CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định
Phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ nhằm thấy được sự biến động của TSCĐ trong kỳ, liên hệ với sự biến động của khối lượng sản xuất để đánh giá sự hợp lý của sự biến động đó.
Trong nội dung phân tích này, có thể sử dụng một số hệ số:
+ Hệ số giảm TSCĐ:
Hg = Nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ
(2-4) Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ
+ Hệ số đổi mới TSCĐ :
Ht = Nguyên giá TSCĐ mới tăng trong kỳ
(2-5) Nguyên giá TSCĐ ở cuối kỳ
+ Hệ số sa thải TSCĐ:
HS = Nguyên giá TSCĐ cũ kỹ đã giảm trong kỳ
(2-6) Nguyên giá TSCĐ ở đầu kỳ
Các số liệu về các chỉ tiêu phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định của công ty than Mạo Khê được tập hợp trong bảng 2-13.
Nhìn chung đối với một doanh nghiệp khai thác than thì kết cấu của các loại hình tài sản cố định như bảng 2-13 khá phù hợp với đặc điểm ngành nghề của Công ty than Mạo Khê.
Đối với những doanh nghiệp khai thác than thì tài sản cố định hữu hình như nhà cửa, vật kiến trúc và máy móc thiết bị chiếm ưu thế đặc biệt lớn trong tổng tài sản cố định của doanh nghiệp. Tương tự trị giá tài sản cố định hữu hình của công ty than Mạo Khê chiếm tỷ trọng lớn trên 99% tổng tài sản cố định. Trong đó nguyên giá của máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao nhất là 43,59% tổng tài sản cố định và cũng tăng lớn trong năm, tăng 58.309 triệu đồng chiếm 53,79% tổng tài sản cố định tăng trong năm nhưng cũng chiếm 37,98% giá trị giảm trong năm. Đứng ở vị trí chiếm tỷ trọng cao thứ 2, nhà cửa vật kiến trúc tại thời điểm đầu năm có nguyên giá là 633.830 triệu đồng chiếm 35,68% nguyên giá tổng tài sản cố định. Nguyên giá của nhà cửa vật kiến trúc trong năm cũng tăng cao, tăng 19.566 triệu so với năm 2015.
TT Khoản mục
Số đầu năm Số tăng trong
năm Số giảm trong năm Nguyên
giá (trđ)
Kết cấu (%)
Nguyên giá (trđ)
Kết cấu (%)
Nguyên giá (trđ)
Kết cấu (%) Tổng TSCĐ
1.776.060 100,000 108.395
100,00
0 14.079
100,00 0
I TSCĐ hữu hình 1.774.124 99,891 107.846 99,493 14.079 100,000 1.867.890 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 633.830 35,687 19.566 18,050 1.187 8,431
2 Máy móc thiết bị 774.352 43,599 58.309 53,793 5.347 37,978
3 Phương tiện vận tải,
thiết bị truyền dẫn 309.041 17,400 28.659 26,439 4.722 33,540 4 Thiết bị- dụng cụ
quản lý 51.281 2,887 1.312 1,210 0 0,000
5 Cây lâu năm 387 0,022 0 0,000 0 0,000
6 TSCĐ khác 5.232 0,295 0 0,000 0 0,000
II TSCĐ vô hình 1.936 0,109 550 0,507 0 0,000
Trong năm 2016 Công ty cũng đầu tư phát triển, mua mới phương tiện vận tải và thiết bị truyền dẫn, nguyên giá loại tài sản cố định này tăng 28.695 triệu đồng chiếm 26,44% tổng tài sản cố định tăng trong năm. Tại thời điểm cuối năm nhìn chung kết cấu của các loại tài sản cố định không thay đổi nhiều so với thời điểm đầu năm.
Hệ số tăng tài sản cố định hữu hình trong năm 2016 thấp hơn hệ số tăng tài sản cố định vô hình. Trong đó hệ số tăng của phương tiện truyền tải, thiết bị truyền dẫn là cao hơn so với hệ số tăng của các loại tài sản cố định hữu hình khác.
