Mạo Khê đã cốgắng hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế kỹthuật chủ yếu của Tập đoàn giao Để phân tích sâu cụ thể về hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty Than Mạo Khê trong năm qua, tác giả xin đi sâu phân tíchtrong nội dung chương 2 của đồ án.

Trang 29

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THAN MẠO KHÊ – TKV NĂM 2016

Trang 30

2.1 Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của công ty than Mạo Khê – TKV

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là nghiên cứu mộtcách toàn diện và có căn cứ khoa học tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty đó, trên những cơ sở tài liệu thống kê, hạch toán và tìm hiểu các điều kiệnsản xuất cụ thể, nhằm đánh giá thực trạng quá trình sản xuất kinh doanh, rút ranhững ưu khuyết điểm, làm cơ sở đề xuát các giải pháp nhằm không ngừng nângcao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Từ bảng phân tích một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty năm

2016 (bảng 2-1) cho thấy, sản lượng sản xuất năm 2016 giảm hơn 5% so với thựchiện năm 2015 và kế hoạch 2016 Do đó lượng than tiêu thụ năm 2016 giảm so vớinăm 2016, tuy nhiên vẫn đảm bảo kế hoạch đề ra Sản lượng tiêu thụ giảm dẫn đếndoanh thu của công ty năm 2016 cũng giảm 169.775 triệu đồng so với năm 2015.Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2016 lại tăng đáng kể, tăng16.707 triệu đồng so với năm 2015 Nguyên nhân do trong năm vừa qua Công ty đãthực hiện công tác quản trị chi phí có hiệu quả giúp tiết giảm chi phí

Nhìn chung năng suất lao động bình quân của một cán bộ công nhân viên toàndoanh nghiệp tăng hơn so với năm 2015 Tính về mặt hiện vật, năng suất lao động(NSLĐ) của một công nhân viên toàn doanh nghiệp tăng 2,02% so với năm 2015 vàcũng vượt mức kế hoạch đề ra Năng suất lao động của 1 công nhân sản xuất chínhtheo hiện vật cũng tăng 0,94% so với năm 2015 Tuy nhiên về mặt giá trị thì chỉ tiêunày lại giảm, nguyên nhân là do doanh thu năm 2016 giảm đáng kể so với năm

2015

Tiền lương bình quân tháng của một cán bộ công nhân viên toàn doanh nghiệpnăm 2016 là 10,652 trđ/người-tháng tăng so với năm 2015 là 1,8% Tiền lương bìnhquân của 1 công nhân sản xuất chính năm 2016 là 11,113 trđ/người-tháng tăng 0,7%

so với năm 2015 Mặc dù Công ty đã bối chí lại bộ máy quản lý, cắt giảm nhâncông

Tóm lại: Đứng trước không ít khó khăn như: Tài nguyên ngày càng xa khu

trung tâm, tình hình địa chất không ổn định, chất lượng than xấu, công nhân làmviệc trong điều kiện mỏ có khí nổ siêu hạng…Song, năm 2016 nhìn chung kết quả

và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty đã có nhiều triển vọng, hứa hẹn đàphát triển đi lên của Công ty trong tiến trình cổ phần hoá và hội nhập nền kinh tế thếgiới

Trang 31

CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP

1 Sản lượng sản xuất Tấn 1.842.072 1.750.000 1.749.423 -92.649 -5,030 -577 -0,033+ Than nguyên khai sản xuất Tấn 1.842.072 1.750.000 1.749.423 -92.649 -5,030 -577 -0,033

- Lộ thiên Tấn 200.191 100.000 100.110 -100.081 -49,993 110 0,110

- Hầm lò Tấn 1.641.881 1.650.000 1.649.313 7.432 0,453 -687 -0,042+ Than sạch sản xuất Tấn 1.502.482 1.537.000 1.521.065 18.583 1,237 -15.935 -1,037

