• Các nguyên nhân gây sốc phản vệ• Triệu chứng lâm sàng • Chẩn đoán • Xử trí và chăm sóc • Quy trình chăm sóc... Định nghĩaPhản ứng dị ứng cấp xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với một dị ứng
Trang 1KHOA ĐIỀU DƯỠNG
MÔN:
MÔN: Điều Dưỡng Cấp Cứu - Hồi Sức
Đề tài: Chăm sóc người bệnh sốc phản vệ
GVHD: Nguyễn Phúc Học Nguyễn Phúc Học
SVTH:
Trần Hoài Thương Trần Thị Như Ý
Trần Thị Ngọc Oanh Nguyễn Thị Vân Anh
Lê Xuân Cường Nguyễn Thị Hạnh Phương Trần Thị Hoài Thương Nguyễn Tăng Thị Linh
Bùi Thị Na Na Hoàng Thị Thương Hiền Nguyễn Thị Thảo Ly Nguyễn Thị Cẩm Hằng
Trang 2• Các nguyên nhân gây sốc phản vệ
• Triệu chứng lâm sàng
• Chẩn đoán
• Xử trí và chăm sóc
• Quy trình chăm sóc
Trang 3Định nghĩa
Phản ứng dị ứng cấp xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với một dị ứng nguyên, hậu quả là làm giải phóng ồ ạt các chất trung gian hóa học gây tác động tới nhiều cơ quan của cơ thể
Sốc phản vệ có liên quan đến nhiều hơn một hệ thống của cơ thể (ví dụ, da và đường hô hấp và / hoặc đường tiêu hóa), bắt đầu rất nhanh chóng, và có thể gây tử vong
Trang 4Cơ chế bệnh sinh.
Trang 5Các nguyên nhân gây sốc phản
vệ
Trang 6Triệu chứng lâm sàng
Toàn thân:
Ý thức của người bệnh tùy từng mức độ có thể thấy tình
trạng vật vã, hốt hoảng, lơ mơ,
nặng có thể hôn mê Biểu hiện
da và niêm mạc như ngứa, nóng
ran, cảm giác kiến bò, kim châm,
thường nổi mảng đỏ da, thường
ở mắt, cổ sau đó lan ra toàn thân
Kết mạc đỏ chảy nước mắt, phù
mi, có thể thù miệng, họng,
thanh môn dẫn tới ngạt thở.
Trang 7Hô hấp: chảy nước mắt, hắt hơi, phù thanh môn, thở rít.
Người bệnh có thể tím môi, đầu chi xanh tím, có khi tím toàn thân Có thể có co thắt phế quản biểu hiện như một cơn hen nặng Tăng tiết đờm, một số trường hợp có thể thấy phù phổi
cấp, ngừng thở
Triệu chứng lâm sàng
Trang 9Sốc phản vệ là một cấp cứu có nguy cơ tử vong rất cao do suy hô hấp, suy tuần hoàn cấp
Do đó cần cấp cứu ngay tại chỗ, phải đảm bảo được hô hấp và tuần hoàn trong khi vận chuyển người bệnh đến cơ sở có đủ điều kiện điều trị và theo dõi dự phòng sốc tái phát
Sốc phản vệ luôn có nguy cơ xuất hiện nhiều giờ sau do vậy cần được theo dõi tối thiểu 48h tại cơ sở y tế
Các nguy cơ và biến chứng
Trang 10Chẩn đoán
Chẩn đoán sốc phản vệ khi có 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:
1 Xuất hiện đột ngột (trong vài phút đến vài giờ) các triệu chứng ở da, niêm mạc (ban đỏ, ngứa, phù môi - lưỡi - vùng hầu họng) và có ít nhất 1 trong 2 triệu
Trang 112. Xuất hiện đột ngột (vài phút – vài giờ) 2 trong 4 triệu chứng sau đây khi ngườibệnh tiếp xúc với
dị nguyên hoặc các yếu tố gây phản vệ khác:
a) Các triệu chứng ở da, niêm mạc
b) Các triệu trứng hô hâp
c) Tụt HA hoặc các hậu quả của tụt HA.