Sự thay đổi về nguyên giá của nhà cửa vật kiến trúc và phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn cho thấy trong năm qua doanh nghiệp đã đầu tư thay mới, sửa chữa nhiều phương tiện vận tải và thiết bị truyền dẫn, đầu tư xây dựng cơ bản. Tiếp tục thực hiện đề án xây dựng giếng đứng xuống sâu -150 của Công ty bước đầu đã hoàn thành sơ bộ.
Trong năm 2016 vừa qua công ty cũng đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, sử dụng những phần mềm vi tính hỗ trợ hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp.
b. Phân tích kết cấu tài sản cố định
Đối với một doanh nghiệp khai khoáng nói chung và doanh nghiệp công nghiệp mỏ nói riêng thì tài sản cố định luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Do đó một nhiệm vụ đặt ra là doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả số tài sản đó, góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy cần phân tích, đánh giá trình độ sử dụng tài sản cố định, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định và đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định kết cấu của tài sản cố định
Mục đích phân tích kết cấu tài sản cố định (TSCĐ) nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá xem với kết cấu tài sản cố định như hiện giờ của doanh nghiệp có hợp lý hay không.
Kết cấu tài sản cố định trong năm 2016 tại công ty than Mạo Khê được phân tích dưới bảng 2-14 ta thấy: Tài sản cố định hữu hình chiếm gần như toàn bộ tỷ trọng trong tổng tài sản cố định của doanh nghiệp. Nguyên giá TSCĐ năm 2016 tại thời điểm cuối năm là 1.870.376 triệu đồng, tăng lên 94.316 triệu đồng, tương ứng với tăng 5,31% so với thời điểm đầu năm. Tài sản cố định vô hình chiếm 0.1%
trong tổng tài sản cố định. Năm 2016, nguyên giá tài sản cố định vô hình có sự thay đổi nhỏ trong kết cấu tổng TSCĐ, tại thời điểm cuối năm nguyên giá TSCĐ vô hình tăng 550 triệu đồng (tăng 0,031%). Điều này là do trong năm qua Công ty đã đầu tư mua một phần mềm ứng dụng phuc vụ cho công tác quản lý.
PHÂN TÍCH KẾT CẤU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM 2016
Bảng 2-14
TT Khoản mục
Số đầu năm Số cuối năm
SS số cuối năm/đầu năm
Nguyên giá
Tỷ trọng (%) ± Nguyên
giá (trđ)
Kết cấu (%)
Nguyên giá (trđ)
Kết cấu
(%) ± %
Tổng TSCĐ 1.776.060 100,000 1.870.376 100,000 94.316 5,310 0,000 I TSCĐ hữu hình 1.774.124 99,891 1.867.890 99,867 93.767 5,279 -0,024 1 Nhà cửa, vật kiến
trúc 633.830 35,687 649.385 34,719 15.555 0,876 -0,968
2 Máy móc thiết bị 774.352 43,599 827.315 44,233 52.962 2,982 0,633 3
Phương tiện vận tải, thiết bị truyền
dẫn 309.041 17,400 332.978 17,803 23.937 1,348 0,402
4 Thiết bị-dụng cụ
quản lý 51.281 2,887 52.593 2,812 1.312 0,074 -0,075
5 Cây lâu năm 387 0,022 387 0,021 0 0,000 -0,001
6 TSCĐ khác 5.232 0,295 5.232 0,280 0 0,000 -0,015
II TSCĐ vô hình 1.936 0,109 2.486 0,133 550 0,031 0,024
Máy móc, thiết bị có tỷ trọng và giá trị lớn nhất trong TSCĐ hữu hình của công ty. Nguyên giá TSCĐ của nhóm này tăng 52.962 triệu đồng, tương ứng tăng 2,98% so với thời điểm đầu năm 2016. Trong năm 2016, Công ty chỉ tập trung đầu tư máy móc thiết bị và nhà cửa, vật kiến trúc nên các TSCĐ khác không tăng nhiều.
+ TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối, điều này phù hợp với doanh nghiệp công nghiệp nói chung và doanh nghiệp mỏ nói riêng. Các TSCĐ vô hình trong doanh nghiệp chủ yếu là các phần mền phục vụ quản lý. Các TSCĐ vô hình khác như thương hiệu… chưa được quan tâm, đánh giá.
+ Trong TSCĐ hữu hình, là doanh nghiệp khai thác chủ yếu là mỏ hầm lò nên có một hệ thống vật kiến trúc lớn và máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động khai thác do đó việc phân bổ tài sản như bảng trên khá hợp lý.
2. Phân tích chất lượng tài sản cố định
a. Phân tích chung chất lượng tài sản cố định
Mục đích của quá trình phân tích là nhằm đánh giá khả năng đáp ứng về tình trang kỹ thuật của thiết bị so với nhu cầu sản xuất sản phẩm. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kế hoach hóa, tái sản xuất tài sản cố định.
Tình tạng kỹ thuật được xác định thông qua mức độ hao mòn của tài sản cố định.
Tỷ lệ hao mòn: Thn = 100% (2-7) Qua bảng phân tích chất lượng tài sản cố định năm 2016 (bảng 2-15), cho thấy: Tỷ lệ hao mòn tài sản cố định của công ty ở cuối năm 2016 tăng lên so với đầu năm 2016 (tăng 6,09%), tỷ lệ hao mòn tương đối cao cho thấy mức trích khấu hao là rất lớn. Tỷ lệ hao mòn lớn cho thấy tài sản cố định đã sử dụng được lâu và giá trị cũng được khấu hao vào trong quá trình sản xuất tương đối, do đó chất lượng tài sản cố định của công ty đang giảm sút dần.
Trong đó, tài sản cố định hữu hình có tỷ lệ hao mòn là 67% tăng so với đầu năm 6,1%. Tỷ lệ hao mòn ở đầu năm của máy móc thiết bị tại thời điểm cuối năm so với đầu năm 2016 tăng khá cao (tăng 7,43%). Tài sản cố định vô hình có tỷ lệ hao mòn tại thời điểm cuối năm 2016 giảm 3,89% so với thời điểm đầu năm. Trong năm vừa qua doanh nghiệp đã đầu tư nâng cao hệ thống phần mềm tin học phục vụ cho công tác quản lý và điều hành toàn doanh nghiệp.
• Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ
Từ những phân tích nêu trên có thể đề ra một số phương hướng để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
- Tận dụng tốt tối đa công suất, máy móc thiết bị, nhanh chóng khấu hao thu hồi vốn để đầu tư mới máy móc thiết bị tiên tiến hơn. Đào tạo đội ngũ công nhân viên kỹ thuật có trình độ sử dụng TSCĐ đạt hiệu quả cao.
- Giảm đến mức tối thiểu các thiết bị không cần dùng trong sản xuất và các thiết bị chờ thanh lý, đầu tư có trọng điểm cho một số TSCĐ cần thiết phục vụ cho sản xuất như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải thiết bị truyền dẫn...
.
PHÂN TÍCH CHUNG CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM 2016
STT Loại TSCĐ Số đầu năm Số cuối năm
KHLK (triệu đồng)
Nguyên giá (triệu đồng)
Thm
(%)
KHLK (triệu đồng)
Nguyên giá (triệu đồng)
Tổng TSCĐ 1.081.762 1.776.060 60,908 1.253.27
3 1.870.376
I TSCĐ hữu hình 1.080.333 1.774.124 60,894 1.251.53
6 1.867.890
1 Nhà cửa, vật kiến trúc 383.383 633.830 60,487 423.294
2 Máy móc thiết bị 479.455 774.352 61,917 573.784
3 Phương tiện vận tải, thiết bị
truyền dẫn 188.862 309.041 61,112 217.054
4 Thiết bị- dụng cụ quản lý 23.887 51.281 46,581 32.205
5 Cây lâu năm 387 387 100,000 387
6 TSCĐ khác 4.359 5.232 83,301 4.812
II TSCĐ vô hình 1.429 1.936 73,806 1.738
3. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định
a. Phân tích chung hiệu suất sử dụng tài sản cố định hữu hình
Mục đích phân tích: Nhằm tính toán được chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định để chỉ ra được những điều kiện sản xuất hiệu quả.