8 Doanh thu BH&CCDV Trđ 1.993.051 1.823.277 -169.775 -8,518 1.823.277

9 Doanh thu thuần Trđ 1.993.051 1.823.277 -169.775 -8,518 1.823.277

10 Tổng số CBCNV toàn DN người 4.818 4.650 4.485 -333 -6,912 -165 -3,548

- CNSX chính 4.126 3.980 3.882 -244 -5,914 -98 -2,462

Trang 32

15 Lợi nhuận trước thuế trđ 11.170 27.877 16.707 149,575 27.877

17 Lợi nhuận sau thuế trđ 11.170 27.877 16.707 149,575 27.877

Trang 33

Những nội dung phân tích tiếp theo trong đồ án sẽ nghiên cứu sâu từng vấn

đề để có kết luận chi tiết hơn, cũng như xác định nguyên nhân thành công và nhượcđiểm cần khắc phục trong sản xuất kinh doanh của Công ty

2.2 Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty

Đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào thì vấn đề tiêu thụ sản phẩm là yếu

tố quyết định đến việc sống còn của doanh nghiệp Việc phân tích tình hình sản xuất

và tiêu thụ sản phẩm cho phép đánh giá một cách toàn diện mọi mặt của hoạt độngsản xuất của một doanh nghiệp, mối quan hệ cung cầu của doanh nghiệp với thịtrường, với kế hoạch của nhà nước và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được đặt ranhư thế nào

Mục đích nhằm:

- Đánh giá quy mô sản xuất sự cân đối và phù hợp của nó với tình hình thựctế

- Tìm ra những tiềm năng và khả năng tận dụng của chúng

- Xác định phương hướng chiến lược cho sản xuất kinh doanh trên các mặt:Sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm

2.2.1 Phân tích chung sản lượng sản xuất và tiêu thụ bằng đơn vị giá trị

Để xác định rõ nguyên nhân của sự tăng doanh thu than, ta liên hệ đến chỉtiêu sản lượng than tiêu thụ và giá bán than bình quân theo phương pháp thaythế liên hoàn, nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu nhân tố đếndoanh thu than năm 2016

Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu này như sau:

DTT = QTT x PBQ ; triệu đồng (2-1)Trong đó:

DTT - Doanh thu than tiêu thụ (triệu đồng)

QTT - Sản lượng than tiêu thụ (tấn)

PBQ - Giá bán bình quân 1 đơn vị sản phẩm (đồng/tấn)

Từ bảng 2-2 phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo đơn vị giá trị của Công ty than Mạo Khê cho thấy trong năm qua Công ty đã hoàn thành vượt mức hay không những chỉ tiêu đã đề ra:

Giá trị sản xuất năm 2016 giảm so với kế hoạch là 219.571 triệu đồng, tươngứng giảm 12,562%, và giảm so với thực hiện năm 2015 là 100.261 triệu đồng,tương ứng giảm 6,156% Sản lượng sản xuất thực hiện năm 2016 tuy không đạt yêucầu so với kế hoạch đề ra giảm 577 tấn, so với thực hiện 2015 thì sản lượng sảnxuất cũng giảm 92.649 tấn tương ứng giảm 5,03%

Trang 34

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM THEO ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ

Bảng 2-2

So sánh TH2016/TH2015

So sánh TH2016/KH2016

Trang 35

Tổng doanh thu thực hiện năm 2016 so với kế hoạch đề ra tăng 36.392 triệuđồng tức tăng 2,037%, tuy nhiên lại giảm 169.775 triệu đồng (giảm 8,518%) so vớinăm 2015 Mặc dù những chỉ tiêu cấu thành giá thành toàn bộ sản phẩm như chi phíkhấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công so với năm 2015 giảm đáng kể nhưngsản lượng sản xuất và giá bán bình quân cũng giảm mạnh dẫn đến doanh thu thangiảm.

Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn xác định mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu sản lượng than tiêu thụ và giá bán bình quân đến chỉ tiêu doanh thu than, ta có:

- Mức độ ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ đến doanh thu than:

Do sản lượng tiêu thụ và giá bán bình quân năm 2016 giảm đi so với năm

2015 khiến cho doanh thu than năm 2016 so với năm 2015 giảm đi:

ΔDTT = ΔDTTQTT + ΔDTTPBQ = -166.638 (triệu đồng)

Như vậy do sản lượng tiêu thụ năm 2016 giảm 6.153 tấn so với năm 2015 và giá bán bình quân 1 tấn than năm 2016 giảm 0,103 triệu đồng/tấn so với năm 2015, dẫn đến doanh thu than năm 2016 giảm 166.638 triệu đồng so với năm 2015

