Phân tích giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác khoán quản trị chi phí vật tư Công ty Than Mạo Khê – TKV (Trang 92 - 100)

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng sản phẩm công tác hay nhiệm vụ đã hoàn thành.

Giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp phải xây dựng các phương án kinh doanh sao cho tổng doanh thu tối đa hoặc tổng giá thành tối thiểu. Do đó giá thành sản phẩm là một trong những căn cứ quan trọng để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Chính vì vậy để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích giá thành sản phẩm cụ thể là xác định nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch giá thành và phân tích nguyên nhân ảnh hưởng, từ đó có thể đề ra các biện pháp thích hợp hạ giá thành.

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành như nền kinh tế quốc dân, điều kiện ngành, điều kiện tự nhiên, điều kiện nôi bộ doanh nghiệp, công nghệ khai thác.

Các nhân tố này có tác động qua lại với nhau, có khi nhân tố này làm tăng nhân tố khác hoặc ngược lại, song nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới giá thành vẫn là công nghệ khai thác. Nếu công nghệ khai thác dùng máy móc thiết bị hiện đại và tiên tiến thì sẽ giảm bớt chi phí về lao động, vật tư. Do đó sẽ hạ giá thành xuống và ngược lại.

2.5.1. Phân tích chung chi phí sản xuất và giá thành

1. Phân tích chung giá thành sản phẩm theo khoản mục hoặc yếu tố chi phí Gía thành sản phẩm sản xuất là toàn bộ mọi chi phí mà ta bỏ ra để sản xuất lên số lượng sản phẩm đấy. Phân tích chung giá thành theo yếu tố chi phí nhằm mục đích đánh giá thực trạng giá thành, chỉ ra những yếu tố nào là nguyên nhân làm tăng (giảm) giá thành, những thay đổi lớn nhất xảy ra ở yếu tố nào.

Qua bảng phân tích chung giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí của công ty than Mạo Khê – TKV (bảng 2-26), cho thấy: Hầu như các khoản mục chi phí năm 2016 giảm nhiều so với thực hiện 2015.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2016 giảm so với thực hiện 2015 là 42.931 trđ, giảm 9%. Trong đó chi phí nguyên vật liệu và nhiên liệu giảm mạnh, chi phí động lực năm 2016 lại tăng nhẹ thêm 965 trđ (tăng 1,53%) so với năm 2015.

PHÂN TÍCH CHUNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO KHOẢN MỤC CHI PHÍ

Tổng số (trđ)

Zđơn vị (đ/tấn)

Tổng số (trđ)

Zđơn vị (đ/tấn)

I Chi phí NVL trực tiếp 476.794 258.836 433.864 248.004

1 Nguyên vật liệu 379.753 206.155 348.427 199.167

2 Nhiên liệu 34.020 18.468 21.450 12.261

3 Động lực 63.021 34.212 63.986 36.576

II Chi phí nhân công 613.552 333.077 623.854 356.606

1 Tiền lương 550.273 298.725 555.050 317.276

2 BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 57.918 31.442 63.871 36.510

3 Ăn ca 5.361 2.910 4.933 2.820

III Khấu hao TSCĐ 182.267 98.946 172.368 98.528

IV Chi phí dịch vụ mua ngoài 141.388 76.755 96.834 55.352

V Chi phí khác 454.700 246.841 413.371 236.290

Gía thành toàn bộ 1.868.700 1.014.455 1.740.290 994.779

Sản lượng tính theo giá thành (Sản

lượng sản xuất) 1.842.072 1.749.423

Qua bảng phân tích giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí cho thấy: Gía thành toàn bộ năm 2016 giảm 128.410 trđ so với năm 2015, và so sánh có liên hệ điều chỉnh với chỉ tiêu liên hệ là sản lượng sản xuất thì:

ΔZđc = Z2016 – Z2015= 1.740.290 – 1.868.700 = -34.422,13 (trđ) Trong đó: Z – giá thành toàn bộ, QSX – sản lượng sản xuất Doanh nghiệp đã tiết kiệm 34.521,72 trđ so với năm 2015.

Chi phí tiền lương tăng 10.302 trđ tăng 1,68% so với năm 2015. Nguyên nhân do thay đổi tiền lương và đơn giá giao khoán giảm. Chi phí khấu hao giảm 5,43%

do trong năm công ty có mua sắm, sửa chữa một số tài sản cố định , máy móc thiết bị. Chi phí dịch vụ thuê ngoài giảm 44.554 trđ tức giảm 31,51%, do kế hoạch giao khoán của công ty cho các đơn vị thực hiện và do năng lực thực tế của công ty đã có phần đáp ứng được yêu cầu sản xuất, do vậy doanh nghiệp hạn chế thuê ngoài.