Hiệu xuất sử dụng toàn bộ TSCĐ được đánh giá qua 2 chỉ tiêu tổng hợp là hệ số hiệu suất TSCĐ và hệ số huy động. Hệ số hiệu suất TSCĐ cho biết một đơn vị giá trị TSCĐ trong một đơn vị thời gian đã tham gia làm ra bao nhiêu sản phẩm (hiện vật hoặc giá trị). Hệ số huy động TSCĐ cho biết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm hoặc 1 đơn vị giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ thì doanh nghiệp phải huy động bao nhiêu TSCĐ.
- Hệ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Chỉ tiêu hiện vật: Hhshv= (2-8)
Chỉ tiêu giá trị: Hhsgt= (2-9) - Hệ số huy động tài sản cố đinh:
Hhđ = (2-10)
Là một doanh nghiệp khai thác than tài sản cố định hữu hình luôn chiếm tỷ trọng lớn, tài sản cố định hữu hình của công ty than Mạo Khê chiếm tỷ trọng trên 99% tổng tài sản cố định của công ty.
PHÂN TÍCH CHUNG HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Bảng 2-16
STT Chỉ tiêu ĐVT TH2015 TH2016
SS TH2016/TH2015
± Chỉ số
(%) 1 Sản lượng sản xuất Tấn 1.842.072 1.749.423 -92.649 -5,030 2 Giá trị sản xuất Trđ 1.628.541 1.528.280 -100.261 -6,156 3 Giá trị TSCĐ hữu hình
bình quân Trđ
a Nguyên giá bình quân Trđ 1.750.897 1.821.007 70.110 4,004
- Đầu năm Trđ 1.727.671 1.774.124 46.453 2,689
- Cuối năm Trđ 1.774.124 1.867.890 93.767 5,285
b Giá trị còn lại bình quân Trđ 734.130 655.072 -79.058 -10,769
- Cuối năm Trđ 699.790 616.355 -83.436 -11,923 4 Hệ số hiệu suất
a Tình theo hiện vật Tấn/Trđ - Tính theo nguyên giá
TSCĐ hữu hình Tấn/Trđ
1,052 0,961 -0,091 -8,686
- Tính theo giá trị còn lại
TSCĐ hữu hình Tấn/Trđ
2,509 2,671 0,161 6,432
b Tình theo giá trị Trđ/Trđ - Tính theo nguyên giá
TSCĐ hữu hình Trđ/Trđ
0,930 0,839 -0,091 -9,770
- Tính theo giá trị còn lại
TSCĐ hữu hình Trđ/Trđ
2,218 2,333 0,115 5,169
Là một doanh nghiệp khai thác than tài sản cố định hữu hình luôn chiếm tỷ trọng lớn, tài sản cố định hữu hình của công ty than Mạo Khê chiếm tỷ trọng trên 99% tổng tài sản cố định của công ty.
Qua bản số liệu 2-16 cho thấy trong năm 2016 tính theo nguyên giá của tài sản cố định cứ 1 triệu đồng TSCĐ tham giam vào sản xuất tạo ra được 0,96 tấn than tương đương với 0,838 triệu đồng, do sản lượng khai thác than năm 2016 giảm 92.649 tấn than so với năm 2015 nên hiệu suất sử dụng TSCĐ cũng giảm. Đây là một tín hiệu không có lợi, nó cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty đã giảm. Tuy nhiên, xem xét vấn đề, có thể thấy rằng ngoài các nguyên nhân chủ quan như quản lý yếu hiệu quả, TSCĐ đầu tư được đầu tư mua mới, sử dụng hết công suất và thời gian của máy móc thiết bị. Thì sự việc này còn bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân khách quan như: Quy luật của ngành than là điều kiện khai thác ngày càng trở lên khó khăn hơn.
