1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Than Mạo Khê – TKV

163 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 163
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY THAN MẠO KHÊ TKV 2 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty than Mạo Khê TKV 3 1.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty than Mạo KhêTKV 5 1.2.1 Chức năng 5 1.2.2 Nhiệm vụ 5 1.2.3 Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty 5 1.3 Công nghệ sản xuất của Công ty than Mạo Khê TKV 6 1.3.1 Công nghệ khai thác than lộ thiên 6 1.3.2. Công nghệ khai thác than hầm lò 7 1.3.3 Công nghệ vận tải than, đất đá và công nghệ sàng tuyển 8 1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty 9 1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty than Mạo Khê –TKV. 11 1.5.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy cấp quản lý Công ty 11 1.5.2. Cơ cấu tổ chức quản lý cấp phân xưởng 14 1.6. Tình hình tổ chức sản xuất và lao động của Công than Mạo Khê 15 1.6.1 Chế độ làm việc và thời gian làm việc của Công ty 15 1.6.2 Tình hình sử dụng lao động của Công ty. 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 18 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THAN MẠO KHÊ TKV NĂM 2015 19 2.1. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của Công ty than Mạo Khê – TKV năm 2015 20 2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty than Mạo KhêTKV năm 2015. 25 2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty than Mạo Khê TKV. 25 2.2.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 29 2.2.3. Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. 33 2.2.4. Phân tích sự biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo Khê 40 2.2.5. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty 43 2.2.6. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lợi vốn 53 2.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư của Công ty Than Mạo Khê năm 2015 59 2.3.1. Phân tích tình hình cung ứng vật tư 59 2.3.2. Phân tích tình hình sử dụng vật tư của Công ty 62 2.3.2.2. Phân tích tình hình thực hiện định mức vật tư của yếu của Công ty 68 2.3.3. Phân tích tình hình dự trữ vật tư 69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 71 CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY THAN MẠO KHÊ TKV 72 3.1. Lý do lựa chọn chuyên đề 73 3.2. Mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của chuyên đề 73 3.2.1. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề 73 3.2.2. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề 73 3.2.3. Nội dung nghiên cứu của chuyên đề 73 3.2.4. Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề 74 3.3. Những vấn đề cơ bản về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 74 3.3.1. Khái niệm, ý nghĩa của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 74 3.3.2. Đặc điểm và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 75 3.3.3. Phân loại, đánh giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 75 3.3.4. Yêu cầu, nhiệm vụ, nguyên tắc kế toán nguyên vật liệu 80 3.3.5. Hệ thống các văn bản chế độ quy định liên quan đến công tác kế toán nguyên vật liệu 83 3.3.6. Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 83 3.3.7. Hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán 92 3.4. Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu của Công ty than Mạo KhêTKV 97 3.4.1. Tổ chức công tác kế toán của Công ty Than Mạo KhêTKV 97 3.4.2. Tình hình thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Than Mạo Khê TKV. 102 3.5. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Than Mạo Khê TKV 153 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 157 KẾT LUẬN CHUNG 158 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 159

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY THAN MẠO KHÊ - TKV 2

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty than Mạo Khê- TKV 3

1.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty than Mạo Khê-TKV 5

1.2.1 Chức năng 5

1.2.2 Nhiệm vụ 5

1.2.3 Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty 5

1.3 Công nghệ sản xuất của Công ty than Mạo Khê - TKV 6

1.3.1 Công nghệ khai thác than lộ thiên 6

1.3.2 Công nghệ khai thác than hầm lò 7

1.3.3 Công nghệ vận tải than, đất đá và công nghệ sàng tuyển 8

1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty 9

1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty than Mạo Khê –TKV 11

1.5.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy cấp quản lý Công ty 11

1.5.2 Cơ cấu tổ chức quản lý cấp phân xưởng 14

1.6 Tình hình tổ chức sản xuất và lao động của Công than Mạo Khê 15

1.6.1 Chế độ làm việc và thời gian làm việc của Công ty 15

1.6.2 Tình hình sử dụng lao động của Công ty 16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 18

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THAN MẠO KHÊ - TKV NĂM 2015 19

2.1 Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của Công ty than Mạo Khê – TKV năm 2015 20

2.2 Phân tích tình hình tài chính của Công ty than Mạo Khê-TKV năm 2015 25

2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty than Mạo Khê- TKV 25

2.2.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 29

2.2.3 Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. 33

2.2.4 Phân tích sự biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo Khê 40

2.2.5 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty 43

2.2.6 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lợi vốn 53

Trang 2

2.3 Phân tích tình hình sử dụng vật tư của Công ty Than Mạo Khê năm 2015 .59

2.3.1 Phân tích tình hình cung ứng vật tư 59

2.3.2 Phân tích tình hình sử dụng vật tư của Công ty 62

2.3.2.2 Phân tích tình hình thực hiện định mức vật tư của yếu của Công ty 68

2.3.3 Phân tích tình hình dự trữ vật tư 69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 71

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY THAN MẠO KHÊ - TKV 72

3.1 Lý do lựa chọn chuyên đề 73

3.2 Mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của chuyên đề 73

3.2.1 Mục đích nghiên cứu của chuyên đề 73

3.2.2 Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề 73

3.2.3 Nội dung nghiên cứu của chuyên đề 73

3.2.4 Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề 74

3.3 Những vấn đề cơ bản về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 74

3.3.1 Khái niệm, ý nghĩa của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 74

3.3.2 Đặc điểm và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 75

3.3.3 Phân loại, đánh giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 75

3.3.4 Yêu cầu, nhiệm vụ, nguyên tắc kế toán nguyên vật liệu 80

3.3.5 Hệ thống các văn bản chế độ quy định liên quan đến công tác kế toán nguyên vật liệu 83

3.3.6 Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 83

3.3.7 Hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán 92

3.4 Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu của Công ty than Mạo Khê-TKV .97

3.4.1 Tổ chức công tác kế toán của Công ty Than Mạo Khê-TKV 97

3.4.2 Tình hình thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Than Mạo Khê- TKV 102

3.5 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Than Mạo Khê - TKV 153

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 157

KẾT LUẬN CHUNG 158

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 159

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập với các nền kinh tế thế giớitheo lộ trình đã được nhà nước định hướng, trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp sovới một số nước trên thế giới, nên việc khai thác năng lượng còn bị hạn chế Bù lạikhoáng sản than của nước ta khá phong phú và có trữ lượng lớn, nằm tập trung chủyếu ở vùng Quảng Ninh tương đối thuận lợi cho việc khai thác và vận chuyển

Công ty than Mạo Khê – TKV là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Côngnghiệp Than – Khoáng sản Việt nam Nhiệm vụ chính của Công ty là khai thác, sảnxuất, chế biến than Trên cơ sở đảm bảo và phát triển vốn kinh doanh của nhà nước,tạo công ăn việc làm cho cán bộ nhân viên Để đạt được điều đó, Công ty phải tổchức và phân công lao động một cách hợp lý, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, giảmtiêu hao nguyên vật liệu, tìm mọi biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động, hạgiá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận

Trong quá trình thực tập tại Công ty than Mạo Khê – TKV được sự giúp đỡcủa các cán bộ công nhân viên trong Công ty, các thầy cô giáo trong bộ môn kếtoán, các thầy cô trong khoa kinh tế quản trị kinh doanh tại trường Đại học Mỏ - địa

chất, em đãhoàn thiện bản luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài: “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Than Mạo Khê – TKV”

Nội dung của luận văn gồm 3 chương :

Chương 1: Tình hình chung và các kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty Than Mạo Khê - TKV

Chương 2: Phân tích tình hình tài chính và tình hình sử dụng vật tư củaCông ty Than Mạo Khê - TKV năm 2015

Chương 3: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Côngty Than Mạo Khê TKV

-Do kinh nghiệm và thời gian thực hiện còn hạn chế nên luận văn của em cònhạn chế và thiếu sót Em rất mong nhân được sự đóng góp chân thành của các thầy

cô và các bạn sinh viên

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Mỹ Hạnh

Trang 4

CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY

THAN MẠO KHÊ - TKV

Trang 5

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty than Mạo Khê- TKV

Công ty than Mạo Khê - TKV trực thuộc Tập đoàn Vinacomin, tiền thân là Mỏ MạoKhê, được thành lập vào ngày 15 tháng 11 năm 1954 Trải qua 55 năm khôi phục vàphát triển, cùng với sự phát triển lớn mạnh của Tập đoàn Vinacomin (Trước đây làTập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) Là một đơn vị hạch toán độclập

a Công ty đã trải qua 4 lần đổi tên:

+) Năm 1996 thành lập doanh nghiệp nhà nước: Mỏ than Mạo Khê (Quyết định số

2605 QĐ/TCCB ngày 17/9/1996 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp)

+) Năm 2001, Mỏ than Mạo Khê đổi thành công ty than Mạo Khê: Ngày16/10/2001 (Quyết định số 405/QĐ-HĐQT ngày 01/10/2001 của HĐQT Tổng công

ty than Việt Nam)

+) Năm 2005 đổi thành công ty TNHH một thành viên Than Mạo Khê (Quyết định

số 331/2005/QĐ-TTG ngày 13/12/2005 của Chính phủ)

+) Năm 2006 đổi thành công ty TNHH một thành viên Than Mạo Khê-TKV (quyếtđịnh số 2461/QĐ-HĐQT ngày 08/11/2006 của Hội đồng quản trị Tập đoàn TKV).+) Năm 2010 đổi tên thành Công ty TNHH MTV than Mạo Khê – Vinacomin(quyết định số 1942/QĐ-HĐTV ngày 19/8/2010 của Hội đồng thành viên Tập đoànVinacomin)

+) Năm 2013 là chi nhánh của Tập đoàn Công nghiệp than Khoáng sản Việt Nam –Công ty than Mạo Khê – TKV kể từ 01/08/2013

b Địa chỉ: Nằm ở khu Dân Chủ, thị trấn Mạo Khê - huyện Đông Triều - Tỉnh

Quảng Ninh

Số điện thoại: (033) 3871240 Fax: (033) 3871375

Email: Thanmaokhe @vnn.vn Website: http://thanmaokhe.vn.Người đứng đầu chi nhánh: Phạm Văn Minh

Mã số chi nhánh: 5700100256-030

Số TK: 4421.000.000.0029

Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng đẩu tư và phát triển Đông Triều

Mã số thuế: 57001018061

Hình thức sở hữu: doanh nghiệp nhà nước

Tên giao dịch quốc tế: Vinacomin Mao Khe coal company (VMKC)

Cơ quan chủ quản: Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam

c Lịch sử và quá trình hình thành:

Trước năm 1945, dưới chế độ khai thác than của thực dân Pháp , bằng chính sách

vơ vét tài nguyên thuộc địa bọn chúng đã khai thác không có quy hoạch làm lãngphí tài nguyên Sau năm 1945 mỏ than Mạo Khê bắt đầu được khôi phục và phát

Trang 6

- Năm 1993, Tổng công ty than Việt Nam ra quyết định số 430/TVN-TCCBthành lập lại doanh nghiệp mỏ than Mạo Khê trực thuộc tại Tổng công ty than ViệtNam Trụ sở giao dịch đặt tại khu Nông lâm thị trấn Đông Triều tỉnh Quảng Ninh.

- Căn cứ vào quyết định số 504/QĐ-TCCB ngày 23 tháng 3 năm 1999 của Tậpđoàn than Việt Nam, mỏ than Tràng Bạch được sáp nhập vào mỏ than Mạo Khê lấytên là mỏ than Mạo Khê

- Tháng 3 năm 2001 theo Quyết định số 506/QĐ-TCCB-ĐT của Tổng công tythan Việt Nam quyết định đổi tên mỏ than Mạo Khê thành công ty than Mạo Khê và

là một đơn vị hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty than Việt Nam

- Năm 2010 đổi tên thành Công ty TNHH MTV than Mạo Khê – Vinacomin.Theo quyết định số 1942/QĐ-HĐTV ngày 19/8/2010 của Hội đồng thành viên Tậpđoàn Vinacomin

- Ngày 01/08/2013 trở thành chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp than Khoáng sảnViệt Nam-Công ty than Mạo Khê-TKV

Từ ngày thành lập cho đến này, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, công

ty than Mạo Khê thường xuyên chịu ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế xã hộitrong từng thời kỳ Song kể cả ở các giai đoạn khó khăn nhất khi chuyển sang cơchế thị trường cũng như cuộc khủng hoảng toàn khu vực vừa qua, Công ty thanMạo Khê vẫn đứng vững ổn định và phát triển sản xuất

Công ty than Mạo Khê có lịch sử khai thác trên 158 năm So với các mỏ thanhầm lò hiện nay, mỏ than Mạo Khê có trữ lượng và quy mô khai thác lớn Căn cứvào thăm dò địa chất, xác định than ở Mạo Khê có 54 vỉa, chiều dày toàn bộ là271,74m trong đó có 37 vỉa có giá trị khai thác Hầu hết các vỉa cánh Bắc và cánhNam đều chạy theo hướng Đông Tây với chiều dài từ 6 đến 8 km Cánh Bắc vỉamỏng than cục ít hơn so với cánh Nam Công ty có trữ lượng và quy mô khai tháclớn, toàn công ty là một dây chuyền hoàn chỉnh từ khâu thiết kế cơ bản đến khâukhai thác, vận tải, sàng tuyển và tiêu thụ sản phẩm

Công ty than Mạo Khê - TKV là một đơn vị sản xuất hàng hoá (sản phẩm chính

là than) với lịch sử khai thác trên 158 năm đến nay, Công ty than Mạo Khê đã có

Trang 7

một đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo, nhiệt tình với trình độ tay nghề cao,từng bước nâng cao năng suất lao động, đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thịtrường, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, đóng góp chongân sách nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.

1.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty than Mạo Khê-TKV

1.2.1 Chức năng

Công ty than Mạo Khê - TKV là Công ty sản xuất than nhằm cung cấp thancho các ngành công nghiệp khác và phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường, đồngthời thực hiện sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất Thực hiện sản xuất cácsản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội bộ và phục vụ cuộc sống của cán bộcông nhân viên

Quản lý, sử dụng tài sản và vốn kinh doanh do nhà nước giao cho có hiệuquả cao và đúng pháp luật nhằm phát triển nền kinh tế của đất nước

1.2.2 Nhiệm vụ

Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty than Mạo Khê là sản xuất kinh doanh than,đặc biệt là sản xuất than theo phương pháp khai thác than hầm lò Công ty chủ độngsản xuất và tiêu thụ cho tập đoàn than Việt Nam căn cứ vào phương hướng và kếhoạch của tập đoàn giao cho Công ty than Mạo Khê Trồng rừng, bảo vệ và cải tạomôi trường làm việc, nơi khai thác than của Công ty Quản lý khu vực khai thác củamình, tránh thất thoát tài nguyên của quốc gia

Ngoài ra Công ty còn có nhiệm vụ đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộcsống của người lao động trong Công ty

Bên cạnh đó, Công ty Than Mạo Khê còn có một số nhiệm vụ khác là:Trồngrừng, bảo vệ và cải tạo môi trường làm việc, nơi khai thác than của công ty Quản lýkhu vực khai thác, tránh thất thoát tài nguyên của quốc gia

Quản lý và sử dụng tài sản và vốn kinh doanh của Nhà nước một cách cóhiệu quả nhất

Chăm lo đời sống, nâng cao thu nhập và bố trí việc làm cho hơn 5000 cán bộcông nhân viên của công ty, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

1.2.3 Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty

Căn cứ vào giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5700101806 ngày 28tháng 12 năm 2005 và được sửa đổi lần thứ 6 vào ngày 28/6 năm 2010 do sở kếhoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp, ngành nghề kinh doanh của Công ty là:

1 Khai thác, chế biến và tiêu thụ than

2 Xây dựng công trình mỏ

3 Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng

Trang 8

4 Vận tải đường bộ, đường sắt.

5 Sửa chữa thiết bị mỏ, phương tiện vận tải, chế tạo xích vòng và sản phẩm cơkhí

6 Tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí văn hoá, thể thao

7 Đại lý xăng dầu

8 Sản xuất kinh doanh nước uống tinh khiết

9 Khai thác, sử dụng và kinh doanh nước sinh hoạt

10 Thiết kế thi công xây lắp các công trình công nghiệp, giao thông, dân dụng vàgiám sát thi công xây dựng dân dụng, công nghiệp

11 Chế tạo thiết bị mỏ và phương tiện vận tải

12 Cho thuê lưu trú tại nhà khách công ty

13 Nhà hàng và các dịch vụ ă nuống phục vụ lưu động

14 Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với KH

15 Bán lẻ dầu hoả, ga nhiên liệu

16 Vệ sinh nhà cửa và các công trình khác

17 Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan

1.3 Công nghệ sản xuất của Công ty than Mạo Khê - TKV

Công nghệ sản xuất trong doanh nghiệp mỏ có vai trò rất quan trọng Việc ápdụng được những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật vào công nghệ sản xuất sẽ làmtăng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động và tăng sản lượng

Hiện nay Công ty than Mạo Khê - TKV đang áp dụng hai công nghệ khai thácthan là công nghệ khai thác than hầm lò và công nghệ khai thác than lộ thiên, trong

đó công nghệ khai thác than hầm lò giữ vai trò chủ đạo

1.3.1 Công nghệ khai thác than lộ thiên

-Việc xúc bốc đất đá một phần do công ty tự tổ chức thi công sử dụng máy gạt

để san và ủi đất đá, phần lớn khối lượng bốc xúc đất đá lộ thiên công ty thuê cácđơn vị ngoài thực hiện

-Việc khai thác và vận chuyển than: Khi việc xúc bốc đất đá trên một tầng củakhukhai thác được thực hiện xong công ty sẽ tổ chức dùng máy xúc thuỷ lực gầungược xúc than lên ô tô tải để vận chuyển than về kho than nhà sàng

Công nghệ khai thác than lộ thiên gồm: Khoan nổ mìn, xúc bốc (xúc bốc đất

đá và xúc bốc than), vận tải (vận tải đất đá và vận tải than) đến bãi thải hoặc đếnkho than

Trang 9

Sơ đồ công nghệ khai thác than lộ thiên (Hình 1.1)

Hình 1-1: Sơ đồ công nghệ khai thác than lộ thiên

1.3.2 Công nghệ khai thác than hầm lò

mà tiến hành cắt cúp xuyên vỉa tới dọc vỉa than để chuẩn bị cho diện khai thác

- Khai thác tầng mức -80 bằng một cặp giếng nghiêng, tại mức -80 sử dụngđường lò hiện có và cũng tương tự như mức -25 được đào các đường lò bắt đầu sân

ga 2 giếng chính và phụ.Sau khi đào xong các đường lò ở mức -80 cũng tiến hànhđào lò thượng cho từng vỉa và từng cánh để mở lò khai thác

b) Hệ thống khai thác.

Công ty than Mạo Khê từ trước tới nay đã áp dụng và thí điểm nhiều hệ thốngkhai thác Nhưng để phù hợp với trình độ kỹ thuật của công nhân, máy móc thiết bịvật tư, trình độ quản lý, vốn đầu tưu, khả năng tiêu thụ than, Công ty than Mạo Khêchủ yếu dùng hệ thống khai thác lò chợ liền gương khấu đuổi, trong đó lò chợ ngắnnhất là 65m, lò chợ dài nhất là 136m, với công nghệ khai thác ở lò chợ là khấu thủcông kết hợp với khoan nổ mìn và điều khiển đá vách chủ yếu là phá hoả toàn phầntrừ những vỉa có độ dốc 45˚ thì phải xếp cũi lợn cố định

c) Công nghệ đào chống lò

- Đối với các đường lò dá: việc phá đá được thực hiện bằng khoan nổ mìn,máy khoan hơi ép và dùng thuốc nổ AH1, dùng kíp nổ tức thời của Việt Nam hoặcmột số gương lò dùng kíp sai do nước ngoài sản xuất

Sau khi nổ mìn phá đá xong dùng mấy xúc điện, vận chuyển bằng tàu điện vớigoong loại 1 tấn hoặc 3 tấn vận chuyển ra bãi thải

- Đối với các đường lò trong than: khác các đường lò trong đá là dùng máy khoanđiện khoan các lỗ khoan, xúc than hoàn toàn bẳng thủ công và chống bằng gỗ

Trang 10

1.3.3 Công nghệ vận tải than, đất đá và công nghệ sàng tuyển

a, Công nghệ vận chuyển than trong hầm lò

Than được khai thác từ lò chợ, qua máng trượt xuống họng sáo, tháo than quamáng cào dọc vỉa và xuyên vỉa, sau đó được rót vào các xe gòong 1 hoặc 3 tấn,được tàu điện ác quy kéo ra, xuống quang lật qua hệ thống băng tải và chuyển vềnhà sàng

Tại nhà sàn, than nguyên khai được sàng lọc, tuyển chọn, loại bỏ đất đá, sau

đó thông qua hệ thống băng tải chuyển đến kho bãi (Sơ đồ công nghệ vận chuyểnthan (Hình 1.2)

b, Vận chuyển đất đá

Sơ đồ vận chuyển đất đá theo sơ đồ sau: (Hình 1.3)

Hình 1-3: Sơ đồ công nghệ vận chuyển đất đá

1- Giếng chính

2- Giếng phụ

Vật liệu +thiết bị

điện Than đi

Vận tải tàu điện

Trang 11

c Công nghệ sàng tuyển

Sàng tuyển phân loại than bằng sàng FIICA của Liên Xô, sàng Duyên Hải,sàng 2-9 của Việt Nam, có 5 loại cỡ mặt sàng Sản phẩm qua sàng chủ yếu là thancám có đường kính #3mm Công nghệ sàng đơn giản, công suất của sàng lớn Sau khi khai thác, than được vận chuyển qua khâu vận tải bằng băng truyềnđược tháo xuống băng qua sàng rồi được công nhân nhà sàng phân loại sơ bộ trênbăng tải, than củ, đất đá được chứa vào các hộc riêng biệt, các loại cục được tiêu thụngay tại hộc chứa, phần còn lại được chuyển qua phân xưởng chế biến than bằng ô

tô đổ ra kho bãi chứa than cục các loại để chế biến than cục xuất khẩu.Các loại thanxấu thì được chuyển bằng băng tải ra bãi phụ phẩm để bán cho khách hàng trongnước có nhu cầu mua.Đất đá lẫn trong than được công nhân phân loại trên băngxuống hộc chứa rồi được chuyển xuống bằng xe goòng 3 tấn và chuyển ra bãi thảibằng ô tô

1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty

Qua bảng 1.1 ta thấy mức độ trang bị kỹ thuật cơ giới hóa trong dây chuyềnsản xuất tương đối cao, đại đa số các thiết bị đảm bảo tính đồng bộ cao, dễ dàng sửachữa và thay thế Với các loại máy móc thiết bị chuyên dùng trong ngành mỏ thìCông ty đã đủ điều kiện chủ động trong sản xuất, tuy nhiên Công ty còn một số thiết

bị đã sử dụng từ lâu như máy ép khí, búa khoan hơi, máy xúc, máy gạt đã cũ Côngsuất của những loại này nhỏ nên chưa đáp ứng được đầy đủ cho sản xuất, công việcnày Công ty hoàn toàn đi thuê bên ngoài

Vì Công ty than Mạo Khê chuyên về khai thác hầm lò nên các máy móc thiết

bị chủ yếu là phục vụ cho khai thác hầm lò Hệ thống máy móc thiết bị của công tyhiện nay tương đối đầy đủ, đáp ứng được cơ bản nhu cầu sản xuất, tuy nhiên vàonhững tháng khai thác cao điểm Công ty vẫn phải đi thuê ngoài Bên cạnh đó cũng

có một số máy móc thiết bị đã khấu hao nhiều nên hoạt động kém hiệu quả hơn,đang được sửa chữa nâng cấp Công ty đang có kế hoạch đầu tư thêm máy móc thiết

bị để phục vụ ngày càng tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 12

BẢNG THỐNG KÊ MÁY MÓC THIẾT BỊ CHỦ YẾU NĂM 2015

Bảng 1-1

Đang dùng

Sửa chữa

Dự trữ

20 Giá thủy lực di động XDY - 1T2/1200 Cái 2 2

21 Trạm biến áp di động TBHDP250KVA Cái 1

II Thiết bị xúc và vận tải

III Phương tiện vận tải

Trang 13

1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty than Mạo Khê –TKV.

Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn than - khoáng sản ViệtNam nhưng hạch toán độc lập, Công ty than Mạo Khê áp dụng hình thức tổ chứcquản lý theo kiểu trực tuyến chức năng bao gồm hai cấp quản lý: Cấp quản lý công

ty và cấp quản lý phân xưởng

1.5.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy cấp quản lý Công ty

a, Mối quan hệ quản lý

- Giám đốc công ty : là người chịu trách nhiệm trước Tập đoàn, người quản lý

và điều hành thông qua các bộ phận chức năng có nhiệm vụ tư vấn giúp việc chogiám đốc trong việc đưa ra quyết định sản xuất kinh doanh Các bộ phận được tổchức theo hướng chuyên môn hoá, mỗi phòng ban, phân xưởng có nhiệm vụ riêngsong lại cùng chung mục đích là phục vụ công tác sản xuất than, do đó nội bộ công

ty luôn có sự hợp tác lẫn nhau

- Các phó giám đốc : Là người giúp việc cho giám đốc quản lý chỉ đạo và tổ

chức điều hành một số lĩnh vực hoạt động sản xuất của Công ty theo sự phân công

uỷ quyền của giám đốc

- Kế toán trưởng : là người giúp giám đốc quản lý chỉ đạo và tổ chức thực hiện

công tác thống kê- kế toán- tài chính của Công ty

Văn phòng, các phòng ban kỹ thuật và nghiệp vụ của Công ty có chức năng thammưu cho giám đốc và các phó giám đốc Các phòng ban gồm:

+ Phòng cơ điện: Tham mưu cho giám đốc về công tác cơ điện của toàn mỏ + Phòng Thông gió mỏ: Tham mưu cho giám đốc về công tác thông gió, khí

độc trong lò và thường xuyên cấp cứu các trường hợp bị tai nạn lao động

+ Phòng Trắc địa-Địa chất: Tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức, chỉ

đạo và quản lý, hướng dẫn, kiểm tra công tác Trắc địa-Địa chất

+ Phòng Môi trường: Có chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc tổ

chức, quản lý, chỉ đạo và kiểm soát công tác môi trường để thực hiện nhiệm vụ sảnxuất kinh doanh và phục vụ đời sống CBCNVC của Công ty

+ Phòng vật tư : tham mưu cho lãnh đạo tổ chức quản lý mua, bán, sử dụng vật

tư, thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh Quản lý cung ứng bảo quản vật tư, phụtùng thiết bị phục vụ sản xuất, phương án thu cũ đổi mới tái sử dụng và thanh lý vật

tư thu hồi, tồn đọng

+ Trạm Y tế: Tham mưu cho giám đốc thực hiện tổ chức, quản lý trong công tác

y tế, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động trong công ty

+ Phòng tổ chức LĐ-TL: Tham mưu cho giám đốc về các mặt như công tác tổ

chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, chế độ chính sách của người lao động,quản lý hồ sơ nhân sự, soản thảo các nội quy, quy định, quy chế quản lý, hướng dẫn

Trang 14

thực hiện các quy định của Nhà nước và tập đoàn.

+ Phòng KHZ: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ, soạn thảo các hợp

đồng mua bán theo tháng, quý, năm Phối hợp với các phòng ban chức năng khác tiếnhành xây dựng kế hoạch giá thành, tham mưu cho giám đốc về việc xây dựng quy chếkhoán chi phí sản xuất cho từng công đoạn của các phân xưởng trong công ty

+ Phòng Hành chính: Tham mưu cho giám đốc về công tác, quản lý, cung ứng

vật tư và thiết bị, dụng cụ sản xuất của Công ty

+ Phòng Điều khiển sản xuất: Tham mưu cho giám đốc về toàn bộ hoạt động

trong lĩnh vực quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm của toàn mỏ

+ Phòng bảo vệ, QS: Tham mưu cho giám đốc về công tác an ninh, trật tự, bảo

vệ tài sản và công tác quân sự địa phương

+ Phòng KCS-TT: Tham mưu cho giám đốc về toàn bộ hoạt động trong lĩnh

vực quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm của toàn mỏ

+ Phòng kế toán- tài chính: Tham mưu cho giám đốc về công tác kế toán,

thống kê và tài chính của Công ty

+ Văn phòng công ty: Tham mưu giúp giám đốc và chịu trách nhệm trước giảm

đốc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV, quản lý công tác văn thư lưutrữ, quản lý tài sản, trang thiết bị làm việc, sinh hoạt thuộc khối văn phòng Công ty

+ Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc về các mặt kỹ thuật, công nghệ,

tổng hợp quy hoạch phát triển của Công ty, lập các biện pháp khai thác, giải quyết

sự cố trong sản xuất, soạn thảo quy trình quy phạm

b, Ưu điểm, nhược điểm của mô hình quản lý này: Qua tìm hiểu về tổ chức bộ máy quản

lý của Công ty ta thấy tổ chức bộ máy của công ty có những ưu, nhược điểm như sau:

* Ưu điểm:

- Là hình thức cơ bản tổ chức bộ máy doanh nghiệp có tính thống nhất tậptrung cao, mối quan hệ đơn giản, không chồng chéo

- Thông tin được cập nhật nhanh chóng

- Có hiệu quả khi giải quyết các mâu thuẫn, hạn chế những đối thoại

- Phân định rõ ràng trách nhiệm và chức năng của mỗi cá nhân như vậy là đãphùhợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty mỗi bộ phận không có sựchồng chéo tách biệt các nhiệm vụ

Nhìn chung việc tổ chức bộ máy quản lý của Công ty là tương đối hợp lý, tuynhiên vẫn tồn tại một số nhược điểm như sau:

Trang 16

1.5.2 Cơ cấu tổ chức quản lý cấp phân xưởng

Các bộ phận sản xuất là các phân xưởng trực tiếp làm ra sản phẩm như: Cácphân xưởng khai thác than trong hầm lò và các phân xưởng phục vụ cho các phânxưởng sản xuất sản phẩm

+ Quản đốc: là cán bộ giúp việc cho giám đốc, được đề bạt theo quy trình đề

bạt cán bộ của Công ty Thay mặt giám đốc trực tiếp quản lý chỉ đạo và triển khaithực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong phạm vi và chức năng của phânxưởng

+ Phó quản đốc là người giúp việc cho quản đốc, được quản đốc đơn vị đề

nghị giám đốc Công ty quyết định bổ nhiệm để quản lý, chỉ huy điều hành dâychuyền sản xuất của đơn vị trong 1 ca sản xuất

+ Lò trưởng là người giúp việc chịu sự quản lý điều hành cho phó quản đốc

trực ca, chỉ huy trong 1 ca sản xuất tại 1 gương lò hoặc khu khai thác, khu vực đào

lò được phân công Nhận và thực hiện nhiệm vụ khi quản đốc phân xưởng giao

+ Tổ trưởng sản xuất là người quản lý cao nhất trong tổ chức, chịu trách

nhiệm trước quản đốc, phó quản đốc về việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất, trực tiếplàm việc và phân công công việc cho công nhân trong tổ, quản lý mọi mặt trongphạm vi tổ chức sản xuất Được quản đốc giao nhiệm vụ, đề nghị và được giám đốcquyết định và công nhận

+ Nhân viên thống kê là người làm công tác thống kê, chịu sự quản lý của

quản đốc và được giám đốc quyết định đề bạt

Trang 17

1.6.1 Chế độ làm việc và thời gian làm việc của Công ty

Công ty áp dụng ngày nghỉ chủ nhật, các ngày lễ, tết theo quy định hiệnhành Trường hợp do yêu cầu của sản xuất công nhân phải làm cả ngày chủ nhật thì

sẽ bố trí chuyển vào ngày nghỉ khác trong tuần Chế độ làm việc được công ty ápdụng như sau:

Đối với khối hành chính thì ngày làm việc 8h:

Trang 18

Để đảm bảo sức khỏe cho công nhân và đảm bảo sản xuất, sau mỗi tuần đổi

ca một lần theo quy luật đổi ca nghịch Quy luật đổi ca được thể hiện trên hình về

1-5 và thời gian làm việc các ca theo mùa được thể hiện trên bảng 1-4.

1.6.2 Tình hình sử dụng lao động của Công ty.

Sử dụng lao động được hiểu là sử dụng đúng ngành nghề, bậc thợ, chuyênmôn, sở trường và kĩ năng, kỹ xảo của người lao động

Biểu hiện chất lượng lao động không chỉ ở trình độ hiểu biết, điều quan trọng

là khả năng thực hiện, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động Chất lượng của doanhnghiệp là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi và công nhân lànhnghề

(Nhìn chung Công ty Than Mạo Khê là công ty có quy mô lớn vì vậy lựclượng lao động trong mỏ cũng khá lớn Tổng số cán bộ công nhân viên trong toàncông ty năm 2015 là 4.732người

Công nhân kỹ thuật chiếm số đông vì hiện nay Công ty chú ý đến đào tạo theochiều sâu, chú ý đến chất lượng lao động là chính

Thu nhập bình quân người lao động là 11.073.119đồng/người-tháng chứng tỏ

Trang 19

Công ty đã quan tâm đến đời sống người lao động, đảm bảo thu nhập để người laođộng yên tâm công tác.