* Đối với giá thành đơn vị sản phẩm:

Giá thành toàn bộ 1 tấn than thực hiện năm 2016 là 1.740.290 trđ giảm 128.410 trđ (giảm 6,87%) so với năm 2015. Cụ thể việc giảm giá thành là do các yếu tố chi phí sau :

+ Các khoản chi phí nguyên nhiên vật liệu giảm, điều này là do giá bán trên thị trường của vật tư trong năm giảm xuống, điều kiện khai thác xuống sâu làm tăng chi phí vật tư nhưng quản lý rất tốt vật tư, ý thức kỷ luật của người lao động trong công tác thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu tốt nên tiết kiệm vật tư.

+ Chi phí khấu hao giảm so với năm trước là do giá trị của máy móc, thiết bị giảm sút.

+ Chi phí thuê ngoài giảm so với thực hiện năm 2016 là do Công ty đã giảm việc thuê khoán bên ngoài.

Như vậy, giá thành đơn vị thấp hơn so với năm trước được xác định là do hầu hết các chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm giảm, Công ty phát huy các thành tích đã đạt được trong năm qua và thực hiện tốt hơn.

2. Phân tích kết cấu giá thành

Mục đích phân tích, kết cấu giá thành là tỷ trọng của từng loại chi phí trong giá thành so với giá thành toàn bộ. Phân tích kết cấu giá thành nhằm chỉ ra chi phí chưa hợp lý trong giá thành, từ đó có biện pháp điều chỉnh để có được cơ cấu hợp lý.

Nhiệm vụ, chỉ rõ được những nguyên nhân bất hợp lý trong kết cấu giá thành, lượng hóa các nguyên nhân đó, đề xuất ra các giải pháp để cải thiện tình hình quản

STT Yếu tố chi phí

TH2015 TH2016

Số tiền (triệu đồng)

Tỉ trọng (%)

Số tiền (triệu đồng)

Tỉ trọng (%)

Tổng số 1.868.700 100,000 1.740.290 100,000

I Chi phí NVL trực tiếp 476.794 25,515 433.864 24,931

1 Nguyên vật liệu 379.753 20,322 348.427 20,021

2 Nhiên liệu 34.020 1,821 21.450 1,233

3 Động lực 63.021 3,372 63.986 3,677

II Chi phí nhân công 613.552 32,833 623.854 35,848

1 Tiền lương 550.273 29,447 555.050 31,894

2 BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 57.918 3,099 63.871 3,670

3 Ăn ca 5.361 0,287 4.933 0,283

III Khấu hao TSCĐ 182.267 9,754 172.368 9,905

IV Chi phí dịch vụ mua ngoài 141.388 7,566 96.834 5,564

V Chi phí khác 454.700 24,332 413.371 23,753

Từ bảng phân tích kết cấu giá thành sản phẩm năm 2016 tại công ty than Mạo Khê (bảng 2-27) ta nhận thấy: Về biến động trong cơ cấu giá thành, hầu hết các yếu tố chi phí đều giảm về tỷ trọng trong giá thành. Khi trị số tuyệt đối biến động không đáng kể, hoặc giảm xuống mà tỷ trọng giảm, cho thấy được công ty đã tiết kiệm được chi phí đó. Cụ thể.

Trong kết cấu về giá thành đơn vị các yếu tố chi phí nhân công là nhân tố chiếm tỉ trọng chủ yếu là 35,848%, đứng thứ 2 chiếm tỷ trọng cao trong giá thành là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công năm 2016 tăng 10.302 trđ, tăng 1,68% và chỉ tiêu này trong kết cấu giá thành cũng chiếm tỷ trọng cao hơn 3,02% so với năm 2015.

Tỷ lệ kết cấu này là khá phù hợp, tuy nhiên chi phí khác bằng tiền chiếm tỷ trọng khá cao với 23,75%, do đó để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty phải đầu tư thêm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, tổ chức công tác giao khoán chi phí sản xuất giảm chi phí thuê ngoài tăng được thu nhập cho người lao động và giảm giá thành sản xuất.

3. Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ giảm giá thành

Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ giảm giá thành là cơ sở để doanh nghiệp lấy đó làm mục tiêu phấn đấu, trong kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm các doanh nghiệp thường đặt ra nhiệm vụ giảm giá thành so với năm trước thông qua việc xác lập giá thành đơn vị thấp hơn so với năm trước đối với các sản phẩm so sánh được.

Nhiệm vụ là giúp doanh nghiệp chỉ ra được doanh nghiệp đã thực hiện được nhiệm vụ giảm giá thành chưa, chỉ ra được nguyên nhân cụ thể của việc đó, và đề ra giải pháp để công ty thực hiện tốt hơn.

Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp thường đặt ra nhiệm vụ giảm giá thành so với năm trước thông qua việc xác lập giá thành đơn vị thấp hơn so với năm trước đối với các sản phẩm so sánh được. Do đó, việc phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ giảm giá thành nhằm đánh giá mức độ giảm giá thành của công ty.

Xét theo giá thành sản xuất sản lượng than nguyên khai.

• Mức giảm giá thành tổng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch:

MKH =ZKH – Z0 x , (trđ) (2-30) Trong đó:

MKH - Mức tiết kiệm (lãng phí) theo kế hoạch, trđ.

Q - Sản lượng sản xuất trong kỳ theo kế hoạch 2016, tấn.

Z0 - Giá thành tổng sản phẩm sản xuất kỳ thực hiện 2015, trđ.

Tỷ lệ giảm giá thành theo kế hoạch:

TKH = *100 (2-31)

• Mức giảm giá thành tồng sản phẩm sản xuất theo thực tế:

MTH = ZTH – Z0 x , trđ (2-32) Trong đó:

MTH - Mức tiết kiệm (lãng phí) thực tế, trđ QTH - Sản lượng sản xuất thực tế 2016, tấn

ZTH - Giá thành tổng sp sản xuất thực hiện năm 2016, trđ Z0 - Giá thành tổng sp sản xuất năm 2015, trđ

Thay số:

+ QKH = 1.750.000 tấn, Q0 = 1.842.072 tấn

+ ZKH = 1.726.242 trđ (Theo QĐ 2893 công ty than Mạo Khê) + Z0 = 1.868.700 trđ

MKH = 1.726.242 - 1.868.700 x = - 49.055,06 (trđ)

TKH =

-49.055,06

×100 = -2,76%

1.868.700 x + QTH = 1.749.423 tấn

+ ZTH = 1.740.290 trđ

MTH = 1.740.290 - 1.868.700 x = -34.421,72 (trđ)

Ta thấy MTH > MKH . Doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch giá giá thành sản phẩm.

Nghĩa là theo dự kiến Công ty tiết kiệm chi phí sản xuất do sự điều hành linh hoạt, tuy nhiên tình hình thực hiện giảm giá thành thực tế của năm 2012 không đạt được mức giảm giá thành tổng sản phẩm sản xuất, theo kế hoạch doanh nghiệp phải giảm giá thành ít nhất là 49.055 trđ nhưng theo thực tế thì doanh nghiệp mới chỉ hạ giá thành hết được 34.421 trđ. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn các nguồn nguyên vật liệu đầu vào tăng cao chi phí, công ty chưa tìm được nguồn cung cấp nguyên vật liệu rẻ, chưa có biện pháp hợp lý trong công tác quản lý, tài nguyên ngày càng cạn kiệt, khai thác ngày một xuống sâu, đi xa, áp lực mỏ lớn… dẫn đến không hoàn thành mục tiêu giảm giá thành toàn bộ tuy cũng đã giảm được 34.422 trđ. Biện pháp khắc phục cần phải quản lý tốt công tác sản xuất than, cũng như mua

bán nguyên vật liệu, thường xuyên kiểm tra giám sát công tác sử dụng các chi phí để tránh tổn thất lãng phí.

2. Phân tích giá thành sản phẩm trên 1000 đồng doanh thu thuần

Phân tích giá thành sản phẩm trên 1000 đ doanh thu nhằm thấy được hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất để tạo ra một đơn vị giá thành sản phẩm hàng hoá.

Gía thành sản phẩm trên 1000 đ doanh thu được tính theo công thức:

Zhh = (đ/1000đ) (2-33) Chi phí trên 1000 đ doanh thu của công ty than Mạo Khê được thể hiện trong bảng sau.

PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TIÊU THỤ TRÊN 1000Đ DOANH THU

Bảng 2-28

STT Khoản mục

chi phí ĐVT TH2015 TH2016

SS TH2016/TH2015

+ Chỉ số

(%)

1

Giá thành sản xuất của tổng sản phẩm tiêu thụ (giá vốn hàng bán than)

đ 1.778.146.521.14 7

1.602.687.450.70

3 -175.459.070.444 -9,868

2

Doanh thu thuần BH và CCDV

ngđ 1.993.051.403 1.823.276.538 -169.774.865 -8,518

3 Zhh đ/ngđ 892,173 879,015 -13,158 -1,475

Qua bảng biểu cho thấy chi phí trên 1000 đồng doanh thu năm 2016 là 879,015 đ/1000đ giảm 13,158 đ/1000đ (giảm 1,475%) so với năm 2015. Năm 2016 vừa qua tuy doanh nghiệp đã quản trị chi phí tốt hơn, giá thành sản xuất giảm song doanh thu trong năm lại giảm so với năm 2015. Công ty cần phải cố gắng thực hiện nhiệm vụ tiết kiệm giá thành tốt hơn nữa.