Qua phân tích các chỉ tiêu chủ yếu trong Công ty than Mạo Khê cho thấy tìnhhình khai thác sản xuất kinh doanh than nhìn chung là có chiều hướng tốt Hầu hếtcác chỉ tiêu thực hiện được trong năm đều chỉ đạt và tăng so với kế hoạch đề ranhưng so với thực hiện năm 2015 vẫn còn thấp hơn nhiều Doanh nghiệp cần có kếhoạch sản xuất, quy mô sản xuất và khối lượng sản xuất phù hợp để đáp ứng nhucầu của thị trường trong nước cũng như nước ngoài

2.2.2 Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp

1 Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm theo nguồn sản lượng và phương pháp công nghệ

Việc phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất theo nguồn sản lượng và phươngpháp công nghệ nhằm thúc đẩy khả năng đáp ứng của sản xuất phù hợp với nhu cầutiêu thụ của sản phẩm trên các mặt: Sản lượng, chủng loại và chất lượng nhằmkhông ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Xem xét tổng sản lượng sảnxuất của doanh nghiệp được hình thành từ những nguồn sản lượng và phương phápcông nghệ nào? Đâu là nguồn sản lượng và phương pháp công nghệ chủ yếu hìnhthành nên sản lượng chung của doanh nghiệp Qua đó thấy được nguồn nào có lợi

Trang 36

thế và nguồn nào bị hạn chế, biết được phương pháp công nghệ nào có ưu điểmhơn, phương pháp công nghệ nào bị hạn chế từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuấtcác giải pháp cân đối.

Mục đích phân tich là nhằm thấy được số lượng sản phẩm của nguồn từ đó thấyđược nguồn nào có lợi thế hơn và nguồn nào bị hạn chế hơn và cũng thấy đượcphương pháp công nghệ nào có ưu điểm hơn, phương pháp công nghệ nào bị hạnchế từ đó có biện pháp cân đối

Qua bảng phân tích khối lượng sản xuất theo nguồn sản lượng và phương phápcông nghệ công ty than Mạo Khê (bảng 2-3) tác giả nhận thấy: Lượng than khaithác hầm lò chiếm đến hơn 90% tổng sản lượng khai thác than nguyên khai Sảnlượng than nguyên khai sản xuất thực hiện năm 2016 giảm 92.649 tấn tức giảm5,03% so với thực hiện năm 2015 và không đạt so với kế hoạch đề ra vì giảm 577tấn (giảm 0,033%)

Sản lượng than hầm lò khai thác được năm 2016 tăng 7.546 tấn tức tăng0,46% so với năm 2015 nhưng lại không đạt so với kế hoạch năm 2016 Sản lượngthan lộ thiên khai thác năm 2016 giảm 100.195 tấn (giảm hơn 50%) so với thực hiệnnăm 2015, nhưng so với kế hoạch 2016 thì công ty đã đạt vượt mức hơn 110 tấn,tăng 0,11% Sản lượng than sạch sàng tại mỏ lại tăng đáng kể, năm 2016 than sạchsảng tại mỏ tăng 66.418 tấn (tăng 4,42%) so với năm 2015 và tăng 31.900 tấn (tăng2,075%) so với KH 2016

Sự thay đổi về sản lượng than nguyên khai sản xuất và than sạch sàng tại mỏ

có thể do một số nguyên nhân như sau: Về mặt khách quan khu vực khai thác than

lộ thiên bây giờ gặp nhiều khó khăn hơn do càng xuống sâu hơn, lượng đất đá bócngày càng lớn khiến chi phí tăng cao do đó Công ty tập trung đầu tư phát triển mởrộng khai thác than hầm lò Công ty cũng đầu tư hơn vào công nghệ sàng tuyển,máy móc thiết bị nhằm tăng chất lượng than sản xuất

Trang 37

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM THEO NGUỒN SẢN LƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG NGHỆ

Bảng 2-3

TH2016/KH2016 Sản

lượng (tấn)

Tỷ trọng (%)

Sản lượng (tấn)

Tỷ trọng (%)

Sản lượng (tấn)

Tỷ trọng (%)

