Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 40 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
40
Dung lượng
264 KB
Nội dung
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Những vấn đề chung về nguyên vật liệu 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu a, Khái niệm nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành thực thể sản phẩm. b, Đặc điểm của nguyên vật liệu Một là, khi tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vật liệu bị tiêu hao toàn bộ, không những giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Hai là, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh. 1.1.2 Phân loại nguyên vật liệu Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu bao gồm nhiều loại, thứ với nội dung kinh tế, công dụng, tính năng lý hoá học và yêu cầu quản lý khác nhau. Vì vậy, quản lý chặt chẽ từng loại, thứ nguyên vật liệu phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu. * Căn cứ yêu cầu quản lý, nguyên vật liệu được chia thành: - Nguyờn vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm, ví dụ như sắt thép trong các doanh nghiệp chế tạo máy, cơ khí; sợi trong nhà máy dệt; vải trong doanh nghiệp may… - Vật liệu phụ: Là loại vật liệu chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm; làm tăng chất lượng nguyên vật liệu chính và sản Lê Thị Phương Thảo Líp KT11- 21 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2 phẩm, phục vụ cho việc bảo quản bao gói sản phẩm, phục vụ cho công tác quản lý phục vụ sản xuất như các loại thuốc nhuộm, thuốc tẩy, sơn, dầu nhờ, gia vị, bao bì, vật liệu đóng gói, xà phòng - Nhiên liệu: là loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt năng cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nhiên liệu bao gồm các loại ở thể lỏng, khí, rắn như: xăng, dầu, than, củi, hơi đốt để phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm cho các phương tiện, máy móc thiết bị hoạt động. - Phụ tùng thay thế: là các chi tiết, bộ phận dùng để thay thế sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải - Thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các loại thiết bị, phương tiện để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản của doanh nghiệp. - Phế liệu: là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất sản phẩm như gỗ, sắt thép vụn hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định. Việc phân chia vật liệu thành các loại như trên giúp kế toán tổ chức các tài khoản tổng hợp, chi tiết để phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của các nguyên vật liệu đó trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp nhận biết rõ nội dung kinh tế và vai trò, chức năng của từng loại vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó có biện pháp thích hợp trong việc tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả các loại vật liệu. * Căn cứ vào mục đớch, công dụng của vật liệu trong XN được chia thành: - Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho nhu cầu khác: Phục vụ quản lý ở các phân xưởng sản xuất, đội sản xuất, phục vụ bán hàng, quản lý doanh nghiệp * Căn cứ vào nguồn gốc, nguyên vật liệu được chia thành: - Nguyên vật liệu mua ngoài Lê Thị Phương Thảo Líp KT11- 21 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 3 - Nguyên vật liệu tự gia công chế biến. - Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến. - Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh 1.1.3 Đánh giá nguyên vật liệu 1.1.3.1 Đối với nguyên vật liệu nhập kho • Đối với nguyên vật liệu mua ngoài: Trị giá thực tế của NVL nhập kho = Trị giá mua ghi trên hoá đơn + Các khoản thuế không được hoàn lại (nếu có) + Chi phí thu mua - Chiết khấu TM, giảm giá hàng mua (nếu có) Trong đó các khoản thuế không hoàn lại bao gồm: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp…. • Đối với nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự gia công chế biến: Trị giá thực tế của nguyên vật liệu gia công = Trị giá thực tế của vật liệu xuất gia công chế biến + Chi phí chế biến • Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: Trị giá thực tế của nguyên vật liệu gia công nhập kho trong kỳ = Trị giá thực tế của vật liệu xuất gia công chế biến + Chi phí giao, nhận + Tiền công gia công • Đối với nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần: Trị giỏ thực tế NVL nhập kho là giá do các bên tham gia liên doanh đánh giá. • Đối với nguyên vật liệu được biếu, tặng: Trị giá thực tế NVL nhập kho tương đương giá trị thực tế NVL trên thị trường. Lê Thị Phương Thảo Líp KT11- 21 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 4 1.1.3.2 Đối với nguyên vật liệu xuất kho Tuỳ theo điều kiện và đặc điểm của từng doanh nghiệp như quy mô sản xuất kinh doanh, đội ngũ kế toán, yêu cầu quản lý mà các doanh nghiệp lựa chọn một trong các phương pháp sau để tớnh giỏ cho phù hợp. - Phương phỏp tớnh giỏ theo phương pháp tớnh giá đích danh: Theo phương pháp này, đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý, theo dừi nguyên vật liệu theo lô hàng. Khi xuất kho nguyên vật liệu thuộc lô hàng nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho thực tế của lô hàng đó để tớnh ra giá trị thực tế xuất kho - Phương pháp bình quân gia quyền: Trị giá thực tế Số lượng nguyên Đơn giá nguyên vật liệu = vật liệu x thực tế xuất kho xuất kho bình quân - Phương pháp nhập trước, xuất trước: Theo phương pháp này, trước hết phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập và giả thiết hàng nào nhập trước thì xuất trước. Do vậy giá trị của hàng tồn kho cuối kì là trị giá thực tế của hàng mua vào sau cùng trong kỳ. - Phương pháp nhập sau, xuất trước: Theo phương pháp này, cũng phải xác định được đơn giá thực tế của từng lần nhập kho và giả thiết hàng nào nhập kho sau thì xuất trước. Giá thực tế xuất kho của nguyên vật liệu được xác định theo giá thực tế nhập kho của những lô hàng được ưu tiên xuất trước đó. 1.1.3.3 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu Để đáp ứng được các nhu cầu quản lý, kế toán NLV cần thực hiện tốt các nhiệm vụ: Lê Thị Phương Thảo Líp KT11- 21 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 5 - Tổ chức đánh giá, phân loại vật liệu phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và yêu cầu quản trị doanh nghiệp. - Tổ chức chứng từ, sổ kế toán, tài khoản phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho và phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu của doanh nghiệp để ghi chép, phân loại, tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Tham gia kiểm kê nguyên vật liệu, xử lý kết quả kiểm kê theo quyết định của cấp có thẩm quyền nhằm đảm bảo sự chính xác, trung thực của thông tin kế toán. - Thực hiện việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 1.2.1 Thủ tục, chứng từ kế toán Mọi nghiệp vụ kinh tế xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có liên quan đến nhập xuất nguyên vật liệu đều phải lập chứng từ kế toán một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác theo đúng chế độ ghi chép ban đầu về nguyên vật liệu đã được bộ tài chính ban hành, ghi chép trên thẻ kho và trên sổ kế toán để kiểm tra, giám sát tình hình biến động và số hiện có của từng nguyên vật liệu, thực hiện quản lý có hiệu quả, phục vụ kịp thời, đầy đủ nhu cầu về nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Hệ thống chứng từ kế toán về nguyên vật liệu trong doanh nghiệp áp dụng theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ tài chính gồm: Lê Thị Phương Thảo Líp KT11- 21 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 6 - Hoá đơn giá trị gia tăng (Mẫu số: 01 GTKT – 3LL) - Hoá đơn bán hàng thông thường (Mẫu số: 02 GTKT – 3LL) - Phiếu nhập kho (Mẫu số: 01 – VT) - Phiếu xuất kho (Mẫu số: 02 – VT) - Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm (Mẫu số 05 –VT) - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm (Mẫu số 03 – VT) - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu số 04 – VT) - Bảng kê mua hàng (Mẫu số 06 – VT) - Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ (Mẫu số 07 – VT) Tất cả chứng từ kế toán về vật liệu phải được tổ chức luân chuyển theo đúng trình tự và thời gian phục vụ cho việc ghi chép, tổng hợp kịp thời của các bộ phận, cá nhân có liên quan. Như vậy, khi tổ chức kế toán ban đầu ở các doanh nghiệp, cần phân công trách nhiệm cụ thể cho từng người lập chứng từ đối với mỗi loại chứng từ. Sự thống nhất giữa các bộ phận liên quan là rất quan trọng. Tổ chức tốt khâu kế toán ban đầu về vật tư sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. 1.2.2 Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu • Phương pháp thẻ song song: (phụ lục 1) Nội dung của phương pháp: - Ở kho: Việc ghi chép tình hình nhập – xuất – tồn vật liệu do thủ kho tiến hành trên thẻ kho và chỉ ghi theo chỉ tiêu số lượng. Thẻ kho do kế toán lập theo mẫu quy định cho từng danh điểm vật liệu theo từng kho và phát cho thủ kho để ghi chép hàng ngày. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ nhập – xuất nguyên vật liệu, thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ để ghi chép số thực tế nhập xuất vào thẻ kho. Lê Thị Phương Thảo Líp KT11- 21 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 7 Cuối ngày, tính ra số nguyên vật liệu tồn kho ghi vào thẻ kho. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số liệu tồn kho ghi trên thẻ kho với số vật liệu thực tế còn lại ở kho để đảm bảo sổ sách và hiện vật luôn khớp với nhau. Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển các chứng từ nhập – xuất đã được phân loại theo từng loại nguyên vật liệu về phòng kế toán. - Ở phòng kế toán: Sử dụng sổ ( thẻ) kế toán chi tiết để ghi chép tình hình nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu theo các chỉ tiêu giá trị và hiện vật cho từng danh điểm vật liệu tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Cuối tháng, kế toán cộng sổ chi tiết nguyên vật liệu và đối chiếu với thẻ kho. Số lượng nguyên vật liệu tồn kho trên sổ (thẻ) kế toán chi tiết phải khớp với số tồn kho ghi trên thẻ kho. Ngoài ra, để có số liệu đối chiếu, kiểm tra với kế toán tổng hợp, kế toán nguyên vật liệu phải tổng hợp số liệu các sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu và bảng kê tổng hợp nhập – xuất – tồn theo từng nhóm, loại vật liệu. Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu. Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng. • Phương pháp số dư: (phụ lục 2) Nội dung phương pháp: - Ở kho: Thủ kho vẫn dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập – xuất – tồn vật liệu theo chỉ tiêu số lượng như ở phương pháp thẻ song song. Cuối tháng, căn cứ số tồn kho đã tính được trên thẻ kho ghi vào sổ số dư (Cột số lượng sau đó chuyển trả cho kế toán). Số dư do kế toán mở cho từng kho, sử dụng cho cả năm, cuối mỗi tháng giao cho thủ kho ghi một lần. Lê Thị Phương Thảo Líp KT11- 21 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 8 - Ở phòng kế toán: Khi nhận được các chứng từ nhập xuất và phiếu giao nhận chứng từ do nhân viên phụ trách kho chuyển lên, kế toán nguyên vật liệu lập bảng kê nhập xuất tồn cho từng kho để ghi chép tình hình nhập xuất vật liệu hàng ngày hoặc định kỳ theo chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng, khi nhận được sổ số dư do thủ kho gửi lên, kế toán căn cứ số lượng tồn kho mà thủ kho đã ghi ở sổ số dư và đơn giá từng thứ vật liệu tính ra thành tiền ghi vào cột số tiền ở sổ số dư. Số liệu trên cột số tiền ở sổ số dư sẽ được đối chiếu với số tồn kho trên bảng kê nhập – xuất – tồn và đối chiếu với số liệu của kế toán tổng hợp. Ưu điểm: Giảm nhẹ đáng kể khối lượng công việc ghi chép hàng ngày và công việc được tiến hành đều trong tháng. Nhược điểm: Do kế toán chỉ ghi theo giá trị nên qua số liệu kế toán không thể biết được tình hình biến động của từng thứ nguyên vật liệu mà muốn biết phải xem trên thẻ kho. Ngoài ra, khi kiểm tra đối chiếu nếu sai sót thì việc phát hiện sai sót sẽ khó khăn. Phương pháp số dư áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có khối lượng các nghiệp vụ về nhập xuất nguyên vật liệu lớn, nhiều chủng loại vật liệu, đã xây dựng được hệ thống danh điểm vật liệu, dựng giỏ hạch toán để hạch toán hàng ngày và trình độ cán bộ kế toán của doanh nghiệp tương đối cao. • Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: (phụ lục 3) Theo phương pháp này thì kho và phòng kế toán cũng đồng thời theo dõi hai chỉ tiêu số lượng và giá trị. - Tại kho ghi thẻ kho của thủ kho tương tự như phương pháp ghi thẻ song song. Sau khi đã ghi vào thẻ kho thì phải chuyển các chứng từ nhập – xuất kho về phòng kế toán. - Tại phòng kế toán: kế toán không dùng thẻ hoặc sổ chi tiết mà dùng sổ đối chiếu luân chuyển. Sau khi đã kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý Lê Thị Phương Thảo Líp KT11- 21 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 9 của chứng từ nhập – xuất kho thì kế toán lập bảng kê nhập, bảng kê xuất của từng loại, thứ vật liệu theo từng kho, mỗi thứ chỉ ghi một dòng trong sổ. Cuối tháng, đối chiếu số liệu vật liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho, đối chiếu số tiền với kế toán tổng hợp. - Ưu điểm : Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần vào cuối tháng. - Nhược điểm : phương pháp này vẫn còn ghi sổ trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu số lượng, việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán chỉ được tiến hành vào cuối thỏng nờn hạn chế tác dụng kiểm tra của kế toán. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển thích hợp với các doanh nghiệp có chủng loại vật tư ít, không có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập, xuất hàng ngày, phương pháp này ít được áp dụng trong thực tế. 1.3 Kế toán tổng hợp tăng giảm nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là tài sản ngắn hạn thuộc nhóm hàng tồn kho của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành, trong một doanh nghiệp chỉ được sử dụng một trong hai phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. 1.3.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi, phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói riêng một cách thường xuyên, liên tục trờn cỏc tài khoản phản ánh từng loại. Phương pháp này được sử dụng phổ biến hiện nay ở nước ta vỡ cú độ chính xác cao và cung cấp thông tin kịp thời, cập nhật. Theo phương pháp Lê Thị Phương Thảo Líp KT11- 21 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 10 này, tại mọi thời điểm, kế toán có thể xác định được lượng nhập, xuất, tồn kho của nguyên vật liệu. Trị giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ = Trị giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ + Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ - Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ Tuy nhiên, với những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, giá trị nhỏ, thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ xuất dùng, xuất bán mà áp dụng phương pháp này thì sẽ tốn nhiều công sức. a, Tài khoản sử dụng: Để hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán dựng cỏc tài khoản sau: + Tài khoản 152 “ Nguyên liệu, vật liệu”, Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm nguyên vật liệu của doanh nghiệp theo giá thực tế. Tài khoản 152 có nội dung kết cấu như sau: Bên Nợ: - Trị giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê gia công, chế biến, nhận góp vốn từ các nguồn khác. - Trị giá nguyên vật liệu thừa phát hiện kỳ kiểm kê. - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Bên Có: - Trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất kinh doanh, để bỏn, thuờ ngoài gia công chế biến, hoặc đưa đi góp vốn. Lê Thị Phương Thảo Líp KT11- 21 [...]... ký chung 3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm nõng cao chất lượng công tác kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp than Cao Thắng Thứ nhất: Về lập sổ danh diểm nguyên vật liệu Nguyên vật liệu ở XN gồm rất nhiều loại không thể nhớ hết Để công tác quản lý nguyên vật liệu tốt hơn nên lập sổ danh điểm nguyên vật liệu cụ thể hơn như: Sổ danh điểm vật liệu là tổng hợp toàn bộ các loại vật liệu mà ở Xí nghiệp đã và... CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI XÍ NGHIỆP THAN CAO THẮNG 3.1 Nhận xét về thực trạng kế nguyên vật liệu tại xí nghiệp than Cao Thắng Qua quá trình thực tập tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Xí