Như vậy, Năm 2016 công ty đã sử dụng hiệu quả TSCĐ thấp hơn so với năm 2016 về cả mặt giá trị và hiện vật. Công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ để quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được tốt hơn, góp phần tạo lợi nhuận và hạ giá thành sản phẩm, tận dụng triệt để năng lực sản xuất. Đầu tư đồng bộ tài sản cố định. Sắp xếp các loại thiết bị sản xuất sao cho sử dụng triệt để hết công xuất của máy móc thiết bị.
PHÂN TÍCH CHUNG HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
Bảng 2-16
ST
T Chỉ tiêu ĐVT TH2015 TH2016
SS TH2016/TH2015
± Chỉ số
(%) 1 Sản lượng sản xuất Tấn 1.842.072 1.749.423 -92.649 -5,030 2 Giá trị sản xuất Trđ 1.628.541 1.528.280 -100.261 -6,156 3 Giá trị TSCĐ hữu
hình bình quân Trđ
a Nguyên giá bình quân Trđ 1.750.897 1.821.007 70.110 4,004
- Đầu năm Trđ 1.727.671 1.774.124 46.453 2,689
- Cuối năm Trđ 1.774.124 1.867.890 93.767 5,285
b Giá trị còn lại bình
quân Trđ
734.130 655.072 -79.058 -10,769
- Đầu năm Trđ 768.470 693.790 -74.679 -9,718
- Cuối năm Trđ 699.790 616.355 -83.436 -11,923
4 Hệ số hiệu suất
a Tình theo hiện vật Tấn/Tr đ - Tính theo nguyên giá
TSCĐ hữu hình
Tấn/Tr
đ 1,052 0,961 -0,091 -8,686
- Tính theo giá trị còn lại TSCĐ hữu hình
Tấn/Tr
đ 2,509 2,671 0,161 6,432
b Tình theo giá trị Trđ/Trđ - Tính theo nguyên giá
TSCĐ hữu hình Trđ/Trđ
0,930 0,839 -0,091 -9,770
- Tính theo giá trị còn
lại TSCĐ hữu hình Trđ/Trđ
2,218 2,333 0,115 5,169
b. Phân tích hiệu suất sử dụng của máy móc thiết bị sản xuất
Hiệu suất sử dụng của máy móc thiết bị càng cao chúng tỏ 1 đồng tài sản cố định góp phần tạo ra được nhiều sản lượng sản xuất hơn. Như những phần phân tích chung hiệu suất sử dụng tài sản cố định của toàn doanh nghiệp ta cũng thấy được rằng trong năm vừa qua doanh nghiệp đã đầu tư sửa chữ, mua mới máy móc thiết bị
2.3.2. Phân tích năng lực sản xuất
Phân tích năng lực sản xuất nhằm xác định khả năng sản xuất lớn nhất của Công ty khi tận dụng một cách đầy đủ về máy móc thiết bị cả về công suất và thời gian, trong những điều kiện áp dụng các hình thức tổ chức sản xuất và tổ chức lao động hợp lý, trên cơ sở đó đánh giá mức độ tận dụng năng lực sản xuất làm cơ sở để lập kế hoạch sản xuất. Phân tích năng lực sản xuất còn nhằm mục đích phát hiện những khả năng hiện có, đề xuất các biện pháp tổ chức sản xuất để tận dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của Công ty.
Công ty khai thác than theo hai công nghệ khai thác song lượng than khai thác hầm lò chiếm đến 95% tổng sản lượng nên ta tập trung tính năng lực sản xuất cho dây chuyền công nghệ khai thác than hầm lò. Để đánh giá trình độ tận dụng năng lực sản xuất (NLSX) phải tính toán năng lực của từng khâu trong dây chuyền công nghệ.