d) Các triệu chứng tiêu hóa liên tục (nôn, đau
bụng)
Chẩn đoán
Trang 123: Tụt huyết áp xuất hiện vài phút đến vài giờ
sau khi tiếp xúc với 1 dị nguyên mà người
bệnh đã từng bị dị ứng
a.Trẻ em: giảm ít nhất 30% HA tâm thu hoặc tụt
HA tâm thu so với tuổi
b Người lớn: HA tâm thu < 90mmHg hoặc giảm 30% giá trị HA tâm thu
Chẩn đoán
Trang 13Xử trí
Ngừng ngay đường tiếp xúc với nguyên nhân nghi ngờ ngay lập tức: ngừng tiêm thuốc, ngừng uống, ngừng bôi…
Cho bệnh nhân nằm tại chỗ, chân thấp, đầu cao
Thuốc Adrenalin là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ
Trang 14Nếu chưa có đường truyền TM, người bệnh chưa nặng, chưa tụt HA:
Người lớn: 1/2 - 01 ống
Trẻ em: <= 0,3 ml, pha loãng Adrenalin 1
ml với 9 ml nước cất( NaCl 9 ‰), tiêm 0,01
mg/kg áp dụng cho cả trẻ em và người lớn
Tiếp tục tiêm Adrenalin với liều như trên
cứ 10-15 phút/lần cho tới khi huyết áp về bình
thường
Trang 15Nếu sốc quá nặng có thể tiêm dung dịch Adrenalin 1/10.000 (pha loãng 1/10) qua tĩnh mạch hoặc bơm qua ống NKQ hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp
+ Ủ ấm, nằm đầu thấp đo huyết áp 10-15 phút/ lần
Trang 16Nhanh chóng báo bác sĩ và người hỗ trợ.
Trang 17Rửa dạ dày, uống than hoạt, thuốc tẩy nếu yếu tố nguyên nhân qua đường tiêu hóa.
Băng ép phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc
Trang 18Quy trình chăm sóc
1) Mục tiêu chăm sóc:
- Đảm bảo hô hấp.
- Đảm bảo tuần hoàn.
- Loại bỏ, cách ly nguyên nhân.
- Thực hiện đầy đủ các y lệnh thuốc và xét nghiệm.
- Đảm bảo các chăm sóc cơ bản.
- Giúp người bệnh và gia đình an tâm, hợp tác điều
trị.
Trang 19+ Dấu hiệu giảm tưới máu tạng (cơ quan):
Da lạnh, ẩm, xanh tái, nổi vân tím
Đái ít, vô niệu Vật vã, kích thích, lờ đờ, chậm chạp, hôn mê, lú lẫn… Nhận định các biểu hiện triệu chứng của nguyên nhân gây ra sốc
+ Đau ngực, vã mồ hôi
+ Nôn ra máu, đại tiện phân đen hoặc phân lỏng nhiều nước
+ Toàn thân có biểu hiện tình tạng nhiễm trùng, nhiễm độc…
Tiền sử bệnh: nhanh chóng hỏi tiền sử, bệnh sử (qua người bệnh,
người nhà…) để tìm nguyên nhân Cụ thể là tiền sử tiếp xúc dị
nguyên và tiền sử dị ứng thuốc
Trang 203) Chuẩn đoán điều dưỡng:
-Khó thở liên quan đến phù nề co thắt thanh
môn, tăng tiết dịch phế quản
-Tụt HA liên quan đến giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch
-Rối loạn ý thức liên quan đến giảm oxy trong
máu
-Nguy cơ mất nước liên quan đến nôn, ỉa chảy
Trang 214) Kế hoạch chăm sóc:
-Giảm khó thở cho người bệnh
-Kiểm soát tình trạng HA cho người bệnh
-Theo dõi ,đánh giá tình trạng ý thức của người bệnh
-Kiểm soát tình trạng dịch ra vào của người bệnh-Thực hiện y lệnh
Trang 225) Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Đảm bảo tuần hoàn
Tư thế : người bệnh nằm đầu thấp, chân cao
Thực hiện y lệnh thuốc : thuốc chống dị ứng và các thuốc khác
Đặt đường truyền tĩnh mạch, truyền dịch theo y lệnh
Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, chuẩn bị dụng cụ và hỗ trợ bác sĩ làm thủ thuật
Trang 23Đảm bảo hô hấp
• Tư thế nằm nghiêng an toàn nếu người bệnh
nôn, hôn mê
• Hút đờm dãi, đặt canuyl miệng nếu người bệnh tụt lưỡi
• Bóp bóng Ambu nếu người bệnh ngừng thở
hoặc thở yếu
• Cho thở oxy mũi 4 lít/phút
• Hỗ trợ đặt nộ khí quản và thở máy nếu suy hô hấp hoặc sốc nặng: chuẩn bị dụng cụ đạt nội khí quản, chuẩn bị máy thở
Trang 24Loại bỏ, cách ly nguyên nhân
• Khi người bệnh có dấu hiệu bồn chồn, lo lắng, hoảng hốt, ĐD phải lập tức cho ngừng ngay các chất tiếp xúc như thức ăn, quả và thức uống hoặc thuốc tiêm truyền…
• Nếu nguyên nhân qua đường tiêu hóa: rửa dạ dày, dùng than hoạt hoặc sorbitol
• Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng theo y lệnh Xét nghiệm cơ bản: điện tim, công thức
máu, điện giải đồ, ure, creatinine, đường máu,
khí máu động mạch
Trang 25Theo dõi:
Tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh
• Mạch, HA và các dấu hiệu tưới máu ngoại biên: 15
phút/lần đến khi HA lên 90/60 mmHg, sau đó 3 giờ/lần đến khi HA ổn định
• Nhịp thở, SpO2 : 15 – 30 phút/lần khi đang suy hô hấp
• Cân bằng nước vào ra và theo dõi cân nặng : hàng ngày
• Sự bài tiết: đặt ống thông tiểu để lưu ống thông và theo dõi lượng nước tiểu 1 giờ/lần, đến khi HA ổn định, nếu
nước tiểu ít, vô niệu trong 6 giờ là tiên lượng xấu, phải
thông báo ngay cho bác sĩ
• Đặt ống thông dạ dày: để theo dõi xuất huyết tiêu hóa
(nếu có) và nuôi dưỡng người bệnh nếu người bệnh không
ăn được đường miệng
• Theo dõi tình trạng ý thức của người bệnh
Trang 26Phòng bệnh và giáo dục sức khỏe
• Thông báo cho người bệnh và người thân biết: người bệnh bị sốc phản vệ, và chất gây sốc phản vệ
• Cung cấp cho người bệnh và người nhà biết nguyên nhân, các biểu hiện cũng như diễn biến của sốc phản vệ
• Dặn dò người bệnh và người nhà phải báo cáo tiền sử dị ứng nhất là tiền sử dị ứng thuốc
Trang 27Hướng dẫn người bệnh loại bỏ tất cả những nguyên nhân gây dị ứng và sốc, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, nếu SPV do thuốc phải thông báo cho bác sĩ biết mỗi khi khám bệnh.
• Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
• Tuyệt đối không sử dụng, tiếp xúc với các loại thuốc đã gây SPV trong tiền sử.
• Đối với nhân viên y tế:
+ Phải cảnh giác với tất cả những người bệnh có nguy cơ sốc: trước tiên tiêm truyền kháng sinh và làm test cho
người bệnh phải hỏi kỹ tiền sử dị ứng thuốc + Khi tiêm truyền cho người bệnh luôn phải có hộp thuốc phòng
chống sốc bên cạnh
Trang 29Câu 2: Cách sử dụng đúng Adrenalin trong cấp cứu:
A.Tiêm Adrenalin 1 lần duy nhất
Trang 30Câu 3: Mục tiêu chăm sóc người bệnh SPVA.Đảm bảo hô hấp, tuần hoàn
B.Đảm bảo các chăm sóc cơ bản
C.Bắt buộc phải làm hết mọi xét nghiệm
D.A và B đúng
Lượng giá
Trang 31Câu 4: Trong xử trí cấp cứu người bệnh SPV cho người bệnh thở oxy với lưu lượng là
Trang 32Cảm
ơn Thầy
và các bạn
đã lắng nghe
…