Trang 38

2 Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm theo đơn vị sản xuất

Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm theo đơn vị sản xuất nhằm mục đíchnâng cao sản lượng sản xuất của các đơn vị sản xuất và đáng giá sự đóng góp củacác đơn vị sản xuất, tìm ra đơn vị tiên tiến để phát huy và đơn vị nào yếu kém thìcần khắc phục từ đó thúc đẩy khả năng đáp ứng của sản xuất phù hợp với nhu cầutiêu thụ của sản phẩm về mặt sản lượng theo đơn vị sản xuất

Công ty than Mạo Khê có 13 phân xưởng khai thác và 4 phân xưởng lò đá phục vụ cho hoạt động khai thác than hầm lò, và có 2 vỉa than lộ thiên

Từ bảng 2-5, phân tích tình hình sản xuất sản phẩm theo đơn vị sản xuất tạicông ty than Mạo Khê có thể thấy được tình hình sản xuất than trong năm 2016 vừaqua giảm hơn 5% so với năm 2015 và cũng không đạt kế hoạch năm 2016 Sảnlượng than hầm lò năm 2016 tăng 7.546 tấn so với năm 2015 nhưng lại không hoànthành so với kế hoạch , sản lượng than lộ vỉa cũng giảm đáng kể so với năm 2015song lại hoàn thành vượt kế hoạch 2016 vượt 110 tấn than Các phân xưởng khaithác hầm lò như phân xưởng khai thác 3, khai thác 4, khai thác 5, khai thác 6 mọinăm đều đạt thành tích vượt trội trong sản xuất sản lượng sản xuất cũng lớn nhưngtrong năm 2016 vừa qua những phân xưởng này lại tụt giảm sản lượng gây ảnhhưởng đến sản lượng sản xuất toàn Công ty Về mặt khách quan do khai thác hầm lòcàng xuống sâu điều kiện làm việc càng khó khăn, nguy hiểm, điều kiện địa chấtthay đổi gây cản trở đến hoạt động khai thác tại các vỉa

Công ty cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có những biện pháp khắc phục phù hợp Công ty nên có những kế hoạch khen thưởng, tạo động lực thúc đẩy các phân xưởng khác thi đua tăng sản lượng, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những điểm tiêu cực như máy móc thiệt bị hỏng hóc, nâng cao hiệu quả công việc và năng suất máy móc thiết bị

Trang 39

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM THEO ĐƠN VỊ SẢN XUẤT

Tỷ trọng (%)

Sản lượng (tấn)

Tỷ trọng (%)

Sản lượng (tấn)

Tỷ trọng (%)

Ngày đăng: 26/08/2017, 22:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Đặng Huy Thái – Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Công nghiệp Mỏ - Khoa kinh tế và QTKD Trường ĐH Mỏ - Địa chất Khác
[2] Đặng Huy Thái , Phạm Đình Tân – Hoạch định chiến lược kinh doanh và kế hoạch hoá doanh nghiệp công nghiệp mỏ - Khoa kinh tế và QTKD Trường ĐH Mỏ - Địa chất Khác
[3] Ngô Thế Bính – Định mức lao động - Khoa kinh tế và QTKD Trường ĐH Mỏ - Địa chất – Hà Nội 2000 Khác
[4] Ngô Thế Bính, Nguyễn Thị Hồng Loan – Giáo trình Thống kê kinh tế - Khoa Kinh tế &amp; QTKD Trường ĐH Mỏ - Địa chất Khác
[5] Ngô Thế Bính – Kinh tế công nghiệp mỏ - Khoa kinh tế và QTDKD Trường ĐH Mỏ - Địa chất – Hà Nôi 2000 Khác
[6] Nguyễn Duy Lạc – Phí Thị Kim Thư – Lưu Thị Thu Hà - Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Bộ môn Kế toán doanh nghiệp Trường ĐH Mỏ - Địa chất Khác
[7] Nguyễn Năng Phúc – Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính – NXB ĐH Kinh tế quốc dân – Hà Nội 2008 Khác
[8] Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển – Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – NXB Tài chính – Hà Nội 2008 Khác
[9] Nguyễn Văn Bưởi – Hạch toán kế toán trong doanh nghiệp mỏ. Khoa kinh tế và QTKD Trường ĐH Mỏ - Địa chất Khác
[10] Vương Huy Hùng, Đặng Huy Thái – Tổ chức sản xuất doanh nghiệp mỏ – NXB Giao thông vận tải – Hà Nội 2000 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w