Hình 2-4: Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác hầm lò
Công ty than Mạo Khê – TKV, khai thác than tại khu vực thuộc cánh cung Đông Triều, địa bàn Thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều. Công ty có 13 phân xưởng khai thác. Các phân xưởng khai thác than hầm lò tại 7 vỉa với 3 mức khai thác chính là: mức -150, mức -80 và mức -25.
Mức -150 là mức khai thác chủ yếu với các phân xưởng phụ trách: Phân xưởng khai thác 1, khai thác 2, khai thác 3, khai thác 4, khai thác 6, khai thác 8, khai thác 13, phân xưởng đá 1, đá 5.
Mức -80 gồm các phân xưởng khai thác 5, khai thác 7, khai thác 9, khai thác 10, và đá 2.
Mức -25 gồm các phân xưởng khai thác 11, khai thác 12, hầm lò 2, đá 4.
Dưới đây là sơ đồ NLSX khai thác than hầm lò tại công ty than Mạo Khê – TKV.
Tầu điện Máng cào
Máng trượt Lò chợ
Tiêu thụ Nhà sàng Băng tải Quang lật
Hình 2-4: Sơ đồ năng lực sản xuất than hầm lò công ty than Mạo Khê
Hiện nay Công ty đang thi công dự án mở rộng sản xuất xây dựng giếng đứng khai thác xuống mức -250/-180 với sản lượng dự kiến đạt hàng trăm nghìn tấn một năm.
1. Năng lực sản xuất khâu khai thác
Công nghệ khai thác than lò chợ của Công ty hiện nay phần lớn theo phương pháp thủ công kết hợp với khoan nổ mìn. Vì vậy, năng lực sản xuất của khâu khai thác sẽ tính tổng hợp cho các công việc bao gồm cả khấu than, chống giữ lò chợ, vận tải dọc lò chợ, dịch chuyển máng cào, phá hoả, lượng than được lấy từ các đường lò chuẩn bị đào trong than, họng sáo và chống xén, quy đổi theo mức độ khai thác than ở lò chợ. Năng lực sản xuất của khâu khai thác được xác định bình quân cho một ngày đêm để phù hợp với tổ chức sản xuất hiện tại.
Biểu thức chung để xác định năng lực sản xuất cho khâu khai thác trong một ngày đêm:
Pngđ = [PLC + Pk ] (tấn /ngđ) (2-11) = [ L .Vck. m. γ . Co. Nck + Pk. Nck] (tấn/ngđ)
= [Nck (L. Vck. m. γ . Co + Pk)] (tấn /ngđ) Năng lực sản xuất khâu khai thác trong năm của doanh nghiệp:
PKT = Pngđ x Tcđ (tấn/năm) (2-12) Trong đó:
PLC - NLSX ngày đêm của riêng lò chợ (tấn/ngđ)
Pk - Lượng than lấy được từ các lò than, họng sáo, chống xén trong khu vực, quy ra trung bình 1 ngày đêm (tấn/ngđ)
L - Chiều dài lò chợ (m)
m - Chiều cao khai thác lò chợ (m)
Vck - Tiến độ chu kỳ khai thác (m/chu kỳ) Vck = l.η = 1 (m/chu kỳ) l- Chiều sâu trung bình lỗ khoan (m); l = 1,25 m
η - Hệ số sử dụng lỗ khoan; η = 0,8 γ - Tỷ trọng của than (T/m3)
Co -Hệ số khai thác.
Nck - Số chu kỳ 1 ngày đêm của lò chợ theo biểu đồ tổ chức sản xuất (chu kỳ/ng.đêm).
Tng.đ - Thời gian làm việc một ngày đêm; Tng.đ = 15 giờ Tcđ -Thời gian làm việc theo chế độ năm = 303 ngày HNLSX - Hệ số tận dụng năng lực sản xuất.
- Các hệ số đánh giá trình độ tận dụng NLSX: