1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giáo án ngữ văn lớp 6 so sánh

4 820 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 60,5 KB

Nội dung

Thiết kế các hoạt động : * Hoạt động 1: Khởi động Em hãy nhắc lại đặc điểm của phép so sánh đã học ở bài trước.. NHIỆM VỤ : Tìm hiểu các kiểu so sánh - CH1: Tìm phép so sánh trong ngữ

Trang 1

Ngày soạn: 05/02/2017

TIẾT 86 SO SÁNH (Tiếp theo)

I MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1 Kiến thức :

- Các kiểu so sánh thường gặp

- Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết

2 Kỹ năng:

- Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, so sánh sai

- Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản

3 Thái độ:

- Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

- THGD bảo vệ môi trường

4 Năng lực cần hướng tới:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

II HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Hình thức : dạy học trên lớp

- Phương pháp :

+ Phương pháp phân tích ngôn ngữ

+ Phương pháp giao tiếp

+ Phương pháp rèn luyện theo mẫu

- Kĩ thuật dạy học :

+ Kĩ thuật giao nhiệm vụ

+ Kĩ thuật chia nhóm ( chia lớp làm 3 nhóm) và giao nhiệm vụ cho từng nhóm

+ Kĩ thuật "động não"

III CHUẨN BỊ.

- Giáo viên : giáo án, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập

- Học sinh : Soạn bài, chuẩn bị các ví dụ về phép so sánh

IV CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1 Ổn định tổ chức :

2 Kiểm tra bài cũ:

So sánh là gì? Cho VD?

Trang 2

3 Thiết kế các hoạt động :

* Hoạt động 1: Khởi động

Em hãy nhắc lại đặc điểm của phép so sánh đã học ở bài trước

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.

Các bước tiến

hành

Nội dung thực hiện

Chuyển giao

nhiệm vụ học

tập

( GV giao cho

HS lần lượt

từng nhiệm

vụ)

NHIỆM VỤ : Tìm hiểu các kiểu so sánh

- CH1: Tìm phép so sánh trong ngữ liệu/41?

- CH2: Từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép so sánh đó có gì khác

nhau?

- CH3: Từ ngữ liệu trên cho biết có mấy kiểu so sánh?

Thực hiện

nhiệm vụ

- Học sinh lần lượt thực hiện từng nhiệm vụ theo 3 nhóm

- Phân tích ngữ liệu

- Rút ra các kiểu so sánh và tác dụng,

Báo cáo kết

quả và thảo

luận

- Từng nhóm lên báo cáo kết qủa của từng nhiệm vụ

- Nhóm khác bổ sung, sửa chữa đảm bảo kết quả sau :

NHIỆM VỤ : Tìm hiểu các kiểu so sánh

* TL1 : * Phép so sánh:

- Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

- Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

* TL2 : * Các từ ngữ so sánh:

- Phép so sánh 1: chẳng bằng (A chẳng bằng B).

-> So sánh hơn kém

- Phép so sánh 2: là (A là B).

-> So sánh ngang bằng

* TL3 : Có 2 kiểu so sánh :

- So sánh ngang bằng

- So sánh hơn kém (không ngang bằng)

Đánh giá kết

quả thực hiện

nhiệm vụ

*GV đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh

* Nội dung bài học:

- Các kiểu so sánh : 2 kiểu + So sánh ngang bằng + So sánh không ngang bằng

- Tác dụng : gợi ra hình ảnh mới mẻ, sinh động cho sự vật, sự việc Cách diễn đạt hấp dẫn hơn, biểu đạt tư tưởng tình cảm sâu sắc

* Hoạt động 3 : Luyện tập

* Bài tập : Đọc đoạn

văn trong mục II/42 và * Phép so sánh trong đoạn văn:

Trang 3

trả lời câu hỏi:

? Tìm phép so sánh

trong đoạn văn?

?Tác dụng của phép so

sánh đối với việc miêu

tả sự vật và thể hiện tư

tưởng tình cảm của

người viết?

Bài tập 1/ 43 : Chỉ ra

các phép so sánh trong

các khổ thơ Cho biết

chúng thuộc kiểu so

sánh nào? Phân tích tác

dụng của các phép so

sánh đó?

- Có chiếc (lá rụng) tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ

- Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi

- Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại

- Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mình muốn bay trở lại cành

* Tác dụng :

+ Đối với việc miêu tả sự vật : giúp người đọc người nghe dễ hình dung về những cách rụng khác nhau của chiếc lá rất sinh động và gợi cảm

+ Đối với việc thể hiện tư tưởng tình cảm : tạo ra lối diễn đạt hàm súc để người đọc, người nghe thấy được quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết

Bài tập 1/ 43 :

* Phép so sánh :

a Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

b Con đi chưa bằng lòng bầm/ Con đi chưa bằng sáu mươi

c Anh như nằm / Bóng Bác ấm hơn

* Kiểu so sánh :

a ngang bằng

b không ngang bằng

c ngang bàng và không ngang bằng

* Hoạt động 4 : Vận dụng

Câu 1: Hãy nêu những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Vượt thác

Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?

Câu 2: Sau khi học xong bài Vượt thác, em hãy tả lại cho bạn em nghe về

dượng Hương Thư, trong lời tả em có sử dụng 2 kiểu so sánh đã học

* Gợi ý : Câu 1:

* Các hình ảnh so sánh:

- Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt

Trang 4

- Dượng như một pho tượng đồng như một hiệp sĩ của

- Dọc sườn núi, những cây to như những cụ già vung tay hô phía trước Phân tích cảm nhận được hình ảnh so sánh mà HS thích ( Nêu T/d của phép

so sánh)

Câu 2:

* HS miêu tả bằng lời nói trực tiếp với bạn về dượng Hương Thư có các hình ảnh so sánh để miêu tả được hình dáng, hoạt động của nhân vật

* Hoạt động 5 : Tìm tòi, mở rộng

Em hãy viết một đoạn văn tả lại con sông quê em (trong đoạn văn có sử dụng các phép so sánh đã học)

V KẾT THÚC BÀI HỌC

1 Củng cố

- Hãy kể tên các kiểu so sánh?

2 Hướng dẫn về nhà

- Học bài

- Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ; trong đoạn văn có sử dụng cả hai kiểu so sánh đã học

3 Rút kinh nghiệm bài học.

Ngày đăng: 24/08/2017, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w