Cũng như các công ty than khác, Công ty Than Mạo Khê luôn đáp ứng đượcnhu cầu cấp thiết của xã hội hiện nay, đó là giải quyết công ăn việc làm cho phầnlớn người lao động, tạo cho người lao động môi trường làm việc ổn định, lâu dài

Do đó lao động nữ trong công ty chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ Công ty luôn bố trí sắp xếpsao cho lao động có tay nghề cao và có trình độ kỹ thuật vào sản xuất, khuyến khíchngười lao động bằng cách tăng lương, khen thưởng khi đạt thành tích trong laođộng Việc làm này góp phần phát triển Công ty về lâu dài, giúp người lao động yêntâm làm việc và gắn bó lâu dài với Công ty đặc biệt là sự cố gắng hết sức vì côngviệc

Bảng thống kê lao động năm 2015 của công ty than Mạo khê - TKV

Trang 20

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Công ty than Mạo Khê là một doanh nghiệp than có quy mô tương đối lớn.Trải qua hơn 50 năm khôi phục và phát triển , công ty đã từng bước khẳng địnhđược mình trong nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt hiện nay Qua việc phân tíchcác yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty than Mạo Khê,cho ta thấy trong quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh Công ty cónhững thuận lợi và khó khăn như sau:

a Thuận lợi:

- Công ty nằm gần các tuyến giao thông (đường bộ, đường thủy, đường sắt)thuận lợi cho quá trình vận chuyển và tiêu thụ than trong nước cũng như xuấtkhẩu

- Đội ngũ cán bộ chỉ huy điều hành sản xuất có kinh nghiệm, ý thức tráchnhiệm cao thường xuyên bám sát các công trường để giải quyết kịp thời nhữngvướng mắc phát sinh trong quá trình sản xuất

- Than khu vực Mạo Khê có nhiệt lượng cao, hàm lượng lưu huỳnh thấp, sảntrạng các vỉa than khá ổn định thuận tiện cho công tác cơ giới hóa để nâng cao năngsuất và giảm giá thành sản phẩm

-Công ty đang có chiến lược phát triển đúng, đặc biệt là công tác chuẩn bị sản

xuất được công ty đặc biệt quan tâm nên quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ đượcnhịp nhàng

b Khó khăn:

- Điều kiện địa chất không ổn định như vỉa than ở khu vực khai thác mỏng, độdốc lớn, phay phá mạnh, Công ty ngày càng khai thác xuống sâu vào trong lòng đấtlàm cho khối lượng chuẩn bị tài nguyên, cung độ vận chuyển và các yếu tố khácnhư độ xuất khí, lưu lượng nước ngầm, áp lực mỏ tăng dần, điều kiện khai thácngày càng khó khăn, chi phí sản xuất tăng

-Vấn đề đô thị hóa và bảo vệ môi trường đang phát triển, do đó việc thực hiệnnhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái do tác động của quá trình khai thác đến cáckhu vực xung quanh cũng làm tăng thêm chi phí sản xuất

- Trình độ công nghệ khai thác ở công ty mới chỉ đạt mức trung bình

- Lượng mưa trung bình hàng năm lớn ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất

- Than của công ty chủ yếu là than cám, tỷ lệ than cục của công ty chỉ đạt từ2,7 – 4%, giá bán than trong nước hiện tại thấp hơn giá thành sản xuất, đã ảnhhưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Để hiểu rõ hơn tình hình sản xuất kinh doanh của công ty than Mạo Khê năm

2015 sẽ được phân tích ở chương 2

Trang 21

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THAN MẠO KHÊ - TKV

NĂM 2015

Trang 22

2.1 Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của Công ty than Mạo Khê – TKV năm 2015

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc phân tích chung tình hình hoạtđộng sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp.Kết quả đánh giá sẽ cho thấy điểm mạnh điểm yếu và khả năng phát triển sản xuất

ổn định bền vững nhằm khai khai thác mọi tiềm năng sẵn có để nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh

Công ty than Mạo Khê-TKV là một thành viên của Tập đoàn công nghiệpThan- Khoáng Sản Việt Nam-TKV Thời kỳ đầu, khi bước vào cơ chế thị trường,Công ty còn gặp nhiều khó khăn Nhưng dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc cùngvới sự quyết tâm của tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty, cộng với sự quantâm và giúp đỡ của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam-TKVcũng như các cấp chính quyền, nên hoạt động kinh doanh của Công ty đã dần đI vào

ổn định và sản xuất kinh doanh liên tục tăng trưởng

Trong năm 2015, Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức sản xuất, tiêuthụ sản phẩm, nâng cao chất lượng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường nhờ ápdụng công nghệ, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại

Để thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Than Mạo TKV trong năm 2015 ta phân tích các chỉ tiêu chủ yếu được tập hợp trong bảng 2-1

Trang 23

Khê-Bảng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu năm 2015 của Công ty

a Doanh thu tiêu thụ than đ 1.935.815.262.261 2.002.178.000.000 1.839.177.966.539 -96.637.295.722 -4,99 -163.000.033.461 -8,14

b Doanh thu tiêu thụ khác đ 114.894.288.145 89800000000 161377933626 46.483.645.481 40,46 71.577.933.626 79,71

Trang 25

*) Các chỉ tiêu hiện vật:

- Sản lượng than nguyên khai tổng số: Sản lượng than nguyên khai của Công

ty năm 2015 là 1.842.072 tấn trong đó toàn bộ đều là than sản xuất Sản lượng thannguyên khai giảm 113.950 tấn so với năm 2014, tương ứng giảm 5,83% so với năm

2014 Trong đó, sản lượng than nguyên khai hầm lò khai thác được trong năm là1.641.767 giảm 103.445 tấn so với năm 2014, tương đương giảm 5,93% Sản lượngthan nguyên khai lộ thiên khai thác được trong năm là 200.305 tấn, giảm 10.505 sovới năm 2014 tương đương giảm 4,98% Nguyên nhân giảm sản lượng than nguyênkhai năm 2015 chủ yếu là do than nguyên khai hầm lò giảm Năm 2015 điều kiệnkhai thác hầm lò ngày càng khó khăn, cùng với đó tập đoàn TKV có chỉ thị giảmsản lượng khai thác than cám năm 2015 nên Công ty đã điều chỉnh sản lượng thannguyên khai cho phù hợp với điều kiệu của Công ty và theo đúng chỉ thị của Tậpđoàn

- Sản lượng than sạch của Công ty năm 2015 là 1.502.481 tấn, trong đó hoàntoàn là than sạch từ sản xuất Sản lượng than sạch sản xuất giảm 137.265 tấn, tươngđương giảm 8,37% so với năm trước So với kế hoạch thì sản lượng than sạch sảnxuất cũng giảm 159.519 tấn, tương đương giảm 9,6% Sản lượng than sạch năm

2015 giảm là do than sạch sản xuất ra hoàn toàn từ than nguyên khai, sản lượngthan nguyên khai giảm kéo theo sản lượng than sạch cũng giảm

- Sản lượng than tiêu thụ trong năm là 1.555.551 tấn giảm 83.405 tấn tươngứng với mức giảm 5,09% so với năm 2014 và vượt 35.551 tấn, tương ứng với mứcvượt 2,34% so với kế hoạch đề ra năm 2015 Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượngkhai thác than năm 2015 giảm, điều đó cho thấy trong năm 2015 công ty đã thựchiện đúng chỉ đạo từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm theo giao khoán củatập đoàn TKV

- Đất đá bóc: Khối lượng đất đá bóc năm 2015 là 1.683.519 m3 , tăng

317.669 m3 , tương ứng 23,26% so với năm trước do điều kiện khai thác ngày

càng khó khăn nên khối lượng đất đá bóc nhiều

- Mét lò đào: Chỉ tiêu mét lò đào năm 2015 là 21.238,6 m, giảm 1.044 m, giảm4,69% so với năm 2014 Và giảm 4.326 m, tương đương giảm 16,92% so với kếhoạch đã đề ra Nguyên nhân mét lò đào giảm là do mét lò đào CBSX giảm Năm

2105, mét lò đào CBSX là 19.616m, giảm 1.992 m so với năm 2014, tương ứnggiảm 9,22% Mét lò đào XDCB năm 2015 tăng nhiều so với năm 2014, tăng139,73%, tuy nhiên chủ yếu trong mét lò đào của Công ty là mét CBSX nên mét lòđào XDCB ảnh hưởng không đáng kể

*) Các chỉ tiêu giá trị

Trang 26

- Tổng doanh thu năm 2015 là 2.000.555.900.165 đồng giảm 50.153.650.241đồng tương ứng với 2,45% so với năm 2014, giảm 111.422.099.835 đồng tươngứng với 5,28% so với kế hoạch Tổng doanh thu giảm chủ yếu là do doanh thu thangiảm 96.637.295.722 đồng, tương ứng giảm 4,99% so với năm 2014 và giảm163.000.033.461đồng, tương ứng với 8,14% so với kế hoạch

- Giá thành bình quân 1 tấn than năm 2015 là 1.172.606 đồng, giảm 3.928 đồngtương ứng giảm 0,33% so với năm 2014 và giảm 44.108 đồng, tương đương giảm3,63% so với kế hoạch Nguyên nhân của sự giảm giá này chủ yếu là do Công ty cónhững biện pháp quản lí chi phí một cách chặt chẽ để tiết kiệm tối đa chi phí choquá trình sản xuất

- Giá bán bình quân 1 tấn than năm 2015 là 1.244.252 đồng, tăng 134.321đồng/tấn tương ứng tăng 12,10% so với năm 2014 và tăng so với kế hoạch là 27,538đồng/tấn tương ứng tăng 2,62% so với kế hoạch năm 2015 Đây là một tín hiệuđáng mừng cho Công ty

- Tổng quỹ lương năm 2015 cũng tăng 80.481 triệu đồng tương ứng với 14,68%

so với năm 2014, giảm 51.545 triệu đồng tương ứng với 7,62% so với kế hoạch năm

2015 Mức tăng này chứng tỏ rằng Công ty ngày càng quan tâm đến việc nâng caođời sống cho cán bộ công nhân viên, là động lực khuyến khích người lao động tănggia sản xuất, tăng năng suất lao động

- Tổng quỹ lương tăng lên làm cho tiền lương bình quân tăng theo Tiền lươngbình quân năm 2015 là 11.733.993 đ/ng-tháng tăng so với năm 2015 là1.742.662 đ/ng-tháng ứng với tăng 7,96% và tăng so với kế hoạch đề ra là 199 ngđ/ng-tháng ứngvới tăng 18,68% Tiền lương bình quân tăng sẽ tác động tích cực đến công nhânviên cả về mặt vật chất lẫn tinh thần

- Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh rõ rệt nhất chất lượng sử dụng sứclao động Xét theo chỉ tiêu hiện vật thì năng suất lao động bình quân tính cho toànCông ty năm 2015 tăng so với năm 2014 là 44 tấn/ng-năm tương ứng tăng 13,33%,nhưng lại giảm 6 tấn/ng- năm nghĩa là giảm 1,68% so với kê hoạch năm 2015 Xétchỉ tiêu năng suất lao động theo giá trị tính cho toàn bộ CNV của Công ty tăng 60triệu/ng-năm tương ứng tăng 17,48% so với năm 2014, và tăng 5 triệu/ng-năm ,tương ứng 1,18% so với kế hoạch năm 2015 Qua số liệu ta có thể thấy năngsuất lao động của Công ty cả về mặt giá trị và hiện vật đều tăng so với năm 2014 Trong năm 2015 do sự tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung vàtrong nước nói riêng, làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng, tài nguyên ngày càng cạnkiệt, cùng với đó điều kiện sản xuất ngày càng khó khăn khiến cho Công ty chịu áplực trong quá trình khai thác cũng như sản xuất Tuy nhiên do có có đầu tư về khoahọc kỹ thuật, công nghệ, máy móc thiết bị nên đã khắc phục được phần nào những

Trang 27

khó khăn như trên, góp phần làm tăng năng suất lao động so với năm 2014.

Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty có hiệu quả hay không đó là chỉ tiêu lợi nhuận Lợi nhuận trướcthuế và lợi nhuận sau thuế của năm 2015 đều giảm so với năm 2014 Cụ thể: Lợinhuận sau thuế giảm 16.344.524.03 đồng tương ứng với 46,14% Nguyên nhân lợinhuận năm 2015 giảm so với năm 2014 là do doanh thu giảm

Qua những phân tích trên có thể thấy năm Công ty đã tận dụng khai thác triệt

để điều kiện tự nhiên, trữ lượng khoáng sản, công nghệ sản xuất cơ bản đáp ứngđược nhu cầu trong nước và ngoài nước Trong năm qua bằng sự nỗ lực hết mìnhcủa tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của Tậpđoàn giao trong công tác chi phí, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao thu nhập chongười lao động Trong năm 2015 Công ty cần tiếp tục phát huy, mở rộng sản xuất,đưa trang thiết bị hiện đại vào sản xuất, đông thời quản lý tốt hơn về chi phí để cóthể hoàn thành được nhiệm vụ và giảm giá thành sản phẩm

2.2 Phân tích tình hình tài chính của Công ty than Mạo Khê-TKV năm 2015.

Hoạt động tài chính luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, đồngthời cũng có tính độc lập nhất định Giữa chúng luôn có mối quan hệ ảnh hưởngqua lại: Hoạt động sản xuất kinh doanh tốt đem lại tình hình tài chính tốt và tìnhhình tài chính tốt đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, điều đóảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Phân tích tài chính làtổng hợp, đánh giá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nghiêncứu các chỉ tiêu giá trị trên cơ sở các báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Qua các phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp có thể tựđánh giá tiềm lực, sức mạnh tài chính của mình, khả năng sinh lời và triển vọngphát triển của doanh nghiệp Do vậy cần phải phân tích tình hình tài chính để giúpCông ty nắm được rõ tình hình và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tài chính tới kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh Trên cơ sở đó, Công ty sẽ có những quyết định,

kế hoạch đúng đắn, kịp thời để củng cố tài chính của Công ty Để làm rõ các hoạtđộng tài chính của Công ty, cần phân tích các vấn đề sau:

2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty than Mạo Khê- TKV.

Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định sơ bộ bướcđầu về tình hình tài chính của công ty Công việc này sẽ cung cấp cho nhà quản lýbiết được thực trạng tài chính cũng như đánh giá được sức mạnh tài chính của công

ty, nắm được tình hình tài chính của công ty đã đạt được

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quáttoàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của công ty tại một thời điểm.Thông qua bảng cân đối kê toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quáttình hình tài chính, từ đó phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn, khả năng huy độngnguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh

Từ bảng cân đối kế toán ta lập bảng phân tích khái quát tình hình tài chínhcủa Công ty than Mạo Khê- TKV năm 2014 (Bảng 2-2)

Trang 28

PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THAN MẠO KHÊ- TKV NĂM 2015

Số tiền (đồng)

Tỷ trọng (%)

Tài sản dở dang dài hạn 123.387.442.675 8,92 268.352.946.266 17,93 144.965.503.591 117,49 9,01

Các khoản đầu tư tài chính

Trang 29

Số tiền (đồng)

Tỷ trọng (%)

Trang 30

*) Về tài sản:

Tổng tài sản của Công ty vào cuối năm 2015 tăng so với đầu năm là113.533.452.778 đồng, tương ứng tăng 8,21% Trong đó :

Tài sản ngắn hạn cuối năm 2015 là 398.501.920.148 đồng, tăng so với đầu

năm 744.847.778 đồng tương ứng với tăng 0,14% so với đầu năm Nguyên nhânchủ yếu là do tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, tàisản ngắn hạn khác đều tăng trong khi đó chỉ có hàng tồn kho giảm Điều đó là tínhiệu tốt cho Công ty khi hầu hết các khoản mục trong tài sản ngắn hạn đều tăng.Tuy tài sản ngắn hạn cuối năm 2015 tăng nhưng tỉ trọng tài sản ngắn hạn trong

cơ cấu tổng tài sản lại giảm 2,13% so với đầu năm Mặc dù tài sản ngắn hạn có tỷtrọng giảm xuống nhưng do có tỷ trọng nhỏ hơn tỷ trọng của tài sản dài hạn nên tốc

độ giảm của tài sản ngắn hạn không làm ảnh hưởng đến xu hướng tăng lên củaTổng tài sản Hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản, tỷ trọnghàng tồn kho cuối năm 2015 trong tổng tài sản là 10,68%, giảm 1,33% so với đầunăm Năm 2015, hàng tồn kho giảm 6.207.034.747 đồng so với đầu năm , tươngứng giảm 3,74% so với đầu năm do Công ty bán thanh lý những hàng tồn kho ứđọng, kém phẩn chất hoặc giá trị hàng tồn kho được dùng để thế chấp, cầm cố đảmbảo các khoản nợ phải trả thời điểm cuối kì Tiền và các khoản tương đương tiềnchiếm tỉ trọng thấp nhất trong tổng tài sản,tăng 607.301.664 đồng so với đầu năm,tương ứng tăng 18,33% Bên cạnh đó, vào cuối năm các khoản phải thu ngắn hạn là217.508.091.422 đồng tăng 3.78.843.490 đồng tương ứng với tăng 1,77% so vớiđầu năm,các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắnhạn, cuối năm 2015 tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn là 14,53%, tương ứnggiảm 0,92% so với đầu năm Đây là dấu hiệu không tốt cho thấy Công ty chưa thuđược các khoản phải thu và cho thấy tình trạng bị chiếm dụng về vốn tăng lên.Tàisản ngắn hạn khác vào cuối năm cũng tăng 2.563.763.950 đồng tương ứng tăng17,42% so với đầu năm 2015, tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác trong tổng tài sản cũngtăng lên nhưng không đáng kể, tăng 0,09% so với đầu năm 2015

Tài sản dài hạn cuối năm 2015 tăng 112.788.596.421 đồng tương ứng với tăng

11,45% so với đầu năm Nguyên nhân là do tài sản dở dang dài hạn vào cuối nămtăng mạnh 144.965.503.591 đồng, tăng 117,49 % so với đầu năm do Công ty chưa

hoàn thiện xong một số công trình, nhà xưởng Tỷ trọng tài sản dở dang dài hạn

trong tổng tài sản cuối năm 2015 là 17,93%, tăng 9,01% so với đầu năm Các khoảnphải thu dài hạn tăng 2.012.666.893 đồng tương ứng tăng 8,44%, điều này khôngtốt cho công ty vì tình trạng vốn bị chiếm dụng tăng lên Tài sản dài hạn khác củaCông ty cũng tăng 40.592.034.002 đồng tương ứng tăng 58,81% so với đầu năm,nhưng khoản mục này chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ nên không ảnh hưởng lớn đến tài sản

Trang 31

của Công ty.

*) Về nguồn vốn:

Nguồn vốn cuối năm 2015 là 1.496.638.248.886 đồng, tăng 113.533.452.778.đồng tương ứng tăng 8,12% so với đầu năm Nguồn vốn tăng chủ yếu là do nợ phảitrả tăng lên, trong khi đó vốn chủ sở hữu lại giảm Điều này không tốt cho Công ty,cho thấy tính tự chủ về mặt tài chính của Công ty có xu hướng giảm đi

Nợ phải trả cuối năm là 1.175.579.645.726 đồng, tăng 116.941.907.419 đồng

tương ứng tăng 11,05% so với đầu năm, tăng 2,01% trong tổng cơ cấu nguồn vốn(đầu năm chiếm 76,54% tỷ trọng nguồn vốn) Nợ phải trả tăng nguyên nhân là do

nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều tăng Cụ thể, nợ ngắn hạn tăng 30.754.903.747 đồngtương ứng 5,51% và nợ dài hạn tăng 86.205.003.672 đồng tương ứng tăng 17,21%

so với đầu năm 2015 do Công ty đang trong quá trình mở rộng sản xuất nên cáckhoản vay tăng lên đáng kể

Vốn chủ sở hữu cuối năm là 312.058.603.160 đồng, giảm 12.408.454.641

đồng tương ứng với giảm 3,82% so với đầu năm Vốn chủ sở hữu của Công ty giảm

do nguồn kinh phí và quỹ khác giảm đi trong khi vốn chủ sở hữu không thay đổi.Cuối năm 2015, nguồn kinh phí và quỹ khác là 20.363.209.075 đồng, tương ứnggiảm 14,34% so với đầu năm 2015, tỷ trọng trong tổng nguồn vốn cũng giảm 0,36

% so với đầu năm 2015.Nguyên nhân là do trong năm 2015 Công ty đã thanh lí một

số tài sản cố định được hình thành từ nguồn kinh phí và quỹ khác Điều này chothấy công ty giảm tính tự chủ về mặt tài chính

Để thấy rõ hơn về tình hình tài chính và sự biến động qua các năm ta cần điphân tích chi tiết các số liệu trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh qua các năm

2.2.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nội dung phân tích này cho ta biết nhu cầu về vốn của Công ty có đáp ứng được

đủ yêu cầu cho sản xuất kinh doanh không và được tài trợ bằng nguồn vốn nào

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản, bao gồmtài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.Các tài sản này được hình thành từ nguồn vốnchủ sở hữu và nguồn vốn vay-nợ.Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về nguồn vốn chohoạt động kinh doanh là một vấn đề cốt yếu, đảm bảo cho quá trình kinh doanhđược tiến hành liên tục và có hiệu quả Có thể phân loại nguồn vốn (nguồn tài trợ)dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành hai loại :

Nguồn tài trợ thường xuyên: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụngthường xuyên lâu dài vào hoạt động kinh doanh Nguồn tài trợ thường xuyên baogồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay – nợ dài hạn, trung hạn (trừ vay nợ

Trang 32

quá hạn).

Nguồn tài trợ tạm thời: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vàohoạt động kinh doanh trong khoảng thời gian ngắn Nó bao gồm các khoản vay

ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản vay – nợ quá hạn, các khoản chiếm dụng bất hợp

pháp của người bán, người lao động…

-Một số chỉ tiêu cần phân tích:

Nguồn tài trợ tạm thời = Nợ ngắn hạn ; đồng (2-1)

Nguồn tài trợ thường xuyên = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu; đồng (2-2)

Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn; đồng (2-3)

Nguồn vốn chủ sở hữu

Hệ số tự tài trợ = , đ/đ (2-4)

Tổng nguồn vốn

- Tỷ suất tự tài trợ phản ánh mức độ độc lập về tài chính của Công ty cho ta

biết trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty có bao nhiêu đồng là vốn chủ

sở hữu

Nợ phải trả

Tổng nguồn vốn

- Tỷ suất nợ phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh của công ty đang sử

dụng có bao nhiêu đồng được hình thành từ các khoản nợ.Tỷ suất này càng cao cho

thấy Công ty đi chiếm dụng càng lớn, khả năng tự đảm bảo tài chính càng giảm sút

Nguồn tài trợ thường xuyên

Hệ số tài trợ thường xuyên = , đ/đ (2-6)

Tổng nguồn vốn

- Chỉ tiêu này cho biết, so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn tài trợ

thường xuyên chiếm mấy phần Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, tình ổn định và cân

bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

Nguồn tài trợ tạm thời

Hệ số tài trợ tạm thời = , đ/đ (2-7)

Tổng nguồn vốn

- Hệ số tài trợ tạm thời cho biết, so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp,

nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ, tính ổn

định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

Hệ số VCSH so với

Nguồn tài trợ thường xuyên =

VCSH

, đ/đ (2-8)Nguồn tài trợ thường xuyên

Trang 33

- Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên: Chỉ tiêu này chobiết, trong tổng số nguồn tài trợ thường xuyên, số vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần.Chỉ số của chỉ tiêu này càng lớn, tính tự chủ và độc lập về tài chính của doanhnghiệp càng cao và ngược lại.

- Chỉ tiêu này cho biết, mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn nguồn tàitrợ thường xuyên Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, tính ổn định và bền vững

về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

Hệ số giữa Nguồn tài

- Chỉ tiêu này cho biết, mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nguồn vốn tài trợtạm thời Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, tính ổn định và bền vững về tàichính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

Tổng hợp kết quả tính toán ta có bảng phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn chohoạt động kinh doanh (Bảng 2-3)

Trang 34

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

BẢNG 2-3

So sánh cuối năm/ đầu năm

Trang 35

Nguồn tài trợ thường xuyên ở thời điểm cuối năm 2015 tăng so với thời điểmđầu năm là 82.787.549.031đồng, tương ứng tăng 10,03% so với đầu năm Nguồn tàitrợ tạm thời cũng tăng nhưng với mức thấp hơn, tăng 30.745.903.747đồng, tươngđương tăng 5,51% Đó là vì sự giảm đi của vốn chủ sở hữu, giảm 3.408.454.641đồng so với đầu năm, tức là giảm 1,05% Nợ dài hạn tăng 86.196.003.672đồng sovới đầu năm, tương ứng tăng 17,21%, điều này cho thấy Công ty còn lệ thuộc vàocác nguồn vốn tài trợ bên ngoài.