2.5.2. Phân tích các khoản mục và yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm 1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và động lực

Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp gồm các chi phí về nguyên liệu, vật liệu,

song cũng là khoản chi phí chứa đựng khả năng tiềm tàng có thể tiết kiệm và mang lại hiệu quả cho Công ty. Năm 2016 chi phí nguyên nhiên vật liệu chiếm 24,93% và giảm so với năm 2015 là 42.931 trđ , do sản lượng than Lộ vỉa khai thác được ít giảm nhiều, mét lò chống sắt giảm, quản trị nội bộ tốt đãn đến giảm được chi phí.

2.Chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

Công tác trả lương đã có tác dụng khuyến khích người lao động, tiết kiệm chi phí ở các yếu tố còn lại trong giá thành. Công ty đã sử dụng bảng tiền lương để quản lý kích thích giảm chi phí nguyên nhiên vật liệu, các chi phí khác bằng tiền, làm tăng NSLĐ và sản lượng nhằm giảm chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm.

Chi phí tiền lương tăng so với thực hiện 2015 là 10.302 trđ tăng 1,679% đây là chi phí duy nhất cần khuyến khích tăng bởi nó đảm bảo được thu nhập và là động lực để người lao động say mê công việc và gắn bó với Công ty. Tuy nhiên tốc độ tăng tiền lương vẫn cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động toàn doanh nghiệp (tăng 0,811% so với năm 2015) chưa phù hợp với nguyên tắc tổ chức tiền lương. Nhìn chung năm 2016 tiền lương là yếu tố quan trọng giúp người lao động yên tâm công tác, hăng say lao động sản xuất song thực sự vẫn chưa là động lực để tăng năng suất lao động. Bởi tiền lương cao trong khi năng suất lao động chưa đạt mức tương ứng dễ gây tâm lý ỷ lại, chây lười và suy nghĩ không cần làm nhiều cũng được hưởng trong một bộ phận người lao động. Công ty cần có những biện pháp quản lý thích hợp để tiền lương thực sự là động lực để người lao động làm việc và cống hiến.

3. Chi phí khấu hao TSCĐ

Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng (theo tuyến tính theo thời gian). Đây là chi phí biểu hiện năng lực tài sản của Công ty.

Doanh nghiệp đã sử dụng 3 yếu tố xác địng ảnh hưởng đến tổng chi phí khấu hao đó là: Tài sản cố định, tỷ lệ khấu hao và thời gian tính khấu hao trong năm.

Qua bảng phân tích ta thấy chi phí khấu hao TSCĐ chiếm 9,9% trong giá thành sản phẩm. Là chi phí cố định nên để tiết kiệm chi phí này thì chỉ có cách tăng sản lượng khai thác, trong năm 2016 chi phí khấu hao TSCĐ giảm 9.899 trđ (giảm 5,43%) so với năm 2015.

4. Chi phí khác bằng tiền

Trong năm 2016 Công ty bị giảm sản lượng xuống đáng kể, hiện nay Công ty đã áp dụng những cơ sở để đánh giá các yếu tố mà nhất là chi phí khác bằng tiền đó là:

- Các mức chi phí đang được áp dụng theo quy định của doanh nghiệp.

- Các con số thống kê kinh nghiệm của doanh nghiệp

- Mức chi phí khác theo các mục được duyệt trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng năm.

- Những quy định, quy chế của Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam đối với các đơn vị.

- Mức quy định của luật thuế đối với các khoản thuế, phí và lệ phí.

5. Chi phí dịch vụ mua ngoài

Hiện nay Công ty than Mạo Khê vẫn đang sử dụng một khoản chi phí thuê ngoài khá cao chiếm 5,56 % như: Chi phí thuê vận tải hàng hóa khi mua nguyên vật liệu, vận tải sản phẩm trong quá trính sản xuất, đi tiêu thụ, thuê kiểm định chất lượng hàng hóa, thuê Công ty Xây dựng Mỏ hầm lò 2 đào lò xây dựng cơ bản 1.409m… do Công ty chưa tận dụng hết năng lực sản xuất của máy móc thiết bị và chủ yếu là thuê Công ty Xây dựng Mỏ hầm lò 2 do Công ty không lập vào chi phí thuê ngoài mà lập vào chi phí tự thực hiện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác khoán quản trị chi phí vật tư Công ty Than Mạo Khê – TKV (Trang 92 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w