nghiệp than Cao Thắng em thấy tình hình chấp hành công tác thống kê của đơn vị đã đạt được những kết quả sau: Mọi hoạt động liên quan đến nguyên vật liệu đều được ghi chép trên chứng từ ban đầu, số liệu sạch... kê kho nguyên vật liệu Xí nghiệp tiến hành kiểm kê kho nguyên vật liệu tại xí nghiệp nhằm mục đích xác định chính xác số lượng, chất lượng, giá trị của từng loại nguyên vật liệu có tại thời điểm kiểm kê Bên cạnh đú cũn giúp công ty kiểm tra được tình hình bảo quản phát hiện và xử lý các trường hợp hao hụt, hư hỏng, mất mát nguyên vật liệu để có biện pháp xử lý kịp thời Vì nguyên vật liệu của xí nghiệp. .. trên phiếu xuất kho để làm căn cứ ghi sổ chi tiết và ghi các số kế toán có liên quan Cuối tháng kế toán và thủ kho đối chiếu với số lượng nhập, xuất, tồn trên thẻ kho Khi 2 bên nhất trí được ký vào thẻ kho, kế toán ký vào thẻ kho của thủ kho, thủ kho ký vào thẻ của kế toán vật tư Cuối tháng, kế toán dùng sổ chi tiết nguyên vật liệu đối chiếu với kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 2.2.2.3.1 Kế toán tổng... dụng cho các doanh nghiệp theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán trong các doanh nghiệp 2.2 Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp than Cao Thắng 2.2.1 Đặc điểm, phân loại và đánh giá NVL sử dụng trong Xí nghiệp 2.2.1.1 Đặc điểm NVL sử dụng trong Xí nghiệp Xí Nghiệp Than Cao Thắng là một đơn vị hạch toán và kinh doanh... tổ chức công tác kế toán tại XN than Cao Thắng Để phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung Phòng kế toán có vị trí quan trọng thuộc sự quản lý trực tiếp của giám đốc Nhiệm vụ chủ yếu là quản lý vốn Phản ánh theo dõi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Xí nghiệp 2.1.7 Tổ chức bộ máy kế toán tại XN (phụ lục 9) - Kế toán trưởng:... doanh Xí nghiệp than Cao Thắng là đơn vị sản xuất kinh doanh than nên sản phẩm của Xí nghiệp là than Để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất đòi hỏi số lượng vật tư lớn,vỡ vậy yêu cầu quản lý hạch toán NVL Xí nghiệp đó phõn thành các loại - Vật liệu chính : Do XN than Cao Thắng là đơn vị khai thác hầm lò, đối tượng LĐ là tài nguyên trong lòng đất do đó NVL chớnh không tham gia vào quá trình sản xuất - Vật liệu. .. quản lý và chỉ đảo tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê tài chính của Xí nghiệp - Phó phòng kế toán: Chịu trách nhiệm về công tác hạch toán từ các đội sản xuất, phân xưởng đến xí nghiệp, bao gồm tổ chức vận dụng công tác kế toán, các chế độ, thể lệ kế toán, sổ sách kế toán, chứng từ kế toỏn… - Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ phản ánh chính xác, kịp thời về các khoản phải trả, phải thu công nhân... đơn vật liệu nổ công nghiệp của Công Ty hoá Chất Mỏ Quảng Ninh) và biên bản xác nhận chất lượng nổ tiến hành kiểm nghiệm ( phụ lục 13) về mặt số lượng hàng nếu đảm bảo thì kết luận cho nhập kho Kế toán NVL căn cứ vào hoá đơn GTGT và biên bản kiểm nghiệm trên để lập phiếu nhập kho ( phụ lục 14) * Thủ tục xuất kho Xí Nghiệp Than Cao Thắng là doanh nghiệp sản xuất than nên vật liệu trong kho của Xí nghiệp. .. với việc quản lý các số liệu trên sổ sách, chứng từ, việc quản lý công tác hạch toán, kế toán trên máy vi tính đó giỳp cho kế toán giảm bớt được khối lượng công việc nhưng vẫn đảm bảo theo dõi chặt chẽ tình hình biến động của vật tư Đây thực sự là một cố gắng rất lớn của đội ngũ kế toán trong Xí Nghiệp Lê Thị Phương Thảo Líp KT11- 21 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 32 Xí nghiệp đã bố trí bộ máy kế toán phù hợp . TỐT NGHIỆP 14 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI XÍ NGHIỆP THAN CAO THẮNG 2.1 Tổng quan về xí nghiệp than Cao Thắng 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp than Cao. thức tổ chức công tác kế toán tại XN than Cao Thắng Để phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung . Phòng kế toán có vị trí. doanh nghiệp. 2.2 Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp than Cao Thắng 2.2.1 Đặc điểm, phân loại và đánh giá NVL sử dụng trong Xí nghiệp 2.2.1.1 Đặc điểm NVL sử dụng trong Xí