Qua tính toán cho thấy đến thời điểm cuối năm 2015 vốn hoạt động thuầncông ty là con số âm -189.960.169.879 đồng Điều này cho thấy tình hình tình chínhcủa Công ty rất khó khăn Công ty không đủ khả năng để chi trả các khoản nợ ngắnhạn vì vốn luân chuyển nhỏ hơn 0 Nguồn thanh toán của Công ty chủ yếu là lấy từnguồn đi vay và các khoản chiếm dụng Lúc này Công ty đang trong tình trạng chịu

áp lực nặng nề về thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số tài trợ thường xuyên ở thời điểmcuối năm tăng so với đầu năm là 0,01 đ/đ tương ứng tăng 1,68%, trong khi đó hệ sốtài trợ tạm thời ở thời điểm cuối năm lại giảm 0,01 đồng tương ứng giảm 2,49%.Như vậy, sự biến đổi của nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời làtrái ngược nhau và với cùng một mức độ Hệ số nợ cuối năm tăng với mức là2,62%, điều đó chứng tỏ tình hình tài chính của công ty đang gặp khó khăn Hệ sốvốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên giảm 0,04 đồng tương ứng giảm10,62% và hệ số nợ tăng 0,02 đồng so với đầu năm tương ứng tăng 2,62%

Bên cạnh đó, hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn ởthời điểm đầu năm và cuối năm đều nhỏ hơn 1, ở thời điểm cuối năm là 0,83 tươngứng giảm 1,27% so với thời điểm đầu năm điều này cho thấy mức độ tài trợ củanguồn vốn thường xuyên cho TSDH của Công ty đang giảm đi và vốn TTTX không

đủ để chi trả cho TSDH, phải dùng nguồn vốn tạm thời bù phần thiếu hụt này.Bên cạnh đó, hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với nợ ngắn hạn củacông ty tăng so với đầu năm là 0,20 đồng tương ứng tăng 9,82% Đây là tỷ lệ khảquan, chứng tỏ trong ngắn hạn, khả năng thanh toán có chiều hướng tăng nhẹ Đây

là điều tốt trong việc thanh toán ngắn hạn của công ty

2.2.3 Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán.

Một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt thì việc đảm bảo cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tốt, hiệu quả và ngược lại

Để đánh giá chính xác mối quan hệ và tình hình biến động của các chỉ tiêu tatiến hành lập bảng phân tích (2-4)

Trang 36

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC KHOẢN MỤC

TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Số tiền (đồng)

Tỷ trọng (%)

Chênh lệch tỷ trọng TÀI SẢN

Trang 37

STT Chỉ tiêu

Số tiền (đồng)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (đồng)

Tỷ trọng (%)

Chênh lệch tỷ trọng

Trang 38

STT Chỉ tiêu

Số tiền (đồng)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (đồng)

Tỷ trọng (%)

Chênh lệch tỷ trọng

Trang 39

STT Chỉ tiêu

Số tiền (đồng)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (đồng)

Tỷ trọng (%)

Chênh lệch tỷ trọng

Trang 40

1/ Phân tích cơ cấu và biến động của các khoản mục tài sản:

Từ bảng số liệu 2-4 ta thấy: Tổng tài sản của Công ty đang quản lý và sửdụng đến thời điểm cuối năm là 1.496.638.248.886 đồng, tăng113.533.452.778đồng, tương ứng với tăng 8,20% so với đầu năm Tổng tài sản tăng chủ yếu là do tàisản ngắn hạn tăng lên Cụ thể:

Tài sản ngắn hạn năm 2015 tăng 744.847.357 đồng, tương ứng tăng 0,19%

so với đầu năm Chủ yếu là do sự tăng nhanh chóng của tiền và các khoản tươngđương tiền, tăng 607.301.664 đồng, tương ứng tăng 18,33% Điều này cho thấy tínhthanh khoản của công ty tại thời điểm cuối năm rất khả quan Các khoản phải thungắn hạn cũng tăng 3.780.843.490 đồng so với đầu năm, tương ứng tăng 1,77% Mặt khác, vào cuối năm hàng tồn kho giảm 6.207.034.747 đồng so với đầu năm,tương ứng tỷ lệ 3,74 % Điều này cho thấy khả năng tiêu thụ của công ty có chiềuhướng được cải thiện, góp phần tăng nhanh vòng quay của vốn Tài sản dài hạnkhác cũng tăng đáng kể, tăng 2.563.736.950 đồng, tương ứng với 17,42% so vớiđầu năm Nguyên nhân chủ yếu là do cuối năm công ty phải trả tiền cấp quyền khaithác khoáng sản trong năm 2015

Tài sản dài hạn vào cuối năm 2015 tăng 112.788.605.421 đồng tương ứng

với tăng 11,45% so với đầu năm Nguyên nhân là do chi phí xây dựng cơ bản thời

điểm cuối năm tăng lên một cách đáng kể, tăng 144.965.503.591 đồng, tương ứng

tăng 117,49% so với đầu năm do Công ty đang trong giai đoạn xây mới một số nhàxưởng phục vụ khai thác Các khoản phải thu dài hạn tăng 2.012.666.893 đồngtương ứng tăng 8,44%, điều này không tốt cho Công ty vì tình trạng vốn bị chiếmdụng tăng lên.Tài sản dài hạn khác của Công ty cũng tăng 40.592.034.002đồngtương ứng tăng 58,81% nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hưởng nhiềuđến tốc độ tăng của tài sản dài hạn trong Công ty

Xem xét về tỷ trọng cho thấy:

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản là tài sản dài hạn với số tiền là1.098.136.328.738 đồng ở thời điểm cuối năm, chiếm 73,37% Tỷ trọng tài sản dàihạn có xu hướng tăng, cụ thể là 2,13% Tài sản cố định của công ty chiếm phần lớn

tỷ trọng trong tổng tài sản, đầu năm chiếm 55,61% tương ứng giảm 8,34% Đâyđược coi là phù hợp với đặc thù nghành khai thác mỏ, yêu cầu tài sản cố định luônchiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng tài sản

Tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, ở thời điểm cuối năm có xuhướng giảm từ 28,76% xuống còn 26,63% Trong đó tiền và các khoản tươngđương tiền, hàng tồn kho có tỷ trọng tăng so với đầu năm tương ứng là 0,24% và0,26% Tài sản ngắn hạn khác tăng có tỷ trọng là 0,09%

Như vậy, ở thời điểm cuối năm tài sản của Công ty tăng, cho thấy quy mô

Ngày đăng: 04/09/2017, 22:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Ths. Nguyễn Duy Lạc, Ths. Bùi Thị Thu Thuỷ, Phí Thị Kim Thư, Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Bích Phượng, Phạm Thị Hồng Hạnh, Lưu Thị Thu Hà: Kế toán tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất, Hà Nội- 2004 Khác
[2] Ths. Nguyễn Văn Bưởi: Hạch toán kế toán trong doanh nghiệp, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất, Hà Nội 2004 Khác
[3] ThS. Đặng Huy Thái: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất, Hà Nội 2002 Khác
[4] PGS.TS. Nhâm Văn Toán, Phạm Thị Hồng Hạnh: Kế toán quản trị, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất, Hà Nội 2004 Khác
[5] TS. Võ Văn Nhị, Ths. Nguyễn Thế Lộc, Ths. Vũ Thu Hằng, Ths. Lý Thị Bích Châu: Hướng dẫn thực hành kế toán trên sổ kế toán, NXB Thống kê, Tp Hồ Chí Minh 2003 Khác
[6] PGS.TS. Nguyễn Văn Công: Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích Báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội 10/2005 Khác
[7] TS. Phạm Văn Dược, Đặng Thị Kim Cương: Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh 2005 Khác
[8] TS. Phạm Huy Đoán, Ths. Nguyễn Thanh Tùng: Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp - Bài tập và lập Báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội 2005 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w